intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nhân học: Biến đổi tổ chức xã hội dưới tác động của quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của người Chil ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng từ sau năm 1975 đến nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:210

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Nhân học "Biến đổi tổ chức xã hội dưới tác động của quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của người Chil ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng từ sau năm 1975 đến nay" trình bày các nội dung chính sau: Chuyển đổi trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của người Chil từ năm 1975 đến nay; Biến đổi hình thái tổ chức xã hội của người Chil từ năm 1975 đến nay; Biến đổi thiết chế tổ chức xã hội của người Chil từ năm 1975 đến nay; Vấn đề đặt ra trong biến đổi tổ chức xã hội của người Chil và các giải pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nhân học: Biến đổi tổ chức xã hội dưới tác động của quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của người Chil ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng từ sau năm 1975 đến nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THANH THÔI BIẾN ĐỔI TỔ CHỨC XÃ HỘI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI CHIL Ở HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG TỪ SAU NĂM 1975 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Hà Nội - 2024
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THANH THÔI BIẾN ĐỔI TỔ CHỨC XÃ HỘI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI CHIL Ở HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG TỪ SAU NĂM 1975 ĐẾN NAY Ngành: Nhân học Mã số: 9.31.03.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC (HDĐL): GS.TS.NGND. NGÔ VĂN LỆ Hà Nội - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Phạm Thanh Thôi, tác giả Luận án có tên: “Biến đổi tổ chức xã hội dưới tác động của quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của người Chil ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng từ sau năm 1957 đến nay”. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, chính xác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình./. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Thanh Thôi
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến GS.TS.NGND. Ngô Văn Lệ, người thầy hướng dẫn khoa học tận tình đã giúp tôi nghiên cứu hoàn thành luận án. Tôi trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện về thời gian để tôi học tập và nghiên cứu. Luận án được hoàn thành tại Khoa Dân tộc học-Nhân học, Sử học và Khảo cổ học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến tất cả thầy, cô và đồng nghiệp tại Học viện và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm và hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi biết ơn đến Ba-Mẹ đã nuôi dưỡng tôi trưởng thành và cảm ơn vợ, con, anh, chị, em đã luôn bên cạnh hỗ trợ. Tôi xin cảm ơn tất cả đồng nghiệp và bạn bè. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2024 Tác giả Phạm Thanh Thôi
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của luận án ............................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ............................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................... 4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án....................................................... 9 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ...................................................... 9 7. Kết cấu của luận án .................................................................................... 10 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỘC NGƯỜI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................. 11 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 11 1.1.1 Nghiên cứu về tổ chức xã hội ở ngoài nước ......................................... 11 1.1.2 Nghiên cứu về tổ chức xã hội ở trong nước ......................................... 17 1.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 28 1.2.1 Khái niệm liên quan đến luận án .......................................................... 28 1.2.2 Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................ 34 1.3 Khái quát về người chil ở huyện đức trọng, tỉnh lâm đồng ................... 42 1.3.1 Khái quát về huyện Đức Trọng............................................................. 43 1.3.2 Giới thiệu về người Chil và địa điểm nghiên cứu ................................ 47 Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................ 53 Chương 2: CHUYỂN ĐỔI TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI CHIL TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY........................... 55 2.1 Tác động của chính sách đến quá trình chuyển đổi trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ................................................................................................ 55 2.1.1 Chính sách về đất đai từ sau năm 1975 ................................................ 55 2.1.2 Chuyển đổi trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của người Chil 59 2.2 Tác động của chuyển đổi trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp đến tổ chức xã hội của người Chil tại huyện Đức Trọng ..................................... 67 2.2.1 Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của người Chil trước năm 1975 . 67
  6. 2.2.2 Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của người Chil từ năm 1975 đến nay .............................................................................................................. 72 Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................ 79 Chương 3: SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI CHIL TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY .................................................................... 82 3.1 Biến đổi hình thái tổ chức bon ................................................................... 82 3.1.1 Hình thái bon truyền thống ................................................................... 82 3.1.2 Biến đổi hình thái bon ........................................................................... 88 3.2 Biến đổi hình thái tổ chức dòng họ ........................................................... 95 3.2.1 Hình thái dòng họ truyền thống ............................................................ 95 3.2.2 Biến đổi hình thái dòng họ .................................................................. 102 3.3 Biến đổi hình thái tổ chức gia đình ......................................................... 106 3.3.1 Hình thái gia đình mẫu hệ truyền thống ............................................. 106 3.3.2 Biến đổi hình thái gia đình mẫu hệ ..................................................... 111 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 119 Chương 4: BIẾN ĐỔI THIẾT CHẾ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI CHIL TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY .................................................................. 122 4.1 Biến đổi thiết chế bon của người Chil ..................................................... 122 4.1.1 Thiết chế bon truyền thống ................................................................. 122 4.1.2 Biến đổi thiết chế bon ......................................................................... 127 4.2 Biến đổi thiết chế dòng họ ....................................................................... 131 4.2.1 Thiết chế dòng họ truyền thống .......................................................... 131 4.2.2 Biến đổi thiết chế dòng họ .................................................................. 139 4.3 Biến đổi thiết chế gia đình ....................................................................... 140 4.3.1 Thiết chế gia đình truyền thống .......................................................... 140 4.3.2 Biến đổi thiết chế gia đình .................................................................. 145 Tiểu kết Chương 4 .......................................................................................... 151 Chương 5: VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG BIẾN ĐỔI TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI CHIL VÀ CÁC GIẢI PHÁP .......................................................... 154
  7. 5.1 Những vấn đề đặt ra trong biến đổi tổ chức xã hội của người Chil ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng .......................................................................... 5.2 Xu hướng biến đổi tổ chức xã hội của người Chil ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng ............................................................................................... 154 5.3 Các giải pháp góp phần phát triển bền vững xã hội người Chil tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. .......................................................................... 167 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 170 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 1754 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................... 174 PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 189
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Việt BQLRĐD Ban quản lý rừng đặc dụng BQLRPH Ban quản lý rừng phòng hộ BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng CNH Công nghiệp hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐC-ĐC Định canh - Định Cư DTTS Dân tộc thiểu số ĐVT Đơn vị tính Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất GCNQSDĐ (sổ) HDĐ Hưởng dụng đất HĐH Hiện đại hóa HN&GĐ Hôn nhân và Gia đình (luật) HTX Hợp tác xã KHXH Khoa học Xã hội LATS Luận án Tiến sĩ LSNG Lâm sản ngoài gỗ NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NQ Nghị quyết NXB Nhà xuất bản QĐ Quyết định TCTK Tổng cục Thống kê TĐSX Tập đoàn sản xuất TP Thành phố Tr. Trang UBKHXH Ủy ban Khoa học Xã hội UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân bố diện tích các loại đất tại huyện Đức Trọng năm 2022 ................46 Bảng 1.2: Những điểm nghiên cứu người Chil tại xã Liên Hiệp và xã Phú Hội, huyện Đức Trọng ......................................................................................................52 Bảng 2.1: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Đức Trọng (1976-1985) ...74 Bảng 2.2: Đất sản xuất nông nghiệp năm 1996-2019 tại huyện Đức Trọng ............77 Bảng 3.1: Tên bon của người Chil tại địa điểm nghiên cứu .....................................90 Bảng 3.2: Những bon mới được mở rộng của người Chil tại huyện Đức Trọng từ sau năm 2000.............................................................................................................94 Bảng 3.3: Tên dòng họ thuộc các bon tại một số địa điểm ở huyện Đức Trọng.....100 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN VẼ Hình 1.1: Khu vực định cư của người Chil tại huyện Đức Trọng 2023 ...................50 Hình 3.1. Sơ đồ mô phỏng về hình thái bon cổ truyền của người Chil.....................87 Hình 3.2: Sơ đồ hình thái bon của người Chil được thiết lập từ năm 1987 tại thôn Gần Reo, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng ...............................................................92 Hình 3.3: Sơ đồ phả hệ theo dòng mẹ .......................................................................96 Hình 3.4: Sơ đồ liên minh hôn nhân dòng họ của người Chil ................................101 Hình 3.5: Sơ đồ biến đổi hình thái quan hệ dòng họ qua việc mở rộng các quan hệ hôn nhân của người Chil từ sau 1975 .....................................................................104 Hình 3.6: Sơ đồ phân bố nhà ở kể từ sau năm 1975 trong các bon người Chil ......111 Hình 3.7: Hình thái gia đình mẫu hệ mở rộng và hạt nhân mới của người Chil hiện nay116 Hình 4.1: Sơ đồ quan hệ hôn nhân theo dòng họ (mpol) người Chil trước năm 1975 ....134
  10. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản đồ hành chính huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng .................. 190 Phụ lục 2: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Đức Trọng - tỉnh Lâm Đồng 2014 .................................................................................................................. 191 Phụ lục 3: Danh sách thông tín viên tại địa điểm nghiên cứu .......................... 192 Phụ lục 4: Biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2020 huyện Đức Trọng – tỉnh Lâm Đồng ......................................................................................................... 196 Phụ lục 5: Một số hình ảnh điền dã dân tộc học tại địa bàn nghiên cứu.......... 197
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Tổ chức xã hội của con người là đối tượng nghiên cứu có vị trí quan trọng của ngành nhân học. Tổ chức xã hội là tập hợp những mối quan hệ thực tế của con người đang tồn tại. Trong những thời điểm và không gian nhất định, các mối quan hệ trong tổ chức xã hội của con người được hiển thị, có sự biến đổi. Là một trong các tộc người thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên, người Chil - một nhóm địa phương của dân tộc Cơ-ho, có tổ chức xã hội truyền thống với các hình thái, thiết chế của bon, dòng họ và gia đình thể hiện rõ đặc điểm văn hoá của chế độ mẫu hệ và gắn liền với sở hữu đất rừng cộng đồng truyền thống. Đáng chú ý, kể từ năm 1975 đến nay, dưới tác động của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập, đất đai là tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với các cư dân ở vùng Tây Nguyên. Cách thức quản lý, sử dụng đất đã có ảnh hưởng lớn đến các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường của các cộng đồng tộc người. Điều đó lý giải vì sao từ năm 1993 đến nay, Luật Đất đai đã được sửa đổi nhiều lần, nhằm phù hợp với những thực tiễn trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quản lý và sử dụng đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng có ảnh hưởng đến phương thức sản xuất, tính chất sản xuất, quy mô sản xuất và qua đó tác động đến cách người dân sử dụng các nguồn lực để quản lý, sử dụng đất đai. Hơn thế, nhiều cộng động tộc người đã duy trì, biến đổi các tổ chức xã hội cho phù hợp. Sự biến đổi của tổ chức xã hội do nhiều yếu tố tác động khác nhau, và cũng chịu nhiều tác động từ cách quản lý và sử dụng đất trong những bối cảnh xã hội nhất định. Giống như nhiều tộc người thiểu số tại chỗ khác ở vùng Tây Nguyên, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất mang tính sống còn của người Chil. Dưới góc độ khoa học và thực tiễn, đề tài luận án này có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần làm rõ những biến đổi tổ chức xã hội trong sự chuyển đổi của quản lý, sử dụng đất đai; giữa chính sách đất đai và đặc điểm xã hội của tộc người thiểu số trong bối cảnh phát triển mới của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong ngành nhân học, đã có một số nghiên cứu tổng quát về người Cơ-ho và nhiều nghiên cứu về biến đổi kinh tế - xã hội chung của tộc người này. Hiện có ít 1
  12. nghiên cứu chuyên sâu về biến đổi tổ chức xã hội của người Chil dưới tác động của các yếu tố trong đó có các chính sách về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp. Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về đặc điểm hình thái, thiết chế và biến đổi của tổ chức xã hội bon, dòng họ và gia đình của người Chil dưới tác động của quản lý, sử dụng đất nông nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu, chỉ ra xu hướng, những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội của người Chil hiện nay, luận án đề xuất giải pháp hỗ trợ đồng bào ổn định, phát triển đời sống kinh tế gia đình, tăng cường khả năng thích ứng của cư dân và các thiết chế xã hội truyền thống trong bối cảnh mới. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu này sẽ giúp đưa ra những kiến nghị nhằm giúp việc triển khai Luật Đất đai ở Việt Nam ngày càng có hiệu quả, đặc biệt đối với những biến đổi trong tổ chức xã hội của người dân tộc thiểu số như trường hợp người Chil trong nghiên cứu này. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu, làm sáng tỏ thực trạng, xu hướng biến đổi về tổ chức xã hội người Chil huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, dưới tác động của chuyển đổi trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp từ năm 1975 đến nay. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu -Tổng quan các chính sách quản lý đất đai của nhà nước và mô hình kinh tế mới tại địa phương để làm nổi bật những tác động của yếu tố chuyển đổi trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của cộng đồng người Chil. -Phân tích làm sáng tỏ thực trạng, nguyên nhân và xu hướng biến đối về tổ chức xã hội người Chil huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng dưới tác động của quản lý, sử dụng đất nông nghiệp. -Đánh giá xu hướng biến đổi tổ chức xã hội và những tác động của những biến đổi ấy đến quá trình phát triển của người Chil tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. - Kiến nghị các giải pháp nhằm xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội ở cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên, trong bối cảnh CNH-HĐH, hội nhập quốc tế của đất nước. 2
  13. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là sự biến đổi tổ chức xã hội của người Chil. Nghiên cứu sự biến đổi hình thái và thiết chế của bon, dòng họ và gia đình người Chil qua sự chuyển đổi trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp từ sau năm 1975. 3.2 Phạm vi không gian Nghiên cứu tập trung tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, nơi có đông cộng đồng người Cơho Chil tập trung sinh sống. Từ năm 1964 đến năm 1975, người Chil sống tập trung tại 2 xã Phú Hội và xã N’thon Hạ. Từ năm 1975 đến nay, người Chil ở huyện Đức Trọng đã có sự gia tăng dân số và dần mở rộng khu vực sinh sống. Người Chil không chỉ tập trung sống tại xã Phú Hội và xã N’Thôn Hạ, mà di cư mở rộng đến sống và sản xuất nông nghiệp tập trung tại các xã Hiệp An; xã Đà Loan; xã Tà Năng; xã Đạ Quyn; xã Tà Hine; xã Ninh Gia; xã Liên Hiệp; xã Hiệp Thạnh. Trong phạm vi phân tích của luận án này, NCS lựa chọn địa bàn nghiên cứu tại huyện Đức Trọng. Dữ liệu phân tích được khảo sát chính yếu tại hai xã Phú Hội và xã Liên Hiệp. Tuy nhiên, từ các bon, dòng họ, gia đình (gốc), không gian cư trú của người Chil đã phân tán, tái định cư đến các xã khác nhau. Do vậy, không gian và địa điểm nghiên cứu của luận án cũng được mở rộng đến các xã có người Chil (tái) định cư thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. 3.3 Phạm vi thời gian Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án từ sau năm 1975 đến nay. Từ năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách quản lý trên các phương dịnh kinh tế, xã hội và dân cư. Vùng Tây Nguyên nói chung, huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng nói riêng bước vào những giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mới với thông qua các chính sách của Đảng và nhà nước. Xác định thời gian kể từ sau năm 1975, luận án nhấn mạnh đến giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội có sự lãnh đạo, quản lý, phân định, chỉ định của các cơ quan quản lý nhà nước. Theo đó, đời sống kinh tế, tổ chức xã hội người Chil ở huyện Đức Trọng không còn được thiết lập và vận hành hoàn toàn theo các quy tắc, tập quán truyền thống. Người Chil đã tham gia vào mô hình kinh tế tập thể và sau đó là cơ chế 3
  14. thị trường. Các bon, dòng họ, gia đình chịu tác động trực tiếp bởi chính sách quản lý nhà nước về đất đai. Từ sau năm 1975, các thiết chế với quan hệ xã hội và hình thái của các tổ chức bon, dòng họ, gia đình người Chil dần chuyển đổi. Những biến đổi không phải đứt đoạn, nhưng đã có những sự khác biệt với các mô hình tổ chức về đời sống mới. Các tổ chức bon và gia đình chuyển đổi theo những tiến trình, có sự phân định của các cơ quan quản lý nhà nước. Những sự thay đổi ở cấp địa phương về hình thức sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai đã rất rõ ràng, đặc biệt là quá trình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất của các bon, dòng họ và gia đình. Do đó, phạm vi thời gian nghiên cứu mà luận án này xác định thời điểm kể từ sau năm 1975 đến nay, để thấy rõ ranh giới về thời gian của một giai đoạn mới, với sự chuyển đổi có tính bước ngoặc về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của người Chil tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, luận án áp dụng phương pháp luận như sau: - Luận án vận dụng các luận điểm về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào nghiên cứu điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tộc người thiểu số trong bối cảnh ở vùng Tây Nguyên. Nghiên cứu mối quan hệ tác động của các yếu tố tự nhiên (tài nguyên đất đai), kinh tế và văn hoá (tổ chức xã hội) ở người Cơho Chil tại huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng. - Luận án vận dụng những phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu thông qua phương pháp điền dã dân tộc học tại những bon người Cơho. Nghiên cứu dân tộc học tại những vị trí khác nhau trong cộng đồng người Chil tại huyện Đức Trọng. Cùng với việc tổng quan các nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập, luận án phân tích các chiều kích đồng đại và lịch đại, phân tích kết hợp tư liệu định tính và định lượng nhằm làm rõ sự biến đổi tổ chức xã hội của người Chil trong bối cảnh tác động của quản lý và sử dụng đất từ sau năm 1975 đến nay. - Luận án sử dụng phương pháp luận liên kết (linkages methodology) để phân tích và so sánh mối quan hệ tác động bên trong và với các yếu tố bên ngoài đến tổ 4
  15. chức xã hội người Chil. Phương pháp luận liên kết giúp phân tích các mối liến kết đa cấp độ, đa địa điểm và thời gian trong bối cảnh phát triển của cộng đồng người Chil tại tỉnh Lâm Đồng kể từ sau năm 1975 đến nay. Các mẫu nghiên cứu được khảo sát lâu dài, nhiều đợt qua thời gian, kể từ năm 2004 của NCS, là cơ sở cho các phân tích và so sánh các mối quan hệ, các động lực cũng như quá trình biến đổi tổ chức xã hội người Chil ở Lâm Đồng. Những cá nhân, hộ gia đình người Chil tại các bon là đơn vị được khảo sát và phân tích. Phương pháp luận liên kết đã rất phù hợp với mối quan tâm nghiên cứu và phân tích của ngành nhân học với các biến đổi về xã hội của các cộng đồng người trong bối cảnh của hệ thống sản xuất gắn kết với thị trường mở rộng. Tiếp cận phương pháp luận liên kết, xem xét lịch sử, những động thái, mối quan hệ của họ với nhiều chủ thể bên ngoài, đó là những nhà quản lý xã hội, các tổ chức kinh tế, các chức sắc tôn giáo, những nhà kinh doanh buôn bán.v.v. Người Chil có một mạng lưới các quan hệ mang tính thiết chế và những hình thái. Theo đó, quá trình biến đổi tổ chức xã hội được nhìn thấy qua những khả năng di chuyển về mặt địa lý cũng như tiếp nhận, ảnh hưởng từ bên ngoài trong bối cảnh mới của địa phương. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Phân tích tài liệu thứ cấp Luận án đã thu thập và phân tích nội dung các tài liệu thứ cấp đã được công bố, xuất bản từ các nguồn khác nhau như sách, tạp chí khoa học, luận văn, luận án liên quan đến đề tài. Nghiên cứu và phân tích, tổng hợp các tài liệu thống kê, báo cáo kết quả dự án, chương trình phát triển kinh tế -xã hội của địa phương, đặc biệt các Luật Đất đai (sửa đổi) qua các thời kỳ kể từ sau năm 1975 đến nay. Phân tích, thảo luận các luận điểm trong các luận án, các văn bản luật, nghị quyết của các cơ quan trung ương và địa phương liên quan đến đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu thông qua phương pháp điền dã dân tộc học tại cộng đồng người Chil tại huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng Trước và trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, NCS đã có thời gian sống và nghiên cứu thực địa dài ngày tại nhiều bon của người Chil tại các xã thuộc 7 huyện/thị có người Chil định cư sinh sống tập trung tại tỉnh Lâm Đồng kể từ năm 2004 đến nay. Mỗi năm, NCS đã đều đặn thực hiện 2-3 đợt nghiên cứu thực địa với 5
  16. thời gian kéo dài 2 hoặc 3 tuần, để tiến hành các phương pháp quan sát tham gia, phỏng vấn sâu, vẽ sơ đồ gia phả, thảo luận nhóm để thu thập thông tin về biến đổi kinh tế -xã hội của người Chil. NCS đã tham dự các lễ nghi vòng đời người (cưới, tang ma, đầy tháng, đặt tên,.v.v) và các nghi lễ cộng đồng (trong sản xuất, tôn giáo), qua đó đã gặp gỡ, trao đổi, trải nghiệm đời sống văn hoá cùng những cá nhân, hộ gia đình người Chil tại các bon. NCS đã tiến hành các đợt khảo sát lặp lại, với 9 đợt tại huyện Đức Trọng, chủ yếu vào các tháng 3, tháng 6 và tháng 12. Trong những năm 2019, 2021, 2022 và năm 2023, NCS đã điền dã dân tộc học để thực hiện các phương phương quan sát tham dự và phỏng vấn sâu tại hơn 200 hộ gia đình người Chil tại các xã Hiệp An (thôn Định An và Đarhoa); xã Đà Loan (thôn Đà Rgiềng); xã Tà Năng (thôn Tà Nhiên và Blá); xã Đạ Quyn (thôn Chơré, Tân Hạ, Tơ Mrang, Toa Cát và Ma Kir); xã Tà Hine (thôn B’liang); xã Ninh Gia (thôn Đăng Srôn và Ninh Thiện); xã Liên Hiệp (thôn Gần Reo và Làng Mới 36 ha); xã Hiệp Thạnh (thôn Bồng Lai); xã Phú Hội (thôn Rchair 1, Rchair 2, Rchair 3, thôn Knai và thôn Lạc Nghiệp); xã N’Thôn Hạ (thôn Đoàn Kết, Yang Ly, Lạch Tông, Bon Rơm, Srê Đăng và Bia Ray). Quan sát tham dự Trên các nguyên tắc và đạo đức của nhân học khi nghiên cứu, NCS đã tham dự vào đời sống hàng ngày của các hộ gia đình để trò chuyện, phỏng vấn, quan sát, trải nghiệm đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội. Mỗi đợt điền dã kéo dài hơn 2 tuần, NCS đã quan sát tham dự, lắng nghe chia sẻ của người dân, ghi chép và miêu tả về các sự kiện diễn ra trong cộng đồng các bon của người Chil. Quá trình quan sát tham dự được ghi chép bằng chữ viết, sơ đồ trên các sổ tay. Trong quá trình quan sát, NCS thường xuyên thực hiện các cuộc phỏng vấn, trải nghiệm với những người tham gia. Các dữ liệu ghi chép bằng hai ngôn ngữ Việt và Cơho. NCS cũng sử dụng camera để ghi hình, video với sự đồng ý của các cư dân trong cộng đồng khi họ được NCS giải thích rõ về mục đích thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học. Những quá trình quan sát tham dự kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu, chụp hình, quay phim tập trung tại các bon của người Chil tại 2 xã Phú Hội và Liên 6
  17. Hiệp ở huyện Đức Trọng, đã giúp cho NCS có được hệ thống tư liệu để phân tích sự biến đổi của hình thái và thiết chế các tổ chức xã hội của người Chil. Phỏng vấn sâu Thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn sâu chính thức và phi chính thức. Các cuộc phỏng vấn chính thức chủ yếu được chọn mẫu và có hẹn trước, thông qua sự giúp đỡ, giới thiệu của người uy tín và cán bộ quản lý cấp thôn tại các xã. Thông tín viên được chọn trong những cuộc phỏng vấn chính thức, phần nhiều đã có gia đình, có cả nam và nữ. Họ là những người chủ hộ gia đình, quăng bon, người làm việc trong các thôn, chi hội thánh, các trưởng dòng họ. NCS đã phỏng vấn sâu hơn 100 người tại 2 hai xã Liên Hiệp và Phú Hội, và hơn 100 người tại các bon khu vực tái định cư mở rộng thuộc các xã khác của huyện Đức Trọng. Để thực hiện cuộc phỏng vấn sâu chính thức, NCS chủ yếu thông qua sự giới thiệu của trưởng, phó thôn và những người uy tín, đang hoặc đã làm việc trong các chi hội thánh. Các cuộc phỏng vấn sâu thường có hẹn trước, diễn ra tại nhà và kéo dài trong 1 buổi với 1 hoặc người. Các cuộc phỏng vấn luôn bắt đầu với những sự kiện kinh tế, xã hội mà bon, hộ gia đình đã trải qua kể từ trước và sau năm 1975 đến nay. Đặc biệt, NCS đã tập trung vào các trao đổi, phỏng vấn phi chính thức, trong những lần quan sát tham dự, để tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của nhiều cư dân thuộc các lứa tuổi khác nhau, họ nói về những hiểu biết liên quan đến tổ chức đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội ở phạm vi từng bon, dòng họ và của hộ gia đình mình. Có nhiều trường hợp, NCS đã làm việc nhiều ngày tại một hộ gia đình, hoặc tiếp tục thu thập thông tin với thông tín viên ở những lần điền dã nghiên cứu lặp lại. Các cuộc phỏng vấn sâu mang tính chất trò chuyện, trao đổi, thông tín viên miêu tả, tự do trình bày các thông tin thông qua các chủ đề và câu hỏi gợi ý. Các cuộc phỏng vấn sâu đều được ghi chép bằng sổ tay và có nhiều cuộc phỏng vấn, NCS đã được phép dùng máy kỹ thuật số để ghi âm. Lịch sử qua lời kể Để hiểu và định vị tính chủ thể của các cá nhân, tác nhân trong sự biến đổi của các tổ chức xã hội tại các bon người Chil ở huyện Đức Trọng, NCS sử dụng phương pháp ghi chép lịch sử qua lời kể để thu thập dữ liệu. Thông qua các buổi làm việc với từng cá nhân trong cộng đồng, các chủ hộ, các già làng, chức sắc tôn giáo, v.v NCS đã thu thập 7
  18. những thông tin lịch sử để xác định mối tương quan giữa lịch sử cuộc đời với tiến trình biến đổi tổ chức xã hội của người Chil trong bối cảnh tác động của chuyển đổi tring quản lý và sử dụng đất nông nghiệp tại các bon, hộ gia đình. Cùng với các phương pháp phỏng vấn sâu, vẽ sơ đồ quan hệ thân tộc (gia phả), các dữ liệu về lịch sử cá nhân trên các khía cạnh nhận thức và trải nghiệm về đời sống kinh tế, quan hệ xã hội đã được NCS dùng làm cứ liệu phân tích về sự biến đổi tổ chức xã hội của người Chil tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Vẽ sơ đồ quan hệ thân tộc Tại mỗi bon, NCS thường làm việc với những người lớn tuổi, người có uy tín, người trưởng dòng họ, để phỏng vấn và ghi chép sơ đồ gia phả nhằm xác định tổ chức dòng họ, gia đình và mối quan hệ thuyết thống, hôn nhân của các thành viên. Công việc đầu tiên là vẽ sơ đồ quan hệ thân tộc - dòng họ bằng phương pháp dùng các dấu hiệu và ghi chú tên, họ, để xác định mối quan hệ dòng họ của các thành viên. Từ các thông tin ghi chép trên sổ tay, NCS đã dùng phần mềm exel để vẽ các sơ đồ gia phả ở từng bon, với sự ghi chú đầy đủ các thông tin về tên dòng họ, tuổi, nơi cư trú, mối quan hệ huyết thống, hôn nhân. Nhận diện quy mô tổ chức gia đình, quan hệ dòng họ trực hệ và bàng hệ, cách xưng gọi. Xác định sự biến đổi hình thái của dòng họ và gia đình ở các bon, qua các giai đoạn thời gian. Với cứ liệu từ sơ đồ gia phả tại mỗi bon, NCS đã kết hợp với các tài liệu phỏng vấn sâu và quan sát tham dự để phân tích các hình thái, thiết chế của các tổ chức xã hội người Chil tại các địa điểm nghiên cứu. Phương pháp phân tích chính sách Phương pháp này được sử dụng trong luận án nhằm thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu hệ thống chính sách thể hiện qua những văn bản pháp luật như Luật đất đai và các nghị quyết, chủ trương quy hoạch nguồn tài nguyên, phát triển kinh tế, xã hội tại huyện Đức trọng, tỉnh Lâm Đồng. Những nội dung phân tích, đánh giá, so sánh tiến trình thay đổi của chính sách đối với thực tế quản lý và sử dụng đất đai tại địa điểm nghiên cứu. Phân tích các tác động của chính sách về quản lý đất đai và các chủ trương, mô hình kinh tế có liên quan đến sự chuyển đổi trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của người Chil tại huyện Đức Trọng kể từ sau năm 1975 đến nay. Qua đó, các phân tích làm rõ những sự biến đổi tổ chức xã hội của người Chil tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. 8
  19. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Kết quả nghiên cứu của Luận án có đóng góp các điểm mới về mặt học thuật, lý luận như sau: Luận án đã tiếp cận từ các quan điểm nhân học Marxist và sinh thái chính trị để nghiên cứu chuyên sâu về biến đổi tổ chức xã hội của người Chil dưới tác động của yếu tố thay đổi trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp. Cung cấp những tư liệu mới về tiến trình biến đổi tổ chức xã hội của tộc người thiểu số theo chế độ xã hội mẫu hệ ở vùng Tây Nguyên cho ngành nhân học, dân tộc học. Cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để hiểu mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và văn hoá trong quá trình phát triển xã hội của cộng đồng tộc người thiểu số ở vùng Tây Nguyên từ sau khi đất nước thống nhất. Giúp cho các nhà nghiên cứu và quản lý tiếp cận một cách tổng thể về biến đổi xã hội tộc người dưới tác động của quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở vùng cao nguyên Việt Nam. Đề xuất những giải pháp có ý nghĩa trong phát triển xã hội tộc người thiểu số tại vùng Tây Nguyên, Việt Nam. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1 Về lí luận Luận án là công trình nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu và lý thuyết nhân học để hiểu và đánh giá xu hướng biến đổi tổ chức xã hội người Chil ở vùng Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu đề tài này đã đánh giá tiến trình, thực trạng, những vấn đề đặt ra và xu hướng biến đổi tổ chức xã hội truyền thống tộc người thiểu số trong 50 năm qua, kể từ sau chiến tranh. Trên trên cơ sở cứ liệu được phân tích. Luận án đã đề ra các giải pháp thuyết phục, khả thi nhằm đảm bảo nguyên lý: vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa giữ gìn, phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống tộc người trong bối cảnh hiện đại hoá và hội nhập ở vùng người Chil, tỉnh Lâm Đồng. 9
  20. 6.2 Về thực tiễn Với tiếp cận nhân học, những kết quả nghiên cứu đã làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và văn hóa, tạo cơ sở khoa học trong việc triển khai các chính sách mới về đất đai, về các mô hình kinh tế và tổ chức xã hội, nhằm phát triển xã hội tộc người thiểu số bền vững ở vùng Tây Nguyên. Luận án là nguồn tư liệu bổ ích cho việc mở rộng các nghiên cứu, giảng dạy và học tập về sự biến đổi xã hội của người Chil, cũng như các tộc người ở vùng cao nguyên thuộc các quốc gia ở Đông Nam Á ngày nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, tộc người và địa bàn nghiên cứu Chương 2: Chuyển đổi trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của người Chil từ năm 1975 đến nay Chương 3: Biến đổi hình thái tổ chức xã hội của người Chil từ năm 1975 đến nay Chương 4: Biến đổi thiết chế tổ chức xã hội của người Chil từ năm 1975 đến nay Chương 5: Vấn đề đặt ra trong biến đổi tổ chức xã hội của người Chil và các giải pháp 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1