Luận án Tiến sĩ Nhân học: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 14
download
Luận án phân tích vai trò, vị trí của bản trong xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế của địa phương. Chỉ ra những yếu tố tác động đến sự biến đổi của tổ chức bản truyền thống của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nhân học: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀM THỊ TẤM TỔ CHỨC BẢN CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Hà Nội, 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀM THỊ TẤM TỔ CHỨC BẢN CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Nhân học Mã số: 9 31 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC THANH PGS.TS. LÂM BÁ NAM Hà Nội, 2020
- LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tư liệu và số liệu trong luận án là trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận chưa được ai công bố. Tác giả luận án Đàm Thị Tấm i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án tiến sĩ “Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban lãnh đạo trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện về thời gian, lịch công tác để tôi hoàn thành luận án. Khoa Dân tộc học/Nhân học thuộc Học viện Khoa học Xã hội đã giúp tôi trong quá trình học tập và hoàn thành các thủ tục của khóa đào tạo. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới UBND huyện Đồng Hỷ và UBND các xã (Hòa Bình, Tân Long, Văn Hán và Văn Lăng), cán bộ và nhân dân các bản thuộc các xã khảo sát của luận án, đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt thời gian điền dã để lấy tư liệu viết luận án từ năm 2013 đến hết 2019. Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi khi thực hiện luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh và PGS.TS. Lâm Bá Nam, đã tận tình chỉ bảo tôi trong việc định hướng nghiên cứu, tiếp cận lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, thu thập tư liệu và hiện thực hóa các ý tưởng khoa học, để tôi hoàn thành luận án này./. Xin trân trọng cám ơn! Tác giả luận án Đàm Thị Tấm ii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DTTS Dân tộc thiểu số NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư PL Pháp luật PVS Phỏng vấn sâu QĐ Quyết định TDĐKXDĐSVH Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa TP Thành phố Tr Trang TS Tiến sĩ TTg Thủ tướng UBND Uỷ ban nhân dân UBTVQH Uỷ ban thường vụ Quốc hội iii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỘC NGƢỜI NGHIÊN CỨU.......................................................... 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 8 1.2. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................. 16 1.3. Khái quát về huyện Đồng Hỷ và người Nùng Phàn Slình .......................... 24 1.4. Khái quát về các điểm nghiên cứu............................................................... 39 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÖC BẢN CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH ...................................................................................................................... 44 2.1. Một số tiêu chí phân loại bản ...................................................................... 44 2.2. Tên gọi của bản ............................................................................................ 45 2.3. Nguyên tắc lập bản ...................................................................................... 48 2.4. Tổ chức không gian của bản ........................................................................ 50 2.5. Thành phần dân cư trong bản ...................................................................... 58 Chƣơng 3: CÁC THIẾT CHẾ VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BẢN............. 73 3.1. Sở hữu và sử dụng đất đai ........................................................................... 73 3.2. Hình thức quản lý bản ................................................................................. 84 3.3. Quan hệ cộng đồng trong bản .................................................................... 105 3.4. Mối quan hệ giữa bản người Nùng Phàn Slình với bản của dân tộc khác .................................................................................................................. 112 Chƣơng 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI CỦA BẢN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................................................................ 116 4.1. Những yếu tố tác động đến biến đổi bản ................................................... 116 4.2. Xu hướng biến đổi ..................................................................................... 128 4.3. Một số vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay .......................................... 135 4.4. Một số khuyến nghị và giải pháp .............................................................. 143 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152 iv
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng nhà sàn ở các điểm nghiên cứu năm 2018 ................................57 Bảng 2.2. Số hộ, số người và quy mô gia đình ở 11 bản người Nùng Phàn Slình năm 2018...............................................................................................60 Bảng 3.1: Tình hình địa chủ và phú nông các dân tộc thiểu số các huyện Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ và Võ Nhai .........................................76 Bảng 3.2: Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng Phàn Slình ở bản Cầu Mai, xã Văn Hán năm 1993........................................80 Bảng 3.3: Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng Phàn Slình ở bản La Đùm, xã Văn Hán năm 1993 ........................................81 Bảng 3.4: Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng Phàn Slình ở bản Ba Đình xã Tân Long năm 1993 ........................................82 Bảng 3.5. Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng Phàn Slình ở bản Đồng Mẫu, xã Tân Long năm 1993 ...................................82 Bảng 3.6: Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng Phàn Slình ở bản Làng Mới, xã Tân Long năm 1993 ....................................83 v
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Tân Đô .......................................................67 Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Đồng Vung.................................................67 Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Ba Đình ......................................................68 Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Đồng Mẫu ..................................................68 Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Đồng Mây ..................................................69 Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ % các dòng họ ở bản Làng Mới ..................................................69 Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản La Đùm ......................................................70 Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Khe Quân ...................................................70 vi
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tổ chức bản (làng) đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa - xã hội của các tộc người thiểu số ở trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Đó là chiếc nôi mà mỗi con người được sinh ra, lớn lên và hòa nhập cùng cộng đồng; nơi họ được bao bọc, chở che, nuôi dưỡng và gắn bó qua bao năm tháng cuộc đời. Bản thể hiện tính cộng đồng và tính tự quản, hàm chứa các giá trị nhân văn sâu sắc, góp phần gìn giữ những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của tộc người thông qua việc duy trì phong tục tập quán, hương ước, quy ước và những quy định bất thành văn. Bản có vai trò gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau thành một khối thống nhất, bền chặt trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển; là không gian văn hóa chứa đựng tinh thần cộng cảm, cộng mệnh giữa con người với nhau. Nhà nối tiếp nhà, bản nối tiếp bản tạo thành một tổng thể không gian hài hòa giữa thiên nhiên - đất trời - con người. Trải qua một quá trình lịch sử và văn hóa lâu dài, tổ chức bản của các tộc người thiểu số nhìn chung đã trải qua nhiều thay đổi, đặc biệt là trong thế kỷ XX - thời đại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, và thế kỷ XXI - thời đại của toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển. Trong bối cảnh giao lưu, giao thoa, tiếp biến văn hóa được đẩy mạnh, cùng với sự tác động của các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tổ chức bản đang ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại, từ tên gọi, quy mô, cấu trúc cho đến các quan hệ xã hội, phong tục tập quán xoay quanh nó. Những thay đổi này phần nào đã phù hợp với sự vận động tất yếu của lịch sử, với yêu cầu của công cuộc Đổi mới; mặt khác cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ về quản trị xã hội và công tác văn hóa. Tỉnh Thái Nguyên có nhiều nhóm Nùng có nguồn gốc từ các tỉnh lân cận như Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang... Riêng nhóm Nùng Phàn Slình chủ yếu có nguồn gốc từ vùng Bình Gia, Văn Quan, Cao Lộc (Lạng Sơn), hiện nay cư trú ở Võ Nhai, Đồng Hỷ và Đại Từ [105, tr.527 - 528]. Theo Kết quả sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở tháng 7/2019, dân số toàn tỉnh Thái Nguyên là 1.286.751 1
- người, các dân tộc khác là 384.379 người. Dân số toàn huyện Đồng Hỷ là 90.709 người, trong đó dân tộc Nùng có 17.178 người chiếm 18,93% dân số. Trước những thuận lợi và khó khăn của thời cuộc, bản của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cũng có những vấn đề cần phải xem xét trong xu thế phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay của đất nước. Bản truyền thống không đơn thuần chỉ chứa những yếu tố cũ, lạc hậu, mà còn có những yếu tố văn hóa tích cực góp phần quan trọng vào việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Làm thế nào để đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào phát triển đi lên mà vẫn giữ được những nét văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa riêng vốn có của dân tộc mình là một điều rất cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Chính vì vậy, nghiên cứu về bản của người Nùng, cụ thể là bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Bên cạnh đó, tính cho đến thời điểm này, vấn đề bản của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào, các công trình nghiên cứu về người Nùng trước đó chủ yếu về các lĩnh vực: nhà cửa, trang phục, ẩm thực, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội… Việc đi sâu tìm hiểu tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình sẽ góp phần bổ sung khoảng trống học thuật đó. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Từ nguồn tài liệu điền dã Dân tộc học - Nhân học, luận án chỉ rõ đặc điểm và vai trò của bản người Nùng Phàn Slình truyền thống và biến đổi. - Phân tích vai trò, vị trí của bản trong xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế của địa phương. - Chỉ ra những yếu tố tác động đến sự biến đổi của tổ chức bản truyền thống của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước và trong nước về làng/bản; vận dụng một số lý thuyết và các khái niệm liên quan đến nội dung luận án. 2
- - Chỉ rõ nguồn gốc tộc người, lịch sử cư trú của người Nùng Phàn Slình, những đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội và khái quát địa bàn nghiên cứu. - Nghiên cứu hình thức cư trú, cấu trúc và các mối quan hệ xã hội của bản truyền thống và biến đổi. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình, bao gồm các nội dung: đặc điểm cư trú, cấu trúc bản và các mối quan hệ xã hội truyền thống và biến đổi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: luận án tập trung nghiên cứu sâu tại các xã Hòa Bình, Tân Long, Văn Hán và Văn Lăng, đây là những địa phương có nhiều người Nùng Phàn Slình sinh sống trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. Sau khi di cư đến Thái Nguyên, về cơ bản họ đã định cư ổn định ở những nơi này, không có nhiều sự dịch chuyển dân cư đáng chú ý. Phạm vi thời gian: Trước năm 1945 và từ sau năm 1945 đến nay (2019). NCS chọn mốc thời điểm này để xem xét sự biến đổi của bản người Nùng Phàn Slình. Bởi vì sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau này là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã xóa bỏ hệ thống quản lý hành chính của Nhà nước phong kiến Việt Nam và của chính quyền thực dân Pháp, từng bước thay thế bằng hệ thống quản lý hành chính và dân cư mới, đồng thời đặt tổ chức bản - theo một cách nửa chính thức - dưới sự quản lý của hệ thống đó cùng với những tên gọi và phương thức tự quản mới. Thực ra thì tổ chức bản cũng chứng kiến sự thay đổi khá lớn qua một số mốc lịch sử của đất nước. Nhìn chung, thời điểm năm 1945 tổ chức bản chịu sự chi phối rất lớn của các tổ chức chính trị - xã hội như Đảng, chính quyền, mặt trận. Bản trở nên mờ nhạt trong thời kỳ tổ chức hợp tác xã bậc cao và mở rộng hợp tác xã trên phạm vi cả nước (1960 - 1986). Từ Đổi mới đến nay, đặc biệt là từ năm 1995, tính tự quản của bản lại được đề cao với sự nổi lên của vai trò trưởng xóm thay thế cho chủ nhiệm hợp tác xã. 3
- Hơn nữa, trong các tài liệu lịch sử và dân tộc học, bản của người Nùng (và thiết chế làng bản của các tộc người ở Việt Nam nói chung) thường được mô tả dưới góc nhìn truyền thống. Điều này ít nhiều tạo sự thuận tiện cho NCS khi liên hệ so sánh giữa bản truyền thống với bản hiện đại. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được trình bày và biện giải theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin trong khảo tả, phân tích về vấn đề cấu trúc bản, tổ chức xã hội của bản. Bên cạnh đó, Luận án còn dựa trên những quan điểm của Đảng và Nhà nước thể hiện qua việc xây dựng thiết chế mới, trên cơ sở kế thừa những giá trị trong thời kì cách mạng và xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, luận án còn kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà dân tộc học trên thế giới và của Việt Nam về nghiên cứu làng, bản của các dân tộc thiểu số nói chung và người Nùng nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, NCS vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: phương pháp điền dã Dân tộc học, phương pháp so sánh, phương pháp biểu đồ, phương pháp thu thập, tổng hợp và khai thác tài liệu thứ cấp. Trong đó, phương pháp điền dã Dân tộc học là chủ yếu với các hình thức sau: - Quan sát, quan sát tham dự: NCS đã quan sát trực tiếp nguồn tài nguyên, nguồn nước, khu vực sản xuất, nơi chăn thả gia súc, nghĩa địa, rừng ma... Đồng thời tham gia vào các hoạt động của người dân ở địa bàn nghiên cứu như: lễ tết, hội hè, đám cưới, sinh nhật, tang ma, họp bản, họp phường… - Phỏng vấn sâu: NCS cũng thực hiện phỏng vấn sâu các đối tượng là cán bộ cấp xã, thầy cúng, già làng, trưởng bản, nghệ nhân, cán bộ hưu trí và người dân về các mối quan hệ gia đình, gia tộc và liên bản. Tuỳ từng đối tượng mà NCS phỏng vấn những chủ đề liên quan đến luận án. Với những người già, cán bộ hưu trí, NCS phỏng vấn sâu về nguồn gốc và quá trình di cư của các dòng họ khi đến mảnh đất 4
- này sinh sống; các quy ước trong bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, an ninh trật tự; sử dụng nước và bảo vệ rừng đầu nguồn; tên bản, cách đặt tên cho bản, ranh giới bản, liên bản; Những vấn đề nảy sinh sau khi người Nùng Phàn Slình đến lập nghiệp. Ngoài ra, nguồn gốc về ruộng đất, sở hữu ruộng đất và một số vấn đề khác cũng được NCS tham khảo ý kiến của những đối tượng này. Để tìm hiểu về các Chương trình, Dự án đã và đang được thực hiện tại địa bàn nghiên cứu, NCS phỏng vấn cán bộ các cấp và người dân địa phương với nhiều câu hỏi mở. Trong đó, Chương trình xây dựng nông thôn mới được NCS tập trung hỏi kỹ hơn, vì đây là chính sách có tác động trực tiếp đến đời sống của người dân, làm cho bản hoàn toàn thay đổi so với truyền thống. Mỗi cuộc phỏng vấn sâu thường kéo dài khoảng một giờ. - Thảo luận nhóm: trong quá trình điền dã một số buổi thảo luận nhóm đã được NCS thực hiện. Để có được thông tin đa chiều, NCS chia đối tượng phỏng vấn thành 4 nhóm khác nhau: nhóm nam giới; nhóm phụ nữ; nhóm hỗn hợp nam, nữ; nhóm cán bộ các cấp, mỗi nhóm có từ 6 đến 8 người. Nội dung thảo luận nhóm hướng vào từng chủ đề cụ thể liên quan đến lịch sử cư trú, hình thức quản lý bản, quy ước bản, tổ chức hàng phường, sự biến đổi của bản và những vấn đề đặt ra... Mỗi cuộc thảo luận nhóm thường kéo dài khoảng hai giờ. Qua trao đổi, nhiều ý kiến của người dân đã gợi mở để NCS đưa ra các đánh giá, đề xuất biện pháp nhằm phát huy các yếu tố tích cực cũng như hạn chế các yếu tố tiêu cực trong tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Phương pháp biểu đồ: NCS sử dụng biểu đồ dạng hình cột nhằm biểu thị tỉ lệ để thấy được sự khác nhau giữa các dòng họ ở các điểm nghiên cứu. - Phương pháp thu thập, tổng hợp và khai thác tài liệu thứ cấp: NCS thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp ở UBND các xã, UBND huyện Đồng Hỷ, Trung tâm lưu trữ, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh uỷ, tỉnh Thái Nguyên và Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên… Nhờ những nguồn tài liệu này, NCS có được sự nhìn nhận và đánh giá về bức tranh đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội qua từng năm, từng thời kì lịch sử. 5
- Bên cạnh đó, tác giả cũng có tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành Nhân học nhằm bổ sung, hoàn thiện các kiến thức còn thiếu trong quá trình hoàn thiện luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có những đóng góp chủ yếu sau: - Trên cơ sở nghiên cứu về bản của người Nùng Phàn Slình, luận án trình bày một cách toàn diện về tổ chức bản truyền thống và hiện đại ở một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay. - Góp phần làm rõ cấu trúc, vai trò và chức năng của tổ chức bản trong cộng đồng người Nùng Phàn Slình và mối quan hệ của họ với một số dân tộc khác sống trên cùng một địa bàn cư trú. - Chỉ ra một số yếu tố tác động và xu hướng biến đổi trong tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình, huyện Đồng Hỷ, góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận án đã phân tích tổ chức bản - một loại hình thiết chế xã hội ở vùng trung du miền núi Việt Nam từ truyền thống đến biến đổi. - Xác định các Lý thuyết Không gian xã hội, Lý thuyết Biến đổi xã hội để làm nổi bật những luận điểm nghiên cứu về tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái nguyên. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả của luận án, góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cho quá trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời nâng cao đời sống văn hóa ở người Nùng Phàn Slình trong bối cảnh công nghiệp hóa, toàn cầu hóa hiện nay. - Cung cấp các luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo tồn và phát huy những yếu tố văn hóa tích cực của bản trong quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương. 6
- 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần nội dung chính của Luận án được trình bày trong 4 chương: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và tộc ngƣời nghiên cứu Chƣơng 2: Đặc điểm, cấu trúc bản của ngƣời Nùng Phàn Slình Chƣơng 3: Các thiết chế và quan hệ xã hội trong bản Chương 4: Những yếu tố tác động, xu hướng biến đổi của bản và một số vấn đề đặt ra 7
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỘC NGƢỜI NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước Nghiên cứu về làng/bản là vấn đề được quan tâm của giới khoa học từ rất sớm, trong đó có sự tham gia của các nhà khoa học Dân tộc học/Nhân học, Xã hội học, Chính trị học, Sử học… Từ thế kỷ XVII, XVIII đề tài làng ở Việt Nam đã được các học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu, trong các kho tư liệu của công ty Đông Ấn, Anh, Hà Lan, Pháp... còn lưu giữ khá nhiều tư liệu về làng ở Việt Nam do các thương nhân phương Tây biên soạn như Mô tả vương quốc Đàng ngoài của S.Baron [85], Lịch sử Đàng ngoài của Richard [41], Vương quốc Đàng ngoài, hành trình và truyền giáo của A.de Rhodes [1], Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ của Pierre Gourou [73]. Nhìn chung, các cuốn sách này mới chỉ tập trung ghi chép một số vấn đề về làng xã Việt Nam. Với chủ đề làng/bản hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài như Katherine D. Blair có Four Villages: Architecture in Nepal (Kiến trúc ở Nepal, nghiên cứu đời sống của 4 làng) với 67 trang, tác giả đã giới thiệu về địa lí, khí hậu, các hình thức định cư, sự đa dạng dân tộc và các chủ đề liên quan [128]. Tìm hiểu về đời sống của những người dân trong làng có công trình Studies of Okinawan Village Life (Nghiên cứu về đời sống làng Okinawan) của Clarence J. Glacken. Trong đó, tác giả đã mô tả, phân tích sâu về làng ở Okinawa với nhiều tư liệu sinh động giúp cho người đọc có được những thông tin hữu ích về đời sống của những người dân địa phương. Clarence đã giới thiệu ba loại hình cư trú đại diện cho làng Okinawan là: cư trú theo cụm, mật tập và cư trú rải rác. Hàng loạt các chủ đề được tác giả giới thiệu: công nghệ, hệ thống gia đình, các ảnh hưởng thời chiến tranh, các hoạt động trợ cấp, vòng đời và tôn giáo [131]. Cũng hướng nghiên cứu trên, năm 1973, Lemoine Jacques xuất bản Một làng Hmông Xanh ở Thượng Lào. Tác phẩm này đã mô tả chi tiết và cụ thể tổ chức xã 8
- hội của người Hmông Xanh. Theo đó, các nóc nhà được coi là tế bào kinh tế, việc trao đổi buôn bán, tích lũy vốn và phân hóa xã hội, cho vay và nợ nần thông qua đồng Kíp - đồng tiền Lào hiện hành được phân tích rõ ràng, cụ thể. Vai trò xã hội của các thành viên trong gia đình, dòng họ được nghiên cứu một cách sâu sắc [42]. Về không gian làng/bản, trong Không gian xã hội vùng Đông Nam Á, năm 1997, Georges Condominas đã mô tả từng chi tiết nhỏ nhất của làng Sar Luk, từ sản xuất cho đến sinh hoạt tín ngưỡng được mô tả như một chu kì khép kín, tuần tự. Nghiên cứu của ông mang cả chiều cạnh không gian và thời gian. Tuỳ thuộc vào đặc điểm lịch sử, đặc điểm kinh tế và xã hội mà nó có những biên độ khác nhau [32]. Nghiên cứu về xu hướng phát triển của làng có Developing village India: Studies in village problems (Làng đang phát triển ở Ấn Độ: Nghiên cứu các vấn đề về làng xã) của Mohinder Singh Randhawa. Theo tác giả, hai lĩnh vực kinh tế và văn hóa có sự tác động hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển của làng. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu khá rộng, mang tính khái quát, không đi sâu cụ thể từng làng riêng biệt [133]. Ngoài ra, còn có The Village Concept in the Transformation of Rural Southeast Asia (Khái niệm làng trong quá trình chuyển đổi ở vùng nông thôn Đông Nam Á) do Christer Gunnarsson và Mason C. Hoadley đồng tác giả trình bày sự phát triển nhanh chóng của làng tại các nước Indonesia, Malaysia và Thái Lan, gồm 4 phần: Phần một, tác giả cho rằng, làng là một sự sáng tạo của nhà nước thuộc địa. Phần hai, chỉ ra nguyên nhân làm suy yếu các ngôi làng và giải pháp khắc phục. Phần ba, tập trung nghiên cứu các ngôi làng ở Thái Lan và phần cuối đề cập các chính sách của nhà nước tác động tới đời sống của những người dân sống trong những ngôi làng ấy [129]. Nhìn chung, các công trình kể trên đều nghiên cứu về làng với cách tiếp cận Sử học, Dân tộc học/Nhân học. Nét nổi bật là sự đa dạng về hình thức tổ chức, không gian xã hội và sự phát triển của mỗi làng phụ thuộc vào điều kiện địa lý, hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội của mỗi đất nước. Qua đó, cũng thấy được những đặc trưng văn hóa riêng của mỗi dân tộc ở mỗi quốc gia. Điều này góp phần định hướng cho NCS tìm hiểu về tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 9
- 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 1.2.2.1. Các công trình nghiên cứu về làng người Việt và làng/ bản ở các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Nghiên cứu về làng Việt xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đó là các công trình của Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục [14]; Ngô Tất Tố với Việc làng [106]; các bài báo của Hoàng Đạo đăng trong tập Bùn lầy nước đọng trên tạp chí Phong hóa [25]. Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, hàng loạt các tác phẩm của các học giả Việt Nam nghiên cứu tổng quan về làng xã đã được công bố, tiêu biểu là các cuốn sách: Xã thôn Việt Nam của Nguyễn Hồng Phon[74], các bộ Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (1977, 1978) [121], Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại do Viện Sử học biên soạn (1990, 1991) [122], Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ của Trần Từ [110], cùng rất nhiều sách, bài, tạp chí theo các chuyên đề, như Hương ước và quản lý làng xã của Bùi Xuân Đính [28], Làng Việt Nam, một số vấn đề kinh tế, xã hội và văn hoá của Phan Đại Doãn (1992, 2000) [20], Một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVII – XIX của Nguyễn Quang Ngọc, [64], Hành trình về làng Việt cổ [29], Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai - truyền thống và biến đổi của Bùi Xuân Đính [30]; Phan Đại Doãn, Làng Việt Nam đa nguyên và chặt [21]; Diệp Đình Hoa, Nguyễn Văn Bàng, Nguyễn Quang Nghị, Nguyễn Cao Sơn, Làng Nguyễn: Tìm hiểu làng Việt [35]; Nguyễn Quang Ngọc, Một số vấn đề làng xã Việt Nam [65]. Nghiên cứu về bản của các dân tộc thiểu số, có thể đề cập tới một số công trình sau đây: Năm 1993, Cầm Trọng và Nguyễn Ngọc Thanh giới thiệu Làng bản của các dân tộc thiểu số miền núi miền Bắc Việt Nam trên Tạp chí Dân tộc học số 2. Các tác giả cho rằng, làng bản là một khái niệm mới biểu thị nhận thức của người Việt Nam về đất nước và con người. Đồng thời đưa ra cách phân loại làng bản theo vùng địa lí cư dân và loại hình kinh tế - xã hội truyền thống [94]. Bàn về sự hình thành và điều kiện thành lập bản có Báo cáo điền dã dân tộc học Bản Tày của Phương Bằng. Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra điều kiện cần 10
- và đủ để đi đến kết định thành lập bản, đất ruộng và nước tưới là điều kiện tiên quyết. Chính điều kiện cư trú và canh tác là nguyên nhân tạo ra những bản Tày có cá tính riêng, như: nền kinh tế nhỏ mang nặng tính tự cấp tự túc và quan hệ giữa các bản và hệ thống chợ tạo nên sự trao đổi mua bán giữa các cư dân trong vùng [9]. Nghiên cứu về bản và các thiết chế xã hội của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, tác giả Nguyễn Ngọc Thanh đã có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Làng bản và nghi lễ của người Dao Đỏ ở một xã miền núi [80]; Làng của người Hmông ở Việt Nam [96]; Làng bản của người Dao Quần Chẹt ở Phú Thọ [97]; Một số đặc điểm về thiết chế làng bản của người Hà Nhì ở miền núi phía Bắc Việt Nam [98]; Một số đặc điểm làng bản của người Cao Lan ở Vĩnh Phúc [99]; Thiết chế bản của người Dao [101]. Nhìn chung, các bài viết này đã chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của tổ chức bản truyền thống trên các khía cạnh: ý nghĩa của tên bản, không gian sinh tồn, bộ máy tự quản, quy ước… Tuy nhiên, những yếu tố tác động và nguyên nhân biến đổi còn chưa được tác giả quan tâm đúng mức. Nghiên cứu về đặc điểm làng bản, Hoàng Bé và Hoàng Minh Lợi có bài Làng bản của người Tày đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 4 đề cập tới nhà cửa, việc thờ cúng thần Cốc bản và Thổ công, tổ chức gia đình, tổ chức xã hội, sinh hoạt lễ nghi, và các quan hệ đạo đức xã hội, đồng thời nêu ra những vấn đề cấp bách cần được giải quyết trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng nông thôn mới đối với các làng bản người Tày ở Bắc Kạn [12]. Cũng theo hướng nghiên cứu trên, trong cuốn Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam, Đỗ Thúy Bình cho rằng bản người Tày, Nùng, Thái đều nằm dưới các chân núi, sườn đồi. Số lượng nhà cửa trong một bản khá lớn, đôi khi đạt và vượt quá trăm nóc. Người Tày, Thái sống ở nhà sàn, còn người Nùng tùy từng nơi vừa sống ở nhà sàn, vừa sống ở nhà nền đất. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu phân tích chi tiết đặc điểm bản của tộc người nghiên cứu [13]. Nghiên cứu về không gian cư trú làng bản có thể đề cập đến hai luận văn thạc sĩ lịch sử của Trần Văn Quyền Làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở huyện Võ Nhai Thái Nguyên [97] và Triệu Quỳnh Châu Làng bản của người Tày ở huyện 11
- Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng [16]. Ở cả hai công trình đã tập trung giới thiệu không gian sinh tồn, cơ cấu tổ chức, những đặc trưng và vai trò của bản trong lịch sử, những thay đổi của làng/bản người Tày từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bàn về sự biến đổi của làng/bản cũng có một số bài viết như Làng Dao ở Ba Bể Cao Bằng [87]; Thôn làng người Dao ở nước ta hiện nay: những biến đổi và vấn đề đặt ra [88] của Lý Hành Sơn. Hai bài viết này bước đầu chỉ rõ đặc trưng văn hóa của thôn làng người Dao, đại diện cho hình thức cư trú vùng rẻo cao. Nhìn chung, nghiên cứu về tổ chức bản của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc từ sau Đổi mới 1986 đến nay đã có một số công trình được công bố, nhưng tập trung chủ yếu ở các dân tộc Tày, Thái, Mường, Dao, Hà Nhì... Bên cạnh những ưu điểm, các công trình nêu trên bộc lộ một số hạn chế sau: - Chủ yếu trình bày truyền thống, ít chú ý đến quá trình biến đổi bản và sự thay đổi của mô hình quản lý bản qua từng giai đoạn lịch sử, nhất là từ sau Đổi mới (1986) đến nay. - Chưa chú ý đến vai trò, vị trí của bản trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số. 1.2.2.2. Các công trình nghiên cứu về người Nùng và người Nùng Phàn Slình Cho đến nay đã có rất nhiều công trình về người Nùng: Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam [48]; Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc) [120]; Lã Văn Lô, Hà Văn Thư, Văn hóa Tày, Nùng [49]; Hoàng Hoa Toàn, Nguồn gốc lịch sử các tộc người Tày, Nùng ở Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học số 2 [93]. Từ năm 1986 đến nay, đất nước có nhiều biến đổi về lĩnh vực kinh tế - xã hội, đã làm cho nhiều yếu tố văn hóa truyền thống dần mất đi thay vào đó xuất hiện nhiều yếu tố văn hóa mới tác động đến cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số trên khắp cả nước. Năm 1992, Viện Dân tộc học xuất bản công trình Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam, trong đó các lĩnh vực kinh tế, văn hóa vật chất, tổ chức xã hội, tín ngưỡng - tôn giáo, ngôn ngữ và văn học dân gian của hai dân tộc Tày, Nùng được trình bày tỉ mỉ, cụ thể [117]. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
195 p | 503 | 221
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
191 p | 285 | 75
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
27 p | 210 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 90 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên
147 p | 130 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 64 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng: Truyền thống và biến đổi
192 p | 48 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Sinh kế của người Khơ Mú tại khu tái định cư ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
200 p | 51 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Sử học: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965
244 p | 123 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 110 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Thực trạng hôn nhân của người Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
199 p | 22 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Nhân học: Nghi lễ gia đình của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
204 p | 39 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 28 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
285 p | 12 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chức năng tâm thu thất trái bằng kỹ thuật siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
27 p | 11 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn