Luận án Tiến sĩ Nhân học: Biến đổi sinh kế ở làng Gia Trung (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) trong tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa
lượt xem 17
download
Trên cơ sở sử dụng Khung phân tích sinh kế bền vững, luận án tập trung nghiên cứu khảo sát và phân tích các hoạt động sinh kế của người dân ở làng Gia Trung trong gần hai thập kỷ với mục tiêu góp phần hiểu biết về quá trình biến đổi và thích nghi sinh kế của người dân qua trường hợp một địa bàn cụ thể.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nhân học: Biến đổi sinh kế ở làng Gia Trung (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) trong tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ Phan Thị Ngọc BIẾN ĐỔI SINH KẾ Ở LÀNG GIA TRUNG (HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI) TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ Phan Thị Ngọc BIẾN ĐỔI SINH KẾ Ở LÀNG GIA TRUNG (HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI) TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Mã số: 62 31 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN Chủ tịch hội đồng đánh giá Người hướng dẫn khoa học Luận án Tiến sĩ PGS.TS. Lâm Bá Nam PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án Tiến sĩ “Biến đổi sinh kế ở làng Gia Trung (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) trong tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa” là công trình khoa học của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Nghiên cứu sinh Phan Thị Ngọc
- LỜI CẢM ƠN Luận án này là một công trình nghiên cứu do tôi thực hiện và phát triển từ khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ. Để có kết quả này, ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều người và tổ chức, cơ quan. Trước hết, tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới thầy hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu - Trưởng khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Những tiến bộ và sự trưởng thành trong nghiên cứu khoa học của tôi hôm nay phần lớn nhờ có công sức truyền dạy của Thầy. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ của Bảo tàng Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung - Giám đốc, TS. Bùi Hữu Tiến - Phó Giám đốc, đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp, ThS. Đoàn Văn Luân, Nguyễn Thu Hương, Đỗ Minh Nghĩa ... đã giúp đỡ và hỗ trợ cho tôi giải quyết một số vấn đề kỹ thuật trong quá trình viết luận án. Bản luận án của tôi không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của Thầy /Cô và các bạn đồng nghiệp ở Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tôi thật sự biết ơn họ. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt tới cán bộ và người dân làng Gia Trung, trong gần 10 năm theo đuổi nghiên cứu về làng trong quá trình chuyển đổi, người dân và một số cán bộ ở làng đã dạy cho tôi sự thích ứng, giúp tôi hiểu được giá trị của cộng đồng làng và những thách thức trong cuộc sống và sinh kế của họ. Tôi thật sự biết ơn và thấu hiểu sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ của chồng, con gái, bố mẹ và các em gái. Bản luận án này vừa là sự trưởng thành trong nghiên cứu khoa học của tôi vừa là món quà tinh thần tôi dành tặng Bố Mẹ tôi - Bậc sinh thành đã “gánh nặng cả cuộc đời” cho chị em tôi học tập và trưởng thành. Xin chân thành cảm ơn.
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... 4 DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. 5 DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ......................................................................... 6 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 7 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 9 3. Lập luận nghiên cứu ..........................................................................................9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 10 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ....................................................... 10 6. Bố cục luận án .................................................................................................. 11 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 12 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ........................................................................... 12 1.1.1. Nghiên cứu sinh kế trên thế giới ................................................................. 