Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Bến Tre; góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết đề tài!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
- LỜI CẢM TẠ Xin chân thành biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Hà Thanh Toàn là thầy hướng dẫn chính đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian góp ý và hướng dẫn tôi hoàn thành luận án. PGS. TS. Nguyễn Duy Cần đã nhiệt tình hướng dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi triển khai các công việc liên quan đề tài. Thầy đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Chân thành biết ơn: Anh Phạm Ngọc Nhàn đã hỗ trợ tôi trong xử lý, thống kê số liệu và góp ý cũng như giúp hoàn thành luận án. Các em Liêm, Nhã, Phúc, Thảo, Nhi, Phước, Lộc đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu, điều tra thực tế. Cám ơn tất cả quý thầy cô và các đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian qua. Biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện đề tài. Luận án của tôi sẽ không hoàn thành nếu như không có sự giúp đỡ và hỗ trợ của quý cơ quan, cụ thể Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre; Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre; Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú, Giồng Trôm và Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre; Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - Trường Đại học Cần Thơ; đã tạo điều cho tôi thực hiện công trình nghiên cứu này. Cần Thơ, ngày 06 tháng 7 năm 2021 Nghiên cứu sinh Lâm Văn Lĩnh i
- TÓM TẮT Bến Tre là tỉnh chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu, hạn mặn, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thu nhập của người dân. Do vậy, chủ trương về thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp được tỉnh đặc biệt quan tâm, tập trung thực hiện nhằm mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững để giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, gắn với nhu cầu thị trường. Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực tiễn triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Bến Tre từ số liệu thu thập về thực tiễn tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, phân tích, đánh giá về bối cảnh, tình hình nông nghiệp trước và sau tái cơ cấu của tỉnh theo từng lĩnh vực, các yếu tố ảnh hưởng. Nghiên cứu dựa vào phỏng vấn trực tiếp 540 hộ nông dân có sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản tại 03 huyện: Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre; Các phương pháp sử dụng là phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến TCCNN tại các vùng sinh thái, phân tích SWOT để đánh giá thực trạng về mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức tác động đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại các vùng nghiên cứu và đề xuất giải pháp thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp cho tỉnh. Qua các kết quả từ nghiên cứu cho thấy thực trạng hiện nay của các nông hộ về chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp không đồng đều. Tỷ lệ hộ có chuyển đổi ở huyện Mỏ Cày Bắc chiếm tỷ lệ cao nhất, thấp nhất ở huyện Thạnh Phú. Kết quả phân tích mô hình hồi quy Binary Logistic đối với vùng sinh thái ngọt (huyện Mỏ Cày Bắc) cho thấy các yếu tố như giới tính, trình độ học vấn, diện tích đất, chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường, ảnh hưởng thiên tai dịch bệnh và hiểu biết về BĐKH có tác động đến việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trong nghiên cứu. Vùng sinh thái ngọt-lợ (huyện Giồng Trôm) có các yếu tố giới tính, diện tích đất, chính sách cho vay lãi suất thấp, giá cả thị trường và hiểu biết về BĐKH có tác động đến việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trong nghiên cứu. Vùng sinh thái mặn-lợ (huyện Thạnh Phú), các yếu tố trình độ học vấn, chính sách đất đai, giá cả thị trường, ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh có tác động đến việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trong nghiên cứu và các biến số còn lại không có tác động đến việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trong phân tích này. Từ những cơ sở lý thuyết và những công trình nghiên cứu liên quan đề tài, kết quả phân tích SWOT, kết quả phân tích mô hình hồi quy Binary Logistic. Luận án đã đề xuất các giải pháp hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp tại 03 vùng sinh thái: ngọt, ngọt-lợ, mặn-lợ. Trong đó, tái cơ cấu nông nghiệp cần quan tâm các yếu tố ảnh hưởng theo phân tích, theo từng vùng sinh thái để ii
- chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Trong đó, vùng sinh thái ngọt phát triển dừa, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt; vùng sinh thái ngọt-lợ phát triển cây dừa, nhóm cây có múi (bưởi da xanh, chanh); vùng sinh thái mặn phát triển nuôi thủy sản và mô hình tôm-lúa. Đồng thời phát triển các hợp tác xã, các mô hình đặc trưng có hiệu quả cao nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Từ khóa: Tái cơ cấu, nông nghiệp, nông dân, biến đổi khí hậu iii
- ABSTRACT Ben Tre is a province directly affected by climate change, drought, and salinity, affecting agricultural production and people's income. Therefore, the policy on restructuring the agricultural sector is of particular interest to the province, focusing on increasing added value and sustainable development to minimize the impacts of climate change associated with market demand. This study aimed to evaluate the practical implementation of agricultural restructuring in Ben Tre province from the data collected on agricultural restructuring practices in the area, analyze and evaluate the context and situation of agriculture before and after restructuring the province according to each field and influencing factors. The study was based on direct interviews with 540 farmer households with the crop, livestock, and aquaculture production in 03 districts: Mo Cay Bac, Giong Trom, Thanh Phu, Ben Tre province. The methods used by descriptive statistical analysis, Binary Logistic regression analysis to determine the factors affecting public finance in ecological regions, SWOT analysis to assess the current situation in terms of strengths and aspects. Weaknesses, opportunities, and challenges involved agricultural restructuring in the study areas and proposed solutions in implementing agricultural restructuring for the province. The results from the study showed that the situation of farmers in terms of agricultural restructuring is not uniform. The percentage of households with conversion in Mo Cay Bac district was the highest and the lowest in Thanh Phu district. The results of Binary Logistic regression analysis for the freshwater ecoregion (Mo Cay Bac district) showed factors such as gender, education level, land area, policies to encourage product consumption, and price. The whole market, the impact of natural disasters and epidemics, and the understanding of climate change impacted the transformation of agricultural structure in the research. The freshwater and brackish ecological zone (Giong Trom district) had factors such as gender, land area, low-interest loan policy, market prices, and knowledge of climate change that impacted agricultural restructuring. The salt-brackish zone (Thanh Phu district), the factors of education level, land policy, market prices, the impact of natural disasters and epidemics impacted the transformation of agricultural structure in the study, and the remaining variables did not affect agricultural restructuring in this analysis. From the theoretical basis and related research works, the results of SWOT analysis, the results of analysis of Binary Logistic regression model. iv
- The thesis has proposed effective solutions for agricultural restructuring in 03 ecological regions: fresh, sweet- brackish, salty- brackish. In particular, agricultural restructuring should pay attention to the influencing factors according to analysis, according to each ecological region, to choose an appropriate structure of crops and livestock. The sweet ecological zone develops coconut, rambutan, durian, mangosteen; the freshwater-brackish area grows coconut trees and citrus trees (green-skinned pomelo, lemon); saline ecological zone to develop aquaculture and shrimp-rice model. At the same time, build cooperatives and highly effective specific models to increase people's income. Key words: Agricultural, restructuring, farmer, climate change v
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Hà Thanh Toàn và PGS. TS. Nguyễn Duy Cần; trong đó có tham khảo một phần kết quả đề tài khoa học: “Đánh giá thực trạng tái cơ cấu nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre” do PGS. TS Nguyễn Duy Cần làm chủ nhiệm và tôi là thành viên. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ luận án cùng cấp nào khác. Người hướng dẫn chính Người hướng dẫn phụ Nghiên cứu sinh GS. TS Hà Thanh Toàn PGS. TS Nguyễn Duy Cần Lâm Văn Lĩnh vi
- MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i TÓM TẮT .......................................................................................................... ii ABSTRACT ..................................................................................................... iv MỤC LỤC ....................................................................................................... vii DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................... ix DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................ xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ xiii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................... 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi trong nghiên cứu ............................................................................ 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.5 Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 3 1.6 Những đóng góp mới của nghiên cứu ......................................................... 4 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 6 2.1 Tổng quan về tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam .............................. 6 2.1.1 Khái niệm về tái cơ cấu nông nghiệp ....................................................... 6 2.1.2 Chủ trương, chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp ........................... 13 2.2 Tổng quan về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre ........................ 22 2.2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội tỉnh Bến Tre ................................. 22 2.2.2 Tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2017 ................... 32 2.3 Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................... 39 2.3.1 Các nghiên cứu trong nước ..................................................................... 39 2.3.2 Các nghiên cứu quốc tế........................................................................... 43 2.4 Nhận xét tổng quan tài liệu ........................................................................ 58 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 60 vii
- 3.1 Phương pháp tiếp cận ................................................................................ 60 3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 62 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...................................................... 62 3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................. 63 3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................... 66 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 71 3.1 Thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Bến Tre và vùng nghiên cứu ................................................................................................................... 71 4.1.1 Tiến trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ................................ 71 4.1.2 Các nguồn lực trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ............... 77 4.1.3 Hiệu quả của TCCNN tại vùng nghiên cứu ............................................ 96 4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp ............................. 121 4.2.1 Các yếu tố liên kết thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp ................. 121 4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định TCCNN ở cấp nông hộ ............ 123 4.2.3 Phân tích tương quan các yếu tố ảnh hưởng đến TCCNN ................... 128 4.3 Bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ......................................................................................... 140 4.3.1 Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 140 4.3.2 Đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình TCCNN ............................... 144 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................... 156 5.1 Kết luận .................................................................................................... 156 5.2 Đề xuất ..................................................................................................... 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 159 PHỤ LỤC SỐ LIỆU ...................................................................................... 168 viii
- DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Lao động làm việc trong thành phần kinh tế Bến Tre (2008 – 2018) ......................................................................................................................... 25 Bảng 2.2 Giá trị sản của các ngành kinh tế tỉnh Bến Tre (2008 – 2018) ........ 26 Bảng 2.3 Cơ cấu hoạt động sinh kế chính và cơ cấu thu nhập của hộ năm 2019 ......................................................................................................................... 31 Bảng 2.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả TCCNN đến năm 2020 ........................ 41 Bảng 3.1 Cỡ mẫu nghiên cứu .......................................................................... 