intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nhân học: Nghi lễ gia đình của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:204

38
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Nhân học "Nghi lễ gia đình của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và địa bàn nghiên cứu; Các nghi lễ liên quan đến chu kỳ vòng đời; Các nghi lễ thờ cúng trong gia đình; Xu hướng, nguyên nhân biến đổi nghi lễ gia đình và giá trị của nghi lễ gia đình trong đời sống văn hóa người Mường hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nhân học: Nghi lễ gia đình của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -----*----- HÀ DIỆU THU NGHI LỄ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ CẨM LƯƠNG, HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI, 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -----*----- HÀ DIỆU THU NGHI LỄ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ CẨM LƯƠNG, HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA Ngành: Nhân học Mã số: 9.31.03.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. ĐẶNG THỊ HOA 2. TS. NGUYỄN ANH CƯỜNG HÀ NỘI, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng Thị Hoa và TS Nguyễn Anh Cường. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, các quan điểm và dữ liệu mà luận án kế thừa của các tác giả đi trước đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích nguồn theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa công bố trong các công trình khác. Nghiên cứu sinh Hà Diệu Thu
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, Phòng Quản lý đào tạo, Khoa Dân tộc/Nhân học, Sử học, Khảo cổ học cùng các quý thầy cô của Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Thị Hoa và TS Nguyễn Anh Cường đã chỉ bảo tận tình, hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi xin cảm ơn UBND xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, các cán bộ Văn hóa xã, đồng bào Mường ở các thôn trong xã đã giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu cho tôi trong thời gian điền dã tại thực địa. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp đã động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................... 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 11 1.1.1. Nghiên cứu về nghi lễ gia đình của các dân tộc ở Việt Nam ....... 11 1.1.2. Nghiên cứu về nghi lễ và nghi lễ gia đình của người Mường ở Việt Nam ................................................................................................. 15 1.1.3. Nghiên cứu về người Mường và nghi lễ gia đình của người Mường ở Thanh Hóa ............................................................................... 21 1.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 25 1.2.1. Một số khái niệm........................................................................... 25 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu .................................................................... 31 1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .......................................................... 35 1.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ................................................. 35 1.3.2. Đặc điểm dân số, dân cư ............................................................... 37 1.3.3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội .............................................. 38 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 47 Chương 2: CÁC NGHI LỄ LIÊN QUAN ĐẾN CHU KỲ VÒNG ĐỜI ... 49 2.1. Nghi lễ sinh đẻ......................................................................................... 49 2.1.1. Quan niệm liên quan đến sinh đẻ và con cái................................. 49 2.1.2. Kiêng kỵ trong giai đoạn mang thai và sinh con .......................... 51 2.1.3. Nghi lễ khi sinh ............................................................................. 52 2.1.4. Nghi lễ sau khi sinh....................................................................... 55 2.1.5. Biến đổi trong nghi lễ sinh đẻ ....................................................... 61 2.2. Nghi lễ hôn nhân..................................................................................... 68 2.2.1. Quan niệm của người Mường về hôn nhân ...................................... 68
  6. 2.2.2. Nghi lễ trong hôn nhân ................................................................. 70 2.2.3. Nghi lễ hôn nhân đối với các trường hợp khác............................. 78 2.2.4. Biến đổi trong nghi lễ hôn nhân .................................................... 80 2.3. Nghi lễ tang ma ....................................................................................... 90 2.3.1. Thế giới tâm linh và quan niệm về cái chết .................................. 90 2.3.2. Nghi lễ trong tang ma.................................................................... 91 2.3.3. Biến đổi trong nghi lễ tang ma .................................................... 101 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 105 Chương 3: CÁC NGHI LỄ THỜ CÚNG TRONG GIA ĐÌNH .............. 108 3.1. Nghi lễ thờ cúng tổ tiên ........................................................................ 108 3.1.1. Quan niệm về ma của người Mường .......................................... 108 3.1.2. Nghi lễ thờ cúng tổ tiên............................................................... 109 3.2. Nghi lễ thờ một số vị thần linh ............................................................ 115 3.2.1. Nghi lễ thờ cúng Vua bếp ........................................................... 115 3.2.2. Nghi lễ thờ thần Đất .................................................................... 116 3.3. Một số nghi lễ cúng khác ..................................................................... 117 3.3.1. Lễ cầu yên, cầu mát (lễ Khống nhá) ........................................... 117 3.3.2. Nghi lễ vía kéo si ........................................................................ 118 3.3.3. Nghi lễ cúng thần Cun lang cháng Dón ...................................... 121 3.3.4. Nghi lễ cúng cơm mới (đoóng côốp) .......................................... 122 3.4. Mức độ niềm tin của người Mường hiện nay đối với nghi lễ thờ cúng tổ tiên, thần linh ................................................................................. 123 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 125 Chương 4: XU HƯỚNG, NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NGHI LỄ GIA ĐÌNH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI MƯỜNG HIỆN NAY .................................................................................. 127 4.1. Xu hướng biến đổi nghi lễ trong gia đình người Mường ................. 127
  7. 4.1.1. Sự giản lược hóa hoặc biến mất trong quan niệm và thực hành nghi lễ gia đình của người Mường ........................................................ 127 4.1.2. Những nét mới trong quan niệm và thực hành những nghi lễ gia đình của người Mường .................................................................... 129 4.2. Nguyên nhân của sự biến đổi nghi lễ trong gia đình ........................ 131 4.2.1. Tác động của điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội......................... 131 4.2.2. Tác động từ các chính sách của Đảng và Nhà nước ................... 134 4.2.3. Thay đổi trong quan niệm và nhận thức của tộc người .............. 136 4.3. Các giá trị của nghi lễ gia đình hiện nay ............................................ 137 4.3.1. Giá trị của nghi lễ gia đình trong đời sống văn hóa tộc người ... 137 4.3.2. Giá trị của nghi lễ gia đình trong xây dựng đời sống nông thôn mới . 139 4.4. Một số khuyến nghị về bảo tồn và phát huy các giá trị của nghi lễ gia đình ......................................................................................................... 142 Tiểu kết chương 4 ........................................................................................ 145 KẾT LUẬN .................................................................................................. 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ÂL Âm lịch CNH Công nghiệp hóa CP Chính phủ CT Chỉ thị ĐTH Đô thị hóa HĐH Hiện đại hóa NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư PVS Phỏng vấn sâu QĐ Quyết Định Tp Thành phố Tr. Trang TS Tiến sĩ TTg Thủ tướng TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Số hộ, khẩu chia theo dân tộc ở các thôn thuộc xã Cẩm Lương năm 2020 ............................................................................................. 37 Bảng 2.1. Số liệu phụ nữ Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa sinh đẻ ở trạm xá, bệnh viện Từ 2017 – 8/2020 ....... 66 Bảng 2.2. Số liệu kết hôn của người Mường từ năm 2011 – 8/2020 .............. 82 Bảng 4.1. Tình hình đám cưới, đám tang của người Mường ở xã Cẩm Lương- Năm 2018, 2019 ................................................................... 141
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình và văn hóa gia đình là một trong những đối tượng nghiên cứu quan trọng của ngành Dân tộc học/Nhân học. Gia đình là một thể chế xã hội mang những đặc trưng cơ bản của văn hóa tộc người. Văn hóa gia đình với những biểu hiện cơ bản trong cấu trúc, chức năng, các mối quan hệ và nghi lễ gia đình. Các nhà nghiên cứu Dân tộc học/Nhân học thường quan tâm đến các nghi lễ gia đình, bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống, nghi lễ gia đình còn phản ánh rõ nét những biến đổi của văn hóa gia đình thông qua các nghi lễ của chu kỳ đời người, các kiêng kỵ và nghi lễ thờ cúng của gia đình. Trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập hiện nay, văn hóa gia đình trong đó có nghi lễ gia đình đang biến đổi mạnh mẽ, nhiều giá trị, chuẩn mực truyền thống đang bị phai nhạt, xuất hiện thêm nhiều giá trị, nghi lễ mới. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nêu: “Cần phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa” [24, tr.135] và Chỉ thị 06 của Ban Bí thư ngày 24 tháng 6 năm 2021 nêu rõ: “Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên trong gia đình… Đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, định hướng giá trị, giáo dục thế hệ trẻ” [7]. Do vậy, nghiên cứu về nghi lễ gia đình trong bối cảnh hiện nay là cấp thiết, góp phần quan trọng trong định hướng chính sách xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm, là tế bào lành mạnh của xã hội đúng như tinh thần Nghị quyết Trung ương khóa XIII và Chỉ thị 06 của Đảng và Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 đã chú ý coi trọng. Dân tộc Mường cư trú tập trung đông nhất ở các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ; cư trú ít hơn ở các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Ninh Bình và một bộ phận người Mường di cư đến tỉnh Đắk Lắk, là tộc người có truyền thống văn hóa rất phong phú và đa dạng. Văn hóa dân tộc Mường được rất nhiều nhà 1
  11. khoa học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Đáng chú ý là những công trình nghiên cứu nổi tiếng về văn hóa, hôn nhân và gia đình của người Mường như Cuisinier.J, Nguyễn Từ Chi (Trần Từ)…Tuy nhiên trong đa số các công trình vẫn tập trung nghiên cứu người Mường ở tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu về người Mường ở tỉnh Thanh Hóa còn khá khiêm tốn, đặc biệt là các nghiên cứu liên quan đến gia đình, văn hóa gia đình và nghi lễ gia đình. Người Mường ở tỉnh Thanh Hóa có dân số đông nhất so với các dân tộc thiểu số ở miền núi Thanh Hóa với 364.622 người, chiếm gần 59% các dân tộc thiểu số trong tỉnh [Số liệu thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, năm 2019], cư trú chủ yếu ở các huyện trung du miền núi phía Tây Thanh Hóa. Trừ một số xã xen kẽ ở Như Xuân, Thường Xuân, Quan Hóa, suốt một dải đất từ Ngọc Lặc, Bá Thước, Cẩm Thủy đến Thạch Thành, người Mường sinh sống tập trung thành một vùng. So với người Mường ở các địa phương khác, người Mường Thanh Hóa mang những nét bản sắc riêng nhất định. Trong bối cảnh hiện nay, bức tranh văn hóa – xã hội truyền thống của người Mường đã và đang biến đổi dưới tác động của các yếu tố ngoại sinh (chính sách của Nhà nước, giao lưu với các tộc người khác…) và các yếu tố nội tại (nhận thức của người dân). Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Mường đang có nhiều chuyển biến, đặc biệt là những thay đổi của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Dưới những tác động của HĐH, ĐTH, văn hóa gia đình của người Mường cũng bị biến đổi mạnh mẽ, đặc biệt là các nghi lễ gia đình. Với thế hệ trẻ người Mường hiện nay, những giá trị của nghi lễ gia đình có còn được lưu giữ với những chuẩn mực, giá trị truyền thống hay ngược lại, các giá trị của nghi lễ gia đình có còn được duy trì và phát huy trong đời sống của người Mường hiện nay hay không? Xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy nằm ở trung du miền núi phía Tây - Bắc của tỉnh Thanh Hóa là địa bàn NCS chọn nghiên cứu, bởi theo NCS, văn 2
  12. hóa truyền thống nói chung và nghi lễ gia đình của người Mường nói riêng đang có sự biến đổi mạnh mẽ do quá trình cư trú cộng cư, hiện tượng giao thoa văn hóa với tộc người Kinh đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Bên cạnh đó là việc phát triển du lịch và dự án thủy điện Cẩm Thủy 1, Cẩm Thủy 2 đã và đang có những tác động sâu sắc tới đời sống văn hóa của đồng bào. Trong bối cảnh này, một số câu hỏi được đặt ra là: Khi cơ sở vật chất, không gian của nghi lễ gia đình truyền thống thay đổi thì nghi lễ đó có bị tác động và nếu có thì biến đổi như thế nào, có phù hợp với bối cảnh mới hiện nay không? Đây là vấn đề nghiên cứu mà theo NCS có ý nghĩa thực tiễn, góp phần lý giải những biến đổi nghi lễ trong đời sống gia đình và có ý nghĩa trong việc bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hiện tại. Từ những lý do nêu trên, NCS chọn đề tài “Nghi lễ gia đình của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ ngành Nhân học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về nghi lễ gia đình của người Mường, từ đó làm rõ những đặc trưng, giá trị văn hóa thông qua các nghi lễ và biến đổi nghi lễ gia đình của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của nghi lễ gia đình trong xây dựng đời sống văn hóa mới và xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc ở người Mường xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày rõ và có hệ thống bức tranh nghi lễ gia đình của người Mường xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa với các nghi lễ 3
  13. trong sinh đẻ, hôn nhân, tang ma và một số nghi lễ khác trong gia đình như nghi lễ thờ cúng tổ tiên, nghi lễ thờ cúng thần linh, nghi lễ vía kéo si, nghi lễ cúng cơm mới… - Luận án đặt các nghi lễ gia đình trong mối quan hệ giữa truyền thống và biến đổi. Từ đó, NCS cố gắng làm rõ những giá trị truyền thống trong văn hóa gia đình người Mường và những biến đổi hiện nay dưới tác động của HĐH, ĐTH và phát triển du lịch của đồng bào Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. - Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học giúp các cơ quan hoạch định chính sách đưa ra những chính sách phù hợp đối với lĩnh vực sinh đẻ, hôn nhân, tang ma… sao cho phù hợp với đời sống văn hóa mới ở cơ sở hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các nghi lễ gia đình của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Luận án lựa chọn thôn Lương Ngọc, thôn Kim Mẫm, thôn Hòa Thuận là địa bàn cư trú khá mật tập, là những bản lớn của người Mường cư trú từ lâu đời. Bên cạnh đó, luận án cũng nghiên cứu so sánh tại thôn Xủ Xuyên, nơi người Mường sinh sống xen cài với người Kinh, người Thái để nhận diện rõ văn hóa của người Mường trong quá trình giao thoa văn hóa với các tộc người khác. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu nghi lễ gia đình trong truyền thống và những biến đổi hiện nay. Trong đó, truyền thống được xác định thời gian là trước Đổi mới (1986). Biến đổi được xác định từ sau năm 1986 đến nay. Luận án khảo cứu những nghi lễ gia đình của người Mường trong truyền thống qua việc phỏng vấn hồi cố và các tài liệu thứ cấp. Khảo sát thực địa thực trạng các nghi lễ gia đình của người Mường hiện nay. Trên cơ sở đó, 4
  14. luận án nhận diện sự biến đổi của nghi lễ qua việc nghiên cứu những nghi lễ đã và đang được thực hành ở thời điểm hiện nay. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghi lễ gia đình bao gồm nhiều thành tố, nội hàm rộng, nên NCS chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu một số nghi lễ: 1/ Nghi lễ vòng đời người (sinh đẻ, hôn nhân và tang ma); 2/ Nghi lễ thờ cúng tổ tiên; 3/ Nghi lễ thờ một số vị thần linh, nghi lễ vía kéo si, nghi lễ cúng cơm mới... Luận án khảo cứu các nghi lễ gia đình trong xã hội truyền thống và những biến đổi của những nghi lễ đó trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ luận án này, NCS chỉ tập trung nghiên cứu các nghi lễ sinh đẻ, hôn nhân, tang ma trong trường hợp bình thường (trong những trường hợp đặc biệt xin phép sẽ được nghiên cứu trong những đề tài khác). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Với nền tảng lý luận là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luận án nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, nhìn nhận các nghi lễ gia đình trong sự tác động qua lại lẫn nhau. Các cách thức thực hành nghi lễ, những đối tượng tham gia trong buổi lễ đều có liên quan chặt chẽ đến quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan, tín ngưỡng và các phong tục tập quán của người Mường. Đây chính là mối quan hệ biện chứng không tách rời trong nghi lễ. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi nghiên cứu các nghi lễ trong gia đình của người Mường, NCS không coi những nghi lễ là một thành tố độc lập mà đặt nghi lễ trong bối cảnh văn hóa ứng xử với môi trường, dòng họ và cộng đồng. Đồng thời, NCS luôn xem xét nghi lễ như một 5
  15. thành tố khả biến, luôn vận động biến đổi. Từ đó có cơ sở để giải thích về những biến đổi trong nghi lễ gia đình người Mường ở xã Cẩm Lương trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, khi nhìn nhận các thành tố văn hóa thông qua những nghi lễ gia đình, dưới sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan sẽ có những nghi lễ bị giản lược hoặc biến mất; có những nghi lễ mới được hình thành hoặc tiếp nhận từ các tộc người khác. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu mà luận án đề ra, NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp chủ đạo để NCS thu thập tư liệu cho đề tài luận án. Phương pháp này coi trọng sự trải nghiệm cá nhân tại địa bàn nghiên cứu, giúp thu thập được nguồn thông tin, tư liệu tương đối đa dạng, phong phú, có độ tin cậy để phục vụ cho việc làm sáng rõ các nội dung nghiên cứu của luận án. Trong quá trình hoàn thành luận án, NCS đã tiến hành 04 chuyến đi nghiên cứu thực địa vào thời gian: tháng 7 năm 2015, tháng 8 năm 2016, tháng 5 năm 2017 và tháng 7 năm 2020. Thông qua giới thiệu của UBND xã, NCS tiếp cận với các trưởng thôn, và nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các trưởng thôn, NCS đã đến làm việc với các hộ gia đình người Mường tại các thôn. NCS đã sử dụng các công cụ như quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, ghi âm, chụp ảnh… để thu thập các nguồn tư liệu, thông tin khác nhau, với các đối tượng khác nhau tại địa bàn nghiên cứu. NCS quan sát kỹ cảnh quan làng bản, môi trường cư trú và những sinh hoạt hàng ngày của người Mường. NCS cũng đã tham gia các sinh hoạt văn hóa của người Mường tại các thôn ở xã Cẩm Lương. NCS đã tiến hành khảo sát, thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn sâu và phỏng vấn hồi cố những người già, người am hiểu về các nghi lễ trong gia đình; cán bộ quản lý văn hóa xã. Đồng thời, NCS cũng đã tiến hành tổ chức 03 cuộc thảo luận nhóm tại nhà sàn sinh hoạt chung ở thôn Lương Ngọc. 6
  16. Cụ thể: Năm 2015, NCS đi thực địa với mục đích nắm bắt địa bàn nghiên cứu, thu thập tài liệu thứ cấp, tài liệu thống kê liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phỏng vấn 05 người Mường cao tuổi, trong đó có 03 phụ nữ và 02 nam giới về một số nghi lễ gia đình của người Mường. Tham dự nghi lễ thờ cúng tổ tiên, thờ cúng một số vị thần linh trong một số gia đình người Mường tại xã Cẩm Lương Các năm 2016, 2017, 2020, NCS đã xây dựng được mạng lưới các cộng tác viên ở địa bàn bao gồm cán bộ văn hóa xã, trưởng thôn và các thầy cúng, thầy thuốc, những người am hiểu sâu phong tục tập quán. Mỗi khi cộng tác viên thông báo có các nghi lễ là NCS tiến hành đi thực địa vào các thời điểm khác nhau trong năm. Các chuyến đi được thực hiện thông qua xuống thực địa làm việc với các cán bộ văn hóa xã, phỏng vấn hồi cố những người cao tuổi về lịch sử tộc người, dòng họ, tôn giáo, tín ngưỡng, các nghi lễ liên quan đến phạm vi gia đình; phỏng vấn nhóm phụ nữ về những vấn đề liên quan đến việc mang thai, sinh đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh,…; phỏng vấn nhóm người trẻ tuổi về quan niệm hôn nhân, gia đình và các nghi lễ trong đám cưới hiện nay,… phỏng vấn 03 nghệ nhân, 05 thầy cúng về các nghi lễ gia đình của người Mường, trong đó bao gồm các nội dung hồi cố về nghi lễ gia đình giai đoạn 1986 đến nay. NCS cũng tổ chức được 03 cuộc thảo luận nhóm: nhóm người cao tuổi, nhóm phụ nữ và nhóm thanh niên người Mường với chủ đề thảo luận là những phong tục, tập quán, nghi lễ trong gia đình từ truyền thống cho đến sự biến đổi hiện nay. NCS đã tập hợp được nhiều ý kiến (có những ý kiến đồng thuận và cả những ý kiến trái chiều) về các nghi lễ diễn ra trong gia đình của người Mường từ truyền thống cho đến thời điểm hiện nay của các nhóm qua những cuộc thảo luận nhóm này. Trong quá trình lưu trú tại địa điểm nghiên cứu, NCS đã quan sát tham dự hai lễ cưới (tại thôn Kim Mẫm năm 2016 và tại thôn Lương Ngọc năm 2020), một lễ cầu an (tại thôn Lương Ngọc năm 2017), một lễ cúng (tại thôn 7
  17. Hòa Thuận năm 2020) cho người chết. Quá trình được tham dự vào các hoạt động trong đời sống của cộng đồng người Mường đã giúp NCS có cách nhìn sâu sắc hơn về những thực hành nghi lễ hiện nay của người Mường tại xã Cẩm Lương. Bên cạnh đó, NCS đã phỏng vấn phiếu hỏi đại diện hộ gia đình tại 04 thôn xã Cẩm Lương với 100 phiếu hỏi trên các nhóm đối tượng khác nhau (những người già am tường tín ngưỡng phong tục, phụ nữ, người trẻ tuổi). Bởi số lượng phiếu hỏi không nhiều, NCS phân loại và tính tỷ lệ phần trăm, từ đó đưa ra kết quả số liệu về một số thông tin đã hỏi như: quan niệm về việc sinh con trai hay con gái, về việc kết hôn đồng tộc hay hỗn hợp dân tộc, về tuổi kết hôn, đăng ký kết hôn và khảo sát mức độ niềm tin của người Mường đối với nghi lễ thờ cúng tổ tiên, thần linh. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,: Luận án đã tổng hợp, kế thừa các tài liệu thứ cấp liên quan đến đề tài luận án qua các tác phẩm đã công bố như sách, tạp chí, báo cáo, số liệu thống kê,… ở Trung ương và địa phương. NCS đã quan tâm và khai thác triệt để nguồn tư liệu này. Kết hợp nguồn tài liệu thứ cấp và tư liệu điền dã, NCS phân tích, tổng hợp để thấy được sự vận động của đời sống gia đình, các giá trị của nghi lễ gia đình từ truyền thống đến hiện tại. Phương pháp này cũng giúp chỉ ra được sự biến đổi của nghi lễ gia đình trong bối cảnh xã hội cụ thể tại địa bàn nghiên cứu, cũng như lý giải được những yếu tố nào đã và đang ảnh hưởng đến sự biến đổi này. Đồng thời, NCS sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các nghi lễ gia đình của người Mường ở Cẩm Lương, Cẩm Thủy, Thanh Hóa với người Mường ở Hòa Bình, Phú Thọ. - Phương pháp chuyên gia, trong quá trình hoàn thành luận án, NCS đã trao đổi, thảo luận với một số nhà nghiên cứu về văn hóa người Mường ở tỉnh Thanh Hóa xoay quanh những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Bên cạnh đó, NCS đã tham vấn ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu nghi lễ 8
  18. gia đình nhằm bổ trợ và điều chỉnh hợp lý hướng tiếp cận đối tượng, trao đổi thông tin liên quan đến các nội dung nghiên cứu của luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Về mặt khoa học, kết quả nghiên cứu của đề tài luận án đóng góp thêm tư liệu mới cho ngành Dân tộc học/Nhân học về những yếu tố đặc trưng và sự biến đổi các nghi lễ trong gia đình của người Mường xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa; góp phần làm rõ thêm những vấn đề khác biệt liên quan đến nghi lễ gia đình của người Mường nơi đây so với người Mường ở các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình. Bên cạnh đó, luận án làm rõ những nguyên nhân, xu hướng biến đổi nghi lễ trong gia đình của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, đặt trong bối cảnh đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu và hội nhập văn hóa sâu rộng hiện nay. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ giúp ích cho sự hiểu biết sâu hơn về những giá trị văn hóa tộc người Mường qua việc nghiên cứu những nghi lễ trong gia đình, mà còn góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống thông qua hệ thống nghi lễ trong đời sống gia đình người Mường xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung. Kết quả nghiên cứu của luận án còn là nguồn tư liệu và là luận cứ khoa học giúp các cơ quan hoạch định chính sách đưa ra những chính sách đối với lĩnh vực sinh đẻ, hôn nhân, tang ma… sao cho phù hợp trong xây dựng đời sống văn hóa mới ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu về các nghi lễ trong gia đình của người Mường trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa mới hiện nay. 9
  19. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp luận cứ khoa học, là cơ sở giúp các cơ quan, ban, ngành các cấp, đặc biệt là huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đổi mới chính sách liên quan tới việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Mường và các chính sách về việc kế hoạch hóa gia đình, về hôn nhân, tang ma theo tinh thần thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và địa bàn nghiên cứu Chương 2: Các nghi lễ liên quan đến chu kỳ vòng đời Chương 3: Các nghi lễ thờ cúng trong gia đình Chương 4: Xu hướng, nguyên nhân biến đổi nghi lễ gia đình và giá trị của nghi lễ gia đình trong đời sống văn hóa người Mường hiện nay 10
  20. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu về nghi lễ gia đình của các dân tộc ở Việt Nam Cho đến nay, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về nghi lễ gia đình. Các công trình dưới góc nhìn dân tộc học, văn hóa học đã thể hiện hết sức phong phú về các loại hình nghi lễ gia đình. Những nghi lễ gia đình đã và đang nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả thuộc các lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau. Tổng quan một số công trình nghiên cứu của các nhà văn hóa học, dân tộc học/nhân học giúp NCS tìm ra phương pháp tiếp cận, hướng đi mới cho đề tài luận án. Đề cập đến nghi lễ gia đình với các nghi lễ vòng đời, khá nhiều các tác giả đã đi sâu mô tả về từng nghi lễ vòng đời của người Việt ở vùng đồng bằng. Trong đó, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu về “Nghi lễ đời người” của Lê Trung Vũ [100], “Lễ tục vòng đời” của Phạm Minh Thảo [82], “Nghi lễ đời người” của Trương Thìn [84]. Các công trình này đã phác họa bức tranh tương đối đầy đủ và có hệ thống về những nghi lễ đời người của người Việt với các nội dung nghi lễ ở thời kỳ phôi thai, từ lúc lọt lòng đến tuổi học trò, hôn lễ, lão - mừng thọ, qua đời (tang lễ), các tiết trong năm… Cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về nghi lễ chu kỳ đời người của các dân tộc thiểu số. Có thể nêu lên một số công trình như: Phan Quốc Anh với nghiên cứu “Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận”[1] đã nghiên cứu nghi lễ vòng đời của người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận một cách khá kỹ lưỡng với các nội dung: Nhìn lại tình hình nghiên cứu; Người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận; Những nghi lễ vòng đời người; Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm qua nghi lễ vòng đời người. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0