Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm giai thoại Việt Nam
lượt xem 8
download
Mục tiêu của luận án nhằm xây dựng cơ sở khoa học để xác định thể loại giai thoại; đưa ra một khái niệm giai thoại bao hàm các đặc trưng hình thức, nội dung cũng như các tiểu loại của giai thoại (hiện có trong kho tàng giai thoại Việt Nam); định vị giai thoại trong hệ thống tự sự dân gian; đi sâu nghiên cứu thêm hai kiểu nhân vật của giai thoại Việt Nam mà các nhà nghiên cứu chưa đề cập là: nhân vật nghệ nhân dân gian và nhân vật nhà nhotài tử; khảo sát kết cấu của giai thoại theo hướng nghiên cứu motif, điều mà các nhà nghiên cứu đi trước thể hiện chưa rõ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm giai thoại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN THƯƠNG ĐẶC ĐIỂM GIAI THOẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN THƯƠNG ĐẶC ĐIỂM GIAI THOẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. HỒ QUỐC HÙNG 2. TS. TRẦN MINH HƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Các tài liệu, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Người nghiên cứu Nguyễn Văn Thương
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GIAI THOẠI VÀ TƯ LIỆU GIAI THOẠI VIỆT NAM ........................................... 5 1.1. Tình hình nghiên cứu giai thoại ........................................................................... 5 1.1.1. Giai thoại - thuật ngữ và quan niệm ............................................................ 5 1.1.2. Đặc điểm thể loại của giai thoại ................................................................ 19 1.1.3. Một số khía cạnh thi pháp thể loại của giai thoại ...................................... 23 1.1.4. Phân định ranh giới và vấn đề chuyển hóa thể loại giữa giai thoại và các thể loại của tự sự dân gian .................................................................. 28 1.1.5. Phân loại giai thoại .................................................................................... 32 1.2. Tình hình tư liệu, đánh giá và xử lý tư liệu giai thoại Việt Nam ...................... 40 1.2.1. Tình hình tư liệu giai thoại Việt Nam ....................................................... 40 1.2.2. Đánh giá tư liệu và vấn đề xử lý tư liệu giai thoại Việt Nam ................... 52 Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................... 57 Chương 2. ĐỊNH VỊ THỂ LOẠI GIAI THOẠI VIỆT NAM ............................. 58 2.1. Các tiêu chí xác định giai thoại Việt Nam ......................................................... 58 2.1.1. Đề tài của giai thoại .................................................................................... 59 2.1.2. Nhân vật của giai thoại ............................................................................... 66 2.1.3. Cảm hứng của giai thoại ............................................................................. 68 2.2. Phân loại giai thoại Việt Nam............................................................................ 71 2.2.1. Phân loại giai thoại Việt Nam theo tiêu chí đề tài ...................................... 71 2.2.2. Phân loại giai thoại Việt Nam theo tiêu chí nhân vật ................................. 73 2.3. Đặc trưng thể loại và khái niệm giai thoại Việt Nam ........................................ 76
- 2.3.1. Đặc trưng thể loại của giai thoại Việt Nam ................................................ 76 2.3.2. Khái niệm giai thoại ................................................................................... 96 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 99 Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN ĐẶC TRƯNG THI PHÁP THỂ LOẠI CỦA GIAI THOẠI VIỆT NAM ..................................................... 100 3.1. Kết cấu của giai thoại....................................................................................... 100 3.1.1. Kết cấu của giai thoại văn học.................................................................. 101 3.1.2. Kết cấu của giai thoại văn hóa dân gian ................................................... 115 3.2. Nhân vật của giai thoại .................................................................................... 124 3.2.1. Nhân vật của giai thoại văn học ............................................................... 127 3.2.2. Nhân vật của giai thoại văn hóa dân gian ................................................. 135 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 147 Chương 4. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIAI THOẠI VIỆT NAM VÀ CÁC THỂ LOẠI TRONG TỰ SỰ DÂN GIAN, LỊCH SỬ, VĂN HỌC ........ 148 4.1. Mối quan hệ giữa giai thoại và các thể loại trong tự sự dân gian .................... 149 4.1.1. Mối quan hệ giữa giai thoại và truyền thuyết ........................................... 149 4.1.2. Mối quan hệ giữa giai thoại và truyện cười ............................................. 162 4.1.3. Mối quan hệ giữa giai thoại và cổ tích ..................................................... 169 4.2. Mối quan hệ giữa giai thoại và lịch sử............................................................. 172 4.2.1. Lịch sử là cội nguồn sản sinh giai thoại ................................................... 173 4.2.2. Giai thoại bổ khuyết cho lịch sử ............................................................... 174 4.3. Mối quan hệ giữa giai thoại và văn học thành văn .......................................... 180 4.3.1. Sự tương tác giữa tính dân gian và tính bác học trong giai thoại ............ 180 4.3.2. Lý giải sự tương tác giữa tính dân gian và tính bác học trong giai thoại ............................................................................................................. 184 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................... 187 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 188 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 191 PHỤ LỤC
- QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Trong luận án này, chúng tôi dùng quy ước viết tắt đối với một số từ ngữ dùng nhiều lần như sau: 1. Nhân vật chính: NVC 2. Nhân vật đối thủ: NVĐT 3. Trang: tr. 4. Giáo sư: GS 5. Phó giáo sư: PGS
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh truyện cười và truyện trạng của Trần Thanh Mại ...................... 28 Bảng 1.2. So sánh giai thoại lịch sử và truyền thuyết lịch sử .................................. 29 Bảng 1.3. Tình hình giới thiệu và nghiên cứu giai thoại Viêt Nam ........................ 52 Bảng 2.1. Đề tài trong giai thoại Việt Nam ............................................................. 59 Bảng 2.2. Kết quả thống kê các hoạt động chủ yếu trong giai thoại Việt Nam ...... 60 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát cảm hứng trong giai thoại Việt Nam ........................... 68 Bảng 2.4. Tính chất sự việc trong giai thoại Việt Nam ........................................... 75 Sơ đồ 2.5. Khuynh hướng lịch sử hóa trong sáng tạo giai thoại Việt Nam .............. 83 Sơ đồ 2.6. Khuynh hướng địa phương hóa trong sáng tạo giai thoại Việt Nam ...... 83 Bảng 3.1. Khung kết cấu của giai thoại Việt Nam ................................................ 101 Bảng 3.2. Mô hình kết cấu của giai thoại thách đố văn chương ............................ 102 Bảng 3.3. Cấu tạo của motif thách đố văn chương ................................................ 102 Bảng 3.4. Mô hình kết cấu của nhóm giai thoại ứng tác văn chương ................... 109 Bảng 3.5. Cấu tạo của motif ứng tác văn chương .................................................. 110 Bảng 3.6. Hệ thống truyện và nhân vật của giai thoại văn hóa dân gian............... 115 Bảng 3.7. Mô hình kết cấu của nhóm giai thoại văn nghệ dân gian ...................... 115 Bảng 3.8. Cấu tạo của motif thách đố về hò hát của nhóm giai thoại văn nghệ dân gian ................................................................................................. 116 Bảng 3.9. Thống kê các kiểu nhân vật trong giai thoại Việt Nam......................... 125 Bảng 4.1. Công thức sinh thức sinh nở thẩn kỳ trong tự sự dân gian.................... 153 Bảng 4.2. Nhân vật chuyển hóa từ giai thoại sang truyền thuyết .......................... 158 Bảng 4.3. So sánh giữa giai thoại và truyện cười .................................................. 163 Bảng 4.4. So sánh tư duy phản ánh nhân vật trong giai thoại và sử quan phương ........................................................................................................... 175
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Phân loại giai thoại Việt Nam của tác giả Kiều Thu Hoạch ................ 33 Sơ đồ 1.2. Giai thoại Việt Nam phân loại theo tiêu chí thuộc văn học và không thuộc văn học ............................................................................. 35 Sơ đồ 1.3. Giai thoại Việt Nam phân loại theo tiêu chí đề tài................................ 37 Sơ đồ 2.1. Giai thoại Việt Nam phân loại theo tiêu chí đề tài (ở hai cấp độ) ........ 72 Sơ đồ 2.2. Sự trùng lặp của giai thoại văn học khi phân loại theo tiêu chí nhân vật ................................................................................................. 72 Sơ đồ 2.3. Giai thoại văn học Việt Nam phân loại theo tiêu chí nhân vật ............. 74 Sở đồ 2.4. Khuynh hướng dân tộc hóa trong sáng tạo giai thoại Việt Nam .......... 82 Sơ đồ 3.1. Mô hình tình huống đối đáp liên hoàn ................................................ 117 Sơ đồ 4.1. Motif sinh nở thần kỳ trong truyền thuyết anh hùng chiến trận ......... 152 Sơ đồ 4.2. Motif sinh nở thần kỳ trong truyền thuyết anh hùng văn hóa ............. 152 Sơ đồ 4.3. Motif sinh nở thần kỳ trong giai thoại ................................................ 152 Sơ đồ 4.4. Sự chuyển hóa hình thức câu đố từ cổ tích sang giai thoại ................. 171 Sơ đồ 4.5. Quy luật chuyển hóa thể loại từ cổ tích sang giai thoại ...................... 172 Sơ đồ 4.6. Sự tác động của sử quan phương lên giai thoại .................................. 179 Sơ đồ 4.7. Sự tác động của giai thoại lên sử quan phương .................................. 180
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu văn học dân gian dưới góc độ thể loại từ lâu là nhiệm vụ quan trọng của folklore học. Điều này không chỉ có nghĩa trong việc xác định bản chất, đặc trưng của từng thể loại mà còn cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn diện trong sự đối sánh mang tính quy luật vận động với các thể loại tương cận trong cùng một loại hình, hệ thống. Khuynh hướng tiếp cận theo hướng thể loại đã giúp các nhà nghiên cứu bóc tách, chỉ ra được những cấu trúc đặc trưng cơ bản của các thể loại trong tự sự dân gian ở Việt Nam như truyền thuyết, cổ tích, sử thi, truyện cười, ngụ ngôn,... Những thành tựu nghiên cứu lý thuyết thể loại vì thế giữ một vai trò quan trọng hình thành khung tham chiếu hữu ích không chỉ gói gọn phạm vi folklore mà còn có những tác động nhất định đến những ngành nghiên cứu tương cận với nó trong mối quan hệ liên ngành. Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh, ở Việt Nam, việc sưu tầm, giới thiệu và nghiên cứu về giai thoại đã trải qua hơn một thế kỷ. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại một sự thật khách quan là các công trình tuyển chọn, giới thiệu về giai thoại Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú bao nhiêu, thì lý thuyết nghiên cứu về thể loại này vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cho các nhà nghiên cứu. Và vì vậy, những nhận xét, đánh giá về thể loại này mang tính gợi mở cho các công trình nghiên cứu chuyên sâu về sau; chẳng hạn như: giai thoại là thể loại thuộc văn học dân gian hay văn học viết; quan hệ giữa chúng thế nào; đặc điểm và bản chất thể loại của giai thoại là gì,... vẫn luôn là vấn đề đáng quan tâm. Khoảng trống lý luận đó làm nảy sinh nhiều câu hỏi lý thú về thể loại giai thoại, đòi hỏi những người nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu nhằm xác định sự hiện tồn của giai thoại trong hệ thống tự sự dân gian Việt Nam với tư cách là một thể loại. Điều này mở ra những gợi ý cho quá trình nghiên cứu giai thoại ở đề tài chúng tôi thực hiện. Mặt khác, việc nghiên cứu giai thoại có thể giúp ích cho sự tham khảo, học tập cho sinh viên Đại học và Sau đại học thuộc chuyên ngành Ngữ văn. Đó là ý nghĩa thực tiễn thiết thực của đề tài. Xuất phát từ những yêu cầu thiết yếu về mặt lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài Đặc điểm giai thoại Việt Nam làm đề tài nghiên cứu của luận án. Từ góc nhìn thực tế giai thoại này có thể xem lại những tương đồng, dị biệt của các hướng tiếp cận thể loại trong và ngoài nước để hiểu sâu hơn lý thuyết thể loại. Đấy là định hướng khoa học của đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu Như vậy, những vẫn đề mà luận án cần thực hiện là:
- 2 - Xây dựng cơ sở khoa học để xác định thể loại giai thoại; - Đưa ra một khái niệm giai thoại bao hàm các đặc trưng hình thức, nội dung cũng như các tiểu loại của giai thoại (hiện có trong kho tàng giai thoại Việt Nam); - Định vị giai thoại trong hệ thống tự sự dân gian; - Đi sâu nghiên cứu thêm hai kiểu nhân vật của giai thoại Việt Nam mà các nhà nghiên cứu chưa đề cập là: nhân vật nghệ nhân dân gian và nhân vật nhà nho tài tử; - Khảo sát kết cấu của giai thoại theo hướng nghiên cứu motif, điều mà các nhà nghiên cứu đi trước thể hiện chưa rõ. 3. Đối tượng nghiên cứu Từ mục đích trên, có thể xác định khách thể nghiên cứu chính là hệ thống giai thoại người Việt qua các thời đại. Nhưng đối tượng chính của nhiệm vụ nghiên cứu là tập trung vào đặc trưng và bản chất thể loại giai thoại. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong luận án này, chúng tôi cố gắng đạt được những nhiệm vụ nghiên cứu chính sau đây: - Dựa vào thành quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, luận án hướng tới phân loại giai thoại; - Xây dựng hệ thống tiêu chí nhằm xác định thể loại giai thoại: giai thoại là một thể loại nằm trong tự sự dân gian; - Chỉ ra các đặc trưng thể loại của giai thoại; - Phân tích mô hình kết cấu, các tình tiết chính tạo nên cốt truyện và hệ thống nhân vật của các tiểu loại cơ bản của giai thoại. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung vào tìm hiểu hệ thống các tác phẩm tự sự dân gian được xem là giai thoại người Việt trên cơ sở nguồn tư liệu bằng văn bản từ trước đến nay. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào 3 tiểu loại của giai thoại là: giai thoại văn học, giai thoại văn hóa dân gian và giai thoại lịch sử đã được các nhà nghiên cứu trước đây khảo cứu. Theo đó, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề sau đây: Đưa ra bộ tiêu chí xác định thể loại giai thoại; đặc trưng và bản chất thể loại giai thoại; chỉ ra được đặc trưng về kết cấu và các kiểu loại nhân vật chính yếu của giai thoại. Các công trình giai thoại chủ yếu mà luận án khảo sát gồm: + Giai thoại văn học Việt Nam [65] của nhóm Trần Thanh Mại, Hoàng Ngọc Phách, Kiều Thu Hoạch;
- 3 + Giai thoại văn học Việt Nam (Tổng tập Văn học dân gian Việt Nam, Tập 11) [67] của Kiều Thu Hoạch; + Kho tàng giai thoại Việt Nam (2 tập) [89] và Giai thoại folklore Việt Nam [91] của Vũ Ngọc Khánh; + Giai thoại văn hoá dân gian người Việt [114] của Triều Nguyên; + Giai thoại làng Nho [34] của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc; + Giai thoại Nguyễn Công Trứ [58] của Phan Thư Hiền. 6. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề có liên quan đến luận án, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 6.1. Phương pháp loại hình lịch sử Nghiên cứu sự vận động của loại hình trong tiến trình của lịch sử. Nó thay đổi như thế nào trong quá trình ấy. Phương pháp này giúp cho việc lý giải một số đặc trưng về nội dung và hình thức có tính hỗn dung của giai thoại. 6.2. Phương pháp thống kê, mô tả Căn cứ vào số liệu thống kê để xác lập sự tồn tại của các tình tiết tiêu biểu trong hệ thống giai thoại cũng như từng tiểu loại của nó, luận án sẽ mô tả kết cấu, đặc điểm nội dung của từng tiểu loại cũng như từng mảng, nhóm truyện tiêu biểu của giai thoại. 6.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Đây là phương pháp nghiên cứu rất quan trọng, giúp luận án tiếp cận, lý giải một số vấn đề còn nhập nhằng về ranh giới thể loại và cơ sở hình thành kiểu nhân vật giai thoại. Chẳng hạn, việc hình thành các kiểu nhân vật tiêu biểu của giai thoại (nhân vật trí thức khoa bảng, nhân vật ngông, nhân vật nghệ nhân dân gian, nhân vật đạo đức,…). Theo đó, các bộ môn liên ngành mà chúng tôi vận dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận án là: lịch sử, văn hóa học, triết học,… 7. Đóng góp mới của đề tài Đề tài sẽ có những đóng góp cụ thể như sau: - Xây dựng khung tiêu chí nhằm xác định thể loại giai thoại; - Hệ thống hóa và phân loại giai thoại; - Xác định đặc trưng và bản chất thể loại giai thoại; - Chỉ ra mối quan hệ của giai thoại với tự sự dân gian cũng như với văn học và lịch sử.
- 4 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu giai thoại và tư liệu giai thoại Việt Nam. Chương 2: Định vị thể loại giai thoại Việt Nam Chương 3: Một số phương diện đặc trưng thi pháp thể loại của giai thoại Việt Nam. Chương 4: Mối quan hệ giữa giai thoại Việt Nam với các thể loại trong tự sự dân gian, lịch sử và văn học.
- 5 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GIAI THOẠI VÀ TƯ LIỆU GIAI THOẠI VIỆT NAM Trong giới nghiên cứu folklore thế giới, giai thoại từ lâu đã được quan tâm nghiên cứu. Ở những nước có nền folklore phát triển như Phần Lan, Nga, Pháp, Đức, Hoa Kỳ,... giai thoại đều được khảo sát sâu và đạt được nhiều thành tựu đáng tham khảo. Ở nước ta, giai thoại là một thể loại được thừa nhận khá muộn màng trong giới nghiên cứu folklore. Mặc dù đã có nhiều công trình tuyển chọn, nghiên cứu nhưng đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao từ phía các nhà nghiên cứu ở một số đặc điểm cơ bản của thể loại. Như vậy, trên thực tế, các vấn đề về lý thuyết thể loại ở phương Tây mặt nào đó có thể chưa hẳn phù hợp với thực tế giai thoại ở Việt Nam. Bởi vậy, việc khảo sát lại toàn bộ vấn đề trên phải bắt đầu từ các quan niệm và đánh giá như: định nghĩa, phân loại, các bình diện thi pháp,... Ở đây, chúng tôi bước đầu điểm qua một số ý kiến quan trọng từ các công trình đó. Những đánh giá dưới đây của chúng tôi về mặt thể loại được xem như tiền giả định, nhằm sàng lọc đối tượng khảo sát hơn là định danh thể loại cho các tư liệu. 1.1. Tình hình nghiên cứu giai thoại 1.1.1. Giai thoại - thuật ngữ và quan niệm Trước khi đi vào vấn đề quan niệm, xin điểm qua vài nét về nguồn gốc thuật ngữ giai thoại ở châu Âu cũng như tình hình sưu tầm, giới thiệu giai thoại đã diễn ra như thế nào (qua một số quốc gia tiêu biểu). Ở phương Tây, về nguồn gốc thuật ngữ “Anecdote”, trong tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng “Anekdotos”, gốc Hy Lạp và tiếng “Anecdota” (có cách viết khác là “Anekdota”), gốc La tinh, có nghĩa gốc là không/ chưa công bố. Theo tác giả Tamarchenko (người Nga) trong bài viết Giai thoại là gì?, thuật ngữ giai thoại “có gốc gác từ cuốn “Mật sử” của Procopius Caesarensis (một tác phẩm còn đang có nhiều tranh cãi, được viết vào những năm 550)” [132]. Tác giả Lionel Gossman – nhà nghiên cứu người Mỹ (gốc Scotland) trong bài viết Giai thoại và lịch sử (Anecdote and history) [179] nói rõ hơn thời điểm xuất hiện của thuật ngữ giai thoại ở Châu Âu. Theo đó, thuật ngữ “Anecdota” (với ý nghĩa cốt lõi là “chưa được xuất bản”) thực ra đã xuất hiện từ thời cổ đại qua các tác phẩm của Ciero, Diodorus Siculus – những sử gia người Hy Lạp. Tuy xuất hiện sớm như vậy nhưng phải đến năm 1623, thuật ngữ này mới chính thức được sử dụng trong một văn bản của bộ Suda, một bách khoa toàn thư của nhà thờ Vatican, nước Ý. Trong những năm từ 1697 đến 1713, Ludovico Mutatori – một học giả Khai sáng người Ý đã xuất bản 2 cuốn sách có tiêu đề giai thoại. Đó là Anecdota Latina (Giai thoại Latina) và
- 6 Anecdota Graeca (Giai thoại Graeca). Ở Pháp, thuật ngữ giai thoại được sử dụng chính thức vào năm 1650. Kèm theo đó, các sách dưới nhan đề giai thoại (chủ yếu là giai thoại lịch sử) liên tiếp được xuất bản. Có thể dẫn ra như: Anecdotes des Républiques (Giai thoại của các nước Cộng hòa) (1771), Anecdotes Arabes et Musulmanes (Giai thoại người Ả Rập và người Hồi giáo) (1772), Anecdotes Espagnoles et Portugaises depuis l’origine de la nation jusqu’à nos jours (Giai thoại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ thời lập quốc cho đến ngày nay) (1773), Anecdotes Américaines (Giai thoại Hoa Kỳ) (1776),... Cũng theo Gossman, ở Hoa Kỳ, trong khoảng thời gian từ 1750 đến 1830, danh mục của thư viện Firestone, Đại học Princeton liệt kê hơn 200 đầu sách được xuất bản với các tiêu đề có liên quan đến giai thoại. Ví dụ, Anecdotes Africaines (Giai thoại Châu Phi), Anecdotes Américaines (Giai thoại Hoa Kỳ),... Còn ở nước Anh, thuật ngữ này xuất hiện muộn hơn. Một trong những cuốn sách giới thiệu giai thoại đầu tiên được xuất bản là quyển Biographical and literary anecdotes of William Bowyer (Tiểu sử và giai thoại văn học của William Bowyer) [183] của John Nichols, xuất bản lần đầu vào năm 1782, cả thảy có 6 tập. Đến năm 1812 trở đi, sách này được tái bản lại với các ấn bản khác nhau (7 tập, 9 tập) với tên gọi khác là Literary anecdotes of the eighteenth century (Giai thoại văn học của thế kỷ XVIII) [184]. Vào năm 1821, một quyển sách khác với tiêu đề giai thoại cũng đã được xuất bản, đó là cuốn The Percy anecdotes: Original and select (Giai thoại Percy: Nguyên bản và chọn lọc) [185] (các ấn bản tiếp theo xuất bản vào các năm 1830, 1868, 1869). Các tập sách được phát hành thành 44 phần hằng tháng, do Sholto và Reuben Percy sưu tầm, tập hợp những giai thoại đã được đăng tải trên thờ báo The Star trong nhiều năm. Quyển sách trên cũng được phát hành ở Mỹ với những ấn bản khác. Ví dụ, The Percy anecdotes, revised edition: To which is added, a valuable collection of American anecdotes, original and select (Giai thoại Percy, ấn bản sửa đổi: Có bổ sung, một bộ sưu tập có giá trị của các giai thoại Hoa Kỳ, nguyên bản và chọn lọc) (New York: Harper & Brothers, 1838) [186]; The Percy anecdotes: To which is added a valuable collection of American anecdotes, original and select (Giai thoại Percy: Có bổ sung thêm một bộ sưu tập có giá trị về các giai thoại Hoa Kỳ, nguyên bản và chọn lọc) (New York: Harper & Brothers, 1845);...) [187]. Ở trên, chúng tôi vừa điểm qua nguồn gốc của thuật ngữ giai thoại cũng như vấn đề giới thiệu tác phẩm giai thoại ở một số nước châu Âu, Hoa Kỳ. Đến đây, luận án sẽ
- 7 điểm qua vài nét về quan niệm giai thoại trong một số từ điển cũng như một số nhà nghiên cứu trên thế giới. Nhìn chung, hầu hết các tác giả đều ít nhiều nhấn mạnh đến ý nghĩa gốc của giai thoại – tính chất “chưa được công bố” của nó. Theo Tamarchenko, Từ điển tiếng Anh (1775) của Samuel Johnson từng giải thích: “Giai thoại là câu chuyện chưa được công bố”, có nghĩa, đó là chuyện riêng tư của nhân vật quan phương” [132]. Còn Từ điển Oxford cũng định nghĩa giai thoại là: “Những câu chuyện hoặc chi tiết lịch sử bí mật, riêng tư hoặc cho đến nay chưa được công bố cũng như câu chuyện về một sự việc tách rời, hoặc về một sự kiện đơn lẻ, được xem là thú vị hoặc nổi bật” (Dẫn theo Gossman, “Giai thoại và lịch sử”, [179, tr.148]). Tác giả Nicolaisen – một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian người Đức trong bài viết Giai thoại (Anecdote) ngoài việc nhấn mạnh đến nét nghĩa “chưa công bố”, “không được nói ra”, còn chỉ ra tính chất “sự cố có tính đại diện cho cá nhân hoặc cộng đồng” của giai thoại. Tác giả viết: “Giai thoại là những truyện kể tập trung vào các sự cố có tính đại diện cho cá nhân hoặc cộng đồng được nêu đích danh”. Do từ nguyên của thuật ngữ này đã ám chỉ nghĩa “những chuyện chưa được công bố” (tiếng La tinh Anecdota) và cũng có nghĩa “không được nói ra” (mượn từ khái niệm Anekdotos của Hy Lạp) nên giai thoại có mối quan hệ gần với truyền thống truyền miệng” [107]. Còn tác giả Lionel Gossman trong bài viết Giai thoại và lịch sử (Anecdote and history), ở mục IV. Thời điểm được sử dụng của giai thoại, đã chỉ ra hai nét nghĩa quan trọng của giai loại là: 1. Bất kỳ tác phẩm nào, thuộc thể loại nào chưa được xuất bản và 2. Giai thoại là “lịch sử bí mật” (hay mật sử) [179]. Như vậy, quan niệm về giai thoại của các nhà nghiên cứu ở Châu Âu nổi lên hai điểm đáng chú ý: 1. Giai thoại là những câu chuyện chưa được công bố; 2. Giai thoại là lịch sử bí mật. Dù xuất hiện từ khá sớm trong văn hóa châu Âu, nhưng không phải ngay từ lúc đầu, giai thoại đã được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Bởi lẽ, giai thoại có thực sự là một thể loại hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn vào thời điểm xuất hiện của nó. Ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, giai thoại chủ yếu được nhìn nhận ở khía cạnh văn học và lịch sử. Một trong những luận án đầu tiên ở châu Âu trực tiếp bàn về giai thoại là công trình A dissertation on Anecdotes (Luận văn về giai thoại, 1793) [172] của Isaac D’Israeli – một tác giả người Anh (gốc Do Thái). “Trong đó, ông thể hiện sự quan tâm của mình đối với lịch sử giai thoại. Ông viết về nguồn gốc và bản chất của giai thoại và cho rằng chúng không chỉ là một phần thú vị của văn học mà còn cung cấp một số sự thật nhất định về con người và thời đại của họ. “Những giai thoại – ông ấy viết – là những phần dễ hiểu nhất của lịch sử” (Dẫn lại từ
- 8 bài giới thiệu “Isaac D’Israeli's Literary Works” (Tác phẩm văn học của Isaac D’Israeli), The Victorian Web, http://www.victorianweb.org/, [171]). Như vậy, từ cuối thế kỷ XVIII, giai thoại đã được chú ý ở góc độ văn học và lịch sử. Và chính những gợi ý của tác giả trong công trình này đã có ít nhiều tác động đến hướng nghiên cứu giai thoại ở các giai đoạn về sau. Khuynh hướng thứ hai xác lập sự tồn tại của thể loại giai thoại ở châu Âu là sự quan tâm của các nhà nghiên cứu folklore. Ở khuynh hướng này, giai thoại được xem là một thể loại của tự sự dân gian (hoặc là một tiểu loại của cổ tích) qua quan niệm của các nhà nghiên cứu nổi tiếng như Aarne (The types of the folklore: A classitification and bibliography, Các loại truyện dân gian: Phân loại và thư mục, 1910) [169]; V. Propp (Folklore và thực tại – 1963) [44]; Guxev (Mỹ học folkore, 1967) [51];... Khuynh hướng thứ ba trong nghiên cứu về giai thoại là khuynh hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa giai thoại và lịch sử của trường phái Chủ nghĩa Lịch sử Mới. Trường phái này xuất phát từ nước Pháp, sau đó lan tỏa sang các nước châu Âu cũng như Hoa Kỳ. Theo Lionel Gossman (“Giai thoại và lịch sử” [179]), ở Đức, từ giữa thế kỷ XIX, đã có hàng loạt những công trình bàn về mối quan hệ giữa giai thoại và lịch sử. Tiêu biểu có thể kể ra là: Lý thuyết giai thoại Đức (in trong Câu chuyện ngắn, hình thức và sự phát triển của chúng, Klaus Doderer, 1953); Giai thoại – phản giai thoại: Về sự thay đổi của một hình thức văn học hiện nay (Water Ernst Schäfer, 1977); Giai thoại: Lý thuyết, phân tích, biện chứng (Rudolf Schäfer, 1982); Giai thoại (Heinz Grothe, 1984); Giai thoại – câu chuyện khác (Volker Weber, 1993); Kể chuyện giai thoại trong thời đại Khai sáng: Về sự thay đổi cấu trúc và chức năng thể loại trong sử học, báo chí và văn học thế kỷ XVIII (Sonja Hilzinger, 1997),... Đến những năm 80 thế kỷ trước, trường phái này có những tác động đến giới nghiên cứu Hoa Kỳ, trong đó có thể kể ra một số tác giả tiêu biểu như Stephen Greenblatt, Joel Fineman, April London, Jane Gallop,... Một trong những bài viết tiêu biểu và quan trọng nhất, góp phần đặt nền móng cho lý thuyết về giai thoại của Chủ nghĩa Lịch sử Mới là bài viết The history of the Anecdote: Fiction and fiction (Lịch sử của giai thoại: Hư cấu và hư cấu, in trong The New Historicism, 1989) [176] của tác giả Joel Fineman. Quan điểm cốt lõi của trường phái Chủ nghĩa Lịch sử Mới là các tác giả thừa nhận và tập trung sự chú ý vào yếu tố lịch sử của giai thoại (sự kiện, nhân vật, thời đại,...). Theo đó, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh vào tính chất ngẫu nhiên của tình huống: “Các giai thoại sau đó là một trong những sản phẩm chính của công nghệ đại
- 9 diện cho một nền văn hóa, trung gian giữa sự liên tiếp không phân biệt của các khoảnh khắc địa phương và một chiến lược lớn hơn mà họ chỉ có thể thực hiện. Chúng (tức các giai thoại – chúng tôi nhấn mạnh) bị cuốn theo vòng xoáy của kinh nghiệm và được tạo ra một số hình dạng, một hình dạng mà tạm thời vẫn đánh giá đó là ngẫu nhiên – nếu không, chúng tôi sẽ đặt cho chúng một cái tên lớn hơn, hay hơn của lịch sử – nhưng cũng chỉ để chúng có thể được kể lại mà thôi” (Những điều kỳ diệu, Stephen Greenblatt, 1991, tr.3). (Dẫn theo Paul Fleming, “The perfect story: Anecdote and exemplarity in Linnaeus and Blumenberg”, Câu chuyện hoàn hảo: Giai thoại và sự mẫu mực ở Linnaeus và Blumenberg, [177]). Ngoài hai hướng nghiên cứu giai thoại trong mối quan hệ với văn học dân gian và lịch sử nói trên thì cũng có hướng nghiên cứu khác. Đó là đặt giai thoại trong mối quan hệ với văn học viết và văn hóa học. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa giai thoại và văn học viết là tác giả Richard Coe (Úc) với bài viết The anecdote and the novel: A brief inquiry into the origins of Stendhal’s narrative technique (Giai thoại và tiểu thuyết: Một nghiên cứu ngắn gọn về nguồn gốc nghệ thuật tự sự của Stendhal, 1985) [170]. Các nhà nghiên cứu phương Tây quan niệm giai thoại như là chất liệu để các nhà văn có thể dựa vào đó mà sáng tác nên những tác phẩm văn học như tiểu thuyết, truyện ngắn, tự truyện,... Tiêu biểu cho khuynh hướng này là cuốn Lý thuyết giai thoại (Anecdotal theory, Duke University Press, 2002) [178] của Jane Gallop. Đây là một tác phẩm độc đáo, được viết theo lối tự truyện, trong đó Gallop (một nhà nghiên cứu theo trường phái nữ quyền của Hoa Kỳ) kể lại các câu chuyện của đời mình. Bà soi chiếu những câu chuyện đó bằng lý thuyết phân tâm học của Freud, Lacan và từ đó khái quát nên lý thuyết về giai thoại. Gần đây, cũng xuất hiện một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ, mang tính chất liên ngành về giai thoại. Đó là công trình The use of the anecdote in the critical study of aboriginal literature (2009) [182] (Vấn đề sử dụng giai thoại trong nghiên cứu phê bình văn học thổ dân) của tác giả Robyn Moore. Trong công trình này, tác giả đề xuất áp dụng một số lý thuyết như bối cảnh, văn hóa học,... để có thể tiếp cận và lý giải văn học thổ dân thông qua thể loại giai thoại được lưu truyền trong cộng đồng của người bản địa. Trên đây, chúng tôi vừa điểm qua quan niệm, tư liệu và một số hướng nghiên cứu tiêu biểu về giai thoại ở một số nước trên thế giới. Sau đây, luận án xin điểm qua vài nét sơ lược về quan niệm giai thoại cũng như tình hình nghiên cứu giai thoại ở một số nước phương Đông, tiêu biểu là Trung Quốc và Việt Nam. Ở Trung Quốc, thuật ngữ giai thoại thường được hiểu theo nghĩa chiết tự. Giai có nghĩa là đẹp, thoại là câu
- 10 chuyện. Như vậy, giai thoại hiểu theo nghĩa chung nhất là những câu chuyện đẹp, thú vị. Thuật ngữ giai thoại đã được sử dụng khá lâu. Theo tư liệu của PGS Vũ Ngọc Khánh, từ thời Đường – Tống, thuật ngữ này đã được sử dụng để đặt tên cho những quyển sách tập hợp những câu chuyện xoay quanh các văn nhân, thi sĩ dưới các tiêu đề văn thoại, thi thoại, nhưng chưa thấy nêu vấn đề lý thuyết thể loại. Ở Việt Nam, từ thời phong kiến, thuật ngữ giai thoại mặc dù chưa được sử dụng một cách chính thức nhưng nếu căn cứ vào tính chất bên lề, phi chính thống, tính chất chuyện vặt của nó, thì có thể xem một số truyện trong các sách như: Công dư tiệp ký (Vũ Phương Đề), Kiến văn tiểu lục (Lê Quý Đôn), Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh), Tang thương ngẫu lục (Nguyễn Án, Phạm Đình Hổ),... cũng đã mang dáng dấp của những câu chuyện giai thoại. Các sách Truyện đời xưa (1866), Chuyện khôi hài (1882) của học giả Trương Vĩnh Ký đã ghi một số văn bản kể có tính chất giai thoại (văn học) như: Răng cắn lưỡi, Học trò sửa liễn cửa ngõ phủ ông hoàng, Câu đối có chí khí,... Theo tư liệu của PGS Vũ Ngọc Khánh (nêu trong phần Tiểu luận Kho tàng giai thoại Việt Nam và Giai thoại folklore Việt Nam), thì trong 45 năm đầu của thế kỷ trước, tình hình sưu tầm, giới thiệu giai thoại chỉ phát triển khi chữ quốc ngữ thịnh hành, vào thập niên ba mươi trở đi. Tác giả viết: “Rải rác trên những cuốn hợp tuyển văn học, đặc biệt là cuốn Văn đàn bảo giám của Trần Trung Viên, in và tái bản những năm đầu của thập niên ba mươi, ghi chép được nhiều chuyện thú vị trong đối đáp văn chương nhưng cũng không dùng tiêu đề giai thoại (...). Vào khoảng từ 1940 trở đi, chính thức được mang tên là giai thoại là cuốn Việt sử giai thoại, gồm những tiểu luận (có cả phần tường thuật và khảo cứu) và một số hiện tượng (hay sự kiện) lịch sử đặc biệt của nước nhà hồi đầu thế kỷ XIX. Cùng lúc đó, có những cuốn sách thuật lại những mẩu chuyện cũ, có tính cách giai thoại như tập san viết riêng để tưởng nhớ Tản Đà, hoặc như tập Người xưa (Việt Thường), song vẫn không thấy quyển nào mang tên là giai thoại” [91, tr.13 – 14]. Qua ý kiến trên của PGS Vũ Ngọc Khánh, có thể thấy các vấn đề sau: 1. Thuật ngữ giai thoại được dùng rất hạn chế ở nửa đầu thế kỷ trước, mặc dù, về tính chất, những quyển sách giới thiệu có thể đã tập hợp những mẩu chuyện là giai thoại; 2. Chỉ có công trình Việt sử giai thoại của Đào Trinh Nhất là sử dụng giai thoại với tư cách một thuật ngữ chính thức. Tuy nhiên, trong phần tựa quyển sách này, tác giả Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố (người giới thiệu quyển sách) cũng không bàn về thể loại mà chỉ nêu một cách vắn tắt ý nghĩa của thuật ngữ giai thoại như sau: “Người ta gọi giai thoại là việc tốt, chuyện hay thường truyền tụng ở dân gian. Sách làm ngày xưa cũng có một
- 11 quyển đề là “Tùy Đường thi thoại”, chép những chuyện hay trong đời Tùy Đường. Theo nghĩa chữ Pháp thì giai thoại (anecdotes) là chuyện vặt, chuyện dật sử, có cái không đáng tin” (Lời giới thiệu Việt sử giai thoại). Còn về sách giới thiệu giai thoại như một thể loại độc lập, từ thập niên 60 thế kỷ trước, ở nước ta có hai công trình chính thức dùng thuật ngữ giai thoại để định danh đối tượng. Đó là công trình Giai thoại văn học Việt Nam của Hoàng Ngọc Phách, Kiều Thu Hoạch (với lời giới thiệu của Trần Thanh Mại, hoàn thành năm 1963, xuất bản năm 1965) và công trình Giai thoại làng Nho của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc (xuất bản lần đầu vào năm 1963, với lời tựa của Đoàn Thêm). Trên lĩnh vực báo chí, thuật ngữ giai thoại được chính thức sử dụng với hình thức ghi thành tiểu mục hoặc thành lời chú thích dưới các đề tài trên các báo Quốc ngữ thì phải đến giai đoạn 1865 – 1965 như: Khuyến học, Nước Nam, Tiếng dân, Tri Tân,… Ở các phần trên, chúng tôi chủ yếu xem quan điểm của các nhà nghiên cứu giai thoại trong và ngoài nước như một tiền giả định khoa học mà chưa đi sâu khảo sát nội hàm khái niệm thể loại để định vị nó trong hệ thống tự sự dân gian. Sau đây, xin đi sâu vào vấn đề này. Thực ra, việc viện dẫn lý thuyết thể loại của các nhà nghiên cứu giai thoại ở Việt Nam đều ít nhiều dựa vào hệ lý thuyết của thế giới. Để đi đến một khái niệm về thể loại, xin đi vào một số cách tiếp cận giai thoại qua sự phân hóa thành 4 khuynh hướng cơ bản: - Xem giai thoại như một thể loại tự sự dân gian; - Xem giai thoại như một thể loại trung gian giữa văn học dân gian và văn học viết; - Xem giai thoại là một thể loại của văn học viết; - Xem giai thoại là một thể loại tổng hợp. 1.1.1.1. Khuynh hướng xem giai thoại là thể loại thuộc văn học dân gian Khuynh hướng xem giai thoại là thể loại thuộc văn học dân gian phân hóa thành các nhánh: xem giai thoại như một bộ phận của cổ tích và xem giai thoại là một thể loại độc lập, có vị trí tương đương với các thể loại khác trong tự sự dân gian. a. Khuynh hướng xem giai thoại là một bộ phận của cổ tích Khuynh hướng này chủ yếu xuất hiện ở Nga. Một số nhà nghiên cứu Nga xem giai thoại tương đương với truyện cười và xếp nó vào tiểu loại cổ tích sinh hoạt. Trong đó, tiêu biểu nhất là quan niệm của V. Ja Propp. Ở công trình Folklore và thực tại, trong phần Cơ cấu thành phần thể loại, khi bàn về cổ tích sinh hoạt, học giả người Nga xem giai thoại như một bộ phận của cổ tích sinh hoạt. Theo ông: “Nói về cổ tích
- 12 sinh hoạt hay truyện cổ tích hiện thực, cần phải đề cập tới vấn đề giai thoại (…). Theo ý chúng tôi, nó không phải là một loại hình riêng của sáng tác dân gian, khác biệt với loại truyện cổ tích đoản thiên về con người (…). Nghiên cứu kĩ càng hơn nữa những truyện cổ tích sinh hoạt về con người, thì có thể khẳng định được rằng trong folklore không có ranh giới giữa truyện cổ tích sinh hoạt về con người và truyện giai thoại. Có chăng thì cũng chỉ có thể xếp giai thoại thành một tiểu loại riêng trong truyện cổ tích sinh hoạt” [44, tr.325]. b. Khuynh hướng xem giai thoại là thể loại độc lập Khuynh hướng xem giai thoại là thể loại độc lập thuộc văn học dân gian lại chia thành 2 nhánh: 1. Đặt giai thoại trong truyện hài hước (truyện cười) và 2. Tách giai thoại ra khỏi truyện hài hước. Quan điểm đặt giai thoại bên cạnh truyện hài hước có thể tìm thấy ở trường phái Phần Lan và một số nhà folklore học hiện đại của Mỹ. Còn nhánh thứ hai chủ yếu xuất hiện ở các nhà nghiên cứu người Nga. Khuynh hướng đặt giai thoại trong truyện hài hước (truyện cười) Ở trường phái Phần Lan, trong công trình The types of the folklore: A classitification and bibliography (Các loại truyện dân gian: Phân loại và thư mục) (1910), Aarne đã phân loại truyện kể dân gian theo chủ đề, gồm 3 loại lớn là: I. Truyện động vật, II. Truyện dân gian thông thường và III. Truyện hài hước. Trong đó, giai thoại được xếp vào loại truyện hài hước cùng với truyện cười (mục III. Jokes and Anecdotes, Truyện cười và Giai thoại,) [169, tr.374]. Còn ở Mỹ, Alan Dundes, một trong những học giả folklore nổi tiếng của Hoa Kỳ, trong bài viết Who are the folk? (Ai là người sáng tác văn hóa dân gian?, in trong cuốn Interpreting Folklore (Lý giải Folklore), Indian University – Bloomington, 1980) cũng có cùng quan điểm như Aarne khi ông đặt giai thoại (Anecdotes) trong hệ thống truyện cười (Jokes) [175]. Khuynh hướng tách giai thoại ra khỏi truyện hài hước (truyện cười) Guxev trong công trình Mỹ học folklore (1967) xem giai thoại như một thể loại độc lập thuộc tự sự dân gian sau khi so sánh và phân biệt so với những nhóm khác: “Chúng tôi tách giai thoại ra khỏi cổ tích sinh hoạt và cổ tích trào phúng (loại này dĩ nhiên có thể mang những yếu tố giai thoại), vì nó có một số đặc điểm cho phép nó như một thể loại độc lập. Chúng tôi gọi là giai thoại tác phẩm tự sự trào phúng hoặc hài hước, được xây dựng trên một tình tiết có sự tăng tiến đến điểm cao, biểu hiện rõ rệt và kết thúc bất ngờ” [51, tr.233]. Như vậy, nguyên nhân khiến Guxev tách giai thoại ra khỏi cổ tích là do tính trào phúng và hài hước của nó. Soi chiếu quan niệm ấy vào tình hình giai thoại Việt Nam, có thể thấy vì sao các nhà nghiên cứu nước ta từ trước
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 201 | 58
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 165 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
220 p | 186 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 155 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 96 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 54 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 32 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 115 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 35 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 26 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt
238 p | 31 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 16 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 19 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 9 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 117 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn