Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
lượt xem 24
download
Mục đích nghiên cứu: Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp cơ bản phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC 5 MỞ ĐẦU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ 10 TÀI LUẬN ÁN Chương 1 THỰC CHẤT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH QUY LUẬT PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN ĐẠI ĐỘI TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 29 1.1. Thực chất phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam 29 1.2. Một số vấn đề có tính quy luật phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam 43 Chương THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI 2 VỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN ĐẠI ĐỘI TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 75 2.1. Thực trạng phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 75 2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 99 Chương GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 3 GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN ĐẠI 11 ĐỘI TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 3 3.1. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển 11 năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội 3 3.2. Xây dựng môi trường chính trị lành mạnh ở đơn vị cơ sở 132
- 3.3. Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của chính trị viên đại 14 đội trong phát triển năng lực giáo dục chính trị của họ 2 KẾT LUẬN 15 5 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 15 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 8 PHỤ LỤC 17 0
- 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án “Phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại độ i trong Quân đội nhân dân Việt Nam hi ện nay” là một công trình khoa học độc lập, đượ c nghiên cứu công phu, không có sự trùng lặp với các công trình khoa học đã đượ c công bố. Công trình đi sâu phân tích, luận giải một cách khoa học về th ực chất và một số vấn đề có tính quy luật phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam; đồng thời đánh giá đúng thực trạng và làm rõ một số vấn đề đặt ra trong phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại độ i. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cơ bản, đồ ng bộ và có tính khả thi nhằm phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại độ i trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Những nội dung nghiên cứu quan tr ọng nêu trên đã cung cấp thêm cơ sở khoa học ph ục v ụ tr ực ti ếp cho quá trình đào tạo, bồi dưỡ ng nhằm phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại độ i trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Công tác giáo dục chính trị tại đơn vị là một hình thức cơ bản của công tác tư tưởng, văn hoá, một nội dung quan trọng của nhiệm vụ huấn luyện bộ đội. “Công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trực tiếp góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, giữ vững trận địa tư tưở ng của Đảng trong quân đội, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu; xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, t ổ ch ức
- 6 quần chúng vững mạnh xuất sắc, làm cho quân đội luôn là lực lượng chính trị, đội quân chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao” [8, tr.1]. Hiện nay, tình hình chính trị an ninh th ế gi ới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường. Trong nước, bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra tiếp tục tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, nguy cơ “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hi ện “t ự di ễn bi ến”, “t ự chuy ển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp; đạo đức xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên , nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường các hoạt động nhằm “phi chính trị hoá” quân đội và “vô hiệu hoá” lực lượng vũ trang. Sự chống phá đó đã, đang tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội, nhất là đối tượng sĩ quan trẻ, hạ sĩ quan và binh sĩ. Đây là lực lượng đông đảo và phần lớn được biên chế ở cấp đại đội. Chính vì vậy, để ngăn ngừa, làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu, một trong những vấn đề cơ bản, cấp bách nhất hiện nay là phải nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tại đơn vị, đặc biệt ở cấp đại đội nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện đối tượng sĩ quan trẻ, hạ sĩ quan và binh sĩ. Chính trị viên đại đội là cán bộ chính trị, về cơ bản đều có tuổi đời
- 7 và tuổi quân còn rất trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Mặc dù vậy, theo chức trách, nhiệm vụ được phân công, họ là người chủ trì về chính trị đồng thời là bí thư chi bộ, có vai trò nòng cốt trong xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị, qua đó góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Trong công tác giáo dục chính trị ở đơn vị, chính trị viên đại đội là người chịu trách nhiệm chính và trực tiếp tiến hành. Chất lượng công tác giáo dục chính trị ở đại đội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trước hết và chủ yếu phụ thuộc vào năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 51 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, nhìn chung đội ngũ chính trị viên đại đội đã có sự trưởng thành về mọi mặt, góp phần quan trọng xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh về chính trị. Bên cạnh đó, vẫn còn không ít chính trị viên đại đội hạn chế về phẩm chất và năng lực, đặc biệt là năng lực giáo dục chính trị. Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng: trình độ, kiến thức, năng lực thực hiện chức trách, nhất là năng lực sư phạm còn hạn chế; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trong nhà trường vào quản lý, giáo dục bộ đội ở đơn vị còn lúng túng; một số đồng chí năng lực yếu [8, tr. 5 7]. Thực tế trên đã được các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tìm biện pháp từng bước khắc phục. Tuy nhiên, vấn đề phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội chưa được quan tâm nghiên cứu, luận giải một cách đầy đủ. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
- 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp cơ bản phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. Trên cơ sở đó, khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình và xác định những nội dung luận án cần tiếp tục giải quyết. Làm rõ thực chất và tính quy luật phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Đánh giá thực trạng, làm rõ một số vấn đề đặt ra đối với phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Đề xuất giải pháp cơ bản phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Tập trung khảo sát thực tiễn liên quan đến phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội ở một số đơn vị chủ lực thuộc Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3, Quân đoàn 1, Quân đoàn 2 và công tác đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội của Trường Sĩ quan Chính trị trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
- 9 * Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưở ng H ồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề phẩm chất, năng lực của con người nói chung và của ngườ i cán bộ, đảng viên nói riêng; các chỉ thị, nghị quyết c ủa Quân ủy Trung ương, T ổng c ục Chính trị về xây dựng độ i ngũ cán bộ trong quân đội và kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan tr ực ti ếp đến đề tài luận án. * Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa vào tình hình giáo dục chính trị ở đơn vị cơ sở, chủ yếu thông qua nhận đị nh, đánh giá trong nghị quyết; báo cáo tổng kết của các đơn vị và kế t quả điề u tra, khảo sát trực tiếp của tác giả về thực tr ạng phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội ở một số đơn vị trong quân độ i. * Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án vận dụng tổng hợp các phương pháp nhận thức khoa học như: phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, hệ thống và cấu trúc, lịch sử và lôgíc, khái quát hoá và trừu tượng hoá, điều tra xã hội học, so sánh, thống kê, phương pháp chuyên gia, v.v.. 6. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng quan niệm về năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam và phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Phát hiện, làm rõ những vấn đề đặt ra đối với phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
- 10 Đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần bổ sung, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. * Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các trường có đào tạo chính trị viên và công tác bồi dưỡng cán bộ ở đơn vị trong quân đội về những nội dung có liên quan. 8. Kết cấu của luận án Luận án có kết cấu gồm: mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 11 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Hiện nay đã có nhiều công trình khoa học của cá nhân và tập thể nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu có liên quan đến phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong quân đội. Theo hướng nghiên cứu của đề tài luận án, tác giả tiếp cận hệ thống những công trình khoa học đó trên các vấn đề cơ bản sau: 1. Những công trình khoa học tiểu biểu liên quan đến quan niệm về năng lực, năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Văn Hữu, trong công trình “Nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam” [52], cho rằng: Năng lực là một thuộc tính bản chất của con người, gắn liền với mọi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cuộc sống của con người và xã hội loài ngườ i hết sức phong phú. Do đó, có rất nhiều dạng năng lực và mỗi dạng năng lực là tổng hợp các thuộc tính. Theo tác giả, năng lực của con người có vai trò to lớn, là một trong những yếu tố quy ết định đến hiệu quả hoạt động của con người và sự phát triển không ngừng của xã hội. Từ đó, tác giả quan niệm: “Năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam là tổng hợp các yếu tố chủ quan của chủ thể t ạo nên khả năng, trình độ thực tế truyền bá nội dung giáo dục chính trị đến cán bộ, chiến sĩ, đượ c biểu hiện tập trung ở việc thực hiện nhi ệm v ụ giáo dục chính trị theo cương vị, chức trách và ở chất lượng giáo dục chính trị đạt đượ c của đơn vị” [52, tr. 35].
- 12 Theo tác giả, cấu trúc năng lực giáo dục chính trị của độ i ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở trong quân độ i, bao gồm: tri th ức, k ỹ năng và kỹ xảo giáo dục chính trị. Với quan niệm như trên về cấu trúc năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở trong quân đội là hoàn toàn đúng nhưng chưa đủ. Bởi vì, nó còn thiếu yếu tố phương pháp giáo dục chính trị. Nguyễn Văn Huy, trong luận án tiến sĩ Triết học “Nâng cao năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [51], đã đưa ra cách tiếp cận tương đối toàn diện, với nhiều chiều cạnh khác nhau về phạm trù năng lực. Tác giả cho rằng, trong mỗi hoạt động, tuỳ theo tính chất và mức độ khác nhau mà đòi hỏi con người có những thuộc tính nhất định phù hợp với nó. Năng lực không phải là một thuộc tính, mà là tổng thể những thuộc tính hợp thành khả năng nhận thức và hành động của con người trên những nhiệm vụ xác định, đạt hiệu quả cao. Năng lực của con người vừa tồn tại dưới dạng tiềm năng, vừa được bộc lộ qua những hành động cụ thể. Năng lực bao giờ cũng là của một chủ thể xác định: một cộng đồng, một tổ chức hay một con người cụ thể. Theo tác giả, con người có nhiều loại hoạt động, tương ứng với mỗi hoạt động là một loại năng lực. Tác giả phân chia năng lực thành hai loại cơ bản, đó là năng lực nhận thức và năng lực thực tiễn. “Năng lực thực tiễn là tổng thể những yếu tố hợp thành khả năng hoạt động vật chất có hiệu quả của chủ thể, trên những nhiệm vụ xác định, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định” [51, tr. 23]. Các yếu tố cơ bản cấu thành năng lực thực tiễn, bao gồm: tri thức chuyên môn; kỹ năng, tố chất thực hành nghề nghiệp; tình cảm, thái độ, động cơ, ý chí quyết tâm đối với nghề nghiệp. Năng lực thực tiễn được thể hiện ở
- 13 khả năng xác định, duy trì mục đích hoạt động thực tiễn; ở khả năng quy tụ, sử dụng lực lượng, công cụ, phương tiện vật chất để cải tạo hiện thực; ở khả năng tổng kết thực tiễn rút ra những bài học kinh nghiệm của chủ thể để cải tạo hiện thực; ở kỹ năng, kỹ xảo gắn với kinh nghiệm trong hoạt động của chủ thể. Từ đó tác giả quan niệm: “Năng lực thực tiễn của người chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam là tổng thể các yếu tố hợp thành khả năng hoạt động vật chất có hiệu quả các chức trách, nhiệm vụ, góp phần xây dựng đơn vị, trong đó có xây dựng về chính trị vững mạnh toàn diện” [51, tr. 33]. Tập thể tác giả Hoàng Hải Bằng, Nguyễn Ngọc Long, Nguy ễn Văn Huyên, Trần Phúc Thăng, Trần Thành, trong công trình “Bản lĩnh chính trị với năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nướ c ta hiện nay” [4], cho rằng: Năng lực thể hiện ở chỗ người ta làm tốn ít thời gian, ít sức lực, của cải, vật chất mà kết quả lại tốt. Do đó, khi xem xét, đánh giá năng lực của một người cán bộ cần phải căn cứ vào hiệu quả công việc là chính, đồng thời cũng cần biết đượ c trình độ học vấn và quá trình công tác của họ. Mặc dù chưa đưa ra một quan niệm đầy đủ về năng lực, nhưng các tác giả đã chỉ ra một số tiêu chí cơ bản nhất trong xem xét, đánh giá năng lực của một người cán bộ đó là trình độ học vấn và hiệu quả công việc trong quá trình công tác của họ. Phạm Văn Thuần, trong luận án tiến sĩ Triết học “Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng lý luận của giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các nhà trườ ng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [88], đã quan niệm: Năng lực đấu tranh tư tưởng lý luận là tổng hoà những khả năng phát hiện, phê phán, ngăn chặn và khắc phục ảnh hưởng của nh ững quan điểm, tư tưởng thù địch, phản động, sai trái nhằm bảo vệ, vận
- 14 dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, bản chất, truyền thống quân đội và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đồng thời tác giả đã chỉ ra những nhân tố cơ bản cấu thành năng lực đấu tranh tư tưởng lý luận, đó là: năng lực nhận thức lý luận; năng lực thu thập và xử lý thông tin; năng lực tư duy khoa học; năng lực tổ chức thực tiễn đấu tranh tư tưởng lý luận. Như vậy, theo tác giả, năng lực của con người trong mỗi lĩnh vực hoạt động đều đượ c cấu thành bởi nhiều yếu tố, nhưng trước hết phải có khả năng nhận thức và sự hiểu biết về lĩnh vực hoạt động đó. Trần Hậu Tân, trong luận án tiến sĩ Triết học “Kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [86], khi luận giải về phạm trù năng lực, đã chỉ ra rằng, năng lực của con người do hai yếu t ố c ơ b ản tạo thành: yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Yếu tố xã hội là quá trình giáo dục, rèn luyện và tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi người. Đó là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển năng lực. Theo tác giả, yếu tố tự nhiên là những cái thuộc về bẩm sinh, gen di truyền, đặc biệt là hoạt động của hệ thần kinh. Đây là cơ sở, tiền đề quan trọng không thể thiếu trong sự hình thành, phát triển năng lực. Tuy nhiên, yếu tố tự nhiên đó chỉ được phát triển, phát huy thông qua yếu tố xã hội. Từ đó, tác giả quan niệm: “Năng lực là tổng hoà khả năng của chủ thể trong những điều kiện nhất định, đượ c biểu hiện ra trong hoạt động, giúp chủ thể nhận thức và giải quyết có hiệu quả công việc trong những lĩnh vực cụ thể. Năng lực luôn gắn liền với mỗi cá nhân, một tập
- 15 thể, một nhóm xã hội, do đó xã hội có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động thì con người cũng có bấy nhiêu năng lực tương ứng” [86, tr. 29]. Đào Huy Tín, trong luận án tiến sĩ Quân sự “Biện chứng của quá trình phát triển nhân cách người sĩ quan chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [90], quan niệm: Năng lực của người sĩ quan chính trị cấp phân đội là tổng hợp những thuộc tính cá nhân, bảo đảm cho họ tiến hành công tác đảng, công tác chính trị theo chức trách và nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Tác giả phân chia năng lực của người sĩ quan chính trị cấp phân đội thành hai nhóm: năng lực nhận thức và năng lực hoạt động thực tiễn. Hai nhóm năng lực này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhóm năng lực nhận thức giúp cho người sĩ quan chính trị cấp phân đội nhận thức, đánh giá đúng tình hình, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đề ra chủ trương, biện pháp và phương hướng hành động đúng đắn. Nhóm năng lực hoạt động thực tiễn tạo cho người sĩ quan chính trị cấp phân đội khả năng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, quân sự ở đơn vị, nhất là những nhiệm vụ công tác đảng, công tác chính trị. Từ đó tác giả kết luận: Năng lực của người sĩ quan chính trị cấp phân đội là sự thống nhất giữa tri thức khoa học với kỹ năng nghề nghiệp; phát triển năng lực cho họ cần phải kết hợp chặt chẽ giữa “dạy chữ” với “dạy nghề”, giữa “học chữ” với “học nghề”. Vũ Quang Tạo, trong bài viết “Nâng cao năng lực thực tiễn cho đội ngũ cán bộ một đòi hỏi cấp bách hiện nay” [85], đã quan niệm: Năng lực thực tiễn của người cán bộ là tổng thể các thuộc tính hợp thành khả năng hoạt động thực tiễn có hiệu quả theo chức trách, nhiệm vụ của người cán bộ. Cấu trúc năng lực thực tiễn của người cán bộ bao gồm: khả năng xác định mục đích của hoạt động; khả năng sử dụng có hiệu quả các lực
- 16 lượng, phương tiện; khả năng phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn; khả năng kiểm tra đánh giá kết quả; v.v.. Những nhân tố trên có quan hệ biện chứng với nhau và tác động đến nâng cao năng lực thực tiễn của người cán bộ. Tô Xuân Sinh, chủ biên cuốn sách “Bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trong quân đội ta hiện nay” [110]. Trong đó, các tác giả cho rằng: “Năng lực công tác đảng, công tác chính trị của chính trị viên ở các đơn vị huấn luyện chiến đấu là trình độ thực tế và khả năng tổ chức tiến hành các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị theo chức trách, nhiệm vụ của người chủ trì về chính trị, người đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị ở phân đội” [110, tr. 35]. Đó là năng lực quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của trên; khả năng xem xét, đánh giá tình hình thực tế của đơn vị; năng lực quy tụ, phát huy trí tuệ và sức mạnh đoàn kết của tập thể cấp uỷ và chi bộ để xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện; năng lực tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền; năng lực tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong từng nhiệm vụ cụ thể ở phân đội. Các công trình trên, mặc dù với những hướng tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung đều cho rằng, năng lực là tổng hợp những thuộc tính tạo thành khả năng nhận thức và hành động của con người. Năng lực của người sĩ quan chính trị cấp phân đội là tổng hợp những thuộc tính cá nhân, bảo đảm cho họ tiến hành công tác đảng, công tác chính trị theo chức trách và nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Đặc biệt tác giả Nguyễn Văn Hữu đã đi sâu luận giải nội dung của từng yếu tố cấu thành năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt
- 17 Nam. Đây là những nội dung có ý nghĩa lý luận trực tiếp mà nghiên cứu sinh có thể kế thừa để nghiên cứu các yếu tố cơ bản cấu thành năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam. 2. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển năng lực giáo dục chính trị của chính trị viên đại đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam Đào Huy Tín, trong lu ận án tiến sĩ [90], đã chỉ ra các nhân tố cơ bản tác động tới quá trình phát triển nhân cách ngườ i sĩ quan chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam. Đó là: quan hệ bi ện ch ứng giữa môi trườ ng xã hội với cá nhân sĩ quan chính trị cấp phân độ i; quan hệ biện chứng giữa quá trình giáo dục đào tạo và tự giáo dục đào tạo; hoạt động thực tiễn mà chủ yếu là hoạt độ ng công tác đả ng, công tác chính trị ở phân đội; mối quan hệ bi ện ch ứng gi ữa m ặt sinh v ật và mặt xã hội của sĩ quan chính trị cấp phân đội. Theo tác giả, những nhân tố trên luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau và cùng tác động, chi phối đến quá trình phát triển nhân cách người sĩ quan chính trị cấp phân đội. Trong đó, mặt sinh vật là tiền đề vật chất không thể thiếu; môi trường xã hội có vai trò quyết định, giáo dục đào tạo là nhân tố chủ đạo; hoạt động thực tiễn và tự giáo dục đào tạo có ý nghĩa quyết định trực tiếp quá trình phát triển nhân cách của họ. Từ những cơ sở lý luận trực tiếp nêu trên và kế t quả khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển nhân cách ngườ i sĩ quan chính trị cấp phân đội trong quân đội, tác giả đã đề xuất hệ thống giải pháp tươ ng đối đồng bộ: xây dựng môi trườ ng quân sự, trực tiếp là m ôi trườ ng
- 18 quân sự ở phân đội trong sạch, lành mạnh; tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượ ng giáo dục đào tạo và tự giáo dục đào tạo; phát huy tác động tích cực của chính sách xã hội đối với sĩ quan quân độ i tới quá trình phát triển nhân cách ngườ i sĩ quan chính trị cấp phân đội quân độ i ta. Nguyễn Văn Hữu, cũng trong cuốn sách“Nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam” [52], cho rằng: Nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở là tổng thể các hoạt động có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể và đối tượng, thông qua các chủ trương, hình thức, biện pháp tiến hành bồi dưỡng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo giáo dục chính trị nhằm tạo ra ở đội ngũ cán bộ chính trị năng lực giáo dục chính trị cao hơn trình độ hiện có, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục chính trị theo cương vị, ch ức trách được giao. Tác giả đã luận giải con đường hình thành, phát triển năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo tác giả, năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở là sản phẩm của quá trình đào tạo, nó tiếp tục được củng cố, phát triển trong quá trình hoạt động thực tiễn tại đơn vị cơ sở và thông qua quá trình tự bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến một hoạt động hết sức quan trọng, đó là hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục chính trị của đơn vị cơ sở. Để nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở, theo tác giả cần phải tập trung vào các giả i pháp cơ bản như: nâng cao nh ận th ức, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy, cơ
- 19 quan chức năng của đơn vị với việc nâng cao năng lực giáo dục chính trị của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở; đổi mới nội dung, hình thức, phươ ng pháp bồi dưỡ ng năng lực giáo dục chính trị của độ i ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở; đẩy mạnh việc t ự h ọc t ập, t ự rèn luyện của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở. Nguy ễ n Văn Huy, trong lu ận án ti ến sĩ [51], kh ẳng đị nh: “Nâng cao năng l ực th ực tiễn c ủa ng ườ i chính trị viên trong Quân độ i nhân dân Vi ệt Nam là quá trình bổ sung, hoàn thi ệ n t ổng th ể các yế u tố cấu thành năng l ực th ực ti ễn trong s ự t ươ ng tác hợp quy lu ật c ủa các chủ thể, làm biế n đổ i năng lực th ực tiễn c ủa độ i ngũ này theo hướ ng đáp ứng ngày càng tốt h ơn ch ức trách, nhiệ m v ụ, v ị thế c ủa h ọ ở giai đoạ n lịch sử phát tri ển quân độ i nhấ t đị nh” [51, tr. 41]. Tác giả chỉ ra ba y ếu tố cơ b ản quy đị nh tr ực ti ếp đế n nâng cao năng l ực th ực ti ễn c ủa ngườ i chính tr ị viên trong Quân độ i nhân dân Vi ệt Nam. Đó là: sự tác độ ng biệ n ch ứng gi ữa m ức độ phù hợp củ a chươ ng trình, nộ i dung, hình th ức, ph ươ ng pháp đào tạ o, bồi d ưỡ ng v ới năng lực thực tiễn của ngườ i chính tr ị viên; sự quyế t đị nh tr ực tiế p c ủa nhân tố chủ quan của chính h ọ; sự quy đị nh củ a môi tr ườ ng ho ạt độ ng củ a họ . Trên cơ sở kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luậ n cơ bản và kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá khách quan thực tr ạng nâng cao năng lực thực ti ễn c ủa ng ười chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam, tác giả tập trung lu ận gi ải ba gi ải pháp cơ bản: nâng cao chất lượ ng đào tạo, bồi dưỡ ng năng lực thực tiễn của ng ười chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam; phát huy vai trò nhân tố chủ quan của người chính trị viên trong nâng cao năng lực thực tiễn của họ; xây dựng môi trườ ng thuận l ợi cho nâng cao năng lực thực tiễn của
- 20 ngườ i chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong hệ th ống các giải pháp trên, tác giả xác định: nâng cao ch ất l ượng đào tạo, bồi dưỡ ng năng lực thực tiễn là giải pháp có ý nghĩa quan trọng; phát huy vai trò nhân tố chủ quan c ủa ng ười chính trị viên trong nâng cao năng lực thực tiễn của họ là giải pháp có ý nghĩa quyết định; xây dựng môi trườ ng thuận l ợi cho nâng cao năng lực thực ti ễn là giải pháp vừa tạo điều kiện khách quan thu ận l ợi, v ừa tạo động lực thúc đẩ y nâng cao năng lực thực ti ễn c ủa ng ười chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Lê Xuân Lựu, trong bài viết “Liên hệ lý luận với thực tiễn trong dạy và học” [63], đã khẳng định: Để đào tạo được đội ngũ cán bộ chính trị có năng lực tư duy lý luận và năng lực thực tiễn, trong quá trình dạy và học ở nhà trường cần phải quán triệt và thực hiện nguyên tắc “liên hệ lý luận với thực tiễn”. Theo tác giả, thực chất liên hệ lý luận với thực tiễn trong dạy và học là nắm chắc lý luận và vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận vào thực tiễn trong dạy và học. Nguyên tắc liên hệ lý luận với thực tiễn phải đóng vai trò chỉ đạo xuyên suốt cả hoạt động dạy và hoạt động học để nâng cao phẩm chất và năng lực của người học. Mục đích cần đạt được của nguyên tắc này là hình thành cho người học khả năng vận dụng lý luận đã được trang bị vào hoạt động thực tiễn ở đơn vị. Quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Nhờ đó, giúp cho người học khi tốt nghiệp ra trường, về đơn vị công tác có thể hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
- 21 Nguyễn Chính Lý, tác giả luận án tiến sĩ “Bồi dưỡng năng lực thực hành công tác đảng, công tác chính trị của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự trong giai đoạn hiện nay” [64], cho rằng: Bồi d ưỡng năng lực thực hành công tác đảng, công tác chính trị của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội là nhiệm vụ cơ bản của công tác giáo dục đào tạo. Nó bao gồm tổng thể những tác động có chủ định của hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chức năng, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cùng với sự nỗ lực học tập, rèn luyện của học viên, nhằm trang bị, củng cố, m ở r ộng tri th ức, hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo cho học viên. Nguyễn Thanh Hùng, tác giả cuốn sách “Bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị cho sĩ quan chỉ huy cấp phân đội” [50]. Khi bàn về những vấn đề có tính nguyên tắc trong bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị cho sĩ quan chỉ huy cấp phân đội, tác giả đã nhấn mạnh phải kết hợp ch ặt chẽ gi ữa b ồi d ưỡng c ủa t ổ ch ức v ới t ự bồi dưỡng, tự rèn luyện; gắn bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị với nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực toàn diện. Bởi vì, bồi dưỡng của tổ chức và tự bồi dưỡng, tự rèn luyện là những yếu tố cơ bản chi ph ối đến năng lực công tác đảng, công tác chính trị; phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chỉ huy, quản lý chuyên môn là những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh bên trong, là điều kiện không thể thiếu đối với các chủ thể tiến hành công tác đảng, công tác chính trị. Theo tác giả, để nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị cho sĩ quan chỉ huy cấp phân đội, cần phải nâng cao nhận thức của lãnh đạo, chỉ huy các cấp; đổi mới nội dung, hình
- 22 thức, phương pháp bồi dưỡng; thực hiện tốt t ự h ọc t ập, t ự rèn luyện; xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Trong đó, tác giả nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc nâng cao nhận thức của lãnh đạo, chỉ huy các cấp về bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị. Nguyễ n Ti ến Quốc, ch ủ biên cuố n sách “ Nâng cao ph ẩm ch ất, năng l ực c ủa độ i ngũ chính ủ y, chính trị viên trong Quân độ i nhân dân Việt Nam hi ện nay ” [83], đã lu ận gi ải c ơ s ở lý luậ n, th ực ti ễn , làm rõ yêu cầu và đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao ph ẩm ch ất, năng lực củ a đội ngũ chính ủy, chính tr ị viên trong Quân độ i nhân dân Việ t Nam hiệ n nay. Trong đó, tác gi ả kh ẳng đị nh: “Ph ẩm ch ất, năng lực củ a chính ủy, chính tr ị viên tr ực ti ếp ảnh h ưở ng đế n chấ t lượ ng xây dựng và phát huy s ức m ạnh c ủa t ổ ch ức và con ngườ i trong đơ n vị , đế n kế t quả th ực hi ện nhi ệm v ụ đượ c giao” [83, tr.5]. Đặng Thế Vinh, trong bài viết “Kết hợp nhà trường và đơn vị trong đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội” [104, tr. 73], đã phân tích làm rõ các hình thức, biện pháp cụ thể kết hợp giữa nhà trường và đơn vị trong đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội. Theo tác giả, kết hợp giữa nhà trường và đơn vị trong đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội là thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, lý thuyết gắn với thực hành, thao trường gắn với chiến trường, nhà trường gắn với xã hội. Kết hợp giữa nhà trường và đơn vị trong đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội thông qua các hình thức cơ bản như: thực tập tốt nghiệp của học viên; đưa cán bộ đi dự nhiệm; cử các đoàn cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế; khảo sát kết quả giáo dục đào tạo; tổ chức t ọa đàm về kỹ năng tiến hành công tác đảng, công tác chính trị... Ngoài những hình thức cơ bản trên, cần có thêm các hình thức giao lưu giữa nhà trường và đơn vị cơ sở để phát
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tiến sĩ: Phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020
161 p | 326 | 92
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay
239 p | 172 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên
219 p | 60 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 159 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
0 p | 109 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
206 p | 34 | 12
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
212 p | 95 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của nông hộ miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế
165 p | 58 | 11
-
Bản thông tin tóm tắt về những kết luận mới của luận án tiến sĩ: Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
1 p | 110 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
206 p | 33 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Phát triển chiến lược Marketing của các chuỗi siêu thị bán lẻ Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội
26 p | 75 | 7
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam
198 p | 32 | 6
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ trình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập
227 p | 92 | 6
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay
232 p | 12 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
35 p | 27 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định
27 p | 78 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay
24 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn