Luận án Tiến sĩ Nhân học: Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng: Truyền thống và biến đổi
lượt xem 18
download
Luận án Tiến sĩ Nhân học "Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng: Truyền thống và biến đổi" trình bày các nội dung chính sau: Sinh kế truyền thống của người Chil, Sinh kế của người Chil hiện nay, Xu hướng biến đổi và giải pháp phát triển sinh kế người Chil.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nhân học: Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng: Truyền thống và biến đổi
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HƢƠNG SINH KẾ CỦA NGƢỜI CHIL Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN LANG BIANG, TỈNH LÂM ĐỒNG: TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI Ngành: Nhân học Mã số: 9 31 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS. TS. NGÔ VĂN LỆ 2. PGS. TS. HUỲNH NGỌC THU HÀ NỘI, 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những quan điểm mà luận án kế thừa của các tác giả đi trƣớc đều đƣợc trích dẫn nguồn chính xác, cụ thể. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 2 2.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3 2.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 4 4.1. Phương pháp luận .............................................................................................. 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5 5. Đóng góp mới của luận án ....................................................................................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ...................................................................................... 7 7. Kết cấu của luận án .................................................................................................. 7 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................................................. 8 1.1. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................... 8 1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động sinh kế nói chung ........................................ 8 1.1.2. Những nghiên cứu về sinh kế của người Chil ............................................... 12 1.1.3. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố ............................. 14 1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 15 1.2.1. Một số khái niệm ........................................................................................... 15 1.2.2. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................... 20 1.3. Khái quát về huyện Lạc Dương và người Chil tại Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang ........................................................................................................................... 23 1.3.1. Tổng quan về huyện Lạc Dương ................................................................... 23 1.3.2. Khái quát về người Chil tại địa bàn nghiên cứu ........................................... 25 1.3.3. Tổng quan về ba điểm nghiên cứu................................................................. 31 Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................. 34
- Chƣơng 2. SINH KẾ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI CHIL .......................... 35 2.1. Khai thác rừng ..................................................................................................... 35 2.1.1. Phân loại rừng............................................................................................... 35 2.1.2. Quy tắc về khai phá rừng .............................................................................. 39 2.1.3. Khai thác các sản phẩm từ rừng ................................................................... 41 2.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ......................................................................... 46 2.2.1. Canh tác nương rẫy ....................................................................................... 46 2.2.2. Chăn nuôi ...................................................................................................... 52 2.2.3. Nghề thủ công ................................................................................................ 54 2.2.4. Trao đổi ......................................................................................................... 56 Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................. 57 Chƣơng 3. SINH KẾ CỦA NGƢỜI CHIL HIỆN NAY ...................................... 58 3.1. Biến đổi trong hoạt động khai thác rừng............................................................. 59 3.1.1. Biến đổi trong phân loại rừng ....................................................................... 59 3.1.2. Biến đổi trong quy tắc khai phá rừng ........................................................... 59 3.1.3. Trồng rừng và bảo vệ rừng ........................................................................... 60 3.1.4. Khai thác các sản phẩm từ rừng ................................................................... 68 3.2. Biến đổi trong hoạt động sản xuất nông nghiệp .................................................. 73 3.2.1. Biến đổi trong canh tác nương rẫy ............................................................... 73 3.2.2. Biến đổi trong chăn nuôi ............................................................................... 82 3.2.3. Biến đổi trong nghề thủ công ........................................................................ 88 3.3. Biến đổi trong hình thức trao đổi hàng hóa ........................................................ 95 3.4. Một số hình thức sinh kế mới ............................................................................... 97 3.4.1. Các hoạt động phục vụ du lịch cộng đồng .................................................... 97 3.4.2. Các sinh kế khác .......................................................................................... 100 Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................... 106 Chƣơng 4. XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ NGƢỜI CHIL .............................................................................................. 108 4.1. Những yếu tố tác động đến sự biến đổi sinh kế của người Chil ........................ 108
- 4.1.1. Chính sách đất đai ....................................................................................... 108 4.1.2. Thực trạng di dân ........................................................................................ 110 4.1.3. Kinh tế hàng hóa và quá trình hội nhập...................................................... 113 4.2. Xu hướng biến đổi và phát triển bền vững ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang ......................................................................................................................... 115 4.2.1. Xu hướng biến đổi sinh kế và sự phát triển bền vững kinh tế ..................... 115 4.2.2. Xu hướng biến đổi sinh kế và sự phát triển bền vững xã hội ...................... 120 4.2.3. Xu hƣớng biến đổi sinh kế và sự phát triển bền vững văn hoá ................... 123 4.3. Giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang ..................................................................................................... 124 4.3.1. Phát triển sinh kế cộng đồng người Chil ở KDTSQ Lang Biang ................ 125 4.3.2. Chính sách về phát huy văn hóa truyền thống của người Chil. .................. 134 4.3.3. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học rừng Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang .................................................................................................. 135 Phát triển sinh kế dưới tán rừng ........................................................................... 140 Tiểu kết ............................................................................................................... 142 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 150
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn DTTS Dân tộc thiểu số ĐCĐC Định canh định cƣ GKBVR Giao khoán bảo vệ rừng KDTSQ Khu dự trữ sinh quyển VQG Vƣờn quốc gia UBND Ủy ban nhân dân BQL Ban quản lý TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông NCS Nghiên cứu sinh Đề tài NCKTVHXH Đề tài Nghiên cứu kinh tế, văn hóa – xã hội của các tộc ngƣời thiểu số tại chỗ ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang theo định hƣớng phát triển bền vững
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Địa bàn cƣ trú của các dân tộc tại Lang Biang ............................................. 27 Bảng 1.2: Dân số ngƣời Chil cƣ trú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ................................. 27 Bảng 1.3. Ngƣời giải quyết những bất hòa giữa các gia đình trong thôn. .................... 29 Bảng 3.1: Tuyên truyền về bảo vệ động/thực vật rừng ................................................. 64 Bảng 3.2: Cơ quan tuyên truyền về bảo vệ rừng........................................................... 64 Bảng 3.3: Hình thức tuyên truyền bảo vệ rừng ............................................................. 65 Bảng 3.4: Gia đình có thành viên tham gia bảo vệ rừng ............................................... 71 Bảng 3.5: Gia đình có thành viên đi rừng thu hái động/thực vật .................................. 71 Bảng 3.6.: Gia đình có thành viên đi rừng phân theo vị trí nhà .................................... 71 Bảng 3.7: Hoạt động chăn nuôi của hộ gia đình ........................................................... 86 Bảng 3.8: Hoạt động chăn nuôi của hộ gia đình theo vị trí nhà .................................... 86 Bảng 3.9: Kỹ thuật đƣợc sử dụng trong chăn nuôi ....................................................... 89 Bảng 3.10: Gia đình làm nghề thủ công truyền thống .................................................. 92 Bảng 3.11: Gia đình làm nghề thủ công truyền thống theo vị trí nhà ........................... 93 Bảng 3.12: Nghề thủ công của các hộ gia đình ngƣời Chil .......................................... 93 Bảng 3.13: Diện tích đất canh tác ................................................................................. 106 Bảng 4.1: Dân số Lạc Dƣơng qua các thời kỳ .............................................................. 116 Bảng 4.2: Tình hình kinh tế hộ gia đình các dân tộc sống trong KDTSQ Lang Biang .................................................................................................................... 121 Bảng 4.3: Đất sản xuất của hộ gia đình các dân tộc sống trong KDTSQ Lang Biang .................................................................................................................... 122 Bảng 4.4: Kỹ thuật sử dụng trong chăn nuôi của các dân tộc trong KDTSQ Lang Biang .................................................................................................................... 124
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam năm 2009, ngƣời Chil là một trong sáu nhóm địa phƣơng của dân tộc Cơ Ho. Mặc dù là nhóm địa phƣơng nhƣng ngƣời Chil là cộng đồng cƣ dân có những đặc thù riêng ở Việt Nam - một quốc gia đa dân tộc. Địa bàn cƣ trú truyền thống của ngƣời Chil là cao nguyên Lang Biang, trong khu vực vƣờn quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. Tuy không phải là cộng đồng cƣ dân đông đảo về số lƣợng nhân khẩu, nhƣng ngƣời Chil là thành phần dân tộc chính đ sinh tồn trong điều kiện sinh thái và sự đa dạng về chủng loài của vùng núi Biduop từ hàng trăm năm qua. Họ đ tạo dựng nên cộng đồng x hội rộng lớn với các giá trị văn hóa phản ánh r n t bản s c văn hóa của dân tộc mình. Tuy nhiên, từ sau khi thống nhất đất nƣớc, với các chính sách phát triển kinh tế, di dân,… của Đảng và Nhà nƣớc, đặc biệt là khi Lang Biang trở thành Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới, cuộc sống của ngƣời Chil chịu nhiều tác động từ quá trình quản lý, bảo tồn và phát triển tại Khu DTSQ. Do đó, ngƣời Chil là đối tƣợng quan trọng cần đƣợc quan tâm trong quá trình quản lý, quy hoạch phát triển bền vững của Khu DTSQ Lang Biang. Hiện nay, phát triển bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu cũng nhƣ những nhà hoạch định chính sách. Phát triển bền vững là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, là cơ sở để nâng cao đời sống của ngƣời dân nhƣng đồng thời vẫn đáp ứng đƣợc đòi hỏi về bảo vệ môi trƣờng tự nhiên. Đ có nhiều chƣơng trình, dự án hỗ trợ cho ngƣời dân nhằm hƣớng đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn phƣơng cách hoạt động sinh kế của ngƣời dân chịu ảnh hƣởng rất lớn từ nhiều yếu tố nhƣ: điều kiện tự nhiên, x hội, nguồn nhân lực, vật chất, cơ sở hạ tầng,… đồng thời cũng tác động trở lại sâu s c đến các yếu tố này. Việc tìm hiểu sự biến đổi hoạt động sinh kế hiện nay so với truyền thống của các dân tộc tại chỗ nhƣ ngƣời Chil sẽ giúp hiểu r các hoạt động sinh kế này có khả năng phát triển bền vững, lâu dài và ổn định hay không? Để từ đó làm cơ sở cho chính quyền, các tổ chức quản lý kinh tế, chính trị, văn hóa, x hội xây 1
- dựng chính sách quản lý phù hợp hơn trong việc ổn định và phát triển đời sống của các dân tộc tại chỗ trong khu vực nói chung và ngƣời Chil ở Lang Biang nói riêng. Cơ sở để phát triển bền vững chính là con ngƣời với năng lực hiểu biết tự nhiên của cộng đồng, tri thức dân gian về các mặt sản xuất, tổ chức x hội và bản s c văn hóa. Hiện nay, một trong những thách thức trong phát triển bền vững là diện tích rừng giảm và suy thoái đến mức cạn kiệt về chất lƣợng rừng. Sức p kinh tế trong xu thế và yêu cầu hội nhập đ khiến bản s c văn hóa, ngành nghề truyền thống của cộng đồng trong Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang đang có nguy cơ bị mai một. Nguyên nhân chính của tình trạng trên đƣợc xác định là do sự tác động mạnh mẽ của việc sử dụng tài nguyên không bền vững và nhu cầu mở rộng đất canh tác của cộng đồng địa phƣơng sống trong khu vực. Do đó, việc tìm hiểu sự biến đổi, thích nghi trong hoạt động sinh kế nhằm quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của ngƣời Chil ở khu vực này là việc làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh phát triển và hội nhập hiện nay. Cho đến nay, đ có nhiều nghiên cứu về các dân tộc thiểu số ở khu vực Lang Biang nhƣng chƣa có một nghiên cứu nào chuyên sâu và hệ thống về sinh kế của ngƣời Chil. Với nhận thức trên, tôi chọn đề tài: “Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng: Truyền thống và biến đổi” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Nhân học. Trên cơ sở nghiên cứu sự biến đổi, những yếu tố tác động cũng nhƣ sự thích nghi của ngƣời Chil trong hoạt động sinh kế, luận án hy vọng sẽ cung cấp những tƣ liệu thực tiễn, làm cơ sở xây dựng những chƣơng trình nhằm phát triển sinh kế ngƣời Chil bền vững đồng thời bảo vệ môi trƣờng tự nhiên cũng nhƣ đa dạng sinh học ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Nhận diện sinh kế truyền thống và làm r sự biến đổi trong sinh kế hiện nay của ngƣời Chil ở địa bàn nghiên cứu so với sinh kế truyền thống. 2
- - Phân tích những yếu tố tác động đến sự biến đổi sinh kế của ngƣời Chil hiện nay so với truyền thống. - Phân tích khả năng thích ứng của ngƣời Chil trong điều kiện mới hiện nay. - Xác định những vấn đề đặt ra trong hoạt động sinh kế hiện nay của ngƣời Chil trong mối quan hệ với phát triển bền vững, đặc biệt là quản lý và bảo tồn cảnh quan, đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang hiện nay. - Đề xuất các kiến nghị và giải pháp làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách để phát triển sinh kế của ngƣời Chil một cách bền vững trong quá trình quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại địa bàn nghiên cứu. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập thông tin một cách có hệ thống, đầy đủ nhằm nhận diện sinh kế truyền thống và tìm hiểu sự biến đổi trong sinh kế của ngƣời Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang hiện nay có sự khác biệt gì so với truyền thống. - Chỉ ra những yếu tố tác động đến sự biến đổi sinh kế của ngƣời Chil hiện nay so với truyền thống. - Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững đối với ngƣời Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế hiện nay. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận án cần trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau: - Sinh kế hiện nay của ngƣời Chil biến đổi nhƣ thế nào so với truyền thống? - Những yếu tố nào tác động đến sự biến đổi sinh kế của ngƣời Chil? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là hoạt động sinh kế của ngƣời Chil trong truyền thống và hiện nay ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng. - Phạm vi nghiên cứu: Ngƣời Chil có địa bàn cƣ trú lâu đời trong truyền thống là những vùng đồi sƣờn dốc trên các dãy núi cao của cao nguyên Lâm Viên (Lang Biang), trong khu vực vƣờn quốc gia Bidoup Núi Bà, tức là vùng lõi và vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang hiện nay. Theo địa giới phân chia hành 3
- chính hiện nay của tỉnh Lâm Đồng, địa bàn sinh sống trong truyền thống của ngƣời Chil là huyện Lạc Dƣơng ngày nay. Do đó, để làm rõ sự biến đổi sinh kế của ngƣời Chil hiện nay so với truyền thống, luận án chọn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng làm địa bàn nghiên cứu. Trong huyện Lạc Dƣơng chọn 3 x làm điểm nghiên cứu: Vùng lõi chọn x Đƣng K’nớ; vùng đệm chọn x Đạ Sar; vùng chuyển tiếp chọn thị trấn Lạc Dƣơng. Các điểm nghiên cứu cũng phản ánh đƣợc sự biến đổi cũng nhƣ thích nghi trong hoạt động sinh kế của ngƣời Chil. - Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu về sinh kế của ngƣời Chil: truyền thống và biến đổi, do đó luận án chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là từ 1975 – 1986 khi Khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup Núi Bà thành lập. Giai đoạn này sinh kế chính của ngƣời Chil là hoạt động nƣơng rẫy và khai thác tự nhiên; Giai đoạn thứ 2 là từ 1986 – 2015, đây là giai đoạn sinh kế của ngƣời Chil có nhiều biến đổi do tác động của các chính sách Nhà nƣớc. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Để làm rõ các khía cạnh liên quan đến sinh kế hiện nay của ngƣời Chil, nghiên cứu sinh sử dụng cách tiếp cận nhân học văn hóa và tiếp cận hệ thống. Đối với cách tiếp cận nhân học văn hóa, nghiên cứu sinh xem sinh kế là biểu hiện của văn hóa do đó đặt nó trong mối quan hệ với các thành tố khác nhƣ văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xứ với môi trƣờng tự nhiên,… Đối với cách tiếp cận hệ thống, nghiên cứu sinh đặt sinh kế truyền thống và hiện nay trong sự hình thành, tồn tại và sự thích ứng của nó với môi trƣờng và điều kiện sống nhất định của ngƣời Chil trong mối liên hệ với các yếu tố nhƣ điều kiện tự nhiên, kinh tế, các thiết chế văn hóa xã hội, các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc,… Để từ đó thấy đƣợc sự biến đổi cũng nhƣ xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai. Tuy nhiên để làm nổi bật vấn đề, luận án sử dụng phƣơng pháp chính là điền dã dân tộc học nhằm thu thập dữ liệu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Để giải quyết vấn đề đặt ra, luận án vận dụng cách tiếp cận của lý thuyết sinh thái học văn hóa, trong đó xác định r mục đích nghiên cứu, tìm hiểu của ngành dân 4
- tộc học, nhân học là “n m b t cách nhìn nhận của ngƣời địa phƣơng, mối quan hệ của họ với đời sống, hiểu đƣợc sự nhìn nhận của họ về thế giới của họ”. Theo lý thuyết này, nhà nghiên cứu phải tự đặt mình vào vị trí của chính ngƣời địa phƣơng là đối tƣợng đang nghiên cứu, ở đây là cộng đồng ngƣời Chil ở Lang Biang. Luận án cố g ng tìm hiểu, n m b t đƣợc một cách hệ thống quan niệm, nhận thức sinh thái văn hóa của ngƣời Chil. Việc nghiên cứu, khi mô tả tôn trọng quan niệm của khách thể nghiên cứu, không áp đặt quan niệm, cách hiểu của tác giả nghiên cứu hay vận dụng kiến thức sách vở để giải thích thay cho hệ thống quan niệm của cộng đồng ngƣời Chil đang là đối tƣợng nghiên cứu. Ngoài ra, luận án sử dụng lý thuyết khung sinh kế bền vững nhằm đƣa ra những giải pháp phát triển sinh kế phù hợp đối với ngƣời Chil trong tƣơng lai. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thu thập nguồn dữ liệu luận án sử dụng đồng thời nhiều phƣơng pháp. Phương pháp điền dã dân tộc học Đây là phƣơng pháp nghiên cứu chính của luận án. Các kỹ thuật đƣợc áp dụng gồm có: quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. + Quan sát tham dự: Từ các cuộc điền dã tại địa bàn, chúng tôi làm việc và quan sát tham dự tại cộng đồng ngƣời Chil nhằm tìm hiểu về các hoạt động liên quan đến sinh kế của ngƣời Chil nhƣ: kinh doanh buôn bán nhỏ, các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch, dệt thủ công, trồng hoa màu, cà phê,… Ngoài ra, những hoạt động khác nhƣ nghề thủ công, dịch vụ chi trả môi trƣờng rừng, các hoạt động văn hóa, tổ chức xã hội,... cũng đƣợc quan sát tìm hiểu. Thao tác này giúp thu thập và ghi nhận những thông tin về địa hình, cảnh quan, môi trƣờng, khí hậu, cách bố trí nhà cửa, sinh hoạt, đi lại, sự giao tiếp trong cộng đồng,… Những yếu tố này ít nhiều đều liên quan đến sinh kế của ngƣời Chil, tạo nên hệ sinh thái đời sống – văn hóa của họ. Nguồn dữ liệu thu thập từ phƣơng pháp này đƣợc ghi chép dƣới hình thức nhật ký điền dã. + Phỏng vấn sâu: Đây là thao tác cơ bản và quan trọng nhằm thu thập thông tin phục vụ luận án. Nội dung phỏng vấn đƣợc thiết kế bám sát nội dung chính của 5
- luận án. Trong suốt quá trình làm luận án, chúng tôi tiến hành 20 cuộc phỏng vấn sâu bao gồm: cán bộ huyện, cán bộ xã, cán bộ thôn và những ngƣời Chil sinh sống tại điểm nghiên cứu. Những ngƣời Chil tham gia phỏng vấn trong gia đình có các thành viên cùng lúc tham gia nhiều hoạt động sinh kế khác nhau: công chức, buôn bán nhỏ, làm dịch vụ, trồng cà phê, làm nghề thủ công, làm thuê, tham gia giữ rừng,… + Thảo luận nhóm: Luận án đ thực hiện 4 cuộc thảo luận nhóm theo chủ đề nhằm thu thập ý kiến về sự biến đổi sinh kế cũng nhƣ mức độ thích nghi trƣớc sự thay đổi môi trƣờng tự nhiên, các chính sách của Nhà nƣớc của ngƣời Chil hiện nay. Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi Ở phần này, luận án đƣợc tham khảo bộ số liệu từ cuộc khảo sát của đề tài “Nghiên cứu kinh tế, văn hóa – xã hội của các tộc người thiểu số tại chỗ ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang theo định hướng phát triển bền vững” do PGS.TS. Huỳnh Ngọc Thu làm chủ nhiệm. Số lƣợng bảng hỏi đƣợc điều tra là 1065 phiếu hộ gia đình, theo nguyên t c chọn mẫu quota trên các đối tƣợng cụ thể nhƣ ngƣời Kinh (Việt): 238 phiếu (chiếm 22,3%), Chil: 669 phiếu (chiếm 62,8%), Lạt (Lạch): 60 phiếu (chiếm 5,6%); Srê: 87 phiếu (chiếm 8,2%), các tộc ngƣời thiểu số khác: 11 phiếu (chiếm 1,0%) tại khu vực Lang Biang. Bảng hỏi đƣợc xử lý bằng chƣơng trình SPSS 20. Phương pháp chuyên gia Để có đầy đủ dữ liệu, kiến thức cũng nhƣ sự hiểu biết về văn hóa, tâm lý, cách thức thực hành xã hội, hoạt động sinh kế,… của ngƣời Chil trong truyền thống cũng nhƣ hiện nay, luận án đ tham vấn, xin ý kiến của các chuyên gia trong ngành Dân tộc học/Nhân học. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Luận án sử dụng phƣơng pháp này nhằm làm nổi bật sự biến đổi trong sinh kế hiện nay so với truyền thống cũng nhƣ sự thích nghi của ngƣời Chil đối với các chính sách của Nhà nƣớc, sự thay đổi của môi trƣờng sinh thái,… 5. Đóng góp mới của luận án - Một là, xây dựng hệ thống tƣ liệu tƣơng đối đầy đủ về hoạt động sinh kế trong truyền thống và hiện nay của ngƣời Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang. 6
- Trên cơ sở đó góp phần dựng lại bức tranh về hoạt động sinh kế của ngƣời Chil ở Lâm Đồng nói chung, khu vực Lang Biang nói riêng. - Hai là, phân tích toàn diện và hệ thống về sự tác động của hoạt động sinh kế của ngƣời Chil đến sự quản lý và bảo tồn cảnh quan, đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang. Từ đó, tìm ra những bất cập và hƣớng giải quyết trong phát triển sinh kế của ngƣời Chil trong giai đoạn hiện nay. - Ba là, trên cơ sở nguồn tƣ liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc công bố trong luận án góp phần bổ sung nguồn tƣ liệu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và hoạch định các chƣơng trình, chính sách liên quan đến đất đai, môi trƣờng và phát triển bền vững, bảo tồn cảnh quan, đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang một cách có hiệu quả. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Luận án góp thêm tƣ liệu vào việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về sinh kế và biến đổi sinh kế của ngƣời Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang. - Nghiên cứu những yếu tố tác động đến sự biến đổi hoạt động sinh kế hiện tại so với trong truyền thống của ngƣời Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất những giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời Chil với bảo tồn cảnh quan, đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và địa bàn nghiên cứu Chƣơng 2: Sinh kế truyền thống của ngƣời Chil Chƣơng 3: Sinh kế của ngƣời Chil hiện nay Chƣơng 4: Xu hƣớng biến đổi và giải pháp phát triển sinh kế ngƣời Chil 7
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động sinh kế nói chung 1.1.1.1. Những nghiên cứu của các học giả nước ngoài Sinh kế là cách thức, phƣơng thức, phƣơng pháp hoạt động quan trọng giúp cho con ngƣời tồn tại, phát triển trong điều kiện, môi trƣờng cụ thể. Do đó, việc lựa chọn sinh kế phù hợp với điều kiện tự nhiên, x hội và môi trƣờng sinh thái rất cần thiết. Điều này đ đƣợc Juliam Steward (1902-19720) đề cập trong Lý thuyết sinh thái văn hóa. Theo ông, môi trƣờng sống và văn hóa con ngƣời có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và g n bó chặt chẽ với nhau. Trong các nghiên cứu của mình, ông đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ tƣơng tác giữa con ngƣời, môi trƣờng, kỹ thuật, cấu trúc x hội cũng nhƣ cách thức tổ chức công việc. Cụ thể là các nguồn tài nguyên ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cuộc sống tự cung tự cấp của mỗi cộng đồng; kỹ thuật và việc tổ chức lao động nhằm khai thác các nguồn tài nguyên đó; cách thức mà các yếu tố này ảnh hƣởng đến các khía cạnh khác của văn hóa. Hay nói cách khác, ông quan tâm nghiên cứu các hoạt động sinh kế khác nhau và từ đó tìm ra các khía cạnh khác nhau của văn hóa. Trên thế giới, những vấn đề liên quan đến sinh kế đƣợc các học giả nƣớc ngoài quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Những công trình nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài tiêu biểu có thể kể đến nhƣ: “Chúng tôi ăn rừng”[16]; “Trồng trọt của những người tiền Đông Dương ở cao nguyên miền Trung Việt Nam”[70]; “Lễ nghi thức nông nghiệp của người Rơ ngao”[71], “Một số vấn đề dân tộc học nông nghiệp Đông Nam Á”[84]; “Một số vấn đề nghiên cứu dân tộc học nông nghiệp”[49]; “Sự xuất hiện và phát triển của nông nghiệp”[111],… Những công trình nghiên cứu này chủ yếu xem xét sự xuất hiện của nông nghiệp, đồng thời mô tả về kỹ thuật canh tác, giống cây, các nghi lễ,... chứ chƣa đi sâu vào phân tích, so 8
- sánh để thấy đƣợc sự phát triển, thay đổi khác biệt, yếu tố tác động trong sản xuất nông nghiệp của các dân tộc, trong từng giai đoạn phát triển. Trong công trình “Nhân học một quan điểm về tình trạng nhân sinh”, Emily A. Schultz-Robert H. Lavenda (do Phan Ngọc Chiến, Hồ Liên Biện dịch) đ sử dụng thuật ngữ “phương thức mưu sinh” và “phương cách sinh tồn”. Tác giả cho rằng, ”Sinh tồn là một từ được dùng để chỉ việc thoả mãn những nhu cầu vật chất thiết yếu nhất để tồn tại của con người, chủ yếu là nhu cầu về thức ăn, quần áo và chỗ ở”[48]. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ mang tính tả thực về sinh kế chứ chƣa quan tâm, phân tích chuyên sâu để tìm ra những phát kiến mới. Từ sau những năm 80 của thế kỷ XX, thay vì sử dụng cụm từ phương thức mưu sinh, phương thức sinh tồn các học giả nƣớc ngoài sử dụng khái niệm sinh kế trong các nghiên cứu về phát triển nông thôn và giảm nghèo. Trong nghiên cứu của mình, F.Ellis cho rằng, một sinh kế phải hội tụ đủ các nguồn vốn: nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn vật chất, nguồn vốn con ngƣời, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội. Đồng thời, ông còn phân tích và chỉ ra mối liên hệ giữa tăng trƣởng kinh tế, cơ hội sinh kế và cải thiện đói nghèo của ngƣời dân [116]. Năm 1998, Cơ quan phát triển quốc tế Vƣơng quốc Anh (DFID) đ đƣa ra khái niệm về sinh kế, khung sinh kế bền vững và trở thành khuôn mẫu cho chính sách giảm nghèo của tổ chức này [88]. Về sau các tổ chức và cá nhân trên kh p thế giới đều lấy khuôn mẫu, khung phân tích của DFID làm chuẩn mực để nghiên cứu. Trong thời gian gần đây, vấn đề sinh kế càng đƣợc quan tâm trong các dự án phát triển bền vững. Nhà nghiên cứu Koos Neefies đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa đói nghèo và thay đổi môi trƣờng. Ông cho rằng, nếu có chiến lƣợc, chính sách tốt về sinh kế có thể giải quyết đƣợc những nguyên nhân của sự suy thoái môi trƣờng và đói nghèo. Do đó, ông đi sâu vào phân tích về chiến lƣợc, chính sách và đƣa ra những cách có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trƣờng, đói nghèo [69]. Khác với Koos Neefies, trong nghiên cứu của mình, Kasi Eswarappa chủ yếu quan tâm đến việc con ngƣời sử dụng các nguồn vốn nhƣ thế nào trong hoạt động sinh kế của mình [117]. 9
- Mặc dù cách tiếp cận có khác nhau nhƣng qua tổng quan trên cho thấy, vấn đề liên quan đến sinh kế rất quan trọng nên rất đƣợc các học giả nƣớc ngoài quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm. 1.1.1.2. Những nghiên cứu của các học giả trong nước Ở Việt Nam, những nghiên cứu về hoạt động sinh kế cũng xuất hiện từ rất sớm nhƣng chủ yếu là do các học giả nƣớc ngoài tiến hành. Những nghiên cứu này ban đầu chỉ mang tính chất phục vụ cho công việc của các học giả nƣớc ngoài. Những học giả này khi đặt chân đến Việt Nam với mục đích làm nhiệm vụ công nhƣ truyền đạo, sĩ quan quân đội, các viên chức hành chính,… Do tính chất công việc nên họ có thời gian sinh sống lâu dài, g n bó cùng với các cộng đồng dân tộc thiểu số. Để thuận lợi cho công việc họ phải tìm hiểu phong tục tập quán, cách thức sinh hoạt, văn hóa,… do đó họ đ dành rất nhiều thời gian để quan sát tham dự và miêu tả khá chi tiết về các khía cạnh của đời sống những dân tộc mà họ nghiên cứu. Ngoài ra, những học giả này cũng có thể sử dụng đƣợc ngôn ngữ của các dân tộc mà họ nghiên cứu nên rất thuận lợi. Tuy nhiên, do mục đích ban đầu là phục vụ cho công việc nên những công trình nghiên cứu này bƣớc đầu mới chỉ mô tả về kỹ thuật canh tác, giống cây, các nghi lễ,... chứ chƣa đi sâu vào phân tích, so sánh để thấy đƣợc sự phát triển, những yếu tố tác động, sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số trong tiến trình lịch sử. Những công trình tiêu biểu có thể kể đến là [14], [16], [55],... Mặc dù còn sơ khai nhƣng đây là nguồn tài liệu quý mà các học giả trong nƣớc có thể kế thừa, tham khảo khi nghiên cứu về sinh kế của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên. Sau năm 1975, cùng với những chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nƣớc, các học giả trong nƣớc có điều kiện đi sâu tìm hiểu nghiên cứu toàn diện các vấn đề trong đời sống của các dân tộc thiểu số nói chung, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng. Các công trình nghiên cứu thời gian này chủ yếu xem xét sinh kế của các dân tộc thiểu số thông qua các hoạt động sản xuất nông nghiệp, săn b n hái lƣợm và các nghề thủ công, đồng thời xem nó nhƣ là một phần không thể thiếu trong đời sống của các dân tộc thiểu số. Ngoài ra, có một số nghiên 10
- cứu chuyên về từng khía cạnh sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số nhƣ loạt bài về nƣơng rẫy và ruộng nƣớc của dân tộc Ba Na và các dân tộc Tây Nguyên của Bùi Minh Đạo đăng trên Tạp chí Dân tộc học nhƣ: [25], [27], [29], [30], [31], [32], [33], [34], [35],.... Trong công trình nghiên cứu Các Dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam) trong phần dân tộc Cơ Ho, Phan Ngọc Chiến cho rằng sinh kế chính của ngƣời Cơ Ho là sản xuất nông nghiệp. Theo ông, tất cả các nhóm của dân tộc Cơ Ho đều làm rẫy bằng lối du canh theo chu kỳ, một mảnh rừng đƣợc trồng trọt trong vài ba năm, sau đó để hóa và đƣợc canh tác trở lại khi cây rừng đ mọc cao [18]. Trong bài viết Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng, Nguyễn Văn Diệu cũng cho rằng, các dân tộc ít ngƣời ở Lâm Đồng sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, địa hình nên mỗi nhóm có những n t canh tác riêng biệt [25]. Trong công trình nghiên cứu, Dân tộc Cơ Ho ở Việt Nam, Bùi Minh Đạo cũng cho rằng, trồng trọt là hoạt động sản xuất truyền thống chính yếu của ngƣời Cơ Ho [35]. Trong công trình nghiên cứu Tập quán hoạt động kinh tế của các dân tộc thiểu số ở Đông Bắc Việt Nam, Trần Bình tái hiện bức tranh chi tiết, sinh động và đa dạng về hoạt động sinh kế của các dân tộc ở vùng Tây B c và Đông B c Việt Nam. Từ đó tác giả khẳng định, hoạt động nông nghiệp là sinh kế chính của các dân tộc nơi đây [11]. Trong những năm gần đây, khi nƣớc ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề sinh kế nói chung, sinh kế cho các dân tộc thiểu số nói riêng đƣợc các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Đây cũng là chủ đề đƣợc nhiều học viên chọn làm luận văn, luận án. Cách tiếp cận vấn đề sinh kế trong thời gian gần đây đƣợc đổi mới trong cách đặt vấn đề, phân tích vấn đề. Bên cạnh phƣơng pháp truyền thống là điền dã dân tộc học, hiện nay các học giả thƣờng sử dụng phƣơng pháp liên ngành, đa ngành nhằm phân tích đa chiều trong hoạt động sinh kế để nhận diện và phân tích những yếu tố tác động đến sự biến đổi của hoạt động sinh kế hiện nay so với truyền thống. Những công trình nghiên cứu thời gian sau này đều thống nhất rằng, do sự tác động của các chính sách, sự giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc, yếu tố tôn giáo, sự thay đổi môi trƣờng sống,… là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay 11
- đổi sinh kế hiện nay. Tuy nhiên sự thay đổi này theo chiều hƣớng tích cực, điều này đƣợc thể hiện qua các công trình nghiên cứu nhƣ: Tạ Hữu Dực trong Phục hồi sinh kế tại các cộng đồng tái định cư thủy điện Sơn La và vai trò của tri thức địa phương tộc người [28]; Phạm Thị Thu Hà trong Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay [54]; Ngô Thị Phƣơng Lan trong Sinh kế của các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer ở Bình Phước trong bối cảnh phát triển hiện nay [72], Mối quan hệ giữa môi trường và sinh kế trong hoạt động kinh tế biển của cư dân huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang [75], Các dạng thức sinh kế của cư dân huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh: sự tương tác của yếu tố chính sách, thị trường và môi trường [73]; Bùi Bích Lan trong Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La [78]; Nguyễn Đăng Hiệp Phố trong Sinh kế người Mạ ở vườn Quốc gia Cát Tiên [92]; Huỳnh Ngọc Thu trong Hoạt động kinh tế của các tộc người thiểu số tại chỗ ở Đông Nam Bộ: truyền thống và biến đổi [95]; Nguyễn Văn Sửu với công trình nghiên cứu Khung sinh kế bền vững: Một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo [88]; …. Đặc biệt, công trình nghiên cứu về khung sinh kế của Nguyễn Văn Sửu đ đƣợc nhiều NCS sử dụng làm khung phân tích chính trong luận án. Qua tổng quan các công trình nghiên cứu từ sau 1975 đến nay luận án nhận thấy, nghiên cứu về sinh kế của các học giả trong nƣớc rất đa dạng, phong phú. Càng về sau các công trình nghiên cứu càng đi sâu vào phân tích sâu từng vấn đề cụ thể, từ đó đƣa ra những định hƣớng cũng nhƣ giải pháp nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn bao quát và khách quan. Đây chính là nguồn tƣ liệu quý giúp chúng tôi có cái nhìn đa chiều trong tiếp cận và nghiên cứu vấn đề mà luận án hƣớng đến. 1.1.2. Những nghiên cứu về sinh kế của người Chil Nƣớc ta là một nƣớc nông nghiệp do đó hoạt động sinh kế nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với các dân tộc thiểu số. Các tác giả khi nghiên cứu về hoạt động sinh kế trong truyền thống của các dân tộc ở Lâm Đồng nói chung, ngƣời Chil nói riêng nhƣ: [18], [26], [27], [35],... đều cho rằng các dân tộc thiểu số tại chỗ chủ 12
- yếu sinh sống bằng nghề trồng trọt. Tuy nhiên, do đặc thù địa hình nên có sự khác nhau về hình thức canh tác cũng nhƣ hình thức cƣ trú giữa các nhóm địa phƣơng. Khi đề cập đến sinh kế chủ đạo của ngƣời Cơ Ho, Phan Ngọc Chiến [18] cho rằng đó là trồng trọt, ngoài ra còn có chăn nuôi và khai thác tự nhiên. Theo ông, tất cả các nhóm địa phƣơng của dân tộc Cơ Ho đều làm rẫy bằng lối du canh theo chu kỳ, cây lƣơng thực chính của các nhóm Cơ Ho là lúa, riêng nhóm Chil là b p. Trong bài viết của mình, Nguyễn Văn Diệu cũng cho rằng, các dân tộc ít ngƣời ở Lâm Đồng sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, địa hình nên mỗi nhóm có những n t canh tác riêng biệt. “Các dân tộc ít người tỉnh Lâm Đồng sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt. Các nhóm sinh sống trên những vùng núi cao, vùng xa xôi hẻo lánh ít có điều kiện tiếp xúc với các dân tộc khác như người Chil, người Mạ,... đốt rừng làm rẫy là phương thức canh tác chủ yếu” [26]. Đồng quan điểm trên, Bùi Minh Đạo cũng cho rằng, “Trồng trọt là hoạt động sản xuất truyền thống chính yếu của người Cơ Ho. Tùy theo địa hình và đất đai mà tồn tại ở các nhóm địa phương những hình thức trồng trọt khác nhau” [35]. Sau khi đất nƣớc tiến hành đổi mới (1986), những công trình nghiên cứu riêng về các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung, Lâm Đồng nói riêng đƣợc các học giả quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Khi phân tích, đánh giá những tác động về các chính sách kinh tế x hội dƣới thời Pháp – Mỹ, đối với các hoạt động sinh kế của các dân tộc tại chỗ ở Lâm Đồng, các nhà nghiêu cứu cho rằng, với chính sách dồn dân lập ấp chiến lƣợc, tƣớc đoạt đất đai, lập đồn điền đ làm cho cuộc sống cũng nhƣ hoạt động sinh kế của các dân tộc tại chỗ có nhiều biến đổi, đƣợc thể hiện qua một số công trình nghiên cứu nhƣ: [26], [36], [45]. Trong thời gian gần đây, các học giả có xu hƣớng đi sâu nghiên cứu từng cộng đồng dân tộc cụ thể, kể cả các nhóm địa phƣơng nhƣ nhóm ngƣời Chil. Do đó, các bài viết, công trình nghiên cứu về ngƣời Chil – với tƣ cách là một nhóm độc lập b t đầu xuất hiện nhƣ: [19], [46], [96], [98]. Trong bài viết Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của người Chil ở xã Đa Sar [23], Nguyễn Viết Cƣờng phân tích khá chi tiết những thay đổi của cộng đồng ngƣời Chil từ sau khi đất nƣớc giải phóng từ kinh tế, 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
195 p | 499 | 221
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
27 p | 207 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 80 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên
147 p | 129 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 59 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Sinh kế của người Khơ Mú tại khu tái định cư ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
200 p | 50 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965
244 p | 123 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Thực trạng hôn nhân của người Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
199 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Nghi lễ gia đình của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
204 p | 36 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 104 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 193 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 21 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
285 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu các gene oipA, babA2, cagE và cagA của vi khuẩn Helicobacter pylori ở các bệnh nhân viêm, loét dạ dày tá tràng
168 p | 1 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chức năng tâm thu thất trái bằng kỹ thuật siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
27 p | 8 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn