Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học: Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng
lượt xem 4
download
Mục đích của luận án là tổng hợp cơ sở lý luận của dạy học theo tiếp cận trải nghiệm và đánh giá khả năng vận dụng trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng. Đề xuất tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học: Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI DƯƠNG VĂN CƯỜNG DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Hà Nội – 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI DƯƠNG VĂN CƯỜNG DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Mã số: 9140110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. Nguyễn Tiến Long 2. PGS.TS. Thái Thế Hùng Hà Nội – 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Dương Văn Cường i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tiến Long và PGS.TS. Thái Thế Hùng, hai Người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn phòng Đào tạo, tập thể Viện Sư phạm Kỹ thuật của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình đã hỗ trợ để tôi thêm động lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tôi xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia đã dành thời gian đọc và góp ý luận án cho tôi. Xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình – người thân, vợ và các con luôn bên cạnh, thông cảm và ủng hộ tôi bằng tình yêu thương vô điều kiện. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Dương Văn Cường ii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 1.1. Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 1 1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 2 1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 3 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................ 4 3.1. Khách thể nghiên cứu ................................................................................. 4 3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 4 3.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 5 6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 5 6.1. Cách tiếp cận ............................................................................................... 5 6.2. Các phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 6 6.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận ....................................................... 6 6.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................... 6 6.2.3. Các phương pháp hỗ trợ khác .................................................................. 7 7. Những luận điểm cần bảo vệ trong luận án ................................................... 8 8. Đóng góp mới của luận án ............................................................................... 9 9. Cấu trúc của luận án ........................................................................................ 9 10. Khung cấu trúc của luận án ........................................................................ 11 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG .................................................................................................................................. 12 1.1. Tổng quan nghiên cứu tài liệu.................................................................... 12 1.1.1. Những nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận trải nghiệm ...................... 12 1.1.2. Những nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo kỹ thuật ................................................................................................................. 20 1.2. Những khái niệm công cụ ........................................................................... 26 1.2.1. Kinh nghiệm và trải nghiệm .................................................................. 26 1.2.2. Học tập trải nghiệm................................................................................ 27 iii
- 1.2.3. Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm ......................................................... 29 1.3. Mô hình và các hình thức học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng ................................................................................. 30 1.3.1. Mô hình học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại ........ 30 1.3.2. Các hình thức học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại 32 1.4. Cơ sở lý thuyết về thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm ............................................. 39 1.4.1. Đặc trưng của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm .................................................................................. 39 1.4.2. Tiếp cận lý thuyết về thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm ...................................... 41 1.4.3. Định hướng thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm tại Việt Nam ................................. 46 Kết luận chương 1 .............................................................................................. 51 Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG ...................................................................................................................... 53 2.1. Phân tích chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại bằng phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm ....................................................... 53 2.1.1. Mục đích nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm ............................. 53 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm ....................... 53 2.1.3. Kết quả phân tích sản phẩm hoạt động sư phạm ................................... 59 2.1.4. Bàn luận về khả năng vận dụng dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng tại Việt Nam ....................... 60 2.2. Thực trạng dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm bằng phương pháp điều tra ........................................... 62 2.2.1. Mục đích điều tra ................................................................................... 62 2.2.2. Thiết kế phương pháp điều tra ............................................................... 62 2.2.3. Kết quả khảo sát ..................................................................................... 66 2.2.3.1. Thông tin về đặc điểm của mẫu dữ liệu .............................................. 66 2.2.3.2. Kiểm tra độ tin cậy của công cụ khảo sát và dữ liệu thu thập ........... 66 2.2.3.3. Kiểm tra sự khác biệt về dữ liệu khảo sát theo các đặc điểm của giảng viên ................................................................................................................... 67 2.2.4. Bàn luận về những kết quả khảo sát ...................................................... 70 iv
- 2.2.4.1. Mức độ sử dụng các dạng hoạt động học tập trong thiết kế dạy học các mô đun chuyên ngành trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng .......................................................................................................................... 70 2.2.4.2. Mức độ sử dụng các hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng ........................ 73 2.2.4.3. Mức độ sử dụng các hình thức học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại của giảng viên ............................. 76 2.2.4.4. Nhận thức của các giảng viên về những đặc trưng chính của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm ...... 78 2.2.4.5. Nhận thức của các giảng viên về các cơ sở cho thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm .................. 80 2.2.4.6. Nhận thức của các giảng viên về những yêu cầu cần thiết cho việc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm có hiệu quả .......................................................................................... 81 2.2.4.7. Quan điểm của các giảng viên về sự phù hợp của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm với cấu trúc giáo án tích hợp ....................................................................................................... 83 Kết luận chương 2 .............................................................................................. 84 Chương 3: TIẾN TRÌNH THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM ..................................................................... 86 3.1. Nguyên tắc dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm ........................................................................................... 86 3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống ........................................................................... 86 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn........................................................................... 86 3.1.3. Đảm bảo tiêu chuẩn nghề ...................................................................... 86 3.1.4. Đảm bảo sự thống nhất giữa lí thuyết và thực hành .............................. 87 3.2. Tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm .............................................................. 87 3.3. Minh họa bài học tích hợp “Bài 5: Tiện trụ trơn ngắn”, Mô đun 20: Tiện trụ ngắn, trụ bậc và trụ dài (L10D) ............................................................... 95 3.3.1. Khái quát mô đun Tiện trụ ngắn, trụ bậc và trụ dài (L10D)................ 95 3.3.2. Khái quát đề cương “Bài 5: Tiện trụ trơn ngắn” ................................... 96 3.3.3. Vận dụng tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm .............................................. 97 3.4. Kiểm nghiệm và đánh giá ......................................................................... 115 3.4.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia .............. 115 v
- 3.4.1.1. Mục đích ........................................................................................... 115 3.4.1.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 115 3.4.1.3. Kết quả nghiên cứu ........................................................................... 116 3.4.1.4. Thảo luận .......................................................................................... 120 3.4.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng thực nghiệm sư phạm ................... 124 3.4.2.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ........................................................ 124 3.4.2.2. Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm sư phạm ....................................... 124 3.4.2.3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm ....................................................... 126 3.4.2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...................................................... 127 Kết luận chương 3................................................................................................. 137 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 138 1. Kết luận ......................................................................................................... 138 2. Khuyến nghị .................................................................................................. 140 2.1. Đối với ban lãnh đạo các trường cao đẳng ............................................. 140 2.2. Đối với giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề Cắt gọt kim loại ........... 140 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ............ 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 142 vi
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Mô hình thay đổi hành vi của Lewin.............................................................. 14 Hình 1.2: Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb........................................................... 15 Hình 1.3: Vị trí của các lĩnh vực chuyên ngành theo các phong cách học tập ............. 16 Hình 1.4: Mức độ tham gia trải nghiệm của người học ................................................. 17 Hình 1.5: Mô hình học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng ........................................................................ 31 Hình 1.6: Mô hình mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm ...................... 42 Hình 1.7: Cấu trúc bài dạy tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm ...................................... 47 Hình 1.8: Hướng dẫn giảng viên thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm ............................................................ 50 Hình 3.1: Tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm .................................................................. 88 Hình 3.2: Không gian xưởng thực hành tiện của Trường CĐ Cơ giới Ninh Bình ...... 99 Hình 3.3: Minh họa trụ trơn ngắn trong một số chi tiết thực tế ................................... 114 Hình 3.4: Mô phỏng tiện trụ trơn trên phần mềm SSCNC .......................................... 114 Hình 3.5: Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm trong lớp K48 ........................ 127 Hình 3.6: Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm trong lớp K49 ........................ 131 Hình 3.7: So sánh kết quả trước thực nghiệm giữa lần 1 và lần 2 .............................. 133 Hình 3.8: So sánh kết quả sau thực nghiệm giữa lần 1 và lần 2 .................................. 134 vii
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thống kê Crosstabs cho đặc điểm của mẫu dữ liệu ................................. 66 Bảng 2.2: Kiểm tra độ tin cậy của công cụ khảo sát và dữ liệu khảo sát ................. 67 Bảng 2.3: Kiểm tra Mann-Whitney cho dữ liệu khảo sát theo các đặc điểm thâm niên giảng dạy và trình độ chuyên môn của giảng viên ........................................ 68 Bảng 2.4: Kiểm định Friedman về các dạng hoạt động học tập trải nghiệm được sử dụng bởi các giảng viên trong thiết kế dạy học các mô đun chuyên ngành trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại ........................................................................ 70 Bảng 2.5: Ma trận tương quan Spearman giữa bốn dạng hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại ..................... 72 Bảng 2.6: Kiểm định Friedman về các mức độ sử dụng các hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại ........ 73 Bảng 2.7: Kiểm định Friedman về các hình thức học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại ............................................ 77 Bảng 2.8: Thống kê mô tả về nhận thức của giảng viên về những đặc trưng chính của dạy học các mô đun chuyên môn nghề cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm ....................................................................................................................... 78 Bảng 2.9: Ma trận tương quan Spearman cho các đặc trưng chính của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm ................ 79 Bảng 2.10: Thống kê mô tả nhận thức của các giảng viên về các cơ sở cho thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm ........................................................................................................... 80 Bảng 2.11: Thống kê mô tả về nhận thức của giảng viên về những yêu cầu cần thiết cho việc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm ....................................................................................... 81 Bảng 2.12: Ma trận tương quan Spearman giữa ba yêu cầu cơ bản cho việc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm có hiệu quả ........................................................................................ 82 Bảng 2.13: Quan điểm của các giảng viên về sự phù hợp của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm với cấu trúc giáo án tích hợp ..................................................................................................... 83 Bảng 3.1: Tóm tắt tiến trình thiết kế dạy học tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại ........................................................................ 92 Bảng 3.2: Dung sai tiêu chuẩn đối với trụ trơn (TCVN 2245:1999) ....................... 99 Bảng 3.3: Bản vẽ kỹ thuật trụ trơn ......................................................................... 101 Bảng 3.4: Bảng tiến trình gia công tiện trụ trơn ..................................................... 102 Bảng 3.5: Phiếu luyện tập Lập quy trình công nghệ gia công tiện trụ trơn ........... 105 Bảng 3.6: Phiếu phân công luyện tập thực hành .................................................... 106 Bảng 3.7: Phiếu kiểm tra chất lượng trụ trơn ......................................................... 107 viii
- Bảng 3.8: Phiếu luyện tập phân tích máy tiện ........................................................ 108 Bảng 3.9: Lập kế hoạch thực hiện dạy học bài Tiện trụ trơn ngắn ........................ 109 Bảng 3.10: Thống kê về trình độ học vấn và lĩnh vực chuyên môn của các chuyên gia117 Bảng 3.11: Kiểm tra độ tin cậy của công cụ đo lường và dữ liệu chuyên gia........ 117 Bảng 3.12: Kiểm tra Mann-Whitney về sự khác biệt của dữ liệu chuyên gia ........ 119 Bảng 3.13: Ý kiến của chuyên gia về tầm quan trọng của những công việc trong tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm ......................................... 120 Bảng 3.14: Ý kiến của chuyên gia về tính cần thiết của tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm ..................................................................................... 121 Bảng 3.15: Ý kiến của chuyên gia về tính khả thi của tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm ..................................................................................... 122 Bảng 3.16: Ý kiến của chuyên gia về tính hiệu quả của tài liệu minh họa bài học tích hợp “Bài 5: Tiện trụ trơn ngắn”, Mô đun 20: Tiện trụ ngắn, trụ bậc và trụ dài ..................................................................................................................... 123 Bảng 3.17: Kiểm định “Independent Samples T-test” về điểm trung bình trước và sau thực nghiệm lần 1 ........................................................................................ 128 Bảng 3.18: Thống kê đánh giá quá trình học tập của sinh viên trong thực nghiệm lần 1 ................................................................................................................... 129 Bảng 3.19: Nhận định chung của sinh viên về quá trình học tập trong thực nghiệm lần 1 ............................................................................................................. 130 Bảng 3.20: Kiểm định “Independent Samples T-test” về điểm trung bình trước và sau thực nghiệm lần 2 ........................................................................................ 131 Bảng 3.21: Thống kê đánh giá quá trình học tập của sinh viên trong thực nghiệm lần 2 ................................................................................................................... 132 Bảng 3.22: Nhận định chung của sinh viên về quá trình học tập trong thực nghiệm lần 2 ............................................................................................................. 133 Bảng 3.23: Kiểm định “Independent Samples T-test” về điểm trung bình trước thực nghiệm lần 1 và lần 2 ................................................................................... 134 Bảng 3.24: Kiểm định “Independent Samples T-test” về điểm trung bình sau thực nghiệm lần 1 và lần 2 ................................................................................... 135 Bảng 3.25: Kiểm định “Independent Samples T-test” về điểm trung bình các tiêu chí đánh giá quá trình học tập giữa thực nghiệm lần 1 và lần 2 ........................ 135 ix
- DANH MỤC VIẾT TẮT TCGDNN: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp KT-XH: Kinh tế - Xã hội SPSS: Phần mềm phân tích thống kê ABU: Hiệp hội phát thanh và truyền hình châu Á- Thái Bình Dương CNC: Gia công điều khiển dưới sự trợ giúp của máy tính SSCNC: Phần mềm mô phỏng SSCNC TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam x
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Cơ sở pháp lý Trong bối cảnh nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa rất cần một lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất và tác phong công nghiệp. Đảng và Nhà nước ta khẳng định nguồn nhân lực (nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao) là một trong ba đột phá chiến lược, do đó cần phải không ngừng đổi mới giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển KT-XH của đất nước [32]. Mục tiêu đến năm 2025, hình thành đội ngũ lao động có kỹ năng nghề cao, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% trong tổng lực lượng lao động, mục tiêu đến năm 2030 nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75% trong tổng lực lượng lao động [32]. Một trong những giải pháp then chốt để đạt được các mục tiêu chiến lược này là đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại, ứng dụng mạnh mẽ CNTT, công nghệ số và công nghệ mô phỏng trong đào tạo; áp dụng hiệu quả đào tạo theo tiếp cận năng lực [32]. Nghị Quyết số 29-NQ/TW, ngày 14/11/2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định rõ nhiệm vụ của giáo dục nghề nghiệp là “tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế” [28]. Bên cạnh đó, cần chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục con người vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa phát triển cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học. Luật giáo dục nghề nghiệp (Số 74/2014/QH13, Điều 36) có quy định: “Phương pháp đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức 1
- làm việc theo nhóm [34]. Như vậy, cả trong Nghị quyết của Đảng, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và các Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp của Nhà nước, việc cập nhật và không ngừng đổi mới phương pháp dạy học hiện đại trong giáo dục nghề nghiệp luôn là một vấn đề trọng tâm nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển KT-XH của đất nước, không chỉ trang bị kỹ năng nghề nghiệp mà còn phải trang bị cho người học kỹ năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của nghề nghiệp dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0. 1.2. Cơ sở lý luận Thế kỉ 21, thế giới đang hướng đến một nền giáo dục tiến bộ (giáo dục dựa trên trải nghiệm của người học) đối lập với nền giáo dục truyền thống (coi giáo dục là sự đào tạo từ bên ngoài; áp đặt những kiến thức, kĩ năng, chuẩn mực và nguyên tắc ứng xử đã được phát triển trong quá khứ cho thế hệ trẻ) [10], [11], [12], [56]. Trong nền giáo dục tiến bộ đó, giá trị của tự do được đề cao, học thông qua trải nghiệm, học tập phải gắn liền với lợi ích của cuộc sống, học là để thích ứng với môi trường cuộc sống luôn thay đổi [10]. Các trải nghiệm của người trở thành yếu tố trung tâm của nền giáo dục tiến bộ, giáo dục phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để người học phát triển kinh nghiệm cá nhân bằng trải nghiệm của chính họ. Người học trở thành những cá nhân năng động sáng tạo để tự xây dựng kiến thức, sự hiểu biết cho riêng mình và chia sẻ nó cho cộng đồng, bạn bè. Trung tâm trong nền giáo dục tiến bộ là một lí thuyết học tập trải nghiệm. Nó là một lí thuyết giáo dục hiện đại, nổi bật trong thế kỉ 20, được đặt nền móng bởi các nhà giáo dục hàng đầu trên thế giới như Lev Vygotsky, John Dewey, Kurt Lewin, Jean Piaget, David A Kolb, và nhiều nhà giáo dục khác [15]. Nhưng nổi bật nhất là lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb xuất bản năm 1984. Nó nhận được nhiều sự ủng hộ của các nhà giáo dục, trở thành một lí thuyết đóng vai trò trung tâm trong học tập và phát triển con người, trở thành xu hướng, nền tảng giáo dục trong thế kỉ 21 [65], [73]. Lewis và các cộng sự (1994) nhấn mạnh rằng học tập trải nghiệm như là liều thuốc cho giáo dục truyền thống chỉ quan tâm đến việc đồng hóa kiến thức từ giáo viên sang học sinh chuyển sang mô hình mà ở đó học sinh học tập chủ động, trải nghiệm và xây dựng kiến thức; trong đó mô hình học tập trải nghiệm của Kolb được xem như là giải pháp hiệu quả cho các hướng dẫn thiết kế cho hoạt động trải nghiệm 2
- trong các lớp học [71]. Khi được vận dụng trong từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể, lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb sẽ được diễn giải rõ hơn. Nhưng cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb trong lĩnh vực đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng. Đây là vấn đề còn thiếu trong lí luận mà đề tài này sẽ tập trung làm rõ. 1.3. Cơ sở thực tiễn Năm 2010, trong khuôn khổ Đề án 1956 về đào tạo nghề ban hành ngày 27/11/2009 của Chính phủ [35], Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Tổ chức Lao động Thế giới và Liên minh Châu Âu biên soạn tài liệu “Kỹ năng dạy học trong đào tạo nghề” để tổ chức các khóa bồi dưỡng giáo viên dạy nghề trong cả nước [7]. Quan điểm xuyên suốt của tài liệu này là dựa trên triết lý đào tạo dựa trên công việc để khuyến khích và tạo cơ hội cho người học tham gia các hoạt động trải nghiệm gắn với thực tế. Trong tài liệu này, lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb (Kolb, 1984) [66] đóng vai trò trung tâm cho mọi hoạt động tổ chức đào tạo nghề. Tuy nhiên, tài liệu này mang tính chất định hướng chung trong đào tạo nghề, chưa làm rõ được bản chất, chiến lược dạy học theo tiếp cận trải nghiệm cho phù hợp với đặc trưng riêng của từng nghề, trong đó có nghề Cắt gọt kim loại. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của việc đào tạo nghề theo tiếp cận trải nghiệm, khiến cho các hoạt động trải nghiệm chưa phù hợp với bản chất nội dung của từng nghề. Một nghiên cứu khảo sát năm 2017-2018 về thực trạng về dạy học trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại ở các trường cao đẳng hiện nay cho thấy [43], đa số các trường hiện nay đều tổ chức quá trình đào tạo nghề kiểu truyền thống. Các phương pháp dạy học như thuyết trình/đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thực hành theo thao tác mẫu vẫn là những phương pháp được nhiều giáo viên các trường áp dụng hiện nay. Nói chung, các phương pháp dạy học của giảng viên là không thay đổi nhiều từ trước đến nay. Đặc biệt, các phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận trải nghiệm của sinh viên vẫn chưa được áp dụng. Do vậy, áp dụng dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại có thể là một hướng nghiên cứu mới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, việc thực hiện đề tài “Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng” trong bối 3
- cảnh đổi mới giáo dục hiện nay là rất cần thiết, phù hợp với xu hướng tiến bộ giáo dục của thế giới. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần quan trọng để xây dựng một nền giáo dục tiến bộ trong giáo dục nghề nghiệp nói chung và đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Áp dụng dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng nhằm nâng cao chất lượng học tập các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại của các sinh viên. Mục tiêu cụ thể bao gồm: - Tổng hợp cơ sở lý luận của dạy học theo tiếp cận trải nghiệm và đánh giá khả năng vận dụng trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng. - Đề xuất tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Khu vực Miền Bắc. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này xác định được ba đối tượng nghiên cứu cần phải làm rõ gồm: (1) Mô hình và các hình thức học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng. (2) Cơ sở lý thuyết về thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm. (3) Tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm. 3.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Các mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng hệ chính quy tập trung. - Phân tích chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng tại Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình. - Khảo sát thực trạng tại một số trường cao đẳng Khu vực Miền Bắc. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình. 4
- 4. Giả thuyết khoa học Nếu phát triển được mô hình và các hình thức học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại, cơ sở lý thuyết về thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm, kết hợp với một tiến trình rõ ràng về thiết kế và thực hiện dạy học trong các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm thì việc dạy học theo tiếp cận trải nghiệm sẽ tác động tích cực đến kết quả học tập của các sinh viên cao đẳng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng. - Phân tích chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng tại Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình. - Khảo sát thực trạng về dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng. - Đề xuất tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng. - Tổ chức kiểm nghiệm và đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia và thực nghiệm sư phạm. 6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Cách tiếp cận Đề tài sử dụng cách tiếp cận "thực tiễn" nhằm tổng hợp, phát triển một số lý luận về dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng. Từ đó đề xuất tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm phù hợp với bối cảnh thực tiễn giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Dựa vào cách tiếp cận thực tiễn, luận án có thể: - Tiến hành phân tích chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng tại trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình nhằm đánh giá khả năng vận dụng dạy học theo tiếp cận trải nghiệm. 5
- - Tiến hành một nghiên cứu khảo sát cắt ngang về thực trạng dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm tại một số trường cao đẳng Khu vực Miền Bắc. - Lấy lý luận và thực tiễn làm cơ sở đề xuất tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm. - Lấy thực tiễn đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng tại Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình để tiến hành kiểm nghiệm và đánh giá kết quả nghiên cứu. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa được sử dụng để phân loại các tài liệu tham khảo ở trong và ngoài nước, phân loại các chủ đề nội dung trong các tài liệu tham khảo ở trong và ngoài nước, từ đó hệ thống hóa mạch nội dung logic xuyên suốt các chủ đề nội dung để hình thành tổng quan các tài liệu nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để phát triển mô hình học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại, xác định các hình thức học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại. Sau đó phân tích cơ sở lý thuyết về thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm. Cuối cùng là việc đề xuất một tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm 6.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm được sử dụng để phân tích chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại tại Việt Nam. Một nghiên cứu trường hợp – Chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng tại Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình đã được lựa chọn để phân tích khả năng vận dụng dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại. - Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi được sử dụng để đánh giá thực trạng về dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm. Các phiếu khảo sát được sử dụng để thu thập ý kiến của các giảng 6
- viên giảng dạy nghề Cắt gọt kim loại tại một số trường cao đẳng ở Khu vực miền Bắc. Các phân tích dữ liệu sẽ chỉ ra những tồn tại của thực tiễn dạy học làm cơ sở để đề xuất một tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm phù hợp với bối cảnh giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. - Phương pháp chuyên gia bằng bảng hỏi được sử dụng để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của khung lí thuyết, và tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm. Đầu tiên, các bảng hỏi được xây dựng theo thang đo Likert 5 mức độ đã được thiết kế và chuyển trực tiếp đến các chuyên gia để lấy ý kiến. Sau đó, các phân tích thống kê mô tả được tiến hành với dữ liệu chuyên gia nhằm đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của khung lí thuyết, và tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học đã được phát triển. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng để đánh giá tác động của tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm đến kết quả học tập của các sinh viên. Với mục đích kiểm tra xem các can thiệp sư phạm (dạy học theo tiếp cận trải nghiệm) gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên Cắt gọt kim loại theo chuỗi thời gian (Time Series) như thế nào, một ‘thiết kế thực nghiệm trong một nhóm duy nhất’ (Within-Group Experimental Design) đã được sử dụng. Trong kiểu thực nghiệm này, các phép đo trước và sau thực nghiệm sẽ được tiến hành trong một hoặc nhiều lần để quan sát sự thay đổi về học tập của sinh viên. Từ đó, các phân tích so sánh kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm có thể rút ra được các tác động của dạy học theo tiếp cận trải nghiệm đến kết quả và quá trình học tập của các sinh viên. 6.2.3. Các phương pháp hỗ trợ khác - Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lí định lượng cho dữ liệu thu thập. Tất cả các dữ liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS. Cụ thể, các bài thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy với Cronbach Alpha, kiểm tra thứ hạng Friedman đã được sử dụng cho dữ liệu khảo sát thực trạng. Các bài thống kê mô tả và các bài kiểm tra - test đã được sử dụng để phân tích dữ liệu chuyên gia và dữ liệu thực nghiệm sư phạm. Mức ý nghĩa Alpha được chọn là 95%. 7
- 7. Những luận điểm cần bảo vệ trong luận án - Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng cần phải dựa trên một mô hình học tập trải nghiệm (ví dụ như mô hình học tập trải nghiệm của Kolb, 1984) để mô tả rõ ràng những hoạt động trải nghiệm mà sinh viên cần trải qua. - Theo Brocke (2009), khoa học là một nỗ lực tích lũy tri thức, trong đó các tri thức mới thường được tạo ra trong quá trình diễn giải và kết hợp các tri thức/ khái niệm hiện có [50]. Do đó, để tiến hành dạy học theo theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề cắt gọt kim loại, thì mô hình học tập trải nghiệm của Kolb (1984) cần được tiếp tục diễn giải rõ hơn trong bối cảnh đào tạo nghề Cắt gọt kim loại. Từ đó, một mô hình học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại sẽ được phát triển để mô tả cụ thể những hoạt động trải nghiệm cắt gọt kim loại mà sinh viên cần trải qua để hoàn thành việc học. Bên cạnh đó, các hoạt động trải nghiệm của sinh viên cần được diễn ra trong các hình thức học tập trải nghiệm phù hợp với đặc trưng của đào tạo nghề Cắt gọt kim loại. - Việc thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm cần phải dựa vào một mô hình mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố về đặc điểm sinh viên (bao gồm kinh nghiệm đã có, động lực nội tại, dạng hoạt động trải nghiệm chủ đạo), yếu tố về bối cảnh đào tạo (bao gồm tiêu chuẩn nghề, chương trình đào tạo, bối cảnh đào tạo), yếu tố về quá trình dạy học (bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học) và yếu tố về kết quả học tập của sinh viên (kiến thức gia công, kỹ năng thực hành). Mô hình của Biggs (1993) chính là một mô hình phù hợp để chỉ dẫn thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm [54]. - Cuối cùng, một tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm phải được đề xuất nhằm hướng dẫn các nhà giáo dục thiết kế dạy học vừa dựa vào vốn kinh nghiệm đã có của sinh viên, vừa phù hợp với bối cảnh đào tạo thực tế, tích cực hóa hoạt động trải nghiệm cắt gọt kim loại và giúp các sinh viên đáp ứng các kết quả đầu ra đào tạo. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại
171 p | 49 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
210 p | 57 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Nghệ thuật tạo hình các tác phẩm đạt giải trong triển lãm điêu khắc toàn quốc giai đoạn 1973-2013
253 p | 24 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Hiệu ứng của giáo dục STEM đến kết quả học tập của học sinh trung học tại thành phố Hà Nội
178 p | 13 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Hiệu ứng của giáo dục STEM đến kết quả học tập của học sinh trung học tại thành phố Hà Nội
25 p | 11 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học Kỹ Thuật: Dạy học phần Cơ sở kỹ thuật theo hướng quy nạp trong đào tạo ngành cơ khí trình độ cao đẳng
168 p | 44 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam hiện nay
290 p | 19 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và Lịch sử Điện ảnh - Truyền hình: Kịch học điện ảnh trong sáng tạo tác phẩm đa phương tiện (Phim trực tuyến, phim quảng cáo và chương trình trò chơi điện tử)
182 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Yếu tố trang trí trong tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015
243 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng
13 p | 87 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học hát aria của W.A. Mozart cho sinh viên thanh nhạc giọng soprano Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
196 p | 6 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Sự chuyển biến hình thức trong thiết kế bao bì thực phẩm và đồ uống ở Việt Nam (1995 - 2020)
238 p | 13 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam
28 p | 46 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học: Phát triển năng lực ngữ văn cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học văn học trung đại Việt Nam
28 p | 12 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và Lịch sử Điện ảnh - Truyền hình: Kịch học điện ảnh trong sáng tạo tác phẩm đa phương tiện (Phim trực tuyến, phim quảng cáo và chương trình trò chơi điện tử)
38 p | 8 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng
27 p | 4 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc: Dạy học hát ca khúc Việt Nam cho sinh viên giọng soprano ngành Thanh nhạc tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
27 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn