intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ẩn dụ ý niệm cái chết trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:268

26
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Đối chiếu ẩn dụ ý niệm cái chết trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý thuyết về ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận, luận án được thực hiện với hai mục đích chính: Thứ nhất, làm rõ các loại ẩn dụ ý niệm về cái chết trong tiếng Việt và tiếng Anh; và thứ hai là đối chiếu để làm rõ sự tương đồng và khác biệt của ẩn dụ ý niệm về cái chết trong hai ngôn ngữ dựa trên mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ẩn dụ ý niệm cái chết trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ XUÂN HÀ ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM CÁI CHẾT TRÊN NGỮ LIỆU TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu Mã số: 9222024 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Hùng Việt 2. TS. Trịnh Thị Hà Hà Nội, 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu thống kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Phạm Thị Xuân Hà
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 2 MỤC LỤC ........................................................................................................ 3 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................................................ 7 DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... 8 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ..................................................................... 9 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................... 2 2.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu ..................................... 4 4.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 4.2. Ngữ liệu nghiên cứu ................................................................................... 4 5. Đóng góp mới của luận án ............................................................................ 7 6. Ý nghĩa của luận án ................................................................................... 7 6.1. Ý nghĩa lý luận .................................................................................... 7 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 7 7. Cấu trúc của luận án................................................................................... 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN .............................................................................. 9 1.1. Dẫn nhập ............................................................................................. 9 1.2. Tổng quan các nghiên cứu ngôn ngữ về “cái chết” ................................... 9 1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................... 10 1.2.2. Những nghiên cứu trong nước .............................................................. 15 1.3. Một số vấn đề ngôn ngữ học.................................................................... 18 1.3.1. Cơ sở lý luận về ẩn dụ ý niệm ........................................................... 18 1.3.2. Cơ sở lý luận về ngôn ngữ học xã hội ............................................... 38
  4. 1.3.3. Cơ sở lý luận về Ngôn ngữ học đối chiếu ............................................. 40 1.4. Cơ sở lý luận của khoa học liên ngành về phạm trù “cái chết” ............... 44 1.4.1. Góc nhìn sinh học và giải phẫu về “cái chết” ..................................... 44 1.4.2. Góc nhìn “cái chết” từ tư duy triết học phương Đông – phương Tây . 47 1.4.3. Góc nhìn tâm lý học .............................................................................. 51 1.4.4. Góc nhìn tín ngưỡng, tôn giáo .............................................................. 51 1.5. Khung cơ sở lý thuyết và Khung phân tích của luận án .......................... 54 1.6. Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 55 CHƯƠNG 2ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC CÓ MIỀN ĐÍCH “CÁI CHẾT” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH ......................................... 57 2.1. Dẫn nhập ........................................................................................... 57 2.2. Ẩn dụ cấu trúc “CÁI CHẾT LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH” trong tiếng Việt và tiếng Anh ............................................................................................ 60 2.2.1. Ẩn dụ CÁI CHẾT LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH trong tiếng Việt .......... 63 2.2.2. Ẩn dụ CÁI CHẾT LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH trong tiếng Anh .......... 67 2.2.3. Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc CÁI CHẾT LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH trong tiếng Việt và tiếng Anh .................................................................................... 71 2.3. Ẩn dụ cấu trúc CÁI CHẾT LÀ SỰ NGHỈ NGƠI trong tiếng Việt và tiếng Anh ......................................................................................................... 74 2.3.1. Ẩn dụ CÁI CHẾT LÀ SỰ NGHỈ NGƠI trong tiếng Việt ..................... 78 2.3.2. Ẩn dụ “CÁI CHẾT LÀ SỰ NGHỈ NGƠI” trong tiếng Anh .................. 81 2.3.3. Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc CÁI CHẾT LÀ SỰ NGHỈ NGƠI trong tiếng Việt và tiếng Anh ............................................................................................. 85 2.4. Ẩn dụ cấu trúc CÁI CHẾT LÀ TRẠNG THÁI ÁNH SÁNG trong tiếng Việt và tiếng Anh ................................................................................... 88 2.4.1. Ẩn dụ CÁI CHẾT LÀ TRẠNG THÁI ÁNH SÁNG trong tiếng Việt....... 91 2.4.2. Ẩn dụ CÁI CHẾT LÀ TRẠNG THÁI ÁNH SÁNG trong tiếng Anh....... 92 2.4.3. Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc CÁI CHẾT LÀ TRẠNG THÁI ÁNH SÁNG trong tiếng Việt và tiếng Anh .......................................................................... 95 2.5. Ẩn dụ cấu trúc CÁI CHẾT LÀ SỰ KẾT THÚC trong tiếng Việt và tiếng Anh .................................................................................................................. 96 2.5.1. Ẩn dụ CÁI CHẾT LÀ SỰ KẾT THÚC trong tiếng Việt ........................ 98 2.5.2. Ẩn dụ CÁI CHẾT LÀ SỰ KẾT THÚC trong tiếng Anh ...................... 103
  5. 2.5.3. Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc CÁI CHẾT LÀ SỰ KẾT THÚC trong tiếng Việt và tiếng Anh ........................................................................................... 107 2.6. Tiểu kết chương 2 ........................................................................... 109 CHƯƠNG 3ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ BẢN THỂ CÓ MIỀN ĐÍCH “CÁI CHẾT” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH ....................................... 111 3.1. Dẫn nhập ......................................................................................... 111 3.2. Ẩn dụ thực thể có miền đích “cái chết” trong tiếng Việt và tiếng Anh …………………………………………………………………….113 3.2.1. Ẩn dụ thực thể có miền đích “cái chết” trong tiếng Việt ............... 114 3.2.2. Ẩn dụ thực thể có miền đích “cái chết” trong tiếng Anh ............... 117 3.2.3. Đối chiếu ẩn dụ thực thể có miền đích “cái chết” trong tiếng Việt và tiếng Anh ....................................................................................................... 119 3.3. Ẩn dụ vật chứa có miền đích “cái chết” trong tiếng Việt và tiếng Anh …………………………………………………………………….121 3.3.1. Ẩn dụ vật chứa có miền đích “cái chết” trong tiếng Việt............... 122 3.3.2. Ẩn dụ vật chứa có miền đích “cái chết” trong tiếng Anh............... 127 3.3.3. Đối chiếu ẩn dụ vật chứa có miền đích “cái chết” trong tiếng Việt và tiếng Anh ....................................................................................................... 130 3.4. Nhân hóa trong diễn ngôn về ý niệm “cái chết” trong tiếng Việt và tiếng Anh ....................................................................................................... 132 3.4.1. Ẩn dụ CÁI CHẾT LÀ KẺ CƯỚP trong tiếng Việt .......................... 132 3.4.2. Ẩn dụ CÁI CHẾT LÀ KẺ CƯỚP trong tiếng Anh .......................... 133 3.4.3. Đối chiếu ẩn dụ CÁI CHẾT LÀ KẺ CƯỚP trong tiếng Việt và tiếng Anh 134 3.5. Tiểu kết chương 3 .................................................................................. 135 CHƯƠNG 4 ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ ĐỊNH HƯỚNG VỀ “CÁI CHẾT” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH .................................................... 138 4.1. Dẫn nhập ................................................................................................ 138 4.2. Ẩn dụ định hướng “cái chết” với cặp không gian Lên – Xuống trong tiếng Việt và tiếng Anh ................................................................................. 141 4.2.1. Ẩn dụ định hướng “cái chết” với không gian hướng Xuống trong tiếng Việt ....................................................................................................... 142 4.2.2. Ẩn dụ định hướng “cái chết” với không gian hướng Xuống trong tiếng Anh ....................................................................................................... 144
