Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của virus cúm A/H5 biến chủng mới ở đàn gia cầm làm cơ sở cho phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm xác định được sự lưu hành của virus cúm A/H5 biến chủng mới ở đàn gia cầm tại Việt Nam; xác định được đặc điểm phân tử gen và độc lực của virus cúm A/H5 biến chủng mới; đánh giá được hiệu quả phòng bệnh của một số vacxin cúm gia cầm hiện hành đối với virus cúm A/H5 biến chủng mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của virus cúm A/H5 biến chủng mới ở đàn gia cầm làm cơ sở cho phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN VĂN LÂM NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VIRUS CÚM A/H5 BIẾN CHỦNG MỚI Ở ĐÀN GIA CẦM LÀM CƠ SỞ CHO PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN VĂN LÂM NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VIRUS CÚM A/H5 BIẾN CHỦNG MỚI Ở ĐÀN GIA CẦM LÀM CƠ SỞ CHO PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TẠI VIỆT NAM Ngành : Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi Mã số : 9 64 01 02 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Tô Long Thành 2. PGS.TS. Chu Đức Thắng HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Dữ liệu trong luận án là một phần của đề tài độc lập cấp quốc gia "Nghiên cứu sự phân bố các biến chủng (clade) mới của virus cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm ở Việt Nam làm cơ sở cho việc phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao", mã số ĐTĐL.CN- 10/15, giai đoạn 2015-2018, do Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương làm đơn vị chủ trì đề tài. Tôi xin cam đoan: (1) tất cả các kết quả thu được trong luận án này do tôi và nhóm nghiên cứu thực hiện, kết quả được công bố với sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài và các thành viên tham gia thực hiện; (2) các kết quả được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và không trùng lặp với bất kỳ một luận án tiến sĩ nào đã công bố trước đây; (3) mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Văn Lâm i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận án, tôi nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào tạo, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: PGS.TS. Tô Long Thành, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương; PGS.TS. Chu Đức Thắng, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, là những người thầy hướng dẫn khoa học, trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn tập thể các thầy cô và kỹ thuật viên thuộc Bộ môn Nội - Chẩn - Dược - Độc chất, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và các cán bộ của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Nghiên cứu này có sử dụng kinh phí của đề tài độc lập cấp quốc gia mã số ĐTĐL.CN-10/15 "Nghiên cứu sự phân bố các biến chủng (clade) mới của virus cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm ở Việt Nam làm cơ sở cho việc phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao", do Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương làm đơn vị chủ trì đề tài. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên trong cùng nhóm nghiên cứu, các đồng tác giả Nguyễn Thị Thúy Mận, Nguyễn Hoàng Đăng, Nguyễn Đăng Thọ và Tô Long Thành đã cho phép tôi sử dụng kết quả nghiên cứu đã công bố vào một phần nội dung của luận án. Nhân dịp hoàn thành luận án, tôi luôn biết ơn gia đình, đặc biệt là vợ tôi, đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu và bản luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Lâm ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii Mục lục ......................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................. viii Danh mục hình ................................................................................................................ ix Trích yếu luận án ............................................................................................................ xi Thesis abstract............................................................................................................... xiii Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................3 1.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................3 1.4. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................4 1.5.1. Ý nghĩa khoa học ...............................................................................................4 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................4 Phần 2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................5 2.1. Đại cương về bệnh cúm gia cầm ........................................................................5 2.1.1. Lịch sử bệnh cúm gia cầm .................................................................................5 2.1.2. Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 trên thế giới ................................................8 2.1.3. Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 ở Việt Nam ...............................................11 2.1.4. Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm .........................................................................14 2.1.5. Triệu chứng bệnh cúm gia cầm ........................................................................16 2.1.6. Bệnh tích bệnh cúm gia cầm ............................................................................17 2.1.7. Chẩn đoán bệnh cúm gia cầm ..........................................................................19 2.2. Virus học cúm gia cầm ....................................................................................21 2.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu trúc của virus cúm type A .........................................21 2.2.2. Đặc tính kháng nguyên của virus cúm type A .................................................23 2.2.3. Thành phần hóa học của virus .........................................................................24 iii
- 2.2.4. Sự nhân lên và tác động gây bệnh của virus ....................................................24 2.2.5. Độc lực của virus .............................................................................................27 2.2.6. Đặc tính các protein và khả năng biến chủng của virus...................................27 2.2.7. Sức đề kháng của virus ....................................................................................33 2.2.8. Nuôi cấy và lưu giữ virus.................................................................................33 2.2.9. Danh pháp ........................................................................................................33 2.3. Phòng chống bệnh cúm gia cầm ......................................................................33 2.3.1. Vacxin phòng bệnh cúm gia cầm .....................................................................33 2.3.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng vacxin phòng bệnh cúm gia cầm................35 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..........................................................38 3.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................38 3.1.1. Giám sát để tìm virus cúm A/H5 biến chủng mới ...........................................38 3.1.2. Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của virus cúm A/H5 biến chủng mới ...38 3.1.3. Nghiên cứu khả năng bảo hộ đối với virus cúm A/H5 biến chủng mới của các loại vacxin .................................................................................................38 3.2. Nguyên liệu nghiên cứu ...................................................................................39 3.2.1. Dụng cụ lấy mẫu ..............................................................................................39 3.2.2. Hóa chất lấy mẫu .............................................................................................39 3.2.3. Vacxin và động vật thí nghiệm ........................................................................40 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................40 3.3.1. Phương pháp lấy mẫu ......................................................................................40 3.3.2. Phản ứng Realtime RT-PCR để sàng lọc, phát hiện virus cúm A/H5Nx ........42 3.3.3. Giám định virus phân lập bằng phương pháp HI .............................................45 3.3.4. Phân tích đặc điểm sinh học phân tử của virus A/H5 biến chủng mới ............46 3.3.5. Phương pháp xác định chỉ số độc lực của virus A/H5 biến chủng mới ...........47 3.3.6. Phương pháp đánh giá triệu chứng lâm sàng ...................................................48 3.3.7. Phương pháp mổ khám toàn diện ....................................................................49 3.3.8. Chuẩn bị tiêu bản vi thể bằng phương pháp paraffin.......................................50 3.3.9. Phương pháp công cường độc kiểm tra hiệu lực phòng bệnh của vacxin với virus cúm A/H5 biến chủng mới ...............................................................50 3.4. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................52 iv
- Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...................................................................53 4.1. Giám sát để tìm virus cúm A/H5 biến chủng mới ...........................................53 4.1.1. Kết quả thu thập mẫu và sàng lọc virus cúm A ...............................................53 4.1.2. Kết quả xác định subtype H5 từ các mẫu dương tính với virus cúm A ...........55 4.1.3. Kết quả xác định subtype H5N1 từ mẫu dương tính với virus cúm A/H5 ......57 4.1.4. Kết quả xác định subtype H5N6 từ mẫu dương tính với virus cúm A/H5 ......60 4.1.5. Kết quả xét nghiệm virus cúm A/H5 biến chủng mới theo loài ......................62 4.1.6. Nghiên cứu phân loại virus cúm A/H5 biến chủng mới thu thập được từ gà, vịt và chim cút ............................................................................................63 4.1.7. Kết quả nghiên cứu nguồn gốc phát sinh của virus cúm A/H5 biến chủng mới qua phân tích phả hệ dựa trên gen HA .....................................................65 4.1.8. Sự xuất hiện của virus cúm A/H5 biến chủng mới theo thời gian và không gian .......................................................................................................70 4.2. Một số đặc tính sinh học của virus cúm A/H5 biến chủng mới.......................74 4.2.1. Đặc tính sinh học phân tử tiểu phần HA1 của các biến chủng ........................74 4.2.2. Đặc tính gây bệnh của virus cúm A/H5 biến chủng mới .................................80 4.2.3. Triệu chứng bệnh tích do virus cúm A/H5 biến chủng mới gây ra trên gia cầm .............................................................................................................82 4.3. Khả năng bảo hộ đối với virus cúm A/H5 biến chủng mới của các loại vacxin ...............................................................................................................90 4.3.1. Khả năng vượt qua đáp ứng miễn dịch dị chủng của virus clade 2.3.2.1c ......91 4.3.2. Khả năng vượt qua đáp ứng miễn dịch dị chủng của virus clade 2.3.4.4a ......96 4.3.3. Khả năng vượt qua đáp ứng miễn dịch dị chủng của virus clade 2.3.4.4b ....101 4.3.4. Biến đổi bệnh lý ở gà có miễn dịch dị chủng sau công cường độc bằng virus clade 2.3.4.4a và clade 2.3.4.4b ............................................................106 4.3.5. Thảo luận về khả năng vượt qua đáp ứng miễn dịch dị chủng của biến thể virus cúm A/H5Nx .........................................................................................106 Phần 5. Kết luận và đề nghị .......................................................................................108 5.1. Kết luận ..........................................................................................................108 5.2. Đề nghị...........................................................................................................109 Danh mục công trình đã công bố liên quan đến luận án ...............................................110 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................111 Phụ lục .......................................................................................................................128 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải ADN Axit deoxyribonucleic AI Avian influenza ARN Axit ribonucleic ATSH An toàn sinh học Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bp Base pair CEF Chicken Embryo Fibroblast CGC Cúm gia cầm CK Chicken CS Cộng sự CT Cycle of threshold CTCPTTYTW1 Công ty Cổ phần thuốc Thú y Trung ương 1 DK Duck ELISA Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay FAO Food and Agriculture Organization GMT Geometic Mean Titer Gs Goose HA Hemagglutination HSD Hạn sử dụng HGKT Hiệu giá kháng thể HI Hemagglutination Inhibition HPAI Highly Pathgenic Avian Influenza IVPI Intravenous Pathogenicity Index Kb Kilo base LPAI Low Pathogenic Avian Influenza M Matrix protein MDCK Madin-Darby-Canine-Kidney MDK Muscovy duck MDT Mediocris Downtime vi
- MEGA Molecular Evolution Genetic Analysis NA Neuraminidae NCVD National Centre for Veterinary Diagnostics NEP Nuclear export protein NP Nucleoprotein NS Non-strutural protein NSX Ngày sản xuất OIE Office International des Épizooties PA Polymerase acidic PB1 Polymerase basic protein 1 PB2 Polymerase basic protein 2 PBS Phosphate Buffered Saline PCR Polymerase Chain Reaction SPF Specific pathogen free RT-PCR Reverse transcriptase- Polymerase Chain Reaction RNP Ribonucleoprotein TCID50 Tissue Culture Infective Dosage TCN Tiêu chuẩn ngành TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TW Trung ương VN Việt Nam WHO World Health Organization vii
- DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. Sự xuất hiện của virus cúm A/H5 biến chủng mới giai đoạn 2003-2014 .............7 2.2. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới giai đoạn 2004 - 2017 .......................10 2.3. Bệnh tích điển hình của gà mắc cúm gia cầm.....................................................18 3.1. Cơ cấu thu thập mẫu của đề tài ...........................................................................41 3.2. Danh mục các cặp mồi phát hiện gen M, H5, N1 và N6 ....................................43 3.3. Danh mục trình tự mồi giải trình tự gen HA1 và HA2 .......................................44 3.4. Bố trí thí nghiệm công cường độc ......................................................................47 3.5. Bố trí thí nghiệm kiểm tra hiệu lực phòng bệnh của vacxin với virus H5N1 clade 2.3.2.1c, H5N6 clade 2.3.4.4a và H5N6 clade 2.3.4.4b ..............................51 4.1. Bệnh tích đại thể trên gà ở các lô thí nghiệm sau công cường độc.....................93 viii
- DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Sơ đồ mô tả các cơ chế sinh bệnh chủ yếu, các gen và sản phẩm của gen tham ra vào sự gây nhiễm của virus cúm A/H5N1 .............................................15 2.2. Sơ đồ quy trình chẩn đoán bệnh cúm gia cầm ....................................................21 2.3. Cấu trúc virus cúm H5N1 ...................................................................................22 2.4. Quá trình nhân lên của virus cúm .......................................................................25 2.5. Cấu trúc bậc 3 của HA virus cúm .......................................................................28 2.6. Vị trí của 5 epitope kháng nguyên chính ............................................................28 4.1. Kết quả sàng lọc virus cúm A tại các tỉnh giám sát ............................................53 4.2. Tỷ lệ nhiễm virus cúm A theo giai đoạn và khu vực giám sát............................54 4.3. Kết quả sàng lọc virus cúm A/H5 tại các tỉnh giám sát ......................................55 4.4. Tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5 theo giai đoạn và khu vực giám sát .....................56 4.5. Kết quả sàng lọc virus cúm A/H5N1 tại các tỉnh giám sát .................................58 4.6. Tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5N1 theo giai đoạn và khu vực giám sát .................59 4.7. Kết quả sàng lọc virus cúm A/H5N6 tại các tỉnh giám sát .................................60 4.8. Tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5N6 theo giai đoạn và khu vực giám sát .................61 4.9. Tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5 biến chủng mới theo loài .....................................62 4.10. Phả hệ của các chủng virus cúm H5 trong nghiên cứu và các chủng virus thuộc các clade khác nhau đã lưu hành ở Việt Nam ...........................................66 4.11. Phả hệ của các chủng virus cúm H5 trong clade 2.3.4.4 ....................................67 4.12. Phả hệ của các chủng virus cúm H5 trong clade 2.3.2.1 ....................................68 4.13. Sự phân bố không gian của virus cúm gia cầm 1/2015 tới 6/2016 .....................71 4.14. Sự phân bố không gian của virus cúm gia cầm 7/2016 tới 6/2017 .....................72 4.15. Sự phân bố không gian của virus cúm gia cầm 7/2017 tới 3/2018 .....................73 4.16. Trình tự amino acid gần vị trí cắt của protein HA ..............................................74 4.17. Trình tự amino acid ở hốc gắn thụ thể tế bào vật chủ.........................................75 4.18. Trình tự amino acid vùng kháng nguyên A-E của clade 2.2.3.1c .......................76 4.19. Trình tự amino acid vùng kháng nguyên A-E của clade 2.3.4.4b ......................77 4.20. Trình tự amino acid vùng kháng nguyên A-E của clade 2.3.4.4a .......................78 4.21. Đặc điểm hiện tượng glycosyl hóa ở tiểu phần HA1 ..........................................79 ix
- 4.22. Tỷ lệ gà chết theo thời gian khi gây nhiễm virus cúm A/H5 biến chủng mới qua tĩnh mạch ......................................................................................................80 4.23. Chỉ số độc lực của virus và thời gian chết trung bình của gà khi gây nhiễm virus cúm A/H5 biến chủng mới .........................................................................82 4.24. Điểm lâm sàng của gà gây nhiểm với virus cúm A/H5 biến chủng mới ............82 4.25. Bệnh tích đại thể của gà được gây bệnh thực nghiệm với virus cúm A/H5 biến chủng mới ...................................................................................................86 4.26. Bệnh tích vi thể của gà được gây bệnh thực nghiệm với virus cúm A/H5 biến chủng mới (HE 10x) ...................................................................................88 4.27. Kết quả tạo đáp ứng miễn dịch trong thí nghiệm công cường độc bằng virus clade 2.3.2.1c .............................................................................................91 4.28. Khả năng gây bệnh của chủng virus clade 2.3.2.1c ở gà có đáp ứng miễn dịch dị chủng .......................................................................................................92 4.29. Bệnh tích đại thể ở gà có đáp ứng miễn dịch dị chủng sau khi công cường độc bằng chủng virus clade 2.3.2.1c ...................................................................94 4.30. Hiện tượng thải virus ở gà có đáp ứng miễn dịch dị chủng sau công cường độc bằng chủng virus clade 2.3.2.1c ...................................................................95 4.31. Kết quả tạo đáp ứng miễn dịch cho gà và vịt trong thí nghiệm công cường độc bằng virus clade 2.3.4.4a ..............................................................................96 4.32. Khả năng gây bệnh của chủng virus clade 2.3.4.4a ở gà và vịt có đáp ứng miễn dịch dị chủng ..............................................................................................97 4.33. Hiện tượng thải virus ở gà và vịt có đáp ứng miễn dịch dị chủng sau công cường độc bằng chủng virus clade 2.3.4.4a ........................................................99 4.34. Kết quả tạo đáp ứng miễn dịch cho gà và vịt trong thí nghiệm công cường độc bằng virus clade 2.3.4.4b ...........................................................................101 4.35. Khả năng gây bệnh của chủng virus clade 2.3.4.4b ở gà và vịt có đáp ứng miễn dịch dị chủng ...........................................................................................103 4.36. Hiện tượng thải virus ở gà và vịt có đáp ứng miễn dịch dị chủng sau công cường độc bằng chủng virus clade 2.3.4.4b ......................................................105 x
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Văn Lâm Tên luận án: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của virus cúm A/H5 biến chủng mới ở đàn gia cầm làm cơ sở cho phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam. Ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi Mã số: 9.64.01.02 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Xác định được có hay không sự lưu hành của virus cúm A/H5 biến chủng mới ở đàn gia cầm tại Việt Nam; từ đó xác định một số đặc tính sinh học của biến chủng nhằm khuyến cáo sử dụng vacxin phòng bệnh. Phương pháp nghiên cứu Ba nhóm phương pháp chính được dùng trong nghiên cứu này, bao gồm: (i) kỹ thuật PCR dùng để phát hiện virus cúm A/H5 biến chủng mới trong mẫu bệnh phẩm và giải trình tự gen virus; (ii) ứng dụng tin sinh học, với các phần mềm như MEGA, Weblogo, S.A.S, v.v... để phân tích đặc điểm sinh học phân tử của virus cúm A/H5 biến chủng mới; (iii) bố trí thí nghiệm để đánh giá độc lực, triệu chứng bệnh tích trên gia cầm và khả năng bảo hộ của vacxin với virus cúm A/H5 biến chủng mới. Kết quả chính và kết luận Có 3 nhóm kết quả đã đạt được trong nghiên cứu này, bao gồm: 1) Đã xác định được có sự lưu hành của virus cúm A/H5 biến chủng mới ở 11 tỉnh (Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Kiên Giang) tại Việt Nam trong giai đoạn 2015-2018, cụ thể: Virus CGC lưu hành có tỷ lệ dương tính với virus: cúm A (gen M) 9,15%; A/H5 1,15 %; A/H5N1 0,23%; A/H5N6 0,65%; Virus cúm A/H5 biến chủng mới phân lập được gồm: A/H5N6 subclade 2.3.4.4a/b phân bố ở miền Bắc và miền Trung; A/H5N1 clade 2.3.2.1c chủ yếu ở miền Nam; chưa phát hiện virus cúm A/H5N6 ở miền Nam; Tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5 biến chủng mới cao nhất trên vịt (A/H5N1 0,42%, A/H5N6 1,27%), tiếp đến là gà (A/H5N1 0,23%, A/H5N6 0,5%), chưa phát hiện biến chủng mới trên chim cút. xi
- 2) Xác định được một số đặc tính sinh học của virus cúm A/H5 biến chủng mới Virus cúm A/H5 biến chủng mới thuộc H5N1 clade 2.3.2.1c, H5N6 clade 2.3.4.4a và 2.3.4.4b có độc lực cao với chỉ số IVPI tương ứng 2,95, 2,78 và 2,87. Virus cúm A/H5 biến chủng mới mang đặc điểm khác biệt về trình tự amino acid trên gen HA so với các chủng virus vacxin (Navet-vifluvac, Re-5) được phép hiện hành ở Việt Nam; Các virus cúm A/H5 biến chủng mới đặc hiệu với receptor của gia cầm, gây bệnh trên gia cầm với các biểu hiện đặc trưng của bệnh CGC gồm: (1) triệu chứng lâm sàng như sốt cao, ủ rũ, mệt mỏi, chảy nước mắt, nước mũi, thở khò khè; (2) biến đổi bệnh tích gồm phù, sung huyết, xuất huyết và hoại tử ở hầu hết các cơ quan phủ tạng. 3) Đánh giá được khả năng bảo hộ đối với virus cúm A/H5 biến chủng mới của các loại vacxin hiện hành. Đáp ứng miễn dịch dị chủng từ vacxin Navet-vifluvac và Re-5 đối với các biến chủng virus mới (clade 2.3.2.1c; clade 2.3.4.4a; clade 2.3.4.4b): (1) tạo được miễn dịch trên ngưỡng bảo hộ (>4log2); (2) không tạo ra trạng thái miễn dịch vô trùng, (3) có khả năng bảo hộ lâm sàng 50- 80% gà và 100% vịt thí nghiệm; Gà được gây miễn dịch dị chủng từ Navet-vifluvac và Re-5 có xu hướng giảm bài thải virus cường độc, giảm rõ rệt biến đổi bệnh tích đại thể (chỉ có bệnh tích: ở phổi với Navet-vifluvac; ở phổi, gan, cơ và ruột với Re-5); Virus H5N6 clade 2.3.4.4b vượt qua đáp ứng miễn dịch dị chủng tốt hơn virus H5N6 clade 2.3.4.4a và H5N1 clade 2.3.2.1c; Vacxin Navet-vifluvac bảo hộ lâm sàng cho gà (70-80%) chống lại virus cúm A/H5 biến chủng mới tốt hơn vacxin Re-5 (50-70%). xii
- THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Van Lam Thesis title: Investigation into biological characteristics of novel avian influenza A/H5 variants circulating on poultry as a basis for disease prevention in Vietnam. Major: Veterinary pathology and Therapeutics of the diseases of domestic animals Code: 9.64.01.02 Educational organization Institution: Vietnam National University of Agriculture. Research Objectives The goal of research To identify if there were novel avian influenza A/H5 variants circulating on poultry in Vietnam and their biological characteristics as fundamental guideline for vaccines selection. Materials and Methods Three main methods groups were adopted in this study, including: (i) Polymerase chain reaction (PCR) was used to detect and gene sequencing of avian influenza A/H5 virus. (ii) Bioinformatics programs including MEGA, Weblogo, S.A.S, etc. to analyze molecular biological characteristics of influenza virus A/H5 new strains. (iii) Experimentally infected chickens with the obtained virus strains to evaluate their virulence and protection ability of some commercial vaccines against the new strains. Main findings and conclusions Three milestones were achieved in this study: 1) New strains of influenza A/H5 virus had been identified in 11 provinces (Hanoi, Phu Tho, Thai Nguyen, Nghe An, Quang Nam, Quang Ngai, Thua Thien Hue, Kon Tum, Dong Thap, Vinh. Long, Kien Giang) of Vietnam over the period from 2015 to 2018: The isolated avian influenza virus were identified to be positive with (M gene), A/H5, A/H5N1, A/H5N1 at the proportion of 9.15%; 1.15%; 0.23% and 0.65%, respectively. The isolated influenza A/H5 virus were A/H5N6 clade 2.3.4.4a/b circulated in the North and Central, meanwhile the A/H5N1 clade 2.3.2.1c circulated mainly in the South. However, the A/H5N6 influenza virus was not found in the South. xiii
- The prevalence of A/H5 influenza virus new strains was highest in ducks (A/H5N1 0.42%, A/H5N6 1.27%), and lower rate in the chickens (A/H5N1 0.23%, A/H5N6 0, 5%), meanwhile it was not detected in quail. 2) Findings on biological characteristics of influenza virus A/H5 new strain: The isolated A/H5 virus influenza new strain belongs to H5N1 clade 2.3.2.1c, H5N6 clade 2.3.4.4a, and 2.3.4.4b whose virulence with IVPI index of 2.95, 2.78, and 2.87 respectively. The new variant influenza A/H5 virus has different characteristics in the amino acid sequence of the HA gene compared with the vaccine strains (Navet-vifluvac, Re-5). The new avian variant of influenza A/H5 viruses were specific pathogenesis on poultry, experimentally infected chickens manifested with specific symptoms and lesions, including: (1) high fever, moodiness, fatigue, eyes and nasal discharged, and wheezing; (2) Gross lesions including edema, congestion, hemorrhage, degeneration, necrosis, and inflammatory cell infiltrates in most of the internal organs. 3) Findings on the evaluation of effect of commercial vaccines against the influenza virus A/H5 new strains: Heterologous immunity responses from Navet-vifluvac and Re-5 vaccines with variants new virus (clade 2.3.2.1c; clade 2.3.4.4a; clade 2.3.4.4b): (1) yielded immunity above the protective threshold (> 4log2); (2) does not create a sterile immune state; (3) clinically protected experimental poultry against A / H5 virus (20-50% in chickens and 100% ducks). Chickens vaccinated with Navet-vifluvac and Re-5 reduced excretion of virulent virus and markedly decreased macroscopic lesions (only lung lesions were found in chickens vaccinated with Navet-vifluvac; meanwhile lesion in liver, muscle, and intestines were found in animals injected with Re-5); H5N6 clade virus 2.3.4.4b was able to overcome the heterologous immune response better the H5N6 clade 2.3.4.4a and the H5N1 clade 2.3.2.1c virus; Navet-vifluvac vaccine protected 70 to 80% of experimental chickens against influenza virus A/H5 new strain meanwhile Re-5 vaccine only obtained 50-70%. xiv
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bệnh cúm gia cầm (CGC) là bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra trên gia cầm, do virus subtype A/H5 gây ra. Bệnh CGC xảy ra lần đầu tiên ở Việt Nam vào cuối năm 2003 và được ghi nhận là do virus cúm A/H5N1 thể độc lực cao (HPAI) gây nên. Virus CGC HPAI A/H5N1 lần đầu tiên phân lập được từ ngỗng ở Guangdong Trung Quốc năm 1996 (Xu & cs., 1999), xâm nhập vào Việt Nam cuối năm 2003, từ đó đến nay bệnh xảy ra liên tục và đang là vấn đề dịch tễ phức tạp do xuất hiện nhiều phân dòng virus mới, là dịch bệnh cần phải giải quyết tại nước ta (Nguyễn Tiến Dũng & cs., 2008; Lê Thanh Hòa & cs., 2008). Virus cúm A/H5N1 từ khi xuất hiện tại Việt Nam năm 2003 cho đến năm 2005, gây bệnh CGC ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước chủ yếu do biến chủng virus clade 1 (Wan & cs., 2008; Nguyễn Tiến Dũng & cs., 2008), bên cạnh đó clade 2.3.2 cũng được phát hiện năm 2005. Năm 2006, tình hình dịch CGC tạm lắng do các biện pháp làm giảm nguồn bệnh được áp dụng như cấm ấp nở thủy cầm (loài mang trùng virus CGC) và tiêm phòng vacxin trên phạm vi cả nước cho gia cầm bằng vacxin Re-1 (clade 0). Từ năm 2007 đến giữa năm 2010, có sự khác biệt địa lý về lưu hành của các biến chủng virus CGC, các clade 2.3.4 dòng Phúc Kiến (sau đó phân chia thành các subclade 2.3.4.1, 2.3.4.2, 2.3.4.3) chiếm ưu thế ở các tỉnh phía Bắc. Trong khi đó, các clade 1 và subclade 1.1 (tiến hóa từ clade 1) lưu hành chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, sau đó tiếp tục tiến hóa thành clade 1.1.1 và 1.1.2 (Nguyễn Tiến Dũng & cs., 2008; Nguyen & cs., 2012). Trong thời gian này, vacxin Re-1 và Re-5 (clade 2.3.4) nhập khẩu từ Trung Quốc đã được sử dụng, đồng thời một vacxin trong nước dùng chủng NIBRG-14 (clade 1) được thử nghiệm. Năm 2008, clade 7 được phát hiện trên gia cầm nhập lậu ở Lạng Sơn và một số chợ ở Hà Nội. Năm 2010-2011, nhiều biến chủng mới đã nổi lên, clade 2.3.2.1 (xuất hiện cuối 2009) trở nên thịnh hành vào cuối năm 2010 và tiến hóa thành các clade 2.3.2.1a,b (Nguyen & cs., 2012) lưu hành ở các tỉnh phía Bắc, các clade 1.1.1 và 1.1.2 tiếp tục lưu hành ở các tỉnh phía Nam. Giữa năm 2012 clade 2.3.2.1c xuất hiện ở miền Bắc, sau đó nhanh chóng lây lan vào miền Trung và miền Nam Việt Nam, đồng thời các clade 2.3.2.1a và b dần biến mất. Năm 2013, chỉ còn clade 2.3.2.1c lưu hành trên cả nước và clade 1.1.2 vẫn khu trú ở các tỉnh phía Nam. Đầu năm 2014, các clade 2.3.2.1c và 1.1.2 vẫn là những clade chính gây bệnh CGC ở Việt Nam, tuy nhiên sau tháng 2 năm 2014, 1
- clade 1.1.2 không còn được phát hiện. Từ tháng 4 năm 2014, dịch CGC do subclade 2.3.4.4 gây ra bắt đầu xuất hiện ở miền Bắc như Lạng Sơn (tháng 4/2014), Lào Cai (8/2014), Phú Thọ (9/2014). Sau đó, virus đã nhanh chóng được phát hiện ở một số tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh (6/2014), Quảng Ngãi (8/2014), Quảng Trị (8/2014) (Nguyễn Đăng Thọ & cs., 2016). Virus CGC không có hoạt động sửa lỗi trong quá trình tổng hợp ARN khi nhân lên, làm biến đổi gen hình thành những biến chủng mới. Khả năng biến đổi gen đã giúp virus cúm tiến hóa rất đa dạng, dẫn đến những đợt dịch CGC mới xuất hiện. Tuy nhiên, những thay đổi kháng nguyên còn xảy ra do sự tái tổ hợp gen giữa các virus cúm khác nhau để tạo ra một biến chủng virus mới có độc lực không thể lường trước và tiềm ẩn gây ra các đại dịch (Van den Berg & cs., 2008). Khả năng tái kết hợp gen của các virus cúm cùng subtype hay khác subtype đã tạo ra nhiều virus cúm tái tổ hợp mới có kiểu gen khác nhau. Các nghiên cứu trước đây đã xác định được virus cúm H5N1 dòng GS/GD/96 đã tiến hóa thành 10 clade khác biệt về di truyền (0-9) và rất nhiều các subclade khác (WHO/OIE/FAO, 2008). Từ thực tế cho thấy, sự xuất hiện liên tục các biến chủng mới của virus A/H5N1 qua các năm đã làm phức tạp thêm vấn đề sử dụng vacxin trong phòng chống bệnh CGC, thậm chí làm cho vacxin mất hẳn tính hiệu quả. Vì vậy, việc xác định có hay không sự lưu hành của virus cúm A/H5 biến chủng mới ở Việt Nam, xác định một số đặc tính sinh học và thử nghiệm hiệu quả phòng bệnh của các loại vacxin hiện hành với biến chủng mới là rất cấp thiết, mang tính khoa học và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của luận án là một phần nội dung của đề tài độc lập cấp quốc gia mã số ĐTĐL.CN-10/15 "Nghiên cứu sự phân bố các biến chủng (clade) mới của virus cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm ở Việt Nam làm cơ sở cho việc phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao", do Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương làm đơn vị chủ trì, đề tài đã được nghiệm thu năm 2018. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trả lời câu hỏi có hay không sự lưu hành của virus cúm A/H5 biến chủng mới ở đàn gia cầm tại Việt Nam; từ đó xác định một số đặc tính sinh học của biến chủng nhằm khuyến cáo sử dụng vacxin phòng bệnh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được sự lưu hành của virus cúm A/H5 biến chủng mới ở đàn gia 2
- cầm tại Việt Nam; - Xác định được đặc điểm phân tử gen và độc lực của virus cúm A/H5 biến chủng mới; - Đánh giá được hiệu quả phòng bệnh của một số vacxin cúm gia cầm hiện hành đối với virus cúm A/H5 biến chủng mới. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là virus cúm A/H5 biến chủng mới ở đàn gia cầm tại Việt Nam. 1.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu được thực hiện ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam, trong đó: + Mẫu dịch hầu họng được thu thập trên gia cầm từ các ổ dịch, chợ và trại chăn nuôi gia cầm tại 11 tỉnh (Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Kiên Giang) thuộc 3 miền trên cả nước. + Các xét nghiệm và phân tích chuyên sâu thực hiện tại Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương. + Các thí nghiệm động vật được thực hiện tại khu nuôi động vật an toàn sinh học của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương. - Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 11/2015 đến tháng 8/2018. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Đã xác định có sự lưu hành của virus cúm A/H5 biến chủng mới ở 11 tỉnh (Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Kiên Giang) thuộc 3 miền tại Việt Nam trong giai đoạn 2015-2018 gồm: A/H5N6 subclade 2.3.4.4a/b và A/H5N1 clade 2.3.2.1c. - Đã xác định được đặc điểm phân tử gen, độc lực và khả năng gây bệnh của virus cúm A/H5 biến chủng mới phân lập được; - Đánh giá được khả năng bảo hộ dị chủng của vacxin Navet-vifluvac và Re-5 đối với virus cúm A/H5 biến chủng mới phân lập được. 3
- 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Hiểu biết hơn về sự lưu hành của virus CGC tại các địa phương nghiên cứu. Làm cơ sở tham khảo cho nghiên cứu tiếp theo về sự biến đổi của virus CGC. - Làm rõ hơn về một số đặc tính sinh học của virus CGC như: đặc điểm phân tử gene, độc lực và khả năng gây bệnh trên gia cầm. - Khuyến cáo lựa chọn vacxin phù hợp với virus A/H5 biến chủng mới xuất hiện trên đàn gia cầm tại Việt Nam. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định được sự lưu hành của virus CGC ở 11 tỉnh (Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Kiên Giang) thuộc 3 miền tại Việt Nam trong giai đoạn 2015-2018 gồm: A/H5N6 subclade 2.3.4.4a/b phân bố ở miền Bắc và miền Trung; A/H5N1 clade 2.3.2.1c chủ yếu ở miền Nam; chưa phát hiện virus cúm A/H5N6 ở miền Nam. - Xác định được đặc điểm sinh học của virus cúm A/H5 biến chủng mới (H5N1 clade 2.3.2.1c, H5N6 subclade 2.3.4.4a và 2.3.4.4b), bao gồm: (1) là virus thể độc lực cao; (2) mang đặc điểm khác biệt về trình tự gen so với các chủng virus vacxin (Navet-vifluvac, Re-5) được phép hiện hành ở Việt Nam; (3) đặc hiệu với receptor của gia cầm, gây triệu chứng lâm sàng và biến đổi bệnh tích trên gia cầm mang đặc trưng của bệnh CGC. - Đáp ứng miễn dịch dị chủng từ vacxin Navet-vifluvac và Re-5 với các biến chủng (clade 2.3.2.1c; clade 2.3.4.4a; clade 2.3.4.4b): (1) không tạo ra trạng thái miễn dịch vô trùng; (2) làm giảm bài thải virus cường độc; (3) bảo hộ về lâm sàng hoàn toàn ở vịt, 50 – 80% ở gà. 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sử dụng vỏ sắn (khoai mì) trong thức ăn cho bò nuôi lấy thịt
2 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu, phát triển các lược đồ chữ ký sô tập thể
24 p | 133 | 13
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 256 | 12
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm về tính chất cơ lý của bê tông sử dụng cốt liệu lớn tái chế từ chất thải rắn xay dựng và ứng dụng cho cột bê tông cốt thép chịu nén đúng tâm
160 p | 29 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng
177 p | 29 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc
135 p | 25 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu bê tông chịu nhiệt sử dụng cốt liệu tro xỉ nhiệt điện, xi măng poóclăng và các phụ gia khoáng mịn
164 p | 19 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sự ổn định khoang hầm trong môi trường đá nứt nẻ bằng phương pháp Phân tích biến dạng không liên tục
24 p | 112 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ổn định đàn hồi của tấm và vỏ trụ composite lớp chịu tải trọng động
24 p | 104 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử dầm bê tông cốt thép chịu uốn bị hư hỏng do ăn mòn được gia cường bằng tấm CFRP
27 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu bê tông chịu nhiệt sử dụng cốt liệu tro xỉ nhiệt điện, xi măng poóclăng và các phụ gia khoáng mịn
27 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến kết quả xác định một số thông số mật đường bê tông xi măng sân bay bằng thiết bị gia tải động
27 p | 28 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm lan truyền kim loại nặng từ bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh tại Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội
26 p | 30 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tương tác giữa ống dẫn và nền san hô
24 p | 102 | 4
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm trượt đất đá trên đường Hồ Chí Minh đoạn Đakrông – Thạnh Mỹ và luận chứng giải pháp xử lý thích hợp
218 p | 14 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng
27 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc
12 p | 5 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm trượt đất đá trên đường Hồ Chí Minh đoạn Đakrông – Thạnh Mỹ và luận chứng giải pháp xử lý thích hợp
24 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn