intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu phạm trù ăn trong thành ngữ tiếng Việt từ góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận, có liên hệ với phạm trù Meokda trong tiếng Hàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:221

34
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án "Nghiên cứu phạm trù ăn trong thành ngữ tiếng Việt từ góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận, có liên hệ với phạm trù Meokda trong tiếng Hàn" là nghiên cứu, đối chiếu một chiều (có liên hệ) để làm sáng tỏ những đặc điểm về sự chuyển di ý niệm, ADTN, HDTN, các ICM của phạm trù “ăn” trong thành ngữ tiếng Việt có liên hệ với phạm trù “meokda” trong thành ngữ tiếng Hàn. Đồng thời, luận án cung cấp hiểu biết về cơ sở hình thành các ADYN, HDYN và các mô hình của các ADTN, HDTN của phạm trù “ăn” trong tiếng Việt, có liên hệ với phạm trù “meokda” trong tiếng Hàn. Từ đó, giúp làm sáng tỏ hơn những phương diện về tư duy và văn hóa của người Việt Nam và một số nét tương đồng, khác biệt so với tư duy và văn hóa của người Hàn Quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu phạm trù ăn trong thành ngữ tiếng Việt từ góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận, có liên hệ với phạm trù Meokda trong tiếng Hàn

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG PHAN THANH NGA NGHIÊN CỨU PHẠM TRÙ “ĂN” TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT TỪ GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN, CÓ LIÊN HỆ VỚI PHẠM TRÙ “MEOKDA” TRONG TIẾNG HÀN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Đà Nẵng – Năm 2023
  2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG PHAN THANH NGA NGHIÊN CỨU PHẠM TRÙ “ĂN” TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT TỪ GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN, CÓ LIÊN HỆ VỚI PHẠM TRÙ “MEOKDA” TRONG TIẾNG HÀN Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9229020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHAN VĂN HÒA 2. TS. LƯU TUẤN ANH Đà Nẵng – Năm 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả thu được trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Hoàng Phan Thanh Nga
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục viết tắt dùng trong luận án Danh mục bảng Danh mục hình vẽ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lí do lựa chọn đề tài ................................................................................................1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2 2.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2 2.3. Nguồn ngữ liệu………………………………………………………………2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................4 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................4 3.3. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5 5. Đóng góp của luận án ..............................................................................................5 6. Bố cục luận án .........................................................................................................6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............9 1.1. TIỂU DẪN ............................................................................................................9 1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................9 1.2.1. Nghiên cứu trong nước .................................................................................9 1.2.1.1. Phạm trù “ăn” của tiếng Việt .....................................................................9 1.2.1.2. Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận ....11 1.2.2. Nghiên cứu ở nước ngoài............................................................................15 1.2.2.1. Phạm trù “meokda” trong tiếng Hàn .......................................................15 1.2.2.2. Nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Hàn dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận ...........................................................................................................................17 1.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................................20 1.3.1. Thành ngữ ...................................................................................................20 1.3.1.1. Thành ngữ theo quan điểm ngôn ngữ học truyền thống ..........................20
  5. 1.3.1.2. Thành ngữ theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận ...........................22 1.3.2. Ngôn ngữ học tri nhận ................................................................................24 1.3.2.1. Khái niệm “tri nhận” ................................................................................24 1.3.2.2. Ngôn ngữ học tri nhận .............................................................................25 1.3.2.3. Ý niệm và ý niệm hóa ..............................................................................26 1.3.2.4. Phạm trù và phạm trù hóa ........................................................................28 1.3.2.5. Tính nghiệm thân .....................................................................................29 1.3.2.6. Phạm trù tỏa tia ........................................................................................30 1.3.2.7. Ẩn dụ tri nhận ..........................................................................................31 1.3.2.8. Hoán dụ tri nhận ......................................................................................36 1.3.2.9. Phân biệt giữa ẩn dụ tri nhận và hoán dụ tri nhận ...................................36 1.3.2.10. Tương tác ẩn dụ tri nhận và hoán dụ tri nhận ........................................44 1.3.2.11. Mô hình tri nhận lí tưởng hóa ................................................................46 1.4. TIỂU KẾT ..........................................................................................................47 CHƯƠNG 2. CƠ CHẾ CHUYỂN DI Ý NIỆM “ĂN” TRONG TIẾNG VIỆT, CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÀN ..................................................................................49 2.1. TIỂU DẪN .........................................................................................................49 2.2. NGHIÊN CỨU VỀ “ĂN” DƯỚI GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC TRUYỀN THỐNG .....................................................................................................................49 2.3. NGHIÊN CỨU SỰ CHUYỂN DI Ý NIỆM “ĂN” DƯỚI GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN ............................................................................................53 2.4. LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÀN..............................................................................60 2.5. TIỂU KẾT ..........................................................................................................67 CHƯƠNG 3. HOÁN DỤ TRI NHẬN TRONG CÁC THÀNH NGỮ CÓ CHỨA THÀNH TỐ “ĂN” CỦA TIẾNG VIỆT, CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÀN ......69 3.1. TIỂU DẪN .........................................................................................................69 3.2. ĂN ĐẠI DIỆN CHO CUỘC SỐNG ..................................................................69 3.2.1. Thuộc tính “bình yên” ................................................................................72 3.2.2. Thuộc tính “sung túc” .................................................................................73 3.2.3. Thuộc tính “nhàn rỗi” .................................................................................76 3.2.4. Thuộc tính “vất vả” .....................................................................................77 3.2.5. Thuộc tính “nghèo khó” ..............................................................................80 3.2.6. Thuộc tính “quyền thế” ...............................................................................82 3.2.7. Liên hệ với tiếng Hàn .................................................................................83
  6. 3.2.7.1. Thuộc tính “sung túc” ..............................................................................85 3.2.7.2. Thuộc tính “nghèo khó” ...........................................................................88 3.2.7.3. Thuộc tính “nhàn rỗi” ..............................................................................92 3.2.7.4. Thuộc tính “quyền thế” ............................................................................93 3.2.7.5. Các thuộc tính khác .................................................................................93 3.3. ĂN ĐẠI DIỆN CHO HÀNH VI ........................................................................94 3.3.1. Thuộc tính “nói năng” ................................................................................96 3.3.2. Thuộc tính “làm việc” .................................................................................97 3.3.3. Thuộc tính khác ..........................................................................................97 3.3.4. Liên hệ với tiếng Hàn .................................................................................98 3.3.4.1. Thuộc tính “nói năng” .............................................................................99 3.3.4.2. Thuộc tính “làm việc” ............................................................................100 3.3.4.3. Thuộc tính khác .....................................................................................101 3.4. TIỂU KẾT ........................................................................................................104 CHƯƠNG 4. ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG THÀNH NGỮ CHỨA THÀNH TỐ “ĂN” CỦA TIẾNG VIỆT, CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÀN...........................106 4.1. TIỂU DẪN .......................................................................................................106 4.2. TÍNH CÁCH LÀ ĂN .......................................................................................106 4.2.1. Thuộc tính “tham lam” .............................................................................107 4.2.2. Thuộc tính “bao đồng”..............................................................................109 4.2.3. Thuộc tính “nhẫn nhịn” ............................................................................110 4.2.4. Thuộc tính “vô ơn” ...................................................................................112 4.2.5. Thuộc tính “đố kỵ” ...................................................................................112 4.2.6. Thuộc tính “tàn ác” ...................................................................................114 4.2.7. Liên hệ với tiếng Hàn ...............................................................................116 4.3. TIỂU KẾT ........................................................................................................118 KẾT LUẬN .............................................................................................................119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................124 PHỤ LỤC 01 ...........................................................................................................141 PHỤ LỤC 02 ...........................................................................................................191 PHỤ LỤC 03 ...........................................................................................................203 PHỤ LỤC 04 ...........................................................................................................209
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN 1. Các ví dụ ngữ liệu minh họa in bằng chữ in nghiêng và được đánh số thứ tự trong ngoặc đơn không theo đề mục mà theo thứ tự liên tục từ nhỏ đến lớn trong toàn bộ luận án. 2. Trong khi trình bày phần ngữ liệu thành ngữ tiếng Hàn, các thành ngữ tiếng Hàn được dịch sang tiếng Việt với nghĩa các yếu tố cấu tạo và nghĩa thành ngữ. Viết tắt Viết đầy đủ ADYN Ẩn dụ ý niệm ADTN Ẩn dụ tri nhận HDYN Hoán dụ ý niệm HDTN Hoán dụ tri nhận NNHTN Ngôn ngữ học tri nhận ICM Mô hình tri nhận lí tưởng hóa
  8. DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Nghĩa của từ “ăn” 49 2.2 Cơ chế chuyển nghĩa của “ăn” trên bình 50 diện ngữ nghĩa 2.3 Cơ chế chuyển nghĩa của từ “ăn” dựa trên 54 cơ chế ẩn dụ và hoán dụ 2.4 Các ý niệm phái sinh của “ăn” 57 2.5 Cơ chế sinh lý của hành vi ăn 60 2.6 Nghĩa của từ “meokda” 60 2.7 Các ý niệm của “ăn” và “meokda” 65 3.1 Các thuộc tính ý niệm CUỘC SỐNG 70 3.2 Thành ngữ có chứa thành tố “meokda” 84 biểu trưng HDYN MEOKDA ĐẠI DIỆN CHO CUỘC SỐNG 3.3 Các thuộc tính của ý niệm HÀNH VI 95 3.4 Thành ngữ có chứa thành tố “meokda” ánh 98 xạ YN HÀNH VI 4.1 Các thuộc tính của ý niệm TÍNH CÁCH 106
  9. DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang 1.1 Sơ đồ mô hình hóa phạm trù tỏa tia 31 1.2 Ẩn dụ và hoán dụ 44 2.1 Sơ đồ tỏa tia của “ăn” 59 2.2 Sơ đồ tỏa tia của “meokda” 65 3.1 ICM của HDYN ĂN ĐẠI DIỆN CHO 70 CUỘC SỐNG 3.2 ICM của HDYN ĂN ĐẠI DIỆN CHO 80 CUỘC SỐNG [vất vả] 3.3 ICM của HDYN ĂN ĐẠI DIỆN CHO 83 CUỘC SỐNG [quyền thế] 3.4 ICM của HDYN TIỀN CÔNG ĐẠI DIỆN 89 CHO GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG 3.5 ICM của ADYN THỤ HƯỞNG [giá trị lao 90 động] LÀ MEOKDA 3.6 ICM của HDYN MEOKDA ĐẠI DIỆN 91 CHO CUỘC SỐNG [nghèo khó] trong thành ngữ “ăn tiền công canh tác” 3.7 Hình 3.7. ICM của HDYN MEOKDA ĐẠI 92 DIỆN CHO CUỘC SỐNG [nghèo khó] trong thành ngữ “ăn cơm thái độ” 3.8 ICM của HDYN ĂN ĐẠI DIỆN CHO 95 HÀNH VI 3.9 ICM của ADYN HÀNH VI [làm việc] LÀ 101 MEOKDA
  10. 3.10 ICM của HDYN MEOKDA ĐẠI DIỆN 101 HÀNH VI [làm việc] trong thành ngữ “날로 먹다” [nal loo meokda] (ăn sống) 3.11 ICM của ADYN HÀNH VI [nhận hối lộ], 103 [say xỉn] LÀ MEOKDA 4.1 ICM của ADYN TÍNH CÁCH [tham lam] 108 LÀ ĂN 4.2 ICM của ADYN TÍNH CÁCH [bao đồng] 110 LÀ ĂN 4.3 ICM của ADYN TÍNH CÁCH [nhẫn nhịn] 111 LÀ ĂN 4.4 ICM của ADYN TÍNH CÁCH [vô ơn] LÀ 112 ĂN 4.5 ICM của ADYN TÍNH CÁCH [đố kỵ] LÀ 113 ĂN 4.6 ICM của ADYN TÍNH CÁCH [tàn ác] LÀ 116 ĂN 4.7 ICM của ADYN TÍNH CÁCH [tàn ác] LÀ 118 MEOKDA 5.1 Sơ đồ tỏa tia của phạm trù “ăn” khảo sát 122 trong phạm vi thành ngữ tiếng Việt có chứa thành tố “ăn” 5.2 Sơ đồ tỏa tia của phạm trù “meokda” khảo 123 sát trong phạm vi thành ngữ tiếng Hàn có chứa thành tố “meokda”
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Ngôn ngữ học tri nhận ra đời và bắt đầu phát triển vào cuối những năm 70 của thế kỉ XX. Cuốn sách Metaphors We Live By của Lakoff & Jonhson (1980) được xem là một cột mốc khởi đầu cho lý thuyết ngôn ngữ học này với quan niệm mới về chức năng của ngôn ngữ học tri nhận như sau: nghiên cứu cách con người nhìn và nhận biết thế giới qua lăng kính ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Rõ ràng, bằng con đường của ngôn ngữ học tri nhận, việc nghiên cứu ngôn ngữ đang mở ra những hướng đi mới nhằm đạt đến những mục tiêu rộng hơn: nghiên cứu về con người và thế giới qua lăng kính ngôn ngữ và tư duy. “Ăn” là hành vi cơ bản nhất để duy trì sự sống và là hành vi diễn ra liên tục đều đặn và trải dài trong quá trình sống. Vấn đề ăn luôn là vấn đề cấp thiết nhất của con người cả trong đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ông cha ta nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. “Học ăn” được xem là điều đầu tiên mà con người cần phải học để tồn tại và phát triển trong xã hội. “Ăn” đi sâu bám rễ trong lối sống, trong tư duy và đi vào ngôn ngữ của con người với nhiều sắc thái và hàm ý đa dạng. Vì vậy, việc nghiên cứu phạm trù “ăn” dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận hứa hẹn sẽ đem lại những cái nhìn mới về lối tư duy của mỗi dân tộc. Cho đến nay, nhiều công trình đã nghiên cứu/bàn luận về ăn, từ ăn trong tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu về từ ăn chủ yếu được tiếp cận từ góc độ cấu trúc, ngữ nghĩa và văn hóa, còn tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận vẫn còn những khoảng trống, đặc biệt là phạm trù “ăn” trong tiếng Việt và tiếng Hàn thông qua thành ngữ như đề tài luận án. Theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, thành ngữ được xem là sản phẩm của hệ thống tri nhận của chúng ta và thành ngữ không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ. Một thành ngữ không chỉ là một sự diễn đạt có nghĩa đặc biệt trong mối quan hệ ngôn
  12. 2 ngữ với các thành tố được ghép lại mà nó xuất phát từ kiến thức nền của chúng ta về thế giới. Theo Kovecses & Szabo (1996), có nhiều bằng chứng cho rằng chính miền tri nhận chứ không phải các từ riêng rẽ tạo ra thành ngữ. Các từ riêng rẽ chỉ bộc lộ quá trình sâu hơn về tri nhận. “Nói một cách khác, thành ngữ về bản chất là vấn đề thuộc về tri nhận, không phải vấn đề thuộc ngôn ngữ.” [112, tr.330]. Với những cơ sở trên, luận án lựa chọn nghiên cứu phạm trù “ăn” trong thành ngữ tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận. Việc nghiên cứu phạm trù “ăn” trong thành ngữ tiếng Việt được đặt trong mối liên hệ với phạm trù “meokda” trong thành ngữ tiếng Hàn có thể kết nối phạm trù, soi chiếu và tạo nên một bức tranh rộng lớn hơn, giúp chúng ta phát hiện được một số điểm tương đồng và khác biệt, từ đó làm phong phú thêm sự hiểu của chúng ta về phạm trù “ăn” trong hai ngôn ngữ của hai dân tộc khác nhau/hai cộng đồng nói năng khác nhau. Đó cũng là lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là phạm trù “ăn” thể hiện trong các thành ngữ có thành tố “ăn” trong tiếng Việt theo lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận , có liên hệ với phạm trù “meokda” trong thành ngữ tiếng Hàn có thành tố “meokda”. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu phạm trù “ăn” trong thành ngữ có chứa thành tố “ăn” trong tiếng Việt, đối chiếu một chiều (có liên hệ với phạm trù “meokda” thành ngữ có chứa thành tố “meokda” trong tiếng Hàn dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận trên các phương diện: sự chuyển di ý niệm, ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm dựa trên lý thuyết ngôn ngữ tri nhận của Lakoff & Johnson (1980), mô hình tri nhận lý tưởng hóa (ICM) của Lakoff (1987). Việc nghiên cứu phạm trù “ăn” từ quan điểm ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi nhận thức được vấn đề là nghiên cứu trên phạm vi ý niệm (tức phạm trù, ý niệm “ăn”),
  13. 3 chứ không phải nghiên cứu trên phạm vi các từ cụ thể (như từ “ăn”). Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu, đối chiếu trong hai ngôn ngữ Việt-Hàn cả từ bình diện cấu trúc lẫn bình diện tri nhận, nguồn ngữ liệu khảo sát trong thành ngữ chỉ dừng lại ở các thành ngữ có chứa thành tố “ăn” trong tiếng Việt, có liên hệ với phạm trù “meokda” trong thành ngữ có chứa thành tố “meokda” trong tiếng Hàn. Do vậy, các thành ngữ không chứa thành tố ‘ăn” trong tiếng Việt và không chứa thành tố “meokda” trong tiếng Hàn nhưng vẫn nằm trong miền tri nhận của phạm trù/ý niệm “ăn” và phạm trù/ý niệm “meokda” không được chúng tôi khảo sát hoặc đề cập. Chẳng hạn: “cốc mò cò xơi”, “cơm tẻ mẹ ruột”, “tham thực, cực thân”, “chém to kho mặn”, “mắt to hơn bụng”, “sống về mồ về mả, chẳng sống về cả bát cơm”. “một miếng giữa đàng hơn một sáng xó bếp”, “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, “có tiếng mà chẳng có miếng”, “nhịn miệng thết khách”, “há miệng chờ sung”, … 2.3. Nguồn Ngữ liệu Luận án sử dụng ngữ liệu từ các từ điển về thành ngữ của Việt Nam và Hàn Quốc. Để đảm bảo có một nguồn ngữ liệu đầy đủ về các thành ngữ có chứa thành tố “ăn” trong tiếng Việt, luận án sử dụng 04 từ điển sau đây. - “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Lân, NXB Văn Học, 2014) - “Từ điển thành ngữ Tiếng Việt” (Nguyễn Lực, NXB Thanh Niên, 2002) - “Từ điển thành ngữ học sinh”, Nguyễn Như Ý (NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) - Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, NXB Đà Nẵng, 2003) Đối với ngữ liệu tiếng Hàn, luận án sử dụng từ điển điện tử của Viện Ngôn ngữ học Hàn Quốc - cơ ban trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Hàn Quốc. Từ điển điện tử này được xem là kho tàng từ điển lớn nhất của Hàn Quốc và được chính phủ Hàn Quốc chính thức công nhận. - “Đại từ điển điện tử quốc gia” của Viện ngôn ngữ học Hàn Quốc: https://www.korean.go.kr/
  14. 4 Ngoài ra, luận án còn khảo sát và sử dụng các nguồn cứ liệu từ các tác phẩm báo chí, tác phẩm nghệ thuật và các website. Thông tin nguồn cứ liệu cụ thể được trình bày ở phụ lục 03 và 04. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận án là nghiên cứu, đối chiếu một chiều (có liên hệ) để làm sáng tỏ những đặc điểm về sự chuyển di ý niệm, ADTN, HDTN, các ICM của phạm trù “ăn” trong thành ngữ tiếng Việt có liên hệ với phạm trù “meokda” trong thành ngữ tiếng Hàn. Đồng thời, luận án cung cấp hiểu biết về cơ sở hình thành các ADYN, HDYN và các mô hình của các ADTN, HDTN của phạm trù “ăn” trong tiếng Việt, có liên hệ với phạm trù “meokda” trong tiếng Hàn. Từ đó, giúp làm sáng tỏ hơn những phương diện về tư duy và văn hóa của người Việt Nam và một số nét tương đồng, khác biệt so với tư duy và văn hóa của người Hàn Quốc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: - Thu thập, phân loại và phân tích ngữ liệu về thành ngữ có thành tố “ăn” trong tiếng Việt và thành ngữ có thành tố “meokda” trong tiếng Hàn. - Hệ thống hóa khung lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận để làm cơ sở lý luận, soi chiếu vào nguồn ngữ liệu khảo sát được, nhằm xác lập các biểu thức ADTN và HDTN, ICM. - Liên hệ phạm trù “meokda” trong thành ngữ có chứa thành tố “meokda” trong tiếng Hàn với phạm trù “ăn” trong các thành ngữ tiếng Việt có chứa thành tố “ăn” nhằm tìm ra một số điểm tương đồng và khác biệt tiêu biểu trong ngôn ngữ và văn hóa, tư duy của hai dân tộc. 3.3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận án đã đặt ra các câu hỏi cần nghiên cứu như sau:
  15. 5 Câu hỏi 1: Phạm trù “ăn” trong thành ngữ tiếng Việt và phạm trù “meokda” trong thành ngữ tiếng Hàn được tiếp cận dưới góc nhìn của ngôn ngữ học như thế nào? Câu hỏi 2: Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận phạm trù “ăn” trong thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Hàn đã cho thấy các mô hình ADTN, mô hình HDTN như thế nào? Câu hỏi 3: Có những điểm tương đồng và khác biệt nào đáng chú ý về cách tri nhận của người Việt và người Hàn thông qua sự liên hệ giữa mô hình tri nhận có được từ việc khảo sát các thành ngữ có thành tố “ăn” trong tiếng Việt và thành tố “meokda” trong tiếng Hàn? 4. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích miêu tả để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu với các thủ pháp thống kê, phân loại, phân tích ý niệm. 4.2. Cách tiếp cận Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận án lựa chọn cách tiếp cận chủ yếu là nghiên cứu theo hướng định tính, một bộ phận nhỏ theo hướng định lượng. - Hướng định tính: áp dụng trong việc phân tích các ý niệm nguồn, ý niệm đích trong các biểu thức ngôn ngữ, sự chuyển di ý niệm của “ăn” trong tiếng Việt và “meokda” trong tiếng Hàn. - Hướng định lượng: khảo sát các thành ngữ chứa thành tố “ăn” trong tiếng Việt và thành tố “meokda” trong tiếng Hàn, kết hợp với định tính để phân tích mô hình ánh xạ và xác lập các ADYN và HDYN, từ đó xây dựng nên ICM cho các ý niệm. 5. Đóng góp của luận án Về mặt lý luận
  16. 6 Các ADYN, HDYN và ICM đã được luận án nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú hơn các nghiên cứu về ngôn ngữ học nói chung và NNHTN nói riêng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu còn đóng góp thêm vào thành tựu nghiên cứu ngôn ngữ liên văn hóa và nghiên cứu ngôn ngữ nước ngoài, cụ thể ở đây là ngôn ngữ Hàn Quốc và văn hóa Hàn Quốc. Về mặt thực tiễn Luận án là công trình nghiên cứu vận dụng lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận để làm sáng tỏ sự chuyển di ý niệm (mô hình tỏa tia) và các ICM, trong phạm vi của các thành ngữ chứa thành tố “ăn” trong tiếng Việt. Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp những người học chuyên ngành NNHTN có thêm tài liệu để nghiên cứu sâu hơn về sự chuyển di ý niệm của các phạm trù trong ngôn ngữ và các mô hình tri nhận trong các thành ngữ của tiếng Việt. Sự liên hệ với phạm trù “meokda” trong tiếng Hàn sẽ cung cấp thêm nguồn tài liệu nghiên cứu cho người học và người dạy chuyên ngành ngôn ngữ Hàn hoặc Hàn Quốc học. Các khảo sát về thành ngữ có chứa thành tố “ăn” trong tiếng Việt và thành ngữ có chứa thành tố “meokda” trong tiếng Hàn sẽ làm phong phú thêm kho tư liệu nghiên cứu thành ngữ của cả hai nước. 6. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục cần thiết, luận án gồm 4 chương như sau: 1/ Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết 2/ Chương 2: Cơ chế chuyển di ý niệm “ăn” trong tiếng Việt, có liên hệ với tiếng Hàn. Trong chương này, chúng tôi đi vào thu thập dữ liệu từ Từ điển tiếng Việt và tiếng Hàn, khảo sát ý nghĩa của từ “ăn” trong tiếng Việt và từ “meokda” trong tiếng Hàn. Bằng cách này, chúng tôi tìm hiểu sự chuyển di ý niệm liên quan đến hai từ nói trên trong các thành ngữ và xây dựng sơ đồ tỏa tia của “ăn” trong tiếng Việt, có liên hệ với “meokda” trong tiếng Hàn.
  17. 7 Cách tiếp cận của chương 2 chủ yếu là đối chiếu ý nghĩa của từ “ăn” trong tiếng Việt và từ “meokda” trong tiếng Hàn xuất hiện trong thành ngữ từ bình diện cấu trúc – ngữ nghĩa. 3/ Chương 3: Hoán dụ tri nhận trong các thành ngữ chứa thành tố “ăn” của tiếng Việt, có liên hệ với tiếng Hàn. Trong chương này, chúng tôi tiếp tục đi vào thu thập dữ liệu từ các Từ điển thành ngữ của tiếng Việt và tiếng Hàn, lập bảng thống kê kiểm đếm các thành ngữ có chứa thành tố “ăn” trong tiếng Việt và các thành ngữ có chứa thành tố “meokda” trong tiếng Hàn. Sau đó, chúng tôi xử lý dữ liệu bằng thao tác thủ công để tìm ra các HDYN (cùng các thuộc tính con của ý niệm) liên quan đến thành tố “ăn” trong thành ngữ tiếng Việt. Đối với mỗi thuộc tính con của ý niệm được đưa ra khảo sát chúng tôi tiếp tục phân tích mối quan hệ giữa miền nguồn và miền đích để làm sáng tỏ cơ chế ánh xạ, từ đó xây dựng ICM cho các ý niệm. Trong mỗi nhóm thành ngữ có cùng nguồn gốc từ một thuộc tính con của HDYN, chúng tôi tập trung phân tích một vài thành ngữ tiêu biểu để làm sáng tỏ luận điểm nghiên cứu của mình. Cuối cùng, chúng tôi xử lý dữ liệu thành ngữ có chứa thành tố “meokda” trong tiếng Hàn tương tự với các thao tác trên, và sử dụng các HDYN đã được xác lập trong phần nghiên cứu về tiếng Việt, soi chiếu vào tiếng Hàn để tìm các điểm đáng chú ý, bao gồm cả sự tương đồng và khác biệt. Cách tiếp cận của chương 3 chủ yếu là đối chiếu phạm trù “ăn” trong tiếng Việt và phạm trù “meokda” trong tiếng Hàn xuất hiện trong thành ngữ từ bình diện HDTN. 4/ Chương 4: Ẩn dụ tri nhận trong các thành ngữ chứa thành tố “ăn” của tiếng Việt, có liên hệ với tiếng Hàn. Với những kết quả nghiên cứu rút ra được từ chương 2 và chương 3 của luận án, trong chương 4 này, chúng tôi tiếp tục kiểm đếm và tìm ra ADYN (bao gồm các thuộc tính con của ý niệm) nổi bật nhất trong các thành ngữ có chứa thành tố “ăn” trong tiếng Việt. Đối với mỗi thuộc tính con của ý niệm được đưa
  18. 8 ra khảo sát chúng tôi tiếp tục phân tích mối quan hệ giữa miền nguồn và miền đích để làm sáng tỏ cơ chế ánh xạ, từ đó xây dựng ICM cho ý niệm. Trong mỗi nhóm thành ngữ có cùng nguồn gốc từ một thuộc tính con của ADYN, chúng tôi tập trung phân tích một vài thành ngữ tiêu biểu để làm sáng tỏ luận điểm nghiên cứu của mình. Cuối cùng, chúng tôi xử lý dữ liệu thành ngữ có chứa thành tố “meokda” trong tiếng Hàn tương tự với các thao tác trên, và sử dụng ADYN đã được xác lập trong phần nghiên cứu về tiếng Việt, soi chiếu vào tiếng Hàn để tìm các điểm đáng chú ý, bao gồm cả sự tương đồng và khác biệt. Cách tiếp cận của chương 4 chủ yếu là đối chiếu phạm trù “ăn” trong tiếng Việt và phạm trù “meokda” trong tiếng Hàn xuất hiện trong thành ngữ từ bình diện ADTN.
  19. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. TIỂU DẪN Để có cái nhìn tổng quan về nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của luân án, trong chương này, chúng tôi tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến “ăn” trong ngôn ngữ nói chung và phạm trù “ăn” trong NNHTN tại Việt Nam và Hàn Quốc trên các vấn đề sau: 1) Chúng tôi trình bày các kết quả nghiên cứu về thành ngữ dưới góc nhìn NNHTN tại Việt Nam và Hàn Quốc để thấy được sự thay đổi và phát triển trong việc nghiên cứu các vấn đề của ngôn ngữ học tri nhận nói chung, và phạm trù “ăn” trong phạm vi thành ngữ nói riêng. 2) Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án cho rằng việc thiết lập một cơ sở lý thuyết vững vàng là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Chương 1 tập trung vào việc trình bày các lý thuyết về thành ngữ, các lý thuyết của NNHTN và các vấn đề liên quan đến NNHTN làm cơ sở cho việc triển khai các luận điểm, các nghiên cứu ở những chương sau. 1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.2.1. Nghiên cứu trong nước 1.2.1.1. Những nghiên cứu về phạm trù “ăn” của tiếng Việt Cho đến nay, trong nước đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến từ “ăn”, có cả những công trình nghiên cứu so sánh đối chiếu với tiếng nước ngoài. Các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu về từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp chức năng, ngữ nghĩa – tri nhận, phạm trù – ý niệm. Nguyễn Thị Hương (2016) trong công trình nghiên cứu “ Đối chiếu nghĩa của từ EAT trong tiếng Việt và từ ĂN trong tiếng Việt từ góc độ ngữ nghĩa” [30]. đã Ngô Minh Nguyệt (2018) trong công trình nghiên cứu “Đặc điểm của động từ ăn uống trong tiếng Hán và tiếng Việt” [40] đã chỉ ra rằng từ những động từ cơ bản là “ăn” và “uống” trong hai ngôn ngữ là tiếng Hán và tiếng Việt, đã hình thành nên nhóm từ chỉ
  20. 10 hoạt động thưởng thức món ăn, đồ uống. Nghiên cứu này tập trung vào việc làm sáng tỏ các đặc điểm định danh, các đặc trưng liên quan đến văn hóa trong các từ ngữ ẩm thực, từ đó tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trong nền ẩm thực của hai đất nước Việt Nam và Trung Quốc. Cùng với sự nở rộ của các công trình nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học tri nhận, một số các công trình đi vào nghiên cứu về phạm trù “ăn” trong tiếng Việt như những ADYN và HDYN. . Công trình đáng chú ý tiếp cận theo quan điểm tri nhận là nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hợp (2015). Tác giả tập trung nghiên cứu ẩn dụ tri nhận miền “đồ ăn” trong tiếng Việt với mục đích xác lập cấu trúc ý niệm và miền ý niệm “đồ ăn”, tìm hiểu các miền đích, miền nguồn và hệ thống ánh xạ, cơ chế ánh xạ giữa các miền ý niệm, hệ thống ADTN “đồ ăn” trong tiếng Việt và qua đó là sáng tỏ các đặc trưng văn hóa của người Việt. Tác giả đã xác lập được cấu trúc miền đồ ăn gồm 5 nhóm lớn với 5 điển mẫu tương ứng là: (1) cơm – thực thể, (2) mặn- đặc điểm, (3) bát – đồ dùng, (4) đói – cảm giác, (5) ăn – hoạt động [28]. Từ đó, tác giả đã định hình được ý niệm “đồ ăn” cùng với các cơ chế chuyển nghĩa. Nguyễn Thị Hương (2017) đã vận dụng công trình nghiên cứu về phạm trù ăn uống trong ngôn ngữ của Newman (1997) để phân tích quá trình ăn uống từ hai góc độ: tác thể và bị thể. Từ góc độ tác thể, tác giả chỉ ra sự chuyển di ý niệm từ miền ý niệm ăn uống sang 2 miền ý niệm con người và miền ý niệm hiện tượng tự nhiên. Từ góc độ bị thể, tác giả chỉ ra sự chuyển di ý niệm từ miền ý niệm ăn uống sang 3 miền ý niệm khác: hiện tượng tự nhiên, đấu tranh trong tự nhiên – xã hội và hoạt động kinh tế xã hội [31]. Các công trình nghiên cứu trên đã xây dựng được một bức tranh cơ bản về miền “đồ ăn”, phạm trù “ăn uống” nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về phạm trù “ăn” trong phạm vi thành ngữ - vốn được xem là tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc trong tiếng Việt và tiếng Hàn ở bình diện NNHTN như đề tài luận án.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2