Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt Cổ Lũng, Thanh Hóa
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm cung cấp được thông tin có hệ thống và toàn diện về vịt Cổ Lũng, bao gồm số lượng, phân bố, đặc điểm sinh học, mối quan hệ di truyền với một số giống vịt nội của Việt Nam, khả năng sinh sản và sản xuất thịt cũng như chất lượng thịt của vịt Cổ Lũng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt Cổ Lũng, Thanh Hóa
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐỖ NGỌC HÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA VỊT CỔ LŨNG, THANH HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐỖ NGỌC HÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA VỊT CỔ LŨNG, THANH HÓA Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 9.62.01.05 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Bá Mùi 2. TS. Nguyễn Văn Duy Hà Nội - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày ....tháng.... năm 2019 Tác giả luận án Đỗ Ngọc Hà i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc các thầy hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi, TS. Nguyễn Văn Duy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian để hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và viết luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Sinh lý - tập tính động vật, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên. Các tác giả của Đề tài khoa học cấp nhà nước: “Khai thác và phát triển nguồn gen vịt Cổ Lũng tại Thanh Hóa” đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Nông Lâm Ngư nghiệp, Bộ môn Khoa học vật nuôi, các nhà giáo, nhà khoa học của trường Đại học Hồng Đức, các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, đã tạo mọi điều kiện, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn cổ vũ, giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2019 Tác giả luận án Đỗ Ngọc Hà ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục các hình .......................................................................................................... ix Trích yếu luận án ...............................................................................................................x Thesis abstract................................................................................................................. xii Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3 1.4. Đóng góp mới của luận án .....................................................................................3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...............................................................3 1.5.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................3 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................................4 Phần 2. Tổng quan tài liệu ..............................................................................................5 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu..................................................................5 2.1.1. Các đặc điểm về chăn nuôi vịt bản địa và vấn đề bảo tồn nguồn gen ...................5 2.1.2. Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu vịt ....................................................................6 2.1.3. Một số kỹ thuật sinh học phân tử được sử dụng trong nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen vịt ..........................................................................................9 2.1.4. Khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của vịt ..................................................12 2.1.5. Khả năng sinh sản của vịt ....................................................................................22 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ..........................................................25 2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................................25 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................27 iii
- Phần 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................34 3.1. Vật liệu nghiên cứu ..............................................................................................34 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................34 3.2.1. Thời gian nghiên cứu ...........................................................................................34 3.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................34 3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................................34 3.3.1. Khảo sát số lượng, sự phân bố và một số đặc điểm sinh học của vịt Cổ Lũng ...............................................................................................................34 3.3.2. Nghiên cứu mối quan hệ di truyền giữa vịt Cổ Lũng với một số giống vịt nội của Việt Nam .................................................................................................36 3.3.3. Xác định khả năng sinh sản của vịt Cổ Lũng ......................................................41 3.3.4. Xác định khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của vịt Cổ Lũng ...................44 3.3.5. Xử lý số liệu .........................................................................................................48 Phần 4. Kết quả và thảo luận ........................................................................................49 4.1. Số lượng, sự phân bố và một số đặc điểm sinh học của vịt Cổ Lũng ..................49 4.1.1. Hiện trạng về tình hình chăn nuôi vịt Cổ Lũng ...................................................49 4.1.2. Một số đặc điểm ngoại hình .................................................................................55 4.1.3. Kích thước các chiều đo cơ thể ............................................................................59 4.1.4. Một số chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu của vịt Cổ Lũng....................................61 4.2. Mối quan hệ di truyền giữa vịt Cổ Lũng với một số giống vịt nội của Việt Nam ......................................................................................................................66 4.2.1. Kết quả tách chiết DNA tổng số ..........................................................................66 4.2.2. Sự đa hình của các chỉ thị SSR với các giống vịt nghiên cứu .............................67 4.2.3. Quan hệ di truyền giữa các giống vịt nghiên cứu ................................................69 4.3. Khả năng sinh sản của vịt Cổ Lũng .....................................................................72 4.3.1. Tỷ lệ nuôi sống của vịt Cổ Lũng sinh sản giai đoạn từ mới nở - 22 tuần tuổi ...............................................................................................................72 4.3.2. Khối lượng vịt Cổ Lũng nuôi để sinh sản qua các giai đoạn ...............................74 4.3.3. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng .................................76 4.3.4. Chất lượng trứng và các chỉ tiêu ấp nở ................................................................86 4.4. Khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của vịt Cổ Lũng nuôi thịt ...................91 4.4.1. Tỷ lệ nuôi sống ....................................................................................................91 iv
- 4.4.2. Khối lượng cơ thể ................................................................................................92 4.4.3. Tiêu tốn thức ăn ...................................................................................................97 4.4.4. Khả năng cho thịt và chất lượng thân thịt của vịt Cổ Lũng nuôi thịt ..................99 4.4.5. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi vịt Cổ Lũng thương phẩm ......................................105 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .....................................................................................108 5.1. Kết luận ..............................................................................................................108 5.2. Kiến nghị............................................................................................................109 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án .........................................110 Tài liệu tham khảo .........................................................................................................111 Phụ lục ...........................................................................................................................123 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt AFLP - Amplified Fragment Length Polymorphism - đa hình độ dài các đoạn được nhân chọn lọc Hb - Hemoglobin He - Expected Heterozygosity HTX - Hợp tác xã OD - Optical Density - mật độ quang PE - Production Economic - chỉ số kinh tế PIC - Polymorphic Information Content PN - Production Number - chỉ số sản xuất RAPD - Random Amplified Polymorphism DNA - đa hình các đoạn DNA nhân bản ngẫu nhiên RFLP - Restriction Fragment length Polymorphism - đa hình độ dài đoạn cắt giới hạn SM - Super Meat – siêu thịt SNP - Single Nucleotide Polymorphism SSR - Simple Sequence Repeats - trình tự lặp lại đơn giản TBKT - Tiến bộ kỹ thuật TLNS - Tỷ lệ nuôi sống TTTA - Tiêu tốn thức ăn RBC - Red Blood Cell - Tế bào hồng cầu WBC - White Blood Cell - Tế bào bạch cầu MCV - Mean corpuscular volume - Thể tích trung bình của một hồng cầu MCH - Mean Corpuscular Hemoglobin - Số lượng trung bình của huyết sắc tố có trong một hồng cầu MCHC - Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration - Nồng độ trung bình của huyết sắc tố HCT - Hematocrit - Tỷ lệ thể tích hồng cầu PLT - Platelet Count - Số lượng tiểu cầu vi
- DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1. Thành phần phản ứng SSR – PCR .......................................................................38 3.2. Tên, trình tự và kiểu lặp lại của các mồi sử dụng ................................................38 3.3. Thành phần gel polyacrylamide 6% ....................................................................39 3.4. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn sử dụng cho vịt Cổ Lũng theo các giai đoạn ...............................................................................................................41 3.5. Tiêu chuẩn ăn của vịt Cổ Lũng (g/con/ngày) ......................................................42 3.6. Thành phần dinh dưỡng của vịt thí nghiệm .........................................................44 4.1. Số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện Bá Thước từ năm 2015 - 2017 .................50 4.2. Số lượng và diễn biến phân bố đàn gia cầm của huyện Bá Thước từ năm 2015 - 2017 ..........................................................................................................51 4.3. Số lượng và phân bố của vịt Cổ Lũng tại huyện Bá Thước từ năm 2015 - 2017 ..........................................................................................................52 4.4. Hiện trạng chăn nuôi vịt Cổ Lũng tại Bá Thước năm 2015 .................................54 4.5. Một số đặc điểm về ngoại hình của vịt Cổ Lũng .................................................56 4.6. Kích thước một số chiều đo cơ thể vịt Cổ Lũng ..................................................59 4.7. Kết quả phân tích về hồng cầu và tiểu cầu của vịt Cổ Lũng................................62 4.8. Kết quả phân tích bạch cầu và công thức bạch cầu của vịt Cổ Lũng .......................64 4.9. Kết quả phân tích số chỉ tiêu sinh hóa máu vịt Cổ Lũng (g/L) ............................65 4.10. Độ tinh sạch và nồng độ DNA tổng số ................................................................66 4.11. Số băng đa hình và hệ số PIC của 12 cặp mồi SSR .............................................68 4.12. Hệ số tương đồng của 38 cá thể vịt ......................................................................71 4.13. Tỷ lệ nuôi sống của vịt Cổ Lũng qua các giai đoạn từ mới nở đến 22 tuần tuổi ...............................................................................................................73 4.14. Khối lượng vịt Cổ Lũng từ một ngày tuổi đến 22 tuần tuổi ................................74 4.15. Tỷ lệ đẻ của vịt Cổ Lũng (%) ..............................................................................77 4.16. Năng suất trứng tích lũy của vịt Cổ Lũng (quả/mái) ...........................................81 4.17. Tiêu tốn thức ăn của vịt Cổ Lũng (kg thức ăn/10 quả trứng) ..............................83 4.18. Chất lượng trứng của vịt Cổ Lũng lúc 38 tuần tuổi .............................................88 4.19. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu ấp nở của vịt Cổ Lũng .....................................90 vii
- 4.20. Tỷ lệ nuôi sống của vịt Cổ Lũng nuôi thịt từ mới nở đến 12 tuần tuổi ....................91 4.21. Khối lượng của vịt Cổ Lũng nuôi thịt từ mới nở đến 12 tuần tuổi ......................92 4.22. Sinh trưởng tuyệt đối của vịt Cổ Lũng nuôi thịt từ mới nở đến 12 tuần tuổi ......94 4.23. Sinh trưởng tương đối của vịt Cổ Lũng nuôi thịt từ mới nở đến 12 tuần tuổi ...............................................................................................................94 4.24. Các tham số của hàm Richards khảo sát sinh trưởng vịt Cổ Lũng ......................95 4.25. Khối lượng tiệm cận, thời gian và khối lượng tại điểm uốn của vịt Cổ Lũng khảo sát bằng hàm Richards .......................................................................96 4.26. Hàm Richards khi khảo sát sinh trưởng vịt Cổ Lũng ..........................................96 4.27. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của vịt Cổ Lũng đến 12 tuần tuổi.....................98 4.28. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của vịt Cổ Lũng nuôi thịt đến 12 tuần tuổi (n = 3)...................................................................................................................99 4.29. Kết quả khảo sát thân thịt vịt Cổ Lũng thương phẩm tại thời điểm 9, 10 và 11 tuần tuổi ........................................................................................................100 4.30. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt (n=6) .......................102 4.31. Thành phần hóa học thịt lườn của vịt Cổ Lũng .................................................104 4.32. Hàm lượng một số axit amin có trong thịt lườn của vịt thí nghiệm...................105 4.33. Ước tính hiệu quả kinh tế chăn nuôi vịt Cổ Lũng thương phẩm .......................106 viii
- DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 4.1. Khu vực phân bố của vịt Cổ Lũng tại huyện Bá Thước ..................................... 53 4.2. Vịt Cổ Lũng 1 ngày tuổi và vịt Cổ Lũng trưởng thành ...................................... 56 4.3. Vịt mái và vịt trống nuôi thịt giai đoạn 12 tuần tuổi........................................... 57 4.4. Màu mỏ và chân của vịt Cổ Lũng khi trưởng thành ........................................... 58 4.5. Kết quả PCR-SSR với cặp mồi CAUD027......................................................... 69 4.6. Kết quả PCR-SSR với cặp mồi CAUD031......................................................... 69 4.7. Cây phân loại của 38 cá thể vịt thuộc 3 quần thể vịt .......................................... 72 4.8. Khối lượng vịt Cổ Lũng từ một ngày tuổi đến 22 tuần tuổi ............................... 75 4.9. Tỷ lệ đẻ của vịt Cổ Lũng qua 3 thế hệ ................................................................ 79 4.10. Tiêu tốn thức ăn của vịt Cổ Lũng ....................................................................... 85 4.11. Đồ thị của hàm Richards khi khảo sát sinh trưởng vịt Cổ Lũng ......................... 97 ix
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Đỗ Ngọc Hà Tên Luận án: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của vịt Cổ Lũng, Thanh Hóa Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 9.62.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Mục tiêu chung Cung cấp được thông tin có hệ thống và toàn diện về vịt Cổ Lũng, bao gồm số lượng, phân bố, đặc điểm sinh học, mối quan hệ di truyền với một số giống vịt nội của Việt Nam, khả năng sinh sản và sản xuất thịt cũng như chất lượng thịt của vịt Cổ Lũng. Mục tiêu cụ thể - Xác định số lượng, sự phân bố và đặc điểm ngoại hình của vịt Cổ Lũng; - Xác định được các chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa máu; - Tìm mối quan hệ di truyền giữa vịt Cổ Lũng và một số giống vịt nội khác của Việt Nam; - Xác định khả năng sinh sản, khả năng sinh trưởng, khả năng cho thịt cũng như chất lượng thịt của vịt Cổ Lũng. Phƣơng pháp nghiên cứu - Số lượng, sự phân bố, đặc điểm sinh học, khả năng sinh sản và sản xuất thịt của vịt Cổ Lũng được thực hiện theo các phương pháp thông dụng trong chăn nuôi. - Nghiên cứu mối quan hệ di truyền giữa vịt Cổ Lũng với một số giống vịt nội của Việt Nam bằng chỉ thị phân tử SSR (Simple Sequence Repeats - trình tự lặp lại đơn giản). Các số liệu thu được được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học với phần mềm Excel 2007; phần mềm SAS phiên bản 9.1; phần mềm Statgraphics Centerion XV version 15.1.02; phần mềm FSTAT version 2.9.3, Genetix version 4.03 và phần mềm Microsatellite Analyser (MSA) version 4.05. Kết quả chính và kết luận - Tổng số lượng vịt Cổ Lũng trong 3 năm từ 2015 - 2017 tại huyện Bá Thước lần lượt là: 35,8; 24,1 và 32,8 nghìn con. Tại thời điểm khảo sát, vịt Cổ Lũng tập trung chủ yếu ở 6 xã khu vực Quốc Thành gồm: xã Ban Công, Cổ Lũng, Lũng Niêm, Lũng Cao, x
- Thành Lâm và Thành Sơn. - Vịt Cổ Lũng có ngoại hình rất đặc trưng: đầu to, cổ ngắn, mình bè. Màu lông tương tự như một số giống vịt bầu khác, chủ yếu là màu cánh sẻ đậm. Các chỉ số sinh lý, sinh hóa máu nằm trong giới hạn bình thường của các giống vịt kiêm dụng bản địa ở Việt Nam. - Vịt Cổ Lũng có hệ số tương đồng di truyền với với vịt Bầu Bến là 0,59 và với vịt Cỏ là 0,40. - Vịt Cổ Lũng vào đẻ ở 22 tuần tuổi, năng suất trứng đạt 175,06 quả/mái/năm, tiêu tốn 4,17 kg thức ăn/10 quả trứng. Khối lượng trứng đạt 71,36g/quả. Tỷ lệ trứng có phôi là 95,19%; tỷ lệ nở/số trứng có phôi là 87,71%; tỷ lệ nở/ số trứng ấp là 83,50%; tỷ lệ vịt loại I/số vịt nở là 94,57%. - Vịt Cổ Lũng nuôi thịt đến 10 - 12 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống đạt từ 94,00 - 96,67%; khối lượng cơ thể 1,9 - 2,0 kg; tiêu tốn 4,02 - 5,41 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Tỷ lệ thân thịt lúc 9, 10 và 11 tuần tuổi lần lượt là: 67,97; 68,31 và 69,73%; tỷ lệ thịt lườn lần lượt là: 12,06; 12,94 và 12,96%; tỷ lệ thịt đùi lần lượt là: 12,24; 12,98 và 12,95%. Thịt vịt có chất lượng tốt. Độ pH15 dao động từ 5,82 - 6,35; pH24 từ 5,60 - 6,10. Độ dai của thịt từ 29,30 - 32,99 kg. - Hàm lượng vật chất khô đạt từ 23,01 - 24,46%, hàm lượng khoáng tổng số đạt từ 1,23 - 1,32%, hàm lượng lipit thô đạt từ 1,86 - 2,18%, hàm lượng protein thô đạt từ 18,61 - 20,41%. Thịt vịt Cổ Lũng có đầy đủ các loại axit amin, đặc biệt là các axit amin thiết yếu. - Nên giết thịt khi vịt 10 tuần tuổi, khối lượng đạt 1,8 - 1,9kg. xi
- THESIS ABSTRACT PhD candidate: Do Ngoc Ha Thesis title: A study of some biological characteristics and productivity of Co Lung ducks breed, Thanh Hoa Major: Animal Science Code: 9.62.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives Main objectives: The study is to provide basic information and overviews of Co Lung ducks, including numbers, distribution, morphological characteristics, haematological and biochemical parameters, genetic relationships with some local duck breeds in Vietnam, reproduction capacity, meat production and meat quality of Co Lung ducks. Particular objectives: - To determine the numbers, distribution, morphological characteristics of Co Lung duck including: plumage color, beak and legs color…etc. - Analysis of blood haematological and biochemical parameters in Co Lung ducks. - Analysis of the genetic relationships among Co Lung ducks with some local duck breeds in Vietnam. - To determine reproductive performance of Co Lung ducks. - To determine meat production and meat quality of Co Lung ducks. Materials and Methods - Survey of the numbers, distribution of Co Lung ducks in Ba Thuoc district is done by questinare system. The secondary data obtained from Statistical Office Ba Thuoc district. Morphological characteristics and dimension of body is done following methods: measured, observed, photographed, described and recorded at some point of growth. - Analysis of the genetic relationships among Co Lung ducks with some local duck breeds in Vietnam is done follow method microsatellite molecular markers: Simple Sequence Repeats - SSR. - To determine reproductive performance, meat production and meat quality of Co Lung ducks is done follow guide of Bui Huu Doan et al. (2011). All of data collected from survey research and experiments were analyzed by Excel 2007 or SAS version 9.1 sofware to descriptive statistics with the parameters such as: mean, SE, CV%, percentage. Using Duncan test to calculate the relationship among parameters. xii
- Data obtained from microsatellite was analyzed by: 1. FSTAT sofware, version 2.9.3; Genetix sofware, version 4.03, Microsatellite Analyser (MSA), version 4.05; 2. Neighbor and consensus program in Phylip sofware, version 3.69; Treeview sofware, version 1.6.6; ggplot2 sofware. Main findings and conclusions - Total of number of ducks in three years from 2015 to 2017 in Ba Thuoc district is 35.8; 24.1 and 32.8 thousands, respectively. The number and distribution of Co Lung ducks in Ba Thuoc district are mainly concentrated in 6 communes of Quoc Thanh area, including Ban Cong, Co Lung, Lung Niem, Lung Cao, Thanh Lam and Thanh Son commune. - The main morphological characteristics of Co Lung duck is: big head, short neck and medium body. The plumage color is mostly dark brown. Blood physiological and biochemical parameters are within the normal range of local ducks in Vietnam. - The genetic relationship of Co Lung ducks was closer with Bau Ben ducks than Co ducks. Genetic correlation coefficient between Bau Ben ducks and Co ducks was 0.35, between Co ducks and Co Lung ducks was 0.40 and between Co Lung ducks and Bau Ben ducks was 0.59. - Co Lung ducks start laying at 22 weeks of age. The average laying rate/52 week’s layer is 48.09%, egg productivity is 175.06 egg/layer/year, and feed conversion ratio is 4.17 kg feed/10 eggs. Egg weight is 71.36g, the percentage of embryos egg is 95.19%, hatching rate/embryo egg is 87.71%, hatching rate/ egg incubation number is 83.50%; ducks type I / hatching ducks are 94.57%. - Survival rate of Co Lung broiler from 94.00 to 96.67%, body weight at 10 weeks of age is 1918.43g, and at 12 weeks of age is 2054.52g. Stage from 0 to 10 weeks of age, Co Lung ducks consumed 4.02 kg feed per kg weight gain, while stage from 0 to 12 weeks of age consumed 5.41 kg of feed per kg weight gain. - Carcass ratio at 9, 10 and 11 weeks of age is: 67.97; 68.31 and 69.73%. The thigh ratio is 12.24; 12.98 and 12.95%, respectively. The breast ratio is 12.06; 12.94 and 12.96%, respectively. pH15 ranged from 5.82 to 6.35, pH24 ranged from 5.60 to 6.10. - Dry matter content in Co Lung meat ranged from 23.01 to 24.46%, total of mineral content ranged from 1.23 to 1.32%, crude lipid content ranged from 1.86 to 2.18%, crude protein content ranged from 18.61 to 20.41%. Co Lung ducks meat has full of amino acids, especially, essential amino acids. - It is recommened to slaughter the Co Lung broiler ducks at 10 weeks of age when ducks in weight from 1.8 - 1.9kg to get the highest profits. xiii
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là một nước nông nghiệp có truyền thống trồng lúa nước từ lâu đời, việc canh tác lúa nước luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các động vật thuỷ sinh như cua, cá, ốc,… đó là thức ăn cao đạm rất được vịt ưa chuộng. Bên cạnh đó, trong quá trình thu hoạch, đã có một lượng thóc rất đáng kể bị rơi rụng. Lượng thóc này được thu hồi một cách hiệu quả nhất nhờ chăn nuôi vịt. Chính vì tận dụng được điều kiện tự nhiên là ruộng nước có nhiều động vật thuỷ sinh, lượng thóc rụng trong quá trình thu hoạch lúa nên ngành chăn nuôi vịt của nước ta rất phát triển. Trong những năm gần đây, Việt Nam sản xuất khoảng 3,5% số đầu vịt trên thế giới. Theo Tổng cục Thống kê (2018), tổng đàn vịt cả nước là 76,911 triệu con, sản xuất 197,401 nghìn tấn thịt, sản lượng trứng đạt 4,543 tỷ quả và luôn đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Bên cạnh đó, do con giống có chất lượng chưa tốt, thức ăn chăn nuôi thường có giá thành cao, chính sách thuế chưa hợp lý, trình độ thâm canh thấp, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ… đã đẩy giá thịt gà, lợn và trâu bò trong nước lên rất cao so với mặt bằng giá cùng loại trên thế giới, đặc biệt cao so với thu nhập của người lao động, nhất là nông dân. Vì vậy, thịt vịt và trứng vịt được người dân sử dụng nhiều do có giá thành rẻ. Thịt vịt, do chăn nuôi tận dụng là chính nên có giá thành sản xuất rất thấp so với thịt gà. Vào chính vụ, thịt vịt thương phẩm chỉ bằng 40 - 50% so với thịt gà. Có thể nói, thịt vịt là thực phẩm quan trọng của những người có thu nhập thấp và dân nghèo ở nước ta. Hơn nữa, thịt vịt và trứng vịt là những thực phẩm được người dân Việt Nam ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất. Trong khi hầu hết các dân tộc khác trên thế giới không thích ăn thịt vịt và trứng vịt thì người Việt lại rất thích. Thịt vịt và trứng vịt có hương vị độc đáo và có nhiều các axit amin thiết yếu cũng như các axit béo không no (Pingel, 2009). Đặc biệt, các giống vịt bản địa với chất lượng thịt, trứng thơm ngon đã tạo nên những thương hiệu nổi tiếng và ngày càng phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. 1
- Trong lịch sử phát triển của mình, người nông dân nước ta đã tạo ra được nhiều giống vịt quý như vịt Bầu Bến, vịt Bầu Quỳ, vịt Kỳ Lừa, vịt Đốm (Pất Lài), vịt Cỏ… có nhiều đặc tính tốt, thích nghi cao với điều kiện địa phương, trong số đó có giống vịt Cổ Lũng. Vịt Cổ Lũng có nguồn gốc từ huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa được phục tráng và đưa về nuôi giữ nguồn gen tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên từ năm 2012. Vịt Cổ Lũng được đánh giá là có khả năng thích nghi tốt với môi trường sống trên địa bàn rộng, khả năng chống chịu bệnh cao, xương nhỏ, thịt nhiều nạc, ngọt, thơm ngon, rất phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Mặc dù là giống vịt đặc sản bản địa, nhưng một vài năm trở lại đây, do nhiều nguyên nhân như tập quán nuôi chăn thả tự do của người dân và sự du nhập của các giống vịt ngoại khiến đàn vịt Cổ Lũng có nguy cơ bị cận huyết và lai tạp. Nếu không có phương án bảo tồn và phát triển kịp thời, giống vịt đặc sản bản địa này sẽ không còn giữ được nguồn giống thuần chủng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện một cách có hệ thống và toàn diện về vịt Cổ Lũng. Chi tiết các đặc điểm về ngoại hình của vịt Cổ Lũng như thế nào để phân biệt với các giống vịt khác? sự phát triển về khối lượng và các chiều đo của vịt qua các tuần tuổi như thế nào? Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu có khác với các giống vịt khác không? mối quan hệ di truyền của vịt Cổ Lũng với một số giống vịt nội khác như thế nào? khả năng sinh sản, khả năng sinh trưởng, khả năng cho thịt cũng như chất lượng thịt của vịt như thế nào? là những vấn đề cần được nghiên cứu nhằm mục tiêu bảo tồn, phát triển và khai thác có hiệu quả nguồn gen giống vịt Cổ Lũng. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Cung cấp được thông tin có hệ thống và toàn diện về vịt Cổ Lũng, bao gồm số lượng, phân bố, đặc điểm sinh học, mối quan hệ di truyền với một số giống vịt nội của Việt Nam, khả năng sinh sản và sản xuất thịt cũng như chất lượng thịt của vịt Cổ Lũng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định số lượng, sự phân bố của vịt Cổ Lũng để đánh giá được tình hình chăn nuôi cũng như công tác bảo tồn và phát triển giống vịt Cổ Lũng tại địa phương; tìm hiểu các đặc điểm ngoại hình đặc trưng để phân biệt với các giống vịt nội khác. 2
- - Đánh giá được các chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa máu làm cơ sở để giải thích tại sao vịt Cổ Lũng có khả năng thích nghi và tính kháng bệnh cao; - Tìm hiểu mối quan hệ di truyền giữa vịt Cổ Lũng với một số giống vịt nội khác của Việt Nam để chỉ ra nguồn gốc của vịt Cổ Lũng; - Đánh giá được khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng thịt của vịt Cổ Lũng nhằm so sánh với các giống vịt nội kiêm dụng khác của Việt Nam. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Xác định số lượng và sự phân bố của vịt Cổ Lũng tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa từ năm 2015 đến năm 2017. - Nghiên cứu mối quan hệ di truyền và các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu vịt trên đàn vịt Cổ Lũng hạt nhân nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên từ tháng 5/2016 - tháng 8/2016. - Đánh giá một đặc điểm sinh học, khả năng sinh sản của vịt Cổ Lũng tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên từ tháng 8/2016 - tháng 12/2017. - Các nghiên cứu về khả năng sản xuất thịt, chất lượng thịt của vịt Cổ Lũng tại các trang trại chăn nuôi vịt Cổ Lũng ở tỉnh Thanh Hóa từ tháng 1/2017 đến tháng 4/2018. 1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Đưa ra được các thông tin cơ bản có hệ thống về số lượng, sự phân bố, thực trạng chăn nuôi vịt Cổ Lũng tại huyện Bá Thước. Các đặc điểm sinh học đặc trưng, mối quan hệ di truyền giữa vịt Cổ Lũng với một số giống vịt nội ở Việt Nam. - Đánh giá được khả năng sinh sản, khả năng sản xuất thịt của vịt Cổ Lũng là cơ sở để đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen vịt Cổ Lũng tại Thanh Hóa. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu một cách có hệ thống và đầy đủ về số lượng, phân bố, đặc điểm sinh học, mối quan hệ di truyền với một số giống vịt nội của Việt Nam, khả năng sinh sản, khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt 3
- của vịt Cổ Lũng, làm phong phú thêm thông tin cơ bản về các giống vịt nội địa của Việt Nam. - Các kết quả thu được là căn cứ khoa học cho các hướng nghiên cứu tiếp theo, là nguồn tư liệu rất bổ ích phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học về chăn nuôi. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần cung cấp thông tin quan trọng cho việc bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vịt Cổ Lũng, phục vụ cho công tác sử dụng giống vịt Cổ Lũng trong chăn nuôi vịt ở nước ta. 4
- PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1.1. Các đặc điểm về chăn nuôi vịt bản địa và vấn đề bảo tồn nguồn gen Chăn nuôi vịt đã có từ lâu đời ở nước ta, cùng với sự phát triển của đất nước, chăn nuôi vịt ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người nông dân. Các giống vịt bản địa phát triển rải rác ở hầu hết khắp mọi miền của đất nước với số lượng từ vài chục đến vài nghìn con/đàn, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (Nguyen Duy Hoan, 2016). Hầu hết, vịt bản địa được nuôi theo hình thức chăn thả, nhỏ lẻ, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên hoặc thường được chăn thả tự do ngoài đồng sau khi thu hoạch lúa. Trải qua thời gian dài, vịt bản địa có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường ở địa bàn rộng, khí hậu ở Việt Nam. Sức kháng bệnh cao, chịu được kham khổ, tuy nhiên tầm vóc nhỏ bé và năng suất thấp. Ở mỗi vùng địa lý, phương thức chăn nuôi vịt bản địa khác nhau tùy thuộc vào giống, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Các giống vịt chủ yếu là vịt Cỏ, vịt Bầu Bến, vịt Bầu Quỳ, vịt Đốm (Pất Lài), vịt Kỳ Lừa, vịt Cổ Lũng, vịt Mốc, vịt Hòa Lan... và các con lai của các giống vịt nội. Có hơn 90% vịt con làm giống được mua ở các lò ấp tư nhân hoặc ở các chợ và chỉ 10% vịt con làm giống còn lại được mua từ các trung tâm nghiên cứu (Vu Dinh Ton and Phan Dang Thang, 2014). Chính vì vậy, chất lượng con giống cũng như tỷ lệ ấp nở phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức chăn nuôi của các chủ lò ấp. Hơn nữa nguy cơ tiềm ẩn bùng phát các dịch bệnh là rất cao do thiếu sự quản lý của chính quyền địa phương. Đối với những gia đình chăn nuôi quy mô nhỏ dưới 25 con/đàn, vịt con làm giống có thể được mua ngay tại các gia đình cùng làng, điều này càng làm gia tăng nguy cơ cận huyết và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng con giống và năng suất chăn nuôi. Nguồn gen vật nuôi là vật liệu cơ bản ban đầu để lai tạo nên các giống mới và là hạt nhân của đa dạng sinh học nên giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của mỗi quốc gia. Hay nói cách khác, tài nguyên nguồn gen là tài sản riêng của mỗi quốc gia và đồng thời cũng là tài sản chung của thế giới. Bảo tồn sự đa dạng nguồn tài nguyên này là một vấn đề cấp bách không chỉ ở mỗi quốc gia mà nó mang tính chất toàn cầu (Hoffman, 2009). 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy xúc thuỷ lực gầu ngược dung tích 0,7m
24 p | 132 | 15
-
Báo cáo Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sử dụng vỏ sắn (khoai mì) trong thức ăn cho bò nuôi lấy thịt
2 p | 191 | 14
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu, phát triển các lược đồ chữ ký sô tập thể
24 p | 129 | 13
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 250 | 12
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng
177 p | 26 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc
135 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu biến dị, khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn pelita tại Bàu Bàng (Bình Dương) và Pleiku (Gia Lai)
129 p | 107 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu nâng cao chất lượng xử lý tín hiệu trong các hệ thống thông tin đa người dùng
24 p | 108 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sự ổn định khoang hầm trong môi trường đá nứt nẻ bằng phương pháp Phân tích biến dạng không liên tục
24 p | 112 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ổn định đàn hồi của tấm và vỏ trụ composite lớp chịu tải trọng động
24 p | 99 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử dầm bê tông cốt thép chịu uốn bị hư hỏng do ăn mòn được gia cường bằng tấm CFRP
27 p | 12 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tương tác giữa ống dẫn và nền san hô
24 p | 100 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến kết quả xác định một số thông số mật đường bê tông xi măng sân bay bằng thiết bị gia tải động
27 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm lan truyền kim loại nặng từ bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh tại Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội
26 p | 28 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu xác định chế độ làm việc hợp lý của máy lu rung thi công đất nền đường tuần tra biên giới
24 p | 111 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng
27 p | 26 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc
12 p | 4 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm trượt đất đá trên đường Hồ Chí Minh đoạn Đakrông – Thạnh Mỹ và luận chứng giải pháp xử lý thích hợp
24 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn