intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên

Chia sẻ: ViJenlice ViJenlice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:219

60
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ "Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lí luận và thực tiễn về sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên; Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên; Định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Mọi tài liệu tham khảo được trích dẫn chính xác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những kết quả công bố trong luận án. Nghiên cứu sinh Đoàn Thị Như Hoa
  2. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, PGS.TS Phạm Xuân Hậu đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Sau Đại học, Ban chủ nhiệm và các Thầy, Cô của Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn đơn vị công tác: Bộ môn Văn hóa - Du lịch, Khoa Khoa học Xã hội - Nhân văn và các đồng nghiệp; Ban Giám hiệu cùng các Phòng, Ban của Trường Đại học Phú Yên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tham gia học tập, nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh. Tôi xin gửi lời cảm ơn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên; các Sở, Ban ngành liên quan; các Doanh nghiệp du lịch, các đồng nghiệp và cộng đồng địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp thông tin, tư liệu cũng như đóng góp ý kiến cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình; các thầy, cô; bạn bè, đồng nghiệp, sinh viên… đã chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện công trình này. Tôi xin cảm ơn những tình cảm tốt đẹp và quý báu đó. Tác giả luận án
  3. iii MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt Danh mục bản đồ Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ MỞ ĐẦU Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ .......................................... 19 1.1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................................... 19 1.1.1. Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù ..................................................... 19 1.1.2. Phát triển sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù .................................... 30 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................... 38 1.2.1. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trên thế giới .................................................. 38 1.2.2. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trong nước .................................................... 44 Tiểu kết chương 1 ................................................... Error! Bookmark not defined. Chương 2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH PHÚ YÊN ................................................................................................. 48 2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ............................................................................................ 48 2.2. Liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù .................................................... 49 2.3. Tài nguyên du lịch khác biệt............................................................................................. 52 2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên khác biệt .................................................................... 52 2.3.2. Tài nguyên du lịch văn hóa khác biệt .................................................................... 61 2.4. Dịch vụ du lịch đặc biệt..................................................................................................... 73 2.4.1. Kĩ thuật - công nghệ khai thác ................................................................................ 73 2.4.2. Quản lí du lịch .......................................................................................................... 73 2.4.3. Cộng đồng địa phương ............................................................................................ 73 2.5. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch.................................................................. 74 2.5.1. Cơ sở hạ tầng du lịch ............................................................................................... 74 2.5.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch ................................................................................ 75 2.6. Chính sách phát triển du lịch ............................................................................................ 77 2.7. Nguồn vốn .......................................................................................................................... 77
  4. iv 2.8. Nhu cầu thị trường sản phẩm du lịch đặc thù ................................................................. 78 2.8.1. Thị trường du khách quốc tế ................................................................................... 78 2.8.2. Thị trường du khách nội địa.................................................................................... 80 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 81 Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH PHÚ YÊN ................................................................................................................................. 83 3.1. Sản phẩm du lịch hiện có .................................................................................................. 83 3.1.1. Sản phẩm du lịch trải nghiệm ................................................................................. 83 3.1.2. Sản phẩm du lịch chuyên đề ................................................................................... 86 3.1.3. Sản phẩm du lịch khác............................................................................................. 89 3.2. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ................................................................................. 89 3.2.1. Kết quả phân tích SWOT ........................................................................................ 89 3.2.2. Kết quả hoạt động du lịch ....................................................................................... 96 3.2.3. Kết quả điều tra xã hội học ................................................................................... 103 3.3. Liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù .................................................. 123 3.3.1. Liên kết tạo sản phẩm du lịch liên vùng .............................................................. 123 3.3.2. Một số tồn tại, hạn chế........................................................................................... 125 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 127 Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH PHÚ YÊN ................................................................. 129 4.1. Định hướng phát triển .................................................................................................... 129 4.1.1. Căn cứ ..................................................................................................................... 129 4.1.2. Định hướng ............................................................................................................. 131 4.2. Giải pháp phát triển ......................................................................................................... 136 4.2.1. Giải pháp chung ..................................................................................................... 136 4.2.2. Giải pháp cụ thể ..................................................................................................... 145 Tiểu kết chương 4 ............................................................................................. 159 KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1 CTr/TU Chương trình/Trung ương 2 DT-DT Di tích - Danh thắng 3 DVDL Dịch vụ du lịch 4 HTV Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 5 KH-UBND Kế hoạch - Ủy ban nhân dân 6 KL/TU Kết luận/Trung ương 7 KT-CN Kĩ thuật - Công nghệ 8 NQ-CP Nghị quyết - Chính phủ 9 NQ-HĐND Nghị quyết - Hội đồng nhân dân 10 PC/XH Phân cấp/Xếp hạng 11 SPDL Sản phẩm du lịch 12 SPDLTN Sản phẩm du lịch tự nhiên 13 SPDLVH Sản phẩm du lịch văn hóa 14 THPT Trung học phổ thông 15 TNDL Tài nguyên du lịch 16 TNDLTN Tài nguyên du lịch tự nhiên 17 TNDLVH Tài nguyên du lịch văn hóa 18 UBND Ủy ban nhân dân 19 VND Việt Nam đồng 20 VTV Đài truyền hình Việt Nam DANH MỤC BẢN ĐỒ TT Tên bản đồ 1 Bản đồ hành chính Phú Yên 2 Bản đồ tài nguyên du lịch khác biệt Phú Yên 3 Bản đồ sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên
  6. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU TT Tên bảng Trang Bảng 1.1 Đánh giá sản phẩm du lịch đặc thù 30 Bảng 1.2 Đánh giá mức độ đặc thù 30 Bảng 2.1 Thị trường du khách quốc tế trọng điểm 78 Bảng 2.2 Thị trường du khách quốc tế tiềm năng 79 Bảng 3.1 Số lượt du khách đến Phú Yên (2009 - 2018) 96 Bảng 3.2 Tổng thu du lịch của Phú Yên (2009 - 2018) 99 Bảng 3.3 Số lượt du khách và doanh số bán vé 102 Bảng 3.4 Thông tin cá nhân du khách 103 Bảng 3.5 Mục đích đi du lịch 106 Bảng 3.6 Hoạt động của du khách trong chuyến du lịch 108 Bảng 3.7 Sự tham gia của du khách tại các điểm tham quan 110 Bảng 3.8 Số lần du lịch và thời gian lưu trú của du khách 112 Bảng 3.9 Đối tượng du khách và hình thức lưu trú 114 Bảng 3.10 Phương thức và phương tiện tiếp cận điểm đến 115 Bảng 3.11 Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên 117 Bảng 3.12 Đánh giá mức độ đặc thù của sản phẩm du lịch Phú Yên 118 Bảng 4.1 Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên 131 Bảng 4.2 Xu hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên 134 DANH MỤC HÌNH VẼ TT Tên hình Trang Hình 1.1 Cơ cấu sản phẩm du lịch đặc thù 23 Hình 3.1 Tốc độ tăng trưởng du khách (2009 - 2018) 97 Hình 3.2 Tốc độ tăng trưởng tổng thu du lịch (2009 - 2018) 100
  7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, ngành du lịch nước ta có nhiều tiến bộ, đạt được một số thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng bộc lộ những hạn chế và bất cập nhất định, chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định vai trò của một ngành kinh tế mũi nhọn, hiệu quả tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước, quá trình phát triển ẩn chứa yếu tố thiếu bền vững. Thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam trong những năm qua cho thấy: “phát triển sản phẩm du lịch và tạo thương hiệu điểm đến là yêu cầu đặc biệt thúc đẩy du lịch” (Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2015). Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chỉ rõ: “... tập trung phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao; kiểm soát và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch theo hướng hiện đại, khác biệt; ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào du lịch, nhất là các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù…”. Như vậy, việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là một trong những nội dung chiến lược quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phú Yên là một trong 8 tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, được đánh giá là địa phương giàu tiềm năng để phát triển du lịch. Giao thông thuận lợi, có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam đi qua, quốc lộ 25 nối Tây Nguyên, quốc lộ 29 nối cảng biển quốc tế Vũng Rô với cửa khẩu Đắk Ruê (Đắk Lắk), có sân bay Tuy Hòa hiện đại (Sở Giao thông vận tải Phú Yên, 2015). Phú Yên còn có bờ biển dài 189km nhiều nơi quanh co, núi biển liền kề tạo nên các bãi, đầm, vịnh, mũi, gành mang vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ kì thú. Sự đan xen, giao thoa của nhiều nền văn hóa khoảng 30 dân tộc tạo nên các sắc thái văn hóa dân gian phong phú với những làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc như ca bài chòi, hò bá trạo, nhạc cụ dân tộc...
  8. 2 Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2012 nhận định: “địa phương có nguồn tài nguyên du lịch khá dồi dào, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đảm bảo, môi trường tự nhiên - văn hóa thuận lợi phát triển du lịch”. Trung tâm Qui hoạch và Quản lí tổng hợp vùng Duyên hải, 2014 đánh giá: “Phú Yên có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng; tài nguyên du lịch văn hóa đặc sắc, độc đáo”. Sở Giao thông vận tải Phú Yên, 2015 khẳng định: “Tỉnh nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về đường sắt, đường bộ, đường thủy, cửa ngõ biển Đông của vùng Tây Nguyên qua đường Xuyên Á ra các nước Đông Dương, cảng Vũng Rô đón được tàu trọng tải nặng và sân bay Tuy Hòa có thể tiếp nhận máy bay lớn”. Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2012 nhấn mạnh: “địa phương đang tập trung phát triển du lịch để từng bước trở thành một điểm nhấn quan trọng trong liên kết phát triển du lịch khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên”. Chương trình hành động 05-CTr/TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch 119/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, 2016 có chiến lược: “đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016 - 2020”. Với các tiềm năng và lợi thế lo lớn cùng những chính sách và chiến lược phát triển du lịch quan trọng, tỉnh Phú Yên hoàn toàn có khả năng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Tuy nhiên qua khảo sát ban đầu, ngành du lịch địa phương hiện nay phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có cũng như chưa hiện thực hóa những chính sách và chiến lược phát triển du lịch. Mặc dù sở hữu được tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc nhưng sản phẩm du lịch của địa phương chưa đa dạng, độc đáo có thể cạnh tranh với các địa phương khác trong vùng nhằm góp phần khẳng định vị thế của tỉnh trên bản đồ du lịch quốc gia và xây dựng thương hiệu trên thị trường du lịch quốc tế. Vì thế, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan lí luận và thực tiễn về sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, đề tài phân tích những điều kiện và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên. Từ đó, đề xuất các định hướng và giải pháp góp phần phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương trong giai đoạn mới.
  9. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan lí luận và thực tiễn về sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. - Phân tích các điều kiện và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên. - Đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương. 3. Giới hạn nghiên cứu 3.1. Nội dung nghiên cứu Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù trải nghiệm (Bình minh, Hồn đá) và chuyên đề (Hoa vàng cỏ xanh, Ẩm thực địa phương) ở tỉnh Phú Yên. 3.2. Không gian nghiên cứu Nghiên cứu du lịch tỉnh Phú Yên trong mối liên kết vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. 3.3. Thời gian nghiên cứu Thông tin tài liệu và số liệu được nghiên cứu trong giai đoạn 2009 - 2018 và định hướng cho sản phẩm du lịch đặc thù giai đoạn 2020 - 2030. 4. Quan điểm nghiên cứu 4.1. Quan điểm hệ thống Tài nguyên du lịch là một trong những phân hệ quan trọng và có tính chất quyết định đối với sự phát triển của hệ thống lãnh thổ du lịch. Tài nguyên du lịch khác biệt là cơ sở để hình thành và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Hệ thống lãnh thổ du lịch tồn tại, phát triển trong mối quan hệ qua lại và trong sự phát triển giữa các thành tố của từng phân hệ cũng như giữa các phân hệ với nhau trong cùng hệ thống với môi trường xung quanh. Vì vậy, khi nghiên cứu tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù của một điểm đến phải đặt trong hệ thống lãnh thổ du lịch nhất định. 4.2. Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp thể hiện qua việc nhìn nhận các đối tượng nghiên cứu một cách đồng bộ, toàn diện, xem chúng là sự kết hợp, phối hợp theo qui luật của các yếu tố cấu thành. Tài nguyên du lịch khác biệt là một phạm trù được cấu tạo phức tạp
  10. 4 bởi những yếu tố bên trong đó là tài nguyên du lịch tự nhiên khác biệt và tài nguyên du lịch văn hóa khác biệt, từ đó hình thành những sản phẩm du lịch đặc thù có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc nghiên cứu tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù phải xem xét tổng hợp trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện những yếu tố hợp phần cũng như mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù trong lãnh thổ du lịch. 4.3. Quan điểm lãnh thổ Đối tượng nghiên cứu phân bố trên từng lãnh thổ nhất định và trong những điều kiện cụ thể nên đối tượng đó có các đặc điểm đặc trưng trên mỗi không gian lãnh thổ riêng biệt. Hệ thống lãnh thổ du lịch bao gồm nhiều loại tài nguyên du lịch; trong đó một số tài nguyên du lịch khác biệt, nổi trội, độc đáo, riêng có ở mỗi vùng lãnh thổ, đây là cơ sở phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Đồng thời trong cùng một hệ thống, do các điều kiện hình thành và phát triển không đồng nhất nên tài nguyên du lịch khác biệt cũng có sự phân hóa sâu sắc. Chính sự phân hóa này kéo theo sự phong phú và đa dạng các sản phẩm du lịch đặc thù trên toàn bộ lãnh thổ. Tổ chức lãnh thổ du lịch vì thế cần phải xuất phát từ những đặc thù cụ thể của địa phương. 4.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững đã trở thành một mục tiêu và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội từ thế kỉ XX. Trong đó “du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai” (Luật Du lịch Việt Nam, 2017). Đồng thời “phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội” (Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010, 2011-2020 và tầm nhìn 2030). Như vậy, phát triển du lịch bền vững bảo đảm khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù đúng mức. Quan điểm này chi phối việc đề xuất các giải pháp bảo tồn giá trị khác biệt về tài nguyên du lịch để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù sao cho hoạt động du lịch không làm tổn hại đến sự tồn tại, phát triển tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù.
  11. 5 4.5. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Các đối tượng địa lí đều có quá trình phát sinh và phát triển; nói cách khác chúng thường xuyên có những thay đổi và biến động theo không gian và thời gian. Các tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù tồn tại trong quá trình vận động, phát triển không ngừng theo các qui luật khách quan. Đặc điểm của mỗi tài nguyên du lịch khác biệt không phải bất biến nên mỗi sản phẩm du lịch đặc thù chỉ phù hợp ở một thời điểm nhất định. Hơn nữa, sản phẩm du lịch đặc thù đều có những chu kì vận động riêng của nó với các giai đoạn phát triển và suy thoái chung. Vì vậy, khi phát triển sản phẩm du lịch đặc thù nhất thiết phải có sự phân tích về lịch sử hình thành, khai thác và bảo tồn giá trị các tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù trong quá khứ, hiện tại đồng thời nhận định về xu hướng phát triển tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù ở tương lai, làm cơ sở định hướng khai thác các tài nguyên du lịch khác biệt để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lí tài liệu Phương pháp này sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu; vừa đảm bảo tính kế thừa các dữ liệu, số liệu và kết quả nghiên cứu đã kiểm nghiệm, công nhận vừa tiết kiệm công sức và thời gian nghiên cứu. Tài liệu thứ cấp từ những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước giúp tổng quan cơ sở lí luận, thực tiễn về sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù: khái niệm, đặc tính, cơ cấu sản phẩm du lịch; khái niệm, đặc tính, cơ cấu, vai trò sản phẩm du lịch đặc thù; quan niệm phát triển sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù; vai trò của các đối tượng tham gia xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; vấn đề phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước. Tài liệu thứ cấp từ các cơ quan, ban ngành của tỉnh Phú Yên giúp hệ thống tài nguyên du lịch, di tích - danh thắng, khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch của địa phương; hỗ trợ nhận định,
  12. 6 đánh giá sản phẩm du lịch đặc thù và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên. 5.2. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp này hỗ trợ rất hữu ích cho nghiên cứu. Các chỉ tiêu thống kê được hệ thống hóa bởi cơ quan, ban ngành địa phương là cơ cở quan trọng cho các phân tích, luận giải đồng thời giúp đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Đề tài đã sử dụng chỉ tiêu thống kê về tài nguyên du lịch tự nhiên - văn hóa, hệ thống di tích - danh thắng cấp quốc gia/tỉnh, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, số lượt du khách quốc tế - nội địa, tổng thu du lịch, nguồn nhân lực du lịch, số lượng cơ sở lưu trú - ăn uống, tuyến - điểm và khu du lịch... của tỉnh Phú Yên kết hợp khảo sát thực tế nắm bắt thực trạng hoạt động tại các điểm tài nguyên du lịch khác biệt và tình hình phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở địa phương. 5.3. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp truyền thống của địa lí học, có ý nghĩa thực tiễn cao, khảo sát thực địa nhằm thu thập số liệu hiện thực về tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù cũng như thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở tỉnh Phú Yên. Trong nghiên cứu, phương pháp này thực hiện qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Khảo sát sơ bộ nhằm nắm bắt tình hình phát triển và thực tiễn hoạt động tại các điểm tài nguyên du lịch khác biệt của tỉnh Phú Yên. Giai đoạn 2: Khảo sát thực địa nhằm thu thập số liệu về tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù ở địa phương. Sau khi có kết quả khảo sát thực địa, đề tài sẽ thực hiện điều tra xã hội học tại một số điểm tài nguyên du lịch khác biệt ở địa phương làm cơ sở để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Phú Yên. 5.4. Phương pháp điều tra xã hội học Đây là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi trong nghiên cứu, điều tra thực tiễn để thu thập thông tin thực tế về du khách và một số vấn đề có liên quan. Trong đề tài, phương pháp này thực hiện theo 5 bước:
  13. 7 Bước 1. Xác định mục đích và nội dung điều tra Thu thập ý kiến của du khách (Phụ lục 3) tại một số điểm tài nguyên du lịch khác biệt; từ đó nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với nhu cầu thị trường du khách. Bước 2. Cách chọn mẫu và số mẫu điều tra Qua khảo sát thực địa trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đề tài đã nắm bắt sơ bộ về tình hình phát triển và thực tiễn hoạt động tại các điểm tài nguyên du lịch khác biệt. Số liệu thu thập được về tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù ở địa phương là cơ sở cho việc chọn mẫu và số mẫu điều tra. Số mẫu xác định cơ sở thông tin về qui mô và phương sai tổng thể chung, theo công thức: N t2  S2 n (Viện Khoa học thống kê, 2005); trong đó: N  2x  t 2  S 2 N - Số đơn vị tổng thể chung n - Số đơn vị mẫu t - Hệ số tin cậy (95%) Δx - Phạm vi sai số chọn mẫu (cho phép 5%) S2 - Phương sai của tổng thể chung (= 0,2345) Như vậy, số mẫu đại diện cho tổng thể ít nhất cần có là 40 phiếu; đối tượng điều tra được chọn một cách ngẫu nhiên và không trùng lặp. Đề tài tiến hành điều tra cùng thời điểm Viện nghiên cứu phát triển du lịch thực hiện khảo sát lấy ý kiến du khách tỉnh Phú Yên cho Đề án Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tổng 170 phiếu, du khách quốc tế 50 phiếu, du khách nội địa 120 phiếu). Với qui mô một địa phương và để đảm bảo tính chính xác, đại diện cho cuộc điều tra; số mẫu được chọn là 160 phiếu, du khách quốc tế 45 phiếu, du khách nội địa 115 phiếu, phân bổ cụ thể như sau: Số phiếu Điểm tài nguyên du lịch khác biệt Du khách quốc tế Du khách nội địa Bãi Xép 9 25
  14. 8 Gành Đá Đĩa 9 25 Mũi Đại Lãnh 9 25 Nhà thờ Mằng Lăng 9 20 Chùa Thanh Lương 9 20 Tổng cộng 45 115 Bước 3. Thiết kế phiếu điều tra Phiếu điều tra được thiết kế trên cơ sở phiếu điều tra của Viện nghiên cứu phát triển du lịch thực hiện Đề án Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ kết hợp kết quả khảo sát thực địa tại các điểm tài nguyên du lịch khác biệt trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Ngoài thông tin cá nhân du khách, phiếu điều tra tập trung tìm hiểu mục đích đi du lịch, các điểm tham quan và hoạt động của du khách tại điểm đến, đánh giá của du khách về tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch... (Phụ lục 3) Bước 4. Tiến hành điều tra Căn cứ vào cách chọn mẫu và số mẫu được chọn sẽ tiến hành điều tra. Với những điểm tài nguyên du lịch khác biệt có thu vé như Bãi Xép, Gành Đá Đĩa và Mũi Đại Lãnh sẽ gửi phiếu cho du khách tại quầy bán vé. Với các điểm tài nguyên du lịch khác biệt không thu vé như Nhà thờ Mằng Lăng và Chùa Thanh Lương sẽ tiếp cận du khách trong quá trình tham quan để xin ý kiến. Việc phỏng vấn du khách bằng bảng hỏi được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 2-7/2018 (khoảng 6 tháng) và đây là mùa du lịch cao điểm nhất ở Phú Yên. Bước 5. Xử lí kết quả điều tra Sau khi thu thập đủ số lượng phiếu điều tra, sẽ tiến hành phân loại phiếu dành cho du khách quốc tế và du khách nội địa. Kết quả điều tra được thống kê bằng phương pháp thủ công (vì số mẫu không quá lớn) và được thể hiện qua các bảng số liệu theo những nội dung phỏng vấn du khách về số lượng và tỉ lệ (%). Kết quả điều tra du khách là những dữ liệu quan trong cho các phân tích và luận giải, làm cơ sở phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên.
  15. 9 5.5. Phương pháp chuyên gia Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia du lịch ở tỉnh Phú Yên bao gồm: cán bộ quản lí chuyên môn tại cơ sở đào tạo du lịch, cán bộ quản lí du lịch ở các sở/ban/ngành và cán bộ quản lí doanh nghiệp du lịch để chia xẻ một số quan điểm, nhận định về tài nguyên du lịch khác biệt, sản phẩm du lịch đặc thù và sự phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương (Phụ lục 4). Đó sẽ là định hướng quan trọng trong việc đưa ra giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên. 5.6. Phương pháp thang điểm tổng hợp Đề tài dựa vào khái niệm sản phẩm du lịch đặc thù (Phạm Trung Lương, 2007), cơ cấu sản phẩm du lịch đặc thù (Trần Văn Thông, 2018), tiêu chí đánh giá điểm du lịch (Nguyễn Minh Tuệ - Vũ Đình Hòa, 2017) đồng thời căn cứ thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam để đưa ra tiêu chí đánh giá sản phẩm du lịch đặc thù. Việc đánh giá sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên sẽ tiến hành qua 5 bước: Bước 1. Xác định các tiêu chí đánh giá (1) Tính hấp dẫn về tài nguyên du lịch: có một ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù, góp phần thu hút du khách. Sự hấp dẫn là yếu tố có tính tổng hợp được xác định bởi vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và giá trị văn hóa làm cơ sở hình thành sản phẩm du lịch đặc thù. (2) Tính độc đáo/duy nhất về tài nguyên du lịch: xác định mức độ đặc thù của sản phẩm du lịch. Tính độc đáo/duy nhất về tài nguyên du lịch có thể xem như tính khác biệt duy nhất của tài nguyên du lịch, được đánh giá trong phạm vi so sánh của từng lãnh thổ. (3) Tính nguyên bản về tài nguyên du lịch: cho biết hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch khác biệt thông qua năng lực của người quản lí du lịch và ý thức của người sử dụng sản phẩm du lịch, giúp khai thác sản phẩm du lịch đặc thù lâu dài, đảm bảo yếu tố bền vững về môi trường du lịch. (4) Tính đại diện về tài nguyên du lịch: thể hiện sự điển hình của tài nguyên du lịch khác biệt ở điểm đến. Tính đại diện về tài nguyên du lịch có thể xem như tính đặc sắc/nổi trội của tài nguyên du lịch khác biệt ở điểm đến, được đánh giá trong phạm vi so sánh của từng lãnh thổ.
  16. 10 (5) Sự đặc biệt về dịch vụ du lịch: tài nguyên du lịch khác biệt sẽ mãi ở dạng tiềm năng nếu không có dịch vụ du lịch đặc biệt, chúng không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo. Ấn tượng du khách cảm nhận được đến từ sự chuyên nghiệp của đội ngũ lao động du lịch và nét văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương. Tính độc đáo và sáng tạo được phát huy qua kĩ thuật - công nghệ khai thác tài nguyên du lịch khác biệt. Bước 2. Xác định điểm cho các tiêu chí đánh giá Trong 5 tiêu chí trên có 4 tiêu chí (1), (3), (4), (5) đánh giá theo 4 bậc: bậc 1 (4 điểm), bậc 2 (3 điểm), bậc 3 (2 điểm), bậc 4 (1 điểm); tiêu chí (2) đánh giá theo 2 bậc: bậc 1 (4 điểm), bậc 2 (3 điểm) do tính khác biệt duy nhất về tài nguyên du lịch chỉ được xác định ở 2 cấp độ quốc gia và vùng, tương ứng với bậc 1 và bậc 2. Bước 3. Xác định hệ số cho các tiêu chí đánh giá Sản phẩm du lịch đặc thù là loại sản phẩm du lịch đặc biệt nên các yếu tố của sản phẩm du lịch đặc thù đều có mức độ từ quan trọng đến rất quan trọng; dựa trên mức độ quan trọng đó, có 2 tiêu chí (2) và (4) được xác định hệ số 3, 2 tiêu chí (1) và (5) được xác định hệ số 2, tiêu chí (3) được xác định hệ số 1. Bước 4. Đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp Trên cơ sở đánh giá thành phần của mỗi tiêu chí (1), (2), (3), (4) và (5) sẽ tiến hành đánh giá tổng hợp về sản phẩm du lịch đặc thù theo điểm số (sau khi nhân hệ số) và được chia ra làm 3 bậc tương ứng với 3 mức tổng điểm trên. Bước 5. Đánh giá mức độ mức độ đặc thù của sản phẩm du lịch Dựa trên số điểm đánh giá thành phần và tổng hợp của tất cả các tiêu chí (1), (2), (3), (4) và (5) sẽ xác định mức độ đặc thù của sản phẩm du lịch ở 3 cấp đó là: rất đặc thù, đặc thù và ít đặc thù. 5.7. Phương pháp phân tích SWOT Trên cơ sở phân tích SWOT về các thế mạnh (strengths - S), điểm yếu (weakness - W), cơ hội (opportunities - O), thách thức (threats - T), thiết lập ma trận SWOT đề ra chiến lược S/O, O/W, S/T, W/T có tính khả thi để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên. Trong đó, chiến lược S/O giúp tăng cường thế mạnh tranh thủ thời cơ, chiến lược O/W tận dụng cơ hội khắc phục điểm yếu, chiến lược
  17. 11 S/T phát huy tiềm năng đối mặt thách thức và chiến lược W/T xác định hạn chế vượt qua trở ngại. 5.8. Phương pháp bản đồ Đề tài dựa trên Bản đồ du lịch tỉnh Phú Yên do Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên cung cấp, sử dụng phần mềm CorelDraw X5 để biên tập và phát triển thành một số bản đồ chuyên dụng phục vụ nghiên cứu Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên. Bao gồm: - Bản đồ hành chính Phú Yên; - Bản đồ tài nguyên du lịch khác biệt Phú Yên; - Bản đồ sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên. 6. Lịch sử nghiên cứu Khi bàn về năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch trên thị trường thế giới, Tổ chức du lịch thế giới, 2015 khẳng định: “Cạnh tranh là khác biệt và chất lượng, trong đó khác biệt là quyết định”. Tính hấp dẫn của một sản phẩm du lịch cùng loại có thể xem xét từ nhiều góc độ, tuy nhiên trong mọi trường hợp, tính khác biệt có vai trò quan trọng hàng đầu đối với quyết định lựa chọn sản phẩm của du khách, cho dù sản phẩm có giá cao hơn. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tuy không phải là yếu tố duy nhất quyết định năng lực cạnh tranh, hấp dẫn của một điểm nào đó, song là yếu tố quyết định bởi đó là sự khác biệt. Vì thế, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là một nội dung chiến lược quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn (Bộ chính trị, 2017). Với qui mô của một địa phương, Phú Yên xác định để có thể phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, không có con đường nào khác là tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù (Tỉnh ủy, 2015). Rõ ràng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù mối quan tâm đặc biệt ở các địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế. 6.1. Trên thế giới Việc nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn kết hợp điều tra, khảo sát thực địa để xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở các địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế là vấn đề tương đối mới, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa du lịch như hiện nay. Thực tế cho thấy, sau những thành công và hạn chế trong các trường hợp
  18. 12 khai thác, sử dụng sản phẩm du lịch trên thế giới, việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù gắn với văn hóa cộng đồng địa phương và theo hướng bền vững rất được quan tâm. Đa số nhiều quốc gia chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cho từng thị trường riêng biệt với chiến lược marketing cụ thể. Họ tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các yếu tố hiện đại, trải nghiệm, chuyên đề và chuyên biệt, hướng đến mục tiêu “đặc thù hóa” sản phẩm du lịch và “cá biệt hóa” điểm đến. Từ đó, một số quốc gia tập trung phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các yếu tố về thị trường, trải nghiệm, cảm xúc, cá biệt và sự bền vững (Trung Quốc); thực hiện công nghệ hóa du lịch với việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng hiện đại và cơ sở vật chất kĩ thuật tiên tiến (Italia); trải nghiệm cuộc sống của các thổ dân (Canada); trải nghiệm thiên nhiên hoang dã (Australia); du lịch văn hóa - di sản và sinh thái (Hoa Kì) hay du lịch khám phá văn hóa thời Phục hưng (Trung Âu)… là những kinh nghiệm quí giá cho phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương. Vì vậy, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững có yếu tố trải nghiệm, chuyên đề hoàn toàn phù hợp với thời kì mới. Đề tài “Handbook on Tourism Product Development” (Vietnam National Administration of Tourism - Spanish Agency of International World Tourism Organization - European Travel Commission, 2011) phác thảo yếu tố cần thiết trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện phát triển sản phẩm du lịch: phối hợp, tham vấn, liên kết, hợp tác... bằng các phương pháp tiếp cận và nghiên cứu những trường hợp thành công khắp nơi trên thế giới; đưa ra điểm chuẩn thực tiễn tốt nhất mà một số điểm đến có thể đánh giá hệ thống và phương pháp phát triển sản phẩm riêng mình. Nghiên cứu cũng bàn về thị trường du lịch quốc tế và tài nguyên du lịch Việt Nam, từ đó có những chiến lược và kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch phù hợp nhu cầu du khách trong và ngoài nước, đặc biệt nhấn mạnh việc phục vụ du khách Âu Châu với những tiêu chuẩn gắt gao về mặt chất lượng để tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp cho điểm đến. Do vậy, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên nhất thiết phải chú trọng yếu tố liên kết, hợp tác vùng nhằm phát triển du lịch bền vững và cần hướng đến từng thị trường du khách cụ thể cho mỗi sản phẩm du lịch đặc thù.
  19. 13 Theo đó, việc liên kết và hợp tác phát triển du lịch giữa các tổ chức du lịch quốc tế và các quốc gia trên thế giới ngày càng được chú trọng, mục đích tạo ra các sản phẩm du lịch của điểm đến chất lượng và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ đây, một số nghiên cứu tập trung phát triển sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu đa số thị trường. Đề tài “Vietnam Tourism Marketing Plan: 2008 - 2015” (Cooperation for Development, 2007) đã có nhận định sâu sắc về thực trạng du lịch của Việt Nam, dùng SWOT phân tích nguồn lực du lịch của Việt Nam, từ đó đưa ra các kế hoạch hành động về sản phẩm, giá cả, nhân lực, xúc tiến, quảng bá, thị trường… mục tiêu tạo sức cạnh tranh cho du lịch Việt Nam trong khu vực và thế giới. Đề tài làm rõ một số vấn đề khác nhau trong phát triển sản phẩm du lịch ở từng cấp độ: quốc tế, quốc gia, vùng/khu vực, địa phương/cộng đồng và điểm. Nghiên cứu cho thấy những thế mạnh, hạn chế, cơ hội và thách thức của du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập, phát triển; chỉ ra sự khác biệt trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch ở từng cấp độ và đòi hỏi riêng biệt cho mỗi cấp độ. Với qui mô một địa phương, Phú Yên hoàn toàn có thể nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù có tính quốc gia/quốc tế, tùy thuộc vào tài nguyên du lịch khác biệt mà địa phương sở hữu được và dịch vụ du lịch đặc biệt có thể khai thác tối ưu giá trị khác biệt của tài nguyên du lịch đó; điều quan trọng là xác định rõ từng thị trường du khách cho mỗi sản phẩm du lịch đặc thù và cần phân khúc thị trường du khách trọng điểm và tiềm năng để có chiến lược, kế hoạch phát triển trước mắt cũng như lâu dài. Đề tài “Vietnam Tourism Marketing Strategy & Action: 2013 - 2020” (Environmentally and Socially Responsible Tourism Capacity Programme, 2012) trên cơ sở phân tích tổng thể thực trạng du lịch Việt Nam, từ đó đề ra các kế hoạch phát triển cụ thể cho du lịch Việt Nam qua từng giai đoạn 2013 - 2015 và 2016 - 2020. Nghiên cứu chú trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch đạt yêu cầu mới trong thời kì hội nhập, đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp du lịch và cơ sở đào tạo nghề du lịch sao cho đội ngũ lao động chuẩn hóa về kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp. Việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù sẽ có những yêu cầu đặc biệt đối với nguồn nhân lực du lịch hoạt động tại các điểm tài nguyên du lịch khác biệt.
  20. 14 Đội ngũ này sẽ là chuyên gia của điểm đến, giới thiệu và phát huy được các giá trị của điểm đến nói chung và sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng. Phú Yên có thể phát huy “chất Nẫu” của người bản địa như một nguồn lực đặc biệt tạo nên yếu tố đặc thù của sản phẩm du lịch ở địa phương. Tính văn hóa bản địa đặc trưng này cần được phát huy khi khai thác, sử dụng sản phẩm du lịch đặc thù gắn với yếu tố trải nghiệm, chuyên đề về nét văn hóa cộng đồng địa phương trong tổ chức các hoạt động du lịch. Đồng thời, đội ngũ này cũng phải được đào tạo, bồi dưỡng các kĩ năng lao động cần thiết để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu du khách. Đa số đề tài nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù trên thế giới hiện nay đã cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trong bối cảnh toàn cầu hóa du lịch hướng đến sự liên kết, hợp tác phát triển bền vững và chú trọng những yếu tố khác biệt, cá biệt, cảm xúc, trải nghiệm và chuyên đề với mục tiêu “đặc thù hóa” sản phẩm du lịch và “cá biệt hóa” điểm đến. 6.2. Ở Việt Nam Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ngày càng trở nên cấp thiết. Có thể nói, điểm đến nào không đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trong thời đại toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch diễn biến mạnh mẽ như hiện nay thì điểm đến đó sẽ mất đi khả năng cạnh tranh và sẽ bị chìm vào quên lãng. Vì vậy, hàng loạt nghiên cứu ra đời đáp ứng yêu cầu đổi mới trong thời kì mới. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế” (Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, 2008) đã nhận diện 3 nhóm sản phẩm du lịch mà Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao: du lịch biển đảo, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa trong mối tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, quốc tế. Nghiên cứu đề xuất qui trình và các nguyên tắc xây dựng sản phẩm du lịch cạnh tranh và định hướng xây dựng sản phẩm du lịch trong giai đoạn 2015 - 2020. Với 3 nhóm sản phẩm du lịch chủ lực cùng qui trình và nguyên tắc xây dựng, chúng ta hoàn toàn có thể hình thành và phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù của mỗi điểm đến. Trong giai đoạn 2020 - 2030, tỉnh Phú Yên có thể xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù lấy du lịch biển đảo làm mũi nhọn, du lịch văn hóa làm nền tảng đồng thời phát triển các tour du lịch trải nghiệm, chuyên đề tham quan, nghỉ dưỡng biển,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2