Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay
lượt xem 6
download
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển ĐNGV chuyên ngành SK-ĐA trong bối cảnh hiện nay, đề xuất những biện pháp tổ chức thực hiện việc phát triển ĐNGV trong thực tiễn ở các trường đại học SK-ĐA có hiệu quả, góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNGV và GD&ĐT của nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Thị Ái Liên
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 5 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 13 1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước và trong nước có liên quan đến đề tài 13 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 36 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 41 Đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại 2.1. học Sân khấu - Điện ảnh 41 2.2. Bối cảnh hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ giảng viên đại học 53 2.3. Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay 61 2.4. Các yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay 73 Chương 3. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH 80 3.1. Khái quát chung về các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh 80 3.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng 83 3.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh 87 3.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay 96
- 3.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay 110 3.6. Đánh giá chung và nguyên nhân ưu điểm, hạn chế của thực trạng 113 Chương 4. DỰ BÁO VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 120 4.1. Dự báo phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh 120 4.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay 123 Chương 5. KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 162 5.1. Khảo nghiệm các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay 162 5.2. Thử nghiệm biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh 168 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 180 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 183 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 184 PHỤ LỤC 195
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Cán bộ quản lý CBQL 2. Đội ngũ giảng viên ĐNGV 3. Đội ngũ giảng viên chuyên ngành ĐNGVCN 4. Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT 5. Giáo dục đại học GDĐH 6. Giảng viên chuyên ngành GVCN 7. Quản lý giáo dục QLGD 8. Sân khấu - Điện ảnh SK-ĐA 9. Trung học cơ sở THCS 10. Trung học phổ thông THPT
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số TT Tên bảng Trang Bảng 3.1 Tổng hợp số lượng đối tượng khảo sát 84 Tổng hợp số liệu trình độ học vấn của ĐNGV chuyên Bảng 3.2 ngành ở các trường đại học SK-ĐA 88 Tổng hợp số liệu cơ cấu độ tuổi của ĐNGV chuyên Bảng 3.3 ngành ở các trường đại học SK-ĐA 89 Tổng hợp số liệu cơ cấu thâm niên giảng dạy của Bảng 3.4 ĐNGV chuyên ngành ở các trường đại học SK 90 Tổng hợp số liệu thực trạng chất lượng của ĐNGV Bảng 3.5 chuyên ngành ở các trường đại học SK 91 Tổng hợp số liệu mức độ kết quả thực hiện các nhiệm vụ Bảng 3.6 dạy học và nghiên cứu khoa học của ĐNGV chuyên ngành ở các trường đại học SK-ĐA 94 Tổng hợp số liệu mức độ đánh giá nhu cầu phát triển Bảng 3.7 ĐNGV chuyên ngành ở các trường đại học SK-ĐA 96 Tổng hợp số liệu mức độ đánh giá thực trạng quy Bảng 3.8 hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV chuyên ngành ở các trường đại học SK-ĐA 98 Tổng hợp số liệu mức độ đánh giá thực trạng tuyển Bảng 3.9 dụng, sử dụng đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA 100 Tổng hợp số liệu mức độ đánh giá thực trạng đào tạo, Bảng 3.10 bồi dưỡng ĐNGV chuyên ngành ở các trường đại học SK-ĐA 102 Tổng hợp số liệu mức độ đánh giá thực trạng xây Bảng 3.11 dựng môi trường sư phạm tích cực cho sự phát triển ĐNGV chuyên ngành ở các trường đại học SK-ĐA 104 Tổng hợp số liệu mức độ thực hiện việc đánh giá kết Bảng 3.12 quả hoạt động phát triển GVCN ở các trường đại học SK-ĐA 106 Thực trạng đánh giá kết quả phát triển GVCN theo Bảng 3.13 tiêu chí (262 CBQL, giảng viên) 109 Bảng 3.14 Tổng hợp số liệu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác 111
- động đến phát triển ĐNGV chuyên ngành ở các trường đại học SK-ĐA Tổng hợp số liệu kết quả khảo nghiệm tính cần thiết Bảng 5.1 của các biện pháp 163 Tổng hợp số liệu kết quả khảo nghiệm tính khả thi của Bảng 5.2 các biện pháp 164 Tổng hợp số liệu kết quả tương quan giữa tính cần Bảng 5.3 thiết và tính khả thi của các biện pháp 166 Tổng hợp số liệu tiêu chí đánh giá trình độ chuyên Bảng 5.4 môn của ĐNGV chuyên ngành sau tác động thử nghiệm lần 1 172 Tổng hợp số liệu tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn Bảng 5.5 của đội ngũ GVCN sau tác động thử nghiệm lần 2 173 Tổng hợp số liệu đánh giá hiệu quả của các tác động Bảng 5.6 thử nghiệm tới trình độ chuyên môn của GVCN 175 Tổng hợp số liệu trình độ chuyên môn của đội ngũ Bảng 5.7 GVCN sau 2 lần tác động thử nghiệm 176 Tổng hợp số liệu so sánh hiệu quả của việc chỉ đạo tự đào tạo, tự bồi dưỡng chuyên môn của GVCN theo Bảng 5.8 hướng phát triển năng lực thực hiện trước và sau khi thử nghiệm 178
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số TT Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 5.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý 164 Biểu đồ 5.2 Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý 165 Biểu diễn mối tương quan giữa tính cần thiết và tính Biểu đồ 5.3 166 khả thi của các biện pháp Biểu diễn trình độ chuyên môn của GVCN sau tác Biểu đồ 5.4 172 động thử nghiệm lần 1 Biểu diễn trình độ chuyên môn của GVCN sau tác Biểu đồ 5.5 174 động thử nghiệm lần 2 Biểu diễn trình độ chuyên môn của đội ngũ GVCN Biểu đồ 5.6 176 sau 2 lần tác động thử nghiệm
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Nguồn lực quan trọng nhất của mỗi nhà trường là ĐNGV. Điều 66, Luật Giáo dục năm 2019 khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội được xã hội tôn vinh” [83, tr.60]. Với vị trí tầm quan trọng của nhà giáo và yêu cầu của thời đại, chất lượng đào tạo của mọi nhà trường chịu sự quy định của nhiều nhân tố, nhưng trước hết phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ nhà giáo như Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã chỉ rõ: “Cùng với đề cao vị trí, vai trò và trách nhiệm xã hội, cần đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” [31, tr.30]. Theo đó phát triển, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT ở trường đại học là vấn đề có ý nghĩa cơ bản, lâu dài. Giảng viên là nhân tố chủ thể giảng dạy và tổ chức, điều khiển quá trình dạy học; chất lượng GD&ĐT của nhà trường phụ thuộc có ý nghĩa quyết định vào chất lượng ĐNGV. Ở phương diện quản lý nhà trường, trong quá trình xây dựng và phát triển của mình các trường đại học SK-ĐA đã từng bước thực hiện xây dựng, phát triển ĐNGV theo hướng nâng cao chất lượng cả về trình độ học vấn, phẩm chất, năng lực chuyên môn và cả về tay nghề sư phạm để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ GD&ĐT. Nhà trường coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, vừa cơ bản, vừa bảo đảm phát triển nguồn nhân lực sư phạm lâu dài của nhà trường góp phần nâng cao vị thế, uy tín của nhà trường đào tạo nhân lực nghệ thuật trong bối cảnh xã hội hiện đại và đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT hiện nay. Do đó việc phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ GD&ĐT, xây dựng và phát triển nhà trường là một nhiệm vụ, nội dung của QLGD nhà trường, mà thực chất là quản lý phát triển nguồn nhân lực sư phạm của nhà trường. Các trường đại học SK-ĐA cần ý thức sâu sắc những vấn đề này để hoạch định chiến lược phát triển nhà trường trong bối cảnh mới. Việc phát triển ĐNGV của nhà trường có vai trò quan trọng và phụ thuộc nhiều vào
