Luận án Tiến sĩ Nhân học: Thực trạng hôn nhân của người Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
lượt xem 11
download
Luận án Tiến sĩ Nhân học "Thực trạng hôn nhân của người Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng" trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, khái quát về địa bàn và tộc người nghiên cứu; Một số quan niệm, nguyên tắc và hình thức hôn nhân của người Dao Đỏ; Phong tục, tập quán và nghi lễ hôn nhân; Những yếu tố tác động đến biến đổi hôn nhân, xu hướng biến đổi, giá trị và một số vấn đề đặt ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nhân học: Thực trạng hôn nhân của người Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THỊ PHƢƠNG THẢO THỰC TRẠNG HÔN NHÂN CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ Ở TỈNH CAO BẰNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI. 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THỊ PHƢƠNG THẢO THỰC TRẠNG HÔN NHÂN CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ Ở TỈNH CAO BẰNG Ngành: Nhân học Mã số: 9 31 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ SONG HÀ HÀ NỘI. 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Nguồn dữ liệu điều tra, khảo sát thực tế và nội dung của luận án là trung thực, do NCS thu thập tại địa bàn khảo sát và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Ngô Thị Phƣơng Thảo
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài Thực trạng hôn nhân của người Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp cũng nhƣ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn nghiên cứu. Trƣớc hết tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà, ngƣời đã trực tiếp động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập ở hai bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Học viện Khoa học xã hội. Cô đã giúp đỡ, hƣớng dẫn, hỗ trợ, chỉ bảo cho tôi trong quá trình hình thành đề cƣơng, phƣơng pháp lấy tƣ liệu, khảo sát, điền dã thực địa để viết và hoàn thành luận án này. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới tập thể các Thầy, Cô là giảng viên Khoa Dân tộc học và Nhân học, Phòng Đào tạo và Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện và trao truyền cho tôi các kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học tập. Tôi xin trân trọng cảm ơn Bộ Tƣ lệnh Bộ đội Biên phòng, Ban Giám đốc Học viện Biên phòng, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới Thủ trƣởng - Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Cao Bằng, toàn thể cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Cần Yên, Ủy ban Nhân dân huyện Nguyên Bình, Hà Quảng và bà con ngƣời Dao Đỏ ở các địa phƣơng trên địa bàn hai huyện đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian điền dã và thu thập tƣ liệu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ tôi để hoàn thành luận án của mình. Hà Nội, tháng 04 năm 2023 Ngô Thị Phƣơng Thảo
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƢỜI NGHIÊN CỨU ...... 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 10 1.1.1. Những công trình nghiên cứu kinh điển về hôn nhân ............................ 10 1.1.2. Ngƣời Dao qua tài liệu của tác giả nƣớc ngoài và trong nƣớc ............... 11 1.2. Một số khái niệm và lý thuyết nghiên cứu ................................................ 25 1.2.1. Một số khái niệm .................................................................................... 25 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................. 29 1.3. Khái quát về địa bàn và tộc ngƣời nghiên cứu .............................................. 31 1.3.1. Khái quát về tỉnh Cao Bằng ................................................................... 31 1.3.2. Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển ngƣời Dao tỉnh Cao Bằng .......... 32 1.3.3. Khái quát về huyện Nguyên Bình .......................................................... 34 1.3.4. Khái quát về huyện Hà Quảng ............................................................... 38 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 42 Chƣơng 2: MỘT SỐ QUAN NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ HÌNH THỨC HÔN NHÂN CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ ................................................................... 44 2.1. Quan niệm về hôn nhân và tuổi kết hôn ........................................................ 44 2.1.1. Quan niệm về hôn nhân .......................................................................... 45 2.1.2. Tuổi kết hôn ............................................................................................ 47 2.2. Nguyên tắc và hình thức hôn nhân ................................................................. 50 2.2.1. Nguyên tắc hôn nhân .............................................................................. 50 2.2.2. Hình thức hôn nhân ................................................................................ 57 2.3. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ........................................................... 58 2.4. Cƣ trú sau hôn nhân ........................................................................................ 63 2.5. Đăng kí kết hôn và li hôn ................................................................................. 69 2.5.1. Đăng kí kết hôn ...................................................................................... 69 2.5.2. Li hôn...................................................................................................... 70
- 2.6. Những trƣờng hợp hôn nhân khác ................................................................. 71 2.6.1. Hôn nhân khác tộc ngƣời ....................................................................... 71 2.6.2. Hôn nhân xuyên biên giới Việt Nam - Trung Quốc ............................... 74 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 75 Chƣơng 3: PHONG TỤC, TẬP QUÁN VÀ NGHI LỄ HÔN NHÂN ................. 77 3.1. Tập quán tìm hiểu bạn đời và tiêu chí chọn vợ, chọn chồng ....................... 78 3.1.1. Tập quán tìm hiểu bạn đời ...................................................................... 78 3.1.2. Tiêu chí chọn vợ, chọn chồng ................................................................ 82 3.2. Phong tục, tập quán và nghi lễ trƣớc đám cƣới ............................................ 85 3.2.1. Phong tục, tập quán và nghi lễ xin lá số tử vi (mình cho nìn keng) ....... 85 3.2.2. Nghi lễ thỏa thuận giữa hai gia đình nhà trai, nhà gái (mình kong xìn chà cao)....................................................................................................... 88 3.2.3. Nghi lễ ăn hỏi và trao vật làm tin (mình quý-ế lẩy) ............................... 94 3.2.4. Nghi lễ chọn và báo ngày cƣới ............................................................... 98 3.3. Nghi lễ trong đám cƣới .................................................................................. 100 3.3.1. Lễ cúng tổ tiên ...................................................................................... 102 3.3.2. Lễ cƣới bên nhà gái .............................................................................. 103 3.3.3. Lễ cƣới bên nhà trai .............................................................................. 109 3.4. Nghi lễ sau đám cƣới ...................................................................................... 116 3.4.1. Lễ lại mặt (duốn tả kèng tiu” ................................................................ 116 3.4.2. Lễ quy tụ hôn nhân ............................................................................... 117 3.5. Nghi lễ hôn nhân trong những trƣờng hợp đặc biệt ................................... 118 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 120 Chƣơng 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN, XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI, GIÁ TRỊ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ............. 121 4.1. Những yếu tố tác động đến hôn nhân hiện nay ........................................... 121 4.1.1. Tác động của Đổi mới và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc......... 121 4.1.2. Tác động của sự phát triển về kinh tế - xã hội ..................................... 124 4.1.3. Tác động của Luật Hôn nhân và Gia đình và phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa mới ..................................................................... 126
- 4.1.4. Tác động của quá trình hội nhập, giao lƣu và tiếp biến văn hóa .......... 129 4.1.5. Tác động của hệ thống thông tin, truyền thông, công tác tuyên truyền của chính quyền địa phƣơng và mạng lƣới xã hội .............................. 131 4.1.6. Tác động từ sự thay đổi nhận thức của các tầng lớp ngƣời Dao Đỏ .... 133 4.2. Giá trị văn hóa hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ............................................... 136 4.2.1. Giá trị bảo tồn, phát huy các yếu tố tiêu biểu trong văn hóa tộc ngƣời ........ 136 4.2.2. Giá trị giáo dục và nhân văn ................................................................. 137 4.2.3. Giá trị bảo tồn các yếu tố đặc trƣng tín ngƣỡng tôn giáo tộc ngƣời .... 138 4.2.4. Giá trị duy trì phong tục cố kết cộng đồng ngƣời Dao ......................... 139 4.3. Xu hƣớng biến đổi trong hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ............................... 140 4.3.1. Xu hƣớng tiếp nhận văn hóa hôn nhân của tộc ngƣời khác ................. 140 4.3.2. Xu hƣớng giản tiện trong thực hành một số yếu tố văn hóa hôn nhân ...... 142 4.3.3. Xu hƣớng gia tăng kết hôn với ngƣời khác tộc và khác địa phƣơng ... 143 4.3.4. Xu hƣớng kết hôn với ngƣời bên kia biên giới Việt - Trung ............... 144 4.3.5. Xu hƣớng phục hồi các giá trị tiêu biểu trong văn hóa hôn nhân ........ 145 4.4. Một số vấn đề đặt ra đối với hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng và khuyến nghị giải pháp ............................................................................ 147 4.4.1. Một số vấn đề đặt ra ............................................................................. 147 4.4.2. Một số khuyến nghị giải pháp .............................................................. 153 Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................................. 157 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................... 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 162 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết tắt CH CNH Công nghitắt CH HĐH HiHg nghitắt CT - HC Chính tritắt CHỮ VIẾT DTH Dân t tritắ DTTS Dân t tritắt CHỮ NTM Nông thôn mt HTX HTXg thôn KH KHXg thô KHXH Khoa hhôn mt CH NQ Ngha hhôn Nxb Nhà xuhôn mt PGS Phó giáo sƣ TS Tió gsĩ TƢ Trung ƣơng Tr Trang UBND ỦBNDg ƣơngƣt CH KHHGĐ KHHGĐ ƣơngƣt CHỮ VIẾT DTTS Dân tộc thiểu số TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTGDTX GDNN Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, giáo dục nghề nghiệp UBDT Ủy ban Dân tộc TCTK Tổng cục thống kê
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1: Tuổi kết hôn của ngƣời Dao chia theo giới tính .......................................... 49 Bảng 2: Tỷ lệ tảo hôn dân tộc Dao so với một số tộc ngƣời cộng cƣ (2015; 2019) ........ 60 Bảng 3: Tình trạng tảo hôn của ngƣời Dao Đỏ ở các điểm nghiên cứu .................... 61 Bảng 4: Tình trạng hôn nhân cận huyết của ngƣời Dao Đỏ ...................................... 61 Bảng 5: Nơi cƣ trú sau kết hôn của ngƣời Dao Đỏ hiện nay .................................... 68 Bảng 6: Số lƣợng ngƣời Dao Đỏ kết hôn với các tộc ngƣời khác tại hai huyện Nguyên Bình, Hà Quảng năm 2018 - 2020. ................................................... 72 Bảng 7: Số liệu ngƣời Dao Đỏ kết hôn với ngƣời đồng tộc bên kia biên giới (Trung Quốc) tại các xã đƣợc chọn nghiên cứu thuộc tỉnh Cao Bằng ........... 74 Bảng 8: Thời gian tìm hiểu của các cặp vợ chồng trƣớc khi kết hôn ....................... 79 Bảng 9: Hoàn cảnh của đôi nam nữ trƣớc hôn nhân ................................................. 80 Biểu đồ 1: Số lƣợng và tỷ lệ kết hôn năm 2015 theo tình trạng tảo hôn .................. 59 Biểu 2: Sự lựa chọn đối tƣợng lý tƣởng trong hôn nhân........................................... 85
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hóa là thành tố quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, nhất là quốc gia đa dân tộc, góp phần tạo nên bản sắc, hồn cốt của chính quốc gia đó. Cách đây 80 năm, vào tháng 2/ 1943 Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua bản Đề cƣơng Văn hóa Việt Nam, là cƣơng lĩnh đầu tiên về lĩnh vực văn hóa và cho đến nay bản Đề cƣơng này vẫn có những giá trị to lớn cả về lí luận và thực tiễn, trong đó có liên quan đến nghiên cứu văn hóa dân tộc thiểu số. Đề cương về văn hóa Việt Nam coi văn hóa nhƣ một lĩnh vực không ngừng biến đổi, với sự nối tiếp liên tục từ quá khứ, đến hiện tại và tƣơng lai. Văn hóa hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của con ngƣời. Văn hóa bám rễ vào cội nguồn lịch sử và không ngừng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để bồi đắp và làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Các giá trị văn hóa, ngay cả giá trị truyền thống cũng không tồn tại một cách bất biến mà không ngừng đƣợc bổ sung và tái định hình để phù hợp với cuộc sống đang diễn ra. Việc lựa chọn các giá trị phù hợp để kế thừa dựa trên tinh thần khách quan và tƣ duy phê phán là một yêu cầu quan trọng đối với phát triển văn hóa. Xác định rõ tầm quan trọng của văn hóa, nên chủ trƣơng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc đƣợc thể hiện rất rõ qua các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc từ lần thứ VIII đến lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VIII năm 1998 về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa là một mặt trận quan trọng trên lĩnh vực tƣ tƣởng, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nguồn lực văn hoá, mà trƣớc hết là nguồn lực con ngƣời ngày càng đƣợc phát huy, phát triển toàn diện”. Hiện nay, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã và đang tác động, ảnh hƣởng sâu sắc đến sự phát triển của các quốc gia, dân tộc - tộc ngƣời, vì thế Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định văn hóa chính là nguồn lực để xây dựng kinh tế, phát triển xã hội một cách bền vững. Vấn đề bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó có văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) ở mỗi địa phƣơng, vùng miền đƣợc đặt ra nhƣ một nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hội Việt Nam. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa, ngày 24/11/2021 Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu của mình đã khẳng định: “Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là 1
- nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hóa của thế giới, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con ngƣời, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao, trong đó con ngƣời là chủ thể, giữ vị trí trung tâm trong chiến lƣợc phát triển văn hóa và còn văn hóa là còn dân tộc”. Hôn nhân là thành tố đầu tiên hình thành nên gia đình trên cơ sở kết hợp giữa hai con ngƣời về mặt tình cảm một cách hợp pháp, đồng thời thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình nhƣ duy trì nòi giống, gắn kết gia đình với dòng họ... Qua đó, mỗi gia đình là hạt nhân, tế bào của xã hội, muốn xã hội phát triển thì từng gia đình phải ổn định, bền vững. Thực tế cho thấy, trong hôn nhân chứa đựng nhiều giá trị văn hóa của tộc ngƣời, bởi nó thể hiện các quan điểm, nhân sinh quan, thế giới quan tộc ngƣời... Do hôn nhân vừa là vấn đề văn hóa, vừa là vấn đề mang tính xã hội, nên Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt coi trọng vấn đề hôn nhân và gia đình nhƣ Hồ Chủ tịch đã từng nói: “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”, điều đó thể hiện qua việc thực hiện Chiến lƣợc phát triển gia đình Việt Nam; ban hành Luật Hôn nhân và Gia đình... cũng nhƣ tập trung xây dựng đời sống văn hóa mới ở các khu dân cƣ trong bối cảnh xây dựng Nông thôn mới (NTM) hiện nay. Gần đây, nền kinh tế thị trƣờng, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa đang tác động và ảnh hƣởng mạnh mẽ đến các quốc gia, dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam thì vấn đề hôn nhân, gia đình có nhiều biến chuyển cả về yếu tố tích cực và tiêu cực. Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới thuộc vùng Đông Bắc của Tổ quốc, có đƣờng biên giới dài trên 333km giáp với nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, điều kiện giao thông đi lại khó khăn. Đặc biệt, Cao Bằng hiện nay có tới 28 dân tộc - tộc ngƣời cùng cƣ trú, sinh sống hòa đồng với nhau, trong đó một số tộc ngƣời có mối quan hệ hôn nhân, họ hàng, quan hệ buôn bán, sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo với đồng tộc, khác tộc ở bên kia biên giới. Vì thế, Cao Bằng đƣợc coi là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc có vị trí chiến lƣợc quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia Việt Nam, bao gồm sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tộc ngƣời Dao là một trong các DTTS cƣ trú lâu đời ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Cao Bằng. Cùng với các tộc ngƣời Tày, Nùng, Hmông, Sán Chay..., ngƣời Dao ở tỉnh Cao Bằng từ lâu đời có đời sống văn hóa phong phú, đa dạng đƣợc thể hiện rõ nét qua trang phục, nghi lễ tín ngƣỡng, phong tục, tập quán, dân ca, dân vũ, chuyện kể... Hiện nay, ngƣời Dao ở tỉnh Cao Bằng có ba nhóm chính, 2
- đó là Dao Đỏ, Dao Tiền và Dao Tuyển, đƣợc phân bố ở các huyện Nguyên Bình, Hà Quảng, Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thạch An, trong đó nhóm Dao Đỏ lại chủ yếu cƣ trú tại hai huyện Hà Quảng và Nguyên Bình. Cho đến nay, theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học/nhân học, văn hóa học và của chính quyền địa phƣơng, nhóm Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng là một trong số các nhóm địa phƣơng của tộc ngƣời Dao còn bảo lƣu, gìn giữ đƣợc nhiều các giá trị văn hóa đặc trƣng thông qua các phong tục, tập quán, nghi lễ tín ngƣỡng liên quan đến cộng đồng, dòng họ và gia đình, trong đó có lĩnh vực hôn nhân. Hiện nay, hôn nhân của ngƣời Dao nói chung và ngƣời Dao Đỏ nói riêng, bên cạnh những yếu tố văn hóa truyền thống tích cực vẫn còn một số yếu tố không còn phù hợp, bởi vì việc áp dụng luật pháp, quy định về hôn nhân và gia đình, thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình... vẫn bị chi phối của phong tục, tập quán. Hơn thế nữa, vẫn còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu đời sống hôn nhân của ngƣời Dao đặt trong bối cảnh phát triển đang chịu tác động mạnh mẽ của chính sách phát triển vùng biên, sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ 4.0. Vì thế, rất cần thiết tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề hôn nhân hiện nay của dân tộc Dao, nhất là nhóm Dao Đỏ tại tỉnh Cao Bằng. Nghiên cứu chuyên sâu về hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng hiện nay không chỉ góp phần nhận biết đƣợc các đặc trƣng văn hóa ngƣời Dao Đỏ nơi đây, mà còn chỉ ra đƣợc xu hƣớng, nguyên nhân biến đổi và mối quan hệ hôn nhân với các tộc ngƣời bên kia biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Qua đó còn làm sáng tỏ những giá trị khoa học và thực tiễn, làm luận cứ khoa học cho các nhà hoạch định chính sách, chính quyền địa phƣơng đƣa ra những giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tộc ngƣời Dao, thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc trên phƣơng diện Hiến pháp, Luật Hôn nhân và Gia đình, Chính sách kế hoạch hóa gia đình và công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: Thực trạng hôn nhân của người Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng làm đề tài luận án Tiến sĩ Nhân học của mình. Theo đó, thực trạng hôn nhân đƣợc hiểu là các yếu tố, gồm nguyên tắc, hình thức, phong tục, tập quán, nghi lễ hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ vẫn đang tồn tại và đƣợc ngƣời dân nhóm Dao này ở tỉnh Cao Bằng thực hành trong bối cảnh mới hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ thực trạng hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng và sự biến đổi trong hôn nhân của nhóm Dao này tại địa bàn nghiên cứu. 3
- - Chỉ ra những yếu tố tác động đến sự biến đổi hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ, trên cơ sở đó dự báo xu hƣớng biến đổi trong hôn nhân của ngƣời Dao nói chung, ngƣời Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng nói riêng. Từ kết quả nghiên cứu của luận án, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng trong bối cảnh đổi mới, hội nhập kinh tế thị trƣờng và toàn cầu hóa hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án của NCS tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Tổng quan những công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, trong đó tập trung về văn hóa hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ để thấy đƣợc những khoảng trống trong các nghiên cứu và định hƣớng đóng góp mới cho luận án. - Tập trung làm rõ một số vấn đề lí luận và thực tiễn, gồm các khái niệm cơ bản, lí thuyết nghiên cứu làm cơ sở để phân tích, đánh giá các nội dung. - Nêu khái quát những đặc điểm điều kiện địa lí - tự nhiên, xã hội tại địa bàn nghiên cứu có tác động, ảnh hƣởng đến đời sống hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ. - Phân tích, đánh giá một số quan niệm, nguyên tắc, phong tục, tập quán, nghi lễ hôn nhân hiện nay của ngƣời Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng, qua đó thấy đƣợc giá trị văn hóa đƣợc biểu hiện qua hôn nhân vẫn đƣợc duy trì, thực hành; những giá trị văn hóa đặc trƣng cần đƣợc bảo tồn và phát huy. - Phân tích những yếu tố tác động và dự báo xu hƣớng biến đổi hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng trong bối cảnh đổi mới, toàn cầu hóa và quan hệ tộc ngƣời liên/xuyên biên giới đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng nhƣ hiện nay. - Xác định những vấn đề đặt ra trên lĩnh vực hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ở Cao Bằng, từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ và ngƣời Dao nói chung trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa mới hiện nay tại địa phƣơng, thực hiện Chiến lƣợc công tác dân tộc, Luật Hôn nhân và Gia đình, Chính sách kế hoạch hóa gia đình, Chiến lƣợc phát triển gia đình Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng hiện nay, tức làm rõ thực trạng hôn nhân của nhóm Dao này ở địa phƣơng. 4
- 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung Hôn nhân là một phạm trù vừa chứa đựng yếu tố văn hóa, vừa chứa đựng yếu tố xã hội, do đó nội dung nghiên cứu chính của luận án chỉ tập trung vào một số quan niệm về hôn nhân, nguyên tắc và hình thức kết hôn, phong tục, tập quán trong thực hành nghi lễ hôn nhân, cƣ trú sau hôn nhân, những yếu tố tác động đến biến đổi trong hôn nhân và một số vấn đề đang đặt ra đối với hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Cao Bằng. Trên cơ sở phân tích làm rõ thực trạng hôn nhân hiện nay, tiến hành so sánh với hôn nhân truyền thống trƣớc đây để thấy đƣợc sự biến đổi trong hôn nhân của nhóm Dao này, nhằm đƣa ra cái nhìn tổng thể về các vấn đề nghiên cứu. 3.2.2. Phạm vi không gian Địa bàn nghiên cứu là huyện Hà Quảng và huyện Nguyên Bình thuộc tỉnh Cao Bằng, trong đó tập trung khảo sát tại các xã có đông ngƣời Dao Đỏ sinh sống nhƣ: Cần Nông (các xóm Tềnh Quốc, Lũng Quẩy, Phác Lùng, Phiêng Pán), xã Lƣơng Thông (xóm Lũng Tỳ) của huyện Hà Quảng; xã Vũ Minh (các xóm Lũng Pán, Lũng Vài, Lũng Chang, Lũng Ỉn) của huyện Nguyên Bình. Về tình hình, ngƣời Dao Đỏ ở huyện Hà Quảng có điều kiện đi lại khó khăn, một số xã giáp biên với Trung Quốc, còn lƣu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Ở huyện Nguyên Bình, trong đó xã Vũ Minh có điều kiện đi lại thuận lợi hơn nên giao thoa văn hóa với các tộc ngƣời khác, tiếp thu các yếu tố hiện đại của kinh tế thị trƣờng và hội nhập. Do có sự thay đổi về địa giới hành chính của tỉnh Cao Bằng theo Nghị quyết của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội khóa 14, ngày 10/1/2020 nên phạm vi không gian nghiên cứu của luận án trƣớc là xã Cần Nông và xã Lƣơng Thông thuộc huyện Thông Nông (trƣớc năm 2020), nay thuộc huyện Hà Quảng; xã Thái Học và xã Phan Thanh của huyện Nguyên Bình (trƣớc năm 2020), nay là xã Vũ Minh thuộc huyện Nguyên Bình. 3.2.3. Phạm vi thời gian Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng trong thời gian 7 năm trở lại đây, tức từ năm 2015 đến năm 2022. Tuy nhiên, để thấy đƣợc sự biến đổi về hôn nhân, các yếu tố tác động đến đời sống hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng, trong nội dung của luận án NCS có tìm hiểu về hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ từ Đổi mới đất nƣớc (1986) đến nay, bởi đây là thời kì Đảng và Nhà nƣớc có nhiều chính sách tác động đến vùng đồng bào DTTS và miền núi, mở cửa kinh tế thị trƣờng... Năm 1992 là thời điểm giữa Việt Nam và Trung Quốc bình thƣờng hóa quan hệ, mở cửa biên giới tạo điều kiện thuận lợi cho giao thƣơng hàng hóa, đi lại, 5
- buôn bán diễn ra ngày càng sôi động. Đây cũng là một trong những yếu tố tác động đến quan hệ hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án dựa trên quan điểm triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng để nhìn nhận các hiện tƣợng trong hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ở hai huyện Hà Quảng, Nguyên Bình của tỉnh Cao Bằng. NCS không xem xét các hình thức, phong tục trong nghi lễ hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ nhƣ một thành tố tồn tại độc lập, mà luôn đặt chúng trong bối cảnh quan hệ với những nét văn hóa hôn nhân của cộng đồng ngƣời Dao nói chung cũng nhƣ đặt trong mối quan hệ với nghi lễ hôn nhân của các dân tộc khác. Bên cạnh đó, việc áp dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu về hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ở huyện Hà Quảng và Nguyên Bình, NCS muốn nhìn nhận vấn đề hôn nhân là một thành tố khả biến, tức là xem xét trong bối cảnh lịch sử cụ thể, có sự vận động, biến đổi... Từ đó, làm cơ sở để giải thích về những biến đổi trong các nghi thức hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ở địa bàn đƣợc chọn nghiên cứu dƣới tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. Đặc biệt, khi thực hiện đề tài luận án, NCS còn dựa trên quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta và tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các vấn đề liên quan đến dân tộc, đại đoàn kết toàn dân tộc, chính sách dân tộc cũng nhƣ các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc liên quan tới hôn nhân và gia đình, xây dựng đời sống văn hóa mới, nông thôn mới hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở tiếp cận từ góc nhìn dân tộc học/nhân học và liên/đa ngành khoa học xã hội nhƣ Sử học, Xã hội học, Văn hoá học... luận án sử dụng hệ thống các phƣơng pháp liên ngành và chuyên ngành nhằm thu thập tƣ liệu, tài liệu, thông tin... Để hoàn thành luận án, NCS đã sử dụng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ sau: * Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu có sẵn: NCS đã tổng hợp các tài liệu nghiên cứu đề cập đến các vấn đề lí luận chung gồm các khái niệm liên quan tới hôn nhân, lý thuyết áp dụng, khái quát về địa bàn nghiên cứu và về ngƣời Dao nói chung, nhóm Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng nói riêng. Trong đó, có các công trình nghiên cứu về ngƣời Dao đã đƣợc in thành sách, luận án, bài viết đăng trên các tạp chí, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, các hội thảo khoa học... Ngoài ra, các tài liệu về dân số của tỉnh và Trung ƣơng, các tài liệu thứ cấp nhƣ các Nghị quyết, chủ trƣơng, kế hoạch; báo cáo tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội hàng năm 6
- của tỉnh Cao Bằng, của hai huyện Nguyên Bình và Hà Quảng cũng đƣợc NCS quan tâm và tham khảo trong luận án. * Phương pháp điền dã dân tộc học: Đây là phƣơng pháp chủ đạo mà NCS đã sử dụng để thu thập thông tin, triển khai các nội dung cho luận án. Trong phƣơng pháp này NCS đã vận dụng các công cụ sau: - Quan sát và quan sát tham dự: Trong quá trình điền dã tại các điểm nghiên cứu, NCS đã sử dụng kĩ thuật quan sát để có đƣợc những cảm nhận ban đầu và đánh giá về các điều kiện tự nhiên, xã hội, cảnh quan môi trƣờng, hoạt động sản xuất, đời sống của ngƣời Dao. Bên cạnh đó, NCS đã có những ghi chép, chụp ảnh khi tham dự 3 đám cƣới của ngƣời Dao Đỏ: 01 đám cƣới của ngƣời Dao Đỏ ở xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình (cụ thể là đám cƣới của cô dâu Đặng Thị L và chú rể Đặng Văn S tổ chức ở xóm Lũng Ỉn, năm 2021); 1 đám cƣới của ngƣời Dao Đỏ ở huyện Hà Quảng (đám cƣới cô dâu Triệu Thị M với chú rể Triệu Văn K ở xóm Tềnh Quốc, xã Cần Nông, năm 2021) và gần đây nhất là đám cƣới Lý Thị P và chú rể Bàn Văn N, tổ chức xóm Lũng Chang, xã Vũ Minh, tháng 11 năm 2022). Điều này giúp NCS hiểu đƣợc sâu sắc hơn về văn hóa, các phong tục, tập quán, nghi lễ trong hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ tại địa bàn nghiên cứu. - Phỏng vấn sâu: Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn sâu mà NCS lựa chọn có sự đa dạng về nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính. Để làm nổi bật đƣợc các giá trị văn hóa của ngƣời Dao Đỏ thông qua các phong tục, tập quán và nghi lễ hôn nhân NCS tập trung lựa chọn đối tƣợng phỏng vấn sâu là các thầy cúng, những ngƣời già hiểu biết về phong tục, tập quán và lịch sử tộc ngƣời. Để làm rõ thực trang hôn nhân của ngƣời Dao, NCS đã phỏng vấn sâu những gia đình ngƣời Dao Đỏ đã tổ chức lễ cƣới cho con trong những năm gần đây, các cặp vợ chồng trẻ và những ngƣời là trƣởng thôn, ngƣời có uy tín, cán bộ phụ trách công tác tƣ pháp, bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng. Bên cạnh đó, NCS đã thực hiện 30 cuộc phỏng vấn sâu, thời gian tùy theo đối tƣợng và nội dung cần hỏi, giao động khoảng 40 phút đến hai giờ đồng hồ, trong đó 20 cuộc phỏng vấn sâu đƣợc triển khai ở xã Cần Nông, Lƣơng Thông thuộc huyện Thông Nông (nay là huyện Hà Quảng), 10 cuộc phỏng vấn sâu ở xã Vũ Minh, xã Phan Thanh thuộc huyện Nguyên Bình từ năm 2017 đến năm 2022. Ngoài hình thức phỏng vấn sâu trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu qua các đợt điền dã, đến năm 2020 - 2021 do ảnh hƣởng của dịch bệnh Covid-19 NCS đã thực hiện phỏng vấn sâu đối với cán bộ xã, huyện và ngƣời Dao Đỏ ở xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình, xã Cần Nông, huyện Hà Quảng bằng hình thức gọi điện thoại để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu. 7
- - Thảo luận nhóm: Hình thức thảo luận nhóm đƣợc NCS triển khai nhằm nhận định, đánh giá và kiểm tra chéo thông tin về trình tự, các bƣớc, cách thức tổ chức nghi lễ đám cƣới và đời sống hôn nhân, cũng nhƣ các giá trị văn hóa hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ hiện nay. Tại địa bàn nghiên cứu, từ năm 2017 đến năm 2022, NCS đã tổ chức gần 20 cuộc thảo luận nhóm với nhiều đối tƣợng khác nhau, bao gồm nhóm nam, nhóm nữ, nhóm nam nữ từ độ tuổi thanh niên đến ngƣời già, gồm nhóm thầy cúng, nhóm gia đình tổ chức lễ cƣới, nhóm thanh niên nam nữ dự lễ cƣới, nhóm cán bộ thôn, xã... Những cuộc thảo luận nhóm đa số là 10 ngƣời, có cuộc thảo luận chỉ có 3 ngƣời. - Khảo sát phiếu hỏi hộ gia đình: Cùng với phƣơng pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với các câu hỏi có sẵn, NCS đã thiết kế bộ câu hỏi có sẵn phỏng vấn các hộ gia đình ngƣời Dao Đỏ để có những minh chứng bằng số liệu cần thiết nhằm phân tích thực trạng và sự biến đổi hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ tại các điểm nghiên cứu. NCS đã tiến hành phát và thu về 300 phiếu đến các hộ gia đình ngƣời Dao Đỏ, trong đó 150 phiếu ở huyện Hà Quảng và 150 phiếu ở huyện Nguyên Bình. - Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài luận án, NCS còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ: hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp... khi xử lý các thông tin, tƣ liệu, tài liệu thu thập đƣợc cũng nhƣ trong quá trình viết và chỉnh sửa, hoàn thiện luận án. Đồng thời, NCS còn tiến hành quay phim, chụp ảnh nhằm ghi lại những hình ảnh của cuộc hôn nhân ngƣời Dao Đỏ một cách đầy đủ, sống động, coi đây là một trong những công cụ bổ trợ giúp NCS trong quá trình triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể. * Phương pháp chuyên gia: Với phƣơng pháp chuyên gia, NCS phỏng vấn, trao đổi về nội dung những vấn đề nghiên cứu để có cái nhìn tổng thể, so sánh. Đối tƣợng chuyên gia là những nhà nghiên cứu chuyên sâu thuộc các lĩnh vực Dân tộc học/Nhân học, Văn hóa học; các chuyên gia là ngƣời Dao, những cán bộ địa phƣơng am hiểu về văn hóa ngƣời Dao ở tỉnh Cao Bằng. * Phương pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh lịch đại và đồng đại đƣợc NCS sử dụng trong luận án nhằm chỉ ra sự biến đổi trong quan niệm, nhận thức, thực hành các nghi lễ kết hôn của ngƣời Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng trong những giai đoạn, thời gian khác nhau, cũng nhƣ của ngƣời Dao Đỏ nói chung với một số nhóm Dao, đặc biệt là Dao Tiền cùng cƣ trú tại địa phƣơng. 5. Đóng góp của luận án - Dƣới góc độ Nhân học, luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về thực trạng hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ở tỉnh Cao 8
- Bằng để thấy đƣợc bức tranh sinh động về đời sống văn hóa nói chung, đời sống hôn nhân nói riêng, quá trình biến đổi, xu hƣớng biến đổi và các giá trị văn hóa tích cực cũng nhƣ các giá trị văn hóa không còn phù hợp trong hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ để có những định hƣớng chính sách bảo tồn, phát huy trong thời gian tới. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt đƣợc, luận án đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa trong hôn nhân hiện nay, góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới của ngƣời Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng. - Luận án cung cấp những thông tin, tƣ liệu mới về hôn nhân hiện nay của ngƣời Dao Đỏ giúp cho những nhà hoạch định chính sách cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng thực hiện tốt Luật Hôn nhân và Gia đình, các chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc ngƣời đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: Luận án nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về thực trạng hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ tại tỉnh Cao Bằng - một tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc, góp phần cung cấp một nguồn tƣ liệu mới phong phú về những giá trị văn hóa hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ cho ngành Dân tộc học/Nhân học. - Về mặt thực tiễn: Luận án cung cấp những luận cứ khoa học nhằm cụ thể hóa Luật Hôn nhân và Gia đình, đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách tham khảo và thực thi chính sách bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa trong hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ. Ngoài ra, đây còn là nguồn tƣ liệu khoa học có giá trị tham khảo đối với các nhà nghiên cứu, các giảng viên về Dân tộc học/Nhân học; Văn hóa học, Văn hóa Gia đình, Chính sách công... 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Danh mục những ngƣời cung cấp tin, nội dung luận án đƣợc cơ cấu gồm 4 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, khái quát về địa bàn và tộc người nghiên cứu Chương 2: Một số quan niệm, nguyên tắc và hình thức hôn nhân của người Dao Đỏ Chương 3: Phong tục, tập quán và nghi lễ hôn nhân Chương 4: Những yếu tố tác động đến biến đổi hôn nhân, xu hướng biến đổi, giá trị và một số vấn đề đặt ra 9
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƢỜI NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những công trình nghiên cứu kinh điển về hôn nhân Hôn nhân và gia đình là một trong những lĩnh vực đã đƣợc các nhà triết gia Hy Lạp quan tâm từ thời cổ đại, tuy nhiên vẫn không có nhiều công trình thời ấy đƣợc công bố. Trong số các công trình đó, cuốn sách “Mẫu quyền” của Bacofell (1861) đã đề cập đến vấn đề hôn nhân của con ngƣời và khẳng định rằng xã hội đầu tiên của loài ngƣời là mẫu hệ, vì thế giai đoạn này con ngƣời sống trong tình trạng quần hôn, con cái sinh ra chỉ biết về mẹ mà không biết chính xác bố của mình. Điều này khẳng định, thiết chế xã hội đầu tiên của loài ngƣời là mẫu quyền. Bên cạnh đó, cuốn sách “Nghiên cứu lịch sử cổ đại - hôn nhân nguyên thủy” của tác giả M.C. Lennan (1866) có nhấn mạnh đến vấn đề ngoại hôn tộc ngƣời, trong đó nam nữ cùng chung huyết thống không đƣợc kết hôn với nhau mà theo quy định chỉ đƣợc kết hôn với ngƣời khác nhóm. Hiện nay, khi đề cập đến cơ sở lí luận chung về hôn nhân và gia đình, nhiều nghiên cứu đã nhắc đến L. Morgan với cuốn sách “Xã hội cổ đại” [48] của ông xuất bản năm 1882 đƣợc coi là một trong số các công trình nghiên cứu khá chi tiết về các loại hình hôn nhân và gia đình trong thời kì công xã nguyên thủy. Trong công trình này, L. Morgan đã liệt kê các hình thái hôn nhân và gia đình của loài ngƣời trải qua đến thời điểm ông nghiên cứu là: gia đình huyết tộc, gia đình punalua, gia đình một vợ một chồng, gia đình đối ngẫu, gia đình phụ quyền, và cho rằng, đây là các loại hình gia đình phổ biến của thời kì công xã nguyên thủy. Đồng thời Morgan cũng chỉ ra một số hình thái hôn nhân: hôn nhân tập thể, hôn nhân theo nhóm, hay quần hôn và hôn nhân cá thể, giữa hai hình thái hôn nhân đó có một hình thái quá độ là hôn nhân đối ngẫu. Ph. Ăngghen (1884) với cuốn sách nổi tiếng “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước” đã đề cập đến những đặc trƣng của xã hội, giải thích sự phát triển các mối quan hệ trong gia đình, các thiết chế hôn nhân và sự tiến hóa của gia đình trong lịch sử nhân loại, nhƣng theo một số nhà nghiên cứu về hôn nhân và gia đình thì trong nhiều nhận định của Ph. Ăngghen đã có sự kế thừa từ quản điểm của L. Morgan. Theo Ph.Ăngghen, có ba hình thức hôn nhân chính và mỗi hình thức hôn 10
- nhân tƣơng ứng với ba giai đoạn phát triển chính của nhân loại. Cụ thể nhƣ ở thời đại mông muội có chế độ quần hôn; ở thời đại dã man có chế độ hôn nhân cặp đôi; ở thời đại văn minh có chế độ một vợ một chồng đƣợc bổ sung bằng tệ ngoại tình và nạn mại dâm [24, tr.119]. Song, cũng cần phải nói rằng, hai công trình của L. Morgan và Ph. Ăngghen chỉ phù hợp trong trƣờng hợp nghiên cứu với một gia đình lịch sử cụ thể. Hiện nay quan điểm của hai ông đang đặt ra nhiều vấn đề tranh cãi trong giới khoa học khi nghiên cứu về hôn nhân. Sau công trình nổi tiếng của Ph. Ăngghen, còn có nhiều học giả ở các nƣớc Tây Âu, Châu Mỹ và Châu Á... tiếp tục đi sâu nghiên cứu các quan điểm, lý thuyết, cách tiếp cận trong nghiên cứu về hôn nhân và gia đình, hoặc là các hình thái hôn nhân của từng tộc ngƣời ở phạm vi địa phƣơng hay quốc gia cụ thể. Các tác giả đó cũng đã tiếp cận và đạt đƣợc những thành tựu đáng kể về lý thuyết, phƣơng pháp luận nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói chung. Trong đó phải kể đến tác giả Grant Evans với cuốn sách mang tên “Bức khảm văn hóa châu Á” [29]. Đây là một trong những cuốn sách đƣợc các nhà nghiên cứu Dân tộc học/Nhân học ở trong và ngoài nƣớc biết đến từ nhiều năm nay, bởi vì nội dung của công trình ấy đã trực tiếp đề cập đến bức tranh văn hóa của các dân tộc ở châu Á nói chung, cũng nhƣ sự hình thành các loại gia đình ở châu lục này nói riêng. Đặc biệt, trong công trình, tác giả Grant Evans cũng đã chỉ ra một số quan điểm cơ bản về các hình thái và chức năng của gia đình và tập trung nhấn mạnh: “hình thái và chức năng của gia đình đƣợc xác định bởi các tiêu chí và giá trị của mỗi một xã hội, chứ không phải bởi sinh học, trong một số trƣờng hợp ngay cả những thành viên gia đình đã đƣợc xác định về mặt văn hóa cũng không cùng cƣ ngụ với nhau” [29, tr.119]. Hơn nữa, nội dung công trình của Grant Evans còn đề cập đến mô hình gia đình hạt nhân, và xem đây đƣợc xem là hình thức gia đình mang tính phổ biến trong xã hội ngày nay. Nhìn chung, cuốn sách “Bức khảm văn hoá châu Á” đối với luận án của NCS có giá trị tham khảo quan trọng để có thể làm rõ một số yếu tố văn hóa, sự khác biệt về văn hóa trong hôn nhân của ngƣời Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng. 1.1.2. Người Dao qua tài liệu của tác giả nước ngoài và trong nước 1.1.2.1. Nghiên cứu về người Dao và hôn nhân của người Dao ở Việt Nam của các tác giả nước ngoài Luận bàn về các tộc ngƣời thiểu số nói chung, về ngƣời Dao ở Việt Nam nói riêng đã sớm thu hút đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả nƣớc ngoài, đặc biệt là các học giả ngƣời Pháp. Nhằm phục vụ cho việc cai trị của thực dân Pháp đối với các nƣớc thuộc địa ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, một số cha cố và sĩ 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
195 p | 503 | 221
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
27 p | 210 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay
180 p | 88 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với xử lý vi phạm hành chính từ thực tiễn ngành Công an nhân dân
186 p | 98 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên
147 p | 134 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
199 p | 110 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng: Truyền thống và biến đổi
192 p | 52 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Sinh kế của người Khơ Mú tại khu tái định cư ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
200 p | 56 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965
244 p | 125 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 111 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Nghi lễ gia đình của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
204 p | 46 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại các phòng khám ngoại trú người lớn ở 3 tỉnh Việt Nam, 2009- 2010
25 p | 130 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 36 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu lên men và thu nhận polyhydroxyalkanoates từ vi khuẩn phân lập ở một số vùng đất của Việt Nam
159 p | 118 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn