intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:205

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam "Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lí luận và tổng quan tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ trước năm 1945; Nhà văn, công chúng và quá trình vận động của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945; Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945: nhìn từ nội dung; Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945: nhìn từ nghệ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ KIM ÚT TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ KIM ÚT TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN LÊ GIANG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Văn học Việt Nam Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan. Các tài liệu tham khảo, thông tin trích dẫn trong luận án này đều được ghi chú nguồn gốc rõ ràng. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Lê Thị Kim Út
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục DẪN NHẬP ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 5. Những đóng góp mới của luận án ....................................................................... 5 6. Cấu trúc của luận án ............................................................................................ 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NAM BỘ TRƯỚC NĂM 1945 VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA ĐỀ TÀI......................................................................... 7 1.1. Khái niệm tiểu thuyết, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ ........... 7 1.1.1. Tiểu thuyết ................................................................................................. 7 1.1.2. Tiểu thuyết lịch sử.................................................................................... 11 1.1.3. Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ ..................................................................... 22 1.2. Hướng tiếp cận chính của luận án .................................................................. 23 1.2.1. Tiếp cận từ nghiên cứu loại hình ............................................................. 23 1.2.2. Tiếp cận từ lí thuyết tự sự học ................................................................. 25 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ ........................ 26 1.3.1. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ trước năm 1975 ........ 26 1.3.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ năm 1975 đến nay .................................................................................................... 28 CHƯƠNG 2 NHÀ VĂN, CÔNG CHÚNG VÀ QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 ................................................................................................................ 37 2.1. Thế hệ nhà văn sáng tác tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ ..................................... 37 2.1.1. Các nhà văn xuất thân từ Nho học ........................................................... 38 2.1.2. Các nhà văn xuất thân từ Tây học ............................................................ 42
  5. 2.2. Quan niệm sáng tác của nhà văn Nam Bộ về tiểu thuyết lịch sử ................... 47 2.2.1. Mục đích sáng tác .................................................................................... 48 2.2.2. Phương thức thể hiện ............................................................................... 53 2.3. Công chúng và tình hình xuất bản .................................................................. 56 2.3.1. Công chúng tiếp nhận .............................................................................. 56 2.3.2. Tình hình xuất bản, phát hành.................................................................. 59 2.4. Hai giai đoạn vận động của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 ........................................................................................................ 62 2.4.1. Thập niên 1910 và 1920 ........................................................................... 63 2.4.2. Thập niên 1930 và 1940 ........................................................................... 66 CHƯƠNG 3 TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945: NHÌN TỪ NỘI DUNG ............................................................. 73 3.1. Ca ngợi lịch sử hào hùng của dân tộc............................................................. 73 3.1.1. Lịch sử xây dựng các triều đại độc lập .................................................... 73 3.1.2. Lịch sử bảo vệ đất nước - chống giặc ngoại xâm .................................... 78 3.2. Ca ngợi tinh thần trung hiếu - tiết hạnh.......................................................... 83 3.2.1. Ca ngợi tinh thần trung hiếu .................................................................... 84 3.2.2. Ca ngợi tinh thần tiết hạnh ....................................................................... 91 3.3. Ca ngợi lịch sử Nam Bộ và công cuộc trung hưng nhà Nguyễn .................... 97 3.3.1. Vùng đất Nam Bộ trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ ............................... 97 3.3.2. Công cuộc trung hưng nhà Nguyễn trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ .......................................................................................................................... 100 CHƯƠNG 4. TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945: NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT ..................................................... 107 4.1. Điểm nhìn trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ .................................................................................................... 107 4.1.1. Điểm nhìn trần thuật .............................................................................. 107 4.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tiểu sử, ngoại hình .......................... 109 4.1.3. Nghệ thuật xây dựng hành động nhân vật ............................................. 115 4.1.4. Nghệ thuật xây dựng tâm trạng nhân vật ............................................... 117
  6. 4.2. Cốt truyện và kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ .............. 121 4.2.1. Cốt truyện ............................................................................................... 121 4.2.2. Kiểu kết cấu tiểu thuyết chương hồi ...................................................... 124 4.2.3. Kiểu kết cấu tiểu thuyết phương Tây ..................................................... 128 4.2.4. Sự pha trộn các kiểu trần thuật............................................................... 129 4.3. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ .............................. 139 4.3.1. Ngôn ngữ miêu tả ................................................................................... 139 4.3.2. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại ............................................................ 142 4.3.3. Ngôn ngữ kể chuyện .............................................................................. 147 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 153 DANH MỤC BÀI NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................ 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 157 PHỤ LỤC............................................................................................................... 164
  7. 1 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Những năm đầu thế kỉ XX ở nước ta đã diễn ra công cuộc hiện đại hoá văn học, trong đó nền văn học mới - văn học Quốc ngữ xuất hiện sớm nhất ở Nam Bộ với thể loại chủ lực là tiểu thuyết. Với tư cách là một thể tài quan trọng của tiểu thuyết quốc ngữ Nam Bộ, tiểu thuyết lịch sử đã góp phần hình thành nên những giá trị độc đáo của văn học vùng đất này. Trải qua nhiều thăng trầm, tiểu thuyết lịch sử trong văn học quốc ngữ Nam Bộ không ngừng vận động, phát triển, nó vừa là nhịp cầu đưa độc giả đến gần lịch sử, nó vừa là sự diễn giải lịch sử theo cách riêng. Tuy nhiên trong suốt thời gian dài, tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí có lúc tưởng như nó bị bỏ quên, có khi được nhắc đến nhưng với đánh giá khá phiến diện. Có những luận án, những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử trước 1945 nhưng chỉ nhắc đến Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Huy Tưởng... mà không biết đến Trương Duy Toản, Phạm Minh Kiên, Tân Dân Tử... Vào những năm 90 của thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, trong luận án tiến sĩ của Tôn Thất Dụng, Bùi Văn Lợi, Cao Thị Xuân Mỹ..., ít nhiều đã đặt ra các vấn đề liên quan đến tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ. Đặc biệt, khi Khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn triển khai các đề tài nghiên cứu về văn học Nam Bộ, trong đó đáng chú ý là các công trình của nhóm tác giả do Đoàn Lê Giang làm chủ biên đã có cuộc khảo sát, đánh giá khá toàn diện về văn học quốc ngữ Nam Bộ và mở ra nhiều hướng nghiên cứu cho văn học của vùng đất này. Văn học Nam Bộ đầu thế kỉ XX phong phú về nội dung tư tưởng, trong đó những vấn đề xã hội, đạo lí được các tác giả Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt... rất quan tâm. Vấn đề về lịch sử dân tộc cũng được các nhà văn Nam Bộ đề cập rất sớm trong sáng tác của họ so với tiểu thuyết lịch sử của cả nước. Khác với tiểu thuyết lịch sử miền Bắc chủ yếu ngợi ca triều đại, ở Nam Bộ, tiểu thuyết lịch sử ngợi ca về quá trình đấu tranh thống nhất đất nước, về quá trình phục quốc... Cùng với những tiền đề nội sinh và ngoại sinh, tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945 có những bước phát triển mạnh mẽ về lực lượng sáng tác, số lượng tác phẩm, hình thức nghệ thuật,... Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ có sự đổi mới về cách viết theo kiểu phương Tây bên cạnh chất truyền thống theo kiểu văn học Trung Quốc. Khuynh hướng thẩm mĩ, quan niệm sáng tác tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Bộ mới mẻ, sâu sắc, gắn với vấn đề quốc gia, dân tộc. Sự ra đời của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ còn nhằm chống ảnh hưởng của truyện Trung Quốc đang rất phổ biến ở Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỉ XX.
  8. 2 Đóng góp của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 trong công cuộc hiện đại hoá văn học dân tộc là rất lớn. Tuy nhiên chỉ mới có những bài viết mang tính khái quát về chủ đề, giới thiệu đôi nét về nội dung các tác phẩm mà chưa nghiên cứu toàn diện. Với tầm quan trọng và những thành tựu của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 cần được đi sâu nghiên cứu để phục dựng diện mạo, chỉ ra những giá trị và đặc điểm của nó. Xuất phát từ mong muốn góp phần nghiên cứu một cách hệ thống về tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ, đồng thời từ lòng yêu thích của cá nhân, chúng tôi chọn Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, chúng tôi hướng đến những mục đích sau đây: - Sưu tập, kiểm kê các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến 1945 để có được cái nhìn đầy đủ, toàn diện nhất có thể về bộ phận tiểu thuyết này. - Đặt tiểu thuyết lịch sử trong bối cảnh lịch sử xã hội và quá trình hiện đại hóa văn học để tìm hiểu sự ra đời của lực lượng sáng tác, tình hình xuất bản, phát hành, đối tượng độc giả của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ, từ đó có cái nhìn tổng quan về thể tài này. - Tìm hiểu giá trị và đặc điểm nội dung của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. - Từ hướng tiếp cận nghiên cứu loại hình và lí thuyết tự sự học, tìm hiểu giá trị và đặc điểm nghệ thuật, phương thức tự sự của các tác phẩm để thấy được sự sáng tạo của nhà văn trong quá trình tiếp nhận và kế thừa văn học giai đoạn trước trong việc đổi mới và cách tân tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỉ XX. Với mục đích nghiên cứu các khía cạnh nêu trên, luận án mong muốn góp phần xác lập vai trò, vị trí cũng như làm rõ đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ trong công cuộc hiện đại hóa nền văn học Việt Nam hiện đại. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Bộ được xuất bản từ đầu thế kỉ XX đến 1945. Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ được hiểu là tiểu thuyết viết về lịch sử Việt Nam của các nhà văn hoạt động trong không gian văn hóa Nam Bộ. 2.2.2. Phạm vi
  9. 3 Hiện, chúng tôi đã tìm được 17 tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ của các nhà văn: Trương Duy Toản (Phan Yên ngoại sử - tiết phụ gian truân), Nguyễn Liên Phong (Từ Dũ Hoàng Thái hậu), Huyền Mặc Đạo Nhân (Trung tiết anh hùng - Lịch sử Võ Tánh), Nguyễn Chánh Sắt (Việt Nam Lê Thái Tổ), Nguyễn Bá Thời (Oán lớn bằng trời - Liệt nữ phục thù), Tân Dân Tử (Giọt máu chung tình - Tòng đình thảm kịch, Gia Long tẩu quốc, Hoàng tử Cảnh như Tây, Gia Long phục quốc), Phạm Minh Kiên (Việt Nam anh kiệt - Vì nghĩa liều mình, Việt Nam Lý Thường Kiệt (Việt Nam Lý trung hưng), Lê triều Lý thị, Tiền Lê vận mạt, Trần Hưng Đạo), Hồ Biểu Chánh (Nam cực tinh huy, Nặng gánh cang thường), Phú Đức (Tiểu anh hùng Võ Kiết - Tấm gương ái quốc). Là những tác phẩm về đề tài lịch sử của các tác giả Nam Bộ chủ yếu lấy cảm hứng, bối cảnh, cốt truyện, nhân vật lịch sử Việt Nam. Những tác phẩm dịch hoặc lấy cảm hứng từ cứ liệu lịch sử Trung Quốc của các nhà văn kể trên không phải là đối tượng khảo sát của luận án này. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Luận án sau khi hoàn thành hi vọng sẽ góp phần làm rõ thêm về thể tài tiểu thuyết lịch sử trong giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng góp phần khẳng định những đóng góp của văn học quốc ngữ Nam Bộ trong quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 ở chương trình đại học, cao đẳng chuyên ngành Ngữ văn cũng như trong chương trình môn Ngữ văn, chương trình giáo dục địa phương ở các trường phổ thông. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu, tiếp cận sau: Phương pháp lịch sử - xã hội Văn học có mối quan hệ mật thiết với bối cảnh lịch sử - xã hội. Đặc biệt, những năm đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của văn hóa - văn học phương Tây. Phương pháp lịch sử - xã hội là phương pháp tìm hiểu và trình bày quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng lịch sử theo trình tự và ở nhiều góc cạnh khác nhau. Việc đặt một sự kiện trong mối liên hệ với các sự kiện, hiện tượng khác là yêu cầu chính yếu. Vận dụng phương pháp lịch sử - xã hội trong nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 là đặt các sự kiện lịch sử của giai đoạn này với giai đoạn trước và cả giai đoạn sau trong tương quan với các hiện tượng văn học. Mặt khác,
  10. 4 xem xét các hiện tượng văn học trong tương quan đồng đại để bóc tách các đặc trưng nổi bật của đối tượng nghiên cứu. Khi đặt các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỉ XX trong tiến trình vận động của thể loại văn xuôi tự sự để làm rõ sự kế thừa, tiến trình đổi mới của lí thuyết về thể loại trong giai đoạn cách tân văn học Việt Nam. Phương pháp này được chúng tôi vận dụng để phân tích ở chương tổng quan và chương 2 của luận án. Phương pháp loại hình Từ lâu, ở phương Tây, phương pháp loại hình đã được tiến hành trong việc phân loại các ngành khoa học. Đến thế kỉ XX, phương pháp loại hình ngày càng phổ biến. Nó cũng được vận dụng nhằm để phân loại các hiện tượng văn học và biểu hiện của phương diện nghệ thuật tác phẩm. Trong luận án này, vận dụng phương pháp loại hình giúp chỉ ra đặc trưng thể loại của tiểu thuyết nói chung và thể tài tiểu thuyết lịch sử nói riêng. Vận dụng phương pháp này ở chương 3, chương 4 nhằm xác định đặc trưng, bản chất thể loại so với các loại hình khác để thấy rõ cách các nhà văn quốc ngữ Nam Bộ khai thác đề tài, nhân vật, xử lí các yếu tố hiện thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật… ở giai đoạn đầu quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam. Tiếp cận từ lí thuyết tự sự học Nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của Y. W. Ma, Anthony C. Yu, Alastair MacDonald Taylor, John Cameron, Ana Raquel Fernandes đặt ra vấn đề trần thuật để khu biệt hoặc tìm ra mối tương quan giữa lịch sử và hư cấu trong tác phẩm. Tinh thần chung của các công trình này là khẳng định yếu tố trần thuật như là chìa khóa để đưa ra căn cứ cho việc xác định khái niệm và đặc trưng của thể tài. Để tìm hiểu một cách cặn kẽ các vấn đề nghiên cứu về trần thuật, về lịch sử và hư cấu của lí thuyết tự sự học, chúng ta cần khảo sát bằng các lăng kính khác nhau của một giai đoạn văn học. Lịch sử phải được xem như là một phần của các nền văn minh, còn tiểu thuyết thể hiện vai trò độc quyền của mình trong tái hiện đời sống quá khứ. Nó đưa ra tham vọng sáng tạo lại quá khứ với các cảm thức, tư duy, suy nghĩ của quá khứ. Tiếp cận từ lí thuyết tự sự học được chúng tôi vận dụng để khảo sát các kiểu loại nhân vật, các kiểu kết cấu trần thuật, cốt truyện, nhân vật, tương quan giữa người kể chuyện với nhân vật, ... ở chương 3 và chương 4. Nhằm chọn lựa tài liệu, phân loại tên truyện, tác giả, các kiểu loại nhân vật... ở chương 3, chương 4 và phần phụ lục, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê - phân loại để hệ thống hóa các vấn đề trong luận án. Các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh… cũng được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho các phương pháp nêu trên. Từ đó đưa ra luận chứng cụ thể, sinh động, chứng minh cho những luận điểm được trình bày trong luận án. Tìm hiểu những nét tương đồng, dị biệt trong tư duy tự sự lịch sử
  11. 5 và các phương thức nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ đầu thế kỉ XX so với giai đoạn trước đó nhằm khẳng định sự sáng tạo nghệ thuật mới mẻ của các nhà văn Nam Bộ. 5. Những đóng góp mới của luận án Thực hiện luận án này, chúng tôi mong muốn: - Trình bày tổng thể về tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến 1945 bao gồm tư liệu hiện còn, lực lượng sáng tác, tình hình xuất bản, phát hành, đối tượng độc giả của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ. - Phân tích giá trị và đặc điểm nội dung của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. - Phân tích giá trị và đặc điểm nghệ thuật, phương thức tự sự của và những cách tân tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỉ XX. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc nội dung chính của luận án gồm 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận và tổng quan tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ trước năm 1945 và hướng tiếp cận của đề tài Chương này trình bày khái lược về tình hình nghiên cứu các vấn đề luận án đặt ra: khái niệm về tiểu thuyết, tiểu thuyết lịch sử, tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử ở Nam Bộ. Đồng thời chúng tôi trình bày cơ sở lí luận làm điểm tựa cho hướng tiếp cận triển khai đề tài ở các chương tiếp theo. Chương 2: Nhà văn, công chúng và quá trình vận động của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 Chương này đi vào mô tả quá trình vận động của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, những vấn đề liên quan đến tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ như nhà văn, công chúng, tình hình xuất bản và quan niệm sáng tác của các nhà văn Nam Bộ về tiểu thuyết lịch sử. Từ đó xác định sự đóng góp của các nhà văn Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học nước nhà. Chương 3: Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945: nhìn từ nội dung Chương này sẽ trình bày những nội dung chính của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ bao gồm: ngợi ca lịch sử hào hùng của dân tộc, của lịch sử Nam Bộ cũng như công cuộc trung hưng Nhà Nguyễn và ngợi ca tinh thần trung hiếu - tiết hạnh của dân tộc để góp phần làm sáng rõ tinh thần yêu nước của các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỉ XX. Chương 4: Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945: nhìn từ nghệ thuật
  12. 6 Chương này sẽ tập trung làm rõ đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945 về điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật; cốt truyện và kết cấu trần thuật cũng như ngôn ngữ nghệ thuật trong phong cách sáng tác của các nhà văn Nam Bộ. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi tổng hợp, phân tích, so sánh những thành tựu của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ nhằm khái quát một cách đầy đủ nhất có thể về thể tài này.
  13. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NAM BỘ TRƯỚC NĂM 1945 VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA ĐỀ TÀI Thời kì Pháp chiếm đóng Nam Kì, cũng là lúc xã hội, lịch sử, văn hóa của vùng đất này có nhiều biến đổi. Ngoài yếu tố chính trị, ngoài chính sách khai thác thuộc địa của thực dân đã làm một bộ phận người Việt đánh mất bản thân và nguồn cội thì không thể không kể đến cơ hội mà vùng đất Nam Bộ được tiếp xúc với văn hóa phương Tây, trong đó có văn học. Nếu trước đây, văn học Việt Nam chịu sự tác động của văn học Trung Hoa thì đến giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nó đã có sự bứt phá, đặt một chân ra ngoài khuôn khổ truyền thống. Văn học Việt Nam giai đoạn này đã bước vào giai đoạn mới - tiếp xúc với tiểu thuyết phương Tây, với nền văn học hiện đại. Việc sáng tạo diễn ngôn lịch sử bằng các loại hình nghệ thuật là nguồn cảm hứng lớn từ xưa đến nay. Chính vì thế, việc tìm hiểu về tiểu thuyết lịch sử ngày càng thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu văn học Việt Nam. Từ việc trình bày những vấn đề liên quan đến tổng quan tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, luận án đề xuất hướng tiếp cận của đề tài, góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa văn học với ý thức hệ xã hội trong quá trình sáng tạo của nhà văn. 1.1. Khái niệm tiểu thuyết, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ 1.1.1. Tiểu thuyết Đề cập về khái niệm tiểu thuyết, cho đến nay có khá nhiều định nghĩa và cách kiến giải khác nhau. Thuật ngữ tiểu thuyết trong tiếng Anh là novel, fiction; tiếng Pháp là roman; tiếng Trung là 小 說. Quan niệm về tiểu thuyết cũng có những thay đổi theo từng giai đoạn và không ngừng vận động, phát triển như chính bản chất của thể loại. Bakhtin đã đưa ra lời nhận định: “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình, (...). Tiểu thuyết không đơn thuần chỉ là một thể loại trong nhiều thể loại. Đó là một thể loại nảy sinh và được nuôi dưỡng bởi thời đại mới của lịch sử thế giới và vì thế mà thân thuộc sâu sắc với thời đại ấy” (Bakhtin M.M, 2003, tr. 23 - 25). Để có cái nhìn bao quát hơn và với mục đích giới thuyết khái niệm nhằm làm tiền đề cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi tìm hiểu quan niệm về thể loại tiểu thuyết theo hai hướng chính: quan niệm về tiểu thuyết trong thời kì trung đại phương Đông, đặc biệt là ở Trung Quốc và quan niệm hiện đại về thể loại này có nguồn gốc ở phương Tây. Đây cũng là hai
  14. 8 nền văn học có sự ảnh hưởng không nhỏ đến sự ra đời của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam và quá trình hiện đại hoá văn học nước nhà. Đối với tiểu thuyết Phương Đông Quan niệm về tiểu thuyết của chúng ta ngày nay không giống với quan niệm về tiểu thuyết của thời cổ đại phương Đông, mà chủ yếu là Trung Quốc. Đây là nền văn học lớn, có sự ảnh hưởng không chỉ ở Việt Nam mà cả các khu vực lân cận. Nguồn gốc của thể loại tiểu thuyết nói lên nhiều vấn đề đặc trưng của nó. Lỗ Tấn được xem là người đầu tiên biên soạn lịch sử về tiểu thuyết Trung Quốc. Trong công trình Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, Lỗ Tấn nhận định: “Tiểu thuyết Trung Quốc đến nay không có sử, có chăng thì trước tiên thấy trong văn học sử Trung Quốc của người nước ngoài làm, rồi sau thì của người Trung Quốc làm cũng có thấy, song đều rất ít, không đến một phần mười của cuốn sách. Do đó mà về tiểu thuyết vẫn không rõ ràng” (Lỗ Tấn, 2002, tr.19). Cũng trong công trình trên, Lỗ Tấn cho rằng: “Tên gọi tiểu thuyết, xưa thấy trong câu của Trang Chu nói rằng: trau dồi tiểu thuyết để cầu cạnh viên quan huyện (thiên Ngoại vật, sách Trang Tử), nhưng xét đúng thực tế thì danh từ đó chỉ là những lời nói vụn vặt, tầm thường, không phải có đạo lí gì ở trong đó, cùng với danh từ tiểu thuyết dùng về sau vốn không đồng nghĩa” (Lỗ Tấn, 2002, tr. 21). Hay như ý của Hoàn Đàm, từ những câu nói, những mẩu chuyện vụn vặt, nhà văn có thể làm ra những cuốn sách để có thể lấy đó để răn mình, răn người. Khi Ban Cố làm Hán thư, dọn bớt lại làm Nghệ văn chí, phần ba trong chương đó gọi là Chư Tử lược thì “nhà tiểu thuyết” không được kể đến. Còn Khổng Tử nói về tiểu thuyết như sau: “Tuy là cái đạo nhỏ, nhưng chắc chắn cũng có chỗ khả quan, có điều là đi xa thì sợ ứ động” (Lỗ Tấn, 2002, tr. 23). Một trong những luận điểm đáng chú ý trong công trình này của Lỗ Tấn là nguồn gốc của tiểu thuyết. Ông cho rằng, nếu thơ ca là văn vần bắt nguồn từ lao động thì tiểu thuyết là văn xuôi bắt nguồn từ sự nghỉ ngơi, giải trí. Con người đã dùng thơ ca ngâm ngợi để quên đi nỗi mệt nhọc khi lao động, lúc nhàn rỗi họ lại cần đến tiểu thuyết để tiêu khiển. Những lúc như thế, mọi người kể lại cho nhau nghe những câu chuyện cũ đã từng được nghe, được biết, và đó là nguồn gốc của tiểu thuyết. Lỗ Tấn cũng cho rằng, tiểu thuyết gắn liền với thần thoại. Nhiều nhà nghiên cứu hiện đại có quan điểm trùng hợp với ý kiến này của Lỗ Tấn. Trong công trình Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc, Lixêvich cho rằng: “Nhìn chung theo những lời phẩm bình của Ban Cố viết về tiểu thuyết thì nguồn gốc dân gian của chúng là không nghi ngờ gì cả. Chính những người kể chuyện dân gian đã sáng tạo ra tiểu thuyết” (Lixêvich, 1994, tr. 266).
  15. 9 Quan niệm về tiểu thuyết như Lỗ Tấn đã trình bày ở trên có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến cho tiểu thuyết với tư cách là một thể loại không được xem là chính thống. Nhà nghiên cứu Lixêvích từng phát biểu: Hướng tới tiểu thuyết, thuật ngữ Trung Quốc cuối cùng mà chúng tôi sẽ nói trong chương này - độc giả sẽ đi vào một lĩnh vực văn học bị khinh rẻ, nằm ngoài giới hạn của ngôn từ văn học là văn. Các tác phẩm tiểu thuyết dường như nằm ngoài phạm vi hoa văn ngôn từ của thế giới - không phải ngẫu nhiên mà thành tố đầu tiên của thuật ngữ là chữ tiểu - nghĩa là bé mọn, không quan trọng, không đáng kể (Lixêvich, 1994, tr. 276). Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến cách phân loại tiểu thuyết để bàn về quan niệm tiểu thuyết cổ đại Trung Quốc: một là của Lỗ Tấn trong Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, hai là Lịch sử văn học Trung Quốc của tập thể tác giả Dư Quán Anh, Tiền Chung Thư, Phạm Anh. Truyện truyền kỳ, chí quái, thuyết thoại, các tiểu loại tiểu thuyết thần ma, nhân tình thế thái, hiệp tà, hiệp nghĩa, ... được sắp xếp trong công trình của Lỗ Tấn cho thấy, thực chất, tiểu thuyết là loại hình văn xuôi tự sự hư cấu nói chung. Cũng vậy, trong công trình của tập thể tác giả trên, tiểu thuyết được phân ra thành: tiểu thuyết chí quái, tiểu thuyết dật sự, tiểu thuyết truyền kì, thoại bản, tiểu thuyết chương hồi, truyện ngắn bạch thoại, ... Điều đó cho thấy tên gọi tiểu thuyết có nội hàm rộng, dùng chung cho các thể văn tự sự có cốt truyện. Cách phân loại và quan niệm này dường như đã thành truyền thống. Đặc điểm trên đây cũng lí giải cho ý kiến của các nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Nguyễn Huệ Chi là các loại tiểu thuyết chí quái và tiểu thuyết truyền kì được du nhập từ sớm nhưng người Việt lại dùng khái niệm “truyện” cho các hình thức tự sự khác nhau: Phải đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thuật ngữ tiểu thuyết mới chính thức ra đời; lúc bấy giờ tiểu thuyết Pháp đã được nhiều người Việt mô phỏng nên thuật ngữ tiểu thuyết ở Việt Nam sớm gắn bó với hình thức tiểu thuyết phương Tây mặc dù cũng được dùng để gọi tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc vốn được dịch khá ồ ạt ở miền Nam và miền Bắc trong những thập kỷ đầu thế kỉ XX. Tuy vậy, khái niệm truyện vẫn không mất đi, trái lại vẫn tồn tại song song cho đến ngày nay (Lại Nguyên Ân và Nguyễn Huệ Chi, 2020, tr. 1720). Như vậy, có một sự khác biệt trong quan niệm về tiểu thuyết qua các giai đoạn mà chúng ta cần lưu ý. Trong Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tác giả Trần Nghĩa cho rằng: “Tuy cùng gọi là tiểu thuyết cả, nhưng sự khác biệt trong quan niệm về tiểu thuyết xưa nay vốn khác nhau một trời một vực” (Trần Nghĩa, 1997, tr. 36). Cũng theo giải thích của tác giả trong công trình này, tiểu thuyết chữ Hán ở Việt Nam hình thành trong quá trình tự phân biệt mình với chính sử, cũng là một cách bổ sung cho loại hình chính sử. Đây là một trong những luận điểm quan trọng để nghiên cứu về nguồn gốc của tiểu thuyết lịch sử.
  16. 10 Đối với tiểu thuyết phương Tây Nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã định nghĩa khái niệm tiểu thuyết và đưa ra những cách lí giải về quan niệm của họ. Có ba thuật ngữ ở phương Tây liên quan đến khái niệm tiểu thuyết gồm: novel/fiction và romance. Novel và fiction (tiểu thuyết) đều được các học giả định nghĩa là thể loại tự sự dài và phổ biến là hình thức văn xuôi. Có một số nhà tiểu thuyết thường sử dụng thuật ngữ “romance” (cũng được dịch ra tiếng Việt là tiểu thuyết) thay cho thuật ngữ “novel”. Mặc dù, thuật ngữ “romance” thường được xem là một tiểu loại của tiểu thuyết vì đây là thuật ngữ được Walter Scott - tác giả nổi tiếng của tiểu thuyết lịch sử đưa ra. Theo đó, romance là thể loại tiểu thuyết viết về “một câu chuyện hư cấu bằng văn xuôi hoặc thơ; mối quan tâm của nó là những sự cố kì diệu và đặc biệt, trái ngược với tiểu thuyết chính thống mô tả hiện thực trạng thái của một xã hội”1 (Walter Scott, 1992, tr. xxv). Những từ điển về lí thuyết văn học ở châu Âu và châu Mỹ cũng đều định nghĩa tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn, cốt truyện, chủ đề, nhân vật, hành động gắn liền với các vấn đề của thời đại (Bonn Julien, 2010, tr. 112; Chris Baldick, 2001 và John Anthony Bowden Cuddon, 2013, tr. 477). Để làm rõ thể loại tiểu thuyết, chúng ta cần đặt nó trong tương quan với thể loại khác. Đây là quan điểm của Bakhtin khi nghiên cứu thể loại này. Trong công trình Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Bakhtin đã đưa ra ba nguyên tắc trong thế phân biệt với các thể loại khác. Thứ nhất là tính ba chiều có ý nghĩa phong cách học tiểu thuyết, gắn liền với ý thức đa ngữ được thể hiện trong tiểu thuyết. Thứ hai là sự thay đổi cơ bản các toạ độ thời gian của hình tượng văn học trong tiểu thuyết. Thứ ba là khu vực mới, nơi xây dựng hình tượng văn chương của tiểu thuyết, chính là khu vực tiếp xúc tối đa với cái hiện tại (đương đại) ở “thì không hoàn thành của nó” (Bakhtin.M.M, 1992, tr. 36). Như vậy, tiểu thuyết gắn liền với đặc trưng tiêu biểu ở “thì không hoàn thành”, tức là cái đang vận động, không ngừng tạo ra tương quan, cái đang phát triển. Khái niệm tiểu thuyết hiện đại có nguồn gốc từ phương Tây mà đa phần chúng ta sử dụng phổ biến như hiện nay, nó phù hợp với sự thay đổi của nền tảng lí luận và thực tiễn sáng tác. Ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu của tiểu thuyết hiện đại, có nhiều ý kiến bàn về sự xuất hiện của thể loại mới này, về vấn đề tiếp nhận, ... Trong đó, ý kiến của Phạm Quỳnh là rất đáng ghi nhận. Ý kiến của ông có vai trò quan trọng trong xác định các tính chất của thể loại của giai đoạn hiện đại hóa văn học. Ông cho rằng: “Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội, hay là những sự 1 "A fictitious narrative in prose or verse; the interest of which turns upon marvellous and uncommon incidents, in contrast to mainstream novels which realistically depict the state of a society”.
  17. 11 lạ, tích kì, đủ làm cho người đọc có hứng thú” (Phạm Quỳnh, 1921, tr. 1). Nhận xét này cho thấy phạm vi miêu tả của tiểu thuyết rất rộng. Đây cũng là tinh thần xem tiểu thuyết là thể loại có khả năng bao quát lớn. Tuy nhiên, tác giả cũng lưu ý nghĩa hai chữ “tiểu thuyết” trong sách Trung Quốc là khá rộng và có khác với nghĩa tiểu thuyết như bây giờ. Về mặt lịch sử, Phạm Quỳnh giải thích: “Lối tiểu thuyết có đã lâu: ở nước Tàu thì thịnh hành từ đời nhà Nguyên; ở nước Pháp thì phôi thai từ thế kỉ thứ XIII, XIV; nhưng thành thể tài như ngày nay là mới bắt đầu từ thế kỉ XIX, nghĩa là trong khoảng hơn 100 năm nay. Cho nên các sách lịch sử văn học Âu châu đều nói rằng “thế kỉ thứ XIX là thế kỉ tiểu thuyết” (Phạm Quỳnh, 2016, tr. 111). Khi nói đến “thế kỉ tiểu thuyết”, tức là Phạm Quỳnh muốn nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng những yếu tố phương Tây của thể loại này trong buổi đầu hiện đại hóa văn học. Cũng trên tinh thần hiện đại, Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa tiểu thuyết là: “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức, xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi, 2011, tr. 328). Từ một số kiến giải trên đây cho thấy, cách hiểu và đưa ra khái niệm tiểu thuyết của các nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc và Việt Nam, của phương Đông và phương Tây không hoàn toàn giống nhau. Cách định nghĩa tiểu thuyết của các nhà nghiên cứu có nguồn gốc từ Trung Quốc ngắn gọn, giản đơn, mở rộng nội hàm của thể loại. Cũng chính vì thế các định nghĩa này chưa bao hàm được hết các tính chất đặc trưng của tiểu thuyết. Trong các quan niệm về thể loại này có nguồn gốc từ phương Tây, yếu tố tự sự là vấn đề chung. Đây là cách định nghĩa thiên về các thao tác phân tích lí thuyết về tác phẩm. Tính chất không thống nhất của hai quan niệm trên đây là một khó khăn trong định nghĩa tiểu thuyết. Điều đó có thể được lí giải từ bản chất đặc trưng của thể loại tiểu thuyết là “thể loại tổng hợp”, không ngừng vận động, phát triển. Như vậy, khi bàn về khái niệm tiểu thuyết, có nhiều ý kiến phong phú, trong luận án này, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến như sau: tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi hoặc văn vần, tác giả thông qua các biện pháp hư cấu nghệ thuật, các yếu tố sáng tạo về nhân vật, hoàn cảnh, sự việc… để xây dựng nên bức tranh xã hội rộng lớn hoặc đề cập đến những vấn đề thường nhật của cuộc sống, của con người. 1.1.2. Tiểu thuyết lịch sử Khái niệm tiểu thuyết lịch sử được biết đến trong tiếng Anh là historical novel, tiếng Pháp là roman historique, tiếng Hán là 歷 史 小 說. Là một trong những nhà nghiên cứu về thể tài này, Harry E. Shaw cho rằng: để trả lời câu hỏi “tiểu thuyết lịch sử là gì” cần
  18. 12 chú ý đến vấn đề ý nghĩa và ảnh hưởng của văn học. Theo Shaw, chúng ta có thể định nghĩa: tiểu thuyết lịch sử là một tác phẩm tiểu thuyết, nghĩa là một câu chuyện hư cấu dựa trên chiều kích lịch sử. Vậy thì, đặc trưng đầu tiên của nó sẽ là chiều kích quy chiếu, trong khuôn khổ sự thật đã xảy ra, sáp nhập vào văn bản để nuôi dưỡng câu chuyện mà tác giả đề xuất. Dĩ nhiên, so với nền lí luận văn học hiện nay, đây là một định nghĩa không hoàn hảo, vì nếu ta xét đến việc sự thực mà nó đặt ra liên quan đến quá khứ của lịch sử và là lĩnh vực nghiên cứu của khoa học lịch sử. Để phân biệt hoặc để đồng nhất khái niệm tiểu thuyết lịch sử thì chính sức hấp dẫn của quá khứ cùng với ý hướng sáng tạo lại một sự thực quá khứ là yếu tố cần đặc trưng hóa cho thể tài này. Tuy nhiên, đề xuất trên cho thấy có những khó khăn trong việc xác định khái niệm về tiểu thuyết lịch sử. Dù khó xác định khái niệm nhưng có thể thấy, tiểu thuyết lịch sử là thể tài được giới nghiên cứu quan tâm đặc biệt ở châu Âu và châu Mỹ. Còn ở Trung Quốc, với sự xuất hiện rất sớm của tư duy lịch sử (trong Kinh Xuân Thu, trong Sử Ký của Tư Mã Thiên) và những thành tựu sáng tác về thể tài này, nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử có sức ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của lịch sử văn học và phê bình văn học. Khái niệm về tiểu thuyết lịch sử, bản chất của thể tài và phương pháp nghiên cứu cũng thay đổi theo thời gian. Để xác định khái niệm tiểu thuyết lịch sử là gì, theo chúng tôi cần phân tích từ các vấn đề nghiên cứu đã có trong lịch sử. Ba vấn đề nổi bật liên quan mật thiết đến việc xác định khái niệm thể loại này một cách cụ thể: từ nguyên và hệ hình của cặp lưỡng phân: tiểu thuyết và lịch sử; vấn đề sử thực/hư cấu; tiểu thuyết lịch sử và “ý nghĩa của lịch sử”. Xác định khái niệm thể loại từ từ nguyên Nếu bắt đầu về lịch sử từ từ nguyên “histoire” xuất phát trong tiếng Hy Lạp “istorie”, là từ dùng để chỉ một cuộc điều tra, kết quả của một quá trình nghiên cứu. Còn khi nói đến tiểu thuyết, chúng ta nói đến thuật ngữ “hư cấu” (fiction), xuất phát từ tiếng Latin “fictio” (hành động bịa đặt). Trong tiếng Pháp, từ đầu thế kỉ XII, từ “istoire” dùng để chỉ “câu chuyện về các sự kiện của một người nào đó”, và “hystoire” dùng để chỉ câu chuyện về các sự kiện của ký ức liên quan đến một cộng đồng người2. Điều đó tạo ra một sự nhầm lẫn, một ranh giới mơ hồ giữa hai khái niệm: lịch sử và tiểu thuyết. Sự phân biệt này được tách bạch một cách triệt để trong quan niệm của Aristote: “Sự khác biệt giữa một sử gia và một nhà thơ, không phải là sử gia viết văn xuôi và thi sĩ làm thơ, mà là sử gia viết những gì đã xảy ra trong thực tế còn nhà thơ viết những gì mà ta chờ đợi. Vì vậy, thi ca chứa đựng triết lí và cao cả hơn sử học, vì nhà thơ nói cái chung, cái phổ quát còn sử gia nói cái riêng” (Aristote, 1999, tr. 98). 2 Nguồn: Glossary of Literary Terms.
  19. 13 Tiểu thuyết, là từ trước hết để chỉ một văn bản tự sự, và cuối cùng lại trở thành một thể loại văn học bao hàm truyện kể về một câu chuyện. Chính vì thế, trong lịch sử nghiên cứu luôn tồn tại sự phân biệt khoa học luận giữa hai lĩnh vực, khiến cho việc nghiên cứu không có hồi kết thúc. Những tranh luận về việc định nghĩa tiểu thuyết lịch sử đều hướng theo sự đối lập này. Các dẫn chứng được phân tích không chỉ là những tác phẩm ở châu Âu mà còn cả các tác phẩm văn học châu Mỹ, châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Vấn đề định nghĩa “tiểu thuyết lịch sử” luôn là vấn đề đặt ra đầu tiên cho những ai nghiên cứu thể tài này. Hầu hết các định nghĩa đều dựa trên mối quan hệ phức tạp giữa lịch sử (với tư cách là câu chuyện “có thực”) và hư cấu (sự sáng tạo của nhà văn). Ngay tựa đề của các nghiên cứu đã nói lên điều đó, chẳng hạn, Elazar Weinryb với If We Write Novels so How Shall We Write History? (1987), Ann Rigney với Adapting History to the Novel (1989), Kalle Philainen với The Moral of the Historical Story: Textual Differences in Fact and Fiction (2002). Với bề dày truyền thống văn xuôi tự sự, ở Trung Quốc có nhiều khái niệm về tiểu thuyết: văn ngôn, bạch thoại, chí quái, truyền kỳ, thông tục, vũ hiệp, tài tử giai nhân, tiểu thuyết thần ma…, trong đó tiểu thuyết lịch sử được giới nghiên cứu tập trung kiến giải. Trong công trình Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn, ông gọi thể tài này là tiểu thuyết giảng sử (bên cạnh truyện giảng sử), xuất phát từ việc kể chuyện từ đời Nguyên - Minh truyền lại. Tác giả dẫn ra đoạn Xích bích ao binh của bản Toàn tướng Tam quốc chí bình thoại và nhận định: “Thấy văn đơn giản thô suất thì đã có thể nghi là thoại bản, người thuyết thoại dùng thoại bản đó rồi suy diễn ra, thêm thắt vào, là đủ để cho người nghe thích thú nhưng trang tờ lại có họa đồ thì tất là cuốn sách, người ta xem duyệt được nữa” (Lỗ Tấn, 2002, tr. 135). Thoại bản - kể chuyện lịch sử và đời sống xã hội đương thời, thường được dùng làm cốt truyện cho các tác phẩm sau này, được xem là tiền thân của tiểu thuyết lịch sử. Theo tác giả, kể chuyện Tam Quốc đời Tống rất thịnh hành và chính bản Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung làm cho “tiếng tăm càng thêm lớn”. Một trong những vấn đề cần đặt ra là theo nhận định của Lỗ Tấn, tiểu thuyết lịch sử bao gồm “chuyện có thực” và “bình thoại, suy diễn”: Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung (...), chuyện bắt đầu Từ Linh Đế nhà Hán, năm đầu niện hiệu Trung Bình, với chuyện tế trời đất kết nghĩa đào viên, và kết thúc vào đời Võ Đế nhà Tấn. Đầu niên hiệu Thái Khang với chuyện Vương Duệ mưu lấy thành Thạch Đầu, cả thảy là chín mươi bảy năm (1841 - 1280) đều là chuyện có thực, chuyện đều có sự bày xếp theo chú giải của Bùi Tùng và Tam Quốc Chí của Trần Thọ,
  20. 14 ở giữa thỉnh thoảng cũng có chọn đưa vào bình thoại cũ, lại suy diễn thêm mà làm (Lỗ Tấn, 2002, tr. 136). Xác định khái niệm từ vấn đề sử thực/hư cấu của tiểu thuyết lịch sử Nhiều khái niệm về lối viết và nhiều cách diễn giải về tiểu thuyết lịch sử đã làm đa dạng hóa nguồn gốc của thể tài này. Điều đó khiến cho việc định nghĩa tiểu thuyết lịch sử không được dễ dàng. Một trong những người đầu tiên sử dụng khái niệm tiểu thuyết lịch sử ở phương Tây là Walter Scott. Còn ở phương Đông, tiêu biểu là Trung Quốc, sự ra đời của tiểu thuyết lịch sử khi đời sống thị dân và kinh tế hàng hóa phát triển vào đời Minh với Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, đã bắt đầu khẳng định vị trí của thể tài mới mẻ này. Đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử cũng được hình thành từ đó. Sự dung hợp giữa lịch sử, hư cấu và triết lí về lịch sử trong các tác phẩm thuộc thể tài này ở Trung Quốc đã đặt ra nhiều vấn đề phức tạp trong việc xác định đặc điểm và phạm vi của nó. Các công trình nghiên cứu về lịch sử văn học cũng chứng minh cho sự ra đời của các phạm trù thuộc cặp khái niệm lịch sử/hư cấu, thậm chí được xem như là cùng thời gian với lịch sử, bằng việc chứng minh độc giả có thể đọc các bản ghi chép sử cổ - trung đại như tiểu thuyết. Việc chép sử đã rời xa lối viết của nó để trở thành một hình thức nguyên thủy của tiểu thuyết lịch sử. Thêm vào đó, những trường hợp tiêu biểu có liên quan đến tiểu thuyết lịch sử như việc lấy nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử xưa viết thành truyện mới (như truyện Lâm Xung, truyện Võ Tòng) hay dạng truyện lịch sử được huyền thoại hóa như Tây du kí, Phong thần diễn nghĩa đã làm cho vấn đề xác định khái niệm tiểu thuyết lịch sử trở nên phức tạp. Từ góc nhìn đồng đại, ta thấy, ở phương Tây, tiểu thuyết lịch sử khá thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, nhất là thế kỉ XIX - thế kỉ vàng của khoa học lịch sử. Lịch sử thể hiện vai trò là một ngành khoa học hoa tiêu của thế kỉ XIX, diễn ngôn lịch sử thống trị như các ngành kinh tế, công nghệ thông tin hiện nay. Trong giai đoạn này, văn chương xâm lấn đến nhiều lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, trong đó có nhiều nhà lịch sử viết tiểu thuyết lịch sử. Tình huống đó được giới nghiên cứu xem là hiện tượng xuyên lịch sử. Việc phân định yếu tố tiểu thuyết (hư cấu) và lịch sử (chuyện có thực) trở thành vấn đề trung tâm trong nghiên cứu. Một số công trình của lí luận, phê bình hiện đại về thể tài này ở Trung Quốc cũng đi từ việc phân tích sự chuyển hóa từ tính lịch sử đến hư cấu của tác phẩm. Tiêu biểu như From Historicity to Fictionality: The Chinese Poetics of Narrative của Sheldon Hsiao-peng Lu, được xem là một công trình toàn diện đầu tiên bằng tiếng Anh về lịch sử và lí thuyết tự sự của Trung Quốc - đã rút ra các quy ước và chiến lược của các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử ở thành phần lịch sử và hư cấu. Tác giả cho rằng, đối với tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc, tính xác thực lịch sử và tính chính xác thực tế là điều quan trọng trong việc sáng tạo và tiếp nhận các văn bản tự sự. Câu chuyện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2