intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:167

69
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật TĐKT, đánh giá khái quát thực trạng thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam, xác định các quan điểm và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THẾ ANH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA, KHEN THƢỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2021
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THẾ ANH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA, KHEN THƢỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 938 01 06 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ BÁO HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thế Anh
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thi đua, khen thưởng 8 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật thi đua, khen thưởng 15 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng 18 1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 24 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA KHEN THƢỞNG Ở VIỆT NAM 30 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng 30 2.2. Nội dung và các hình thức thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng 53 2.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam 63 2.4. Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở một số nước và giá trị tham khảo đối với Việt Nam 67 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA, KHEN THƢỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 76 3.1. Kết quả thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 76 3.2. Hạn chế thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 99 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA, KHEN THƢỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 122
  5. 4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay 122 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay 127 KẾT LUẬN 144 PHỤ LỤC 159
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DHTĐ : Danh hiệu thi đua HTKT : Hình thức khen thưởng PTTĐ : Phong trào thi đua TĐKT : Thi đua, khen thưởng TĐ-KT : Thi đua - Khen thưởng THPL : Thực hiện pháp luật
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU ĐỒ Trang Bảng 3.1: Khen thưởng cấp nhà nước giai đoạn 2015-2020 84 Bảng 3.2: Tỷ lệ khen thưởng Bằng khen cấp bộ đối với người trực tiếp lao động, sản xuất 85 Bảng 3.3: Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú 87 Bảng 3.4: Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú 88 Bảng 3.5: Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú 88 Bảng 3.6: Số lượng trả lời công dân và tiếp nhận, xử lý các đơn về công tác thi đua khen thưởng 97 Biểu đồ 3.1: Khen thưởng cấp nhà nước giai đoạn 2015-2020 84 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tặng Bằng khen giữa người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý với người lao động trực tiếp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 86 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ tặng Bằng khen giữa người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý với người lao động trực tiếp tại các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương 87 Biểu đồ 3.4: Tiếp cận của các đối tượng về Luật thi đua, khen thưởng 114
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng (TĐKT) đã được hình thành ngay từ những ngày đầu thành lập nước và được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Công tác TĐKT từ chỗ chỉ là những khẩu hiệu, những lời kêu gọi, đã được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật từ Luật cho tới các Nghị định, Thông tư… về TĐKT. Thực hiện pháp luật TĐKT cũng theo đó đã trải qua nhiều giai đoạn, phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng và góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Căn cứ vào thẩm quyền được quy định, các cấp, các ngành trong toàn quốc đã phát động các phong trào thi đua (PTTĐ) ở nhiều quy mô khác nhau, từ phong trào chung toàn quốc do Thủ tướng Chính phủ phát động đến các PTTĐ do các Bộ, ban, ngành, địa phương hưởng ứng. Cùng với việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật TĐKT cũng như tuyên truyền về nội dung, mục đích, ý nghĩa vai trò của các PTTĐ, các PTTĐ đã thu hút được đông đảo người dân, người lao động tham gia. Đồng thời, các quy định pháp luật về công tác khen thưởng được thực hiện tốt. Việc đảm bảo những nguyên tắc kịp thời, chính xác, công khai trong khen thưởng đã đem lại những tâm lý tích cực trong xã hội. Những hình thức khen thưởng (HTKT) từ Giấy khen, Bằng khen, cho tới Huân chương các loại cũng như các danh hiệu thi đua (DHTĐ) đã được trao tặng cho những tấm gương điển hình tiên tiến là cá nhân, tập thể trong lao động, sản xuất và chiến đấu. Điều này không chỉ để ghi nhận sự đóng góp và tôn vinh những cá nhân, tập thể đó, mà còn giúp tạo không khí lao động, làm việc sôi nổi để từ đó tạo động lực cho các cá nhân nỗ lực, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp vào thành tích chung của tập thể.
  9. 2 Để thực hiện tốt pháp luật TĐKT cẩn có sự tham mưu, trực tiếp thực hiện, triển khai các quy định pháp luật TĐKT. Điều đó được thể hiện trong việc tổ chức bộ máy làm công tác TĐKT bao gồm Hội đồng TĐ-KT, Vụ, Ban, Phòng TĐ-KT và cán bộ phụ trách công tác TĐKT về cơ bản đã bảo đảm tính toàn diện và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay vẫn còn những bất cập, hạn chế tố như: Hệ thống các văn bản pháp luật TĐKT còn nhiều khoảng trống, các mối quan hệ trong lĩnh vực TĐKT chưa được ghi nhận, quy định đầy đủ. Việc phân cấp, phân quyền trong công tác TĐKT chưa được rõ ràng, cụ thể và thống nhất thực hiện ở các nơi. Các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện các DHTĐ, HTKT còn chung chung, chưa sát hợp với thực tiễn… Pháp luật TĐKT có chứa đựng nhiều quy phạm tùy nghi, là nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện pháp luật TĐKT chưa được thống nhất. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn của cấp trên đối với các vướng mắc, phát sinh của cấp dưới trong nhiều trường hợp chưa đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với đặc thù của từng tổ chức, địa phương... Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới các văn bản pháp luật TĐKT luôn được sửa đổi, bổ sung trong thời gian ngắn. Thực hiện pháp luật TĐKT trong việc tổ chức, triển khai các phong trào thi đua còn mang tính hình thức, chưa đảm bảo trọng tâm, trọng điểm, chưa thu hút được sự quan tâm của người dân, người lao động. Bên cạnh đó, việc thành lập và hoạt động của các cụm, khối thi đua chưa thực sự có hiệu quả. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật TĐKT còn hạn chế, các cá nhân, tập thể chưa nhận thức được đúng vị trí, ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật TĐKT, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Việc áp dụng các quy định pháp luật về khen thưởng chưa được thực hiện hiệu quả. Còn xảy ra các trường hợp sai sót trong xác định thẩm quyền xét tặng, hình thức khen thưởng, các điều kiện, tiêu chuẩn và chế độ khen
  10. 3 thưởng. Ngoài ra, trong THPL về khen thưởng, tính độc lập chưa được đảm bảo. Việc thực hiện pháp luật TĐKT còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính trị, ngoại giao, văn hóa, tài chính,... ảnh hưởng tính độc lập. Điều này dẫn tới tình trạng khen thưởng chưa đúng người, đúng việc, tạo tâm lý tiêu cực tới người dân, người lao động và làm giảm sự tôn vinh, suy tôn đối với những người được khen thưởng xứng đáng do có thành tích thực chất. Chưa có sự thống nhất trong thực hiện các quy định pháp luật TĐKT về thành lập hệ thống tổ chức, bộ máy, cán bộ làm công tác TĐKT trong các tổ chức, địa phương trên cả nước. Trong quá trình đổi mới hiện nay, để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra, đòi hỏi phải nghiên cứu pháp luật TĐKT và thực hiện pháp luật TĐKT để nhận diện các hạn chế, nguyên nhân và đề xuất các quan điểm, giải pháp để khắc phục. Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài "Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay" để nghiên cứu trong phạm vi Luận án Tiến sĩ, ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận án là góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật TĐKT, đánh giá khái quát thực trạng thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam, xác định các quan điểm và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành được mục tiêu trên, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Một là, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, chỉ ra được những nội dung đã được các công trình nghiên cứu làm rõ mà Luận án có thể kế thừa, phát triển, những vấn đề Luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
  11. 4 Hai là, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật TĐKT bao gồm: khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò, các hình thức thực hiện pháp luật TĐKT và các yếu tố tác động tới thực hiện pháp luật TĐKT. Đồng thời nghiên cứu việc thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở một số nước trên thế giới và nhận định một số giá trị tham khảo đối với Việt Nam. Ba là, nghiên cứu, phân tích đánh giá khái quát quá trình phát triển của pháp luật TĐKT ở Việt Nam, thực trạng thực hiện pháp luật TĐKT hiện nay, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của kết quả, hạn chế. Bốn là, từ kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn xác các quan điểm và đề xuất các giải pháp thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay, trong đó có sự tham khảo, nghiên cứu thực tiễn việc thực hiện pháp luật TĐKT ở một số nước trên thế giới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án nghiên cứu thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay, qua thực tế một số Bộ, ban, ngành và khu vực hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, luận án so sánh và rút ra những điểm tương đồng và khác biệt về thực hiện pháp luật TĐKT ở một số nước trên thế giới, có giá trị tham khảo ở Việt Nam. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực hiện pháp luật TĐKT chia thành hai giai đoạn từ sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa năm 1945 cho tới nay, trong đó tập trung giai đoạn từ năm 2003, khi lần đầu tiên Quốc hội ban hành Luật TĐKT.
  12. 5 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan. Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật nói chung và pháp luật TĐKT, thực hiện pháp luật TĐKT nói riêng; các quan điểmacủa Đảng và Nhà nước ta về việc thực hiện pháp luật TĐKT. Cơ sở lý luận nêu trên là nền tảng tư tưởng, lýaluận để nghiên cứuavấn đề THPL TĐKT trong qua trình đổi mới ở nước ta hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên nền tảng cơ sở lý luận nêu trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng trong tất cả 04 chương của Luận án để luận giải thuyết phục của các nội dung liên quan đến Luận án, đặc biệt là những đánh giá, tổng hợp, sử dụng tài liệu, số liệu trong các công trình nghiên cứu đã công bố và các báo cáo tổng kết của các cơ quan có thẩm quyền về thực hiện pháp luật TĐKT. - Phương pháp lịch sử: phương pháp này được sử dụng trong chương 2 và chương 3 để tìm hiểu khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật TĐKT và thực hiện pháp luật TĐKT, đánh giá thực trạng pháp luật, thực hiện pháp luật TĐKT trong bối cảnh cụ thể về điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở Việt Nam. - Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng trong chương 1 và chương 3 của Luận án nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực trạng thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp so sánh luật học: phương pháp được sử dụng trong chương 2 nhằm đối chiếu, so sánh pháp luật TĐKT của một số nước với pháp luật TĐKT ở Việt Nam, rút ra điểm khác biệt và tương đồng có thể tham khảo.
  13. 6 5. Điểm mới về khoa học của luận án - Luận án đưa ra cách tiếp cận vấn đề thực hiện pháp luật TĐKT từ góc độ lý luận và lịchasử nhà nướcavà pháp luật. - Luận án xây dựng khái niệm thực hiện pháp luật TĐKT làm nền tảng xuyên suốt nội dung trong Luận án; chỉ ra được một số đặc điểm, hình thức thực hiện pháp luật TĐKT; phân tích các nội dung điều chỉnh của pháp luật về TĐKT và vai trò, các yếu tốt tác động đến thực hiện pháp luật TĐKT. - Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và quá trình thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam theo các giai đoạn trước năm 2003 và từ năm 2003 đến nay, gắn với các hình thức thực hiện pháp luật; từ đó, rút ra các ưu điểm, hạn chếavà nguyên nhân của các ưu điểm, hạn chế đó trong thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay. - Luận án đưa ra những quanađiểm và đề xuất các giải phápacó tính khảathi trong thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phầnalàm sáng tỏ thêm một số nội dung lý luận thực hiện pháp luật TĐKT. 6.2. Về mặt thực tiễn Những quan điểm, giải pháp được đề xuất trong Luận án có thể làm tàialiệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt các cơ quan, tổachức, cá nhân làm công tác TĐKT. Luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về pháp luật nói chung và về pháp luật TĐKT nói riêng trong chương trình giảng dạy trung cấp, cao cấp lý luận chính trị hiện nay ở nước ta. 7. Về bố cục của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu làm 4 chương 12 tiết.
  14. 7 Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay Chương 3. Thực trạng thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng Việt Nam hiện nay Chương 4. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
  15. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THI ĐUA, KHEN THƢỞNG * Đề tài nghiên cứu khoa học và sách - Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước của Nguyễn Thế Thắng, Những vấn đề lý luận chung về TĐKT [114]. Tác giả đã trình bày, phân tích một số quan điểm của C.Mác, Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về TĐKT; phân tích vai trò của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể đối với công tác TĐKT. Bên cạnh đó, đề tài cũng phân tích được đặc điểm, vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức các PTTĐ yêu nước, công tác khen thưởng đối với việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, từ đó nêu lên được tính cấp thiết phải đổi mới công tác TĐKT. - Đề tài khoa học cấp Bộ của Nguyễn Thị Phương Lan, Cơ sở khoa học xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác TĐKT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay [63]. Đề tài đi sâu phân tích nguyên nhân của sự yếu kém trong công tác TĐKT; khái quát một cách tương đối có hệ thống, chi tiết một số vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về công tác TĐKT. Bên cạnh đó, Đề tài đã phân tích, làm rõ được thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác TĐKT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, qua những số liệu điều tra khảo sát cụ thể, nhóm tác giả đã khái quát lên được bức tranh thực trạng qua những biểu đồ minh họa sinh động, từ đó đưa ra được những đánh giá chung, những ưu điểm cũng như những hạn chế, bất cập và nguyên nhân. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả thực hiện Đề tài đã đưa ra được những đề xuất, kiến nghị có giá trị tham khảo về định hướng, giải pháp để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác TĐKT ở nước ta phù hợp với nhu cầu và đặc điểm phát triển trong giai đoạn mới.
  16. 9 - Cuốn sách Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng của Nxb Lý luận chính trị [88]. Được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (1948- 2008). Cuốn sách giới thiệu với độc giả những tác phẩm của Hồ Chủ tịch, những chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nghị định của Chính phủ, những bài viết, bài phát biểu của các nhà lãnh đạo kiệt xuất như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa... trong suốt 60 năm (1948-2008). Ngoài ra, cuốn sách nêu sơ lược những thành tích xuất sắc của các đơn vị điển hình trong PTTĐ yêu nước và công tác thi đua khen thưởng. Cuốn sách của tác giả đã phân những vấn đề lý luận, quan điểm của Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thi đua yêu nước và công tác TĐKT. - Cuốn sách của Lê Quang Thiệu, Chủ tịch Hồ Chí Minh với PTTĐ yêu nước [107]. Nội dung chính của cuốn sách này bao gồm các bài viết tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác thi đua và PTTĐ yêu nước như: Công việc hằng ngày là nền tảng của thi đua; thi đua phải có mục đích, phải có kế hoạch tỉ mỉ; thi đua phải có sự lãnh đạo đúng... Cuốn sách cho người đọc nhìn rõ hơn những thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều gắn kết chặt chẽ với tổ chức thực hiện có hiệu quả PTTĐ ái quốc trên cả nước. - Cuốn sách của Nguyễn Thế Thắng, Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác TĐKT [112]. Cuốn sách đi sâu phân tích các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác TĐKT; nêu và phân tích cho người đọc thấy được khái quát các chính sách của Đảng và Nhà nước ta về TĐKT. - Cuốn sách Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Giá trị lý luận và thực tiễn đối với PTTĐ yêu nước hiện nay (Kỷ yếu Hội thảo cấp
  17. 10 quốc gia) do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì [43]. Cuốn sách tập trung các bài viết nêu bật giá trị, ý nghĩa của Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm các vấn đề: Giá trị vững bền và sức lan tỏa của Lời kêu gọi thi đua ái quốc; Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc; phát huy giá trị Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực tiễn PTTĐ yêu nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Cuốn sách của Adrian Gostick và Chester Elton do Vương Bảo Long dịch, The 24-Carrot Manager hay Câu chuyện nhà quản lý cà rốt và nghệ thuật khen thưởng [1]. Cuốn sách nói về nghệ thuật khen thưởng và hình phạt trong quản trị doanh nghiệp. Lý thuyết cây gậy và củ cà rốt được phổ biến và áp dùng nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt các doanh nghiệp. Nhưng lựa chọn giữa cây gật hay củ cà rốt và sử dụng chúng như thế nào để tạo động lực nhiều hơn cho người lao động là vấn đề khó khăn. Cuốn sách phân tích về việc sử dụng phương pháp khen thưởng sao cho tạo đượng tâm lý hứng thú, động lực làm việc cho người lao động, nhưng nếu áp dụng một cách cào bằng, ai cũng giống ai thì lại phản tác dụng. Những người làm việc hiệu quả, cảm thấy mình không được đánh giá cao vì bị cào bằng so với những người khác, do vậy nảy sinh tâm lý làm cho có, vô tình chung đã làm giảm sút động lực của toàn thể nhân viên. Bài học rút ra ở đây là khi sử dụng cách tiếp cận cà- rốt, cơ cấu giải thưởng, tiêu chí đưa ra phải đảm bảo công bằng, công khai và rõ ràng. - Cuốn sách của Tịch Tông Long (Trung Quốc), do Hà Giang dịch, 12 phương pháp khích lệ nhân viên, tiền không làm được [69]. Cuốn sách trọng tâm vào phân tích những lợi ích của việc khích lệ nhân viên, và nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát huy được khả năng lãnh đạo để từ đó hình thành lòng yêu nghề, yêu công việc và yêu công ty của nhân viên. Chế độ khích lệ cần có mức độ, có tính thực tế, tính thử thách và tính cạnh
  18. 11 tranh, đồng thời đem lại cho nhân viên cảm giác hài lòng, từ đó sẽ khiến đối tượng được khích lệ luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Đối với mỗi đối tượng cần có một chế độ, phương pháp khích lệ riêng. Đây cũng chính là những vấn đề cốt lõi để từ đó xây dựng một chính sách khen thưởng hợp lý. - Cuốn sách của Hòa Nhân, do Trần Thu Hiên, Nghiêm Thùy Hương, Nguyễn Trọng Đông, Lê Quang Thành dịch, Tứ thư lãnh đạo - Thuật quản trị" [89]. Tác giả cho rằng: "Căn cứ duy nhất để thưởng chính là dựa vào công", "Người lãnh đạo áp dụng nhuần nhuyễn các biện pháp thưởng phạt đồng nghĩa với việc tìm đòn bẩy cho phát triển sự nghiệp". Theo đó, có thể liệt kê ra một số điều mà tổ chức khuyến khích, như giá trị quan mà tổ chức theo đuổi, hành đông mạnh lại tiếng vang cho tổ chức, những sáng kiến, đổi mới ủa người lao động sau khi đưa vào thực hiện được hiệu quả cao… cần phải được công khai biểu dương. Duy trì việc khen thưởng những việc làm có ích sẽ giúp cho người lao động nỗ lực phấn đấu vì tập thể. Tác giả cho rằng, cần phải thiết lập một số cơ chế khen thưởng để khích lệ người lao động. Những biện pháp khen thưởng phải rõ ràng và minh bạch, không những có thể khích lệ người lao động làm việc hiệu quả hơn, mà còn có thể định hướng cho họ trong công việc. Cần cân nhắc, xác lập nhiều cơ chế khen thưởng, động viên, tùy vào tính chất công việc ở các bộ phận trong doanh nghiệp, vào năng lực cá nhân. Đối với những công việc không dễ để định lượng, thì cần thiết lập phương pháp so sánh thật thận trọng, nhằm tránh hiện tượng đánh giá không công bằng. Hơn nữa, các phương thức khen thưởng người lao động phải có sức hấp dẫn để nâng cao ý thức và tinh thần đoàn kết trong tổ chức. Trong tác phẩm, tác giả còn nói về một số nguyên tắc khen thưởng, cũng rất gần với quan điểm của Việt Nam, ví dụ: người lãnh đạo phải lấy mình làm gương; khen thưởng phải đảm bảo được sự công bằng, chí công vô tư; khen thưởng không nên thái quá…
  19. 12 - Cuốn sách của Paul. L. Marciano do Nguyễn Minh Thiên Kim dịch, Tạm biệt cà rốt và cây gậy (Carrots and Stick Don’t Work) [91]. Cuốn sách là sự phản biện rõ ràng đối với nghệ thuật khen thưởng và hình phạt đã nêu trong ở cuốn "Câu chuyện nhà quản lý cà rốt và nghệ thuật khen thưởng" đã nêu ở trên. Cuốn sách phân tích nhiều cách thức, phương pháp khơi gợi tạo động lực làm việc cho người lao động trong đơn vị. Ý nghĩa cuốn sách đưa ra đó là, không quan trọng việc người lãnh đạo thưởng cho người lao động cái gì, mà quan trọng, người lao động đó có xứng đáng hay không. Mục đích nhằm tạo ra sự công bằng, đồng thời mang lại bầu không khí ổn định cho doanh nghiệp. Vì ngay cả khi những người thực sự tài năng chưa hản là những người có năng lực cao hoặc nỗ lực cao nhất trong công việc vào thời điểm đó. Do vậy mà những người không đạt được phần thưởng, sẽ tự cho rằng họ thiếu một điểm gì đó so với người được chọn, sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản và làm việc kém hiệu quả. * Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ - Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị của Nguyễn Khắc Hà, Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên trách công tác TĐKT ở nước ta giai đoạn hiện nay [32]. Luận án chỉ ra nhiều hạn chế, yếu kém của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chuyên trách công tác TĐKT ở nước ta hiện nay qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chuyên trách công tác TĐKT từ năm 2001 đến năm 2015; Luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu, khả thi nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chuyên trách công tác TĐKT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác TĐKT trong những năm tới… - Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hoài Thu, Quản lý công tác TĐKT ở thành phố Hà Nội hiện nay [108]. Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về TĐKT; Phân tích thực trạng công tác TĐKT và quản lý Nhà nước về công tác TĐKT ở thành phố Hà Nội hiện nay; Đề xuất những biện pháp, cách thức
  20. 13 đổi mới quản lý Nhà nước về công tác TĐKT để nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác TĐKT trong hoàn thành nhiệm vụ chính trị của các tổ chức, cơ quan, đơn vị ở Hà Nội. - Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Hà, Quản lý nhà nước về TĐKT đối với cán bộ, công chức, viên chức từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh [33]. Luận văn đã đi sâu phân tích cơ sở lý luận quản lý nhà nước về TĐKT đối với cán bộ, công chức, viên chức; Từ đó, Luận văn đã đánh giá sơ lược tình hình quản lý nhà nước về TĐKT đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về TĐKT đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn. * Tre n các tạp chí, cũng c các bài viết về pháp luật thi đua, khen thưởng nhu : - Bài viết của Nguyễn Thanh Tuấn, ''Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong cơ chế thị trường'' [118]. Tác giả đã nêu và phần tích quan điểm của V.I.Lênin về thi đua trong xã hội, từ đó cho người đọc nhận thấy sự tiếp thu, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước. Nét đặc sắc trong tư tưởng của Người đó là thực hành mối quan hệ biện chứng giữa "diện" và "điểm" của phong trào. Thi đua phải gắn với từng đối tượng cụ thể, chứ không có thi đua chung chung. Bài viết phân tích tầm quan trong của thi đua qua việc phân tích quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Điều kiện để có con người xã hội chủ nghĩa là thi đua yêu nước". Tác giả nêu lên sự khác biệt của thi đua trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là sự hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. Thi đua không hướng vào lợi ích vật chất thuần túy. Chú ý tới những đặc trưng này sẽ thúc đẩy được PTTĐ một cách sâu rộng. - Bài viết của Nguyễn Thị Doan, ''Để PTTĐ yêu nước thực sự trở thành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2