12 1.1.2. Nghiên cứu sinh kế ở Việt Nam .................................................................. 16 1.2. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 28 1.2.1. Khái niệm công cụ ...................................................................................... 28 1.2.2. Khung sinh kế bền vững ............................................................................. 37 1.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 42 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 45 Chƣơng 2. LÀNG GIA TRUNG: BỐI CẢNH LỊCH SỬ, VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA ................ 46 2.1. Bối cảnh lịch sử và đặc trưng văn hóa, xã hội ................................................... 46 2.1.1. Bối cảnh lịch sử .......................................................................................... 46 2.1.2. Đặc điểm văn hóa, xã hội ........................................................................... 49 2.2. Chính sách công nghiệp hóa, đô thị hóa và quá trình thu hồi đất ...................... 52 2.2.1. Chính sách công nghiệp hóa, đô thị hóa .................................................... 52 2.2.2. Chính sách thu hồi và hỗ trợ thu hồi đất .................................................... 57 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 70 1
- Chƣơng 3. SINH KẾ NÔNG NGHIỆP ................................................................. 71 3.1. Đất đai và hoạt động sản xuất nông nghiệp trước khi thu hồi đất ..................... 71 3.1.1. Giai đoạn trước năm 1945 ......................................................................... 71 3.1.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2000 ....................................................... 75 3.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp từ 2000-2017 ................................................. 81 3.2.1. Nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp ...................................................... 81 3.2.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ................................................................ 88 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 98 Chƣơng 4. SINH KẾ CÔNG NGHIỆP ............................................................... 100 4.1. Đặc điểm nhóm công nhân ở làng Gia Trung .................................................. 101 4.2. Đào tạo nghề .................................................................................................... 104 4.3. Quá trình thích nghi việc làm công nhân ......................................................... 106 4.4. Thu nhập từ lương công nhân .......................................................................... 109 4.5. Sự bấp bênh của sinh kế công nghiệp .............................................................. 111 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 115 Chƣơng 5. SINH KẾ DỊCH VỤ ........................................................................... 116 5.1. Sinh kế gắn với dịch vụ cho thuê nhà trọ......................................................... 116 5.1.1. Nguyên nhân và sự xuất hiện nhà trọ ....................................................... 116 5.1.2. Các loại hình nhà trọ ................................................................................ 119 5.1.3. Vai trò của kinh doanh nhà trọ với sinh kế hộ gia đình ........................... 128 5.2. Sự phát triển hoạt động dịch vụ ....................................................................... 134 5.2.1. Dịch vụ buôn bán thương mại .................................................................. 135 5.2.2. Dịch vụ trông trẻ ...................................................................................... 137 Tiểu kết chương 5 .................................................................................................. 139 Chƣơng 6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............... 140 6.1. Một số vấn đề đặt ra từ biến đổi sinh kế.............................................................. 140 6.1.1. Đa dạng sinh kế ........................................................................................ 140 6.1.2. Suy giảm sản xuất nông nghiệp ................................................................ 142 6.1.3. Tính bền vững của biến đổi sinh kế .......................................................... 144 6.2. Biến đổi sinh kế góp phần vào biến đổi văn hóa, xã hội và môi trường …….146 6.2.1. Biến đổi văn hóa ....................................................................................... 146 6.2.2. Biến đổi xã hội .......................................................................................... 148 2
- 6.2.3. Biến đổi không gian sống ......................................................................... 150 6.2.4. Ô nhiễm môi trường ................................................................................. 153 6.3. Một số gợi ý chính sách ................................................................................... 156 Tiểu kết chương 6 .................................................................................................. 160 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 161 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 165 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 166 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 179 3
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết thƣờng (tiếng Việt và tiếng Anh) BCH Ban chấp hành CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa DFID Department for International Development (Cơ quan Phát triển Quốc tế - Vương quốc Anh) ĐVT Đơn vị tính JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản GPMB Giải phóng mặt bằng H Hạng đất HĐND Hội đồng nhân dân KCN Khu công nghiệp KH Ký hiệu NĐ-CP Nghị định - Chính phủ Nxb Nhà xuất bản QĐTTg Quyết định Thủ tướng QĐ-UB Quyết định - Ủy ban TTLTQG I Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I UBND Ủy ban Nhân dân UN - Habitat Chương trình Định cư Con người Liên Hiệp Quốc 4
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Khung giá bồi thường các loại đất năm 2003-2005 ................................... 59 Bảng 2.2: Các khoản bồi thường và hỗ trợ thu hồi đất nông nghiệp hạng 1 năm 2005 ....................................................................................................................... 62 Bảng 3.1: Ruộng đất trồng trọt ở Gia Trung đầu thế kỷ XIX ..................................... 72 Bảng 3.2: Bảng thống kê tư điền xã Gia Thượng năm 1805 ...................................... 72 Bảng 3.3: Diện tích đất tư điền của người dân Gia Trung phụ canh trên các cánh đồng của xã Giai Lạc ................................................................................................................... 73 Bảng 3.4: Sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp ở Gia Trung trong giai đoạn tập thể hóa nông nghiệp ................................................................................................ 78 Bảng 3.5: Quy mô đất đai, số mảnh, xứ đồng của hộ gia đình chia đất năm 1993 .... 80 Bảng 3.6: Sự thay đổi quy mô ruộng đất nông của hộ gia đình bị thu hồi đất ........... 82 Bảng 3.7: Lao động phân theo chiến lược sinh kế chính ở Gia Trung ....................... 86 Bảng 3.8: So sánh hiện trạng làm nông nghiệp của các hộ 2011 và 2017 ................. 89 Bảng 4.1: Sự phân hóa theo độ tuổi của công nhân ở tổ 6 (năm 2016) .................... 101 Bảng 5.1: Phân loại tiện nghi sinh hoạt và thu nhập từ nhà trọ ................................ 127 5
- DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững của DFID............................................................. 38 Hình 2.1: Vị trí làng Gia Trung, thị trấn Quang Minh năm 2018............................... 49 Hình 2.2: Bản đồ phân bố các KCN ở miền Bắc Việt Nam và vị trí KCN Quang Minh ................................................................................................................... 53 Hình 2.3: KCN Quang Minh và vị trí các thôn/làng phụ cận ..................................... 55 Hình 2.4: Bản đồ quy hoạch chi tiết đất dịch vụ làng Gia Trung năm 2006 .............. 67 Hình 3.1: Bản đồ không gian địa lý và khu dân cư làng Gia Trung (1950-1960) ..... 76 Hình 3.2: Sơ đồ hóa hệ thống kênh mương bị san lấp ở Gia Trung ........................... 84 Hình 3.3: Sơ đồ hóa sự linh hoạt trong canh tác nông nghiệp năm 2017................... 97 Hình 5.1: Các loại hình nhà trọ cho thuê tại Gia Trung năm 2017........................... 123 Biểu đồ 2.1: Giá tiền bồi thường đất nông nghiệp ...................................................... 61 6
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những thập kỷ vừa qua, sinh kế và sinh kế bền vững đã trở thành những hướng nghiên cứu quan trọng, có tính khoa học và giá trị thực tiễn sâu sắc. Cách nhìn phổ biến trong tài liệu nghiên cứu về sinh kế và sinh kế bền vững ở các vùng nông thôn trên thế giới thường gắn sinh kế với đất đai. Một nghiên cứu của DFID có tựa đề “Better livelihoods for poor people: the role of land policy” nhận định sinh kế và nghèo đói ở nông thôn có liên hệ mật thiết với đất đai, nhưng cũng nhấn mạnh “sự bảo đảm, an toàn và đủ năng lực chi trả về đất [nông nghiệp] ... không là điều kiện đủ để giảm nghèo” [DFID 2002a, tr.1]. Trong khi đó, Rigg không đồng ý với nhận định trên. Theo tác giả này, đất đai là một yếu tố quan trọng đối với cuộc sống nông dân ở nông thôn ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ở nhiều nơi, vai trò và tầm quan trọng của đất nông nghiệp đã bị suy giảm đáng kể so với trước. Tình trạng này sẽ ngày càng trở nên rõ ràng hơn cả về mức độ rộng khắp và cường độ xảy ra [Rigg 2005, tr.3]. Lập luận của Rigg có một luận điểm quan trọng, đó là: “Đất [nông nghiệp] đã và đang bị thu hẹp và các vùng nông thôn Đông Nam Á, đang diễn ra quá trình tách rời giữa sự nghèo đói và sinh kế ra khỏi việc đồng ruộng và các nguồn lực nông nghiệp ở vùng nông thôn” [Rigg 2005]. Trong bối cảnh đổi mới và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng, việc xây dựng các khu công nghiệp và phát triển đô thị đã diễn ra với tốc độ nhanh; ẩn sau những thay đổi „phần cứng‟ (hệ thống cơ sở hạ tầng, đường xá, nhà cửa, v.v) là những biến đổi „phần mềm‟ không kém phần quan trọng, bao gồm ý nghĩa là sinh kế của người „nông dân‟ và „nghề làm nông‟ gắn với đất đang bị thay đổi [Rigg 2005]. Kết quả là sự phát triển công nghiệp và đô thị ở khu vực ven đô các thành phố lớn, nhất là khu vực ven đô Hà Nội đã làm chuyển đổi các hoạt động sinh kế của hộ gia đình nông dân vốn đã nhiều đời sống dựa vào nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Tran Quang Tuyen [2013] cho rằng: “Việc mất đất nông nghiệp cùng với 7
- việc bồi thường, không phải lúc nào cũng có tác động tiêu cực đến kết quả sinh kế của hộ dân. Điều này có thể được giải thích bởi thực tế là một số hộ gia đình sử dụng phần tiền bồi thường của họ cho tiêu thụ thuận tiện. Ngoài ra, thu nhập kiếm được từ việc làm khác ngoài nông nghiệp có thể bù đắp hoặc thậm chí vượt quá sự mất mát từ thu nhập nông nghiệp. Điều này cho thấy rằng mất đất nông nghiệp có thể gián tiếp ảnh hưởng tích cực đến kết quả sinh kế (thông qua tác dụng tích cực của nó về sự tham gia phi nông nghiệp)”. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì việc thu hồi đất không chỉ khiến các hộ nông dân mất đi tài sản sinh kế, đặc biệt là đất đai, mà còn làm mất đi địa vị, nguồn thực phẩm, thu nhập của hộ gia đình và cộng đồng, gây ra nhiều xáo trộn xã hội, buộc các cá nhân và hộ gia đình phải đối mặt với việc tìm kiếm phương thức mưu sinh với nhiều khó khăn và bấp bênh; đặt ra nhiều vấn đề về dân số, lao động, việc làm, ô nhiễm môi trường, an sinh xã hội. Những biến đổi do công nghiệp hóa và đô thị hóa ở các làng ven đô nhanh chóng trở thành đề tài nghiên cứu của giới khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có nhân học, xã hội học, tâm lý học, kinh tế học, v.v. Như nhiều làng ở khu vực ven đô Hà Nội, làng Gia Trung chịu nhiều biến động (trong đó có biến động về địa giới hành chính, đất đai, dân số, sinh kế, v.v.) trong mấy thập kỷ qua do tác động từ các chính sách phát triển công nghiệp và đô thị ở cấp độ quốc gia và địa phương. Trước những năm 1990, Gia Trung là một làng thuần nông với hoạt động sinh kế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Những biến đổi kinh tế và xã hội chỉ thực sự diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng ở làng từ cuối thế kỷ XX khi Nhà nước và chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện một loạt dự án phát triển công nghiệp và đô thị ở khu vực này, dẫn đến biến động về đất đai và làm biến đổi sinh kế của người dân. Nghiên cứu để hiểu được quá trình biến đổi và thích nghi sinh kế ở những làng như Gia Trung là rất cần thiết đối với các ngành khoa học xã hội, nhất là ngành Nhân học. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn đề tài “Biến đổi sinh kế ở làng Gia Trung (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) trong tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa” không chỉ góp phần làm sáng tỏ quá trình biến đổi 8
- sinh kế của người dân ở làng Gia Trung mà còn cho thấy sự đa dạng hóa sinh kế theo hướng thích nghi của các hộ gia đình sau khi bị mất đất nông nghiệp. Tôi hy vọng kết quả nghiên cứu trường hợp này sẽ góp phần làm rõ hơn về quá trình biến đổi và thích nghi sinh kế của người dân ở ven đô Hà Nội và các thành phố khác ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Sử dụng Khung phân tích sinh kế bền vững, luận án tập trung nghiên cứu khảo sát và phân tích các hoạt động sinh kế của người dân ở làng Gia Trung trong gần hai thập kỷ với mục tiêu góp phần hiểu biết về quá trình biến đổi và thích nghi sinh kế của người dân qua trường hợp một địa bàn cụ thể. Luận án cố gắng trả lời bốn câu hỏi quan trọng: (i) Công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho các hộ gia đình nông dân ở làng Gia Trung bị thu hồi đất nông nghiệp như thế nào? (ii) Biến đổi sinh kế của hộ gia đình diễn ra như thế nào và theo hướng nào? (iii) Người nông dân thích nghi sinh kế ra sao trong môi trường sống mới? (iv) Thực tiễn biến đổi sinh kế ở làng Gia Trung đã và đang đặt ra những vấn đề gì và có các gợi ý chính sách nào có thể hỗ trợ người dân hướng tới sinh kế bền vững trong quá trình chuyển đổi? 3. Lập luận nghiên cứu Trình bày kết quả nghiên cứu của luận án, tôi lập luận rằng quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở ven đô Hà Nội không chỉ thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình nông dân mà còn làm biến đổi mạnh mẽ sinh kế của họ. Trong khi nguồn vốn sinh kế truyền thống của nhiều hộ gia đình là đất nông nghiệp bị suy giảm hoặc biến mất thì nguồn vốn tài chính của họ được tăng cường cùng với sự xuất hiện của những cơ hội sinh kế phi nông nghiệp, làm đa dạng hóa sinh kế theo hướng giảm mạnh các hoạt động sinh kế gắn với nông nghiệp, tăng cường các hoạt động sinh kế gắn với công nghiệp và dịch vụ. Quá trình biến đổi sinh kế này chứa đựng những căng thẳng, bấp bênh, nhưng người dân đã từng bước thích nghi và có mức thu nhập tốt hơn so với trước khi bị thu hồi đất nông nghiệp. 9
- 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trong bối cảnh các làng ven đô Hà Nội đang từng ngày biến đổi cả về vật chất và lối sống, tôi chọn làng Gia Trung (nay là tổ dân phố 6 và 7, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) làm nghiên cứu trường hợp. Trong gần 20 năm qua, làng Gia Trung trải qua quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh, chuyển đổi từ xã hội nông thôn sang đô thị, tạo nên những biến đổi mạnh mẽ ở một cộng đồng làng vốn trước kia thuộc khu vực nông thôn nông nghiệp. Luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi sinh kế của nông dân ở làng Gia Trung từ năm 2000 đến nay (2017). Mốc thời gian được xác định từ năm 2000, vì đây là thời điểm bắt đầu diễn ra quá trình thu hồi đất nông nghiệp ở làng để thực hiện các mục tiêu phát triển công nghiệp và đô thị. Để thấy được sự biến đổi, luận án cũng xem xét, đối chiếu các hoạt động sinh kế của người dân giai đoạn trước và sau khi bị thu hồi đất ở làng và khu vực xung quanh. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa khoa học Ý nghĩa khoa học của luận án được thể hiện ở một số nội dung chính: Luận án đã phân tích và lý giải một cách có hệ thống và có cơ sở tài liệu về biến đổi sinh kế ở một làng ven đô Hà Nội, góp phần làm rõ đặc điểm cơ bản của các chiến lược sinh kế trong không gian làng sau thu hồi đất. Luận án cũng làm rõ khái niệm biến đổi sinh kế và biến khái niệm này thành một công cụ hữu dụng để nhận diện loại hình và đặc điểm các chiến lược sinh kế; phân tích mối quan hệ và sự tương tác giữa biến đổi sinh kế và biến đổi làng ven đô dưới tác động của chính sách công nghiệp hóa và đô thị hóa. Làm rõ vai trò của một số loại vốn sinh kế trong quá trình biến đổi và thích nghi sinh kế, luận án chỉ ra rằng các loại vốn tự nhiên (đất nông nghiệp, đất thổ cư), vốn con người (kỹ năng, trình độ tay nghề v.v.), vốn xã hội (quan hệ xã hội, v.v.), vốn vật chất (nhà cửa) và vốn tài chính đều có vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa sinh kế của người nông dân sau khi bị thu hồi 10
- đất. Ở đây, vốn tự nhiên, vốn con người và vốn xã hội được xem xét trong mối quan hệ tương quan với nguồn vốn vật chất, vốn tài chính bởi dù người nông dân sử dụng bất cứ nguồn vốn nào thì đều hướng đến việc tăng cường nguồn vốn vật chất (nhà cửa, tài sản, v.v.) và nguồn tài chính để phục vụ nhu cầu sống của họ trong bối cảnh xã hội có nhiều chuyển đổi. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa thực tiễn của luận án được thể hiện trên hai phương diện. Luận án là một công trình có tính hệ thống, toàn diện và chuyên sâu, cung cấp cho ngành Dân tộc học /Nhân học nguồn tư liệu mới, phong phú cùng những phân tích, lý giải với những dẫn chứng cụ thể, đáng tin cậy về những vấn đề liên quan trực tiếp và gián tiếp đến biến đổi sinh kế của người dân ở một làng ven đô cụ thể, đồng thời cung cấp những hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn về biến đổi sinh kế của người nông dân ven đô ở Việt Nam dưới tác động của chính sách công nghiệp và đô thị. Luận án cung cấp cơ sở khoa học và những gợi ý có giá trị tham khảo góp phần phát triển sinh kế bền vững của người dân. 6. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 6 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Làng Gia Trung: Bối cảnh lịch sử và chính sách công nghiệp hóa, đô thị hóa Chương 3: Sinh kế nông nghiệp Chương 4: Sinh kế công nghiệp Chương 5: Sinh kế dịch vụ Chương 6: Một số vấn đề đặt ra và gợi ý chính sách Ngoài ra, luận án còn có Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Danh mục các chữ viết tắt, Mục lục, Danh mục các bản đồ, sơ đồ, ảnh liên quan đến nội dung luận án. 11
- Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong chương này, tôi tổng quan tài liệu nghiên cứu về sinh kế và biến đổi sinh kế trên thế giới, cụ thể là khu vực nông thôn châu Phi và Đông Nam Á, để thấy được những tác động của chính sách phát triển ở cả cấp độ quốc gia và địa phương đã dẫn đến biến đổi sinh kế như thế nào. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này khi cả khu vực nông thôn và thành thị đều đã và đang diễn ra quá trình biến đổi sinh kế. Từ đó, sinh kế và biến đổi sinh kế trở thành chủ đề quan tâm của giới khoa học và các nhà quản lý. Trên cơ sở tổng quan tài liệu nghiên cứu, tôi xác định cơ sở lý luận và phương pháp luận của luận án. 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Sinh kế trở thành một trong những hướng nghiên cứu nhân học và các ngành khoa học xã hội từ ít nhất là những thập niên 1980. Nguồn tài liệu nghiên cứu về chủ đề này thiên về tiếp cận phát triển nông thôn và giảm nghèo. Trong những thập niên gần đây, vấn đề sinh kế càng được quan tâm nhiều hơn thông qua các dự án phát triển trên khắp thế giới. Song dù vậy, còn khá nhiều vấn đề cần được quan tâm một cách kỹ lưỡng và cập nhật hơn với thực tế biến đổi sinh kế đang diễn ra phức tạp và nhanh chóng hiện nay. 1.1.1. Nghiên cứu sinh kế trên thế giới Sinh kế gắn với sản xuất nông nghiệp của người dân ở nhiều vùng nông thôn trên thế giới đã diễn ra xu hướng biến đổi nhanh chóng. Sarah Turner và cộng sự nhận định: “Nếu ai đã từng nghiên cứu thực địa dài ngày ở Nam Bán cầu sẽ dễ dàng nhận thấy các yếu tố cấu thành sinh kế luôn biến đổi, kể cả với các nhóm cư dân truyền thống nhất” [S.Turner, C.Bonnin, J.Michaud 2015]. Khu vực nông thôn vùng hạ Sahara (châu Phi) nói riêng và vùng nông thôn Nam Bán cầu cho đến nay là một trong những ví dụ rõ ràng về sự thu hẹp đất đai, suy giảm hoạt động sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thay đổi hoạt động sinh 12
- kế. Tuy nhiên, tùy vào từng khu vực mà con người có cơ hội thích ứng với loại hình sinh kế khác nhau. Ở đất nước Nam Phi trong thế kỷ XX, hơn 90% đất đai của cư dân bản địa bị cưỡng chế thu hồi, tình trạng thiếu đất sản xuất là tác nhân ngăn cản sự ngưng trệ của sản xuất nông nghiệp, dẫn đến hiện tượng di cư đến các khu vực đô thị. Vai trò của đất nông nghiệp như một chiến lược sinh kế chính của người nông dân ngày càng ít quan trọng [Ntsebeza 2010]. Tình hình tương tự cũng diễn ra với những nông dân khu vực cận Sahara, khi mà các chính sách điều chỉnh cơ cấu và tự do hóa thị trường đã thúc đẩy quá trình „phi nông nghiệp hoá‟ ở nhiều vùng nông thôn, buộc người nông dân phải hướng đến sự đa dạng sinh kế như một chiến lược sống còn của hộ gia đình. “Việc phi nông nghiệp hoá của khu vực nông thôn đang xảy ra, đồng thời các thành viên, nam và nữ của các hộ nông dân đang tranh giành để tìm sinh kế có thể thực hành được” [Ellis 1999, Bryceson 2002]. Nguồn vốn sinh kế cũng là đối tượng phân tích của các nghiên cứu về sinh kế nông thôn ở những mức độ và chiều cạnh khác nhau. Thông qua phân tích kết quả ứng dụng thực tế của khung sinh kế bền vững ở Bangladesh, Etiopia và Mali, Scoones cho rằng có 5 yếu tố chính để đánh giá kết quả của một sinh kế bền vững, bao gồm: tạo việc làm và thu nhập cho người dân; mức độ nghèo đói; mức độ hài lòng và năng lực của người dân; thích ứng sinh kế, tính dễ bị tổn thương và khả năng hồi phục; sự bền vững về mặt tài nguyên thiên nhiên. Các chỉ số để đánh giá một sinh kế là bền vững được nêu ra khá rõ ràng, đồng thời là những mục tiêu hướng tới của các dự án, chương trình phát triển cũng như kế hoạch và chiến lược sinh kế [Scoones 1998]. Trong quá trình quan sát sự đa dạng sinh kế của các cư dân nông thôn, 'vốn con người' được coi như là một chìa khóa để đa dạng hóa sinh kế thành công, “các gia đình có trình độ học vấn cao hơn tham gia nhiều hơn trong các hoạt động phi nông nghiệp, và vốn con người có một ảnh hưởng quan trọng đến mức thu nhập phi nông nghiệp đạt được” [Ellis 1999]. 13
- Một số nghiên cứu tập trung phân tích nguồn vốn xã hội khi cho rằng vốn xã hội là một đặc điểm quan trọng của một cộng đồng, là một trong năm nguồn vốn của khung sinh kế bền vững. “Vốn xã hội trao quyền cho phụ nữ tham gia nhiều hơn vào quá trình ra quyết định, tạo cơ sở phát triển tài sản và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, công nghệ quản lý tài nguyên” [Abenakyo và cộng sự 2007]. Bebbington cũng quan tâm tới vốn xã hội như là một loại tài sản quan trọng đối với sinh kế thông qua xây dựng một khung phân tích để làm rõ phát triển bền vững sinh kế nông thôn và tác động của chúng đối với nghèo đói ở nông thôn. Khung phân tích lập luận rằng, cần hiểu sinh kế nông thôn về: i/ Người tiếp cận 5 loại vốn; ii/ Kết hợp và biến đổi những loại vốn trong xây dựng đời sống; iii/ Mọi người có thể mở rộng cơ sở tài sản của họ bằng cách tham gia cùng các thành viên khác thông qua các mối quan hệ bị chi phối bởi thị trường, nhà nước và tổ chức xã hội dân sự; và iv/ Con người có thể triển khai và tăng cường khả năng của họ để cuộc sống có ý nghĩa hơn. Đặc biệt, nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn xã hội như là một loại tài sản thông qua đó con người có thể mở rộng quyền tiếp cận tài nguyên và các nguồn lực khác [Bebbington 1999]. Cũng phân tích các nguồn vốn sinh kế, Uphoff và Buck lại tập trung vào việc xem xét vai trò của các thiết chế địa phương (local institutions) trong việc tạo ra sinh kế bền vững của nông dân, cũng như xác định các nguồn lực trong phát triển và đảm bảo sinh kế của người dân làm nông nghiệp ở khu vực đô thị và ven đô mối quan hệ với hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Nghiên cứu cho rằng nông nghiệp không phải là hoạt động sản xuất thường xuyên duy nhất và chi phối của các hộ gia đình thành thị, mà là sự tổng hợp của cả năm loại tài sản vốn: vốn tự nhiên (đất và nước); vốn vật chất (động vật, thiết bị); vốn tài chính (tiền bạc, cơ sở hạ tầng); vốn nhân lực (kỹ năng và khả năng); và vốn xã hội (mạng xã hội, hỗ trợ các hộ gia đình khác, v.v.). Các nguyên tắc cốt lõi của cách tiếp cận này là tập trung vào con người và điểm 14
- mạnh của họ, một sự hiểu biết tốt về động lực của địa phương, làm cho liên kết giữa các vấn đề địa phương và mối quan tâm rộng hơn về các chính sách, thể chế và quy trình [N.Uphoff, L.Buck 2006, tr.21]. Ở khu vực Đông Nam Á, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các làng tại nhiều vùng nông thôn cho thấy sự tái định hướng sinh kế đang diễn ra sâu sắc. Về bản chất, dù ba hoặc bốn thập kỷ trước, nông nghiệp đã từng là hình thức sinh kế chủ đạo, nhưng bức tranh nổi bật qua các nghiên cứu ở cấp độ làng thời gian gần đây cho thấy vị thế chủ đạo của nông nghiệp ở một số địa bàn ngày càng bị suy giảm. Nghề nông hiện “trở thành một hoạt động trong số nhiều hoạt động khác của nhiều hộ gia đình” [Rigg 2005, tr.4]. Minh chứng mà nghiên cứu đưa ra là những kinh nghiệm lịch sử trong sự biến đổi của sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, nơi cảnh quan nông thôn đã được chuyển hóa sâu sắc trong 30-40 năm trước; khi trực tiếp được chứng kiến mốc biến đổi sinh kế qua thời gian của một số làng nông nghiệp ở tỉnh Laguna và khu vực Palawan thuộc Philippines, khu vực Central Plains thuộc Thái Lan. Nguyên nhân của điều này là do những thay đổi về lối sống và quan điểm sống hơn là do những nhu cầu cấp thiết về kinh tế và môi trường. Những mô hình thay đổi xuất hiện tại những vùng nông thôn Đông Nam Á đã được sử dụng để xây dựng một khung làm việc cho sự chuyển dịch ruộng đất, nơi mà xu thế hiện nay hướng đến đa dạng sinh kế dường như được thay thế bởi sự pha trộn giữa các doanh nghiệp nông nghiệp, nông dân mới và những tiểu chủ còn lại [Rigg 2005; 2009]. Tương tự, dựa trên dữ liệu nghiên cứu 412 hộ gia đình, Liu đã chỉ ra những biến đổi trong chiến lược sinh kế và mối quan hệ giữa biến đổi sinh kế và thái độ của hộ gia đình ở khu vực nông thôn ven biển phía đông Trung Quốc dưới tác động của chính sách công nghiệp hóa, đô thị hóa từ năm 1993 đến 2013. Tác giả cho rằng, tỷ lệ hộ gia đình làm nông nghiệp đã giảm và tỷ lệ hộ gia đình theo đuổi chiến lược sinh kế phi nông nghiệp tăng lên nhanh chóng. Sản xuất nông nghiệp chuyển đổi 15
- từ các hộ gia đình phân tán thành hộ quản lý trên quy mô rộng và có hệ thống. Quá trình biến đổi sinh kế ở cộng đồng này thể hiện một mô hình từng bước, tức là trải qua giai đoạn đầu, giai đoạn tự tổ chức và giai đoạn do chính phủ lãnh đạo [Liming Liu 2016]. Qua việc phân tích một số nghiên cứu về các xu hướng biến đổi sinh kế và nguồn lực sinh kế ở nhiều địa bàn nông thôn châu Phi và Đông Nam Á, cho thấy sinh kế là một chủ đề đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong các nghiên cứu này, tuy có nhiều quan điểm khác nhau về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, song giữa họ có điểm giống nhau đó là coi sinh kế như một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của người nông dân trong quá trình biến đổi từ không gian xã hội gắn với sản xuất nông nghiệp truyền thống sang không gian sản xuất có yếu tố phi nông nghiệp. Đồng thời, các nghiên cứu cũng chỉ ra một bối cảnh nông thôn rộng lớn, có sự tương quan thuận chiều giữa việc tham gia thị trường và thu nhập, tài sản (đặc biệt là đất đai), tiếp cận tín dụng và chi phí giao dịch trong cơ chế thị trường. Điều này đã gợi mở về sự đa dạng lý thuyết để các nhà dân tộc học và nhân học Việt Nam, trong đó có công trình nghiên cứu này tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển làm sâu sắc các tiếp cận lý thuyết về sinh kế. 1.1.2. Nghiên cứu sinh kế ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu về sinh kế cũng đã và đang là một trong những vấn đề được quan tâm, nổi bật với các nghiên cứu về loại hình và phương thức chuyển đổi sinh kế. Tuy nhiên, do những khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tộc người và những tác động của quá trình hiện đại hóa, toàn cầu hóa nên hoạt động sinh kế và biến đổi sinh kế diễn ra không hoàn toàn giống nhau giữa các tộc người, vùng miền, tạo nên một bức tranh đa dạng về đối tượng nghiên cứu, tiếp cận lý thuyết và phương pháp luận cũng như các lý giải về sinh kế và biến đổi sinh kế của nông dân ở Việt Nam. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
195 p | 503 | 221
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
27 p | 210 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 92 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với xử lý vi phạm hành chính từ thực tiễn ngành Công an nhân dân
186 p | 98 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên
147 p | 133 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 67 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng: Truyền thống và biến đổi
192 p | 52 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Sinh kế của người Khơ Mú tại khu tái định cư ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
200 p | 53 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965
244 p | 124 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 111 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Thực trạng hôn nhân của người Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
199 p | 24 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Nghi lễ gia đình của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
204 p | 44 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại các phòng khám ngoại trú người lớn ở 3 tỉnh Việt Nam, 2009- 2010
25 p | 130 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 208 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 34 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu lên men và thu nhận polyhydroxyalkanoates từ vi khuẩn phân lập ở một số vùng đất của Việt Nam
159 p | 117 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn