intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học, bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:166

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn đường hóa của lợn tại Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Xác định một số đặc điểm sinh học, bệnh học của giun và biện pháp phòng trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học, bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LA VĂN CÔNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRÒN ĐƯỜNG TIÊU HÓA, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BỆNH HỌC DO GIUN DẠ DÀY GÂY RA Ở LỢN, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI BA TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LA VĂN CÔNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRÒN ĐƢỜNG TIÊU HÓA, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BỆNH HỌC DO GIUN DẠ DÀY GÂY RA Ở LỢN, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI BA TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KÝ SINH TRÙNG VÀ VI SINH VẬT HỌC THÚ Y MÃ SỐ : 62 64 01 04 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN THỌ 2. TS. NGUYỄN VĂN QUANG HÀ NỘI, NĂM 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, hình ảnh và kết quả trong luận án này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác. Tôi xin cam đoan rằng: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã đƣợc cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều đƣợc chỉ rõ về nguồn gốc. Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2016 Tác giả luận án La Văn Công i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của các thầy hƣớng dẫn khoa học: Phó Giáo sƣ - Tiến sỹ Nguyễn Văn Thọ; Tiến sỹ Nguyễn Văn Quang. Sự giúp đỡ quý báu của Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Chủ nhiệm Khoa Thú y, Ban Quản lý đào tạo, Trung tâm Thông tin thƣ viện Lƣơng Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Sự giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy, cô trong Bộ môn Ký sinh trùng Khoa Thú y, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, Bộ môn Bệnh động vật, các thầy cô và các em sinh viên khóa 38, 39, 40, 41 khoa chăn nuôi Thú y, Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi cũng nhận đƣợc sự hợp tác giúp đỡ nhiệt tình của tập thể các anh, chị Phòng Ký sinh trùng - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Uơng. Chi cục Thú y tỉnh Cao Bằng. Trạm Thú y huyện Hòa An, trạm Thú y huyện Trà Lĩnh, trạm Thú y huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng. Phòng Nông nghiệp huyện Ngân Sơn, phòng Nông nghiệp huyện Ba Bể, trạm Thú y huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn. Trạm Thú y huyện Võ Nhai, trạm Thú y huyện Đồng Hỷ, trạm Thú y huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên. Nhân dịp này cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới thầy hƣớng dẫn, các thầy cô giáo và các anh, các chị và các em. Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tác giả luận án La Văn Công ii
  5. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các từ và cụm từ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình ix Danh mục sơ đồ xi Trích yếu luận án tiến sĩ xii Thesis abstract xiv PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu của đề tài 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu 2 1.4 Những đóng góp mới của luận án 2 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1 Đặc điểm giải phẫu và sinh lý dạ dày lợn 4 2.1.2 Giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa lợn đã đƣợc phát hiện trên thế giới và ở Việt Nam 5 2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 32 2.2.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc 32 2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc 33 2.3 Một số đặc điểm khu vực nghiên cứu 34 2.3.1 Đặc điểm tự nhiên 34 2.3.2 Đặc điểm xã hội 36 PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 3.1 Địa điểm nghiên cứu 38 3.2 Thời gian nghiên cứu 38 iii
  6. 3.3 Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu 38 3.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu 38 3.3.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 38 3.4 Nội dung nghiên cứu 39 3.4.1 Thành phần loài, tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh miền núi phía Bắc 39 3.4.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của giun dạ dày lợn tại ba tỉnh nghiên cứu 39 3.4.3 Nghiên cứu đặc điểm bệnh học do giun da dày gây ra ở lợn tại ba tỉnh nghiên cứu 40 3.4.4 Nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày ở lợn tại ba tỉnh nghiên cứu 40 3.5 Phƣơng pháp nghiên cứu 40 3.5.1 Thiết kế nghiên cứu 40 3.5.2 Thành phần loài, tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh miền núi phía Bắc 41 3.5.3 Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của giun dạ dày lợn tại ba tỉnh nghiên cứu 44 3.5.4 Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn tại ba tỉnh nghiên cứu 45 3.5.5 Phƣơng pháp nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày lợn 47 3.5.6 Xử lý số liệu thống kê 51 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 52 4.1 Thành phần loài, tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa của lợn nuôi tại ba tỉnh miền núi phía Bắc 52 4.1.1 Thành phần loài giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh ba tỉnh nghiên cứu 52 4.1.2 Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn nuôi tại ba tỉnh nghiên cứu 56 4.2 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giun dạ dày lợn Gnathostoma doloresi 75 4.2.1 Sự phát triển của trứng Gnathostoma doloresi trong môi trƣờng nƣớc cất tại phòng thí nghiệm 75 iv
  7. 4.2.2 Hình thái, kích thƣớc và sự phát triển của ấu trùng Gnathostoma doloresi 78 4.2.3 Sức đề kháng của trứng Gnathostoma doloresi ở các môi trƣờng pH khác nhau 81 4.2.4 Sức đề kháng của trứng Gnathostoma doloresi trong môi trƣờng một số loại hóa chất thông dụng 85 4.3 Nghiên cứu đặc điểm bệnh học do G. doloresi gây ra ở lợn tại ba tỉnh nghiên cứu 89 4.3.1 Bệnh tích đại thể do G. doloresi gây ra ở lợn 89 4.3.2 Bệnh tích vi thể do G. doloresi gây ra ở lợn 91 4.3.3 Xác định một số chỉ tiêu huyết học của lợn bị nhiễm Gnathostoma doloresi 96 4.4 Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày lợn G. doloresi 99 4.4.1 Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày G. doloresi của lợn 99 4.4.2 Nghiên cứu thử nghiệm biện pháp phòng tri bệnh giun dạ dày G. doloresi cho lợn 105 4.4.3 Nghiên cứu ảnh hƣởng của phƣơng pháp ủ phân hiếu khí đến sự phát triển của trứng giun dạ dày lợn 108 4.4.4 Đề xuất các biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đƣờng tiêu hóa cho lợn 112 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 115 5.1 Kết luận 115 5.2 Kiến nghị 117 Danh mục công trình đã công bố 118 Tài liệu tham khảo 119 Phụ lục 131 v
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Giải nghĩa A.suum Ascaris suum T.suis Trichocephalussuis S.ransomi Strongyloides ransomi O.dentatum Oesophagostomum dentatum G. doloresi Gnathostoma doloresi cs Cộng sự GABA Gamma Amino Butyric Acid HE Haematoxilin - Eosin L Larvae max Số lớn nhất min Số nhỏ nhất n Số mẫu Nxb Nhà xuất bản TT Thể trọng vi
  9. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Những loài giun tròn tìm thấy ở đƣờng tiêu hóa của lợn tại vùng nghiên cứu 52 4.2 Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn tại các địa điểm qua mổ khám 56 4.3 Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn theo loài giun tại các địa điểm qua mổ khám 58 4.4 Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn tại vùng nghiên cứu qua xét nghiệm phân 60 4.5 Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn theo loài giun tại các địa điểm qua xét nghiện phân 62 4.6 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn theo tuổi 66 4.7 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn theo địa hình 69 4.8 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn theo mùa vụ 70 4.9 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn theo phƣơng thức nuôi 72 4.10 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn theo tình trạng vệ sinh 73 4.11 Thời gian phát triển của trứng giun dạ dày G. doloresi trong môi trƣờng nƣớc cất ở điều kiện phòng thí nghiệm 75 4.12 Hình thái, kích thƣớc và sự phát triển của ấu trùng Gnathostoma doloresi 78 4.13 Sức đề kháng của trứng G. doloresi trong môi trƣờng pH khác nhau 82 4.14 Sức đề kháng của trứng G. doloresi trong môi trƣờng hóa chất 85 4.15 Bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hóa của lợn do giun dạ dày G. doloresi gây ra 89 4.16 Bệnh tích vi thể ở cơ quan tiêu hóa của lợn do nhiễm giun dạ dày G. doloresi gây ra 92 4.17 Số lƣợng hồng cầu, bạch cầu và hàm lƣợng huyết sắc tố giữa lợn không nhiễm và lợn bị nhiễm G. doloresi 96 4.18 So sánh công thức bạch cầu của lợn khỏe và lợn bị bệnh giun G. doloresi 98 4.19 Kết quả thử nghiệm 3 loại thuốc điều trị bệnh giun dạ dày G. doloresi của lợn trên diện hẹp 101 vii
  10. 4.20 Theo dõi độ an toàn của thuốc tẩy giun dạ dày 102 4.21 Kết quả thử nghiệm 3 loại thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày G. doloresi của lợn trên diện rộng 103 4.22 Độ an toàn của thuốc điều trị bệnh giun dạ dày G. doloresi của lợn trên diện rộng 104 4.23 Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun dạ dày G. doloresi ở lợn trƣớc khi thử nghiệm biện pháp phòng bệnh 106 4.24 Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun dạ dày G. doloresi ở lợn sau 3 tháng thử nghiệm biện pháp phòng bệnh 107 4.25 Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ của đống phân ủ hiếu khí 109 4.26 Biến đổi của trứng giun dạ dày G. doloresi trong đống phân ủ hiếu khí 110 4.27 Sức sống của trứng giun dạ dày G. doloresi trong đống phân ủ 111 viii
  11. DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của giun đũa lợn A. suum 6 2.2 Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của giun T. suis 10 2.3 Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của O. dentatum 14 2.4 Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của giun lƣơn S. ransomi 17 2.5 Hình thái, cấu tạo một số bộ phận của giun dạ dày G. doloresi 23 3.1 Bản đồ địa hình vùng Đông Bắc bộ 35 4.1 Ảnh giun G. doloresi lúc còn sống 54 4.2 Ảnh phần đầu của giun G. doloresi 54 4.3 Ảnh miệng và môi của giun G. doloresi 54 4.4 Ảnh đầu và phần thân trƣớc của giun G. doloresi 55 4.5 Ảnh Gai móc ở phần đầu của giun G. doloresi 55 4.6 Ảnh Gai từ hàng 1 đến hàng 3 ở phần thân của giun G. doloresi 55 4.7 Ảnh gai sinh dục của giun G. doloresi 55 4.8 Ảnh trứng giun G. doloresi 55 4.9 Trứng G. doloresi ngày đầu tiên nuôi trong môi trƣờng nƣớc cất, pH= 7,0 76 4.10 Trứng G. doloresi sau 2 ngày nuôi trong môi trƣờng nƣớc cất, pH= 7,0 76 4.11 Trứng G. doloresi sau 4 ngày nuôi trong môi trƣờng nƣớc cất, pH= 7,0 77 4.12 Trứng G. doloresi sau 7 ngày nuôi trong môi trƣờng nƣớc cất, pH= 7,0 phôi phát triển thành hình ấu trùng 77 4.13 Trứng G. doloresi sau 9 ngày nuôi trong môi trƣờng nƣớc cất, pH= 7,0 ấu trùng bắt đầu bật nắp thoát khỏi vỏ trứng ra ngoài 78 4.14 Ấu trùng G. doloresi sau khi thoát khỏi vỏ một ngày (x100) 80 4.15 Ấu trùng G. doloresi sau khi thoát khỏi vỏ 11 ngày (x100) 80 4.16 Ấu trùng G. doloresi sau khi khỏi vỏ 21 ngày (x100) 81 4.17 Trứng G. doloresi sau 5 ngày nuôi trong môi trƣơng có pH= 5, vỏ trứng bị bào mòn hoàn toàn, phôi bào bị tan ra (x100) 83 4.18 Trứng G. doloresi sau 5 ngày nuôi trong môi trƣờng có pH= 9 - 11, vỏ trứng bị bào mòn dần, phôi bào bị tan ra (x100) 83 ix
  12. 4.19 Trứng G. doloresi sau 7 ngày nuôi trong môi trƣờng có pH= 7, phôi phát triển hình thành ấu trùng ở trong trứng (x 100) 84 4.20 Trong môi trƣờng có pH= 7, ấu trùng G. doloresi thoát khỏi vỏ trứng ra môi trƣờng ngoài (x 150) 84 4.21 Trứng G. doloresi sau 6 ngày nuôi trong môi trƣờng Nacl 5%, phôi phát triển thành hình ấu trùng ở trong trứng (x100) 87 4.22 Trong môi trƣờng Nacl 5%, ấu trùng G. doloresi sau khi nở ra hoạt động yếu (x100) 87 4.23 Trứng G. doloresi sau 4 ngày nuôi trong môi trƣờng NaOH 10%, bi vỏ bào mòn, phôi bị chết chuyển sang màu đen (x100) 88 4.24 Trứng G. doloresi sau 4 ngày nuôi trong môi trƣờng Ca(OH)2 10% vỏ bị bào mòn, phôi không phát triển co cụm lại (x100) 88 4.25 Niêm mạc dạ dày lợn bị tụ huyết, xuất huyết do G. doloresi gây ra 90 4.26 Thành dạ dày lợn bị đục khoét thành hang lớn có bờ cứng do giun G. doloresi gây ra 91 4.27 Niêm mạc dạ dày lợn bị phù và có nhiều vết rách do giun G. doloresi gây ra 91 4.28 Vết rách ở thành dạ dày do G. doloresi tác động, nhuộm HE, x 100 94 4.29 Thành dạ dày lành không bị giun tác động nhuộm HE, x50 94 4.30 Biểu mô dạ dày bị rách nát do giun G. doloresi tác động HE, x 100 94 4.31 Hạ niêm mạc bị xung huyết và thẫm nƣớc phù, nhuộm HE, x 400 94 4.32 Biểu mô dạ dày bị tổn thƣơng nặng bắt màu hồng do G. doloresi tác động, nhuộm HE, x100 95 4.33 Biểu mô dạ dày bị hoại tử bắt màu hồng do độc tố của G. doloresi tiết ra, nhuộm HE, x100 95 4.34 Thâm nhiễm tế bào bạch cầu ái toan ở hạ niêm mạc bắt màu tím, nhuộm HE, x400 95 4.35 Thâm nhiễm tế bào viêm ở hạ niêm mạc bắt màu tím nhuộm HE, x400 95 x
  13. DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 2.1 Vòng đời giun đũa lợn A. suum 7 2.2 Vòng đời của giun tóc ở lợn T. suis 11 2.3 Vòng đời của giun kết hạt ở lợn O. dentatum 15 2.4 Vòng đời giun lƣơn Strongyloides sp 18 2.5 Vòng đời giun dạ dày lợn A. strongylina và A. dentata 24 2.6 Vòng đời giun dạ dày lợn G. hispidum và G. doloresi 25 xi
  14. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ Tên nghiên cứu sinh: La Văn Công Tên luận án: “Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học, bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”. Chuyên ngành: Ký sinh trùng và vi sinh vật học thú y; Mã số: 62.64.01.04 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng hóa của lợn tại Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Xác định một số đặc điểm sinh học, bệnh học của giun và biện pháp phòng trị. Phƣơng pháp nghiên cứu Xác định tỷ lệ nhiễm và thành phần loài giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn đƣợc phát hiên tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và bệnh học của giun dạ dày gây ra ở lợn. Nghiên cứu các biện pháp phòng trị giun dạ dày ở lợn. Mẫu phân tƣơi mới thải của lợn ở các lứa tuổi, nuôi tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Trứng và giun tròn đƣờng đƣờng tiêu hóa lợn. Các phần dạ dày lợn có giun ký sinh để làm tiêu bản tổ chức học. Kính hiển vi quang học, buồng đếm Mc. Master, máy ly tâm điện, máy cắt cúp tổ chức Microtom, tủ sấy. Thuốc ivermectin 0,25%, levamisole 7,5% và mebendazole 10%. Dung dịch Barbagalo, formol 10%, parafin, nƣớc muối báo hòa, thuốc nhuộm Hematoxilin – Eosin, NaCl, CH3COOH, Ca(OH)2, NaOH. Tìm trứng giun tròn đƣờng tiêu hóa lợn bằng phƣơng pháp phù nổi Fullerborn. Định danh giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn bằng phƣơng pháp thƣờng quy theo khóa định loại của (Phan Thế Việt và cs. 1977; Nguyễn Thị Lê và cs. 1996). Trứng giun dạ dày lợn thu thập bằng cách mổ tử cung giun cái trƣởng thành. Nuôi trứng theo kỹ thuật nuôi của (Đỗ Dƣơng Thái và Trịnh Văn Thịnh, 1976). Đếm trứng giun bằng phƣơng pháp tự tạo. Theo dõi sự phát triển của trứng giun dạ dày nuôi trong môi trƣờng nƣớc cất, môi trƣờng pH từ 5–11, môi trƣờng hóa chất thông dụng (Nacl, NaOH, Ca (OH)2, nồng độ 5% và 10%). Quan sát sự biến đổi về hình thái, kích thƣớc, màu sắc của trứng, sự biến đổi tế bào phôi và ấu trùng trong trứng bằng kính hiển vi quang học. Nghiên cứu bệnh tích đại thể và làm tiêu bản vi thể của dạ dày lợn bị nhiễm giun trên thực địa. Nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đƣờng tiêu hóa lợn và giun dạ dày lợn bằng phƣơng pháp thực nghiệm. Kết quả chính và kết luận Xác định đƣợc 5 loài giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa của lợn tại vùng nghiên cứu là A. suum, T. suis, S. ransomi, O. dentatum và G. doloresi. Trong đó loài xii
  15. G. doloresi lần đầu tiên mới đƣợc phát hiện. Lợn tại 3 tỉnh nghiên cứu có tỷ lệ nhiễm chung giun tròn đƣờng tiêu hóa khá cao dao động từ 70,52 đến 71,67%. Thời gian trứng G. doloresi phát triển và nở thành ấu trùng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trƣờng. Trứng G. doloresi phát triển tốt ở môi trƣờng pH= 7, phát triển kém môi trƣờng pH = 9-11 và không phát triển đƣợc ở môi trƣờng pH = 5. Trứng G. doloresi bị phá hủy bởi dung dịch NaOH và Ca(OH)2 nồng độ 5-10%. Bệnh tích rõ nhất: niêm mạc dạ dày bị thủng, tụ huyết, xuất huyết và có các vết loét sâu tạo thành các hang lớn. Thuốc ivermectin 0,25%; levamisole 7,5% và mebendazole 10% có hiệu lực tẩy giun dạ dày G. doloresi đạt 92,23-100% và rất an toàn đối với lợn. Chứng minh đƣợc việc áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh giun dạ dày G. doloresi có tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm thấp hơn nhiều so với lô đối chứng không áp dụng. Là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống trong việc xác định thành phần loài, những biến động nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn tại vùng nghiên cứu. Xác định đƣợc đặc điểm sinh học, bệnh học và biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày G. doloresi lợn tại 3 tỉnh nghiên cứu. Cung cấp thông tin khoa học về thành phần loài và thực trạng nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa lợn tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Đề xuất các biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn tại vùng nghiên cứu. xiii
  16. THESIS ABSTRACT PhD’s candidate: La Van Cong Thesis title: Study on the state of nematode infection in the porcine gastrointestinal tract in some northern mountainous provinces in Vietnam. Some biological, pathological characteristics caused by gastrointestinal nematode in porcines and its preventive, control measures. Major: Veterinary Parasitology and Microbiology; Code: 62.64.01.04 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research objectives: Determine on the prevalence of gastrointestinal nematode in pigs in Cao Bang, BacKanand Thai Nguyen province. Determine on some biological and pathological characteristics caused by gastrointestinal nematode (Gnathostomadoloresi) and its preventive, treatment measures. Materials and methods Determined on the prevalence and specie component of gastrointestinal nematode were discovered in pigs in Cao Bang, Bac Kan and Thai Nguyen province. Studied on some biological and pathological characteristics caused by gastrointestinal nematode (Gnathostomadoloresi). Studied on preventive, treatment measures of gastrointestinal nematode in pigs. Fecal samples of pigs in different ages. Eggs and nematodes in gastrointestinal tracts of pigs where they parasite to make histological specimens. Optical microscope, Mc. Masterchambercounting, electrical centrifuges, Microtomhistological machine, oven. Ivermectin 0.25%, levamisol 7.5% and Mebendazol 10%. Barbagalo solution, formalin10%, paraffin, saturated brine, Hematoxilin - Eosin, NaCl, CH3COOH, Ca (OH)2, NaOH. Finding gastrointestinal nematode eggs in pigs by using Fullerborn’smethod. Nomenclature of gastrointestinal nematode collected from pigs by using conventional methods according to taxonomic keys of (Phan The Viet et al. 1977; Nguyen Thi Le et al. 1996). Egg counting was used by self-method. Observing the development of eggs and larvae of gastrointestinal nematode in distilled water medium with pH= 5-11, commonly chemical medium (Nacl, NaOH, Ca (OH)2, in a concentration of 5% and 10%), observed morphological change, size, colour of eggs, embryonic cellular transformation and larvae in eggs. Studied on macroscopic lesions and making microscopic specimens of G. doloresi infected stomach from pigs in the field. Studied on preventive, treatment measures caused by G. doloresigastrointestinal nematode by using experimental methods. Testing hygienicmeasures to prevent gastrointestinal nematodeinfection in pigs in fields. Main findings and conclusions Five species of gastrointestinal nematodes which have been identified in pigs in studied provinces were T. suis, S. ransomi, O. dentatum, A. suum and G. doloresi. xiv
  17. In these, G. doloresi was newly discovered specie.The prevalence of gastrointestinal nematodes in 3 provinces was generally high vacillating from 70.52 to 71.65%. G. doloresi eggs have been determined on the development and hatching time, both depended on the environmental temperature. G. doloresi eggs Developed under favorable conditions of the environment with pH = 7.0 and didnot develop in the environment with pH = 5. G. doloresi eggs were destroyed after 5 days in themedium containing NaOH, Ca (OH)2 with a concentration of 5% and 10%, respectively. The most characteristic lesions caused by Gnathostoma in porcines to mach wereseriously damaged in gastric mucosa, congestion, haemorrhage and formingulcers. The efficacy of three anthelminthic drugs was determined on deworming G. doloresi nematode as follows: ivermectin 0.25%; levamisole 7.5% and mebendazole 10%, was from 92.23 to 100%. All of three deworming drugs were safe to pigs.There was demonstrated the efficacy of hygienic measures in preventing G. doloresi gastrointestinal nematode. The thesis was the first systemic work in identifying nematode specie in porcine gastrointestinal tract in studying regions; determined on some biological, pathological characteristics and its preventive, treatment measures in pigs in three studying provinces. The results of thesis were provided usefully scientific information about the nematode classification and the prevalence of nematode infection in three northern mountainous provinces. Proposed effectivelypreventive and treatment measures for gastrointestinal nematode disease in pigs, contributed to improve the productivity of porcine husbandry in studying regions. xv
  18. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chăn nuôi lợn ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp. Ngành chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp một lƣợng thực phẩm lớn có giá trị dinh dƣỡng cao cho con ngƣời và là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ cho ngành công nghiệp chế biến. Chủ trƣơng của nhà nƣớc hiện nay là phát triển chăn nuôi lợn thành ngành sản xuất hàng hóa thực sự, nhằm tạo ra sản phẩm thịt có chất lƣợng cao, không những phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc mà còn phục vụ cho xuất khẩu. Trong chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt ngày 16 tháng 1 năm 2008, trong đó có chiến lƣợc phát triển chăn nuôi lợn. Theo đó đến năm 2020, tổng đàn lợn nƣớc ta ƣớc đạt khoảng 35 triệu con, bình quân tăng 2,0% trên năm, chủ yếu tập trung phát triển tại các vùng trọng điểm nhƣ đồng bằng sông Hồng, vùng trung du, duyên hải ven biển miền trung và vùng Đông nam bộ. Sản lƣợng thịt xẻ các loại đạt 5500 ngàn tấn, trong đó thịt lợn chiếm 63%. Sản lƣợng thịt xẻ trung bình đạt 56kg/ngƣời (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2008). Để đạt đƣợc các chỉ tiêu trên, trong những năm qua Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ chƣơng chính sách nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển nhƣ nâng cao chất lƣợng con giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dƣỡng và phòng trừ dịch bệnh. Tuy nhiên, trong những năm qua chăn nuôi lợn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tình hình dịch bệnh vẫn xảy ra thƣờng xuyên, ảnh hƣởng lớn đến quy mô phát triển đàn. Cùng với những thiệt hại do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra cho đàn lợn nhƣ: dịch tả, lở mồm long móng, tai xanh… các bệnh giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn cũng không kém phần gây thiệt hại cho ngƣời chăn nuôi. Lợn bị nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa thƣờng gây ra các tổn thƣơng cơ học mở đƣờng cho các vi khuẩn nội quan gây nhiễm trùng kế phát, làm tăng tiêu tốn thức ăn, giảm tăng trọng từ 15 đến 20 % so với lợn không bị bệnh (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006). Theo Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dƣơng Thái (1978) thì đàn lợn nuôi ở Việt Nam nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa rất phong phú về chủng loại, trong đó có 5 1
  19. loài lợn bị nhiễm với tỷ lệ cao và cƣờng độ nặng nhƣ giun đũa, giun tóc, giun lƣơn, giun kết hạt và giun dạ dày. Các loài giun này khi lợn bị nhiễm chúng gây ra những tác hại nhƣ: chiếm đoạt chất dinh dƣỡng của vật chủ, tiết độc tố làm cho vật chủ còi cọc, chậm lớn, gầy yếu và sức đề kháng giảm. Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, mặt bằng dân trí còn thấp, chăn nuôi lợn vẫn mang tính chất quảng canh, tận dụng, chủ yếu theo phƣơng thức nhỏ lẻ tại các hộ gia đình, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, do phong tục tập quán chăn nuôi lợn của ngƣời dân ở vùng này chủ yếu là nuôi thả rông. Do vậy, đàn lợn nuôi tại ba tỉnh nghiên cứu bị nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa càng nặng hơn. Điều đáng quan tâm là trong số các loài giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa lợn cũng là tác nhân gây bệnh cho ngƣời nhƣ: giun đũa Ascris suum, giun tóc Trichocephalus suis, giun lƣơn Strongyloides ransomi và giun dạ dày Gnathostoma spp. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn nhƣng chủ yếu tập trung ở các vùng khác. Tại 3 tỉnh nghiên cứu Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên chƣa có tác giả nào nghiên cứu về giun tròn đƣờng tiêu của lợn một cách đầy đủ và toàn diện. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đƣờng hóa và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc là điều cần thiết 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Xác định đƣợc tình hình nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh nghiên cứu. Đánh giá đƣợc tác hại của giun tròn đƣờng tiêu hóa gây ra đối với khả năng sinh trƣởng và tình trạng sức khỏe của lợn. - Đề xuất các biện pháp phòng trừ bệnh giun tròn đƣờng tiêu hóa ở lợn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đƣợc thực hiện từ năm 2010 đến 2014, trên đàn lợn nuôi tại các hộ nông dân của 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Đã xác định đƣợc 5 loài giun tròn đƣờng tiêu hóa lợn của ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên là loài T. suis, S. ransomi, O. dentatum, A.suum và 2
  20. G. doloresi. Trong đó loài G. doloresi mới đƣợc phát hiện tại vùng nghiên cứu. - Xác định đƣợc tình hình nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa ở lợn tại ba tỉnh nghiên cứu. - Đã xác định đƣợc sức đề kháng của trứng giun dạ dày lợn G. doloresi đối với một số loại hóa chất và các yếu tố ảnh hƣởng sự phát triển của trứng. - Xác định bệnh tích đặc trƣng nhất do G. doloresi gây ra ở dạ dày lợn là niêm mạc bị tổn thƣơng nặng, tụ huyết, xuất huyết, viêm loét tạo thành các hang lớn. - Đã xác định đƣợc hiệu lực tẩy giun G. doloresi của ba loại thuốc: ivermectin 0,25%,; levamisole 7,5% và mebendazole 10%. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Xác định đƣợc thành phần loài giun tròn ký sinh ở tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc. - Cung cấp những hiểu biết về đặc điểm sinh học của giun dạ dày và bệnh lý lâm sàng do chúng gây ra ở lợn. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên chuyên ngành chăn nuôi thú y và thú y các trƣờng Cao Đẳng và Đại học Nông nghiệp. Làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Cung cấp đặc điểm dịch tễ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa ở lợn, đề xuất các biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2