Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt
lượt xem 7
download
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học "Thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt" trình bày các nội dung chính sau: Đặc điểm cấu tạo và phương thức tạo thành thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt; Đặc điểm ngữ nghĩa - định danh thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THỊ LAN THUẬT NGỮ NGÀNH MỎ VÀ ĐỊA CHẤT TIẾNG VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THỊ LAN THUẬT NGỮ NGÀNH MỎ VÀ ĐỊA CHẤT TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM VĂN HẢO Hà Nội - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Phan Thị Lan
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các thẩy cô giáo khoa Ngôn ngữ học, ban lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ Học viện Khoa học xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tốt nhất để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Văn Hảo, người đã tận tình hướng dẫn, đồng hành cùng nghiên cứu sinh, chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích và kinh nghiệm quý báu cho nghiên cứu sinh trong suốt quá trình triển khai và hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh cũng xin gửi lời cảm ơn tới người thân, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và tiếp thêm động lực cho nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2021 Tác giả Phan Thị Lan
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................................... 7 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................... 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ ......................................................... 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ mỏ và địa chất............................... 16 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẬT NGỮ .................................................. 20 1.2.1. Vai trò, vị trí của thuật ngữ trong hệ thống ngôn ngữ .......................... 20 1.2.2. Khái niệm về thuật ngữ ......................................................................... 22 1.2.3. Các tính chất của thuật ngữ ................................................................... 27 1.2.4. Phân biệt thuật ngữ với một số đơn vị từ vựng gần gũi liên quan ........ 33 1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỪ VÀ CỤM TỪ ............................................. 38 1.3.1. Từ và cấu tạo từ tiếng Việt .................................................................... 38 1.3.2. Cụm từ và cấu tạo cụm từ tiếng Việt .................................................... 42 1.4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẬT NGỮ MỎ VÀ ĐỊA CHẤT TIẾNG VIỆT ................................................................................................. 45 1.4.1. Khái quát về ngành mỏ và địa chất ....................................................... 45 1.5. TIỀU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................ 50 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ PHƢƠNG THỨC TẠO THÀNH THUẬT NGỮ MỎ VÀ ĐỊA CHẤT TIẾNG VIỆT .................... 53 2.1. XÁC ĐỊNH YẾU TỐ CẤU TẠO THUẬT NGỮ MỎ VÀ ĐỊA CHẤT ............................................................................................................. 53 2.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ MỎ VÀ ĐỊA CHẤT TIẾNG VIỆT ................................................................................................. 56 2.2.1. Thuật ngữ mỏ và địa chất có cấu tạo là từ ............................................ 57 2.2.2. Thuật ngữ mỏ và địa chất có cấu là cụm từ .......................................... 62 2.2.3. Một số nhận xét về đặc điểm cấu tạo thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt .................................................................................................................. 82
- 2.3. CÁC PHƢƠNG THỨC TẠO THÀNH THUẬT NGỮ MỎ VÀ ĐỊA CHẤT TIẾNG VIỆT ............................................................................ 89 2.3.1. Các nguyên tăc và phương thức tạo thành thuật ngữ tiếng Việt ........... 89 2.3.2. Các phương thức tạo thành thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt.......... 91 2.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...................................................................... 102 CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA - ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ MỎ VÀ ĐỊA CHẤT TIẾNG VIỆT .................................. 104 3.1. CÁC LỚP THUẬT NGỮ MỎ VÀ ĐỊA CHẤT XÉT THEO NỘI DUNG CHUYÊN MÔN .............................................................................. 104 3.1.1. Thuật ngữ mỏ ...................................................................................... 104 3.1.2. Thuật ngữ địa chất ............................................................................... 105 3.1.3. Thuật ngữ của một số ngành liên quan ............................................... 106 3.2. LÝ THUYẾT ĐỊNH DANH ................................................................ 107 3.2.1. Định danh và quá trình định danh ngôn ngữ....................................... 107 3.2.2. Phương thức định danh ....................................................................... 110 3.2.3. Nguyên tắc định danh.......................................................................... 110 3.2.4. Các đơn vị định danh của thuật ngữ mỏ và địa chất ........................... 111 3.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ MỎ VÀ ĐỊA CHẤT XÉT THEO PHẠM TRÙ NGỮ NGHĨA .................................................. 113 3.3.1. Thuật ngữ chỉ khoáng sản - khoáng vật .............................................. 114 3.3.2. Thuật ngữ chỉ các loại mỏ khoáng sản................................................ 117 3.3.3. Thuật ngữ chỉ thành phần cấu tạo mỏ ................................................. 119 3.3.4. Thuật ngữ chỉ phương tiện - kỹ thuật thăm dò địa chất và khai thác mỏ .................................................................................................................. 121 3.3.5. Thuật ngữ chỉ hoạt động thăm dò địa chất và khai thác mỏ ............... 121 3.3.6. Thuật ngữ chỉ phụ phẩm khai thác mỏ ................................................ 122 3.3.7. Thuật ngữ chỉ các loại đá địa chất....................................................... 123 3.3.8. Thuật ngữ chỉ kết cấu địa tầng ............................................................ 124 3.3.9. Thuật ngữ chỉ quá trình địa chất nội sinh............................................ 124 3.3.10. Thuật ngữ chỉ quá trình địa chất ngoại sinh ...................................... 125
- 3.3.11. Thuật ngữ chỉ chủ thể trong hoạt động thăm dò địa chất và khai thác mỏ .......................................................................................................... 125 3.4. ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ MỎ VÀ ĐỊA CHẤT XÉT THEO ĐẶC TRƢNG KHU BIỆT .................................................... 126 3.4.1. Đặc điểm định danh thuật ngữ chỉ khoáng sản - khoáng vật .............. 126 3.4.2. Đặc điểm định danh thuật ngữ chỉ các loại mỏ ................................... 128 3.4.3. Đặc điểm định danh thuật ngữ chỉ thành phần cấu tạo mỏ ................. 129 3.4.4. Đặc điểm định danh thuật ngữ chỉ phương tiện - kỹ thuật thăm dò địa chất và khai thác mỏ ................................................................................ 132 3.4.5. Đặc điểm định danh thuật ngữ chỉ hoạt động thăm dò địa chất và khai thác mỏ .................................................................................................. 135 3.4.6. Đặc điểm định danh thuật ngữ chỉ phụ phẩm sau khai thác mỏ ......... 138 3.4.7. Đặc điểm định danh thuật ngữ chỉ các loại đá địa chất ...................... 139 3.4.8. Đặc điểm định danh thuật ngữ chỉ kết cấu địa tầng ............................ 140 3.4.9. Đặc điểm định danh thuật ngữ chỉ quá trình địa chất nội sinh ........... 142 3.3.10. Đặc điểm định danh thuật ngữ chỉ quá trình địa chất ngoại sinh...... 143 3.4.11. Đặc điểm định danh thuật ngữ chỉ chủ thể trong hoạt động thăm dò địa chất và khai thác mỏ ................................................................................ 144 3.5. MỘT SỐ NHẬN XÉT CHÚNG VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ MỎ VÀ ĐỊA CHẤT ................................................. 145 3.5.1. Nhận xét về các mô hình định danh .................................................... 145 3.5.2. Nhận xét về các đặc trưng được chọn để định danh ........................... 149 3.6. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ...................................................................... 152 KẾT LUẬN .................................................................................................. 155 CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............. 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 161
- DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT GDCN Giáo dục Chuyên nghiệp ĐHQG Đại học Quốc gia ĐHSP Đại học Sư phạm MH Mô hình Nxb Nhà xuất bản KHXH Khoa học xã hội KHXH &NV Khoa học xã hội và Nhân văn THCN Trung học Chuyên nghiệp TN Thuật ngữ Y Yếu tố cấu tạo
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng tổng kết số lượng yếu tố cấu tạo của thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt ...................................................................................... 83 Bảng 2.2. Bảng tổng kết phương thức cấu tạo, quan hệ ngữ pháp và đặc điểm từ loại của thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt ........................... 85 Bảng 2.3. Bảng tổng kết nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt ............................................................................................... 87 Bảng 2.4. Bảng tổng kết các mô hình cấu tạo thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt ............................................................................................... 88 Bảng 2.5. Các phương thức tạo thành thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt . 101 Bảng 3.1. Bảng tổng kết các mô hình định danh thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt ............................................................................................. 146 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp số lượng đặc trưng khu biệt để định danh các phạm trù ngữ nghĩa thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt ................... 149
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Hiện nay xu hướng hội nhập, quốc tế hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ. điều này đã giúp cho nền kinh tế - xã hội của các nước ngày càng được gắn kết và cùng nhau phát triển. Nằm trong xu hướng đó, các ngành khoa học cũng phát triển ngày càng mạnh mẽ. Trong các ngành khoa học cũng như các lĩnh vực chuyên môn, bộ phận từ ngữ quan trọng nhất và chủ yếu nhất chính là thuật ngữ. Thuật ngữ không chỉ là các ngữ ngữ chuyên môn được sử dụng trong ngành, mà ẩn sau đó là cả một hệ thống khái niệm khoa học, là tri thức của mỗi ngành chuyên môn, thậm chí là thước đo, thể hiện trình độ phát triển của các ngành khoa học. Trong bối cảnh hội nhập và khoa học - kỹ thuật phát triển vô cùng mạnh mẽ như hiện nay thì thuật ngữ của các ngành khoa học cũng không ngừng được mở rộng và phát triển. Điều này dẫn đến ngày càng xuất hiện nhiều hơn các thuật ngữ mới để biểu thị các khái niệm, đối tượng mới. Chính vì thế, yêu cầu về việc nghiên cứu hệ thống thuật ngữ của các ngành khoa học hiện nay rất được quan tâm, thuật ngữ đã và đang trở thành chủ đề của rất nhiều nghiên cứu. Có thể nói, nhu cầu này xuất phát từ bản thân các ngành khoa học nói riêng, của quốc gia và quốc tế nói chung, trong đó có Việt Nam và ngành mỏ - địa chất ở Việt Nam. 1.2. Mỏ và địa chất là một trong những ngành khoa học có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội của đất nước. Sản phẩm của ngành mỏ và địa chất mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho đời sống xã hội và cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Kết quả và sản phẩm thu được của ngành mỏ và địa chất không chỉ mang lại những lợi ích về mặt kinh tế mà còn có sự ảnh hưởng, cũng như có những đóng góp quan trọng cho nhiều ngành kinh tế khác. Đồng thời các hoạt động của ngành mỏ và địa chất còn dự báo những vấn đề gây ảnh hưởng tới môi trường sống của con người. Từ đó, giúp cho các nhà khoa học, nhà quản lý đề ra những biện pháp nhằm khai thác hợp lý 1
- nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm tác hại ô nhiễm môi trường. Cùng với nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay, ngành mỏ và địa chất không ngừng lớn mạnh, ngày càng phát triển cả về công nghệ, kỹ thuật, quy mô nghiên cứu, khai thác và phạm vi hợp tác cũng như ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Nằm trong xu hướng phát triển, hội nhập quốc tế với sự hợp tác, đầu tư của đối tác nước ngoài đã cho phép ngành mỏ và địa chất Việt Nam đã và đang tập trung nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật khai thác ở trình độ ngày càng cao. Và một trong những nhân tố góp phần đảm bảo cho sự hợp tác, khai thác có hiệu quả của ngành mỏ và địa chất đó là việc nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hệ thống thuật ngữ ngành mỏ và địa chất để tạo ra được một công cụ giao tiếp chung cho những đối tượng đang tham gia vào các lĩnh vực của ngành cũng như chuẩn hoá về mặt ngôn ngữ chuyên ngành nhằm đảm bảo chức năng giao tiếp hiệu quả cho các nhà chuyên môn. Công việc này không chỉ đáp ứng tình hình hoạt động và đóng góp vào sự thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu trong ngành mỏ và địa chất, mà còn góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống thuật ngữ tiếng Việt nói chung. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt cho luận án của mình. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt đang được sử dụng hiện nay, đó là các từ ngữ biểu thị các khái niệm, các sự vật, hiện tượng, quá trình… trong lĩnh vực mỏ và địa chất. Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn tập trung tìm hiểu các đặc điểm thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt trên phương diện ngôn ngữ học, bao gồm: đặc điểm cấu tạo, các phương thức tạo thành và đặc điểm ngữ nghĩa - định danh thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt. 2
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thông qua nghiên cứu, khảo sát các thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt, mục đích của luận án nhằm chỉ rõ các đặc điểm về cấu tạo, đặc điểm về ngữ nghĩa - định danh và các phương thức tạo thành của thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt. Để đạt được mục đích trên, luận án xác định những nhiệm vụ sau: (1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về thuật ngữ, thuật ngữ mỏ và địa chất trên thế giới và Việt Nam. Xây dựng hệ thống cơ sở lý thuyết cho luận án gồm: lý thuyết về thuật ngữ và một số vấn đề liên quan đến thuật ngữ như: khái niệm, đặc trưng của thuật ngữ, phân biệt thuật ngữ với một số đơn vị gần gũi liên quan; tìm hiểu vấn đề về từ và cụm từ, lý thuyết định danh và một số vấn đề liên quan đến thuật ngữ mỏ và địa chất. (2) Nghiên cứu, tìm hiểu thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt về đặc điểm hình thức cấu tạo. Ở phương diện này, luận án đi sâu tìm hiểu mô hình cấu tạo; phương thức cấu tạo, đặc điểm từ loại và nguồn gốc cấu tạo của các thuật ngữ mỏ - địa chất. (3) Nghiên cứu, tìm hiểu các phương thức tạo thành thuật ngữ mỏ - địa chất tiếng Việt, hay nói cách khác tìm hiểu các con đường hình thành thuật ngữ mỏ - địa chất. (4) Nghiên cứu, tìm hiểu thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt về đặc điểm ngữ nghĩa - định danh. Ở phương diện này, luận án đi sâu tìm hiểu các phạm trù ngữ nghĩa và các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt. 4. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Tư liệu nghiên cứu Tư liệu khảo sát của luận án là 2600 thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt cơ bản được thu thập, chọn lọc chủ yếu từ các cuốn từ điển chuyên ngành mỏ và địa chất sau: 3
- 1/ Trung tâm thông tin và dịch vụ khoa học kỹ thuật ngành Than (1999), Từ điển kỹ thuật mỏ Anh - Việt, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 2/ Trần Mạnh Xuân, Bùi Xuân Nam (2007), Từ điển thuật ngữ chuyên ngành khai thác lộ thiên, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội. 3/ Dương Đức Kiêm (chủ biên), Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản (2001), Từ điển Địa chất Anh - Việt, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2001. 4/ Võ Chí Mỹ (2008), Từ điển kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ Anh - Việt, Nxb. Bản đồ, Hà Nội. 5. Bùi Xuân Nam chủ biên (2015), Từ điển Anh - Việt ngành Mỏ và Môi trường, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Ngoài ra, luận án còn thu thập tư liệu từ một số sách, tài liệu và giáo trình chuyên ngành về mỏ và địa chất. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu của luận án đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp sau: - Phương pháp miêu tả. Phương pháp này được sử dụng để miêu tả đặc điểm về cấu tạo, đặc điểm về định danh và các con đường hình thành thuật ngữ mỏ và địa chất nói chung. - Phương pháp phân tích, gồm: + Phân tích thành tố. Phương pháp này được sử dụng để xác định yêu tố cấu tạo thuật ngữ mỏ và địa chất. + Phân tích ngữ nghĩa. Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu, phân tích các phạm trù ngữ nghĩavà các đặc trưng được chọn để định danh thuật ngữ mỏ và địa chất. Bên cạnh các phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng thủ pháp mô hình hóa đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa - định danh của thuật ngữ mỏ và địa chất; thủ pháp thống kê, phân loại để xử lý nguồn tư liệu như: xác định số lượng, tần số xuất hiện, tỉ lệ phần trăm… của các thuật ngữ. Kết quả thống kê 4
- sẽ được tổng hợp thành các bảng biểu giúp làm cơ sở cho những miêu tả, phân tích về đặc điểm của thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt trên các phương diện khác nhau. 5. Đóng góp mới của luận án Đây là công trình nghiên cứu tương đối kỹ lưỡng và hệ thống thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt. Với cách tiếp cận truyền thống trên phương diện ngôn ngữ học, luận án đã làm sáng tỏ đặc điểm của hệ thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt về mặt cấu tạo và ngữ nghĩa - định danh. Luận án cũng đã làm rõ các phương thức cơ bản tạo thành thuật thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt. Từ những kết quả nghiên cứu, luận án đã rút ra được những đặc điểm chung cũng như những đặc trưng cơ bản của hệ thuật ngữ này so với các hệ thuật ngữ khác đã được nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm đặc điểm cấu tạo và định danh của một hệ thuật ngữ chuyên ngành cụ thể, đó là thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần vào việc xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho hệ thuật ngữ mỏ và địa chất, qua đó góp phần vào sự phát triển chung của ngành mỏ và địa chất Việt Nam, đồng thời góp phần thúc đẩy nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thuật ngữ tiếng Việt nói chung. - Ý nghĩa thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo hữu ích giúp cho các nhà nghiên cứu thuật ngữ học nói riêng và các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực ngành mỏ và địa chất nói chung; là tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy và biên soạn giáo trình ngành và biên soạn từ điển giải thích thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt. 5
- 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục luận án gồm 3 chương được bố cục như sau: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương này, luận án trình bày tình hình nghiên cứu về thuật ngữ, thuật ngữ mỏ và địa chất trên thế giới và Việt Nam; hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu hệ thống thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt. Chƣơng 2. Đặc điểm cấu tạo và phương thức tạo thành thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt Từ việc xác định yếu tố cấu tạo thuật ngữ, chương này luận tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ mỏ và địa chất thông qua phương thức cấu tạo, quan hệ ngữ pháp, từ loại, nguồn gốc cấu tạo và mô hình cấu tạo của chúng. Từ đó rút ra những nhận xét chung về đặc điểm của hệ thuật ngữ này. Cũng trong chương này luận án còn tìm hiểu thuật ngữ mỏ - địa chất được hình thành nên theo những phương thức nào. Chƣơng 3. Đặc điểm ngữ nghĩa - định danh thuật ngữ mỏ và địa chất tiếng Việt Trên cơ sở lý thuyết định danh, chương 3 này luận án tập trung phân tích và làm sáng tỏ các đặc điểm ngữ nghĩa - định danh của hệ thuật ngữ mỏ và địa chất trên các phương diện: các phạm trù ngữ nghĩa, các mô hình định danh và các đặc trưng được chọn để định danh. 6
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ 1.1.1.1. Các nghiên cứu thuật ngữ ở nước ngoài Trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ, thuật ngữ được xem là bộ phận ngôn ngữ phát triển nhất so với các bộ phận khác, đặc biệt trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì thuật ngữ lại càng có điều kiện phát triển. Sự ra đời và phát triển của thuật ngữ gắn liền với sự ra đời và phát triển của khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật chính là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của thuật ngữ. Do đó, trên thế giới, thuật ngữ xuất hiện từ khá sớm, bởi khoa học kỹ thuật ở trên thế giới đã có lịch sử xuất hiện cách đây hàng vài thế kỷ, đồng thời thuật ngữ sau đó cũng nhanh chóng trở thành đối tượng nghiên cứu, thu hút sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu. Ngay từ thế kỷ XVIII, trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về thuật ngữ của một số tác giả như: Carl von Linné (1736); Beckmann (1780); A.L. Lavoisier, G.de Morveau, M.Berthellot và A.F.de Fourcoy (1789), William Wehwell (1840)... Các nghiên cứu thời kỳ đầu này thường tập trung vào vấn đề tạo lập, xây dựng thuật ngữ và bước đầu xác định các nguyên tắc cho một số hệ thuật ngữ cụ thể. Mặc dù việc nghiên cứu về thuật ngữ giai đoạn này mới chỉ mang tính chất sơ khai và khoa học nghiên cứu về thuật ngữ chưa được định hình rõ, nhưng những kết quả nghiên cứu này được coi là nền tảng cho sự phát triển của ngành khoa học thuật ngữ trên thế giới [Dẫn theo 22, tr.1-3]. Bắt đầu từ thế kỷ XX, việc nghiên cứu về thuật ngữ mới có bước phát triển rõ nét và hình thành khoa học nghiên cứu về thuật ngữ. Từ những năm 1930 của thế kỷ XX, nghiên cứu về thuật ngữ đã trở thành một vấn đề được 7
- quan tâm đặc biệt ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Đức, Áo, Tiệp Khắc và Nga - Xô Viết. Một số nhà nghiên cứu ở các quốc gia này đã có những đóng góp quan trọng vào lĩnh vực nghiên cứu thuật ngữ. Toàn bộ quá trình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới trong hơn một thế kỷ qua đã được Auger (1998) tổng kết thành ba xu hướng nghiên cứu chính: thuật ngữ được nghiên cứu theo sự điều chỉnh phù hợp với hệ thống ngôn ngữ, thuật ngữ được nghiên cứu theo định hướng dịch và thuật ngữ được nghiên cứu theo định hướng kế hoạch hóa ngôn ngữ [Dẫn theo 116, tr.4]. Sau đây, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu hướng nghiên cứu thuật ngữ theo sự điều chỉnh phù hợp với hệ thống ngôn ngữ bởi vì hướng nghiên cứu này quan trực tiếp đến đề tài luận án. Khi nói tới hướng nghiên cứu thuật ngữ theo sự điều chỉnh phù hợp với hệ thống ngôn ngữ là nói tới ba cái nôi tiêu biểu và lớn nhất trên thế giới đó là: Áo, Xô Viết và Cộng hòa Séc. (i) Nghiên cứu thuật ngữ của Áo Tiêu biểu cho trường phái này là E. Wuster (1898 - 1977), ông được coi là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu thuật ngữ hiện đại. Wuster cũng là người có tầm ảnh hưởng rất lớn đến các nghiên cứu của các học giả sau này. Nghiên cứu nổi bật của Wuster đóng góp vào công tác nghiên cứu thuật ngữ là tác phẩm “Lý luận chung về thuật ngữ” (1931). Trong công trình nghiên cứu này, Wuster đã dành sự quan tâm của mình cho hệ thống tên gọi của lĩnh vực kỹ thuật và lần lượt đi sâu phân tích các khía cạnh ngôn ngữ học của công tác nghiên cứu thuật ngữ. Đặc biệt, dựa trên các nhận định, phân tích và hệ thống hoá, Wuster đã xác lập được hệ thống các phương pháp nghiên cứu thuật ngữ và đề ra một số nguyên tắc xây dựng thuật ngữ, đồng thời ông cũng đưa ra các phương pháp xử lý ngữ liệu thuật ngữ. Công trình nghiên cứu này của Wuster được đánh giá như là một cột mốc của ngôn ngữ học ứng dụng. 8
- Điểm đáng chú ý nhất trong nghiên cứu của Wuster và trường phái này là đi sâu vào bản chất của thuật ngữ, họ tập trung vào các khái niệm và hướng việc nghiên cứu thuật ngữ vào chuẩn hóa các thuật ngữ và các khái niệm. Những kết quả nghiên cứu về thuật ngữ của trường phái nghiên cứu thuật ngữ của Áo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống lý luận gồm: các nguyên tắc, các phương pháp tạo nền tảng cơ sở cho nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thuật ngữ. Việc nghiên cứu của trường phái này nhằm phục vụ cho việc chuẩn hóa thuật ngữ, đáp ứng nhu cầu của các nhà khoa học, các nhà kỹ thuật trong trong việc đảm bảo sự giao tiếp hiệu quả và truyền tải kiến thức thuộc lĩnh vực chuyên môn. Các nguyên tắc nghiên cứu của trường phái này còn ảnh hưởng tích cực đến rất nhiều các nhà nghiên cứu ở các nước vùng Trung và Bắc Âu như: Đức, Na Uy, Thuỵ Sĩ, Đan Mạch. (ii) Nghiên cứu thuật ngữ của Séc Tiêu biểu cho trường phái này L.Drodz, người khởi xướng và phát triển cho việc nghiên cứu thuật ngữ ở Séc theo cách tiếp cận ngôn ngữ học chức năng. Mối quan tâm lớn nhất của trường phái này cũng là chuẩn hóa các ngôn ngữ và chuẩn hóa thuật ngữ. Vì vậy, các nghiên cứu của họ thường đi sâu vào miêu tả cấu trúc và chức năng của ngôn ngữ chuyên ngành, trong đó thuật ngữ đóng vai trò quan trọng nhất. Các ngôn ngữ chuyên ngành theo trường phái này được coi là mang văn phong khoa học tồn tại cùng những văn phong khác như chính luận, hội thoại... Họ xem thuật ngữ như những đơn vị tạo nên văn phong khoa học mang tính chức năng. Nó ra đời do kết quả của bản chất đa ngôn ngữ trong khu vực địa lý của nó. (iii) Nghiên cứu thuật ngữ của Nga - Xô Viết Ngay từ thời kỳ đầu, chịu ảnh hưởng bởi công trình nghiên cứu về thuật ngữ của Wuster (Áo), trường phái Nga - Xô Viết cũng rất quan tâm đến việc nghiên cứu về vấn đề chuẩn hóa các khái niệm. Đặc biệt, sau khi luận án của Wuster được dịch sang tiếng Nga, việc nghiên cứu thuật ngữ lại càng phát 9
- triển. Có thể nói, công tác nghiên cứu thuật ngữ ở Liên Xô từ những những năm 1930 trở đi thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu và đạt được nhiều thành tựu to lớn với sự xuất hiện của hàng chục sách chuyên khảo, giáo trình, giáo khoa, trong đó có nhiều công trình nghiên cứu về thuật ngữ học của các tác giả người Nga được dịch và xuất bản ở nước ngoài. Bên cạnh đó là hàng nghìn bài báo, hàng nghìn cuốn từ điển được công bố, xuất bản. Nhiều hội nghị, hội thảo thường xuyên được tổ chức để thảo luận, bàn về những vấn đề lý luận, phương pháp nghiên cứu và những hoạt động thực tiễn trong khoa học về thuật ngữ [Dẫn theo 65, tr. 21]. Đại diện tiêu biểu của trường phái nghiên cứu thuật ngữ Xô Viết là Lotte (1898-1950). Với công trình nghiên cứu Những vấn đề gây bức xúc trong trường thuật ngữ khoa học và kỹ thuật. Lotte được coi là người đứng đầu trong công tác phát triển hệ thuật ngữ hiện đại của Nga, tạo ra nền móng về mặt lý thuyết và phương pháp cho công tác thuật ngữ của Xô Viết. Kulebakin (1993) đã nhận xét rằng mặc dù Lotte không phải là người duy nhất nhưng lại là người để lại ảnh hưởng cho công tác phát triển thuật ngữ về mặt lý thuyết. Lotte đã tạo ra nền móng về mặt lý thuyết và phương pháp cho công tác thuật ngữ của Xô Viết. Kulebakin (1993, tr.129), đã tóm tắt quan điểm của Lotte như sau: “Hệ thuật ngữ là toàn bộ các thuật ngữ phù hợp với hệ thống khái niệm của một lĩnh vực khoa học hay kỹ thuật nào đó. Hệ thống thuật ngữ thể hiện cái gọi là hệ thống khái niệm”. Một ý tưởng được coi là trùng hợp hoàn toàn với quan điểm của Wuster [Dẫn theo 22, tr.8]. Công tác phát triển thuật ngữ của Nga - Xô Viết còn thu hút được đông đảo các nhà ngôn ngữ học vào công tác nghiên cứu cơ bản về thuật ngữ từ rất sớm, như: A.A.Reformatskij, V.V.Vinogradov, G.O.Vinokur,… Có thể nói, các trường phái trên đều có chung quan điểm là nghiên cứu thuật ngữ dựa trên ngôn ngữ học, xem thuật ngữ như là một phương tiện để diễn đạt và giao tiếp. Từ đó họ đã hình thành cơ sở lý thuyết về thuật ngữ và 10
- những nguyên lý mang tính phương pháp chi phối những ứng dụng của nó. Ngoài ra, các trường phái này đều có sự ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển những hướng nghiên cứu thuật ngữ sau này đó là thuật ngữ được nghiên cứu theo hướng dịch và kế hoạch hóa ngôn ngữ. 1.1.1.2. Các nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam Ở Việt Nam, theo tổng kết của một số nhà nghiên cứu [Lưu Vân Lăng - Nguyễn Như Ý, 1971, Hà Quang Năng 2009, Nguyễn Đức Tồn, 2010,…] thuật ngữ ra đời khá muộn, phải đến đầu thế kỷ XX thuật ngữ ở Việt Nam mới lẻ tẻ xuất hiện. Mặc dù việc nghiên cứu thuật ngữ cũng được bắt đầu ngay sau đó nhưng phải từ những năm 30 trở đi vấn đề này mới được chú ý khi một loạt quan điểm của các học giả thảo luận sôi nổi về vấn đề này và được đăng trên 2 tạp chí thời kỳ đó: Khoa học tạp chí và Khoa học. Đồng thời đây cũng là giai đoạn thuật ngữ học tiếng Việt được định hình. Các nghiên cứu về thuật ngữ thời kỳ này thường thảo luận về vấn đề xây dựng thuật ngữ và cách tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài. Tuy nhiên, quan điểm về cách đặt thuật ngữ giữa các học giả khá khác xa nhau. Chẳng hạn, trong việc đặt thuật ngữ, có học giả chủ trương dùng nguyên tiếng Pháp nhất là đối với hóa học (Đào Đăng Hy, 1932); có học giả lại đề nghị dịch và phiên âm ra tiếng Việt (Đặng Phúc Thông, 1942); có người thích chữ Nho (Nguyễn Triệu Luật, 1926), có tác giả lại đề nghị gọi theo ký hiệu quốc tế (Nguyễn Duy Thanh & Đặng Văn Ngữ, 1942); trong khi một số học giả khác lại muốn dùng tiếng nôm na, thông thường (Jật & Đại Nam, 1932); thậm chí một số học giả lại chủ trương dùng cách nói lái để đặt thuật ngữ (Đặng Văn Dư &Hồng Đạo Nguyên) [Dẫn theo 57, tr.23-33]. Trong số các quan điểm của các học giả giai đoạn này, tiêu biểu nhất là quan điểm của Hoàng Xuân Hãn. Ông được đánh giá là người đầu tiên xem xét vấn đề xây dựng thuật ngữ một cách có hệ thống. Với tác phẩm: Danh từ 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 208 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 167 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 110 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 157 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 77 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 38 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 39 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 120 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 34 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 22 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
236 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
27 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn