Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu quản lý rủi ro kỹ thuật trong thi công công trình giao thông đường bộ ở Việt Nam
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm xây dựng mô hình đo lường mức độ RRKT trong thi công công trình giao thông đường bộ ở Việt Nam dựa trên cơ sở lý thuyết phương pháp F-AHP. Áp dụng mô hình đã đề xuất để đo lường mức độ RRKT tại một số dự án điển hình đã và đang triển khai. Xây dựng trình tự thực hiện và tính toán mức độ RRKT trong thi công công trình giao thông đường bộ ở Việt Nam bằng phần mềm tự động hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu quản lý rủi ro kỹ thuật trong thi công công trình giao thông đường bộ ở Việt Nam
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Văn Châu
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với PGS.TS Bùi Ngọc Toàn, TS. Nguyễn Quang Phúc - Những ngƣời thầy đã tận tâm, tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Công trình, Bộ môn đƣờng bộ và các Bộ môn khác thuộc Khoa Công trình - Trƣờng Đại học Giao thông vận tải đã có những đóng góp và giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện các nội dung của luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trƣờng, Phòng Đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành các thủ tục theo đúng qui định. Tôi xin chân thành cảm ơn các Nhà khoa học, các Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ… đến từ Viện Khoa học Công nghệ Giao thông vận tải, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Xây dựng, Đại học Thủy lợi, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Học Viện kỹ thuật quân sự, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Duy Tân… đã có những đóng góp, giúp đỡ và phản biện quý báu trong quá trình tôi thực hiện các nội dung của luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn những đóng góp và đánh giá của các chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc thuộc Bộ Gao thông vận tải, các Sở Giao thông vận tải, các Ban quản lý dự án chuyên ngành giao thông, Tổng Cục đƣờng bộ Việt Nam, Hội cầu đƣờng… Các chuyên gia đến từ các Tổng Công ty, Các Công ty… đang hoạt động trong lĩnh vực khảo sát thiết kế, tƣ vấn giám sát, thi công công trình giúp tôi hoàn thành tốt nội dung của luận án. Tôi xin cảm ơn các anh chị, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi về thời gian, số liệu các công trình thực tế để thực hiện tốt luận án. Cuối cùng tôi xin cảm ơn mẹ tôi, vợ và hai con trai của tôi, các anh chị em của tôi đã giúp đỡ, chia sẻ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Tác giả luận án
- iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................................3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................3 4. Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................................................4 5. Kết cấu của luận án ..........................................................................................................................5 CHƢƠNG 1 ..............................................................................................................................................6 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO, QUẢN LÝ RỦI RO VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG XÂY DỰNG ..................................................................................................6 1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro ....................................................................................................6 1.1.1 Khái niệm rủi ro .....................................................................................................................6 1.1.2 Phân loại rủi ro (PLRR) .........................................................................................................7 1.2 Khái niệm quản lý rủi ro (QLRR) ..................................................................................................9 1.3 Tình hình nghiên cứu về rủi ro và QLRR trên thế giới ................................................................10 1.3.1 Tình hình chung ...................................................................................................................10 1.3.2 Tình hình nghiên cứu về RR và QLRR trong ngành xây dựng............................................12 1.4 Tình hình nghiên cứu về RR và QLRR ở Việt Nam ...................................................................17 1.5 Hƣớng nghiên cứu của luận án.....................................................................................................19 1.5.1 Cơ sở hình thành hƣớng nghiên cứu ....................................................................................19 1.5.2 Khung nghiên cứu của luận án.............................................................................................20 1.6 Kết luận chƣơng ...........................................................................................................................20 CHƢƠNG 2 ............................................................................................................................................22 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG XÂY DỰNG .................................................22 2.1 Nội dung QLRR dự án .................................................................................................................22 2.1.1 Quy trình QLRR dự án ........................................................................................................22 2.1.2 Nhận dạng rủi ro (NDRR)....................................................................................................23 2.1.3 Phân tích rủi ro .....................................................................................................................26 2.1.4 Ứng phó rủi ro......................................................................................................................29 2.1.5 Phân bổ rủi ro (PBRR) .........................................................................................................30
- iv 2.2 Một số phƣơng pháp QLRR áp dụng trong nghiên cứu ...............................................................37 2.2.1 Phƣơng pháp Delphi ............................................................................................................37 2.2.1.1 Lý do lựa chọn phƣơng pháp Delphi ................................................................................37 2.2.1.2 Giới thiệu chung về Delphi ...............................................................................................38 2.2.1.3 Đặc điểm quy trình của phƣơng pháp Delphi ...................................................................40 2.2.2 Phƣơng pháp F-AHP .......................................................................................................42 2.2.2.1 Lý do lựa chọn phƣơng pháp F-AHP ................................................................................42 2.2.2.2 Tổng quan về phƣơng pháp F-AHP ..................................................................................42 2.2.2.3 Phƣơng pháp AHP ............................................................................................................43 2.2.2.4 Lý thuyết tập mờ ...............................................................................................................45 2.3 Kết luận chƣơng ...........................................................................................................................46 CHƢƠNG 3 ............................................................................................................................................47 NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ RỦI RO TRONG THI CÔNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ Ở VIỆT NAM ....................................................................47 3.1 Nhận dạng các nhân tố rủi ro .......................................................................................................47 3.1.1 Các NTRR tiềm năng từ những nghiên cứu trƣớc ...............................................................47 3.1.2 Thảo luận nhóm chuyên gia .................................................................................................47 3.1.3 Xây dựng BCH thử nghiệm .................................................................................................48 3.1.4 Kết quả khảo sát thử nghiệm................................................................................................50 3.1.4.1 Thông tin ngƣời trả lời ......................................................................................................50 3.1.4.2 Đánh giá BCH thử nghiệm................................................................................................50 3.1.5 Xây dựng BCH chính thức...................................................................................................51 3.2 Thu thập dữ liệu ...........................................................................................................................52 3.2.1 Xác định kích thƣớc mẫu .....................................................................................................52 3.2.2 Lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu ...................................................................................................52 3.2.3 Cách thức thu thập dữ liệu ...................................................................................................53 ..........................................................................................................................53 3.3.1 Chọn lọc dữ liệu ...................................................................................................................53 3.3.2 Đặc điểm ngƣời trả lời .........................................................................................................54
- v 3.3.3 Đánh giá độ tin cậy của BCH khảo sát ................................................................................54 3.3.4 Xếp hạng các nhân tố rủi ro .................................................................................................55 3.4 Phân loại các nhóm rủi ro ............................................................................................................57 3.5 Phân nhóm - Phân tích đánh giá các NTRRKT ...........................................................................59 3.5.1 Phân nhóm ...........................................................................................................................59 3.5.2 Phân tích đánh giá các NTRRKT .........................................................................................61 3.5.3 Đánh giá quan điểm của các bên liên quan đối với các NTRRKT ......................................62 3.6 Kết luận chƣơng ...........................................................................................................................63 CHƢƠNG 4 ............................................................................................................................................65 XÂY DỰNG GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC NTRRKT TRONG THI CÔNG XDCTGTĐB Ở VIỆT NAM BẰNG PHƢƠNG PHÁP DELPHI .............................................................................65 4.1 Quá trình thực hiện phƣơng pháp Delphi.....................................................................................65 4.1.1 Quá trình lựa chọn chuyên gia .............................................................................................65 4.1.2 Phƣơng pháp thu thập và phân tích dữ liệu..........................................................................67 4.2 Giải pháp ứng phó đối với từng NTRRKT ..................................................................................71 4.2.1 Công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán còn nhiều sai sót (TR1)........................71 4.2.2 Tiến độ dự án đƣa ra không phù hợp với thực tiễn (TR2) ...................................................72 4.2.3 Áp lực đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án trƣớc thời hạn (TR3) .....................................72 4.2.4 Bổ sung hoặc thay đổi thiết kế từ yêu cầu của CĐT hoặc cơ quan QLNN (TR4) ...............73 4.2.5 Năng lực TVGS không đảm bảo, yếu chuyên môn và thiếu kinh nghiệm (TR5) ................73 4.2.6 Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn không đầy đủ, có nhiều sai sót (TR6) .............74 4.2.7 Hồ sơ thiết kế có nhiều sai sót, phải chỉnh sửa (TR7) .........................................................74 4.2.8 Lựa chọn giải pháp kỹ thuật và công nghệ thi công không phù hợp (TR8) .........................75 4.2.9 Năng lực chuyên môn của NTTC yếu kém (TR9) ...............................................................76 4.2.10 Sai sót trong công tác giám sát chất lƣợng của NTTC (TR10) ..........................................76 4.2.11 Trình độ cán bộ kỹ thuật của NTTC không đảm bảo, bố trí không phù hợp và không đủ số lƣợng (TR11)...................................................................................................................................77 4.2.12 Biện pháp TCTC không đảm bảo (TR12) ..........................................................................77 4.2.13 Thi công không tuân thủ theo tiêu chuẩn, qui trình kỹ thuật (TR13).................................77
- vi 4.2.14 Sai sót trong công tác thí nghiệm (TR14) ..........................................................................78 4.2.15 Máy móc thiết bị thi công không đảm bảo, thƣờng xuyên hƣ hỏng (TR15)......................79 4.2.16 Thi công không đảm bảo theo hồ sơ thiết kế (TR16).........................................................79 4.2.17 Hƣ hỏng nền móng, kết cấu công trình (TR17) .................................................................80 4.2.18 Khối lƣợng phát sinh không có trong hồ sơ thiết kế (TR18) .............................................81 4.2.19 Các qui trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật trong khảo sát, thiết kế và thi công còn nhiều tồn tại (TR19) ..................................................................................................................................81 4.2.20 Công nghệ thi công đặc biệt, đòi hỏi thiết bị chuyên dùng (TR20) ...................................82 4.3 Kết luận chƣơng ...........................................................................................................................82 CHƢƠNG 5 ............................................................................................................................................84 ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ RRKT TRONG TCCTGTĐB Ở VIỆT NAM BẰNG PHƢƠNG PHÁP F-AHP .........................................................................................................................................................84 5.1 Quy trình thực hiện phƣơng pháp F-AHP ....................................................................................84 5.1.1 Xây dựng cấu trúc thứ bậc ...................................................................................................85 5.1.2 Xây dựng các ma trận so sánh cặp mờ .................................................................................85 5.1.3 Kiểm tra tính nhất quán của các chuyên gia ........................................................................87 5.1.4 Tổng hợp ý kiến chuyên gia .................................................................................................88 5.1.5 Thực hiện khử mờ ................................................................................................................89 5.1.6 Tính toán trọng số ................................................................................................................90 5.2 Áp dụng phƣơng pháp F-AHP xác định trọng số của các NTRRKT ...........................................91 5.2.1 Xây dựng BCH so sánh cặp .................................................................................................91 5.2.2 Xây dựng các ma trận đánh giá mờ .....................................................................................91 5.2.3 Tổng hợp ý kiến các chuyên gia ..........................................................................................92 5.2.4 Thực hiện khử mờ ................................................................................................................93 5.2.5 Kiểm tra hệ số nhất quán tổng hợp và tính toán trọng số.....................................................94 5.2.6 Phân tích độ nhạy .................................................................................................................98 5.2.7 Đề xuất thang đo mức độ rủi ro kỹ thuật .............................................................................99 5.2.8 Đo lƣờng mức độ RRKT của dự án ...................................................................................100
- vii 5.3 Áp dụng mô hình đề xuất vào một số dự án thực tế điển hình...................................................100 5.3.1 Giới thiệu sơ lƣợc về dự án ................................................................................................100 5.3.2 Đánh giá các NTRRKT cho từng dự án .............................................................................100 5.3.3 Tính toán mức độ RRKT ...................................................................................................101 5.3.4 Phân tích đánh giá MĐRR của các nhân tố tại 3 dự án đại diện ........................................101 5.4 Phần mềm tính toán mức độ RRKT ...........................................................................................122 5.4.1 Sơ đồ khối ..........................................................................................................................122 5.4.2 Giới thiệu phần mềm..........................................................................................................122 5.4.3 Các giao diện tính toán và các công thức cơ bản sử dụng .................................................123 5.4.4 Hƣớng dẫn sử dụng phần mềm ..........................................................................................125 5.5 Kết luận chƣơng .........................................................................................................................125 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................................126 1. Kết luận ........................................................................................................................................126 2. Kiến nghị ......................................................................................................................................127 3. Hƣớng phát triển của Luận án ......................................................................................................127 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ............................................................................................. a TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................................... c
- viii MỤC LỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Ký hiệu Tên hình Trang Hình 1.1 Các giai đoạn QLRR theo Wideman 16 Hình 1.2 Khung nghiên cứu của luận án 20 Hình 2.1 Một ví dụ về ma trận RR 27 So sánh kết quả đầu ra của phƣơng pháp định tính và định Hình 2.2 29 lƣợng Hình 2.3 Yếu tố thành công quan trọng cho quá trình phản ứng RR 30 Hình 2.4 Qui trình PBRR trong dự án hạ tầng BOT 31 Hình 2.5 Khái niệm về PBRR hợp lý 34 Hình 2.6 Quy trình thực hiện phƣơng pháp Delphi 40 Hình 2.7 Số mờ hình tam giác 46 Hình 2.8 Số mờ hình thang 46 Hình 3.1 Qui trình thiết kế BCH 49 Hình 3.2 Qui trình thu thập dữ liệu bằng BCH 49 Hình 3.3 Sơ đồ xây dựng BCH chính thức 51 Hình 3.4 Tỷ lệ thành phần các nhóm NTRR 59 Hình 3.5 Tỷ lệ thành phần các nhóm NTRRKT 61 Hình 4.1 Quy trình lựa chọn chuyên gia 66 Hình 4.2 Quá trình thực hiện phƣơng pháp Delphi 68 Hình 4.3 Thang đo Likert 5 đƣợc sử dụng cho BCH Delphi 69 Hình 5.1 Quy trình thực hiện phƣơng pháp F-AHP 84 Hình 5.2 Cấu trúc thứ bậc đƣợc xây dựng cho nghiên cứu 85 Hình 5.3 Giá trị -cut và số mờ tam giác 89 Hình 5.4 Chi tiết cấu trúc thứ bậc áp dụng cho nghiên cứu 92 Hình 5.5 Biểu đồ thể hiện trọng số của các nhân tố cấp 1 95 Hình 5.6 Biểu đồ thể hiện trọng số của các nhân tố cấp 2 96 Trọng số nhân tố ứng với thái độ ngƣời ra quyết định bi quan Hình 5.7 98 ( = 0) Trọng số nhân tố ứng với thái độ ngƣời ra quyết định bình Hình 5.8 99 thƣờng ( = 0.5) Trọng số nhân tố ứng với thái độ ngƣời ra quyết định lạc quan Hình 5.9 99 ( = 1) Hình 5.10 Thang đo mức độ RRKT đề xuất 100 Hình 5.11 Mức độ RRKT (TRL) của các dự án áp dụng 101 Hình 5.12 Sơ đồ khối 122
- ix Ký hiệu Tên hình Trang Hình 5.13 Cụm menu phần mềm và tùy chọn giao diện 123 Hình 5.14 Kiểm tra tính nhất quán của các chuyên gia 123 Hình 5.15 Mờ hóa các đánh giá của các chuyên gia cho các ma trận 123 Hình 5.16 Ma trận số mờ 124 Hình 5.17 Ma trận khoảng 124 Hình 5.18 Ma trận số thực 124
- x MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU Ký hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1 Thang đo đánh giá mức độ so sánh cặp 44 Bảng 2.2 Các phép tính cơ bản của số mờ 46 Bảng 3.1 Kiểm định hệ số Crombach‟s Alpha 55 Bảng 3.2 Bảng phân loại nhóm các NTRR 58 Bảng 3.3 Bảng phân loại các NTRRKT 60 Bảng 3.4 Top 10 NTRRKT hàng đầu 61 Bảng 5.1 Thang đo mờ đƣợc sử dụng trong so sánh cặp 86 Bảng 5.2 Bảng xác định giá trị của hệ số ngẫu nhiên RI 88 Bảng 5.3 Bảng tính toán trọng số các tiêu chí (Bƣớc 1) 90 Bảng 5.4 Bảng tính toán trọng số các tiêu chí (Bƣớc 2) 91 Bảng 5.5 Kết quả tính toán chỉ số nhất quán tổng hợp 94 Bảng 5.6 Tóm tắt 3 dự án điển hình đánh giá mức độ RRKT 102
- xi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AHP Analytic Hierachy Process Qui trình phân tích cấu trúc thứ bậc ANOVA Analysis of variance Phân tích sự khác biệt Association for Project APM Hiệp hội quản lý dự án Management Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển BOT Built - Operation – Transper giao CI Consistency Index Chỉ số nhất quán Civil Engineering Corporation Tổng Công ty Xây dựng công trình CIENCO 5 No5 giao thông 5 CR Consistency Ratio Hệ số nhất quán Fuzzy Analytic Hierachy Qui trình phân tích cấu trúc thứ bậc F-AHP Process mờ International Standards ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế Organization International Tunnelling ITIG Tập đoàn bảo hiểm hầm Quốc tế Insurance Group PMI Project Management Institute Viện quản lý dự án PPP Public Private Partnerships Quan hệ đối tác công tƣ RI Random Index Chỉ số ngẫu nhiên RIS Risk-Index Score Điểm chỉ số rủi ro RBS Risk Breakdown Structure Cấu trúc chia nhỏ rủi ro RQM Risk Quanlity Model Mô hình định lƣợng rủi ro RMP Risk Management Process Qui trình quản lý rủi ro RS Risk Score Điểm rủi ro Strenghts - Weaknesses - Điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - SWOT Opportunities - Threats nguy cơ WBS Work Breakdown Structure Cấu trúc chia nhỏ công việc Washington State Department of Bộ Giao thông vận tải bang WSDOT Transportation Washington TRL Technical Risk Level Mức độ rủi ro kỹ thuật Viết tắt Viết đầy đủ Viết tắt Viết đầy đủ BCH Bảng câu hỏi PTĐL Phân tích định lƣợng BPTCTC Biện pháp tổ chức thi công PTĐT Phân tích định tính BQLDA Ban quản lý dự án PTRR Phân tích rủi ro
- xii Viết tắt Viết đầy đủ Viết tắt Viết đầy đủ BTCT Bê tông cốt thép QLDA Quản lý dự án BVTC Bản vẽ thi công QLNN Quản lý nhà nƣớc CĐT Chủ đầu tƣ QLRR Quản lý rủi ro CHT Chỉ huy trƣởng RR Rủi ro CPXD Cổ phần xây dựng RRKT Rủi ro kỹ thuật CNXD Công nghiệp xây dựng SXKD Sản xuất kinh doanh CTCP Công ty cổ phần TCTC Tổ chức thi công CTXD Công trình xây dựng TK BVTC Thiết kế bản vẽ thi công DAĐT Dự án đầu tƣ TKKT Thiết kế kỹ thuật DAXD Dự án xây dựng TNHH Trách nhiệm hữu hạn DNXD Doanh nghiệp xây dựng TV KSTK Tƣ vấn khảo sát thiết kế ĐCCT Địa chất công trình TVGS Tƣ vấn giám sát ĐGRR Đánh giá rủi ro TVTK Tƣ vấn thiết kế HTGT Hạ tầng giao thông XDCB Xây dựng cơ bản GTVT Giao thông vận tải XDCT Xây dựng công trình Thi công công trình giao KSRR Kiểm soát rủi ro TCCTGTĐB thông đƣờng bộ LTRR Lý thuyết rủi ro XLRR Xử lý rủi ro Dự án giao thông đƣờng MĐRR Mức độ rủi ro DAGTĐB bộ NCS Nghiên cứu sinh NDRR Nhận dạng rủi ro NTRR Nhân tố rủi ro NTRRKT Nhân tố rủi ro kỹ thuật NTTC Nhà thầu thi công PBRR Phân bổ rủi ro PGĐ Phó giám đốc PLRR Phân loại rủi ro
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ trên con đƣờng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc, ngành CNXD đã không ngừng vận động và tăng nhanh cả về số lƣợng lẫn quy mô. Các dự án đã có sự tham gia rộng rãi của các tập đoàn, các công ty trong nƣớc và các tổ chức nƣớc ngoài đƣợc cấp phép hoạt động trong ngành CNXD tại Việt Nam. Hạ tầng giao thông nói chung và giao thông đƣờng bộ nói riêng đƣợc đánh giá là một trong những nhân tố hàng đầu để thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc. Vì vậy, hạ tầng giao thông đã, đang và sẽ đƣợc Chính phủ và Bộ GTVT đầu tƣ đáng kể bằng nhiều hình thức, nhiều nguồn vốn khác nhau. Cùng với sự đầu tƣ đáng kể đó, trong thời gian gần đây, nhiều báo cáo và các phƣơng tiện thông tin đại chúng đã nêu một loạt những vấn đề trong TCCTGTĐB nhƣ: Tổng mức đầu tƣ vƣợt quá lớn; Tiến độ thực hiện bị chậm trễ trong một thời gian dài; Chất lƣợng công trình không đảm bảo; Tai nạn lao động, tai nạn giao thông liên tiếp xảy ra; CTXD kém hiệu quả; Lãng phí vốn đầu tƣ; Nhiều sai phạm xảy ra … Điều này đã làm ảnh hƣởng đến uy tín của toàn ngành GTVT. Phải nói rằng chƣa bao giờ mà việc thực hiện các DAGTĐB bị nhiều chỉ trích nhƣ hiện nay. Một DAGTĐB ở nƣớc ta bị trễ hẹn từ 3 đến 5 năm hay vƣợt tổng mức đầu tƣ vài nghìn tỷ đồng đã không còn là chuyện xa lạ. Điển hình nhƣ dự án đƣờng Láng - Hòa Lạc khi đƣợc đƣa vào sử dụng, số vốn đã đội lên gấp đôi so với mức đầu tƣ ban đầu. Cụ thể, mức đầu tƣ ban đầu (tháng 7/2003) của dự án là khoảng 3.700 tỉ đồng, nhƣng đến khi hoàn thành (tháng 10/2010), tổng mức đầu tƣ đã đƣợc điều chỉnh tăng lên hơn 7.500 tỉ đồng. Tiếp đến là dự án Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có tổng chiều dài 56 km đƣợc Kiểm toán Nhà nƣớc phát hiện đã đội vốn hơn 5.000 tỉ đồng so với ban đầu. Tổng mức đầu tƣ dự án ban đầu chỉ có 3.734 tỷ đồng (năm 2004) đã đội lên thành 8.974 tỷ đồng (năm 2010). Chất lƣợng công trình rất kém. Cùng với tình trạng này là dự án đƣờng cao tốc Tp Hồ Chí Minh - Trung Lƣơng, Thanh tra Chính phủ có kết luận “Chất lƣợng chuẩn bị đầu tƣ thấp, thực hiện không đúng về qui định quản lý chi phí, làm tăng tổng mức đầu tƣ từ 6.500 tỷ đồng lên 9.800 tỷ đồng …”, một số cán bộ tham gia dự án đã bị kỷ luật, truy
- 2 cứu trách nhiệm hình sự do thi công không đúng theo thiết kế, nhiều NTTC đã phải bỏ chi phí rất lớn để sửa chữa những hƣ hỏng. Về mặt khách quan, có thể giải thích các tồn tại nhƣ trên tại các DAGTĐB bởi những nguyên nhân dễ dàng nhận thấy nhƣ: Thứ nhất, các DAGTĐB có thời gian xây dựng dài, khối lƣợng công việc lớn, nguồn vốn đầu tƣ lớn; Thứ hai, các DAGTĐB có qui mô xây dựng lớn, chiều dài xây dựng từ vài km đến hàng chục hàng trăm km, khu vực có liên quan đến XDCT thƣờng đi qua nhiều vùng miền, nhiều địa phƣơng khác nhau, do đó chịu tác động trực tiếp từ nhiều môi trƣờng khác nhau nhƣ chính trị, kinh tế, xã hội, con ngƣời, tự nhiên, luật pháp, công nghệ, vật liệu; Thứ ba, có nhiều loại công trình khác nhau trong các DAGTĐB, nhƣ nền, móng và mặt đƣờng, các công trình thoát nƣớc lớn nhỏ, đƣờng hầm, các công trình an toàn giao thông, các công trình phục vụ. Do đó, các DAGTĐB yêu cầu sự tham gia của rất nhiều đơn vị; Thứ tư, các DAGTĐB thực hiện ngoài trời, thời gian và quá trình xây dựng dài, điều kiện khí hậu, địa chất thuỷ văn và môi trƣờng kinh tế - xã hội của các khu vực khác nhau là khác nhau. Vì vậy có nhiều NTRR trong các DAGTĐB, nhƣ những RR trong quá trình ra quyết định phê duyệt, KSTK, xây dựng, kỹ thuật công nghệ, chất lƣợng, đầu tƣ, thiên tai, bất khả kháng … , mà hầu nhƣ các RR bao trùm toàn bộ quá trình thực hiện xây dựng; Thứ năm, quá trình xây dựng thƣờng là duy nhất, hiếm khi có sự lặp lại. Từ đó, có thể thấy đã có quá nhiều RR đã, đang và sẽ xảy ra trong các DAGTĐB ở nƣớc ta. Tuy nhiên, nếu nhận định rằng các DAGTĐB có quá nhiều RR là do có những đặc điểm khó khăn riêng, do quy mô đầu tƣ lớn hay do áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại thì không thực sự thuyết phục. Điều này phần nào đƣợc minh chứng khi nhìn vào CTXD cầu treo dân sinh Chu Va 6 đƣợc khởi công xây dựng vào tháng 8/2012 và đƣợc hoàn thành đƣa vào khai thác tháng 12/2012. Tổng mức đầu tƣ gần 1,247 tỉ đồng. Sáng ngày 24/2/2013, cầu đã bị lật nghiêng khi một đám tang đi qua khiến 8 ngƣời thiệt mạng và 38 ngƣời bị thƣơng. Theo kết luận điều tra, nguyên nhân cầu bị sập là do thi công không đúng theo thiết kế. Tiếp theo là CTXD cầu Hoàng Hoa Thám ở Tp Hồ Chí Minh khởi công tháng 9/1998. Cầu có chiều dài 103,5 m; rộng 14 m và đƣờng dẫn vào cầu dài 212 m. Công trình đã bị đình trệ thi công, chất lƣợng công trình kém đã gây nhiều thiệt hại nhƣ tăng kinh phí đầu tƣ dự án từ 19 tỷ lên 155 tỷ đồng. Công trình
- 3 kéo dài suốt 12 năm và trải qua 3 CĐT mới đƣợc hoàn thành. Vậy tại sao các DAGTĐB ở Việt Nam có quá nhiều RR nhƣ vậy, đặc biệt là các NTRRKT xảy ra trong giai đoạn thi công dự án? Nguyên nhân/ nhân tố nào đã gây nên? Giải pháp nào/ làm thế nào để ứng phó với chúng? Xác định và đo lƣờng chúng nhƣ thế nào? Đó là lý do tác giả lựa chọn “Nghiên cứu quản lý rủi ro kỹ thuật trong thi công công trình giao thông đường bộ ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án này sẽ hƣớng đến việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau: - Nghiên cứu tổng quan về RR và QLRR trong lĩnh vực xây dựng trên thế giới và ở Việt Nam. - Nhận dạng những NTRR trong TCCTGTĐB ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá, xếp hạng và phân nhóm các NTRR trong TCCTGTĐB ở Việt Nam, đặc biệt là các NTRRKT. - Xây dựng hệ thống các giải pháp ứng phó đối với các NTRRKT trong TCCTGTĐB ở Việt Nam. - Xây dựng mô hình đo lƣờng mức độ RRKT trong TCCTGTĐB ở Việt Nam dựa trên cơ sở lý thuyết phƣơng pháp F-AHP. - Áp dụng mô hình đã đề xuất để đo lƣờng mức độ RRKT tại một số dự án điển hình đã và đang triển khai. - Xây dựng trình tự thực hiện và tính toán mức độ RRKT trong TCCTGTĐB ở Việt Nam bằng phần mềm tự động hóa. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là tập trung vào vấn đề quản lý RRKT trong giai đoạn thi công các DAGTĐB ở Việt Nam trên góc nhìn của các bên liên quan chính đến dự án. Các bên liên quan chính đến dự án ở giai đoạn này là CĐT, Ban QLDA, Tƣ vấn KSTK, TVGS & NTTC. Dữ liệu thu thập của luận án trong giai đoạn khảo sát thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhƣ: họp nhóm, phỏng vấn trực tiếp, phát BCH, gửi mail, online, điện thoại. Đối tƣợng thu thập dữ liệu là những ngƣời có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên làm
- 4 việc trong các bên liên quan, các nhà nghiên cứu, giảng dạy, và có trình độ chuyên môn liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu từ đại học trở lên. Dữ liệu thu thập của Luận án trong giai đoạn đánh giá thông qua nguồn thông tin phỏng vấn trực tiếp và gửi mail. Đối tƣợng thu thập dữ liệu là các chuyên gia có kinh nghiệm trên 10 năm làm việc trong các bên liên quan, các nhà nghiên cứu, giảng dạy, và có trình độ chuyên môn liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu từ đại học trở lên. Với mục tiêu nghiên cứu của Luận án, phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ xem xét nghiên cứu những mặt tiêu cực của RR, mặt tích cực của RR sẽ đƣợc xem là cơ hội hoặc thắng lợi của các bên liên quan. 4. Đóng góp của nghiên cứu Về mặt thực tiễn - Giúp cho các nhà quản lý, các kỹ sƣ của các bên liên quan nhận dạng, phân tích và đánh giá nhanh đƣợc các NTRR, đặc biệt là các NTRRKT trong TCCTGTĐB ở Việt Nam. Từ đó giúp họ áp dụng hệ thống các giải pháp ứng phó đối với các NTRRKT đã đƣợc xây dựng vào dự án thực tế mà họ đang thực hiện nhằm loại trừ, giảm thiểu, chia sẻ, chuyển giao hoặc chấp nhận RR, để nâng cao hiệu quả xây dựng dự án. - Mang đến cho các nhà quản lý, các kỹ sƣ của các bên liên quan một góc nhìn mới, một quan niệm mới về QLRR kỹ thuật trong TCCTGTĐB thông qua mức độ RRKT (TRL). Chỉ số TRL là một chỉ số hữu ích, dựa vào chỉ số TRL họ có thể đánh giá mức độ RRKT trong thi công các dự án của mình. Các công ty có thể dự đoán tốt hơn những khó khăn tiềm tàng, những RR và sự không chắc chắn trong các dự án mà họ đang thực hiện, và có kế hoạch tốt hơn cho việc thực hiện. Kết quả là: nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn thiết bị… sẽ đƣợc phân bổ một cách khôn ngoan giữa các dự án trong danh mục thực hiện của họ. Về mặt khoa học - Luận án đã nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết về RR và QLRR trong xây dựng trên thế giới, góp phần làm giàu kiến thức về RR và QLRR trong TCCTGTĐB ở Việt Nam. Đây là một lĩnh vực phải nói rằng khá mới và chƣa
- 5 đƣợc quan tâm đúng mức trong các DAGTĐB ở Việt Nam. - Luận án đã tiếp cận và xây dựng phƣơng pháp nghiên cứu, từ đó đã xác định đƣợc danh sách các NTRR đang thực tế tồn tại trong TCCTGTĐB ở Việt Nam. - Luận án đã đi sâu phân tích, phân loại, xếp hạng, đánh giá các NTRR, phân nhóm và đặt tên nhóm các NTRR, đặc biệt là phân nhóm các NTRRKT. - Luận án đã xây dựng đƣợc hệ thống các giải pháp ứng phó theo thứ tự ƣu tiên đối với các NTRRKT cho các bên liên quan đến dự án. - Luận án đã xây dựng đƣợc mô hình đo lƣờng mức độ RRKT thông qua chỉ số TRL, kết hợp với thang đo 11 điểm đƣợc đề xuất. Công việc tính toán chỉ số TRL đƣợc thực hiện bằng phần mềm tự động hóa. - Ở Việt Nam, khái niệm “MĐRR” trong TCCT còn khá mới mẻ và chƣa tìm thấy công trình nào đã nghiên cứu trƣớc đây, đặc biệt là mức độ RRKT trong TCCTGTĐB. NCS hy vọng và mong muốn các tác giả sau này tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu những khía cạnh khác nhau về khái niệm MĐRR của dự án, nhằm mục đích hỗ trợ cho các bên liên quan đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện dự án của họ. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm có 5 Chƣơng, cụ thể nhƣ sau: - Chương 1: Tổng quan về RR, QLRR và các công trình nghiên cứu về QLRR trong xây dựng. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết về QLRR trong xây dựng. - Chương 3: Nhận dạng, phân tích và đánh giá các NTRR trong TCCTGTĐB ở Việt Nam. - Chương 4: Xây dựng giải pháp ứng phó đối với các NTRRKT trong TCCTGTĐB ở Việt Nam bằng phƣơng pháp Delphi. - Chương 5: Đo lƣờng mức độ RRKT trong TCCTGTĐB ở Việt Nam bằng phƣơng pháp F-AHP.
- 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO, QUẢN LÝ RỦI RO VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG XÂY DỰNG 1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro 1.1.1 Khái niệm rủi ro Trƣớc khi tiến hành thực hiện QLRR, việc hiểu rõ chính xác khái niệm của RR là điều cực kỳ quan trọng [54]. Trong các nghiên cứu trƣớc, khái niệm “RR” đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, ví dụ nhƣ là hiểm họa hay bất trắc và chƣa có một khái niệm nhất quán nào đƣợc đƣa ra. Hầu hết các khái niệm về RR chỉ tập trung vào mặt trái của RR nhƣ tổn thất hoặc thiệt hại mà bỏ qua mặt tích cực của nó nhƣ là lợi nhuận và cơ hội [38]. Ý nghĩa của RR cũng tùy thuộc vào từng ngƣời mà cụ thể là tùy thuộc vào quan điểm, thái độ và kinh nghiệm [44]. Trên thế giới, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đƣa ra khái niệm về RR. Có thể chia ra hai trƣờng phái chính nhƣ sau: - Trường phái thứ nhất: xem xét RR là sự xuất hiện một biến cố bất lợi xảy ra trong tƣơng lai có thể đo lƣờng đƣợc. Điển hình cho trƣờng phái này là Frank Knight [76], cho rằng “RR là sự bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc”. Tƣơng tự, theo Pfeffer [98] thì “RR là tổng hợp những sự kiện ngẫu nhiên mà chúng có thể đo lƣờng đƣợc bằng lý thuyết xác suất”. Hay nhƣ theo McCarty [86], “RR là một tình trạng mà các biến cố xảy ra trong tƣơng lai có thể đo lƣờng đƣợc”. - Trường phái thứ hai: xem xét RR với sự chú trọng đến kết quả đạt đƣợc mà không cần quan tâm đến xác suất xảy ra. Trong trƣờng phái này phải kể đến Willet [131], tác giả cho rằng RR là một sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không nhƣ mong đợi. Theo William [132], RR là sự biến động một cách tiềm ẩn ở kết quả đầu ra. Một quan điểm khác, Mehdizadeh [88] cho rằng có rất nhiều NTRR tác động đến dự án nhƣng vấn đề là ở chỗ tất cả các nhân tố này đều đƣợc gọi một cách mơ hồ là “RR” mà không hiểu rõ bản chất của nó. Ví dụ nhƣ nhân tố trễ tiến độ và vƣợt chi phí có thể xem là các “hậu quả” của quá trình thực hiện trong khi các nhân tố khác nhƣ biến động thị trƣờng, thiên tai… thì có thể xem nhƣ là “nguồn gốc”. Từ đó tác giả đi
- 7 tổng hợp các nghiên cứu trƣớc theo hai quan điểm khác nhau về định nghĩa của “RR” đƣợc thể hiện ở Phụ lục 1. Ở Việt Nam, đặc biệt trong ngành CNXD, đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực QLRR và đƣa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Từ Quang Phƣơng [26] định nghĩa RR là tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên (bất trắc) có thể đo lƣờng bằng xác suất, là những bất trắc gây nên các mất mát thiệt hại. RR trong QLDA là một đại lƣợng có thể đo lƣờng đƣợc. Một cách tƣơng tự, Bùi Ngọc Toàn [30] định nghĩa RR dự án là tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên, những tình huống không thuận lợi liên quan đến bất định, có thể đo lƣờng bằng xác suất không đạt mục tiêu đã định của dự án và gây nên các mất mát, thiệt hại. Một nghiên cứu khác, Nguyễn Văn Chọn [2] đƣa ra khái niệm RR của DAĐT là một loạt các biến cố ngẫu nhiên tác động tiêu cực lên toàn bộ các giai đoạn, làm thay đổi kết quả đầu tƣ theo chiều hƣớng bất lợi và có thể đo lƣờng bằng các khái niệm xác suất RR. RR còn có thể đƣợc hiểu là khả năng có sai lệch giữa một bên là những gì xảy ra trên thực tế với một bên là những gì đƣợc dự kiến từ trƣớc, mà sự sai lệch này lớn đến mức khó chấp nhận. Ở đây cũng cần phân biệt rõ RR và bất trắc. Bất trắc phản ánh tình huống trong đó không thể biết đƣợc xác suất xuất hiện của sự kiện. Khái niệm bất trắc chứa đựng yếu tố chƣa biết nhiều hơn khái niệm RR. RR và bất trắc có thể xem nhƣ hai đầu của đƣờng thẳng. RR nằm ở phía đầu có khả năng đo lƣờng đƣợc nhiều hơn và nhiều số liệu thống kê hơn để đánh giá. Bất trắc nằm ở đầu còn lại sẽ không có số liệu. Tuy nhiên việc phân định giữa RR và bất trắc chỉ mang tính chất tƣơng đối. Tuỳ thuộc vào thông tin có thể có đƣợc và khả năng đánh giá của mỗi cá nhân hay tổ chức mà nó có thể là RR hoặc là bất trắc. Chẳng hạn đối với NTTC, khả năng CTXD của họ gặp động đất hoặc lũ lụt có thể đƣợc coi là bất trắc, nó khó lƣờng và không xác định đƣợc xác suất xảy ra, trong khi hiện tƣợng này có thể lại đƣợc xem là RR đối với công ty bảo hiểm, họ có cơ sở dữ liệu để có thể tính toán đƣợc xác suất và mức độ thiệt hại xảy ra [34]. 1.1.2 Phân loại rủi ro (PLRR) Để nhận biết và QLRR một cách hiệu quả và trực quan, ngƣời ta thƣờng PLRR
- 8 theo những khía cạnh khác nhau tùy vào mục đích sử dụng trong các hoạt động hƣớng đến. Có nhiều tác giả nghiên cứu về RR đã đƣa ra cách phân loại của riêng mình. Ví dụ nhƣ Walker [125] đã PLRR bao gồm môi trƣờng xã hội và sai sót do con ngƣời gây ra; Christensen [58] cho rằng RR có thể phân loại thành RR có thể tính toán đƣợc và RR không thể tính toán đƣợc; Caltrans [50] phân RR thành các RR phát sinh từ môi trƣờng bên ngoài (khách quan) và môi trƣờng bên trong (chủ quan); Al-Bahar Crandall [38] đã phân chia RR trong xây dựng thành sáu thành phần chính sau: RR do thiên tai, RR vật lý, RR tài chính và kinh tế, RR môi trƣờng và chính trị, RR liên quan đến thiết kế và RR thi công. Ở Việt Nam, Ngô Thị Ngọc Huyền và cộng sự [19] cho rằng RR có thể đƣợc phân loại thành RR tĩnh và RR động. Đoàn Thị Hồng Vân [34] lại phân RR theo môi trƣờng tác động, bao gồm môi trƣờng thiên nhiên, luật pháp, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, công nghệ. Ngoài ra, còn phải kể đến cách phân loại của Nguyễn Văn Chọn [2], Lê Kiều [22], Nguyễn Liên Hƣơng [20]. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy rằng về cách PLRR thì nghiên cứu của Trịnh Thùy Anh [1] là khá rõ ràng và toàn diện. Do vậy Luận án này PLRR dựa trên cơ sở đó. Phân loại rủi ro theo môi trƣờng tác động - RR do môi trƣờng bên trong: là những RR do phát sinh từ môi trƣờng nội tại bên trong gây ra. - RR do môi trƣờng bên ngoài: là những RR do yếu tố bên ngoài nhƣ thiên nhiên, xã hội, chính trị, luật pháp, kinh tế ... mang lại. Phân loại theo đối tƣợng rủi ro Phân loại theo đối tƣợng RR tác động có thể bao gồm ba loại: RR ảnh hƣởng đến chi phí; RR ảnh hƣởng đến thời gian; và RR ảnh hƣởng đến chất lƣợng. Phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động Phân theo tiêu thức này thì RR bao gồm: RR trong công nghiệp, nông nghiệp, kinh doanh thƣơng mại, RR trong hoạt động ngoại thƣơng, kinh doanh ngân hàng, du lịch, RR đầu tƣ, RR trong ngành xây dựng, RR trong ngành GTVT …
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sử dụng vỏ sắn (khoai mì) trong thức ăn cho bò nuôi lấy thịt
2 p | 191 | 14
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu, phát triển các lược đồ chữ ký sô tập thể
24 p | 129 | 13
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 253 | 12
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng
177 p | 26 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm về tính chất cơ lý của bê tông sử dụng cốt liệu lớn tái chế từ chất thải rắn xay dựng và ứng dụng cho cột bê tông cốt thép chịu nén đúng tâm
160 p | 28 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc
135 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu bê tông chịu nhiệt sử dụng cốt liệu tro xỉ nhiệt điện, xi măng poóclăng và các phụ gia khoáng mịn
164 p | 18 | 7
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu biến dị, khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn pelita tại Bàu Bàng (Bình Dương) và Pleiku (Gia Lai)
129 p | 107 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sự ổn định khoang hầm trong môi trường đá nứt nẻ bằng phương pháp Phân tích biến dạng không liên tục
24 p | 112 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ổn định đàn hồi của tấm và vỏ trụ composite lớp chịu tải trọng động
24 p | 100 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử dầm bê tông cốt thép chịu uốn bị hư hỏng do ăn mòn được gia cường bằng tấm CFRP
27 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu bê tông chịu nhiệt sử dụng cốt liệu tro xỉ nhiệt điện, xi măng poóclăng và các phụ gia khoáng mịn
27 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến kết quả xác định một số thông số mật đường bê tông xi măng sân bay bằng thiết bị gia tải động
27 p | 25 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm lan truyền kim loại nặng từ bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh tại Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội
26 p | 28 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tương tác giữa ống dẫn và nền san hô
24 p | 100 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng
27 p | 26 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc
12 p | 5 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm trượt đất đá trên đường Hồ Chí Minh đoạn Đakrông – Thạnh Mỹ và luận chứng giải pháp xử lý thích hợp
24 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn