Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền Trung Việt Nam
lượt xem 8
download
Luận án Tiến sĩ "Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền Trung Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu; Đánh giá thực trạng liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu tại khu vực miền Trung Việt Nam; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu tại khu vực miền Trung Việt Nam; Đề xuất giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền Trung Việt Nam
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN GIA KIÊM NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN RỪNG GỖ NGUYÊN LIỆU KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN GIA KIÊM NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN RỪNG GỖ NGUYÊN LIỆU KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM Ngành : Kinh tế Nông nghiệp Mã số : 9 62 01 15 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Trọng Hùng 2. TS. Hoàng Liên Sơn HÀ NỘI – 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Gia Kiêm i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Lê Trọng Hùng và TS. Hoàng Liên Sơn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Kiểm lâm và các sở, ban ngành của tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và Bình Định. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo các Hạt Kiểm lâm, các xã thuộc huyện thị, người dân và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến lâm sản ở tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và Bình Định đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra khảo sát thực địa và nghiên cứu đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2021 Nghiên cứu sinh Nguyễn Gia Kiêm ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục sơ đồ ................................................................................................................ x Danh mục hình .................................................................................................................. x Danh mục biểu đồ ............................................................................................................. x Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi Thesis abstract................................................................................................................ xiii Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.2.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................................... 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 4 1.4. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 5 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................................... 6 1.5.1. Ý nghĩa khoa học....................................................................................................... 6 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................................... 6 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu ........................................................................................................... 7 2.1. Cơ sở lý luận về liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu ............................ 7 2.1.1. Khái niệm và phân loại liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu .................... 7 2.1.2. Đặc điểm sản xuất, kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu ............................................. 12 2.1.3. Vai trò và nguyên tắc của liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu .............. 15 2.1.4. Nội dung nghiên cứu liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu ...................... 19 2.1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu .................... 25 2.2. Cơ sở thực tiễn về liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu ....................... 30 iii
- 2.2.1. Kinh nghiệm về liên kết trong phát triển nông - lâm nghiệp trên thế giới ............... 30 2.2.2. Kinh nghiệm về liên kết trong phát triển nông - lâm nghiệp ở Việt Nam ............... 33 2.2.3. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho phát triển rừng gỗ nguyên liệu của Việt Nam.................................................................................................................. 39 2.3. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan .......................................... 41 2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về liên kết trong sản xuất, kinh doanh nông – lâm nghiệp ............................................................................................................... 41 2.3.2. Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................................ 43 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 45 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 47 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 47 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 49 3.2.1. Tiếp cận nghiên cứu ................................................................................................ 49 3.2.2. Khung phân tích ...................................................................................................... 51 3.2.3. Chọn điểm nghiên cứu ............................................................................................ 53 3.2.4. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................. 54 3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................................ 57 3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 62 3.3.1. Chỉ tiêu phản ánh hoạt động của liên kết................................................................ 62 3.3.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện quy tắc ràng buộc trong liên kết................... 62 3.3.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh các sản phẩm trong liên kết ....................... 63 3.3.4. Chỉ tiêu phản ánh cơ chế kiểm soát và tính bền vững của liên kết ........................ 64 3.3.5. Chỉ tiêu phản ánh xu hướng, tiềm năng phát triển của liên kết ............................. 64 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 65 Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 66 4.1. Thực trạng kinh doanh lâm nghiệp tại các tỉnh khảo sát khu vực miền trung Việt Nam ................................................................................................... 66 4.1.1. Diện tích rừng trồng gỗ nguyên liệu ....................................................................... 66 4.1.2. Sản lượng gỗ rừng trồng khai thác.......................................................................... 69 4.1.3. Công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu ................................................................... 70 4.2. Thực trạng liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền trung Việt Nam ................................................................................................... 72 iv
- 4.2.1. Liên kết ngang: Liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững ..................................................................................................... 72 4.2.2. Liên kết dọc: Liên kết giữa công ty chế biến lâm sản với hộ nông dân trồng rừng ................................................................................................................ 83 4.2.3. Liên kết hỗn hợp: Liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững với công ty chế biến lâm sản ............................................ 94 4.2.4. Đánh giá tổng hợp 03 mô hình liên kết ................................................................ 110 4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền trung Việt Nam ................................................................................. 112 4.3.1. Liên kết ngang: Liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững ................................................................................................... 113 4.3.2. Liên kết dọc: Liên kết giữa công ty chế biến lâm sản với hộ nông dân trồng rừng .............................................................................................................. 118 4.3.3. Liên kết hỗn hợp: Liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững với công ty chế biến lâm sản .......................................... 122 4.4. Giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền trung Việt Nam ........................................................................................ 127 4.4.1. Quan điểm về giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu ............................................................................................................ 127 4.4.2. Các căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................ 128 4.4.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền Trung Việt Nam ...................................................................... 135 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 145 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 147 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 147 5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 149 5.2.1. Đối với chính phủ .................................................................................................. 149 5.2.2. Đối với các bộ ngành ............................................................................................ 149 Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án .......................................... 151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152 Phụ lục .......................................................................................................................... 158 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CCR Chứng chỉ rừng ĐLN Đất lâm nghiệp DN Doanh nghiệp EU Liên minh châu Âu FSC Hội đồng Quản lý rừng (Forest Stewardship Council) GNL Gỗ nguyên liệu HGĐ Hộ gia đình HQKT Hiệu quả minh tế HTX Hợp tác xã LK Liên kết NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QLRBV Quản lý rừng bền vững SPSS Phần mềm thống kê SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) SWOT Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức (Strengths – Weaknesses – Oppotunities – Threats) SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn Tr.đ Triệu đồng VPA/FLEGT Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (Forest Law Enforcement, Governance and Trade) WB3 Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp WWF Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên vi
- DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1. Diện tích rừng bình quân giai đoạn 2014 – 2018 của khu vực miền Trung Việt Nam .............................................................................................................. 47 3.2. Các hình thức liên kết tại khu vực miền Trung Việt Nam ................................... 53 3.3. Lựa chọn các liên kết và điểm nghiên cứu ........................................................... 54 3.4. Số mẫu phỏng vấn hộ gia đình và các bên tham gia mỗi liên kết ........................ 56 4.1. Diện tích rừng theo loại rừng, năm 2019 ............................................................. 67 4.2. Diện tích rừng theo chủ quản lý năm 2019 .......................................................... 68 4.3. Diện tích rừng trồng mới tập trung hàng năm, giai đoạn 2014-2018 ................... 69 4.4. Đặc điểm hộ gia đình và rừng GNL tham gia liên kết ngang .............................. 75 4.5. Vai trò của các bên tham gia liên kết ngang ........................................................ 76 4.6. Các hoạt động của liên kết ngang......................................................................... 77 4.7. Kết quả thực hiện cam kết về thời gian trong liên kết ngang ............................... 78 4.8. Kết quả thực hiện cam kết về số lượng và chất lượng ......................................... 79 4.9. Cơ cấu chi phí và giá trị gia tăng cho 01 tấn gỗ nguyên liệu của rừng trồng liên kết .................................................................................................................. 80 4.10. Kết quả sản xuất, kinh doanh rừng trồng của liên kết ngang ............................... 80 4.11. Kết quả kiểm soát hoạt động của liên kết ............................................................. 81 4.12. Sự gia tăng thành viên trong liên kết ngang ......................................................... 82 4.13. Khả năng sẵn sàng tham gia liên kết ngang của hộ gia đình ................................ 83 4.14. Đặc điểm hộ gia đình và rừng GNL tham gia liên kết dọc .................................. 85 4.15. Quy định của liên kết dọc ..................................................................................... 87 4.16. Cơ chế phân chia lợi ích trong liên kết dọc .......................................................... 88 4.17. Các hoạt động của liên kết dọc............................................................................. 88 4.18. Kết quả thực hiện cam kết về số lượng và chất lượng trong liên kết dọc ............ 89 4.19. Cơ cấu giá trị gia tăng của mỗi công đoạn sản phẩm trong liên kết dọc .............. 91 4.20. Kết quả sản xuất, kinh doanh của tác nhân trong liên kết dọc ............................. 92 4.21. Kết quả kiểm soát hoạt động của liên kết dọc ...................................................... 93 4.22. Sự gia tăng thành viên trong liên kết dọc ............................................................. 93 4.23. Khả năng sẵn sàng tham gia liên kết dọc của hộ gia đình .................................... 94 vii
- 4.24. Đặc điểm hộ gia đình và rừng GNL tham gia liên kết hỗn hợp ........................... 97 4.25. Vai trò của các bên trong gia liên kết hỗn hợp ..................................................... 98 4.26. Các hoạt động của liên kết ngang hình thành nhóm hộ/Hội ................................ 99 4.27. Các hoạt động của liên kết dọc trong liên kết hỗn hợp ...................................... 100 4.28. Kết quả thực hiện cam kết về thời gian trong liên kết hỗn hợp ......................... 101 4.29. Kết quả thực hiện cam kết về số lượng và chất lượng trong liên kết hỗn hợp ... 102 4.30. Kết quả thực hiện cam kết về giá cả trong liên kết hỗn hợp .............................. 103 4.31. Một số yếu tố đầu vào phân tích kết quả sản xuất kinh doanh ........................... 104 4.32. So sánh thu nhập từ trồng rừng có chứng chỉ FSC và không có chứng chỉ FSC của HGĐ ..................................................................................................... 105 4.33. Phân bổ chi phí tham gia chứng chỉ FSC trong liên kết hỗn hợp ....................... 106 4.34. Kết quả sản xuất, kinh doanh rừng trồng có và không có chứng chỉ FSC ......... 106 4.35. Phân tích giá trị gia tăng trong liên kết hỗn hợp ................................................ 107 4.36. Kết quả kiểm soát hoạt động của liên kết hỗn hợp ............................................ 108 4.37. Sự gia tăng thành viên trong liên kết hỗn hợp.................................................... 109 4.38. Khả năng sẵn sàng tham gia liên kết hỗn hợp .................................................... 110 4.39. Kết quả tổng hợp đánh giá 03 mô hình liên kết ................................................. 111 4.40. Biến đặc trưng và yếu tố chất lượng tốt ............................................................. 113 4.41. Ma trận xoay yếu tố (Rotated Component Matrix ............................................. 114 4.42. Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá ............................................................................................................ 115 4.43. Đánh giá độ phù hợp của mô hình ..................................................................... 116 4.44. Ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ sẵn sàng tham gia liên kết ngang của hộ gia đình ................................................................................................... 116 4.45. Vị trí quan trọng của các yếu tố ......................................................................... 117 4.46. Biến đặc trưng và yếu tố chất lượng tốt ............................................................. 118 4.47. Ma trận xoay yếu tố (Rotated Component Matrix ............................................. 119 4.48. Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá ............................................................................................................ 120 4.49. Đánh giá độ phù hợp của mô hình ..................................................................... 120 4.50. Ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ sẵn sàng tham gia liên kết dọc của hộ gia đình trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu ............................................... 121 viii
- 4.51. Vị trí quan trọng của các yếu tố ......................................................................... 122 4.52. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến liên kết hỗn hợp ....................................... 123 4.53. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến liên kết hỗn hợp ...................................... 124 4.54. Phân tích SWOT về 03 mô hình liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu tại khu vực miền Trung ............................................................................... 134 4.55. So sánh các chu kỳ kinh doanh rừng trồng cây Keo lai ..................................... 140 ix
- DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Tên sơ đồ Trang 3.1. Mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm gỗ .................................................. 49 3.2. Khung phân tích liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền Trung Việt Nam .......................................................................................... 52 4.1. Sơ đồ mô hình tổ chức liên kết ngang .................................................................. 74 4.2. Sơ đồ mô hình tổ chức liên kết dọc ...................................................................... 86 4.3. Sơ đồ mô hình tổ chức liên kết hỗn hợp............................................................... 96 DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 3.1. Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng liên kết ngang...................................... 59 3.2. Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng liên kết dọc.......................................... 60 4.1. Quá trình phát triển liên kết hỗn hợp ................................................................... 95 DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 4.1. Diễn biến diện tích rừng năm hàng năm .............................................................. 66 4.2. Sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác giai đoạn 2014 - 2018 ................................. 70 4.3. Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ cả nước, giai đoạn 2010 - 2020 ........................... 71 4.4. Số lượng doanh nghiệp chế biến và thương mại lâm sản năm 2017 .................... 72 4.5. So sánh tỷ trọng quy cách gỗ nguyên liệu bình quân theo các chu kỳ của loài cây Keo lai và Keo Tai tượng...................................................................... 140 x
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Gia Kiêm Tên Luận án: “Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền Trung Việt Nam” Ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hướng tới: (i) Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu; (ii) Đánh giá thực trạng liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu tại khu vực miền Trung Việt Nam; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu tại khu vực miền Trung Việt Nam; (iv) Đề xuất giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thu thập số liệu tại 03 tỉnh khu vực miền Trung, bao gồm: tỉnh Bình Định, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Trị; điều tra khảo sát 222 hộ gia đình trồng rừng có tham gia liên kết, 02 doanh nghiệp chế biến lâm sản tham gia liên kết phát triển rừng gỗ nguyên liệu (GNL) với hộ gia đình trồng rừng trong giai đoạn 2016-2017; tổng hợp và phân tích số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2014-2019; Nghiên cứu sử dụng các phương pháp tham vấn hộ gia đình trồng rừng và doanh nghiệp chế biến lâm sản tham gia liên kết, cán bộ địa phương hỗ trợ phát triển liên kết. Nghiên cứu kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích bao gồm: thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích ma trận SWOT, phân tích tài chính, phân tích nhân tố khám phá và phương pháp cho điểm để phân tích các mô hình liên kết và đề xuất giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền Trung Việt Nam. Kết quả chính và kết luận Đề tài khảo sát thực trạng của 03 mô hình liên kết có tính đại diện cho các hình thức liên kết trong khu vực, bao gồm: (1) Liên kết ngang; (2) Liên kết dọc; (3) Liên kết hỗn hợp. Rừng trồng liên kết của cả 03 mô hình đã đạt tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững (QLRBV); rừng trồng liên kết theo 03 chu kỳ từ 6 năm, 7 năm và 10 năm có hiệu quả kinh tế và khả năng sinh lợi nhuận trên vốn đầu tư cao từ NPV>22 triệu đồng/ha/chu kỳ 6 năm đến NPV>109 triệu đồng/ha/chu kỳ 10 năm, BCR>1,49 lần, IRR>21,6%, AEV> 4,27 triệu đồng/ha/năm. Mô hình liên kết dọc và liên kết hỗn hợp có đơn vị liên kết là doanh nghiệp chế biến lâm sản cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm gỗ nguyên liệu với mức giá tiêu thụ cao hơn từ 10%-18% so với giá thị trường của GNL xi
- có cùng quy cách nhưng không có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững; chênh lệch lợi nhuận giữa rừng liên kết có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững với rừng không liên kết không có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững đạt 29,494 triệu đồng/ha/chu kỳ 10 năm. Liên kết ngang được hình thành với sự hỗ trợ của dự án WB3. Sự sẵn sàng tham gia liên kết của hộ gia đình (HGĐ) chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố; trong đó, yếu tố Hiệu quả kinh tế tác động 31,54%, yếu tố Hỗ trợ từ tổ chức bên ngoài tác động 20,64%, yếu tố thị trường sản phẩm tác động 19,17%, yếu tố về Chính sách nhà nước tác động 10,78%, yếu tố Tác động của chính quyền địa phương đóng góp 10,35% và yếu tố về Cơ chế liên kết tác động 7,52% đến quyết định sẵn sàng tham gia liên kết của HGĐ. Liên kết có nền tảng lớn về diện tích rừng và số lượng HGĐ tham gia, tuy nhiên mức độ bền vững và phát triển của liên kết còn rất thấp vì lý do: các nhóm hộ chưa kết nối thành một khối tổ chức vững mạnh, không duy trì được số lượng thành viên, chưa xây dựng được nguồn quỹ duy trì hoạt động nhóm và kinh phí tham gia cấp chứng chỉ QLRBV cho các chu kỳ trồng rừng tiếp theo, và luôn phụ thuộc sự hỗ trợ của tổ chức bên ngoài; bên cạnh đó, gỗ nguyên liệu có chứng chỉ QLRBV của các nhóm hộ chưa được đảm bảo có nơi tiêu thụ ổn định, giá bán bấp bênh. Mô hình liên kết không bền vững. Liên kết dọc chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố Đặc điểm hộ tham gia liên kết với sự tác động 30,47% và yếu tố Tăng thu nhập tác động 25,04% đến sự sẵn sàng tham gia liên kết của các bên. Liên kết có khả năng duy trì và phát triển trong tương lai bởi tiềm lực kinh tế của công ty chế biến lâm sản lớn, có thể duy trì hoạt động trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững. Liên kết hỗn hợp chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố Thị trường tiêu thụ sản phẩm và yếu tố Hỗ trợ từ tổ chức bên ngoài, từ đơn vị liên kết. Liên kết là một điển hình tiên tiến trong liên kết phát triển rừng GNL có chất lượng tốt; liên kết có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai nhờ sự tham gia và tuân thủ tốt của các bên liên kết, duy trì được số lượng thành viên tham gia, đa dạng nguồn tài chính cho liên kết, sự vào cuộc của chính quyền địa phương đã thúc đẩy liên kết và liên kết có khả năng tự xây dựng quỹ hoạt động rất lớn của nhóm hộ và hình thành Hội Các nhóm hộ có chứng chỉ rừng cấp tỉnh. Để thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền Trung Việt Nam, cần thực hiện đồng bộ 05 nhóm giải pháp sau: (1) Khuyến khích phát triển liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm gỗ có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững; (2) Nâng cao năng lực tự vận hành liên kết và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia liên kết; (3) Đổi mới chiến lược kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu; (4) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển liên kết trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững; (5) Khuyến nghị chính sách thúc đẩy phát triển liên kết trong kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu. xii
- THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Gia Kiem Thesis title: “Research on solutions to promote linkages in the development of material wood forests in the Central region of Vietnam” Major: Agriculture Economics Code: 9.62.01.15 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives The thesis aims to: (i) Explain the theoretical and practical basis of the linkages in the development of material wood forests; (ii) Assess the current status of linkages in the development of material wood forests in the Central region of Vietnam; (iii) Analyze the factors affecting the linkages in the development of material wood forests; (iv) Propose solutions to promote linkages in the development of material wood forests, contribute to improving the efficiency of forestry production in the Central region of Vietnam. Materials and Methods The thesis collected data in 03 provinces in the Central region, including: Binh Dinh, Quang Nam and Quang Tri province; Surveyed 222 plantation households participating in the linkage, 02 forest product processing enterprises participating in the development of material timber forests with households in the 2016-2017 period; synthesizing and analyzing secondary data in the period 2014-2019; The thesis used consultation method with forest planting households and processing enterprises participating in the linkage and local officials encouraging linkage development. The thesis used analytical methods including: descriptive statistics, comparative statistics, SWOT matrix analysis, financial analysis, factor analysis and scoring method to analyze linkage models and propose solutions to promote linkage in the development of material wood forests in the Central region of Vietnam. Main findings and conclusions The thesis investigated the current status of three linkage models that are representative of all forms of linkage in the region, including: (1) Horizontal linkage; (2) Vertical linkage; (3) Mixed linkage. The linked plantation forests of all three models have met the standards of sustainable forest management; linked plantation forest in three cycles from 6 years, 7 years and 10 years with high economic efficiency and profitability on investment from NPV>22 million VND/ha/cycle of 6 years to NPV>109 million VND/ha/10-year cycle, BCR>1.49 times, IRR>21.6%, AEV>4.27 million VND/ha/year. The vertical and mixed linkage model had forest product processing enterprises committed to purchase all material wood with a 10% -18% higher consumption price compared with material timber of the same specification but without certification of sustainable forest management (Sustainable forest management certification); The profit gap between the Sustainable forest management certified xiii
- linked forest and the non- Sustainable forest management certified unlinked forest is 29,494 million VND / ha / 10 year cycle. Horizontal linkage was established with the support of the WB3 project. Household's willingness to join the linkage was affected by many factors; of which, factors of economic efficiency constituted 31.54% of the HH’s decision, factors of external organizations’ supports constituted 20.64%, factors of product market constituted for 19.17%, factors of policy constituted for 10.78%, local government's impact factor constituted 10.35% and the linking mechanism factor constituted 7.52% of households' willingness. The linkage has a great foundation in terms of forest area and number of households involved, but the sustainability and development of the linkage is still very low due to some reasons: household groups are not a strong organizational unit, unable to maintain the number of members, no funds to maintain group activities and participating in Sustainable forest management certification for the next plantation cycle, and always depend on support from outside organizations; Besides, material wood with sustainable forest management certificates of household groups is not guaranteed to have a stable consumption and stable selling price. The linkage model is not sustainable. Vertical linkage was strongly influenced by the factor of The characteristics of participating households with the impact of 30.47% and the factor “Increasing income” accounted for 25.04% of the willingness of parties to participate in the association. The linkage is able to maintain and develop in the future because of the economic potential of a large processing company which is able to maintain Sustainable forest management certified forest plantation. The mixed linkage is strongly influenced by these factors: the consumer market of the product and the support from external organizations, linkage partners. The linkage model is an advanced point in linking development of good quality material forest; The linkage has great potential for growth in the future thanks to the participation and good compliance of the participants, the maintenance of the number of participants, the diversity of financial sources for the linkage operation, the involvement of local authorities in promoting linkages and linkages and the Association of Provincial Forest Certifications has a great ability to self-build funds for linkage’s activities. In order to promote linkages in the development of material forests, it is necessary to synchronously implement these five groups of solutions: (1) Encourage the development of linkage along the value chain of timber products with sustainable forest management certification; (2) Improving self-management capacity of the linkage and encourage all economic sectors to participate in the linkaget; (3) Innovating the strategy of trading material timber forests; (4) Improve the effectiveness, efficiency and role of local authorities in the development of linkage for forest plantation with sustainable forest management certification; (5) Policy recommendations to promote development of linkages in material timber forest trading. xiv
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Theo Quyết định 1423/QĐ/BNN-TCLN ngày 15 tháng 4 năm 2020 về công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019, nước ta có khoảng 14,609 triệu ha. Trong đó, diện tích rừng trồng là 4,317 triệu ha được giao quản lý và sử dụng cho 09 nhóm chủ thể, gồm các tổ chức và hộ gia đình. Chỉ tính riêng cho các hộ gia đình (HGĐ), diện tích rừng trồng là 1,594 triệu ha, được quản lý bởi 1,4 triệu hộ (Tek & cs., 2017), bình quân mỗi HGĐ có khoảng 1,1 ha rừng trồng, nhưng có đến trên trên 60% số HGĐ có diện tích nhỏ hơn 1 ha (Hoàng Liên Sơn & Vũ Duy Hưng, 2018). Tuy vậy, năng lực sản xuất gỗ nguyên liệu của các hộ gia đình rất lớn, (đạt khoảng 10 triệu m3 gỗ/năm) chiếm khoảng 50% tổng sản lượng gỗ rừng trồng khai thác hàng năm. Theo Điều 27, Luật Lâm nghiệp 2017, các chủ thể là HGĐ được khuyến khích xây dựng phương án Quản lý rừng bền vững (QLRBV) trên diện tích đất lâm nghiệp trồng rừng gỗ nguyên liệu được giao. Tuy nhiên, với sự tham gia đông đảo và sự nhỏ lẻ về diện tích rừng trồng của các HGĐ, các giải pháp chính sách khuyến khích thực hiện QLRBV đối với HGĐ là rất khó khả thi. Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tham gia chuỗi giá trị gỗ và sản phẩm gỗ có giá trị gia tăng cao với sự đòi hỏi nghiêm túc về QLRBV và chứng chỉ rừng. Kinh doanh rừng trồng của HGĐ sẽ gặp phải nhiều rào cản kỹ thuật của thị trường và hiệu quả kinh tế không được cải thiện nếu các hộ không hợp tác liên kết mở rộng quy mô diện tích theo nhóm hộ trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (Hoàng Liên Sơn & Vũ Duy Hưng, 2018). Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam đã ký kết và thực hiện 16 hiệp định thương mại tự do, trong đó Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (gọi tắt là Hiệp định VPA/FLEGT) chính thức đàm phán giữa Việt Nam và EU từ năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01/06/2019. Đây là hiệp định thương mại có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý nhằm mục tiêu để đảm bảo tính hợp pháp của gỗ khi xuất khẩu sang thị trường EU, một thị trường khó tính về chất lượng, thúc đẩy Quản lý rừng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất lâm nghiệp, khuyến khích những chủ rừng nhỏ là các hộ gia đình thay đổi phương án và mục tiêu kinh doanh rừng trồng phục vụ chế biến xuất khẩu. 1
- Giá trị xuất khẩu lâm sản, chủ yếu là gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng trưởng liên tục cao trong suốt 2 thập kỷ qua. Chỉ tính riêng giai đoạn 2010 – 2020, từ khoảng 3,64 tỷ USD năm 2010 đã tăng lên khoảng 12,05 tỷ USD năm 2020 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2020), đã giúp cho hàng hóa lâm sản trở thành một trong ba trụ cột ngành hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ở vị trí thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á, thứ nhất Đông Nam Á. Giá trị kim ngạch xuất khẩu lâm sản cần tiếp tục bứt phá để đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025. Do đó, chứng chỉ QLRBV ngày càng trở nên quan trọng để đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu có chất lượng, hợp pháp và có nguồn gốc từ những khu rừng được thực hiện QLRBV. Tuy vậy, tính đến tháng 02 năm 2019, tổng diện tích rừng của Việt Nam được cấp chứng chỉ là 209.239 ha (FSC, 2019); trong đó, rừng trồng là 152.281 ha, đạt 7,7% mục tiêu của Chính phủ đặt ra. Đặc biệt, diện tích rừng trồng có chứng chỉ rừng của nhóm hộ gia đình khoảng 12.000 ha, chiếm 7,9% tổng diện tích rừng trồng đạt chứng chỉ rừng, so với diện tích rừng trồng gỗ nguyên liệu hiện có của hộ gia đình là rất nhỏ bé, chỉ chiếm 0,8%. Do đó, hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải tăng cường liên kết giữa các tác nhân, bao gồm: liên kết giữa các chủ rừng để tạo quy mô diện tích lớn, liên kết theo chuỗi giá trị giữa chủ rừng với cơ sở chế biến, thương mại sản phẩm gỗ để hình thành những diện tích rừng đạt chứng chỉ QLRBV, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các bên, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2013). Khu vực miền Trung Việt Nam có diện tích rừng trồng gỗ nguyên liệu khoảng 1,728 triệu ha, chiếm 40,79% tổng diện tích rừng trồng cả nước (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2019c). Loài cây trồng rừng sản xuất chủ lực của vùng là Keo lai và Keo Tai tượng, chiếm tỷ lệ trên 90% diện tích rừng gỗ nguyên liệu (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2014b). Từ thực tiễn sản xuất và tác động của chính sách phát triển rừng trồng gỗ nguyên liệu, trong khu vực đã hình thành một số liên kết trong kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu giữa các HGĐ theo nhóm hộ trồng rừng đạt chứng chỉ QLRBV và liên kết theo chuỗi giá trị giữa các tác nhân từ khâu trồng rừng, đến khâu chế biến, thương mại sản phẩm gỗ. Các liên kết này đã nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật của một số dự án (KFW2, WWF, WB3, v.v…) và kết quả đã hình thành nên các liên kết, như: Hội các nhóm hộ 2
- trồng rừng đạt chứng chỉ rừng QLRBV ở Quảng Trị có lịch sử phát triển lâu dài, với sự tham gia của nhiều bên, gồm HGĐ, hợp tác xã, doanh nghiệp. Quy mô diện tích tăng dần từ 300 ha năm 2008 đến trên 1.722,4 ha năm 2016, với sự tham gia của trên 500 hộ gia đình (Hội Các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị, 2016). Ngoài ra, Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (Dự án WB3) triển khai tại 06 tỉnh miền Trung trong giai đoạn 2005 – 2015 đã thành lập được 806 nhóm với 26.968 hộ tham gia trồng 76.571 ha rừng, trong đó 1.052,5 ha rừng của 342 HGĐ đã được cấp chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp, 2015). Theo đánh giá bước đầu, rừng trồng gỗ nguyên liệu có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý rừng (FSC). Các nhóm hộ tham gia đã nâng cao hiệu quả kinh tế kinh doanh rừng trồng, từ đó góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo và có tích lũy để tái sản xuất đầu tư phát triển rừng trồng và kinh tế hộ theo hướng bền vững. Tuy nhiên, số lượng HGĐ và diện tích rừng tham gia liên kết còn rất nhỏ so với tiềm năng và nhu cầu tiêu dùng gỗ nguyên liệu có chứng chỉ QLRBV, các mối quan hệ hợp tác giữa các bên thiếu bền vững, trong đó liên kết nhóm hộ tại 06 tỉnh miền Trung dễ dàng tan vỡ khi dự án WB3 kết thúc. Mặt khác, các nghiên cứu đánh giá tổng kết về liên kết tại khu vực chưa thấu đáo về tính bền vững của liên kết, chưa lượng hóa được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển và phá vỡ liên kết, chưa xây dựng được hệ thống giải pháp đồng bộ thúc đẩy phát triển liên kết trong kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu của khu vực. Do đó, những câu hỏi được đặt ra trong nghiên cứu này là: (1) Có những hình thức và mô hình liên kết phát triển rừng gỗ nguyên liệu nào tại khu vực miền Trung Việt Nam?; (2) Các liên kết hiện nay tại khu vực miền Trung được triển khai thực hiện như thế nào, đã đạt được kết quả và lợi ích cho các tác nhân tham gia liên kết như thế nào?; (3) Yếu tố nào ảnh hưởng tới việc tham gia liên kết và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó ra sao?; (4) Giải pháp nào cần được thực hiện để thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu tại khu vực miền Trung Việt Nam?. Vì vậy, thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền Trung Việt Nam” là hết sức cần thiết, nhằm cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp thúc đẩy liên kết trong kinh doanh rừng trồng gỗ nguyên liệu. 3
- 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu. - Đánh giá thực trạng liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu tại khu vực miền Trung Việt Nam. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu tại khu vực miền Trung Việt Nam. - Đề xuất giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu. Các hình thức liên kết bao gồm, liên kết ngang tạo quy mô về sản lượng, hình thức liên kết dọc theo chuỗi giá trị ngành hàng gỗ rừng trồng và hình thức liên kết hỗn hợp. Đối tượng khảo sát của đề tài bao gồm: (i) Hộ gia đình trồng rừng liên kết; (ii) Doanh nghiệp chế biến lâm sản tham gia liên kết; (iii) Cán bộ chính quyền địa phương. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu a. Nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu tại khu vực miền Trung Việt Nam, bao gồm liên kết giữa các hộ gia đình trồng rừng, doanh nghiệp trồng rừng và chế biến gỗ theo 03 mô hình liên kết cụ thể là (1) Mô hình liên kết ngang, (2) Mô hình liên kết dọc, và (3) Mô hình liên kết hỗn hợp. Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên đề tài tập trung nghiên cứu các mô hình liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững. 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy xúc thuỷ lực gầu ngược dung tích 0,7m
24 p | 132 | 15
-
Báo cáo Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sử dụng vỏ sắn (khoai mì) trong thức ăn cho bò nuôi lấy thịt
2 p | 191 | 14
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu, phát triển các lược đồ chữ ký sô tập thể
24 p | 129 | 13
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 252 | 12
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng
177 p | 26 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc
135 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu biến dị, khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn pelita tại Bàu Bàng (Bình Dương) và Pleiku (Gia Lai)
129 p | 107 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu nâng cao chất lượng xử lý tín hiệu trong các hệ thống thông tin đa người dùng
24 p | 110 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sự ổn định khoang hầm trong môi trường đá nứt nẻ bằng phương pháp Phân tích biến dạng không liên tục
24 p | 112 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ổn định đàn hồi của tấm và vỏ trụ composite lớp chịu tải trọng động
24 p | 100 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử dầm bê tông cốt thép chịu uốn bị hư hỏng do ăn mòn được gia cường bằng tấm CFRP
27 p | 12 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tương tác giữa ống dẫn và nền san hô
24 p | 100 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến kết quả xác định một số thông số mật đường bê tông xi măng sân bay bằng thiết bị gia tải động
27 p | 25 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm lan truyền kim loại nặng từ bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh tại Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội
26 p | 28 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu xác định chế độ làm việc hợp lý của máy lu rung thi công đất nền đường tuần tra biên giới
24 p | 111 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng
27 p | 26 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc
12 p | 5 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm trượt đất đá trên đường Hồ Chí Minh đoạn Đakrông – Thạnh Mỹ và luận chứng giải pháp xử lý thích hợp
24 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn