intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm áp dụng quy trình nuôi cấy và bảo quản tạo cốt bào biệt hóa từ tế bào gốc trung mô tủy xương

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:159

77
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: "Nghiên cứu thực nghiệm áp dụng quy trình nuôi cấy và bảo quản tạo cốt bào biệt hóa từ tế bào gốc trung mô tủy xương". Đề tài gồm 2 mục tiêu: 1. Tách chiết phân lập, nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc trung mô tủy xương thỏ. 2. Biệt hóa tế bào gốc trung mô thành tạo cốt bào và bảo quản sau biệt hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực nghiệm áp dụng quy trình nuôi cấy và bảo quản tạo cốt bào biệt hóa từ tế bào gốc trung mô tủy xương

1<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tế bào gốc (TBG) là những tế bào chưa biệt hóa, không có chức năng<br /> chuyên biệt nhưng có tiềm năng biệt hóa cao. Tùy theo nguồn gốc mà chúng<br /> có khả năng biệt hóa thành bất kỳ dòng tế bào mong muốn nào phụ thuộc vào<br /> điều kiện của môi trường nuôi cấy. Do có những đặc tính quan trọng này mà<br /> tế bào gốc trở thành một lĩnh vực đầy hứa hẹn trong việc cung cấp nguồn tế<br /> bào cho điều trị các bệnh khiếm khuyết về mô, tế bào. Kể cả khiếm khuyết về<br /> chức năng cũng như hình thái.<br /> TBG có nhiều loại và có thể tìm thấy ở nhiều cơ quan, tổ chức khác<br /> nhau của người trưởng thành, kể cả trong phôi, bào thai. Tùy theo mục đích<br /> sử dụng điều trị, TBG được thu gom chiết tách từ những nguồn đã được lựa<br /> chọn một cách thích hợp. Trong nhiều phương pháp điều trị bằng TBG thì<br /> một trong những nguồn cung cấp TBG thường được lựa chọn là tủy xương.<br /> Tủy xương là một tổ chức có chứa nhiều loại TBG với khả năng tăng sinh,<br /> biệt hóa khác nhau và có thể thu gom tương đối dễ dàng và an toàn [1].<br /> Tổn thương xương, khớp là tổn thương thường gặp do nhiều nguyên<br /> nhân gây nên, diễn biến phức tạp, điều trị không đơn giản. Từ hàng nghìn<br /> năm trước con người đã biết tìm nhiều cách phục hồi các thiếu hụt về xương<br /> nhằm duy trì các chức năng vận động của cơ thể. Các phẫu thuật ghép xương<br /> tự thân, ghép xương đồng loại, ghép các vật liệu thay thế xương, thậm chí<br /> đang có nhiều công trình nghiên cứu ghép xương dị loài đều nhằm điều trị các<br /> bệnh thiếu hụt xương. Các phương pháp trên tuy đã mang lại nhiều tiến bộ<br /> trong y học, song mỗi phương pháp đều có những nhược điểm khó khắc phục.<br /> Một số nghiên cứu tại Mỹ cho thấy có đến 5% các bệnh lý về xương<br /> không thể chữa liền bằng các phương pháp điều trị thông thường và họ đã<br /> hướng đến liệu pháp tế bào gốc [2].<br /> <br /> 2<br /> <br /> Nuôi cấy làm tăng số lượng tế bào, biệt hóa để có các dòng tế bào trực<br /> tiếp gần với mục đích điều trị. Bảo quản tế bào với mục tiêu tế bào phải được<br /> cất giữ nguyên vẹn theo thời gian nhằm lưu trữ, chủ động sử dụng sau này.<br /> Đây là hướng nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn hiện đang được nhiều tác giả<br /> tiến hành trên thế giới cũng như ở Việt Nam.<br /> Hiện nay tại cơ sở nghiên cứu, hàng ngày chúng tôi cung cấp mô xương<br /> cho hàng chục bệnh nhân để ghép. Nhằm mục đích kết hợp áp dụng công<br /> nghệ tế bào gốc với công nghệ ghép mô xương mà mục tiêu trước mắt là xây<br /> dựng được các quy trình phân lập, nuôi cấy, biệt hóa, bước đầu đánh giá khả<br /> năng tạo xương trên thực nghiệm và bảo quản dòng tế bào này, chúng tôi tiến<br /> hành đề tài: "Nghiên cứu thực nghiệm áp dụng quy trình nuôi cấy và bảo<br /> quản tạo cốt bào biệt hóa từ tế bào gốc trung mô tủy xương". Đề tài gồm<br /> 2 mục tiêu:<br /> 1. Tách chiết phân lập, nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc trung mô tủy<br /> xương thỏ.<br /> 2. Biệt hóa tế bào gốc trung mô thành tạo cốt bào và bảo quản sau<br /> biệt hóa.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1.Đại cương về tế bào gốc<br /> 1.1.1. Khái niệm về tế bào gốc<br /> Tế bào gốc là những tế bào chưa biệt hóa, chúng có khả năng biệt hóa<br /> thành các kiểu tế bào chức năng. Chúng có vai trò như hệ thống sửa chữa mô,<br /> tạo ra những tế bào khác hoạt động bình thường trên cơ thể sinh vật.<br /> Một tế bào gốc có ít nhất hai đặc tính dưới đây:<br /> Tính tự làm mới: tế bào đó có khả năng tiến hành một số lượng lớn<br /> chu kỳ phân bào, mà vẫn duy trì trạng thái không biệt hóa.Tế bào gốc trong<br /> bất cứ mô nào cũng có một quần thể có khả năng tự làm mới [3],[4],[5].<br /> <br /> Hình 1.1. Khả năng tự làm mới của tế bào gốc [5]<br /> <br /> 4<br /> <br /> Tính biệt hóa: Là quá trình trong đó một tế bào chưa biệt hóa trở thành<br /> tế bào chuyên hóa về chức năng. Trong suốt quá trình biệt hóa, do sự điều<br /> hòa biểu hiện gen, một số gen nhất định được biệt hóa trong khi những gen<br /> khác bị bất hoạt dẫn đến các tế bào được biệt hóa phát triển những cấu trúc<br /> đặc hiệu và thực hiện những chức năng nhất định [5],[6],[7].<br /> <br /> Hình 1.2.Khả năng biệt hóa tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô<br /> trong tủy xương.<br /> (Nguồn © 2001 Terese Winslow, Lydia Kibiuk stemcells.nih.gov)<br /> 1.1.2. Hoạt động của tế bào gốc<br /> Hiểu biết chu kỳ sống và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động<br /> của tế bào gốc và tế bào tiền thân rất quan trọng. Chu kỳ sống của tế bào gốc<br /> hoặc tiền thân là một quá trình được điều hòa bởi 5 hoạt động cơ bản: hoạt<br /> hóa, phân chia, di cư, biệt hóa và hoạt động chức năng [5] (Hình 1.3)<br /> <br /> 5<br /> <br /> Hình 1.3. Quá trình hoạt động tế bào gốc [5]<br /> Quá trình hoạt hóa tế bào gốc và tế bào tiền thân từ tủy xương và các<br /> nguồn mô khác chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu<br /> (platelet-derived growth factor -PDGF), và yếu tố tăng trưởng biểu bì<br /> (epidermal growth factor -EGF) để cảm ứng và duy trì phát triển quần thể tế<br /> bào tiền thân từ các tế bào tủy xương. Khi quá trình hoạt hóa xảy ra có những<br /> bằng chứng cho thấy EGF, PDGF, yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi<br /> (fibroblast growth factor-2; FGF-2), yếu tố phát triển nội mô mạch(vascular<br /> endothelial growth factor receptor-2; VEGF) tăng và giảm nồng độ oxy máu<br /> [8],[9]. Trong trường hợp bệnh lý, mô tổn thương hay đáp ứng với các kích<br /> thích sinh lý thì sự huy động tế bào gốc tới nơi tổn thương tăng lên.Chẳng hạn<br /> khi gãy xương nồng độ oxy tại đó giảm, làm tăng chemokines CXCL2 dẫn<br /> đến tăng sự di cư tế bào gốc mô xương ở màng xương và tủy xương đến vùng<br /> tổn thương [10] (Hình 1.4).<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2