  6. 4.2.3. Đối chiếu ẩn dụ định hướng với cặp không gian Lên – Xuống trong tiếng Việt và tiếng Anh .................................................................................. 145 4.3. Ẩn dụ định hướng với cặp không gian Cao – Thấp trong tiếng Việt và tiếng Anh .................................................................................................. 146 4.3.1. Ẩn dụ định hướng với cặp không gian Cao – Thấp trong tiếng Việt …………………………………………………………………….146 4.3.2. Ẩn dụ định hướng với cặp không giang Cao – Thấp trong tiếng Anh ……………………………………………………………………………..149 4.3.3. Đối chiếu ẩn dụ định hướng với cặp không gian Cao – Thấp trong tiếng Việt và tiếng Anh .................................................................................. 151 4.4. Ẩn dụ định hướng “cái chết” với cặp không gian Ra - Vào trong tiếng Việt và tiếng Anh ................................................................................. 153 4.4.1. Ẩn dụ định hướng với cặp không gian Ra – Vào trong tiếng Việt .. 153 4.4.2. Ẩn dụ định hướng với cặp không giang Ra – Vào trong tiếng Anh 156 4.4.3. Đối chiếu ẩn dụ định hướng với cặp không gian Ra – Vào trong tiếng Việt và tiếng Anh ........................................................................................... 158 4.5. Tiểu kết chương 4 ........................................................................... 160 KẾT LUẬN ................................................................................................... 162 Tóm tắt một số kết quả chính của luận án .................................................... 162 Một số nhận xét rút ra từ kết quả nghiên cứu ............................................... 165 Hạn chế và các gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo ............................................ 166 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐĂNG TẢI NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN. 168 TRÊN CÁC TẠP CHÍ KHOA HỌC ............................................................ 168 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 168 Phụ lục 1: THỐNG KÊ TỶ LỆ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ ANH QUỐC ....................................................................................................................... 179 Phụ lục 2: THỐNG KÊ DỤ DẪN CỦA ẨN DỤ CẤU TRÚC CÓ MIỀN ĐÍCH “CÁI CHẾT” ...................................................................................... 179 Phụ lục 3: THỐNG KÊ DỤ DẪN CỦA ẨN DỤ BẢN THỂ CÓ MIỀN ĐÍCH “CÁI CHẾT” ................................................................................................. 185 Phụ lục 4: THỐNG KÊ DỤ DẪN CỦA ẨN DỤ ĐỊNH HƯỚNG CÓ MIỀN ĐÍCH “CÁI CHẾT” ...................................................................................... 186 Phụ lục 5: NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................ 180
  7. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT AD: Ẩn dụ ADYN: Ẩn dụ ý niệm BT AD Biểu thức ẩn dụ MIỀN NGUỒN: Miền nguồn MIỀN ĐÍCH: Miền đích NNH tri nhận: Ngôn ngữ học tri nhận TV: Tiếng Việt TA: Tiếng Anh
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và tỷ lệ các thuộc tính miền nguồn được kích hoạt trong ẩn dụ CÁI CHẾT LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH trong tiếng Việt và tiếng Anh ... 61 Bảng 2.2: Lược đồ ánh xạ của ẩn dụ CÁI CHẾT LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH 62 Bảng 2.3. Số lượng và tỷ lệ các thuộc tính miền nguồn được kích hoạt trong ẩn dụ CÁI CHẾT LÀ SỰ NGHỈ NGƠI trong tiếng Việt và tiếng Anh ............ 76 Bảng 2.4: Lược đồ ánh xạ của ẩn dụ CÁI CHẾT LÀ SỰ NGHỈ NGƠI ......... 77 Bảng 2.5. Số lượng và tỷ lệ thuộc tính miền nguồn được kích hoạt trong ẩn dụ CÁI CHẾT LÀ TRẠNG THÁI ÁNH SÁNG trong tiếng Việt và tiếng Anh ...... 90 Bảng 2.6: Lược đồ ánh xạ của ẩn dụ CÁI CHẾT LÀ TRẠNG THÁI ÁNH SÁNG............................................................................................................... 90 Bảng 2.7. Số lượng và tỷ lệ thuộc tính miền nguồn được kích hoạt trong ẩn dụ CÁI CHẾT LÀ SỰ KẾT THÚC trong tiếng Việt và tiếng Anh ....................... 97 Bảng 2.8: Lược đồ ánh xạ của ẩn dụ CÁI CHẾT LÀ SỰ KẾT THÚC ........... 98 Bảng 3.1: Thống kê tiểu loại và tần suất xuất hiện ẩn dụ bản thể diễn đạt ý niệm “cái chết” trong tiếng Việt và tiếng Anh ............................................. 113 Bảng 4.1: Thống kê tiểu loại và tần suất xuất hiện ẩn dụ định hướng có miền đích “cái chết” trong tiếng Việt và tiếng Anh .............................................. 141 Bảng 5: Ma trận đối chiếu ẩn dụ ý niệm “cái chết” trong tiếng Việt và tiếng Anh ................................................................................................................ 165
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1: Quá trình biến đổi của cơ thể sau khi chết .......................................... 46 Hình 1.2. Khung phân tích của luận án ............................................................... 55 Hình 2.1: So sánh định lượng các tiểu loại ẩn dụ cấu trúc có miền đích CÁI CHẾT trong tiếng Việt và tiếng Anh .................................................................. 58 Hình 2.2. Sơ đồ tầng bậc của ẩn dụ cấu trúc có miền đích CÁI CHẾT trong diễn ngôn tiếng Việt và tiếng Anh .............................................................................. 59 Hình 3.1. So sánh định lượng các tiểu loại ẩn dụ thực thể diễn đạt ý niệm “CÁI CHẾT” trong tiếng Việt và tiếng Anh............................................................... 111 Hình 3.2. Sơ đồ tầng bậc của ẩn dụ bản thể biểu đạt ý niệm “CÁI CHẾT” trong tiếng Việt và tiếng Anh ..................................................................................... 112 Hình 4.1. So sánh định lượng các tiểu loại ẩn dụ định hướng diễn đạt ý niệm “Cái chết” trong tiếng Việt và tiếng Anh .......................................................... 139 Hình 4.2. Sơ đồ tầng bậc của ẩn dụ định hướng biểu đạt ý niệm “Cái chết” trong tiếng Việt và tiếng Anh ..................................................................................... 140
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ẩn dụ là chìa khoá mở ra sự hiểu biết những cơ sở của tư duy và các quá trình nhận thức các biểu tượng tinh thần về thế giới. Với ý nghĩa đó, ẩn dụ đã trở thành sự quan tâm của ngành ngôn ngữ học tri nhận. Cụ thể là, với sự xuất hiện cuốn “kinh thánh” về ẩn dụ “Metaphor We Live By” (1980), George Lakoff và Mark Johnson đã khiến quan niệm về ẩn dụ thay đổi, không còn chỉ là một thủ pháp tu từ, gói gọn trong phạm vi của văn học, thi ca mà “ẩn dụ xuyên suốt cuộc sống đời thường”, dẫn theo Lakoff và Johnson [86:387]. Hai tác giả cũng khẳng định rằng ẩn dụ không đơn thuần là vấn đề về ngôn ngữ mà còn là vấn đề của tư duy và hành động. Ẩn dụ không chỉ được sử dụng bởi những người có năng lực sáng tác phi thường trong văn học mà còn bởi những người bình thường nhất trong cuộc sống hàng ngày. Ẩn dụ cho phép người nói diễn đạt một cách ngắn gọn, súc tích, sinh động, phản ánh tư duy, lối suy nghĩ, cách nhìn nhận, tâm sinh lý của một con người. Chính nhờ sự đa dạng, độc đáo và phổ biến trong đời sống, ẩn dụ đã trở thành chủ đề thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Ở phương diện nghiên cứu Ẩn dụ ý niệm cái chết, trước tiên cần khẳng định rằng đây là phạm trù có tính phổ quát, là nỗi bận tâm lớn nhất trong đời sống của nhân loại [86]. Khái niệm “cái chết” là khái niệm trừu tượng về con người, về cuộc đời, được quan tâm nghiên cứu trong các ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Mối quan hệ giữa “sự sống” và “cái chết” là mối quan hệ mật thiết và là một vòng tròn hoàn thiện. Chúng ta ai sinh ra cũng có một cuộc sống và rồi môt ngày nào đó sẽ chết đi. Cách con người ở những nền văn hóa khác nhau nhận thức, quan niệm về sự sống và cái chết sẽ phản ánh trong ngôn ngữ đời sống của họ. Như vậy, thông qua nghiên cứu “Đối chiếu ẩn dụ ý niệm cái chết trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh”, chúng tôi có cơ hội được khám phá cách người Việt và người Anh phản ánh tri nhận của họ về ý niệm “cái chết” như thế nào, lý giải cơ chế hình thành các ẩn dụ về “cái chết”, giải thích và chứng minh sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, tư tưởng, tôn giáo, môi trường sống lên cách thức 1
  11. của người Việt thông qua ngôn ngữ tiếng Việt và người Anh thông qua ngôn ngữ tiếng Anh tư duy ý niệm cái chết. Từ đây, nghiên cứu tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trong cách thức biểu hiện cũng như tư duy của 2 nền văn hóa về ý niệm cái chết. Những kết luận của nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định một số nội hàm của lĩnh vực nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm nói riêng và ngôn ngữ học tri nhận nói chung như tính phổ biến của ẩn dụ trong đời sống hàng ngày, tính phổ quát trong tư duy về ý niệm “cái chết” ở các dân tộc, cũng như tính riêng, độc đáo trong cách tri nhận cùng một phạm trù do chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đặc trưng của mỗi dân tộc. Về mặt thực tiễn, ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, mọi “đường biên giới” cả hữu hình và vô hình đều đã không còn là trở ngại lớn cho việc giao lưu, học hỏi và dịch chuyển giữa con người ở các nền văn hóa và các thứ tiếng khác nhau. Việc tìm hiểu cơ chế tri nhận và diễn đạt về cùng một phạm trù có tính phổ quát là “cái chết” giúp con người ở các nền văn hóa khác nhau có sự thấu hiểu và thực hiện giao tiếp hiệu quả và hợp lý hơn trong những ngữ cảnh có liên quan đến yếu tố văn hóa. Ở những lĩnh vực cụ thể hơn như giảng dạy ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, các nhà giáo dục học sẽ có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ. Với những phân ngành có liên quan đến công nghệ như ngôn ngữ máy tính, trí tuệ nhân tạo,… việc nghiên cứu ngôn ngữ có tính đến yếu tố tri nhận và đặc trưng văn hóa sẽ giúp cá biệt hóa việc sử dụng ngôn ngữ, đem lại công dụng lớn hơn cho người sử dụng công nghệ. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên lý thuyết về ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận, luận án được thực hiện với hai mục đích chính: Thứ nhất, làm rõ các loại ẩn dụ ý niệm về cái chết trong tiếng Việt và tiếng Anh; và thứ hai là đối chiếu để làm rõ sự tương đồng và khác biệt của ẩn dụ ý niệm về cái chết trong hai ngôn ngữ dựa trên mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy 2
  12. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về ADYN cái chết trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó tìm ra khoảng trống còn bỏ ngỏ của nghiên cứu (2) Hệ thống hóa các nội dung lý luận của ẩn dụ ý niệm cùng các khái niệm có liên quan để làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu; (3) Xác lập các biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ ý niệm về “cái chết” trong các diễn ngôn tiếng Việt và tiếng Anh, luận giải về cơ chế ánh xạ từ miền nguồn vào miền đích “cái chết”. (4) Phân tích, so sánh, đối chiếu đặc điểm trong các biểu thức ẩn dụ ý niệm chỉ “cái chết” ở hai ngôn ngữ, tính tương hòa về văn hóa và sự tương hợp AD trong 2 khối ngữ liệu để chỉ ra và lý giải những điểm tương đồng và dị biệt trong diễn ngôn phạm trù này giữa hai ngôn ngữ, từ đó khẳng định mỗi quan hệ giữa ngôn ngữ với văn hóa và tư duy. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các biểu thức ngôn ngữ chứa ẩn dụ ý niệm về “cái chết” trong tiếng Việt và tiếng Anh để phân tích đối chiếu song song. Luận án sẽ tiến hành khảo sát các miền nguồn thông dụng và cơ chế ánh xạ từ miền nguồn vào miền đích “Cái chết” trong các biểu thức ngôn ngữ biểu đạt các ý niệm trên ở hai thứ tiếng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Ngữ liệu nghiên cứu của luận án giới hạn trong phạm vi các diễn ngôn chia sẻ về cái chết ở góc độ là cảm xúc, nỗi buồn, niềm tin về cái chết và sự an ủi đối với người trải nghiệm sự mất mát do người thân qua đời do nhiều lý do khác nhau hoặc các chia sẻ, suy nghĩ, quan niệm của người khi gặp tình cảnh hiểm nghèo cận kề cái chết trong khoảng thời gian giới hạn từ 01/01/2019 đến 31/07/2022. 3
  13. 4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện việc khảo sát và nghiên cứu đề tài này, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp miêu tả: để miêu tả các mô hình ẩn dụ, cơ chế ánh xạ và chuyển di các thuộc tính giữa 2 miền nguồn - đích diễn đạt ý niệm “cái chết” trong các diễn ngôn tiếng Việt và tiếng Anh, miêu tả sự tương hợp và chồng lấn giữa các ẩn dụ có cùng chung cấu trúc khái niệm đích và phân tích, làm rõ tính dụng học của ẩn dụ theo các khung lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận được sử dụng trong các diễn ngôn tiếng Việt và tiếng Anh mà luận án khảo sát. - Phương pháp so sánh đối chiếu: để so sánh và đối chiếu các biểu thức ẩn dụ ý niệm về “cái chết” trong tiếng Việt và tiếng Anh. Cụ thể, luận án sử dụng phương thức đối chiếu 2 chiều để tìm ra các điểm tương đồng và dị biệt của các loại ẩn dụ xuất hiện trong các biểu thức ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Ngoài ra, luận án có sử dụng cách tiếp cận liên ngành. Theo quan điểm hiện đại, ẩn dụ không chỉ là phương thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ mà còn là một cách thức tri nhận. Do vậy, ẩn dụ có liên quan với nhiều yếu tố về văn hóa, xã hội, tôn giáo, tâm lý, các khoa học khác, v.v. Cách tiếp cận liên ngành được sử dụng trong luận án giúp tìm hiểu ẩn dụ một cách toàn diện, sâu sắc hơn dựa trên mối quan hệ giữa ngôn ngữ (từ ngữ, dụ dẫn, các mô hình ẩn dụ) và các tri thức nền tảng ở các lĩnh vực như sinh học, tôn giáo, triết học, tâm lý học. Các mô hình ẩn dụ được tìm thấy sẽ được lý giải thông qua các tri thức của các khoa học khác bởi phạm trù “cái chết” là một phạm trù chứa đựng rất nhiều hàm ý nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau và được tri nhận khác nhau giữa các dân tộc. Các thủ pháp thống kê, phân loại cũng được sử dụng để thống kê các dụ dẫn và nhóm chúng theo miền nguồn, tần suất xuất hiện, là cơ sở cho một số đối chiếu về mặt định lượng giữa tiếng Việt và tiếng Anh. 4.2. Ngữ liệu nghiên cứu Về ngữ liệu tiếng Việt, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 490 diễn ngôn (chứa 529 biểu thức ẩn dụ) trên một số chuyên mục của các trang tin điện tử có 4