- 6 công tác quản lý của nhà trường; theo đó trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường cần nghiên cứu và xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển ĐNGV trong mỗi giai đoạn phát triển của Nhà trường trong đó lấy phát triển chất lượng giảng viên là trọng tâm trong đó có đội ngũ GVCN chiếm tỷ lệ tương đối lớn ở các trường đại học SK-ĐA. Đội ngũ GVCN đóng vai trò trọng yếu, trực tiếp trong đào tạo sinh viên các chuyên ngành nghệ thuật SK- ĐA, có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo chuyên môn để sinh viên ra trường có thể có kiến thức và tay nghề vững để làm việc tốt theo chuyên ngành đã được đào tạo. Các trường đại học SK-ĐA, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh và truyền hình ở bậc đại học, sau đại học; nghiên cứu và thực nghiệm trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, truyền hình, hoàn thành các nhiệm vụ khác được giao; đảm bảo chất lượng đào tạo của trường. Những năm qua, thực hiện chủ trương xây dựng và nâng cao chất lượng nhà giáo theo quan điểm của Đảng và chủ trương, kế hoạch của Nhà trường về phát triển ĐNGV trong đó có GVCN ở các trường đại học SK-ĐA. Theo đó, đội ngũ GVCN của nhà trường đã có những bước tiến bộ rõ rệt về năng lực chuyên môn, từng bước phát triển đáp ứng các yêu cầu chuẩn hóa... Bên cạnh đó, đội ngũ này còn những mặt hạn chế về số lượng, cơ cấu, đặc biệt về chất lượng đội ngũ nhất là các giảng viên đầu ngành, đầu đàn của các chuyên ngành nghệ thuật và trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay và công cuộc đổi mới giáo dục đang đòi hỏi ngày càng cao về trình độ, năng lực chuyên môn của người giảng viên đại học. Trong quá trình quản lý hoạt động GD&ĐT của nhà trường, cơ chế tuyển chọn, sử dụng, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GVCN còn nhiều bất cập chưa được tháo gỡ, giải quyết về chuyên môn cũng như chính sách đối với đội ngũ này. Những vấn đề nêu trên vừa là những hạn chế, bất cập cần được khắc phục vừa là những mâu thuẫn cần sớm được giải quyết để đáp ứng yêu cầu mới về phát triển của nhà trường đào tạo trình độ đại học nghệ thuật. Phát triển GVCN mỗi nhà trường cần đánh giá khách quan trình độ hiện có của đội ngũ, xác định những yêu cầu đặt ra cho phát triển GVCN trong thời kỳ mới để có
- 7 những chủ trương, biện pháp thích hợp từ lãnh đạo, chỉ đạo, quy hoạch, kế hoạch đến đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ GVCN. Ở phương diện thực tiễn nghiên cứu đã có nhiều nhà quản lý, nhà sư phạm, nhà khoa học thuộc lĩnh vực Khoa học giáo dục và QLGD quan tâm nghiên cứu nhiều khía cạnh khác như như: chất lượng, chuẩn hoá và phát triển ĐNGV nói chung và đã có và đã có những đóng góp đáng trân trọng. Tuy nhiên, chưa có những công trình trình nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA là trường đào tạo nghệ thuật có những nét đặc thù. Do đó, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển ĐNGV chuyên ngành SK-ĐA trong bối cảnh hiện nay, đề xuất những biện pháp tổ chức thực hiện việc phát triển ĐNGV trong thực tiễn ở các trường đại học SK-ĐA có hiệu quả, góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNGV và GD&ĐT của nhà trường. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Xây dựng, khái quát hóa những vấn đề lý luận về đội ngũ GVCN và phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA trong bối cảnh trong bối cảnh hiện nay. Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV, phát triển ĐNGV chuyên ngành ở các trường đại học SK-ĐA và thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA trong bối cảnh hiện nay. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi các biện pháp được đề xuất và thử nghiệm một biện pháp. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu
- 8 Phát triển nguồn nhân lực nghệ thuật ở các trường đại học SK-ĐA. Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA trong bối cảnh hiện nay. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn về chủ thể quản lý: Dưới góc độ quản lý cấp trường: Ban Giám hiệu với vai trò lãnh đạo, chỉ đạo; Phòng Tổ chức - cán bộ với vai trò cơ quan tham mưu, các khoa chuyên ngành quản lý trực tiếp nhân sự giảng viên. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA trong đó đi sâu phát triển về mặt chất lượng đội ngũ GVCN. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Tại 2 Trường đại học SK-ĐA: Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Giới hạn về khách thể khảo sát: Cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên ở các trường đại học SK-ĐA (2 trường): Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Giới hạn về thời gian sử dụng số liệu trong nghiên cứu: Số liệu và các nguồn tư liệu thực tiễn được thống kê, tổng hợp, xử lý phục vụ nghiên cứu đề tài được giới hạn trong 3 năm, từ 2019 đến 2022. 4. Giả thuyết khoa học Dựa trên tiếp cận lý thuyết quản lý nguồn nhân lực và chức năng quản lý , Nếu xây dựng được những biện pháp chủ yếu về quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ phù hợp thực tế, từng bước chuẩn hóa đội ngũ, chú trọng đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của giảng viên … thì sẽ phát triển được ĐNGV ở các trường đại học SK-ĐA ngang tầm nhiệm vụ trong bối cảnh mới, góp phần nâng chất lượng GD&ĐT của nhà trường. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận
- 9 Luận án dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD&ĐT, QLGD mà trực tiếp là các quan điểm tư tưởng về xây dựng, phát triển, quản lý đội ngũ nhà giáo. V.I LêNin (1923) đã nhấn mạnh “Chúng ta phải nâng người giáo viên nhân dân ở nước ta lên một vị trí mà trước đây chưa từng có, hiện nay vẫn không có và không thể có được trong xã hội tư sản” [67, tr.418]. Tư tưởng Hồ Chí Minh (1956) bàn về vai trò của nhà giáo: “Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục” [52, tr.345]. Quan điểm của Đảng cộng sản việt nam về nhà giáo thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo” [31, tr.129]. Cơ sở thực tiễn Đề tài dựa trên nghiên cứu tình hình thực tế, kết quả điều tra, khảo sát thực trạng ĐNGV và thực trạng phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA là những căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp trong luận án. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận về quản lý nguồn nhân lực giáo dục trong đó có vấn đề phát triển ĐNGV đại học. Đồng thời luận án vận dụng các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu cụ thể của khoa học giáo dục như quan điểm hệ thống - cấu trúc, lịch sử - lôgic, quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu đề tài: Quan điểm hệ thống - cấu trúc: Trong nghiên cứu cần xem xét quá trình phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA trong một hệ thống gắn với đơn vị, thời gian phát triển cụ thể và cấu trúc các yếu tố, các điều kiện quan hệ, chi phối đến sự phát triển.
