intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc Lặc phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:238

17
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng hiệu quả đất trồng mía góp phần phục vụ ổn định và phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc Lặc phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ LOAN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẤT TRỒNG MÍA HUYỆN NGỌC LẶC PHỤC VỤ VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN, TỈNH THANH HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2020
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ LOAN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẤT TRỒNG MÍA HUYỆN NGỌC LẶC PHỤC VỤ VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN, TỈNH THANH HÓA Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9.85.01.03 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đào Châu Thu 2. PGS.TS. Lê Thị Giang HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Thị Loan 1
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân, tập thể và cá nhân những nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực trong và ngoài ngành. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến: PGS.TS. Đào Châu Thu và PGS.TS. Lê Thị Giang là những Cô giáo đã hướng dẫn nhiệt tình chỉ dạy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án. Tập thể lãnh đạo và các thầy, cô Bộ môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai, Ban Quản lý Đào tạo, Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Có được những thành quả trong luận án là được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và cán bộ: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Ngọc Lặc, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ngọc Lặc, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn Thanh Hóa đã cử người phối hợp và cung cấp số liệu cho luận án, các hộ gia đình chọn làm mô hình trồng mía. Xin chân thành cám ơn Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước: “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các vùng đồi núi Bắc Trung Bộ thích ứng với biến đổi khí hậu” thuộc Văn phòng chương trình KH&CN cấp quốc gia về Tài Nguyên Môi trường & biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tôi cũng xin cám ơn đến các đồng nghiệp nơi tôi đang công tác tại Trường Đại học Hồng Đức đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng tôi muốn được cám ơn những người thân trong gia đình tôi đã luôn chia sẻ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện công trình nghiên cứu. Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2020 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Loan 2
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan.....................................................................................................................i Lời cảm ơn........................................................................................................................ii Mục lục............................................................................................................................iii Danh mục chữ viết tắt......................................................................................................vi Danh mục bảng...............................................................................................................vii Danh mục hình.................................................................................................................ix Trích yếu luận án...............................................................................................................x Thesis abstract................................................................................................................xii Phần 1. Mở đầu...............................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.....................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.............................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3 1.3.1. Đối tượng..............................................................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3 1.4. Đóng góp mới của luận án....................................................................................4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................................4 1.5.1. Ý nghĩa khoa học..................................................................................................4 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................................4 Phần 2. Tổng quan tài liệu.............................................................................................5 2.1. Cơ sở lý luận về sử dụng đất trồng mía................................................................5 2.1.1. Sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất...............................................5 2.1.2. Yêu cầu sử dụng đất của cây mía và các loại cây trồng xen.................................9 2.2. Tình hình sản xuất và tiềm năng phát triển mía nguyên liệu phục vụ công nghệ chế biến đường trên thế giới và ở Việt Nam..............................................17 2.2.1. Tình hình sản xuất mía nguyên liệu trên thế giới...............................................17 2.2.2. Tình hình sản xuất mía nguyên liệu tại Việt Nam...............................................23 2.2.3. Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường mía đường tại Việt Nam tác động đến vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn...............................................27 2.3. Đánh giá đất trên thế giới và ở Việt Nam...........................................................28 2.3.1. Đánh giá đất trên thế giới....................................................................................28 3
  6. 2.3.2. Đánh giá đất theo FAO ở Việt Nam....................................................................31 2.3.3. Các công trình nghiên cứu đánh giá đất trồng mía trên thế giới và ở Việt Nam.....................................................................................................................33 2.4. Một số công trình nghiên cứu sử dụng đất trồng mía trên thế giới và ở Việt Nam.............................................................................................................35 2.4.1. Trên thế giới........................................................................................................35 2.4.2. Ở Việt Nam.........................................................................................................37 2.4.3. Một số nghiên cứu có liên quan đến sử dụng đất trồng mía ở Thanh Hóa.........38 2.5. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu và định hướng nghiên cứu của đề tài .............................................................................................................................40 2.5.1. Nhận xét chung về tổng quan các vấn đề nghiên cứu.........................................40 2.5.2. Hướng nghiên cứu đề tài.....................................................................................40 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..........................................................42 3.1. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................42 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc..................................................................................................42 3.1.2. Thực trạng sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc......................................42 3.1.3. Đánh giá thích hợp đất đai đối với cây mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc.........42 3.1.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc................................42 3.1.5. Đề xuất sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc...........................................43 3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................43 3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp.......................................43 3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................43 3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................................44 3.2.4. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích mẫu đất.................................................44 3.2.5. Phương pháp đánh giá thích hợp đất đai theo FAO............................................45 3.2.6. Phương pháp xây dựng bản đồ............................................................................45 3.2.7. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía......................................48 3.2.8. Phương pháp lựa chọn và theo dõi mô hình.......................................................52 3.2.9. Phương pháp phân tích SWOT...........................................................................53 3.2.10. Phương pháp xử lý số liệu, thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh...............54 4
  7. Phần 4. Kết quả và thảo luận.......................................................................................55 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc..............................................................................55 4.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................55 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội....................................................................................60 4.1.3. Nhận xét chung về tình hình phát triển kinh tế, xã hội huyện Ngọc Lặc đối với việc sản xuất mía..........................................................................................62 4.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc.............................64 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ngọc Lặc............................................................64 4.2.2. Thực trạng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc...........................................65 4.2.3. Thực trạng các nguồn lực và các chính sách hỗ trợ cho phát triển cây mía vùng nghiên cứu..................................................................................................75 4.3. Đánh giá thích hợp đất đai đối với cây mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc.........79 4.3.1. Điều tra bổ sung bản đồ đất................................................................................79 4.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai..........................................................................81 4.3.3. Phân hạng thích hợp đất đai đối với các kiểu sử dụng đất trồng mía.................93 4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc..............................110 4.4.1. Đánh giá hiệu quả các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện.............................110 4.4.2. Hiệu quả các mô hình sử dụng đất trồng mía....................................................117 4.4.3. Phân tích Swot trong sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc.........................124 4.5. Đề xuất sử dụng đất trồng mía hiệu quả phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn.................................................................................................130 4.5.1. Cơ sở đề xuất sử dụng đất trồng mía................................................................130 4.5.2. Đề xuất định hướng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc đến năm 2025 ...........................................................................................................................131 4.5.3. Một số giải pháp sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.........................................................................................................135 Phần 5. Kết luận và kiến nghị....................................................................................139 5.1. Kết luận.............................................................................................................139 5.2. Kiến nghị...........................................................................................................140 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án....................................141 Tài liệu tham khảo........................................................................................................142 5
  8. Phụ lục..........................................................................................................................151 6
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt BVTV Bảo vệ thực vật CP Cổ phần DTTN Diện tích tự nhiên ĐVHC Đơn vị hành chính FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations) KHKT Khoa học kỹ thuật KSD Kiểu sử dụng LMU Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit) LUT Loại sử dụng đất (Land Use Type) MH Mô hình TTg Thủ tướng TB Trung bình QĐ Quyết định STT Số thứ tự UBND Ủy ban nhân dân 7
  10. DANH MỤC BẢNG 2.1. Yêu cầu sử dụng đối với cây mía.........................................................................12 2.2. Tình hình sản xuất mía các vùng nguyên liệu tại Việt Nam năm 2016................24 2.3. Tiêu chuẩn để phân loại các tính chất đất để trồng mía.......................................36 3.1. Phân cấp độ phì nhiêu của đất huyện Ngọc Lặc...................................................47 3.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất mía................49 3.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hô ôi các kiểu sử dụng đất mía..................50 3.4. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường các kiểu sử dụng đất mía.........51 3.5. Phân tích SWOT trong sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc.....................54 4.1. Hiện trạng diện tích đất trồng mía huyện Ngọc Lặc............................................67 4.2. Hiện trạng diện tích đất trồng mía phân theo loại đất và địa hình.......................68 4.3. Cơ cấu giống mía niên vụ 2017 - 2018 huyện Ngọc Lặc.....................................70 4.4. Các yếu tố tác động đến năng suất mía huyện Ngọc Lặc.....................................72 4.5. Đặc điểm nguồn nhân lực của hộ điều tra............................................................76 4.6. Những khó khăn về kỹ thuâ ôt, dịch vụ đối với hô ô trồng mía huyện Ngọc Lặc ..............................................................................................................................79 4.7. Diện tích các nhóm đất phân bố trên địa bàn huyện Ngọc Lặc............................80 4.8. Chỉ tiêu và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ngọc Lặc..............................................................................................................82 4.9. Diê nô tích các loại đất đánh giá huyện Ngọc Lặc..................................................84 4.10. Diê ôn tích đất đánh giá phân theo đô ô dày tầng đất huyê ôn Ngọc Lặc.....................85 4.11. Diê ôn tích đất đánh giá phân theo thành phần cơ giới huyê ôn Ngọc Lặc...............85 4.12. Diê ôn tích đất đánh giá phân theo cấp đô ô dốc huyện Ngọc Lặc............................86 4.13. Đặc tính, tính chất của một số phẫu diện đất trồng mía huyện Ngọc Lặc............86 4.14. Diê ôn tích đất đánh giá phân theo độ phì của đất huyện Ngọc Lặc.......................87 4.15. Diê ôn tích đất đánh giá phân theo chế đô ô tưới huyê ôn Ngọc Lặc............................87 4.16. Đặc tính của các đơn vị bản đồ đất đai huyện Ngọc Lặc.....................................90 4.17. Tổng hợp các đơn vị đất đai theo loại đất huyện Ngọc Lặc.................................91 4.18. Yêu cầu sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc.........94 4.19. Mức độ thích hợp đất đai của mía thuần..............................................................95 4.20. Diện tích mức độ thích hợp đất đai của mía thuần tại huyện Ngọc Lặc..............96 8
  11. 4.21. Mức độ thích hợp đất đai của mía xen lạc............................................................98 4.22. Diện tích mức độ thích hợp đất đai của mía xen lạc tại huyện Ngọc Lặc............99 4.23. Mức độ thích hợp đất đai của mía xen đậu tương..............................................101 4.24. Diện tích mức độ thích hợp đất đai của mía xen đậu tương tại huyện Ngọc Lặc......................................................................................................................102 4.25. Mức độ thích hợp đất đai của mía xen đậu xanh................................................104 4.26. Diện tích mức độ thích hợp đất đai của mía xen đậu xanh tại huyện Ngọc Lặc......................................................................................................................105 4.27. Tổng hợp diện tích phân hạng thích hợp đất đai các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc...........................................................................................107 4.28. Tổng hợp các kiểu thích hợp đất đai của các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc..................................................................................................108 4.29. Hiê ôu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất trồng mía.........................................110 4.30. Hiê ôu quả xã hô ôi của các kiểu sử dụng đất trồng mía..........................................111 4.31. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất mía...........................................113 4.32. Tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất mía ............................................................................................................................116 4.33. Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng mía......................................................121 4.34. Phân tích SWOT trong sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc........................124 4.35. Định hướng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc.........................................132 4.36. So sánh diện tích trồng mía hiện trạng và diện tích định hướng trồng mía huyện Ngọc Lặc..................................................................................................134 9
  12. DANH MỤC HÌNH 2.1. Một số quốc gia sản xuất mía đường hàng đầu trên thế giới năm 2017..............18 2.2. Sơ đồ phân bố các Công ty đường trên cả nước..................................................24 2.3. Trình tự hoạt động đánh giá đất đai theo FAO.....................................................30 4.1. Sơ đồ vị trí của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa..............................................55 4.2. Một số yếu tố khí hậu trung bình huyện Ngọc Lặc từ năm 2010 - 2017............58 4.3. Cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Lặc năm 2018..........................................................61 4.4. Cơ cấu sử dụng đất huyện Ngọc Lặc năm 2018..................................................64 4.5. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Ngọc Lặc năm 2018.............................65 4.6. Hiện trạng diện tích đất trồng mía các huyện vùng Lam Sơn, Thanh Hóa, năm 2017..............................................................................................................66 4.7. Biến động diện tích, năng suất, sản lượng mía huyện giai đoạn 2007-2017 ..............................................................................................................................73 4.8. Hiện trạng diện tích các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc năm 2017..............................................................................................................75 4.9. Kết quả xây dựng 6 bản đồ đơn tính huyện Ngọc Lặc........................................88 4.10. Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Ngọc Lặc..................................................................89 4.11. Sơ đồ phân hạng thích hợp đất trồng mía thuần huyện Ngọc Lặc.......................97 4.12. Sơ đồ phân hạng thích hợp đất trồng mía xen lạc huyện Ngọc Lặc..................100 4.13. Sơ đồ phân hạng thích hợp mía xen đậu tương huyện Ngọc Lặc......................103 4.14. Sơ đồ phân hạng thích hợp đất trồng mía xen đậu xanh huyện Ngọc Lặc........106 4.15. Sơ đồ phân hạng thích hợp đất trồng các kiểu sử dụng đất mía huyện Ngọc Lặc............................................................................................................109 4.16. Người dân đốt ngọn lá mía sau thu hoạch..........................................................116 4.17. Ảnh mô hình mía trồng thuần vụ 1, vụ 2 và vụ 3..............................................117 4.18. Ảnh mô hình mía xen lạc...................................................................................119 4.19. Ảnh mô hình mía xen đậu tương.......................................................................120 4.20. Ảnh mô hình mía xen đậu xanh.........................................................................121 4.21. Mô hình mía giai đoạn sắp thu hoạch – Thu hoạch lạc.....................................122 4.22. Sơ đồ định hướng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc...............................133 10
  13. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Thị Loan Tên luận án: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc Lặc phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9.85.01.03 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Đánh giá thích hợp đất đai và hiệu quả sử dụng đất một số kiểu sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc. Trên cơ sở đó đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng hiệu quả đất trồng mía góp phần phục vụ ổn định và phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp; Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp; Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích mẫu đất; Phương pháp đánh giá thích hợp đất đai theo FAO; Phương pháp xây dựng bản đồ và GIS; Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía; Phương pháp lựa chọn và theo dõi mô hình; Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp xử lý số liệu, thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh. Kết quả chính và kết luận - Thực trạng sử dụng đất trồng mía của huyện trong những năm gần đây cho thấy năng suất mía có phần tăng (từ 59,96 tấn/ha năm 2010 lên 68,05 tấn/ha năm 2017) nhưng diện tích lại giảm nhanh (năm 2015 là 2.633,2 ha, năm 2017 giảm còn 2.285,30 ha) dẫn đến sản lượng mía giảm. - Đánh giá thích hợp đất trồng mía trên địa bàn huyện xác định ở kiểu sử dụng đất mía trồng thuần có mức thích hợp (S2) là 10.033,40 ha, mức ít thích hợp (S3) là 13.123,33 ha và không thích hợp (N) 12.471,27 ha; kiểu sử dụng đất mía xen lạc có mức thích hợp (S2) là 8.045,55 ha, mức ít thích hợp (S3) là 19.045,54 ha và không thích hợp (N) 8.536,91 ha; kiểu sử dụng đất mía xen đậu tương có mức thích hợp (S2) là 8.744,21 ha, mức ít thích hợp (S3) là 17.824,75 ha và không thích hợp (N) 9.059,04 ha; kiểu sử dụng đất mía xen đậu xanh có mức thích hợp (S2) là 7.472,62 ha, mức ít thích hợp (S3) là 19.454,03 ha và không thích hợp (N) 8.701,35 ha. 11
  14. - Kết quả đánh giá hiệu quả các kiểu sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc: Kiểu sử dụng đất mía xen lạc cho hiệu quả đạt mức cao, kiểu sử dụng đất mía xen đậu tương, đậu xanh và mía trồng thuần cho hiệu quả sử dụng đất đạt mức trung bình. Kết quả theo dõi 5 mô hình trồng mía cho thấy các mô hình trồng xen và mô hình trồng thuần canh tác theo hướng thâm canh cho hiệu quả sử dụng đất cao, cao nhất là mô hình mía xen lạc; mô hình trồng thuần chăm sóc thông thường cho hiệu quả sử dụng đất đạt mức trung bình. - Kết quả phân tích SWOT xác định: Các kiểu sử dụng đất trồng mía có điểm mạnh và cơ hội là điều kiện tự nhiên thuận lợi, mía là cây trồng dễ chăm sóc và thích hợp với nhiều loại đất, lực lượng lao động địa phương dồi dào, đầu ra và giá sản phẩm ổn định. Tuy nhiên điểm yếu và thách thức là cây mía không chủ động tưới, nông hộ chưa ứng dụng KHKT vào canh tác mía, giá đường thế giới có xu hướng giảm, giá vật tư, phân bón trồng mía tăng cao. Đề xuất diện tích đất trồng mía đến năm 2025: Tổng diện tích đất trồng mía của huyện Ngọc Lặc là 2.627,50 ha, trong đó mía xen lạc là 711,42 ha, mía xen đậu xanh là 303,23 ha, mía xen đậu tương là 226,74 ha và mía trồng thuần là 1.386,11 ha. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng mía: Giải pháp về quản lý sử dụng đất, giải pháp về chính sách với các hộ nông dân trồng mía, giải pháp về nguồn vốn, kỹ thuật và tính liên kết sản xuất. 12
  15. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Thi Loan Thesis title: Evaluation of the status and propostion of the effective use of sugarcane land in Ngoc Lac District for contribution of the sugarcane material area of Lam Son, Thanh Hoa Province. Major: Land management Code: 9.85.01.03 Educational Organization:Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives Evaluating land suitability and land use efficiency of some types of sugarcane land use in Ngoc Lac district proposing orientations and making solutions for effective use of sugarcane land in Ngoc Lac District. Materials and Methods The methods used include primary and secondary data collection, study site selection, soil sampling and analysis, land suitability evaluation according to FAO, mapping and GIS, assessment of land use efficiency for sugarcane, SWOT, data processing and statistic method, synthesis, analysis and comparison. Main findings and conclusions - The status ofsugarcane land use in Ngoc Lac district in the recent years has indicated that the sugarcane yield has increased (from 59.96 ton/ha in 2010 to 68.05 ton/ha in 2017), however, the area was decreased rapidly (from 2.633,2 ha in 2015 to 2.285,30 ha in 2017) leading to the decrease of the sugarcane total of production. - Results on evaluation of land suitability for sugarcane cultivation showed that for monocropping of sugarcane, moderately suitable area (S2) 10,033.40 ha, marginal suitable (S3) 13,123.33 ha and non-suitable area (N) was 12,471.27 ha; for sugarcane - peanut intercropping, moderately suitable area (S2) 8,045.55 ha, marginal suitable (S3) 19,045.54 ha and non-suitable area (N) was 8,536.91 ha; for sugarcane – soybean intercropping, moderately suitable area (S2) 8,744.21 ha, marginal suitable (S3) 17,824.75 ha and non-suitable area (N) was 9,059.04 ha; for sugarcane - green bean intercropping, moderately suitable area (S2) 7,472.62 ha, marginal suitable (S3) 19,454.03 ha and non-suitable area (N) was 8,701.35 ha. 13
  16. - Results on land use efficiency evaluation for sugarcane in Ngoc Lac District showed that the land use of sugarcane intergrating with groundnut had a high efficiencylevel. The land use of sugarcane intergrating with soybean, sugarcane intergrating with mung bean, and sugarcanemonocopping had moderate efficiencylevels. Results obtained fromfive models of sugarcane cultivation also indicated that all of the intergrating and intensive monocropping sugarcane systems had high land use efficiency, in which the model of sugarcane intergrating with groundnut had a highestefficiency level, and the conventional sugarcane monocropping was moderately efficient. - Results of SWOT analysis determined the that land use types of sugarcane had the strengths and opportunities because of favorable natural conditions, easy care and suitable for many types of soil, abundant local workforce, stable output and product prices. On the other hand, the weaknesses and challenges were that sugarcane cropdid not have active irrigation systems, the local farmers had not applied the science and technology for sugarcane cultivation, the world sugar prices was tended to decrease, white the price of materials and fertilizer for sugarcane were increasing. Proposing the land area for sugarcane crop to 2025: The total land area of for sugarcane cultivation in Ngoc Lac District is about 2,627.50 ha, in which, sugarcane intergrating with groundnut, sugarcane intergrating with green bean, sugarcane intergrating with soybean, and pure sugarcane are about 711.42 ha, 303.23 ha, 226.74 ha, and 1,386.11 ha respectively. The solutions to improve the efficiency of land use of sugarcane crop: solutions of land use management,solutions of policies for the local farmers, solutions of capital sources and technologies; the market and production linkage. 14
  17. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Mía là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, có phạm vi thích ứng rộng, có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996). Trên thế giới mía được trồng ở hầu hết các quốc gia, trong đó các nước Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc… là những nước có diện tích và sản lượng mía lớn nhất thế giới. Mía là nguồn nguyên liệu chính của ngành công nghiệp chế biến đường. Năm 2017 sản lượng đường thế giới đạt 168,373 triệu tấn, doanh thu đạt 60 tỷ USD, chiếm 85% doanh thu chất tạo ngọt của thế giới (OECD/FAO, 2017). Tại Việt Nam, mía là cây trồng có sự gắn kết chặt chẽ nhất giữa nông dân với các doanh nghiệp chế biến thông qua hợp đồng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Đây là một trong những ngành thiết yếu, quan trọng phục vụ cho tiêu dùng trong nước. Nó không chỉ là một ngành kinh tế mà còn mang ý nghĩa xã hội, giúp kinh tế vùng nông thôn phát triển, ổn định xã hội, gia tăng việc làm. Vụ 2015 - 2016 cả nước có 41 nhà máy đường phân bổ khắp từ Bắc đến Nam. Diện tích mía nguyên liệu đạt 284.000 ha chiếm 5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp cả nước. Toàn ngành sản xuất được 1.237.300 tấn đường, doanh thu đạt 24,8 ngàn tỷ đồng, chiếm 0,53% GDP cả nước. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 14 về diện tích trồng mía và sản lượng đường so với ngành đường thế giới (Ngô Thị Thanh Tâm, 2017). Thanh Hóa là tỉnh có ngành công nghiệp đường mía phát triển. Cây mía đã và đang được xác định có lợi thế cạnh tranh trong cơ cấu cây trồng trên các loại đất đồi dốc, khô hạn của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh hiện có ba nhà máy đường đang hoạt động (Lam Sơn, Việt Đài, Nông Cống) với tổng công suất chế biến 18.600 tấn mía/ngày, diện tích mía hàng năm đạt khoảng 30.000 ha, được trồng ở 18 trong tổng số 27 huyện, gồm 200 xã, thị trấn, 17 nông, lâm trường. Năm 2017 sản lượng đường đạt trên 160.000 tấn, chiếm 25% sản lượng đường của khu vực Bắc miền Trung. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất mía đường, song các vùng trồng mía trong tỉnh vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn do giá đường trên thị trường thế giới thấp, đường nhập khẩu và đường lậu tràn vào nước ta với giá rẻ; giá vật tư, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, công lao động 1
  18. trồng mía tăng cao trong khi năng suất, chất lượng mía các vùng trồng mía trong tỉnh chậm được cải thiện (Sở Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa, 2017b). Vùng mía Lam Sơn được quy hoạch trên địa bàn 11 huyện thuộc khu vực trung du, miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích đất trồng mía là 11.001,16 ha chiếm 49,54% diện tích mía trong cả tỉnh. Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn đã đầu tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, có hệ thống cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ, giúp đỡ người dân trồng mía nên vùng mía Lam Sơn có diện tích và năng suất mía cao hơn 2 vùng trồng mía trong tỉnh là Việt Đài và Nông Cống. Tuy nhiên, trong những năm gần đây năng suất mía trung bình của vùng mía Lam Sơn tăng chậm, năm 2015 là 56,4 tấn/ha, năm 2017 là 57,8 tấn/ha (Sở Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa, 2017b). Một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất mía tăng chậm là do chưa khai thác được hết tiềm năng của các loại đất cũng như chưa khắc phục được hạn chế của các loại đất trồng mía trong vùng. Ngọc Lặc là huyện có diện tích trồng mía lớn nhất vùng Lam Sơn với 2.285,30 ha chiếm 19,89% diện tích mía của toàn vùng, được phân bố hầu hết các xã trong huyện (Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Lặc, 2017a). Hàng năm nhu cầu mía nguyên liệu để sản xuất của Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn khoảng 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, thực tế sản xuất năm 2017 mía nguyên liệu toàn vùng cung cấp cho nhà máy chỉ đạt 77,32%. Trong đó, Ngọc Lặc là huyện có sản lượng mía lớn nhất với 140.546 tấn chiếm 18,18% sản lượng mía của 11 huyện trồng mía trong vùng (Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn, 2017b). Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững” khẳng định mía là 1 trong 9 sản phẩm chủ lực ưu tiên phát triển của tỉnh gồm: Lúa, ngô, rau an toàn, hoa, cây cảnh, mía, cây ăn quả và trồng cỏ chăn nuôi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích đất trồng mía của huyện có xu hướng giảm nhanh do trong huyện có nhiều dự án phát triển cây trồng khác, người dân đã tự phát chuyển sang trồng các loại cây trồng mang tính thị trường: Sắn, chanh leo, gai… Diện tích mía giảm trong khi năng suất mía của huyện lại tăng chậm (năm 2010 là 59,96 tấn/ha; năm 2017 là 68,05 tấn) dẫn đến sản lượng mía chung toàn huyện thấp (Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Lặc, 2017a). Vậy vấn đề đặt ra đối với huyện Ngọc Lặc cũng như 2
  19. vùng mía Lam Sơn là làm thế nào để ổn định diện tích đất trồng mía và tăng năng suất, chất lượng mía để đảm bảo sản lượng mía cung cấp cho nhà máy đường và tăng thu nhập cho bà con nông dân. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc Lặc phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá là rất cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá thích hợp đất đai và đánh giá hiệu quả các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa; - Định hướng sử dụng đất trồng mía và đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả đất trồng mía góp phần phục vụ ổn định và phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng - Các kiểu sử dụng đất trồng mía (mía trồng thuần, mía trồng xen); - Các loại đất đang trồng mía và có khả năng trồng mía; - Nông hộ trồng mía. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất, đánh giá thích hợp đất đai và hiệu quả của các kiểu sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc phục vụ cho phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, Thanh Hóa. - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn toàn huyện Ngọc Lặc, trong đó tập trung nghiên cứu điểm tại 6 xã đó là xã Minh Tiến, Minh Sơn, Phùng Giáo, Nguyệt Ấn, Kiên Thọ, Vân Am. - Về thời gian: + Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2010 - 2018; + Điều tra, khảo sát thực địa, kiểm tra bản đồ đất, điều tra nông hộ và theo dõi mô hình được thực hiện trong 3 năm 2015, 2016, 2017; + Điều tra chuyên gia về mức độ quan trọng các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất mía năm 2017. 3
  20. 1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Lựa chọn được các cây trồng xen canh và xác định được mức độ thích hợp đất đai của cây mía và các cây trồng xen canh với mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc. Trên cơ sở đó, đề xuất định hướng phát triển diện tích đất trồng mía đến năm 2025, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả đến năm 2025 của tỉnh Thanh Hóa. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận khoa học cho việc đánh giá thích hợp đất trồng mía, các loại cây trồng xen canh với mía nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất mía cho huyện Ngọc Lặc và các địa phương khác có điều kiện sinh thái tương tự. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm các căn cứ cho các nhà quản lý huyện Ngọc Lặc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, các nhà hoạch định chính sách của Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn tham khảo để thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng mía, góp phần tăng thu nhập cho người dân trồng mía và ổn định diện tích trồng mía của vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2