  14. tần suất người xem lớn ở Việt Nam, với phạm vi nội dung về cái chết như chuyên mục “Tâm sự” và chuyên mục “Tưởng nhớ nạn nhân Covid-19” trên trang vnexpress.net; chuyên mục “Nhân ái” và chuyên mục “Sức khỏe” trên trang dantri.com.vn trong thời gian từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 7 năm 2022 và một số bài đăng trên các trang mạng chính thống khác. Về ngữ liệu tiếng Anh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 506 diễn ngôn (chứa 525 biểu thức ẩn dụ) trong chuyên mục “Personal stories” trên một số trang tin tức của người Anh về cái chết như trang hopeagain.org.uk, rememberme2020.uk, whatsyourgrief.com và trang cancerresearchuk.org, một số trang tin tức có uy tín khác trong cùng khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 7 năm 2022. Đặc điểm chung của hai khối ngữ liệu là các diễn ngôn đều chứa thông điệp tưởng nhớ người chết, đề cập đến cái chết từ góc độ đối diện với trải nghiệm thực tế về cảm xúc đau buồn, xúc động, tiếc thương khi chứng kiến sự qua đời của người khác do các yếu tố rủi ro, bệnh tật. Ngôn ngữ có tính chất đời thường, là những lời tâm sự, chia buồn, quan điểm về cái chết mà không nhằm dụng ý tu từ hay nghệ thuật. Các diễn ngôn về cái chết trong khối ngữ liệu khảo sát không bao gồm các diễn ngôn chỉ cái chết của những đối tượng được cho là gây nên sự bức xúc, phẫn nộ, ghét bỏ trong xã hội. Sau khi thu thập, ngữ liệu được chia thành hai nhóm: ngữ liệu tiếng Việt (được mã hóa từ V1 đến V490) và ngữ liệu tiếng Anh (được mã hóa từ A1 đến A506). Với ngữ liệu tiếng Anh, luận án sử dụng bản dịch thô (do nghiên cứu sinh dịch) cho các biểu thức ngôn ngữ và được đặt trong ngoặc vuông […] sau biểu thức nhằm làm sáng rõ ý niệm sử dụng trong các diễn ngôn. Ngữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập được sẽ được xử lý theo hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: Dựa trên khung lý luận về AD, các biểu thức ẩn dụ thuộc khối ngữ liệu nghiên cứu được nhận diện. Dựa vào đặc điểm của các miền nguồn, các ẩn dụ tìm thấy sẽ được chia thành các miền nguồn, sau đó phân chia thành 3 tiểu loại ẩn dụ là Ẩn dụ Cấu trúc, ẩn dụ Bản thể và Ẩn dụ Định hướng, 5
  15. tùy theo miền nguồn được sử dụng để kích hoạt các ẩn dụ này. Việc phân loại ẩn dụ sẽ được tiến hành dựa trên lý thuyết Lakoff và Johnson [86] và Kövecses [83] Ví dụ, khi đọc được một diễn ngôn liên quan đến cái chết: (4) My granny left me on June 7th in her sleep. My grandfather, her husband, passed two years ago. Now they’re both gone, I feel empty.” […]. (A46) [Bà tôi rời bỏ tôi vào ngày 7 tháng 6 trong một giấc ngủ. Ông tôi, đã ra đi từ 2 năm trước. Giờ đây, cả hai người đều đã ra đi, tôi thấy thật trống trải”. […]). Bước 1: Chúng tôi đọc toàn bộ diễn ngôn và xác lập hiểu biết chung về thông tin liên quan đến ngữ cảnh, đây là tâm sự của người cháu khi kể về hoàn cảnh ông bà qua đời. Bước 2: Xác định các cụm từ “left me” (rời bỏ tôi), “pass” (đi qua), “gone” (ra đi) là những cụm từ có tiềm năng sử dụng AD, đặt trong mối tương quan với ngữ cảnh khi nói về việc người cháu mất ông bà. Bước 3: đối chiếu các cụm từ ẩn dụ tiềm năng vào MIỀN NGUỒN “khởi hành” và từ đó xác định được MIỀN ĐÍCH “cái chết”. Bước 4: Các cụm từ “left me” (rời bỏ tôi), “pass” (đi qua), “gone” (ra đi) được xác định là “dụ dẫn AD”, từ đó cho phép xác định ngữ cảnh câu chứa các dụ dẫn này chính là BTAD. Sau khi nhận diện AD, chúng tôi tiến hành quy loại và dán nhãn AD (BTAD được đưa ra làm ví dụ minh chứng ở trên được quy loại vào ADYN CÁI CHẾT LÀ SỰ KHỞI HÀNH), xác định tập hợp các nét thuộc tính đặc trưng thuộc MIỀN NGUỒN và MIỀN ĐÍCH trong mô hình ý niệm, từ đó xác định các điểm tương ứng được kích hoạt trong khung tri nhận; liệt kê các dụ dẫn AD được lựa chọn trong mỗi thuộc tính thuộc MIỀN NGUỒN; lập sơ đồ ánh xạ và lý giải các cơ chế chuyển di, sao phỏng các nét thuộc tính giữa hai miền nguồn - đích trong biểu thức ý niệm; từ đó chỉ ra tính quy luật trong ánh xạ, tìm hiểu đặc trưng tư duy và cách tri nhận của người viết. Qua đó, góp phần chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ - văn hóa - tư duy được thể hiện qua các biểu thức ý niệm - Giai đoạn 2: Luận án tiến hành đối chiếu các ẩn dụ tìm được để kiến giải về điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ, từ đó làm rõ sự tương hợp ẩn dụ ẩn dụ trong hai ngôn ngữ dựa trên lý thuyết của Bùi Mạnh Hùng [21]. 6
  16. 5. Đóng góp mới của luận án Đây là luận án đầu tiên tại Việt Nam về ẩn dụ ý niệm “cái chết” trong tiếng Việt và tiếng Anh ở diễn ngôn tưởng nhớ của người còn sống trước một phạm trù có tính kiêng kị. Thông qua việc so sánh, đối chiếu hai nguồn ngữ liệu, luận án đã chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong cách tri nhận về “cái chết” – một ý niệm có tính phổ quát trong mọi nền văn hóa, từ đó chứng minh mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy của con người. 6. Ý nghĩa của luận án 6.1.Ý nghĩa lý luận Các kết quả và kết luận nêu trong luận án góp phần củng cố lý thuyết và những luận điểm cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận cũng như làm rõ thêm về lý thuyết ẩn dụ ý niệm, lý thuyết về hiện tượng tương hợp trong ẩn dụ thông qua việc sử dụng nhiều miền nguồn và nhiều loại ẩn dụ ý niệm cùng để diễn đạt một ý niệm đích là phạm trù “cái chết”. Luận án cũng khẳng định ưu thế và vai trò của ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn, từ đó củng cố thêm tính đa dạng văn hóa của ẩn dụ ý niệm. Ở Việt Nam, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên các ẩn dụ ý niệm về cái chết trên thể loại diễn ngôn có tính chất gần gũi với đời sống. Luận án cũng gợi mở hướng nghiên cứu sâu hơn về các diễn ngôn liên quan đến các phạm trù có tính chất “kiêng kỵ”, gắn liền với đặc trưng riêng biệt của các dân tộc, đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về văn hóa và kiến thức khoa học liên ngành. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu này có ý nghĩa trực tiếp đối với những nhà nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt là nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn về “cái chết” từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận. Đồng thời, luận án cũng giúp cho những người làm công tác biên – phiên dịch, các giảng viên dạy các học phần Thực hành tiếng Anh biên soạn và thiết kế các bài giảng về ngôn ngữ trong giao tiếp Việt - Anh có những sự điều chỉnh phù hợp khi sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt trong các ngữ cảnh khác nhau dựa trên nền tảng tri nhận và văn hóa khác biệt. 7
  17. 7. Cấu trúc của luận án Luận án gồm Phần mở đầu, 4 chương chính, Phần kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục. Phần mở đầu: luận án trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và ngữ liệu nghiên cứu, đóng góp mới của luận án, ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của luận án. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của luận án: Chương 2: Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc về phạm trù “cái chết” trong diễn ngôn tiếng Việt và tiếng Anh Chương 3: Đối chiếu ẩn dụ bản thể về phạm trù “cái chết” trong diễn ngôn tiếng Việt và tiếng Anh Chương 4: Đối chiếu ẩn dụ định hướng về phạm trù “cái chết” trong diễn ngôn tiếng Việt và tiếng Anh 8
  18. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN 1.1. Dẫn nhập Trong Chương 1, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ 3 nội dung chính sau: Thứ nhất, để có một “bức tranh tổng quát” về lịch sử phát triển của hướng nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm “cái chết”, sau đây chúng tôi sẽ điểm lại và hệ thống hoá các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, bài báo khoa học, luận án, luận văn trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài. Đồng thời, từ việc tổng hợp những nội dung nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi sẽ xác định được “khoảng trống còn bỏ ngỏ” để phát triển nghiên cứu của mình Thứ hai, chúng tôi trình bày các lý thuyết về ngôn ngữ học, bao gồm các lý thuyết về ẩn dụ ý niệm, lý thuyết về ngôn ngữ học xã hội và lý thuyết về đối chiếu ngôn ngữ làm cơ sở để thực hiện các thao tác nghiên cứu đối chiếu trên nguồn ngữ liệu cụ thể nhằm chứng minh sự tồn tại, xác định và phân loại các ẩn dụ ý niệm “cái chết” ở tiếng Việt và tiếng Anh Thứ ba, chúng tôi trình bày các cơ sở lý thuyết về các khoa học liên ngành như sinh học, triết học, tâm lý học, tôn giáo, văn hóa học làm căn cứ để lý giải cho sự tri nhận và hình thành các ẩn dụ ý niệm “cái chết” trong tư duy ngôn ngữ của người Việt và người Anh. 1.2. Tổng quan các nghiên cứu ngôn ngữ về “cái chết” Ý niệm về sự sống và cái chết là những phạm trù cơ bản luôn được quan tâm nghiên cứu ở nhiều phân ngành khác nhau. Quan niệm về sống và chết là phạm trù triết lý không chỉ đề cập trong các tôn giáo tín ngưỡng mà còn thấy ở triết học và một số bộ môn khoa học, bởi vì suy cho cùng, điều mà tôn giáo tín ngưỡng và các ngành khoa học hướng đến cũng chỉ để giải quyết vấn đề sống và chết của con người. Đã là con người, chắc chắn ai cũng quan tâm đến sự sống và chết của mình. Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nói đến sự sống, sự tồn tại của mỗi đời người, mỗi xã hội, trong khi đó lại né tránh không bàn đến cái chết và những điều liên quan đến cái chết. 9
  19. Trước mối bận tâm hiển nhiên về ý niệm tuy phổ biến nhưng trừu tượng là “cái chết”, ngôn ngữ đã tìm cách diễn đạt sinh động, đa dạng và chính xác các phạm trù trên thông qua những biểu thức ngôn ngữ có tính ẩn dụ, hay thậm chí có thể khẳng định rằng ẩn dụ ý niệm về cái chết luôn hiện diện rõ ràng, tự nhiên và rộng khắp trong cuộc sống hàng ngày. Bởi sự phổ biến này, nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm cái chết đã trở thành chủ đề chính hoặc là những phân tích trong các công trình của nhiều tác giả trên thế giới và ở Việt Nam. 1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Cái chết có đặc điểm là một khái niệm trừu tượng mà không ai có kinh nghiệm hay trải nghiệm trực tiếp, bởi vậy trong nhiều nền văn hóa, ta thấy ý niệm cái chết thường được diễn giải thông qua những liên hệ về ngôn ngữ thuộc những phạm trù cụ thể hơn, chẳng hạn như “cuộc hành trình”, “cuộc gặp gỡ”, hoặc là “một giấc ngủ”... Bên cạnh đó, một luận điểm quan trọng khác trong ngôn ngữ về cái chết là trên thực tế, việc nói về sự chết là một miền ý niệm đem lại tâm lý lo lắng đáng kể của hầu hết mọi người, và vì vậy ở hầu hết các trường hợp, người ta thường cố gắng lựa chọn lối nói “uyển ngữ”, “nói giảm, “nói tránh” nhằm làm giảm đi các cảm xúc tiêu cực nhất có thể. Theo Allan & Burridge, “điều kiêng kị liên quan đến cái chết” có liên quan đến một vài nỗi sợ hãi của con người, và được nghiên cứu dưới góc độ lý thuyết tâm lý học về “Kiểm soát nỗi sợ hãi”. Nỗi sợ ở đây có thể tóm lược là: (1) nỗi sợ hãi mất đi người thân yêu, (2) nỗi sợ hãi của việc cơ thể không còn là một thực thể đồng nhất, (3) nỗi sợ rằng cái chết là điểm kết thúc của sự sống, (4) nỗi sợ về sự xấu xa của linh hồn sau khi chết, (5) nỗi sợ một cái chết vô nghĩa, (6) nỗi sợ không biết được điều gì xảy ra sau khi chết. Trên tất thảy, “cái chết thường là một chủ đề quen thuộc và dễ gây tổn thương, cần “những biện pháp bảo vệ bằng ngôn ngữ” để bảo vệ khỏi thực tế tức thời và đáng sợ”. Fernández [57: 101). Từ sự hiểu biết mơ hồ về cái chết và quan niệm tránh né nói về cái chết, các học giả đã có cách tiếp cận khác nhau đối với ẩn dụ về cái chết. Trên thực tế, ẩn dụ ý niệm về cái chết lại là chủ đề được đề cập đến trong khá nhiều nghiên cứu bởi nó vừa có đặc điểm là một phạm trù phổ quát, lại vừa phản ánh lối tư 10
  20. duy, tư tưởng, triết học, tôn giáo khác biệt của các dân tộc. Xem xét các công trình của Lakoff và Johnson (1980) [86], Lakoff & Turner (1989) [87], Juana Marín-Arrese (1996) [77], Bert Bultinck (1998) [51], Eliecer Crespo Fernández (2006) [57], … có thể nhận thấy tất cả các công trình này đều đã sử dụng Lý thuyết ẩn dụ tri nhận để hiểu được các mối liên hệ cơ bản cấu thành sự đồ chiếu các ý niệm như khởi hành, mất, hành trình, giấc ngủ, v.v. vào nhận thức của chúng ta về cái chết. Trong tác phẩm “More than cool reason – A Field Guide to Poetic Metaphor” (tạm dịch: Hơn cả lý do thú vị - Một hướng dẫn thực tế với ẩn dụ thi ca), Lakoff, G. và Turner, M. (1988) [87:tr.3-27] đã dành một phần lớn chương 1 “Life, Death, and Time” (Sự sống, Cái chết và Thời gian) để liệt kê và phân tích các ẩn dụ ý niệm về phạm trù sự sống, cái chết và thời gian trên ngữ liệu là một số tác phẩm văn thơ của Dickinson, T.S. Eliot, Dylan Thomas, Fitzgerald, … Những ẩn dụ ý niệm về “cái chết” được gọi tên bao gồm CÁI CHẾT LÀ SỰ KHỞI HÀNH, CÁI CHẾT LÀ ĐẾN ĐÍCH xuất phát từ ẩn dụ ĐỜI NGƯỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH, CÁI CHẾT LÀ BÓNG ĐÊM, CÁI CHẾT LÀ MÙA ĐÔNG xuất phát từ ẩn dụ ĐỜI NGƯỜI LÀ MỘT NGÀY / MỘT NĂM, CÁI CHẾT LÀ GIAI ĐOẠN TÀI LỤI CỦA CÂY xuất phát từ ẩn dụ ĐỜI NGƯỜI LÀ CÂY, CÁI CHẾT LÀ GIẤC NGỦ, CÁI CHẾT LÀ SỰ NGHỈ NGƠI xuất phát từ sự tương đồng về hình ảnh giữa người ngủ / người nghỉ ngơi với người chết, CÁI CHẾT LÀ SỰ THẤT THOÁT CHẤT LỎNG TRONG BẦU CHỨA xuất phát từ ẩn dụ SỰ SỐNG LÀ CHẤT LỎNG TRONG CƠ THỂ, CÁI CHẾT LÀ SỰ GIẢI THOÁT xuất phát từ ẩn dụ CUỘC SỐNG LÀ SỰ TRÓI BUỘC (Cơ thể người là vật chứa “giam cầm linh hồn”, sự kiện “cái chết” đem lại sự “phóng thích” cho linh hồn khỏi “nhà tù” thể xác). Ở bài viết “To die, to sleep – A Contrastive metaphors for Death and Dying in English and Spanish”, Juana Marín-Arrese (1996) [57] lại tiếp cận hướng phân tích ẩn dụ ý niệm cái chết qua việc giải thích lý do sử dụng các miền nguồn là từ các kinh nghiệm nghiệm thân và kinh nghiệm xã hội của con người, chẳng hạn như các yếu tố sinh lý và trải nghiệm cơ thể, sự liên tưởng, nhân hóa “cái chết” với con người hoặc động vật nguy hiểm, yếu tố tôn giáo và niềm tin, các 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2