Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu Ẩn dụ ý niệm về vị trong tiếng Việt và tiếng Anh
lượt xem 17
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những ẩn dụ ý niệm phạm trù vị (là biểu hiện của một trong năm giác quan của con người - Vị giác) được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày trong tiếng Việt và tiếng Anh, phân tích mô hình ánh xạ của những ẩn dụ đó trong việc thể hiện tư duy của từng dân tộc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu Ẩn dụ ý niệm về vị trong tiếng Việt và tiếng Anh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ SÂM ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ VỊ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, Đối chiếu Mã số: 9222024 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Hùng Việt Hà Nội, 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Vũ Thị Sâm i
- LỜI CẢM ƠN Luận án này được thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội với sự giúp đỡ của rất nhiều tập thể và cá nhân mà tôi vô cùng trân quý. Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới PGS.TS. Phạm Hùng Việt, người đã luôn động viên, hướng dẫn, truyền nhiệt huyết cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu, đặc biệt những lúc gian nan, bế tắc; giúp tôi hình thành, hoàn thiện luận án và trưởng thành trong năng lực nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các cán bộ của Học viện Khoa học xã hội đã trang bị kiến thức, góp ý và chỉ dẫn tôi trong quá trình học tập, giúp tôi nâng cao chất lượng đề tài nghiên cứu và đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án. Tôi chân thành cảm ơn Lãnh đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, các Phòng ban, Khoa – Bộ môn và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ với tôi về mọi mặt trong quá trình tôi thực hiện luận án này. Tôi ghi nhớ và trân trọng tình cảm, sự nhiệt tình của anh chị em Nghiên cứu sinh, bạn bè đã cùng tôi vượt qua nhiều thử thách, động viên và góp ý cho tôi để kết quả nghiên cứu được trọn vẹn. Tôi xin đặc biệt dành lời cảm ơn chân thành nhất tới Bố Mẹ cùng toàn thể gia đình – những người luôn yêu thương, ủng hộ, chia sẻ, gánh vác, sát cánh bên tôi trong những năm tháng nghiên cứu và phấn đấu. Trân trọng! Hà Nội, tháng 9 năm 2023 Tác giả luận án Vũ Thị Sâm ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ........................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................... ix DANH MỤC LƯỢC ĐỒ .................................................................................. x MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2 3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu .................................................. 3 5. Đóng góp mới của luận án ............................................................................ 6 6. Ý nghĩa của luận án ....................................................................................... 7 7. Bố cục của luận án ........................................................................................ 8 CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 9 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN.............. 9 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................. 9 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm ................................... 9 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phạm trù vị ................................... 14 1.2. Cơ sở lý luận của luận án ......................................................................... 23 1.2.1. Cơ sở lý luận về Ẩn dụ ý niệm.............................................................. 24 1.2.2. Cơ sở lý luận về phạm trù VỊ ................................................................ 33 1.2.3. Cơ sở xác lập và khu biệt đối tượng nghiên cứu .................................. 37 1.2.4. Quy trình nhận diện ẩn dụ ý niệm phạm trù VỊ .................................... 39 1.2.5. Cơ sở lý luận về văn hóa ........................................................................ 42 1.2.6. Cơ sở lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu ............................................. 45 1.3. Kết quả thống kê ngữ liệu ........................................................................ 46 iii
- 1.4. Tiểu kết..................................................................................................... 48 CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 51 ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM PHẠM TRÙ VỊ VỚI MIỀN ĐÍCH CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH ........................................ 51 2.1. Ẩn dụ ý niệm ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ trong Tiếng Việt 51 2.1.1. Về ý niệm CON NGƯỜI trong tiếng Việt............................................... 52 2.1.2 Ẩn dụ ý niệm ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA CON NGƯỜI LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VỊ ...................................................................................... 54 2.1.3. ADYN ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CỦA CON NGƯỜI LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VỊ ........................................................................................................... 57 2.1.4. ADYN CẢM XÚC CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ ................................... 63 2.1.5. ADYN HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ ......... 72 2.2. ADYN ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ trong tiếng Anh........... 76 2.2.1. Về ý niệm CON NGƯỜI trong tiếng Anh ............................................ 76 2.2.2. Ẩn dụ ý niệm ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA CON NGƯỜI LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VỊ trong tiếng Anh ............................................................ 78 2.2.3. ADYN ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CỦA CON NGƯỜI LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VỊ trong tiếng Anh .................................................................... 80 2.2.3.3. ADYN THAY ĐỔI TÍNH CÁCH LÀ THAY ĐỔI VỊ ..................... 84 2.2.4. ADYN CẢM XÚC CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ trong tiếng Anh ........ 85 2.2.5. ADYN HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ trong tiếng Anh ......................................................................................................... 89 2.3. So sánh, đối chiếu đặc điểm tương đồng và khác biệt của ADYN phạm trù VỊ với miền đích CON NGƯỜI trong tiếng Việt và tiếng Anh ................ 94 2.3.1. Những điểm tương đồng ....................................................................... 95 2.3.2. Những điểm khác biệt ........................................................................... 99 2.4. Tiểu kết .................................................................................................. 104 iv
- CHƯƠNG 3................................................................................................... 106 ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM PHẠM TRÙ VỊ VỚI MIỀN ĐÍCH............. 106 CUỘC ĐỜI TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH ................................ 106 3.1. ADYN TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI LÀ TRẢI NGHIỆM VỀ VỊ trong tiếng Việt ....................................................................................................... 107 3.1.1. Về ý niệm CUỘC ĐỜI trong tiếng Việt.............................................. 108 3.1.2. Lược đồ ánh xạ của ẩn dụ ý niệm TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI LÀ TRẢI NGHIỆM VỀ VỊ trong tiếng Việt ...................................................... 109 3.1.3. ADYN TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI LÀ TRẢI NGHIỆM VỊ .......... 110 3.2. ADYN TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI LÀ TRẢI NGHIỆM VỀ VỊ trong tiếng Anh ....................................................................................................... 119 3.2.1. Về ý niệm CUỘC ĐỜI trong tiếng Anh.............................................. 119 3.2.2. Lược đồ ánh xạ của ẩn dụ ý niệm TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI LÀ TRẢI NGHIỆM VỀ VỊ trong tiếng Anh ...................................................... 120 3.2.3. ADYN TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP LÀ TRẢI NGHIỆM VỊ NGỌT....................................................................................................... 121 3.2.4. ADYN TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI KHÔNG TỐT ĐẸP LÀ TRẢI NGHIỆM VỊ ĐẮNG (BITTER) VÀ CHUA (SOUR) .................................. 124 3.2.5. ADYN SỰ PHỨC TẠP CỦA CUỘC ĐỜI LÀ CÁC VỊ PHA TRỘN130 3.2.6. ADYN CHIỀU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC ĐỜI LÀ THAY ĐỔI VỊ .......................................................................................................... 131 3.3. So sánh, đối chiếu đặc điểm tương đồng và khác biệt trong ADYN phạm trù VỊ với miền đích CUỘC ĐỜI trong tiếng Việt và tiếng Anh .............. 134 3.3.1. Những điểm tương đồng ..................................................................... 135 3.3.2. Những điểm khác biệt ......................................................................... 138 3.4. Tiểu kết ................................................................................................... 143 KẾT LUẬN ................................................................................................... 145 v
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............. 150 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................... 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 151 Tiếng Việt:..................................................................................................... 165 Tiếng Anh ...................................................................................................... 165 PHỤ LỤC 1 : NGỮ LIỆU ẨN DỤ Ý NIỆM PHẠM TRÙ VỊ TRONG TIẾNG VIỆT ( Ngân hàng dữ liệu) PHỤ LỤC 2: NGỮ LIỆU ẨN DỤ Ý NIỆM PHẠM TRÙ VỊ TRONG TIẾNG ANH (Ngân hàng dữ liệu) PHỤ LỤC 3: ẨN DỤ Ý NIỆM MIỀN NGUỒN VỊ TIẾNG VIỆT TỪ NGỮ LIỆU BÁO ĐIỆN TỬ PHỤ LỤC 4: ẨN DỤ Ý NIỆM NGUỒN VỊ TIẾNG ANH TỪ NGỮ LIỆU BÁO ĐIỆN TỬ vi
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN NNHTN Ngôn ngữ học tri nhận AD Ẩn dụ ADYN Ẩn dụ ý niệm vii
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Các thành tố của ý niệm ................................................................... 25 Sơ đồ 2: Cấu trúc ý niệm CON NGƯỜI ......................................................... 53 Sơ đồ 3: Sơ đồ tầng bậc của ADYN phạm trù VỊ trong tiếng Việt .............. 140 Sơ đồ 4: Sơ đồ tầng bậc của ADYN phạm trù VỊ trong tiếng Anh .............. 141 viii
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Đặc điểm thuộc tính của các vị cơ bản .............................................. 37 Bảng 2: Thống kê số liệu ngữ liệu nghiên cứu ............................................... 42 Bảng 3: Tình hình phân bố ADYN phạm trù vị với các miền đích ................ 42 Bảng 4: Các ẩn dụ bậc dưới của ADYN CON NGƯỜI LÀ VỊ trong tiếng Anh ......................................................................................................................... 97 Bảng 5: Kết quả nghiên cứu theo miền nguồn VỊ với miền đích CON NGƯỜI ......................................................................................................................... 98 Bảng 6: Bảng đối chiếu kết quả nghiên cứu theo miền nguồn VỊ và miền đích CUỘC ĐỜI .................................................................................................... 136 ix
- DANH MỤC LƯỢC ĐỒ Lược đồ 1: Sơ đồ ánh xạ của ADYN ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ ......................................................................................................................... 53 Lược đồ 2: Sơ đồ ánh xạ của ADYN NGOẠI HÌNH CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ ..................................................................................................................... 54 Lược đồ 3: Sơ đồ ánh xạ của ADYN ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CỦA CON NGƯỜI LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VỊ .................................................................. 58 Lược đồ 4: Sơ đồ ánh xạ của ADYN ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH TỐT LÀ VỊ NGỌT .............................................................................................................. 59 Lược đồ 5: Sơ đồ ánh xạ của ADYN ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH XẤU LÀ VỊ CHUA.............................................................................................................. 61 Lược đồ 6 : Sơ đồ ánh xạ của ADYN CẢM XÚC CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ ..................................................................................................................... 66 Lược đồ 7: Sơ đồ ánh xạ của ADYN CẢM XÚC TÍCH CỰC LÀ VỊ N G Ọ T ......................................................................................................................... 66 Lược đồ 8 : Sơ đồ ánh xạ của ADYN CẢM XÚC TIÊU CỰC LÀ CẢM NHẬN VỊ CHUA, ĐẮNG .............................................................................. 69 Lược đồ 9 : Sơ đồ ánh xạ của ADYN HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ ....................................................................................... 72 Lược đồ 10: Sơ đồ ánh xạ của ADYN NGOẠI HÌNH CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ trong tiếng Anh .................................................................................... 79 Lược đồ 11: Sơ đồ ánh xạ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ trong tiếng Anh .......................................................................................... 81 Lược đồ 12: Sơ đồ ánh xạ của ADYN ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH TỐT LÀ VỊ NGỌT trong tiếng Anh ................................................................................... 82 Lược đồ 13: Sơ đồ ánh xạ của ADYN TÍNH CÁCH XẤU LÀ VỊ CHUA, ĐẮNG ............................................................................................................. 83 x
- Lược đồ 14: Sơ đồ ánh xạ của ADYN CẢM XÚC CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ trong tiếng Anh .......................................................................................... 86 Lược đồ 15: Sơ đồ ánh xạ của ADYN CẢM XÚC TIÊU CỰC LÀ VỊ CHUA, ĐẮNG (trong tiếng Anh .................................................................... 88 Lược đồ 16: Sơ đồ ánh xạ của ADYN HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ trong tiếng Anh ...................................................................... 90 Lược đồ 17: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ ý niệm TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI LÀ TRẢI NGHIỆM VỊ trong tiếng Việt ..................................................... 109 Lược đồ 18: Sơ đồ ánh xạ của ADYN TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI TỐT ĐẸP LÀ TRẢI NGHIỆM VỊ NGỌT trong tiếng Việt .......................................... 111 Lược đồ 19: Sơ đồ ánh xạ của ADYN TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI TỐT ĐẸP LÀ TRẢI NGHIỆM VỊ MẶN trong tiếng Việt ............................................ 113 Lược đồ 20: Sơ đồ ánh xạ của ADYN TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI BẤT HẠNH LÀ TRẢI NGHIỆM VỊ CHUA, ĐẮNG ......................................... 114 Lược đồ 21: Sơ đồ ánh xạ TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI LÀ TRẢI NGHIỆM VỀ VỊ trong tiếng Anh .................................................................................. 120 Lược đồ 22: Sơ đồ ánh xạ của ADYN TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI TỐT ĐẸP LÀ TRẢI NGHIỆM VỊ NGỌT trong tiếng Anh .......................................... 122 Lược đồ 23: Sơ đồ ánh xạ của ADYN TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI BẤT HẠNH LÀ TRẢI NGHIỆM VỊ CHUA, ĐẮNG trong tiếng Anh ....................................................................................................................... 124 xi
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: So sánh ADYN phạm trù VỊ với miền đích CON NGƯỜI trong tiếng Việt và tiếng Anh theo các vị ............................................................... 142 Biểu đồ 2: So sánh ADYN phạm trù VỊ với miền đích CUỘC ĐỜI trong tiếng Việt và tiếng Anh theo các vị ........................................................................ 143 xii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ẩn dụ là một phạm trù ngôn ngữ đặc biệt đã được nghiên cứu từ thời sơ khai của ngôn ngữ học với nhiều giai đoạn phát triển và quan điểm nghiên cứu. Gần đây nhất, nghiên cứu về ẩn dụ đã phát triển theo một hướng hoàn toàn đột phá. Ẩn dụ, theo Lakoff và Johnson, hai nhà nghiên cứu tiên phong nhất, có mặt khắp nơi bất kể cái mà chúng ta nghĩ về là cái gì. Nó có thể đến với bất cứ ai, kể cả trẻ con [50]. Nó là một phần trong tư tưởng và ngôn ngữ hàng ngày, không thay thế được. Sở dĩ ẩn dụ có thể diễn tả ra bằng ngôn ngữ rõ ràng là vì nó nằm ngay trong hệ thống ý niệm của con người [50]. Đây chính là cách hiểu ẩn dụ, còn được gọi là ẩn dụ ý niệm (ADYN) theo đường hướng của ngôn ngữ học tri nhận. Với cách hiểu mới mẻ như thế, Lakoff và Turner (1989) [52] thừa nhận rằng các ông đã sử dụng từ “ẩn dụ” một cách phi truyền thống, nghĩa là khác với cách hiểu cho rằng ẩn dụ chỉ là những diễn đạt ngữ học và chỉ có trong thi ca. Do cách hiểu bản chất của ẩn dụ thay đổi, thì cách dùng hạn từ (ý niệm) cũng phải thay đổi cho phù hợp với cách hiểu mới [52]. Rõ ràng đó là một cách tái định nghĩa ẩn dụ, được xem là quan điểm mới mẻ nhất về ẩn dụ trong hơn ba thập niên qua, một quan điểm có ảnh hưởng sâu rộng, không những chỉ trong lĩnh vực của ẩn dụ học mà còn lan tỏa ra nhiều lĩnh vực khác. Nhiều tác giả đã áp dụng quan điểm này trong việc nghiên cứu nhiều ngành khác nhau như văn chương, triết học, chính trị, thẩm mỹ, quảng cáo, âm nhạc và cả trong khoa học. (Lakoff, George & Mark Johnson (1980). Panther, Klaus- Uwe& Gunter Radden (Eds.). (1999))…... Tại Việt Nam, xu hướng nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận và ẩn dụ ý niệm có thể nói là phát triển muộn hơn, nhưng thời gian gần đây, các học giả và nhà nghiên cứu cũng tích cực nghiên cứu ẩn dụ trên nhiều phương diện, trong các phạm trù khác nhau của cuộc sống và đời sống thường ngày. 1
- Trong ngôn ngữ đời sống hằng ngày, có thể nhận thấy rằng con người tr92i nhận về thế giới và các phạm trù trừu tượng thông qua hiểu biết từ những nhận thức cơ bản gắn liền với các giác quan, như : khứu giác (ngửi, mùi hương), thính giác (nghe, âm thanh), thị giác (nhìn, màu sắc…), và vị giác (các vị ngọt, mặn, chua, đắng….). Trong số đó, các nhận thức của con người về các vị có thể coi là phạm trù gần gũi nhất, do có sự tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người và hòa tan nhanh nhất vào cơ quan cảm giác của con người. Bên cạnh đó, một ưu thế rất lớn của ngôn ngữ với tư cách một công cụ nhận thức và một phương tiện giao tiếp nói chung là gọi tên được các vị (cụ thể và khái quát) bằng từ ngữ, điều này khiến cho phạm trù vị càng trở nên gần gũi và có nhiều ý nghĩa trong nghiên cứu ngôn ngữ học. Tuy nhiên ở Việt Nam, dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào toàn diện về cơ sở tri nhận của phạm trù vị, về mối quan hệ giữa tư duy về vị và văn hóa Việt Nam, cũng như đối chiếu miền ý niệm vị trong tiếng Việt với tiếng Anh. Khoảng trống đó chính là lí do để chúng tôi thực hiện đề tài “Đối chiếu Ẩn dụ ý niệm về vị trong tiếng Việt và tiếng Anh”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mặc dù ngôn ngữ học tri nhận mà cụ thể là nghiên cứu về lý thuyết ẩn dụ ý niệm đã được quan tâm trong những năm gần đây ở Việt Nam, song cho đến nay số lượng các công trình nghiên cứu, đặc biệt là những công trình nghiên cứu đối chiếu từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận về các phạm trù tri giác vẫn chưa nhiều. Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những ẩn dụ ý niệm phạm trù vị (là biểu hiện của một trong năm giác quan của con người - Vị giác) được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày trong tiếng Việt và tiếng Anh, phân tích mô hình ánh xạ của những ẩn dụ đó trong việc thể hiện tư duy của từng dân tộc. Từ đó, luận án đưa ra những kiến giải đối với các điểm 2
- tương đồng và dị biệt (nếu có) dựa trên mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy. Với mục đích nghiên cứu đó, luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: (1) Những ẩn dụ ý niệm nào được tìm thấy chứa ý niệm về vị với tư cách là miền nguồn trong hai ngôn ngữ? (2) Các ADYN phạm trù vị trong tiếng Việt và tiếng Anh có điểm tương đồng và khác biệt nào? (3) Những điểm tương đồng và khác biệt (nếu có) được giải thích như thế nào thông qua mối liện hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy? 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: (1) Hệ thống hóa các quan điểm lí luận về ẩn dụ nhìn từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó xác lập cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu. (2) Xác lập các biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ ý niệm về vị trong tiếng Việt và tiếng Anh trên cơ sở nguồn ngữ liệu nghiên cứu, , từ đó rút ra các loại ẩn dụ ý niệm về vị trong hai ngôn ngữ. (3) Miêu tả, phân tích, đối chiếu các biểu thức ẩn dụ ý niệm về vị có trong tiếng Việt và tiếng Anh.. (4) Xác định các đặc điểm tương đồng và dị biệt dựa trên phương diện văn hoá dân tộc, phần nào làm rõ mối liên hệ giữa văn hoá, tư duy và ngôn ngữ. 3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các ẩn dụ ý niệm với miền nguồn là phạm trù vị trong tiếng Việt và tiếng Anh. 3
- 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trên cơ cở phân loại ẩn dụ ý niệm của Lakoff và Johnson, luận án tập trung nghiên cứu ẩn dụ ý niệm cấu trúc về vị trong tiếng Việt và tiếng Anh. Lý do của việc giới hạn nghiên cứu là sau quá trình khảo sát ngữ liệu và quá trình phân tích, chúng tôi thấy được ADYN cấu trúc chiếm tỷ lệ lớn nhất, phân bố đều trong các khu vực ngữ liệu và có tính bao quát nhất về thuộc tính của vị cũng như thuộc tính của các miền đích. 3.3. Ngữ liệu nghiên cứu Nguồn ngữ liệu nghiên cứu tiếng Việt chính - là Ngân hàng dữ liệu từ ngữ tiếng Việt (Chương trình tra cứu ngữ cảnh tiếng Việt) của viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, với khoảng 30 triệu âm tiết đã được cập nhật, trong đó bao gồm nguồn ngôn ngữ tiếng Việt rất đa dạng từ các tác phẩm văn học (thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết…), các bài báo được đăng tải, …. Ngoài ra, để nguồn ngữ liệu mang tính cập nhật nhất, đương đại, đồng thời gắn bó nhất với nguồn ngôn ngữ đời sống, xã hội, chúng tôi khảo sát thêm một số mẫu ngữ liệu từ các trang báo điện tử https://dantri.com.vn/, https://vnexpress.net/, https://vietnamnet.vn/, https://afamily.vn/, https://www.24h.com.vn/… để có được nguồn ngữ liệu sống động và thiết thực nhất phục vụ cho nghiên cứu. Đồng thời luận án kế thừa kết quả thống kê của một số công trình nghiên cứu về các đơn vị từ vựng chỉ vị trong tiếng Việt và tiếng Anh. Về ngữ liệu tiếng Anh, nguồn ngữ liệu chủ yếu là kho dữ liệu tiếng Anh trên trang web http://corpus.byu.edu/bnc/; http://bncweb.lancs.ac.uk/ (phiên bản 4.4, May 2018). Đây là kho dữ liệu ngôn ngữ uy tín và phong phú, có khoảng 100 triệu đơn vị từ vựng, trong tất cả các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thi ca, chính trị, kinh tế…Trong các kho dữ liệu có lưu trữ cả thời gian xuất bản hoặc xuất hiện ngữ liệu, nên chúng tôi chủ trương chỉ sử dụng các đoạn ngữ liệu 4
- xuất hiện gần đây nhất, để đảm bảo cao nhất các yếu tố văn hóa, xã hội, tư duy có trong ngôn ngữ. Vì các biểu thức ngôn ngữ trong tiếng Anh trong nghiên cứu được rút ra nguyên gốc từ kho dữ liệu tiếng Anh không có phần dịch sang tiếng Việt nên những phần dịch được chú trong ngoặc vuông là của tác giả dịch ra dựa trên ngữ cảnh của toàn văn bản. Tương tự như với tiếng Việt, chúng tôi cũng khảo sát thêm nguồn ngữ liệu từ các trang báo mạng viết bằng tiếng Anh được trích xuất từ kho https://www.english- corpora.org/glowbe/. Kho website tổng hợp này bao gồm các trang báo mạng hiện đang hoạt động, được viết bằng tiếng Anh, từ 6 nước sử dụng tiếng Anh như: nước Anh, Mỹ, Canada… Tuy vậy, để luận án có cơ sở so sánh đối chiếu thiết thực nhất, chúng tôi chỉ sử dụng những trang mạng có nguồn gốc Great Britain (Nước Anh). Khoảng thời gian xuất bản của các bài báo là tới thời điểm gần nhất trước khi hoàn thành nghiên cứu này. Ngoài ra, luận án tham khảo một số công trình từ điển uy tín để giúp xác định nghĩa của từ: Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên); Online etymology dictionary (từ điển từ nguyên tiếng Anh, https://www.etymonline.com/); Oxford English Dictionary… 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án là: a. Phương pháp miêu tả: dùng để phân tích và miêu tả các mô hình ẩn dụ ý niệm về phạm trù vị trong tiếng Việt và tiếng Anh. Bước đầu tiên, luận án thu thập các đoạn ngữ liệu chứa các từ chỉ vị cơ bản (ngọt, chua, mặn, đắng trong tiếng Việt và sweet, sour, salty, bitter trong tiếng Anh) từ các kho ngữ liệu xác định. Bước hai, các đoạn ngữ liệu không chứa nghĩa chuyển ẩn dụ được loại bỏ, các ngữ liệu có chứa nghĩa chuyển của các từ được thu thập. Bước ba, các ngữ liệu này được chia theo các vị (ngọt, chua, mặn, đắng trong tiếng Việt và sweet, sour, salty, bitter trong tiếng Anh), và sau đó được phân tích theo phương pháp phân tích ẩn dụ ý niệm: phân tích các miền ý niệm và 5
- cấu tạo nghĩa qua ẩn dụ; sau đó nhận xét về mục đích sử dụng chúng trong các đoạn ngữ liệu thu thập được. Bước bốn, các ẩn dụ được phân tích và sắp xếp theo từng miền nguồn, sau đó theo từng ánh xạ của ẩn dụ. b. Phương pháp đối chiếu: Phương pháp đối chiếu hai chiều được chọn sử dụng để nghiên cứu vì phương pháp này có giá trị cho việc nghiên cứu phân tích hai ngôn ngữ với nhau; dùng để so sánh và đối chiếu các biểu thức ẩn dụ ý niệm về vị có trong tiếng Việt và tiếng Anh, từ đó tìm ra các điểm tương đồng và dị biệt trong hai ngôn ngữ đối với phạm trù vị, về cả 3 phương diện là ngữ nghĩa, tri nhận, giao tiếp. Sau khi thiết lập các ánh xạ ẩn dụ trong cả hai ngôn ngữ, luận án tiến hành xây dựng các bảng so sánh, dựa trên các số liệu về tần suất, tỷ lệ của ẩn dụ. Bên cạnh đó, sau khi phân tích ẩn dụ, luận án đối chiếu các ánh xạ trên cơ sở nét thuộc tính của miền nguồn và miền đích trong các ẩn dụ tương đương ở hai ngôn ngữ, để tìm ra sự tương đồng và khác biệt. - Thủ pháp thống kê, phân loại: dùng để thống kê các dụ dẫn và nhóm theo lĩnh vực nguồn, theo tần suất xuất hiện của chúng trên cơ sở dữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh thu thập được. Các số liệu thống kê là cơ sở thể hiện mức độ thông dụng của các ẩn dụ về vị và là cơ sở cho các đối chiếu về mặt định lượng của phạm trù này trong hai ngôn ngữ. Việc khảo sát ngữ liệu và nhận diện các biểu thức ẩn dụ ý niệm được thực hiện theo Quy trình nhận dạng ẩn dụ ý niệm (Metaphor Identification Procedure) của nhóm Pragglejaz [27] (sẽ được giải thích cụ thể trong phần cơ sở lý luận của luận án). 5. Đóng góp mới của luận án Trên thực tế đã có một vài nghiên cứu về phạm trù vị trong các nền văn hóa, giữa hai ngôn ngữ, và một số công trình tại Việt Nam đã bước đầu tìm hiểu về ẩn dụ phạm trùvị. Tuy nhiên, luận án có thể coi là nghiên cứu đầu tiên một cách toàn diện về ADYN phạm trù vị trong tiếng Việt, có so sánh và đối chiếu với tiếng Anh. Do vậy, luận án trước hết bổ sung vào nguồn tài liệu nghiên cứu ngôn ngữ về vị trong tiếng Việt và tiếng Anh, bổ sung một 6
- cách logic các đơn vị và nhóm từ vựng về vị, bao gồm cả mặt thành lập từ, ngữ nghĩa và ngữ dụng của từ. Quan trọng hơn, luận án cung cấp hệ thống lý luận bài bản về ADYN phạm trù vị, thu thập và hình thành bức tranh toàn diện về cách sử dụng một cách ẩn dụ các đơn vị từ vựng chỉ vị trong tiếng Việt và tiếng Anh. 6. Ý nghĩa của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận Việc phân tích và đối chiếu ẩn dụ ý niệm của phạm trù vị trong tiếng Việt và tiếng Anh sẽ đã làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý thuyết về ẩn dụ ý niệm và quá trình ý niệm hóa về vị giác qua tư duy và ngôn ngữ của hai dân tộc. Đề tài khi hoàn thành hy vọng sẽ đóng góp một phần tích cực và việc phát triển lý luận ngôn ngữ học tri nhận nói chung và ẩn dụ ý niệm nói riêng tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khẳng định vị thế của lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam, hệ thống hóa các vấn đề lí thuyết cơ bản của ẩn dụ ý niệm và soi sáng bằng sự phân tích, biện luận trên ngữ liệu ẩn dụ ý niệm – một nguồn ngữ liệu phong phú, hàm chứa giá trị văn hóa, tri nhận cao. Đây sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho bạn đọc khi tìm hiểu về cách thức các phạm trù vị được tri nhận và được sử dụng trong các mô hình ẩn dụ, trong đời sống hàng ngày. Đồng thời đề tài giúp người đọc hiểu rõ những tác nhân văn hóa gây ra sự tương đồng và khác biệt về cơ chế tri nhận phạm trù vị trong tiếng Việt và tiếng Anh. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài này hy vọng góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu khuynh hướng lí thuyết về ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam, góp phần chứng minh ẩn dụ tri nhận là một công cụ quan trọng để con người nhận thức thế giới. Hơn nữa, sau quá trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể phác họa bức tranh tổng quát về ẩn dụ ý niệm miền “vị giác”, lí giải những hiện tượng ngôn ngữ có liên quan đến ẩn dụ “vị giác” trong thực tiễn 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 208 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 167 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 110 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 157 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 77 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 38 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 39 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 120 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 35 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 22 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
236 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
27 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn