intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu kiến thức bản địa và một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả chăn nuôi bò Hmông

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:145

55
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án nhằm tổng hợp và xác định được một số kiến thức bản địa của người Hmông trong nuôi và vỗ béo bò Hmông trong vụ đông Xác định được một số giải pháp nâng cao chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi bò Hmông tại tỉnh Cao Bằng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu kiến thức bản địa và một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả chăn nuôi bò Hmông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI HOÀNG XUÂN TRƯỜNG NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI BÒ HMÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI HOÀNG XUÂN TRƯỜNG NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI BÒ HMÔNG CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 9.62.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1.GS.TS.VŨ CHÍ CƯƠNG 2.TS.ĐÀO THẾ ANH HÀ NỘI – 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ để lấy bất cứ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2018 Tác giả luận án Hoàng Xuân Trường
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô giáo, tập thể, cá nhân, các dự án cùng bạn bè đồng nghiệp. Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới quý thầy hướng dẫn khoa học: Cố GS.TS. Vũ Chí Cương và TS. Đào Thế Anh đã tận tâm và nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức chuyên môn, trao đổi phương pháp luận, ý tưởng và nội dung nghiên cứu, động viên nghiên cứu sinh để hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Viện Chăn nuôi, Phòng Đào tạo và Thông tin; Bộ môn dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi của Viện Chăn nuôi; Ban giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn tất các thủ tục bảo vệ luận án. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới người dân trong hai nhóm cùng sở thích chăn nuôi bò tại xóm Lũng Hoài, đại diện là anh Lý Văn Sầu và xóm Ràng Khoen, đại diện là ông Đào Xuân Thính; lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã Hạ Thôn, Phòng NN và PTNT huyện Hà Quảng, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trịnh Văn Tuấn; TS. Phạm Kim Cương; TS. Hồ Lam Sơn; TS. Đỗ Văn Trường; TS. Mai Thanh Sơn; ThS.Vũ Minh Tuấn; ThS. Nguyễn Thị Châu Giang; KS. Nguyễn Thị Phương, KS. Đinh Hoàng Nam đã cung cấp tài liệu và có nhiều trao đổi, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án. Xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp cùng các dự án: Superchain/FIDA; dự án ADB và dự án DBRP/IFAD Cao Bằng đã có những nghiên cứu trước đó về bò Hmông tại Cao Bằng. Cuối cùng, tôi xin được dành những tình cảm, lời cảm ơn sâu sắc nhất tới toàn thể người thân trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ, vợ và hai con đã luôn khuyến khích động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận án này. Nghiên cứu sinh Hoàng Xuân Trường
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................................... I LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................II MỤC LỤC..................................................................................................................................................III DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................................................................. VIII DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................................................X DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................................... XII MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................................1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU ........................................................................................................................... 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ..................................................................... 2 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN................................................................ 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................4 1.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .......... 4 1.1.1. Tình hình chăn nuôi bò thịt trên thế giới........................................................... 4 1.1.1.1. Số lượng và mức tiêu thụ thịt bò .................................................................... 4 1.1.1.2. Giống bò thịt .................................................................................................. 5 1.1.2. Tình hình chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam ........................................................... 6 1.1.2.1. Số lượng bò .................................................................................................... 7 1.1.2.2. Năng suất và sản lượng thịt bò ...................................................................... 7 1.1.2.3. Xu hướng chăn nuôi bò thịt ............................................................................ 8 1.2. BÒ HMÔNG VIỆT NAM............................................................................................... 9 1.2.1. Nguồn gốc bò Hmông ở Việt Nam ................................................................... 9 1.2.2. Các nghiên cứu về bò Hmông tại Việt Nam ................................................... 10 1.3. KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG CHĂN NUÔI BÒ HMÔNG ............................ 14 1.4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI BÒ THỊT.......................................................................... 16 1.4.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của bò thịt........................................ 16 1.4.1.1. Giống bò ....................................................................................................... 17
  6. iv 1.4.1.2. Nuôi dưỡng ................................................................................................... 17 1.4.1.3. Tuổi mổ thịt .................................................................................................. 19 1.4.1.4. Tính biệt và thiến .......................................................................................... 19 1.4.1.5. Môi trường chăn nuôi .................................................................................. 20 1.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt bò ............................................ 20 1.4.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền ................................................................... 21 1.4.2.2. Khẩu phần nuôi dưỡng ................................................................................. 23 1.4.2.3. Ảnh hưởng của cách quản lý tại lò mổ và phương pháp bảo quản sản phẩm đến chất lượng thịt .................................................................................................... 26 1.4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi bò ....................................... 27 1.4.3.1. Yếu tố kinh tế - xã hội .................................................................................. 27 1.4.3.2. Yếu tố kỹ thuật ............................................................................................. 28 1.5. HỆ THỐNG CHĂN NUÔI VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ .................................................. 30 1.5.1. Hệ thống chăn nuôi (HTCN) ........................................................................... 30 1.5.1.1. Khái niệm về hệ thống chăn nuôi ................................................................. 30 1.5.1.2. Phương pháp nghiên cứu hệ thống chăn nuôi ............................................. 31 1.5.1.3. Hệ thống chăn nuôi bò thịt ........................................................................... 34 1.5.2. Chuỗi giá trị nông sản ..................................................................................... 37 1.5.2.1. Khái niệm về chuỗi giá trị ............................................................................ 37 1.5.2.2. Chuỗi giá trị bò thịt ...................................................................................... 38 1.5.2.3. Vai trò của các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt bò .................................... 38 1.5.2.4. Mối liên kết trong chuỗi giá trị ................................................................... 39 1.6. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .................................... 41 1.7. KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 42 1.7.1. Khái quát chung về tỉnh Cao Bằng ................................................................. 42 1.7.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 42 1.7.1.2. Địa hình ........................................................................................................ 43 1.7.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 44 1.7.2. Định hướng phát triển chăn nuôi bò của tỉnh Cao Bằng ................................. 45 1.7.3. Vùng phân bố chăn nuôi bò Hmông Cao Bằng .............................................. 45
  7. v CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 48 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ......................................... 48 2.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .................................................................... 48 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 48 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 48 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 49 2.2.1. Phân tích hệ thống chăn nuôi bò Hmông tại Cao Bằng .................................. 49 2.2.2. Nghiên cứu nguồn thức ăn xanh trong vụ đông dùng để nuôi và vỗ béo bò Hmông tại vùng nghiên cứu ...................................................................................... 49 2.2.3. Nghiên cứu tối ưu hóa một số kiến thức bản địa trong vỗ béo bò Hmông ..... 49 2.2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi tới tăng khối lượng và chất lượng thịt bò Hmông khi được vỗ béo qua các lứa tuổi khác nhau bằng khẩu phần theo kiến thức bản địa ....................................................................................................................... 49 2.2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến tăng khối lượng của bò Hmông trong thời gian vỗ béo .................................................................................. 50 2.2.4. Nghiên cứu một số giải pháp thị trường ......................................................... 50 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................... 50 2.3.1. Phân tích hệ thống chăn nuôi bò Hmông Cao Bằng ....................................... 50 2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu: ..................................................................... 50 2.3.1.2. Phương pháp xử lý số liệu: .......................................................................... 50 2.3.1.3. Tính toán hiệu quả chăn nuôi bò Hmông ..................................................... 51 2.3.2. Nghiên cứu nguồn thức ăn xanh trong vụ đông dùng để nuôi và vỗ béo bò Hmông tại vùng nghiên cứu ...................................................................................... 52 2.3.2.1. Phương pháp điều tra thực địa .................................................................... 52 2.3.2.2. Phân tích, định loại mẫu và xử lý số liệu ..................................................... 53 2.3.2.3. Kỹ thuật in vitro gas production .................................................................. 55 2.3.3. Nghiên cứu tối ưu hóa một số kiến thức bản địa trong vỗ béo bò Hmông ..... 56 2.3.3.1. Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của tuổi tới tăng khối lượng và chất lượng thịt bò Hmông khi được vỗ béo qua các lứa tuổi khác nhau bằng khẩu phần theo kiến thức bản địa ....................................................................................................................... 56
  8. vi 2.3.3.2. Thí nghiệm 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến tăng khối lượng của bò Hmông trong thời gian vỗ béo ............................................................ 61 2.3.4. Nghiên cứu một số giải pháp thị trường ......................................................... 64 2.3.4.1. Bố trí thí nghiệm........................................................................................... 64 2.3.4.2. Chỉ tiêu theo dõi và đánh giá: ...................................................................... 66 2.3.4.3. Tính giá trị gia tăng của thịt bò Hmông trong thí nghiệm: ......................... 66 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................. 68 3.1. HỆ THỐNG CHĂN NUÔI BÒ HMÔNG TẠI CAO BẰNG................................. 68 3.1.1. Một số thông tin chung các hộ điều tra ........................................................... 68 3.1.1.1. Phân loại kinh tế của hộ............................................................................... 69 3.1.1.2. Nhân khẩu và lao động trong hộ .................................................................. 69 3.1.1.3. Số lượng bò theo từng nhóm hộ ................................................................... 69 3.1.1.5. Trình độ của chủ hộ ..................................................................................... 70 3.1.2. Quy mô chăn nuôi bò Hmông ......................................................................... 71 3.1.3. Đặc điểm HTCN bò của người Hmông tại Hà Quảng, Cao Bằng .................. 71 3.1.4. Khả năng sinh sản của bò Hmông tại xã Hạ thôn, Hà Quảng, Cao Bằng ....... 75 3.1.5. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò Hmông .................................................. 77 3.2. ĐÁNH GIÁ NGUỒN THỨC ĂN NUÔI BÒ HMÔNG TẠI VÙNG .................... 80 NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................... 80 3.2.1. Phân loại các cây thức ăn nuôi bò Hmông ...................................................... 80 3.2.1.1. Đa dạng về thành phần loài .......................................................................... 85 3.2.1.2. Đa dạng về dạng sống .................................................................................. 87 3.2.1.3. Nhóm cây thức ăn ưa thích .......................................................................... 88 3.2.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của 6 cây thức ăn ưu thích .......... 89 3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA MỘT SỐ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA . 95 3.3.1. Ảnh hưởng tuổi tới tăng khối lượng và chất lượng thịt bò Hmông khi được vỗ béo qua các lứa tuổi khác nhau bằng khẩu phần theo kiến thức bản địa .................. 95 3.3.1.1. Tăng khối lượng của bò Hmông khi vỗ béo ................................................ 95 3.3.1.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò vỗ béo ..................................................... 96 3.3.1.3. Khả năng sản xuất thịt của bò thí nghiệm ................................................... 98
  9. vii 3.3.1.4. Chất lượng thịt bò thí nghiệm ...................................................................... 99 3.3.2. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến tăng khối lượng của bò Hmông trong thời gian vỗ béo .............................................................................................................. 103 3.3.2.1. Tăng khối lượng của bò thí nghiệm ........................................................... 103 3.3.2.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò vỗ béo ................................................... 104 3.4. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG ....................................... 106 3.4.1. Biến động thị trường bò thịt Hmông ............................................................. 106 3.4.2. Một số thử nghiệm giải pháp thị trường ....................................................... 107 3.4.2.1. Xây dựng mối liên kết các tác nhân sản xuất qua liên kết nhóm với Hội chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt Cao Bằng .................................................................. 107 3.4.2.2. Xây dựng thương hiệu và các công cụ quảng bá sản phẩm thịt bò Hmông110 3.4.2.3. Xây dựng thử nghiệm kênh phân phối rõ nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm thịt bò Hmông Cao Bằng......................................................................................... 113 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................ 116 1. KẾT LUẬN....................................................................................................................... 116 2. ĐỀ NGHỊ........................................................................................................................... 116 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................................................. 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................. 118
  10. viii DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ACIAR Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia ADB Ngân hàng phát triển châu Á ADF Xơ không tan trong dung môi axit ATTP An toàn thực phẩm CNY Đồng Nhân dân tệ Trung quốc Cs Cộng sự DBRP Dự án phát triển kinh doanh với người nghèo Cao Bằng EU Liên minh Châu Âu GLM Mô hình tuyến tính tổng quát HTCN Hệ thống chăn nuôi HTNN Hệ thống nông nghiệp HTX/THT Hợp tác xã/Tổ hợp tác IFAD Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế Hiệp Hội các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi INTERBEV gia súc và ngành công nghiệp thịt của Pháp LMLM Lở mồm long móng Mean (M) Giá trị trung bình NDF Xơ không tan trong dung dịch trung tính NHTT Nhãn hiệu tập thể NLTĐ (ME) Năng lượng trao đổi NQ-CP Nghị quyết-Chính phủ OMD Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ QĐ Quyết định SE Sai số tiêu chuẩn SHTT Sở hữu trí tuệ TDN Tổng chất tiêu dinh dưỡng có thể tiêu hóa THT Tổ hợp tác TN Thí nghiệm
  11. ix TSCĐ Tài sản cố định UBND Ủy ban nhân dân USD Đồng đô la Mỹ USDA Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ VCK Vật chất khô VNĐ Việt Nam đồng VSTY Vệ sinh thú y
  12. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Bảng xếp hạng mười nước đứng đầu thế giới về số lượng bò năm 2016 ... 4 Bảng 1.2. Tiêu thụ thịt bò trên thế giới theo quốc gia năm 2016 ............................... 5 Bảng 1.3. Số lượng bò theo vùng sinh thái qua các năm 2010 - 2016........................ 7 Bảng 1.4. Sản lượng thịt bò hơi bình quân theo đầu người qua các năm ................... 8 Bảng 1.5. Ảnh hưởng của mức dinh dưỡng đến thành phần thân thịt ...................... 17 Bảng 1.6. Khả năng tích lũy protein và mỡ theo tuổi (%) ........................................ 19 Bảng 1.7. Hệ số di truyền mỡ giắt ở bò thịt .............................................................. 22 Bảng 1.8. Đặc điểm ba vùng chăn nuôi bò Hmông tại Cao Bằng ............................ 47 Bảng 2.1. Phương pháp phân tích các thành phần hóa học của thức ăn ................... 55 Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................. 57 Bảng 2.3. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng nguyên liệu thức ăn TN ........ 57 Bảng 2.4. Công thức thức ăn vỗ béo bò Hmông theo kinh nghiệm bản địa ............. 58 Bảng 2.5. Chỉ tiêu và thời điểm đánh giá chất lượng thịt ......................................... 59 Bảng 2.6. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng nguyên liệu thức ăn .............. 61 Bảng 2.7. Công thức thức ăn vỗ béo bò Hmông ....................................................... 62 Bảng 2.8. Chi phí cho từng khẩu phần thí nghiệm ................................................... 63 Bảng 2.9. Hai nhóm hộ tham gia thí nghiệm về thị trường ...................................... 65 Bảng 3.1. Thông tin chung của các hộ được điều tra (n=60) .................................... 68 Bảng 3.2. Quy mô hộ chăn nuôi bò trong các hộ được khảo sát (n=60) .................. 71 Bảng 3.3. Tuổi đẻ lứa đầu của bò Hmông (n=60) ..................................................... 76 Bảng 3.4. Nhịp đẻ của bò Hmông (n=60) ................................................................. 76 Bảng 3.5. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò kiêm dụng và bò vỗ béo ................. 77 Bảng 3.6. Kết quả phân loại các cây thức ăn người Hmông dùng để nuôi bò .......... 81 Bảng 3.7. Đa dạng các taxon (họ, chi, loài) thuộc các ngành/lớp thực vật tại khu vực nghiên cứu ................................................................................................................. 86 Bảng 3.8. Kiểu dạng sống của các cây thức ăn cho bò Hmông tại nơi nghiên cứu .. 87 Bảng 3.9. Nhóm thức ăn ưa thích nhất của bò Hmông ............................................. 88 Bảng 3.10. Thành phần hóa học của 6 loại cây thức ăn ưa thích nhất của bò Hmông ... 90
  13. xi Bảng 3.11. Lượng khí tích lũy khi lên men in vitro tại các thời điểm ủ mẫu cây thức ăn (ml) (Mean ± SE), n=3 ......................................................................................... 92 Bảng 3.12: Đặc điểm sinh khí khi lên men in vitro, các giá trị ME, OMD và TDN của 6 loại cây thức ăn ưu thích (Mean ± SE), n=3 .................................................... 93 Bảng 3.13. Tăng khối lượng của bò trong thí nghiệm (Mean ± SE)......................... 96 Bảng 3.14. Lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn (Mean ± SEM) ...... 97 Bảng 3.15. Kết quả mổ khảo sát bò thí nghiệm ........................................................ 98 Bảng 3.16. Độ pH cơ thăn tại các thời gian sau giết thịt của bò nghiệm .................. 99 Bảng 3.17. Màu sắc cơ thăn tại các thời gian sau giết thịt của bò nghiệm ............. 100 Bảng 3.18. Tỷ lệ mất nước của thịt tại các thời điểm bảo quản và chế biến .......... 101 Bảng 3.19. Độ dai của thịt tại các thời gian sau giết thịt của bò nghiệm (N) ......... 102 Bảng 3.20. Một số chỉ tiêu dinh dưỡng của các mẫu thịt bò trong thí nghiệm ....... 102 Bảng 3.21. Tăng khối lượng của bò trong thí nghiệm (Mean ± SE)....................... 103 Bảng 3.22. Lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn (Mean ± SEM) .... 104 Bảng 3.23. Tỷ lệ bò Hmông bán qua các kênh tiêu thụ theo thời gian (%) ............ 106 Bảng 3.24. Thông tin chung của hai nhóm chăn nuôi bò Hmông trong TN ........... 108 Bảng 3.25. Hiệu quả bán bò của hai nhóm hộ tham gia thí nghiệm ....................... 109 Bảng 3.26. Số lượng hội nghị, hội thảo quảng bá sản phẩm................................... 111 Bảng 3.27. Hiệu quả của xây dựng NHTT và hệ thống truy xuất nguồn gốc ......... 114
  14. xii DANH MỤC CÁC HÌNH HÌNH 1.1. BÒ ĐỰC HMÔNG TẠI HÀ QUẢNG, CAO BẰNG.................................................................10 HÌNH 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG THỊT .....................................................21 H NH 1.3. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CH N N I M PH NG THEO PH.LHOSTE, 2001 ....................31 H NH 1.4. CÁC C NG ĐOẠN TRONG CH N N I BÒ THỊT ..............................................................36 HÌNH 1.5. SƠ ĐỒ CH ỖI GIÁ TRỊ THỊT BÒ PHÁP .....................................................................................41 HÌNH 1.6. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG..............................................................................43 HÌNH 1.7. BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CH N N I BÒ HMÔNG CAO BẰNG .....................................47 H NH 3.1. BÒ ĐƯỢC NUÔI NHỐT VÀ CH N THẢ TẠI HÀ QUẢNG, CAO BẰNG ....................72 HÌNH 3.2. MỘT SỐ LOẠI THỨC N CHO BÒ HM NG TẠI HÀ Q ẢNG, CAO BẰNG ............74 HÌNH 3.3. SÁU LOẠI CÂY ƯA THÍCH ĐỂ NUÔI VÀ VỖ BÉO BÒ HMÔNG ...................................89 HÌNH 3.4. LOGO NHÃN HIỆ TẬP THỂ BÒ HMÔNG CAO BẰNG ..................................................111 HÌNH 3.5. HỘI NGHỊ, HỘI THẢO VỀ BÒ HMÔNG CAO BẰNG..........................................................112 HÌNH 3.6. HỘI NGHỊ THỬ NẾM THỊT BÒ HMÔNG CAO BẰNG ......................................................113
  15. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dân tộc Hmông ở Việt Nam hiện nay có trên một triệu người, còn được biết đến với các tên gọi khác như Mẹo, Mèo, Miếu, Mán Trắng. Người Hmông gồm các nhóm địa phương như Hmông Trắng, Hmông Hoa, Hmông Đỏ, Hmông Đen, Hmông Xanh và Na Miẻo. Người Hmông sống ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ và một số ít ở miền miền núi tỉnh Nghệ An. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ chủ yếu là trồng ngô, lúa trên nương rẫy, ruộng bậc thang, ngoài ra còn trồng lanh, bông, lúa mạnh. Công cụ chủ yếu là chiếc cày. Người Hmông chăn nuôi chủ yếu là bò, lợn, gà và ngựa. Họ có một số nghề thủ công như: rèn, đồ gỗ, đan lát và dệt vải (Nguyễn Văn Huy và cs, 2011). Người Hmông có nhiều giống cây trồng và vật nuôi quý nay đã trở thành sản phẩm đặc sản như ngô nếp để nấu mèn mén, nấu rượu ngô men lá; rau cải thường biết tới với tên cải mèo; gà đen với thịt đen và xương đen thường dùng làm thuốc; lợn đen bản địa có trọng lượng nhỏ còn có tên gọi là lợn cắp nách và đặc biệt là giống bò Hmông là giống bò kiêm dụng, thịt thơm ngon. Với người Hmông, con bò được coi là “ngân hàng sống” và là niềm tự hào của mỗi gia đình (Hoàng Xuân Trường và cs, 2010). Chăn nuôi bò của người Hmông trên vùng núi cao thường gặp khó khăn về khí hậu, thời tiết, có những năm mùa đông lạnh dưới 00C và kéo dài trên 30 ngày (mùa đồng năm 2008), nhiều nơi có băng tuyết, làm cạn kiệt nguồn thức ăn ngoài tự nhiên. Người Hmông thường sống trên vùng núi cao, nơi đất canh tác rất hạn chế, thiếu đất để trồng cây thức ăn cho bò. Bên cạnh đó còn có khó khăn về nguồn nước phục vụ chăn nuôi, vào mùa đông nhiều hộ phải gánh nước xa nhà 3-5km, đường đi lại rất khó khăn. Tuy nhiên, người Hmông rất chịu khó, chịu gian khổ và đã có tập quán, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Thành công lớn nhất của người Hmông đó là vẫn giữ được các giống vật nuôi tốt như bò Hmông, lợn đen bản địa và gà đen. Ngày nay có nhiều hộ người Hmông đã có kinh tế khá và giàu, nhiều hộ nuôi bò cho thu nhập cao và ổn định. Trong chăn nuôi bò người Hmông có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là phương thức vỗ béo bò trong vụ đông, khi mà nguồn thức ăn như cỏ tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp hạn chế, kiến thức kinh nghiệm này không có ở những dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn như Dao, Tày và Nùng... Vào thời điểm vụ đông xuân, bò thường bán được giá cao nhất trong năm. Trong vụ đông xuân, người Hmông
  16. 2 nuôi và vỗ béo bò bằng nhiều loại lá cây được lấy về từ trên rừng, sau đó thái nhỏ và trộn với cháo ngô cho bò ăn. Người Hmông thường vỗ béo bò đực, sau các vụ cày kéo bò sẽ được đưa vào vỗ béo để bán (Hoàng Xuân Trường và cs, 2010). Những kiến thức, kinh nghiệm bản địa trong chăn nuôi bò đã một phần giúp người Hmông tồn tại và phát triển được trên các vùng núi cao, nơi có ít đất canh tác và có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Để hiểu rõ hơn một số kiến thức bản địa trong nuôi và vỗ béo bò đực của người Hmông trong vụ đông, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu kiến thức bản địa và một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả chăn nuôi bò Hmông”. 2. MỤC TIÊU Tổng hợp và xác định được một số kiến thức bản địa của người Hmông trong nuôi và vỗ béo bò Hmông trong vụ đông Xác định được một số giải pháp nâng cao chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi bò Hmông tại tỉnh Cao Bằng. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Luận án đã tổng hợp và phân tích được hiện trạng hệ thống chăn nuôi và thị trường tiêu thụ bò Hmông Cao Bằng, đây là căn cứ để xác định được một số kiến thức bản địa của người Hmông trong nuôi và vỗ béo bò trong vụ đông trước khi bán. Luận án đã phân loại và xác định được giá trị dinh dưỡng của một số loại cây thức ăn bản địa mà người Hmông đã sử dụng trong vụ đông để nuôi và vỗ béo bò Hmông. Hiện nay, 41 loại cây thức ăn đã được làm tiêu bản lưu giữ tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã đóng góp và làm phong phú thêm vào bảng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam. Luận án đã xác định được ảnh hưởng của phương thức vỗ béo bò đực truyền thống của người Hmông tới khả năng tăng khối lượng và chất lượng thịt bò Hmông 2 tuổi, 3 tuổi và 4 tuổi khi nuôi trong thời gian 60 ngày. Luận án cũng đã xác định được khẩu phần ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất khi sử dụng các loại cây thức ăn bản địa phối trộn thêm thức ăn tinh để vỗ béo bò Hmông 2 tuổi. Các kết quả trong nghiên cứu này giúp ích lớn cho các doanh nghiệp, HTX chăn nuôi bò Hmông thâm canh và sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành chăn nuôi và nông nghiệp.
  17. 3 Luận án đã xác định được mô hình về tổ chức sản xuất liên kết với thị trường, tạo ra kênh hàng chất lượng từ đó nâng cao chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi bò Hmông tại Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo, làm tài liệu giảng dạy cho các cơ sở đào tạo, các cơ quan trong nông nghiệp, các doanh nghiệp, hợp tác xã và người chăn nuôi bò Hmông. 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Mặc dù đã có một số các nghiên cứu trước đó về bò Hmông, nhưng việc nghiên cứu phân tích kỹ, mô tả và tư liệu hóa cụ thể một số kiến thức bản địa của người Hmông trong việc sử dụng các cây thức ăn bản địa để nuôi và vỗ béo bò Hmông trong vụ đông là hoàn toàn mới và có tính hệ thống. Luận án đã nghiên cứu phân loại được 41 loại cây thức ăn khác nhau; phân tích được thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của 6 loại cây thức ăn bản địa được bò ưu thích và người Hmông đã sử dụng để nuôi và vỗ béo bò trong vụ đông. Hiện các tiêu bản thực vật được lưu giữ trong Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, là nguồn tư liệu gốc cho các nghiên cứu tiếp theo về cây thức ăn cho bò tại miền núi phía Bắc. Nghiên cứu đã bổ sung và tối ưu hóa kiến thức bản địa trong việc phối trộn khẩu phần và lựa chọn bò đực để đưa vào vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn khẩu phần bản địa Các kết quả nghiên cứu về tổ chức sản xuất, xây dựng thương hiệu, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc và liên kết với thị trường theo chuỗi giá trị cho sản phẩm thịt bò Hmông tại Cao Bằng là cách làm mới phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Luận án cung cấp thông tin và luận chứng khoa học giúp cho các nhà quản lý có thêm các căn cứ về lý luận và thực tiễn để xây dựng chính sách phát triển chăn nuôi bò miền núi phía Bắc mang lại hiệu quả cao hơn.
  18. 4 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1.1. Tình hình chăn nuôi bò thịt trên thế giới Chăn nuôi gia súc trên toàn thế giới có xu hướng tăng trong những năm trở lại đây, cụ thể số lượng gia súc toàn thế giới năm 2010 là 1,416 tỷ gia súc thì năm 2016 là 1,475 tỷ gia súc, tăng 59 triệu, theo http://www.fao.org 1.1.1.1. Số lượng và mức tiêu thụ thịt bò Số lượng bò trên thế giới theo USDA thống kê năm 2016 là 998.313 nghìn con, trong đó tập trung nhiều nhất tại Ấn Độ là 303.350 nghìn con chiếm 30.39%; thứ 2 là Brazil với 226.037 nghìn con chiếm 22.64% và thứ 3 là Trung Quốc với 100.085 nghìn con chiếm 10,03%, cụ thể trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Bảng xếp hạng mười nước đứng đầu thế giới về số lượng bò năm 2016 ĐVT: 1000 con Xếp hạng Nước Số lượng bò năm 2016 % so với thế giới 1 Ấn Độ 303,350 30,39% 2 Brazil 226,037 22,64% 3 Trung Quốc 100,085 10,03% 4 Mỹ 93,500 9,37% 5 EU 89,250 8,94% 6 Argentina 53,515 5,36% 7 Úc 27,750 2,78% 8 Nga 18,430 1,85% 9 Mexico 16,500 1,65% 10 Thổ Nhĩ Kỳ 14,047 1,41% Các nước còn lại 55,849 5,58% Tổng cả thế giới 998.313 100% Nguồn:USDA, 2016 Theo USDA năm 2016 cả thế giới đã tiêu thụ 129,5 tỷ pound tương đương 58,275 tỷ kg thịt bò, trung bình mỗi người tiêu thụ là 7,83 kg/người/năm. Trong đó
  19. 5 Uruguay tiêu thụ thịt bò bình quân đầu người cao nhất trên thế giới, sau đó là Argentina và Hồng Kông. Người Việt Nam tiêu thụ 2,57 kg thịt bò/người/năm. Riêng Pháp trong những năm qua thì lượng tiêu thụ thịt bò có giảm 2-3%/năm, trung bình mỗi năm Pháp tiêu thụ 1,55 triệu tấn thịt bò, trung bình một người Pháp tiêu thụ 1,5 kg thịt mỗi tuần tương đương 78,21 kg/người/năm. Các nhà dinh dưỡng ở Pháp khuyến nghị chỉ nên dùng 500 gam trong một tuần, vì ăn quá nhiều sẽ gây bệnh về tim mạch và béo phì. Bên cạnh đó, các nhà bảo vệ môi trường và rừng của Pháp cũng đã đưa ra các con số cảnh báo như: Để sản xuất ra 1 kg thịt bò cần 323 m2 đất và 15.000 lít nước, gây ô nhiễm môi trường do phân gia súc và phát thải khí nhà kính, cứ sản xuất ra 1 kg thịt thì chịu trách nhiệm cho việc phát thải ra 34,2 kg CO2 (Theo https://www.planetoscope.com). Bảng 1.2. Tiêu thụ thịt bò trên thế giới theo quốc gia năm 2016 Tiêu thụ Dân số Mức tiêu thụ Xếp hạng Nước (Pound/nước) (người/nước) thịt bò (kg/người) 1 Uruguay 427.696.280 2.444.071 55,9 2 Argentina 5.269.041.800 43.847.277 54,1 3 Hồng Kông 839.960.220 7.346.248 51,4 4 Mỹ 25.714.687.680 324.118.787 35,7 5 Brazil 16.532.445.380 209.567.920 35,5 6 Paraguay 489.425.640 6.725.430 32,8 7 Úc 1.580.712.540 24.309.330 29,3 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 51 Việt Nam 542.336.520 94.444.200 2,6 52 Ấn Độ 5.291.088.000 1.326.801.576 1,8 Thế giới 129.472.923.360 7.432.663.275 7,83 Nguồn: USDA, 2016 1.1.1.2. Giống bò thịt Những giống bò thịt nổi tiếng đều có nguồn gốc từ châu Âu như giống Charolais, Limousin của Pháp; Hereford, Shorthorn, Angus của Anh, Simmental
  20. 6 của Thụy Sĩ, BBB của Bỉ... Sau này, các giống chuyên thịt khác cho vùng nhiệt đới và á nhiệt đới được tạo ra từ bò Brahman (có u) với các giống bò chuyên thịt châu Âu (không có u) như Santa Gertrudis, Brangus, Braford, Beefmaster (Mỹ), Brahmousin, Chabray (Pháp); Droughtmaster (Úc). Đặc điểm nổi bật của giống bò chuyên dụng thịt là có thân hình to, con cái trưởng thành nặng từ 500 - 800 kg; con đực trưởng thành nặng từ 900 - 1.400 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 60 - 65%, thích nghi với nuôi chăn thả và vỗ béo. Giống bò nuôi lấy thịt ở các nước khu vực châu Á là các giống bò địa phương nhiệt đới có u và không có u kiêm dụng cày kéo, thịt và sữa. Một số nước vùng Trung và Nam Á có giống bò năng suất cao như bò Red Sindhi, Sahiwal, Tharparkar (theo Trịnh Văn Tuấn, 2015) 1.1.2. Tình hình chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam Trong 3 năm gần đây chăn nuôi bò phát triển ổn định và có xu hướng tăng. Chăn nuôi bò thịt tăng lên do nhiều doanh nghiệp đang thực hiện và hoàn thiện các dự án chăn nuôi bò quy mô lớn, nhu cầu thị trường có cả trong nước và xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Theo Cục chăn nuôi (2016) tại thời điểm 01/10/2016 đàn bò có gần 5,5 triệu con, tăng 2,4%, trong đó đàn bò sữa là 282,9 nghìn con, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, còn lại là bò thịt. Đàn bò phát triển tốt, góp phần tăng thu nhập và tích lũy cho người dân. Những năm gần đây, quá trình cơ giới hóa nông thôn đã chuyển mục đích nuôi bò từ cày kéo sang mục đích sản xuất thịt và sữa. Mặc dù vậy, chăn nuôi bò vẫn giữ vị trí quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, vì những lý do sau: - Là vật nuôi xóa đói, giảm nghèo bền vững, có khả năng thích nghi cao với các vùng sinh thái khác nhau. - Tăng sản phẩm thịt cho xã hội. - Tăng thu nhập cho người chăn nuôi. - Giải quyết sức kéo cho những vùng chưa có điều kiện cơ giới hóa, đặc biệt là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn. - Khai thác và tận dụng hiệu quả nhất nguồn thức ăn sẵn có, các phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến (bỗng rượu, bia, bã sắn, mía...) để tạo ra những sản phẩm có giá trị cho xã hội. - Cung cấp phân bón cho trồng trọt, là nguồn phân bón tốt nhất trong các loại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1