64 Bảng 3.2 Ý nghĩa biến và kỳ vọng dấu của biến trong mô hình ..................... 71 Bảng 3.3 Mô tả biến được sử dụng trong mô hình .......................................... 72 Bảng 3.4 Bảng phân tích SWOT .................................................................... 73 Bảng 4.1 Các loại văn bản được triển khai trong quá trình TCCNN tại tỉnh Bến Tre ............................................................................................................ 80 Bảng 4.2 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm tuổi và 3 huyện .................. 89 Bảng 4.3 Kiểm định chi bình phương tuổi nông hộ có và không chuyển đổi . 89 Bảng 4.4 Kiểm định chi bình phương giới tính chủ hộ có và không chuyển đổi ......................................................................................................................... 91 Bảng 4.5 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm trình độ học vấn và 3 huyện ......................................................................................................................... 92 Bảng 4.6 Kiểm định chi bình phương trình độ học vấn của chủ hộ có và không chuyển đổi ........................................................................................................ 93 Bảng 4.7 Số năm kinh nghiệm từ khi bắt đầu sản xuất và từ khi chuyển đổi sản xuất nông nghiệp.............................................................................................. 93 Bảng 4.8 Kinh nghiệm sản xuất hộ có và không chuyển đổi tại 03 huyện ..... 94 Bảng 4.9 Tần số và tỷ lệ các nhóm lao động/hộ của nông hộ tỉnh Bến Tre .... 94 Bảng 4.10 Tỷ lệ phần trăm các nhóm lao động/hộ trên 3 huyện của nông hộ 95 Bảng 4.11 Nguồn lực lao động hộ có và không chuyển đổi tại 03 huyện ....... 95 Bảng 4.12 Tần số, tỷ lệ hộ sản xuất theo từng lĩnh vực của nông hộ .............. 97 Bảng 4.13 Nguồn vốn sản xuất trung bình của 540 nông hộ tại 3 huyện ........ 98 Bảng 4.14 Đánh giá nguồn vốn vay của nông hộ ............................................ 98 ix
- Bảng 4.15 Kết quả các tiêu chí phát triển kinh tế giai đoạn 2016-2020.......... 99 Bảng 4.16 Thu nhập bình quân đầu người tại 03 huyện khi thực hiện TCCNN . ....................................................................................................................... 100 Bảng 4.17 Diện tích và sản lượng lúa tại 3 huyện ......................................... 101 Bảng 4.18 Diện tích và sản lượng cây dừa tại 3 huyện ................................. 103 Bảng 4.19 Diện tích và sản lượng cây ăn trái tại 3 huyện ............................. 104 Bảng 4.20 Diện tích và sản lượng cây ăn trái tại 3 huyện ............................. 105 Bảng 4.21 Tình hình chăn nuôi tại 3 huyện ................................................... 107 Bảng 4.22 Tình hình nuôi tôm tại 3 huyện ................................................... 109 Bảng 4.23 Tình hình nuôi cá tại 3 huyện ...................................................... 110 Bảng 4.24 Giá bán nông sản .......................................................................... 115 Bảng 4.25 Phương thức thanh toán ............................................................... 117 Bảng 4.26 Hình thức tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng ....................... 117 Bảng 4.27 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận cây trồng ..................................... 118 Bảng 4.28 Giá bán các loại vật nuôi .............................................................. 119 Bảng 4.29 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của một số vật nuôi chính ........... 121 Bảng 4.30 Giá bán các loại thủy sản ............................................................. 122 Bảng 4.31 Tổng chi phí, thu nhập và lợi nhuận thủy sản .............................. 124 Bảng 4.32 Nhận thức về chính sách hỗ trợ TCCNN của nông hộ ................ 129 Bảng 4.33 Kết quả phân tích hồi quy của mô hình Binary Logistic huyện Mỏ Cày Bắc .......................................................................................................... 132 Bảng 4.34 Kết quả kiểm định chính xác của mô hình của huyện Mỏ Cày Bắc135 Bảng 4.35 Kết quả phân tích hồi quy của mô hình Binary Logistic huyện Giồng Trôm ................................................................................................... 136 Bảng 4.36 Kết quả kiểm định chính xác của mô hình của huyện Giồng Trôm .. ....................................................................................................................... 139 Bảng 4.37 Kết quả phân tích hồi quy của mô hình Binary Logistic huyện Thạnh Phú ...................................................................................................... 140 Bảng 4.38 Kết quả kiểm định chính xác của mô hình của huyện Thạnh Phú 142 Bảng 4.39 Phân tích SWOT vùng sinh thái ngọt (huyện Mỏ Cày Bắc) ........ 150 x
- Bảng 4.40 Phân tích SWOT của vùng sinh thái ngọt-lợ (Giồng Trôm) ........ 154 Bảng 4.41 Phân tích SWOT của vùng sinh thái mặn-lợ (huyện Thạnh Phú) 157 xi
- DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre ........................................................22 Hình 2.2 Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Bến Tre năm 2018................................25 Hình 2.3 Tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn tỉnh Bến Tre (2008 – 2018)......27 Hình 2.4 Tỷ lệ dân số nam và nữ của tỉnh Bến Tre (2008 – 2018) ..................28 Hình 2.5. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế ........................................................................................................30 Hình 2.6 Cơ cấu hộ sản xuất phân theo ngành chính .......................................31 Hình 3.1 Khung phân tích đánh giá TCCNN của luận án ................................63 Hình 3.2 Sơ đồ tiến trình phân tích đánh giá theo các chủ thể của TCCNN ....64 Hình 4.1 Tiến trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại Bến Tre ........74 Hình 4.2 Nhóm tuổi của nông dân được khảo sát ............................................88 Hình 4.3 Nhóm tuổi của nông dân trên 3 huyện ...............................................88 Hình 4.4 Tỷ lệ giới tính của nông dân ..............................................................90 Hình 4.5 Trình độ học vấn của chủ hộ các nông hộ .........................................91 Hình 4.6 Trình độ học vấn của chủ hộ trên 3 huyện ........................................92 Hình 4.7 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nông hộ ...............................96 Hình 4.8 Tỷ lệ hộ đã từng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của nông hộ ...... 111 Hình 4.9 Tỷ lệ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của 3 huyện ........................ 111 Hình 4.10 Tỷ lệ nông hộ dự định chuyển đổi trong tương lai ....................... 112 Hình 4.11 Tỷ lệ chuyển đổi TCCNN ở lĩnh vực trồng trọt của 3 huyện ....... 113 Hình 4.12 Tỷ lệ chuyển đổi TCCNN ở lĩnh vực chăn nuôi của 3 huyện ..... 113 Hình 4.13 Tỷ lệ chuyển đổi TCCNN ở lĩnh vực thủy sản của 3 huyện ........ 114 Hình 4.14 Các lý do chuyển đổi của nông hộ ................................................ 128 Hình 4.15 Nhận thức của nông dân về BĐKH .............................................. 129 xii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa BĐKH Biến đổi khí hậu CAT Cây ăn trái CCCT Cơ cấu cây trồng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GAP Thực hành tốt Nông nghiệp HTX Hợp tác xã IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change (Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH) NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NTM Nông thôn mới MH Mô hình PTNT Phát triển nông thôn SXNN Sản xuất Nông nghiệp TCCNN Tái cơ cấu Nông nghiệp THT Tổ hợp tác UBND Ủy ban Nhân dân XNM Xâm nhập mặn xiii
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Nghiên cứu về tái cơ cấu nông nghiệp trong nước cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) còn rất giới hạn vì đây là vấn đề mới, chủ trương về tái cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 về “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Trong khi đó, trên thế giới vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp đã diễn ra từ 3-4 thập kỷ trước dưới nhiều hình thức. Tại Việt Nam, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung tập trung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Nguyễn Trọng Uyên, 2007), nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp để ứng phó biến đổi khí hậu (Nguyễn Hữu Thịnh, 2018). Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp có sự khác nhau giữa các vùng miền, điều kiện sinh thái, sự tiếp cận và thực hiện các chính sách, lợi thế so sánh các vùng có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình và hiệu quả của tái cơ cấu nông nghiệp, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Theo các nghiên cứu đánh giá trong bối cảnh biến đổi khí hậu cho thấy đời sống của người dân sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng ven biển nên cần có những chiến lược cũng như thay đổi mô hình phù hợp (Nguyễn Thanh Bình, 2011; Cần, 2011). Quá trình chuyển đổi mô hình cần đầu tư cao và sự chuẩn bị tốt về kỹ thuật sản xuất cũng như thị trường, do đó rủi ro xảy ra trong quá trình chuyển đổi là rất cao (Lê Anh Tuấn và ctv, 2014; World Bank, 2016). Do vậy, đây cũng là lý do rất cần thiết đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng quá trình TCCNN, xác định các yếu tố ảnh hưởng và rút ra các bài học kinh nghiệm giúp cải thiện tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả. Vấn đề trọng tâm trong thực hiện chủ trương theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI là “Tái cơ cấu nền nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng”. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018) báo cáo rằng sau hơn 5 năm triển khai thực hiện "Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững", trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự tập trung quyết liệt của các cấp ủy Đảng chính quyền và nhân dân nên kết quả ban đầu về cơ bản đã đạt được. Qua thực tiễn các địa phương đã điều chỉnh kế hoạch thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp nhằm phù hợp hơn với tình hình thực tế, trong đó lấy nông dân là trọng tâm, doanh nghiệp là động lực của đề án tái cơ cấu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Bên cạnh những kết quả đạt được, 1
- còn những vấn đề còn tồn tại và những quan tâm liên quan đến đề tài nghiên cứu đặt ra là: Việc triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp ở nhiều địa phương chưa nhận ra được lợi thế sinh thái của từng địa bàn, chưa xác định được các mô hình sản xuất chủ đạo, phương pháp thực hiện nặng về hành chính, thiếu các biện pháp khoa học. Trong sản xuất, năng suất có tăng nhưng còn ở mức thấp, số lượng sản phẩm chưa đủ sức cung ứng theo yêu cầu thị trường. Các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ và sự gắn kết chuỗi giá trị sản phẩm chưa hiệu quả, việc nhân rộng mô hình hiệu quả còn chậm. Thu nhập và đời sống của một bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Bên cạnh đó, môi trường sản xuất ngày càng khó khăn do diễn biến thời tiết phức tạp, tình hình hạn, xâm nhập mặn, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi thường xuyên xảy ra đã gây thiệt hại về kinh tế và tâm lý không an tâm đầu tư sản xuất của người dân (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2018). Đây cũng là vấn đề cần thiết nghiên cứu nhằm rút ra bài học kinh nghiệm hiệu quả ở địa phương. Ở Bến Tre, tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào kết quả sản xuất, kinh doanh của toàn ngành. Ngành nông nghiệp đã tập trung triển khai thực hiện phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả; phát triển kinh tế vườn và kinh tế biển, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, xây dựng các vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản; Ổn định nghề nuôi tôm biển, cá tra thâm canh gắn với bảo vệ môi trường; bước đầu hình thành mối liên kết tiêu thụ giữa nông dân với doanh nghiệp, xây dựng được vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, tái cơ cấu nông nghiệp đã tạo nên diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống được cải thiện. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp năm 2017 trên 1 ha diện tích canh tác trồng trọt tăng từ 63 triệu đồng tăng lên 100 triệu đồng; Thủy sản tăng từ 246 lên 330 triệu đồng so năm 2013. Thu nhập bình quân đầu người từ 21 triệu đồng năm 2013 lên 32 triệu đồng năm 2017 (UBND tỉnh Bến Tre, 2018). Từ kết quả trên, đã tác động và đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương của tái cơ cấu nông nghiệp là vấn đề cũng được quan tâm của đề tài. Từ những vấn đề còn tồn tại và quan tâm trên, đề tài nghiên cứu “Tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Bến Tre: Thực tiễn và bài học kinh nghiệm” được thực hiện. Kết quả nghiên cứu sẽ tìm ra các yếu tố tác động đến tính hiệu quả, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện TCCNN trong điều kiện ảnh hưởng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế. Từ đó, đề xuất các giải pháp thực hiện đạt hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp cho tỉnh Bến Tre. 2
- 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Bến Tre, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Bến Tre. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. - Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. 1.3 Câu hỏi trong nghiên cứu - Thực tiễn triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Bến Tre như thế nào? - Các yếu tố nào trọng tâm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp? - Những giải pháp nào thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả? 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu chỉ tập trung trên 3 huyện: Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm và Thạnh Phú thuộc tỉnh Bến Tre. Đây là 03 huyện đại diện cho 03 vùng sinh thái ngọt, ngọt lợ và mặn lợ của tỉnh; nhằm phân tích, đánh giá sự khác biệt các vùng sinh thái và đề xuất TCCNN phù hợp hơn và giải pháp hiệu quả thực hiện TCCNN cho tỉnh. - Phạm vị thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2018 – 09/2020. - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Bến Tre. 1.5 Nội dung nghiên cứu Đề tài được thực hiện với các nội dung chính sau: - Nội dung 1: Đánh giá thực trạng tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Bến Tre Công việc thực hiện: Phân tích kết quả thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. + Phân tích, đánh giá về bối cảnh (các yếu tố bên ngoài: biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn). 3
- + Đánh giá về tiến trình TCCNN (phương pháp tiếp cận, phương pháp lập kế hoạch, quy hoạch, triển khai thực hiện, các chính sách); các nguồn lực TCCNN (nguồn lực nhà nước và nguồn lực người dân; các yếu tố liên kết hỗ trợ TCCNN (xây dựng nông thôn mới, doanh nghiệp, HTX). + Đánh giá về kết quả và tác động của TCCNN: Đánh giá tập trung vào định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh là phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động, áp dụng khoa học công nghệ với kết cấu hạ tầng đồng bộ, sản xuất gắn với tiêu thụ. Cụ thể sẽ đánh các lĩnh vực sản xuất chủ yếu của tỉnh (cây trồng, vật nuôi, thủy sản) về thay đổi cơ cấu, mô hình sản xuất hiệu quả; phát huy lợi thế và sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên; thích ứng BĐKH; gắn với thị trường và đạt giá trị gia tăng. - Nội dung 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp Công việc thực hiện: + Phân tích, so sánh sự khác biệt trước và tại thời điểm đánh giá (trước – sau) tái cơ cấu nông nghiệp tại vùng nghiên cứu (theo các lĩnh vực sản xuất chủ yếu của tỉnh). + Phân tích tiến trình, nguồn lực, chính sách và các yếu tố liên kết đến hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp tại vùng nghiên cứu; Phân tích sự tác động của tái cơ cấu nông nghiệp theo 3 lĩnh vực trọng tâm của tỉnh (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản). + Phân tích, so sánh kết quả tái cơ cấu nông nghiệp giữa 3 địa bàn nghiên cứu (vùng ngọt, vùng ngọt-lợ và vùng mặn-lợ). - Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bến Tre Công việc thực hiện: Từ cơ sở lý thuyết, kết hợp các kết quả phân tích đánh giá ở nội dung 1 và 2, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện tái cơ cấu. Đồng thời, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của quá trình tái cơ cấu nông nghiệp từ đó đề xuất các khuyến cáo, giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả và bài học kinh nghiệm trong thời gian tới. 1.6 Những đóng góp mới của nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu, luận án có những đóng góp như sau: 4
- i. Luận án xác định tiến trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, phát hiện ra những hạn chế trong việc triển khai kế hoạch tái cơ cấu cũng như khoảng trống các chính sách, hạn chế quy hoạch sản xuất nông nghiệp. ii. Luận án đã phát hiện sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp tại các vùng sinh thái đại diện cho tỉnh Bến Tre như vùng ngọt (Mỏ Cày Bắc), vùng ngọt-lợ (huyện Giồng Trôm) và vùng mặn-lợ (huyện Thạnh Phú); iii. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Bến Tre, đưa ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp cho tỉnh. 5
- CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam 2.1.1. Khái niệm về tái cơ cấu nông nghiệp Theo nhiều tài liệu báo cáo, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, với nhiều sản phẩm khác nhau, được phân chia theo các chuyên ngành như: - Nông nghiệp thuần gồm các tiểu ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ. - Lâm nghiệp gồm các tiểu ngành: Trồng rừng, khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ lâm nghiệp. Ngành này có chức năng xây dựng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và chức năng môi trường như: phòng chống thiên tai và hình thành các đặc điểm văn hóa, xã hội của nghề rừng. - Thủy sản bao gồm các tiểu ngành: nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản ở các vùng biển ven bờ, sông, hồ, các thung lũng có nước. Cơ cấu ngành nông nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và giá trị giữa các chuyên ngành, tiểu ngành bộ phận. Nói cách khác, cơ cấu ngành nông nghiệp phản ánh quan hệ tỷ lệ về giá trị sản lượng, quy mô sử dụng đất của các chuyên ngành, tiểu ngành cấu thành nên ngành nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là quá trình thay đổi (tăng hoặc giảm) về quy mô, giá trị của các chuyên ngành sản xuất thuộc ngành nông nghiệp theo hướng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trường đồng thời phát huy được lợi thế so sánh của từng chuyên ngành, tạo ra cơ cấu ngành nông nghiệp mang tính ổn định cao hơn và phát triển bền vững hơn trong kinh tế thị trường và hội nhập. Cơ cấu ngành nông nghiệp là kết quả của quá trình phát triển về số lượng, chất lượng ngành nông nghiệp trong khoảng thời gian nào đó, vì vậy nó không phải là các quan hệ tĩnh mà luôn luôn biến đổi không ngừng theo sự phát triển của các chuyên ngành, tiểu ngành tạo nên cơ cấu toàn ngành. Đó là sự thay đổi tất yếu về tỷ lệ giữa các chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản trên quy mô cả nước, trên các vùng kinh tế, các địa phương; thay đổi về số lượng, loại hình quy mô các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh trong các chuyên ngành, tiểu ngành ở các vùng sinh thái, các địa phương; sự thay đổi về mối quan 6
- hệ giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế khác như: công nghiệp và dịch vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và các hoạt động phân phối, tiêu thụ nông sản làm ra. * Tái cơ cấu nông nghiệp Tái cơ cấu nông nghiệp là quá trình phát triển nông nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp lại các chuyên ngành sản xuất theo nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so sánh và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh cao hơn, bền vững hơn cho toàn ngành, là quá trình phát triển gắn với thay đổi quy mô sản xuất của các ngành nhằm tạo ra các nông sản có chất lượng và giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, nâng cao thu nhập cho nông dân và đảm bảo tính bền vững (Thủ tướng Chính phủ, 2013). * Các mục tiêu cần chú trọng khi tái cơ cấu nông nghiệp Tái cơ cấu nhằm xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị toàn cầu, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập của nông dân, đảm bảo an ninh lương thực - thực phẩm, ổn định xã hội. Mục tiêu tái cơ cấu còn nhằm tạo ra mối liên kết chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa và hợp lý giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, giữa đô thị và nông thôn, giữa giai cấp công nhân và nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tái cơ cấu cũng nhằm tạo ra sự thay đổi phù hợp về quan hệ sản xuất với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, hoàn thiện vai trò của Nhà nước trong ngành nông nghiệp về đầu tư, phân bổ nguồn lực, quản lý đất đai, cung ứng dịch vụ công, quản trị chuỗi ngành hàng, thị trường,… để nông dân và doanh nghiệp trở thành chủ thể và động lực trong đầu tư và phát triển sản xuất (Vương Đình Huệ, 2013). * Nội dung cần chú trọng khi thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp: Theo báo cáo của nhiều chuyên gia cho rằng khi thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp cần phải lưu ý đến 3 nội dung hết sức quan trọng, đó là: tái cơ cấu không gian sản xuất nông nghiệp; tái cơ cấu chuỗi ngành hàng nông sản và tái cơ cấu đối tượng tham gia sản xuất nông nghiệp (Vương Đình Huệ, 2013), cụ thể: Tái cơ cấu không gian sản xuất nông nghiệp Khu vực phát triển ngành hàng nông nghiệp sinh thái, tự nhiên: Tại các khu vực miền núi, ven biển, nông nghiệp đồng thời có chức năng kinh tế và chức năng sinh thái, cần xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tiến sĩ: Phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020
161 p | 326 | 92
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay
239 p | 171 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên
219 p | 60 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 159 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
0 p | 109 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
206 p | 34 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của nông hộ miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế
165 p | 58 | 11
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
212 p | 95 | 11
-
Bản thông tin tóm tắt về những kết luận mới của luận án tiến sĩ: Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
1 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Phát triển chiến lược Marketing của các chuỗi siêu thị bán lẻ Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội
26 p | 74 | 7
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ trình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập
227 p | 92 | 6
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam
198 p | 32 | 6
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay
232 p | 12 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
35 p | 27 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định
27 p | 78 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay
24 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn