intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ ngành Phát triển nông thôn: Phân tích đa dạng sản xuất nông nghiệp đến thu nhập và an toàn lương thực nông hộ vùng đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:166

29
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá thu nhập và ATLT nông hộ trong bối cảnh chuyển dịch đa dạng trong SXNN nhằm đáp ứng các chiến lược sinh kế hộ gia đình và vấn đề ATLT ở các xã thực hiện xây dựng Nông thôn mới vùng ĐBSCL; Nghiên cứu xây dựng các cơ sở dữ liệu  về sự chuyển dịch đa dạng mô hình SXNN nhằm hỗ trợ cho việc phát triển NN, nông thôn và ND trong tiến trình thực hiện chuyển dịch và tái cơ cấu ngành NN theo chủ trương của Chính phủ hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ ngành Phát triển nông thôn: Phân tích đa dạng sản xuất nông nghiệp đến thu nhập và an toàn lương thực nông hộ vùng đồng bằng sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÕ VĂN HÀ PHÂN TÍCH ĐA DẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP VÀ AN TOÀN LƢƠNG THỰC NÔNG HỘ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MÃ NGÀNH: 9620116 2020 i
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÕ VĂN HÀ PHÂN TÍCH ĐA DẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP VÀ AN TOÀN LƢƠNG THỰC NÔNG HỘ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MÃ NGÀNH: 9620116 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN TS. VŨ ANH PHÁP TS. NGUYỄN HỒNG TÍN 2020 i
  3. LỜI CẢM TẠ Trong nghiên cứu này có sử dụng một phần số liệu của đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ (Mã số: B2016-TCT-01ĐT) mà tôi cùng chủ nhiệm năm 2017 “Đánh giá hiệu quả chuyển dịch các mô hình sản xuất nông nghiệp ở các xã nông thôn mới đến thu nhập nông hộ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”. Đồng thời có sự kết hợp với số liệu trong dự án hợp tác Quốc tế mà tôi là chủ nhiệm năm 2017 “Đa dạng các hệ thống canh tác để nâng cao an ninh lƣơng thực cho hộ nghèo vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Chân thành cảm ơn Các thầy hƣớng dẫn Vũ Anh Pháp và Nguyễn Hồng Tín đã tận tình giúp đỡ, định hƣớng cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và đến nay tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Quí thầy cô Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long và Khoa Phát Triển Nông Thôn trực thuộc Trƣờng Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt kiến thức quí báo cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Thành thật cảm tạ Ban Giám Đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, các anh chị đồng nghiệp, các bạn nghiên cứu sinh và các em sinh viên đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án nghiên cứu này. Gửi lời ghi ơn Vụ Khoa học Công Nghệ và Môi trƣờng trực thuộc Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, và Viện Giáo Dục Quốc Tế Hoa Kỳ đã hỗ trợ kinh phí để tôi hoàn thành các công trình nghiên cứu này. Các cán bộ chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã, ấp và các nông hộ trong vùng nghiên cứu của luận án đã hết lòng ủng hộ trong các cuộc khảo sát thực địa và cung cấp thông tin hữu ích cho nghiên cứu này. ii
  4. iii
  5. TÓM TẮT TIẾNG VIỆT Đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề đang đƣợc quan tâm hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh mà sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro và bị tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu lƣợc sử chuyển dịch sản xuất, đánh giá hiệu quả đa dạng hóa sản xuất đến thu nhập và an toàn lƣơng thực nông hộ vùng ĐBSCL. Nghiên cứu có cách tiếp cận theo tiến trình phát triển nông nghiệp và sử dụng khung lý thuyết đa dạng sản xuất nông nghiệp đến các đặc tính nông hộ và an toàn lƣơng thực để phân tích; đồng thời áp dụng khung sinh kế trong phân tích các nguồn vốn nông hộ theo vùng sinh thái và mô hình sản xuất. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong năm 2017, với cách tổng hợp nguồn số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơ cấp và phân tích nguồn số liệu từ 309 nông hộ thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp khác nhau ở ba vùng sinh thái phía Tây-Nam của Sông Hậu thuộc vùng đồng bằng. Các số liệu thu thập đƣợc phân tích thống kê và sử dụng các kiểm định để đánh giá sự khác biệt. Mô hình phân tích hồi qui đa biến đƣợc sử dụng để tìm ra những yếu tố ảnh hƣởng đến sự đa dạng hóa sản xuất, đồng thời đánh giá đƣợc chỉ số đa dạng thu nhập và sự an toàn lƣơng thực nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiến trình chuyển dịch sản xuất nông nghiệp đã tác động đến tăng trƣởng kinh tế vùng đồng bằng và đảm bảo an toàn lƣơng thực quốc gia. Có sự cải cách từ hình thức sản xuất nông nghiệp theo hợp tác hóa để giải quyết tình trạng đói, cho đến đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp phục phụ xuất khẩu, rồi dần chuyển sang sản xuất nông nghiệp thích nghi theo vùng sinh thái để thích ứng biến đổi khí hậu, và tƣơng lai tiến đến nền sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị sản phẩm. Kết quả phân tích cho thấy diện tích lúa không những đƣợc duy trì ổn định (khoảng 4 triệu ha), mà đang chuyển đổi nâng cao chất lƣợng theo chuỗi giá trị. Các loại cây màu, vƣờn và cây công nghiệp ngắn ngày thay đổi đáp ứng các nhu cầu của thị trƣờng ở từng giai đoạn nhất định. Đặc biệt, diện tích nuôi thủy sản tăng nhanh (đạt gần 800 ngàn ha) theo lộ trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tổng thu nhập nông nông hộ tăng tƣơng quan với sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp. Thu nhập nông hộ/năm ở vùng nƣớc ngọt (Ngập lũ cao là 196 triệu/hộ và Trung tâm là 123 triệu) cao hơn ở vùng nƣớc mặn (119 triệu/hộ), do chỉ số đa dạng thu nhập trong nông hộ cao hơn (tƣơng ứng; 0,21 và 0,28 so với -0,18). Nhóm hộ đa dạng các mô hình sản xuất đều cho tổng thu nhập cao hơn nhóm hộ sản xuất lúa hàng hóa. Cụ thể, trong vùng Ngập lũ cao nhóm nông hộ sản xuất lúa giống có tổng thu nhập cao nhất (275 triệu/hộ), kế đến nhóm hộ trồng màu (186 triệu) và thấp nhất ở nhóm hộ sản xuất lúa hàng hóa (172 triệu). Mặc dù tổng thu nhập hộ không khác biệt ở iv
  6. vùng Trung tâm, nhƣng nhóm hộ làm vƣờn có khuynh hƣớng cho thu nhập cao nhất (152 triệu/hộ), kế đến hộ trồng hoa màu (139 triệu), trồng lúa chất lƣợng cao (119 triệu) và thấp nhất ở nhóm sản xuất lúa hàng hóa (94 triệu). Ở vùng Ven biển, nhóm hộ nuôi tôm chuyên canh cho thu nhập cao hơn nhóm hộ thực hiện tôm-lúa (169 so với 70 triệu/hộ). Kết quả phân tích các biến số về hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp và ngoài nông trại đều có ảnh hƣởng tăng thu nhập hộ; Tuy nhiên, biến lao động chính có tác động tăng sự đa dạng hóa sản xuất nên góp phần tăng thu nhập ở nhóm hộ đa dạng các mô hình sản xuất so với nhóm hộ sản xuất lúa hàng hóa. Sự đa dạng hóa sản xuất còn cải thiện đƣợc các nội dung đảm bảo an toàn lƣơng thực trong hộ gia đình. Cụ thể, 83% hộ khảo sát có diện tích đất dùng cho sản xuất lúa để đảm bảo an toàn lƣơng thực nông hộ, và đa số nông hộ đang chuyển dịch các mô hình sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng và tăng khả năng tiếp cận các nguồn lƣơng thực thông qua yếu tố tăng thu nhập hộ. Trong mỗi vùng sinh thái, những nông hộ canh tác lúa có tỷ lệ gặp khó khăn trong tiếp cận đến nguồn lƣơng thực thƣờng cao hơn so với những hộ đa dạng các mô hình sản xuất nông nghiệp; Cụ thể, nhóm sản xuất lúa hàng hóa ở vùng Trung tâm có tỷ lệ khó khăn tiếp cận lƣơng thực cao (54%) so với nhóm trồng màu, vƣờn và lúa chất lƣợng cao (tƣơng ứng; 25, 11 và 30%); hoặc nhóm tôm-lúa có tỷ lệ khó khăn tiếp cận lƣơng thực cao hơn nhóm tôm chuyên (30 so với 13%). Kết nghiên cứu cho biết sự an toàn lƣơng thực trong nông hộ không chỉ quan tâm đến sản xuất ra nhiều lúa gạo, mà còn chú trọng đến yếu tố của thu nhập và sự đa dạng trong sản xuất mới đảm bảo đƣợc an toàn lƣơng thực. Do đó, các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật và sự linh hoạt của cơ chế chính sách rất cần thiết cho chuyển dịch đa dạng trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, nâng cao nguồn lực nông hộ là cách tiếp cận mới để tăng khả năng tiếp cận đến các nguồn lƣơng thực, dinh dƣỡng và chăm sóc sức khỏe gia đình tốt hơn. Từ khóa: an toàn lương thực, chuyển dịch, đa dạng sản xuất, đa dạng thu nhập, mô hình sản xuất, sinh kế nông hộ v
  7. ABSTRACT Diversification in agricultural production is receiving attention at present, especially in the context where agricultural production is exposed to many risks and negative impacts of climate change. The research aims to understand the history of production process, evaluate the effectiveness of production diversity to income and food security of households in the Mekong Delta. The thesis had approached according to the process of agricultural development research and uses the theoretical framework of agricultural production diversity to household characteristics and household food security for analysis; at the same time, applying the household livelihood framework in analysing household capital sources by ecological regions and cropping patterns. The study was carried out in 2017, with the way of synthesizing secondary data sources, collecting primary data and analysing data sources from 309 households practicing different cropping patterns in three ecological regions of the South-western of Hau River in the Mekong Delta. The data were analysed statistically and used testing methods to assess the difference significance. The multivariate regression analysis models have identified factors that affect production diversity, income diversity index, and the level of household food security. The results showed that the production diversity had affected the region's economic growth and ensured the national food security. A reform from agricultural production under co-production had solved hunger, to agricultural production diversity for export, then gradually shifting to agricultural production to adapt to ecological regions and climate change, and the future towards high-tech agricultural production and product value chains. The rice farmland area was not only maintained stably (about 4 million hectares), but also improved in quality along the value chain. Upland crops, orchards and annual industrial crops had changed to meet the market demand in each period. In particular, the aquaculture area has increased rapidly (nearly 800 thousand hectares) following the restructuring process of agricultural production. Total household income increased in relation to the agricultural production diversity. Households' income per year in freshwater area (high flooded area was 196 million VND and central area was 123 million VND) was higher than in saltwater area (119 million VND), because of the higher income diversity index (respectively; 0.21 and 0.28 versus -0.18). All of households with diversified cropping patterns had a higher total income than households growing commodity rice product. In the high flooded area, the household growing rice seed product had the highest total income (275 million vi
  8. VND/household), followed by household growing upland crops (186 million) and the lowest at household growing commodity rice product (172 million). Total household income was not different in the central area, but gardening households tended to have the highest income (152 million VND/household), followed by household growing upland crops (139 million) and household growing high-quality rice product (119 million) and lowest in the household growing commodity rice product (94 million). In the coastal area, the group of shrimp households had a higher income than the rice-shrimp households (169 versus 70 million VND/household). The result from multivariate regression analysis models showed that all of factors such as on-farm, non-farm and off- farm activities had the effect of increasing household income; however, the main labour variable increased the agricultural production diversity, so it contributed to the increase in income of these households when compared with households growing commodity rice product. Diversified production had improved the contents of household food security. Specifically, 83% of surveyed households had farmland used for rice farming to ensure food security for households, and most farmers had been changing cropping patterns to meet market demand and increase the possibility of access to food resources through increasing household income. In each ecological region, household growing rice product had a higher rate of difficulty in accessing food sources than household with diversified cropping patterns; Specifically, the group of commodity rice producers in the central area had a high rate of difficulty in accessing food (54%) compared to the group of upland crops, orchards and high-quality rice producers (respectively; 25, 11 and 30%); or group of shrimp-rice farming had a higher rate of difficulty in accessing food than the group of shrimp farming (30 versus 13%). The study results indicated that household food security was not only concerned with producing a lot of rice, but also focused on income factors and agricultural production diversity to ensure food security. Therefore, technical assistance solutions and the flexibility of policy mechanisms were essential for shifting diversification of agricultural production. In addition, improving household resources was a new approach to increase access to better sources of food, nutrition and better care for family members. Key word: cropping pattern, food security, household income diversity, household livelihood, production diversity, production shifting vii
  9. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ .................................................................................................... ii TRANG CAM KẾT ......................................................................................... iii TÓM TẮT TIẾNG VIỆT ................................................................................. iv ABSTRACT ............................................................................................... …..vi MỤC LỤC ...................................................................................................... viii DANH SÁCH BẢNG ..................................................................................... xii DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................... xiv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... xv Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3 1.3.1 Nội dung 1: Lƣợc sử về hiện trạng chuyển dịch mô hình SXNN ........ 3 1.3.2 Nội dung 2: Đánh giá hiệu quả chuyển dịch mô hình SXNN .............. 4 1.3.3 Nội dung 3: Phân tích tác động chuyển dịch mô hình SXNN .............. 4 1.3.4 Nội dung 4: Đề xuất kỹ thuật, chính sách và bài học kinh nghiệm ....... 5 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 5 1.5 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................... 5 1.5.1 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 5 1.5.2 Đối tƣợng nghiên cứu và đối tƣợng khảo sát ........................................ 6 1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ TÍNH MỚI LUẬN ÁN ......... 6 1.6.1 Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 6 1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 7 1.6.3 Những đóng góp mới của luận án ......................................................... 7 viii
  10. 1.7 THỜI GIAN THỰC HIỆN ......................................................................... 7 Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 8 2.1 TỔNG QUAN VỀ NÔNG HỘ VÀ VÙNG NÔNG THÔN ....................... 8 2.2 TỔNG QUAN CHUYỂN DỊCH ĐA DẠNG SX NÔNG NGHIỆP .......... 9 2.2.1 Sự chuyển dịch trong nông nghiệp .......................................................... 9 2.2.2 Sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp ................................................. 11 2.2.2.1 Đa dạng trong sản xuất nông nghiệp cấp độ quốc gia và vùng .... 12 2.2.2.2 Đa dạng trong sản xuất nông nghiệp cấp độ nông hộ .................. 13 2.3 CÁC TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ...... 14 2.3.1 Sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp đến thu nhập nông hộ ............. 15 2.3.2 Sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp và an toàn lƣơng thực ............. 16 2.3.2.1 Khái niệm an toàn lƣơng thực ...................................................... 16 2.3.2.2 Đánh giá mức độ an toàn lƣơng thực ........................................... 18 2.3.2.3 Xu hƣớng tiêu thụ và chi tiêu lƣơng thực .................................... 21 2.3.2.4 Tác động đa dạng sản xuất và an toàn lƣơng thực nông hộ ......... 22 2.4 CÁC CHÍNH SÁCH AN TOÀN LƢƠNG THỰC Ở VIỆT NAM .......... 24 2.5 THÁCH THỨC ĐA DẠNG SX NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐBSCL ........ 25 Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 27 3.1 CÁCH TIẾP CẬN TRONG NGHIÊN CỨU ............................................ 27 3.2 PHƢƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................... 30 3.3 CHỌN MẪU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT .................................................... 34 3.4 PHƢƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG THU THẬP THÔNG TIN ............... 35 3.4.1 Thông tin số liệu thứ cấp ....................................................................... 35 3.4.2 Thông tin số liệu sơ cấp ......................................................................... 36 3.5 PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................... 37 Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 42 4.1 LƢỢC SỬ CHUYỂN DỊCH ĐA DẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP. 42 4.1.1 Sự thay đổi sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL ................................... 42 4.1.2 Thay đổi nội bộ ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL ............................... 45 ix
  11. 4.1.2.1 Thay đổi trong sản xuất lúa .......................................................... 45 4.1.2.2 Thay đổi cơ cấu cây màu và công nghiệp hàng năm ................... 47 4.1.2.3 Thay đổi cây trồng lâu năm .......................................................... 49 4.1.2.4 Thay đổi đất lâm nghiệp ............................................................... 51 4.1.2.5 Thay đổi trong nuôi trồng thủy sản .............................................. 52 4.1.3 Thay đổi giá trị sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL ............................ 53 4.1.4 Lƣợc sử thay đổi đa dạng sản xuất nông nghiệp theo vùng sinh thái ..... 55 4.1.5 Các yếu tố tác động đa dạng trong sản xuất nông nghiệp ..................... 60 4.2 NGUỒN VỐN SINH KẾ VÀ KINH TẾ NÔNG HỘ .............................. 62 4.2.1 Phân tích nguồn vốn sinh kế nông hộ .................................................... 62 4.2.1.1 Nguồn nhân lực trong nông hộ ..................................................... 62 4.2.1.2 Phân tích nguồn vốn tự nhiên trong nông hộ ............................... 64 4.2.1.3 Phân tích nguồn vốn tài chính nông hộ ........................................ 66 4.2.1.4 Phân tích nguồn vốn xã hội .......................................................... 67 4.2.1.5 Phân tích nguồn vốn vật chất ....................................................... 69 4.2.2 Phân tích kinh tế nông hộ ...................................................................... 71 4.2.2.1 Sự đa dạng nguồn thu nhập trong nông hộ .................................. 71 4.2.2.2 Thu nhập thuần nông hộ ............................................................... 73 4.2.2.3 Các yếu tố tác động đến thu nhập nông hộ theo mô hình SX ....... 76 4.2.3 So sánh hiệu quả tài chính các mô hình sản xuất .................................. 79 4.3 ĐA DẠNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ AN TOÀN LƢƠNG THỰC NÔNG HỘ .............................................................. 81 4.3.1 Đảm bảo sẵn có lƣơng thực ................................................................... 81 4.3.2 Sự ổn định của lƣơng thực ..................................................................... 83 4.3.3 Khả năng tiếp cận lƣơng thực ................................................................ 86 4.3.4 Sự an toàn và chất lƣợng lƣơng thực ..................................................... 88 4.4 NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........................... 90 4.4.1 Giải pháp kỹ thuật .................................................................................. 90 4.4.2 Giải pháp chính sách .............................................................................. 91 x
  12. 4.4.3 Bài học kinh nghiệm .............................................................................. 94 Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................... 97 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 97 5.2 ĐỀ XUẤT ................................................................................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 100 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 114 xi
  13. DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Các mức độ an toàn lƣơng thực tích hợp …………………… 20 Bảng 3.1: Địa điểm và địa bàn thực hiện nghiên cứu …………………... 32 Bảng 3.2: Cỡ mẫu các nhóm nông hộ thực hiện đa dạng mô hình SXNN đƣợc phỏng vấn ở 3 vùng ĐBSCL ………………………….. 35 Bảng 3.3: Ý nghĩa các biến và kỳ vọng về dấu các hệ số βi đến đa dạng hóa SX và thu nhập trong nông hộ …………………………. 38 Bảng 4.1: Thời điểm và các yếu tố tác động đến đa dạng mô hình sản xuất ở ba vùng sinh thái ĐBSCL …………………………… 56 Bảng 4.2: Lƣợc sử về sự thay đổi đa dạng hóa sản xuất và các tác động của nó ở ba vùng sinh thái ĐBSCL ………………………… 57 Bảng 4.3: Phân tích các yếu tố tác động đến đa dạng trong sản xuất nông nghiệp ở ba vùng sinh thái ĐBSCL …………………... 61 Bảng 4.4: Nguồn nhân lực nông hộ và thông tin chủ hộ theo vùng sinh thái và mô hình sản xuất …………………………………….. 63 Bảng 4.5: Tình trạng sở hữu tài nguyên đất nông hộ theo vùng sinh thái và mô hình sản xuất …………………………………………. 65 Bảng 4.6: Đánh giá tình trạng tài chính và vay vốn trong nông hộ theo vùng sinh thái và mô hình sản xuất …………………………. 66 Bảng 4.7: Kết quả đánh giá các mối quan hệ Hội/Đoàn thể trong cộng đồng theo vùng sinh thái và mô hình sản xuất ……………… 68 Bảng 4.8: Kết quả đánh giá loại nhà ở của nông hộ theo vùng sinh thái và mô hình sản xuất …………………………………………. 69 Bảng 4.9: Các thiết bị sinh hoạt trong nông hộ theo vùng sinh thái và mô hình sản xuất ……………………………………………. 70 Bảng 4.10: Các thiết bị phục vụ sản xuất trong nông hộ theo vùng sinh thái và mô hình sản xuất …………………………………….. 71 Bảng 4.11: Cơ cấu thu nhập, tổng thu/hộ và chỉ số đa dạng thu nhập (SID) nông hộ theo vùng sinh thái và mô hình sản xuất ……. 72 xii
  14. Bảng 4.12: Thu nhập thuần trong nông hộ, thu nhập bình quân nhân khẩu và sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp theo vùng và …… mô hình sản xuất ……………………………………………. 74 Bảng 4.13: Phân tích các yếu tố tác động đến tổng thu nhập nông hộ theo các mô hình sản xuất ở vùng Ngập lũ cao ……………... 77 Bảng 4.14: Phân tích các yếu tố tác động tổng thu nhập nông hộ thực hiện các mô hình sản xuất ở vùng Trung tâm ĐBSCL ……... 78 Bảng 4.15: Phân tích các yếu tố tác động đến tổng thu nhập nông hộ thực hiện các mô hình sản xuất ở vùng Ven biển …………... 79 Bảng 4.16: So sánh hiệu quả tài chính các mô hình sản xuất theo vùng sinh thái ĐBSCL ……………………………………………. 80 Bảng 4.17: Mức độ chi tiêu lƣơng thực theo nông hộ và bình quân nhân khẩu ở ba vùng sinh thái ĐBSCL …………………………... 82 Bảng 4.18: Ảnh hƣởng yếu tố tài chính đến khả năng tiếp cận nguồn lƣơng thực nông hộ theo vùng và các mô hình sản xuất ……. 85 Bảng 4.19: Mức độ nông hộ gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn lƣơng thực theo vùng sinh thái và các mô hình sản xuất ………….. 87 Bảng 4.20: Các giải pháp ứng phó thiếu lƣơng thực trong nông hộ theo vùng sinh thái và các mô hình sản xuất ở ĐBSCL ………… 88 Bảng 4.21: Số liệu khảo sát các ý kiến về tác động của mất ATLT tạm thời đến sức khỏe thành viên trong nông hộ theo vùng sinh …… thái và các mô hình sản xuất ………………………………. 89 Bảng 4.22: Các đề xuất về kỹ thuật của nông hộ theo vùng sinh thái và các mô hình sản xuất ở ĐBSCL …………………………… 90 Bảng 4.23: Kết quả đánh giá các chính sách hỗ trợ sản xuất theo vùng sinh thái và các mô hình sản xuất ở ĐBSCL ………………. 92 Bảng 4.24: Các kết quả đánh giá và đề xuất các chính sách của nông hộ theo vùng sinh thái và các mô hình sản xuất ở ĐBSCL …… 93 Bảng 4.25: Các yếu tố tự nhiên ảnh hƣởng đến sinh kế hộ theo vùng sinh thái và các mô hình sản xuất ở ĐBSCL ……………… 95 xiii
  15. DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Các cấp độ đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp ………… 13 Hình 3.1: Phƣơng pháp tiếp cận theo tiến trình nghiên cứu và phát triển nông nghiệp …………………………………………………. 27 Hình 3.2: Khung lý thuyết về đa dạng trong sản xuất nông nghiệp đến đặc tính nông hộ và an toàn lƣơng thực …………………….. 28 Hình 3.3: Khung lý thuyết trong phân tích sinh kế nông hộ …………… 29 Hình 3.4: Phân vùng sinh thái nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long.. 31 Hình 3.5: Sự phân chia vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ……………... 31 Hình 4.1: Sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp qua các giai đoạn chuyển dịch ở vùng ĐBSCL ………………………………… 43 Hình 4.2: Sự thay đổi diện tích đất canh tác và sản lƣợng lúa ĐBSCL qua các giai đoạn chuyển dịch sản xuất nông nghiệp ………. 46 Hình 4.3: Sự thay đổi diện tích canh tác một số cây lƣơng thực và công nghiệp ĐBSCL qua các giai đoạn chuyển dịch sản xuất ……. 48 Hình 4.4: Sự thay đổi diện tích đất trồng cây lâu năm vùng ĐBSCL ở các giai đoạn chuyển dịch sản xuất nông nghiệp ……………. 50 Hình 4.5: Sự thay diện tích đất lâm nghiệp vùng ĐBSCL qua các giai đoạn chuyển dịch sản xuất nông nghiệp ……………………. 51 Hình 4.6: Sự thay đổi diện tích và sản lƣợng nuôi trồng thuỷ sản vùng ĐBSCL qua các giai đoạn chuyển dịch sản xuất ……………. 53 Hình 4.7: Sự thay đổi giá trị SXNN và tỷ trọng đóng góp GDP vùng ĐBSCL qua các giai đoạn chuyển dịch sản xuất …………… 54 Hình 4.8: Sự thay đổi thu nhập trên nhân khẩu của cƣ dân cả nƣớc và vùng ĐBSCL qua các giai đoạn chuyển dịch sản xuất …….. 75 Hình 4.9: Sự thay đổi thu nhập trên nhân khẩu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp của cả nƣớc và ĐBSCL .…. 76 Hình 4.10: Tình trạng khó khăn về tài chính để mua lƣơng thực trong nông hộ theo các tháng ở ba vùng sinh thái ĐBSCL ……….. 84 xiv
  16. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATLT An toàn lƣơng thực ARD-procedure Agricultural Research Development-Procedure (Tiến trình Nghiên cứu Phát triển Nông nghiệp) BĐKH Biến đổi khí hậu BNN-PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BVTV Bảo vệ thực vật CAT Cây ăn trái CARE Cooperative for Assistance and Relief Everywhere (Tổ chức Hợp tác hỗ trợ và cứu trợ ở mọi nơi) CLC Chất lƣợng cao CNH Công nghiệp hóa DFID Department for International Development of UK (Bộ Phát triển Quốc tế của Anh Quốc) ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐVT Đơn vị tính FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lƣơng Nông Liên Hiệp Quốc) HĐH Hiện đại hóa HTCT Hệ thống canh tác HTX Hợp tác xã IFPRI International Food Policy Research Institute (Viện Nghiên cứu Chính sách Lƣơng thực Quốc tế) KHCN Khoa học công nghệ KIP Key Informant Panel (Phỏng vấn chuyên gia) KT Kinh tế LĐ Lao động ND Nông dân NN Nông nghiệp xv
  17. NQ-CP Nghị Quyết của Chính phủ NTM Nông thôn mới NTTS Nuôi trồng thủy sản PRA Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nông thôn có sự tham gia) PTNT Phát triển Nông thôn SID Simpson Index of Diversity (Chỉ số đa dạng của Simpson) SX Sản xuất UBND Ủy Ban Nhân Dân UNDP United Nations Development Programmes (Chƣơng trình phát triển Liên Hiệp Quốc) USDA United States Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) XH Xã hội xvi
  18. Chƣơng 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tiến trình phát triển sản xuất nông nghiệp (SXNN) luôn gắn liền với lịch sử canh tác cây lúa rất nƣớc lâu đời nên Việt Nam đƣợc biết đến nhƣ một quốc gia sản xuất (SX) lúa lớn ở khu vực Châu Á và trên thế giới. Trong thâm canh cây lúa luôn có sự cải tiến đi kèm với tiến trình cải cách nền nông nghiệp (NN) của đất nƣớc hơn 30 năm (từ 1986 đến 2019) đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế (KT), xã hội (XH), xóa đói giảm nghèo và đảm bảo nguồn an toàn lƣơng thực (ATLT) quốc gia. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho canh tác lúa đã đƣa Việt Nam từ chỗ thiếu ăn trở thành nƣớc xuất khẩu gạo trong tốp 5 thế giới (Nguyen Ngoc De, 2006) nên góp phần tăng nguồn cung cấp lƣơng thực trong khu vực và thế giới nói chung. Tuy nhiên, trong hai thập niên gần đây, việc canh tác lúa gạo của Việt Nam không còn đƣợc thuận lợi nhƣ trƣớc, vì có nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến SX lúa nhƣ: các tác động của tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu, sự bộc phát của các loài sâu hại, dịch bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa, xu hƣớng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập KT toàn cầu và những bất ổn của thị trƣờng gạo trên thế giới đã ảnh hƣởng trực tiếp đến ngành SX lúa gạo, tác động tiêu cực đến hoạt động sinh kế của nông hộ sống phụ thuộc hoàn toàn vào SXNN (UNDP và AusAID, 2004). Nguồn sinh kế của đại đa số nông dân (ND) ở các vùng nông thôn Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, do môi trƣờng SXNN luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro mất mùa hoặc giảm sản lƣợng lƣơng thực SX. Trong khi đó các nguồn thu nhập trong hoạt động SXNN ngày càng thấp và trở nên không ổn định; đặc biệt là sự chênh lệch lớn về mặt thu nhập đã ảnh hƣởng đến cách tiếp cận nguồn lƣơng thực ổn định giữa các nhóm nông hộ với nhau và giữa các vùng sinh thái trong cả nƣớc. Mặc dù, chính phủ Việt Nam thời gian qua triển khai nhiều chƣơng trình mục tiêu cấp quốc gia để đẩy mạnh tái cơ cấu NN, phát triển nông thôn (PTNT), với mục tiêu đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển KT, xóa đói giảm nghèo bền vững và bảo tồn tài nguyên môi trƣờng - văn hóa XH ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, các khó khăn thách thức này vẫn tiếp tục kéo dài nếu nhƣ quá trình thực hiện đổi mới các hình thức tổ chức SX và sự đa dạng trong SXNN tại các vùng vẫn còn chuyển biến chậm. Đặc biệt là công tác nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN), đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu NN còn nhiều mặt hạn chế đã ảnh hƣởng đến sự chuyển dịch đa dạng trong SXNN. 1
  19. Đa dạng hóa trong NN là vấn đề đƣợc quan tâm hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh SXNN có nhiều rủi ro và bị tác động của BĐKH. Sự chuyển dịch đa dạng hóa SX là một quá trình cải biến nền SXNN theo hƣớng hiện đại hơn. Trong đó, cần phát huy thế mạnh các giống cây trồng, vật nuôi đặc thù ở mỗi địa phƣơng với việc áp dụng KHCN tiên tiến vào SX nhằm tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng và phục vụ cho xuất khẩu. Kinh nghiệm ở một số nƣớc trong khu vực (nhƣ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan) cho thấy việc khuyến khích ND đầu tƣ chuyển dịch đa dạng hóa các nông sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và phục vụ xuất khẩu đều mang lại những thành công nhất định trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN (Nguyễn Trọng Uyên, 2007). Sự đa dạng SXNN giúp cải thiện nguồn dinh dƣỡng trong gia đình và góp phần giảm đói nghèo ở các vùng nông thôn (Ha et al., 2013; Olivier, 2018); cho nên ND nhiều nơi trong vùng ĐBSCL đang chuyển dịch theo hƣớng đa dạng hoá các mô hình SX từ việc độc canh cây lúa sang các hệ thống canh tác (HTCT) kết hợp. Thí dụ: ở tỉnh An Giang, khi ngƣời dân trồng hai vụ màu và một vụ lúa cho thu nhập cao hơn độc canh hai vụ lúa mỗi năm (Nguyen Sinh Cuc, 2003). Ở thành phố Cần Thơ cũng đạt đƣợc kết quả tƣơng tự khi ND thực hiện mô hình kết hợp nuôi tôm/cá với trồng lúa tạo ra thu nhập cao hơn 30% so với chỉ độc canh cây lúa (Dƣơng Ngọc Thành và ctv., 2008). Ở vùng nƣớc lợ của tỉnh Sóc Trăng, ngƣời dân đã chuyển dịch đa dạng từ lúa 1 vụ sang canh tác lúa-tôm, lúa-hoa màu và đa dạng các hình thức nuôi tôm đều cho thu nhập cao (Le Xuan Sinh, 2000). Nhƣ vậy, chuyển dịch đa dạng hóa SX đang tiếp tục phát triển để góp phần cải thiện nền SXNN theo hƣớng bền vững hơn. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch đa dạng hóa SX phụ thuộc vào vùng sinh thái NN và đối tƣợng nông hộ nên không phải tất cả sự chuyển dịch đều mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn. Các kết quả nghiên cứu tại vùng ĐBSCL cho thấy sự đa dạng trong SXNN diễn ra nhiều ở nhóm hộ trung bình và cận nghèo nên dễ bị tổn thƣơng trong quá trình SX có nhiều yếu tố rủi ro (Dƣơng Ngọc Thành và ctv., 2008). Các kết quả nghiên cứu trƣớc đây cho thấy có tƣơng quan thuận về thu nhập giữa sự đa dạng trong SXNN và các hoạt động phi NN ở nhóm hộ trung bình (Dƣơng Ngọc Thành, 2016); trong khi những hộ khá/giàu sở hữu diện tích đất canh tác lớn thì thƣờng chuyên canh cây lúa nên chỉ số đa dạng trong sinh kế hộ càng thấp (Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng, 2015). Các đánh giá khác cũng cho thấy không phải SX nhiều lƣơng thực (nhƣ lúa gạo) thì có tác dụng tốt đến phát triển kinh tế NN và cải thiện vấn đề dinh dƣỡng trẻ em nông thôn, mà yếu tố nghèo và tình trạng thu nhập thấp dẫn đến SXNN kém bền vững và tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em cao ở ĐBSCL (Lê Cảnh 2
  20. Dũng và ctv., 2011). Do đó, cần có những đánh giá tác động, cũng nhƣ hiệu quả của dịch chuyển đa dạng hóa SX để nâng cao hiệu quả đầu tƣ, thu nhập và đảm bảo ATLT nông hộ trong tình hình mới hiện nay. Cách tiếp cận trong nghiên cứu theo hƣớng đa dạng trong SXNN để ổn định thu nhập và tăng cƣờng khả năng ứng phó tình trạng mất ATLT nông hộ là cần thiết trong điều kiện SXNN chịu nhiều rủi ro nhƣ hiện tại. Do đó, nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm tổng hợp các dữ liệu phục vụ chuyển dịch đa dạng trong SXNN, đồng thời đánh giá những tác động của nó đến thu nhập và ATLT nông hộ vùng ĐBSCL. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu này là đánh giá thu nhập và ATLT nông hộ trong bối cảnh chuyển dịch đa dạng trong SXNN nhằm đáp ứng các chiến lƣợc sinh kế hộ gia đình và vấn đề ATLT ở các xã thực hiện xây dựng Nông thôn mới vùng ĐBSCL. Qua đó, nghiên cứu xây dựng các cơ sở dữ liệu về sự chuyển dịch đa dạng mô hình SXNN nhằm hỗ trợ cho việc phát triển NN, nông thôn và ND trong tiến trình thực hiện chuyển dịch và tái cơ cấu ngành NN theo chủ trƣơng của Chính phủ hiện nay. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1) Lƣợc sử về hiện trạng chuyển dịch các mô hình SXNN để xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu về đa dạng hóa SX ở các xã Nông thôn mới vùng ĐBSCL; 2) Đánh giá đƣợc hiệu quả chuyển dịch mô hình SXNN theo hƣớng đa dạng đến thu nhập hộ; 3) Phân tích đƣợc các tác động của sự chuyển dịch mô hình SXNN theo hƣớng đa dạng đến ATLT nông hộ; và 4) Đề xuất đƣợc các yếu tố kỹ thuật thích hợp, cơ chế chính sách hỗ trợ và rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm cho việc phát triển NN và nông thôn trong tƣơng lai. 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.3.1 Nội dụng 1: Lƣợc sử về hiện trạng chuyển dịch các mô hình SXNN để xây dựng cơ sở dữ liệu về sự đa dạng hóa SX. Trong nội dung này thì nghiên cứu thực hiện tổng hợp đƣợc các nguồn thông tin số liệu thứ cấp nhằm phục vụ phần tổng quan tài liệu của luận án. Đồng thời các nguồn thông tin số liệu sơ cấp đƣợc tổng hợp, phân tích và đánh giá sự chuyển dịch đa dạng trong SXNN phù hợp với sự phát triển NN vùng ĐBSCL. Các nội dung thu thập thông tin số liệu sơ cấp đƣợc thực hiện thông qua các cuộc thảo luận nhóm và điều tra thu 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0