- 10 Quan điểm lịch sử - lôgic: Xem xét phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA cần gắn với đặc điểm về nhiệm vụ GD&ĐT, chủ trương, quy hoạch, kế hoạch phát triển đơn vị, thời gian cụ thể để có cách nhìn và đánh giá khách quan sự phát triển đội ngũ GVCN. Quan điểm thực tiễn: Tiếp cận nội dung nghiên cứu phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA cần gắn với không gian, thời gian, đơn vị, điều kiện cụ thể và bối cảnh thực tế để đánh giá kết quả thực hiện khách quan. Đề tài sử dụng các tiếp cận sau đây trong nghiên cứu đề tài: Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực: Dựa trên lý thuyết quản lý nguồn nhân lực (Lenand Nadler) bao gồm: Phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và môi trường của nguồn nhân lực. Mô hình quản lý nguồn nhân lực theo tưởng của Lenand Nadler gồm các nội dung/thành tố chính: Phát triển nguồn nhân lực: Dinh dưỡng và sức khỏe, Giáo dục và đào tạo, dân số và kế hoạch hóa gia đình, văn hóa và truyền thống dân tộc, việc làm và phân phối thu nhập. Sử dụng nguồn nhân lực: Tuyển dụng, sàng lọc, bố trí sử dụng, đánh giá, đãi ngộ, kế hoạch hóa sức lao động. Môi trường của nguồn nhân lực: Mở rộng chủng loại việc làm, mở rộng quy mô việc làm, phát triển tổ chức. Trong giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án cần coi ĐNGV là một nguồn nhân lực trọng yếu của nhà trường - nguồn lực con người (số lượng và chất lượng con người) trong đó phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn giảng dạy, sự sáng tạo nghệ thuật là những trọng tâm trong sự phát triển đội ngũ này. Tiếp cận phát triển: Xem xét phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA là quá trình vận động biến đổi từ thấp đến cao, từ chưa đầy đủ, kém hoàn thiện đến đầy đủ, hoàn thiện hơn. Sự phát triển đội ngũ GVCN làm thay đổi về cả số lượng, chất lượng, cơ cấu nhưng lấy phát triển chất lượng giảng viên là chính; tuy nhiên sự phát triển nhanh hay chậm còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố.
- 11 Tiếp cận năng lực: Xem xét vấn đề phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA cần nhận rõ các yếu tố cấu thành năng lực để đề xuất các con đường, biện pháp phát triển năng lực của giảng viên là vấn đề cốt lõi trong phát triển đội ngũ GVCN. * Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích, tổng hợp, khái quát các tài liệu giáo dục, QLGD; nghiên cứu các tài liệu liên quan, xây dựng những luận cứ cơ bản làm cơ sở lý thuyết cho đề tài, hình thành giả thuyết khoa học để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định. Nghiên cứu các sách kinh điển, sách chuyên khảo, sách tham khảo; giáo trình, luận án; đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục; tư liệu chuyên ngành liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp quan sát: Tiến hành thu thập các thông tin cần thiết về quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ GVCN, công tác tuyển chọn, bồi dưỡng giảng viên … để từ đó rút ra những kết luận khoa học theo các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. + Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phiếu hỏi để khảo sát thực trạng đội ngũ GVCN và phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA. + Phương pháp phỏng vấn và trao đổi: Phỏng vấn sâu và tọa đàm với đại diện cán bộ, giảng viên về tình hình GVCN ở các trường đại học SK-ĐA để làm rõ hơn thực trạng và nguyên nhân thực trạng và các vấn đề khác thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án. + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Đúc rút những kết kinh nghiệm thực tiễn về vấn đề phát triển đội ngũ GVCN của nhà trường. + Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Tiến hành khảo sát thông qua phiếu hỏi đối với các biện pháp đã đề xuất để khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp. - Các phương pháp xử lý số liệu
- 12 Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để các xử lý số liệu đã thu thập được, công thức spearman, công thức tính điểm trung bình để tính hệ số tương quan trong khảo nghiệm, thử nghiệm; các phần mềm vi tính để trình bày, các biểu bảng tổng hợp số liệu, biểu đồ để biểu đạt kết quả nghiên cứu của luận án. 6. Những đóng góp mới của luận án Sử dụng quan điểm tiếp cận phát triển và quản lý nguồn nhân lực để cụ thể hóa lý luận QLGD vào xây dựng các khái niệm công cụ, nội dung phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA trong bối cảnh hiện nay làm tiền đề lý luận cho việc giải quyết những nội dung tiếp theo của luận án. Xây dựng khung năng lực, đặc điểm lao động sư phạm nghệ thuật, cấu trúc năng lực của GVCN; xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển đội ngũ GVCN nghệ thuật ở các trường đại học SK-ĐA. Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA trong bối cảnh hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: Luận án xây dựng những vấn đề lý luận phát triển đội ngũ GVCN ở các trường đại học SK-ĐA trong bối cảnh hiện nay, làm cơ sở lý thuyết để phát triển đội ngũ GVCN, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN, nâng cao hiệu quả GD&ĐT cũng như trong xây dựng và phát triển các trường đại học nghệ thuật. - Về mặt thực tiễn: Luận án cung cấp cho cán bộ lãnh đạo, các chủ thể quản lý và các cơ quan chức năng ở các trường đại học SK-ĐA những luận cứ thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý, nâng cao hiệu quả xây dựng đội ngũ sư phạm có chất lượng ở mỗi trường. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho CBQL giáo dục trong nhà trường và ngành SK-ĐA. Trên cơ sở đó Ban Giám hiệu các trường trong ngành có thể nghiên cứu, vận dụng để đưa ra giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với trường mình; nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT, xây dựng và quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT hiện nay.
- 13 Đối với cá nhân nghiên cứu sinh, nghiên cứu đề tài này là cơ hội để nâng cao trình độ, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học của người giảng viên đại học. 8. Kết cấu của luận án Đề tài có kết cấu gồm: Danh mục các biểu bảng, mở đầu, 5 chương (16 tiết); kết luận và kiến nghị, danh mục các bài báo có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
- 14 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước và trong nước về có liên quan đến đề tài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đội ngũ giáo viên, giảng viên 1.1.1.1. Các tác giả ngoài nước Báo cáo của Ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO (1997) được xuất bản thành sách Học tập: Một kho báu tiềm ẩn [120] đã khẳng định giáo viên giữ vai trò cốt tử trong việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ không chỉ đối mặt với tương lai, với một niềm tin mà còn xây dựng tương lai với quyết tâm và trách nhiệm... Giáo viên còn đóng vai trò quyết định trong sự hình thành và phát triển thái độ với việc học, cả thái độ tích cực lẫn thái độ tiêu cực. Vai trò quan trọng của giáo viên được xem như một tác nhân của sự thay đổi, thúc đẩy sự hiểu biết nhau và lòng khoan dung chưa bao giờ lại thể hiện rõ rệt như ngày nay. “Việc nâng cao chất lượng giáo dục phụ thuộc trước hết vào việc cải tiến công tác tuyển dụng, đào tạo, vị thế xã hội và điều kiện làm việc của giáo viên, họ cần có những kiến thức và kỹ năng phù hợp, có phẩm chất cá nhân, có triển vọng nghề nghiệp và có động cơ cầu tiến nếu họ đáp ứng được những yêu cầu do xã hội đặt ra cho họ” [120, tr.123-124]. Tác giả đã nhấn mạnh, nghề dạy học là một trong những nghề mang tính tổ chức cao nhất trên thế giới và tổ chức của giáo viên thực sự có vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực. Giáo viên phải xác lập mối quan hệ với người học, chuyển dịch từ vai trò “người đơn ca” sang vai trò “người đệm đàn” và chuyển dịch từ nhấn mạnh việc truyền bá thông tin sang việc giúp đỡ người học tìm tòi, tổ chức và quản lý kiến thức, hướng dẫn họ chứ không đúc họ theo khuôn [120, tr.125].
- 15 Các tác giả Bernhard Muszynski - Nguyễn Thị Phương Hoa (2010) với sách Con đường nâng cao chất lượng cải cách các cơ sở đào tạo giáo viên - Cơ sở lý luận và thực tiễn [74]. Tài liệu có tính chất hướng dẫn thực hành về việc cải cách các cơ sở đào tạo giáo viên được thực hiện trong khuôn khổ Dự án phát triển “Lower Secondary Teacher Training Vietnam, ADB Loan Nr. VIE 1718”. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là quan điểm chủ trương đổi mới giáo dục của Việt nam được khởi xướng từ năm 1986, các tác giả cho rằng cải cách đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm là yếu tố theo chốt của cải cách giáo dục ở Việt nam. Trong cải cách đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm các tác giả cho rằng phải đổi mới về mặt khoa học và nội dung của vấn đề này gồm: 1) …trang bị cho họ (giáo viên) phương pháp tư duy khoa học để nhờ đó họ có thể giải quyết thành công những vấn đề mới” [74, tr.61]; 2) Đổi mới về mặt khoa học hoạt động dạy. Nội dung cuốn sách đã thử bàn tiêu chuẩn của trường cao đẳng sư; bộ chuẩn cho các trường sư phạm gồm các tiêu chuẩn: 1: Sứ mạng, mục tiêu chiến lược của trường cao đẳng sư phạm; 2: Tổ chức quản lý và công tác kế hoạch; 3: Chương trình đào tạo và các hoạt động dạy học; 4: Các hoạt động khoa học và phát triển công nghệ; 5: Đội ngũ giảng viên; 6: Sinh viên và công tác sinh viên; 7: Thư viện, trang thiết bị học tập, cơ sở vật chất; 8: Quản lý tài chính; 9: Các hoạt động quốc tế. Tuy nhiên nội dung sách chưa bàn tới tuyển chọn, phương thức, quy trình và thời gian đào tạo giáo viên. Tiếp cận nội dung cuốn sách giúp nghiên cứu sinh xử lý, trình bày vấn đề đào tạo bồi dưỡng giảng viên đại học trong nội dung luận án của mình. Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả [85] của tác giả James H. Stonge (2011). Trọng tâm nội dung cuốn sách này là người giáo viên. Nội dung được trình bày trong bối cảnh của một con người - người giáo viên - để đối lập với quan điểm coi các kĩ năng dạy học như những quá trình tách rời nhau. Tác giả cho rằng, người giáo viên có hiệu quả là tổng hòa các tính cách của người giáo viên như một cá nhân bình thường và bàn tới quá trình đào tạo giáo viên, cách quản lý lớp học, cách giáo viên soạn bài, dạy và theo dõi sự
- 16 tiến bộ của học sinh [85, tr.276]. Tác giả sách còn còn nêu ra một số quan niệm khác nhau về người giáo viên có hiệu quả như: Một vài nhà nghiên cứu định nghĩa sự hiệu quả của giáo viên dựa trên thành tích của học sinh. Một số người khác lại dựa trên kết quả đánh giá của các nhà chuyên môn. Thậm chí những người khác đánh giá sự hiệu quả dựa trên các lời nhận xét của học sinh, các nhà quản lý và tất cả các người khác có liên quan. Tác giả đã nêu ra các điều kiện tiên quyết để giảng dạy có hiệu quả gồm: Năng lực ngôn ngữ và giảng dạy hiệu quả, chương trình về giáo dục và giảng dạy hiệu quả, chứng chỉ hành nghề của giáo viên và giảng dạy hiệu quả, kiến thức chuyên môn và giảng dạy hiệu quả, kinh nghiệm giảng dạy và sự hiệu quả của giáo viên. Sách tham khảo Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi [71] của tác giả Giselle O. Martin-Kniep (2013). Tác giả Giselle O. Martin-Kniep cho rằng: “Người giáo viên có hiệu quả là tổng hòa của các tính cách của người giáo viên như là một cá nhân bình trường, quá trình đào tạo giáo viên, cách quản lý lớp học và cách giáo viên soạn bài, dạy và theo dõi sự tiến bộ của học sinh bao gồm cả những học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu và những học sinh có nguy cơ (những học sinh yếu kém)” [71, tr.7]. Sách nêu ra tám đổi mới đó là: 1) Sức mạnh của những câu hỏi cốt lõi, 2) Tích hợp chương trình với vai trò làm công cụ để đạt sự kết dính, 3) Thiết kế chương trình và phương pháp đánh giá theo chuẩn, 4) Đánh giá sát với thực tế đời sống, 5) Sử dụng hướng dẫn chấm điểm để hỗ trợ hoạt động học, 6) Túi hồ sơ bài làm quá trình học tập của học sinh, 7) Chiêm nghiệm, 8) Nghiên cứu cải tiến: hỏi đáp về cách làm. Tác giả cho rằng, tám đổi mới đã trình bày đều liên quan tới đức tin hơn là thủ thuật. “Trong những đức tin này có những đức tin liên quan tới chính bản thân giáo viên và có những giáo viên đức tin liên quan tới chính bản thân giáo viên và có những đức tin liên quan tới công việc của họ. Ví dụ đức tin cho rằng giáo viên phải là người chịu trách nhiệm về thiết kế chứ không đơn thuần là thực hiện chương trình. Đức tin quan trọng nhất liên quan tới công việc của giáo viên là cần quan tâm tới việc học hành của người học chứ không phải là nội dung giảng dạy” [80, tr.154].
- 17 Hai tác giả Davit Jerner Martin và Kimbery S.Loomis Đại học Bang Kennesaw, Thái Lan (2014) với sách Xây dựng đội ngũ nhà giáo [28]. Các tác giả đã luận bàn mối quan hệ giữa năng lực của chính người giáo viên và khả năng giảng dạy của họ mà các tác giả gọi là giảng dạy xuất sắc. Năng lực giảng dạy xuất sắc gồm 2 thành phần: Đặc điểm tính cách, kỹ năng giảng dạy và đã tổng quan kết quả nghiên cứu để nêu ra phẩm chất của nhà giáo gồm “Trí tuệ và khả năng ngôn ngữ; kiến thức vững chắc về nội dung giảng dạy; kiến thức sư phạm về nội dung môn học vững chắc; hiểu rõ về đối tượng để điều tiết cũng như hỗ trợ các nhu cầu đặc biệt về học tập và ngôn ngữ; khả năng thích ứng với môi trường học tập và giảng dạy để đáp ứng nhu cầu của người học” [28, tr.12]. Ở phần 5 cuốn sách này dành chương 14 bàn về vấn đề cải cách giáo dục trong đó bàn sâu vấn đề cải cách công tác đào tạo giáo viên. Các tác giả bàn sâu vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và nhấn mạnh “Đào tạo giáo viên là nhiệm vụ trọng yếu trong cải cách giáo dục. Đương nhiên, việc cải cách chương trình, phương pháp giảng dạy và đánh giá sẽ tác động đến cách thức đào tạo giáo viên tương lai trước khi bước vào nghề” [28, tr.430]. Các tác giả cho rằng việc cải cách đào tạo giáo viên cần tập trung vào các lĩnh vực cơ bản sau: Kiến thức về nội dung môn học, kiến thức về kỹ năng sư phạm, phương pháp đào tạo giáo viên, chương trình hướng dẫn giáo viên mới. Nhưng nội dung cuốn sách chưa bàn gì tới những kế hoạch, quy hoạch, biện pháp phát triển ĐNGV và đây cũng là những vấn đề gợi ý để nghiên cứu sinh sẽ bàn luận trong luận án của mình. 1.1.1.2. Các tác giả trong nước Sách Vấn đề giáo viên những nghiên cứu lý luận và thực tiễn [51] của tác giả Trần Bá Hoành (2010). Công trình nghiên cứu này đã trình bày sự thay đổi chức năng người giáo viên trước yêu cầu đổi mới giáo dục đó là các vấn đề: Ngày nay công nghệ thông tin phát triển nhanh, tạo nên phương pháp, phương tiện giao lưu mới; nhà trường không còn là nơi duy nhất đem đến cho
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tiến sĩ: Phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020
161 p | 330 | 92
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ
0 p | 265 | 83
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay
239 p | 174 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 270 | 28
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên
219 p | 62 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
0 p | 111 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
206 p | 36 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của nông hộ miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế
165 p | 61 | 11
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
212 p | 97 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
206 p | 35 | 9
-
Bản thông tin tóm tắt về những kết luận mới của luận án tiến sĩ: Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
1 p | 122 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Phát triển chiến lược Marketing của các chuỗi siêu thị bán lẻ Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội
26 p | 77 | 7
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ trình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập
227 p | 94 | 6
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam
198 p | 32 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
35 p | 27 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định
27 p | 79 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay
24 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn