Luận án Tiến sĩ: Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam
lượt xem 6
download
Luận án luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về lĩnh vực này; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thanh Tuấn
- 2 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11 1.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài 11 1.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 17 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án luận án tiếp tục giải quyết 30 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ QUỐC GIA 33 2.1. Những vấn đề chung về công nghệ, công nghệ cao, thị trường công nghệ và thị trường công nghệ cao 33 2.2. Quan niệm, nội dung và yếu tố tác động đến phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam 45 2.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường công nghệ cao của một số quốc gia và bài học với Việt Nam 60 Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG 79 NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển thị trường 79 công nghệ cao ở Việt Nam 3.2. Thành tựu, hạn chế trong phát triển thị trường công nghệ 81 cao ở Việt Nam 3.3. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam 110 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 126 4.1. Quan điểm phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam đến năm 2030 126 4.2. Giải pháp phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam đến năm 2030 134 KẾT LUẬN 169 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 172 PHỤ LỤC 182
- 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 01 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Cách mạng 4.0 02 Chuyển giao công nghệ CGCN 03 Công nghệ cao CNC 04 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 05 Hội nhập kinh tế quốc tế HNKTQT 06 Khoa học và công nghệ KHCN 07 Kinh tế thị trường KTTT 08 Kinh tế - xã hội KT-XH 09 Nghiên cứu và phát triển R&D 10 Sở hữu công nghiệp SHCN 11 Sở hữu trí tuệ SHTT 12 Thị trường công nghệ TTCN 13 Thị trường công nghệ cao TTCNC
- 4 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 3.1 Số lượng văn bằng bảo hộ của Việt nam được cấp giai đoạn 2011 - 2019 82 Bảng 3.2 Số lượng văn bằng bảo hộ của người nước ngoài được cấp giai đoạn 2011 - 2019 82 Bảng 3.3 Tổ chức đăng ký hoạt động KHCN 89 Bảng 3.4 Tổ chức R&D chia theo quy mô nhân lực 90 Bảng 3.5 Tổ chức R&D theo lĩnh vực CNC 90 Bảng 3.6 Số bài báo KHCN công bố trong nước 91 Bảng 3.7 Số bài báo KHCN công bố quốc tế giai đoạn 2014 - 2019 92 Bảng 3.8 Nhân lực R&D qua các năm (người) 93 Bảng 3.9 Cán bộ nghiên cứu chia theo trình độ 94 Bảng 3.10 Tổng chi quốc gia cho R&D 97 Bảng 3.11 Cơ sở dữ liệu tích hợp thông tin KHCN 103 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 2.1 Tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ có độ tập trung CNC và trung bình cao 72 Hình 3.1 Công bố quốc tế của Việt Nam 92 Hình 3.2 Tổng số nhân lực R&D qua các năm 93 Hình 3.3 Nguồn cung công nghệ quan trọng theo lãnh thổ 105 Hình 3.4 Số lượng sáng chế của Việt Nam giai đoạn 2015-2019 105
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Công nghệ cao (CNC) được coi là hàng hóa đặc biệt trên TTCN và để phát triển TTCNC tất yếu phải chú trọng phát triển loại hàng hóa đặc biệt này. Xét về bản chất, công nghệ là yếu tố cốt lõi quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và ở cấp độ quốc gia, công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH thông qua việc sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực hiện có. Xét về bản chất của thị trường thì TTCNC không chỉ là loại thị trường đặc biệt mà còn là một trong những yếu tố cơ bản quyết định tiềm lực KHCN của mỗi quốc gia. Việc phát triển TTCNC luôn gắn với việc thực thi pháp luật về SHTT nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cũng như khuyến khích sự sáng tạo KHCN. Khi đánh giá tiềm lực KHCN của một quốc gia, người ta có thể nhìn nhận thông qua việc tạo lập và vận hành có hiệu quả hay không các hoạt động của thị trường KHCN nói chung và TTCNC nói riêng như: Kết quả của việc tổ chức nghiên cứu, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, mức độ giao dịch mua - bán, CGCN trên thị trường và các yếu tố tạo lập TTCN có tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sự phát triển KT-XH. Trước yêu cầu thực tiễn đang đặt ra, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng của phát triển công nghệ, nhất là CNC, coi đó là nền tảng và nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp CNH, HĐH và HNKTQT của đất nước. Điều này được thể hiện trong Luật Công nghệ cao năm 2008; Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và Chiến lược Phát triển Khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Đại hội XII của Đảng tiếp tục chủ trương phát triển mạnh mẽ KHCN nhằm “Làm cho khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế…”[40, tr.119-120]. Từ vai trò quan trọng của CNC đối với phát triển kinh tế - xã hội do đó vấn đề phát triển TTCNC được xác định là một trong những nội dung trọng tâm của chiến lược phát triển KHCN đến năm 2020.
- 6 Trên thực tế, cùng với quá trình phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, TTCNC ở Việt Nam tuy mới hình thành, phát triển nhưng bước đầu hoạt động khá hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển của thị trường KHCN Việt Nam. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển KT-XH trong bối cảnh cách mạng 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, trong khi trình độ phát triển của KHCN Việt Nam còn thấp, thị trường KHCN cũng như TTCNC còn nhỏ lẻ. Vì thế, Việt Nam chưa thật sự có TTCNC đầy đủ, đặc biệt là cơ chế, chính sách phát triển thị trường này còn nhiều bất cập, nhất là đối với các hoạt động triển khai, thử nghiệm, ứng dụng và sử dụng sản phẩm CNC; chưa phát triển được nhiều sản phẩm có giá trị CNC, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế; mối quan hệ cung cầu về sản phẩm CNC và dịch vụ CNC còn mất cân đối dẫn đến giá cả sản phẩm, dịch vụ CNC còn đắt so với sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới. Do vậy, việc phát triển TTCNC lại càng trở nên cần thiết, cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, với mong muốn nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, chuyên sâu TTCNC ở Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc phát triển trường này thời gian tới, tác giả lựa chọn vấn đề: Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển TTCNC ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về lĩnh vực này; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển TTCNC ở Việt Nam thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Luận giải, làm rõ cơ sở lý luận về phát triển TTCNC ở Việt Nam, trong đó tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản như: quan niệm, nội dung và yếu tố tác động đến phát triển TTCNC.
- 7 Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TTCNC của Trung Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức, Israel; trên có sở đó rút ra bài học phát triển TTCNC cho Việt Nam thời gian tới. Đánh giá thực trạng phát triển TTCNC ở Việt Nam trong đó tập trung làm rõ thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển TTCNC ở Việt Nam. Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển TTCNC ở Việt Nam thời gian tới nhằm góp phần phát triển thị trường KHCN nói chung và TTCNC nói riêng ở Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phát triển TTCNC. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Nghiên cứu, đánh giá về sự phát triển về số lượng, chất lượng nguồn cung, cầu, các tổ chức trung gian môi giới sản phẩm, dịch vụ CNC trên TTCNC. Phạm vi không gian: Ở Việt Nam. Phạm vi thời gian: Số liệu đánh giá thực trạng từ giai đoạn 2011-2019. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển thị trường KHCN nói chung, TTCN và TTCNC nói riêng. Cơ sở thực tiễn: Luận án tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực tiễn một số cơ quan, địa phương có liên quan đến đề tài; đồng thời nghiên cứu báo cáo của các bộ, ngành liên quan đến nội dung đề tài, kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học có liên quan đến nội dung luận án. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp nghiên cứu chung của luận án. Trên cơ sở đó, luận án sử dụng phương pháp đặc thù của khoa học kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng hóa khoa
- 8 học, kết hợp với các phương pháp khác như: tiếp cận hệ thống; phân tích, tổng hợp; lịch sử - lôgic; thống kê, so sánh. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng trong toàn bộ luận án với mục đích gạt bỏ những vấn đề không cơ bản, bản chất để tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản, bản chất liên quan đến phát triển TTCNC. Phương pháp này sử dụng trong việc giới hạn mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ở phần mở đầu; xây dựng quan niệm, xác định nội dung, tiêu chí đánh giá và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TTCNC ở Việt Nam ở chương 2; trong lựa chọn số liệu phân tích thực trạng phát triển TTCNC ở Việt Nam ở chương 3. Đồng thời, sử dụng trong việc đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển TTCNC ở chương 4. Theo nghiên cứu sinh, để thúc đẩy phát triển TTCNC ở Việt Nam phải quán triệt nhiều quan điểm và triển khai đồng bộ hệ thống giải pháp. Tuy nhiên, nhóm quan điểm và giải pháp mà nghiên cứu sinh đề xuất là những quan điểm và giải pháp cơ bản, bao trùm, quyết định nhất; khi được triển khai thực hiện tốt sẽ tạo bước đột phá trong phát triển TTCNC ở Việt Nam thời gian tới. Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng xuyên suốt các nội dung nghiên cứu của luận án nhằm luận giải sự phát triển TTCNC Ở Việt Nam trong mối quan hệ gắn kết các nội dung. Đồng thời nghiên cứu sự phát triển TTCNC ở Việt Nam trong quá trình xây dựng, phát triển TTCNC, gắn với các yếu tố đặc thù của thị trường này. Phương pháp nghiên cứu này cho phép kết cấu của luận án được tổ chức theo một bố cục chặt chẽ, logic. Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong các chương của luận án. Ở chương 1 phương pháp này được sử dụng để phân tích, nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; từ đó rút ra những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết. Ở chương 2, phương pháp này được sử dụng để thực hiện các thao tác xây dựng quan niệm trung tâm, phân tích nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố tác động đến phát triển TTCNC Ở Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và rút ra bài học kinh
- 9 nghiệm phát triển TTCNC cho Việt Nam. Ở chương 3, chương 4 của luận án, phương pháp này được sử dụng trong thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra; đặc biệt là chỉ rõ thành tựu, hạn chế trong phát triển TTCNC ở Việt Nam. Phương pháp lịch sử, lôgic được sử dụng chủ yếu ở chương 1, chương 2 và chương 3 nhằm nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển những vấn đề lý luận có liên quan đến luận án như: lý luận về các yếu tố cấu thành TTCNC; các yếu tố tác động, tiêu chí đánh giá sự phát triển TTCNC ở Việt Nam. Việc sử dụng phương pháp này cho phép nghiên cứu sinh phân tích, đánh giá các hoạt động phát triển TTCNC trong bối cảnh lịch sử cụ thể, gắn với yêu cầu nhiệm vụ KHCN. Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng ở cả phần lý luận và thực trạng của luận án. Trong phần lý luận, việc thống kê, so sánh cho phép nghiên cứu sinh tiếp cận được với nhiều lý thuyết khác nhau về vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra “khoảng trống” lý luận cho luận án. Trong phần thực trạng, phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng nhằm đánh giá chính xác, khách quan sự phát triển TTCNC ở Việt Nam. Với việc thống kê, so sánh số liệu cập nhật, khách quan cho phép tác giả đánh giá chính xác thành tựu, hạn chế trong phát triển TTCNC, từ đó chỉ rõ những nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng này để có quan điểm và giải pháp phù hợp. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã xây dựng các quan niệm công cụ liên quan đến công nghệ cao, thị trường khoa học công nghệ, thị trường công nghệ cao; trên cơ sở đó xây dựng quan niệm, nội dung và yếu tố tác động đến phát triển thị trường công nghệ cao; đánh giá thực trạng phát triển thị trường công nghệ cao; đồng thời đề xuất quan điểm và giải pháp sát thực, phù hợp nhằm phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển TTCNC, trên cơ sở đó luận giải, làm rõ cơ sở lý luận về phát triển TTCNC ở Việt Nam.
- 10 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu kinh tế chính trị và kinh tế học về những vấn đề liên quan đến đề tài. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: Phần mở đầu; 4 chương (11 tiết); Kết luận; Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
- 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài 1.1.1. Một số công trình khoa học về thị trường công nghệ và thị trường công nghệ cao Russell Bratt (1986), “Industrial buying in high tech market” (Mua công nghiệp trong TTCNC) [127]. Tác giả nghiên cứu hành vi mua của những người mua máy móc thiết bị phòng thí nghiệm CNC. Nghiên cứu được thực hiện với 54 tổ chức. Trên cơ sở đó phân tích quá trình mua để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nhà cung cấp trong TTCNC. Mục tiêu chính của tác giả là phân tích quy trình mua công nghiệp cho các sản phẩm CNC và xác định tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến nhà cung cấp sản phẩm CNC. Ở công trình này, tác giả chưa đề cập đến khái niệm TTCNC, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường này, mà chủ yếu tập trung phân tích quy trình mua các sản phẩm CNC và xác định tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến nhà cung cấp. Morone, Joseph G (1993), “In Winning in High-Tech Markets” (chiến thắng tại TTCNC) [121]. Theo tác giả, thành công hay thất bại trong TTCNC ít phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài mà chủ yếu phụ thuộc nhiều vào cách thức tích hợp công nghệ và chiến lược kinh doanh. Qua đó tác giả đặt câu hỏi tại sao các công ty này thành công trong khi nhiều công ty khác thất bại trong TTCNC đã bị chi phối bởi sự hiện diện của Hoa Kỳ? Phân tích của Morone tập trung chủ yếu vào quá trình quyết định của quản lý các cấp lãnh đạo. Ở công trình này tác giả tập trung làm rõ việc xây dụng các chiến lược kinh doanh và các yếu tố tác động thông qua các chính sách của chính phủ là nội dung rất quan trọng trong sự quyết định của các công ty CNC trên TTCNC. Tác giả cũng đã đề cập đến các yếu tố tác động đến sự phát triển của TTCNC, nhất là với các công ty CNC của Hoa Kỳ.
- 12 Samli A. C, Wirth G. P, Wills J. R. (1994), “High-Tech Firms Must Get More Out of Their International Sales Efforts” (Các công ty CNC phải nhận được nhiều hơn từ nỗ lực bán hàng quốc tế) [124]. Ở công trình này, các tác giả đã khái quát ba mục tiêu: Một là, khám phá một số vấn đề chính trong quản lý bán hàng CNC quốc tế; Hai là, trên cơ sở nghiên cứu vấn đề bán hàng, xây dựng mô hình quản lý bán hàng CNC quốc tế; Ba là, dựa trên nỗ lực nghiên cứu sơ bộ phương pháp bán hàng để kiểm tra mô hình và sửa đổi mô hình đó sao cho hiệu quả. Từ kết quả nghiên cứu thực tế, nhóm tác giả cho rằng, cạnh tranh quốc tế về CNC sẽ mạnh mẽ hơn. Việc thiết lập lợi thế cạnh tranh về trị trường CNC không chỉ tốt cho các công ty CNC mà còn tốt cho cả nền kinh tế quốc gia vì tiềm năng cho sản phẩm CNC rất lớn. Phát huy lợi thế cạnh tranh trong TTCNC quốc tế có liên quan chặt chẽ đến chức năng quản lý bán hàng hiệu quả. Theo các tác giả, có bảy yếu tố quan trọng của tiếp thị CNC và các ngành công nghiệp CNC sẽ định hình chức năng quản lý bán hàng CNC. Các tính năng này là: đặc điểm thị trường; cân nhắc thời gian; kiến thức của người tiêu dùng; yêu cầu kỹ năng kỹ thuật bán hàng; nhu cầu thị trường về công nghệ; nguồn lực của công ty bị giới hạn; chuyển giao tri thức quốc tế. Tất cả những yếu tố này đều có liên quan đến việc trang bị kiến thức cho nhân viên bán hàng hoặc khả năng tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực bán sản phẩm, dịch vụ CNC. Sanjit Senguptan (1998), “Some Approaches to Complementary Product Strategy ” (Một số phương pháp tiếp cận đến chiến lược sản phẩm bổ sung) [125]. Tác giả nêu rõ tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm hỗ trợ trong phát triển TTCNC. Trong đó tác giả phân tích nếu không có các sản phẩm hỗ trợ, nhiều cải tiến CNC có thể thành phế liệu. Ví dụ sự phát triển của máy tính để bàn không phải là động lực cho cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Sự đổi mới này phụ thuộc vào phát triển phần mềm xử lý văn bản, bảng tính và xuất bản trên máy tính, cũng như các thiết bị ngoại vi như máy in
- 13 laser. Phát triển sản phẩm hỗ trợ cung cấp cơ hội cho các công ty ở TTCNC. Tuy nhiên, các nhà quản lý phải cân bằng cơ hội đó với rủi ro gia tăng mà các công ty phải đối mặt trong nỗ lực phát triển sản phẩm có thể mở rộng ra ngoài phạm vi kinh doanh cốt lõi của họ. Để làm rõ nhận định này tác giả đã tập trung vào giai đoạn phân tích kinh doanh sớm của quá trình phát triển sản phẩm, đồng thời chỉ ra và xác định một số phương pháp thay thế mà các công ty sử dụng để phát triển và tiếp thị sản phẩm hỗ trợ. Nghiên cứu này xem xét lợi thế cạnh tranh trong chiến lược sản phẩm hỗ trợ, và chỉ rõ lợi thế cạnh tranh trong chiến lược sản phẩm hỗ trợ xuất phát từ hiệu ứng nhân trên doanh thu của sản phẩm chính và từ sự đổi mới của sản phẩm hỗ trợ. Ngay cả khi sản phẩm hỗ trợ có tiềm năng bán hàng thấp, sản phẩm hỗ trợ vẫn có thể cung cấp một lợi thế cạnh tranh đáng kể thông qua hiệu ứng nhân của nó trên doanh thu của sản phẩm chính. Phillip T. Meade, Luis Rabelo (2004), “The technology adoption life cycle attractor: Understanding the dynamics of high-tech markets” (Yếu tố thu hút vòng đời của việc áp dụng công nghệ: Hiểu được động lực của TTCNC) [122]. Theo các tác giả xác định, người tiêu dùng rơi vào một trong năm phân loại cơ bản: nhà sáng tạo, người dùng đầu tiên, đa số người dùng đầu, đa số người dùng sau và những người dùng chậm trễ. Mỗi loại người tiêu dùng này có một bộ nhu cầu, tiêu chí sản phẩm và phản ứng với những cải tiến mới. Do đó, cần thiết phải có thị trường khác nhau cho mỗi nhóm người tiêu dùng. Sự khác biệt giữa người tiêu dùng trong thị trường lần đầu (bao gồm các nhà sáng tạo và người dùng đầu tiên) và đa số người dùng sớm là rất lớn khiến sản phẩm thường rơi vào tình trạng giảm doanh thu và giảm thị phần. Do vậy, việc xác định được vòng đời sản phẩm và thị hiếu của người tiêu dùng là rất quan trọng, đây là một trong những yếu tố quyết định phần lớn thị phần sản phẩm, dịch vụ CNC trên TTCNC. Để thực hiện nội dung này các tác giả chỉ ra 2 phương pháp gồm: phương pháp phân tích định lượng và định tính. Phương pháp phân tích định lượng có thể hỗ trợ một tổ chức xác định rõ giai đoạn nào của vòng đời sản phẩm mà họ sử dụng. Phương pháp
- 14 này được trình bày bằng cách sử dụng một bộ quy tắc đơn giản có thể hỗ trợ các tổ chức CNC. Và, các tác giả cho rằng, phương pháp đánh giá định tính là phương tiện tin cậy nhất trong việc xác định vòng đời công nghệ. Young Roak Kim (2005), Technology Commercialization in Republic of Korea (Thương mại hóa công nghệ ở Hàn Quốc) [128]. Tác giả khẳng định, việc CGCN và thương mại hóa công nghệ có vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc; một trong những động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng là đầu tư vào các cơ sở quy mô lớn, phát triển cơ sở hạ tầng và mua công nghệ tiên tiến nhất trên thị trường thế giới. Để thực hiện tốt các nội dung này, cần thực hiện tốt các chính sách, chương trình hỗ trợ của các công ty và chính phủ về thương mại hóa công nghệ. Tác giả cho rằng để thực hiện thành công việc thương mại hóa công nghệ cần có trung tâm CGCN. Đây là đơn vị thực hiện nhiệm vụ cho hoạt động thương mại và dịch vụ CGCN cụ thể là: Thứ nhất, Dịch vụ tìm kiếm đối tác: Trung tâm có nhiệm vụ đánh giá công nghệ để bán, dự báo tính khả thi của thị trường và xu hướng của ngành, xác định những đối tượng được cấp phép hoặc đối tác tiềm năng, hỗ trợ giải quyết các vấn đề bắt nguồn từ sự khác biệt về pháp luật, về công nghệ. Thứ hai, Dịch vụ định giá công nghệ: Trung tâm là nghiên cứu khả thi về công nghệ giai đoạn đầu thông qua phân tích thị trường, kỹ thuật, kinh tế và thực hiện định giá kinh doanh công nghệ. Thứ ba, Dịch vụ mua bán và sáp nhập: Trung tâm thúc đẩy mua bán và sáp nhập liên quan đến các công ty dựa trên công nghệ và liên doanh trong phòng thí nghiệm, cung cấp dịch vụ toàn diện từ việc tìm kiếm đối tác phù hợp để ký hợp đồng. Rudi Bekkers, Arianna Martinelli (2012), “Knowledge positions in high-tech markets: Trajectories, standards, strategies and true innovators” (Vị trí tri thức trong TTCNC: Quỹ đạo, tiêu chuẩn, chiến lược và sự đổi mới thực sự) [126]. Các tác giả nhấn mạnh: Tri thức có vai trò quan trọng trong các loại thị trường, nhất là TTCN, đặc biệt là TTCNC. Do vậy, công nghệ và tri thức
- 15 có tính chất hệ thống, dựa trên sự tích hợp của nhiều đóng góp khác nhau liên quan, liên ngành. Trong cùng ngành, tiêu chuẩn cao ngày càng trở nên quan trọng, vì chúng cần thiết để đảm bảo khả năng tương tác giữa các sản phẩm và dịch vụ phức tạp tại các điểm khác nhau trong chuỗi giá trị. Công trình tập trung vào việc đo lường thực nghiệm vai trò tri thức của các công ty trong các thị trường dựa trên tiêu chuẩn CNC, trên cơ sở đó chỉ ra có thể đánh giá các vai trò tri thức là quan trọng bởi chúng được giả định là tăng cơ hội tham gia thị trường bền vững, sức mạnh thương lượng và doanh thu. Để thực hiện công trình nghiên cứu này, các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình trên W-CDMA, tiêu chuẩn thế hệ thứ ba thành công nhất cho viễn thông di động. Đây là một điểm tham chiếu quan trọng để xác định vai trò tri thức thực tế của các công ty liên quan trong hoạt động CNC. 1.1.2. Một số công trình khoa học về phát triển thị trường công nghệ và thị trường công nghệ cao Geoffrey.Moore; Paul Johnson; Tom Kippola (1994), “How high - tech Market develop” (TTCNC phát triển như thế nào) [119]. Công trình đã chỉ ra làm thế nào để phát triển TTCNC, trong đó chỉ rõ một số giải pháp quan trọng nhằm giúp cho Nhà nước cũng như các chủ thể tham gia có cách định hướng, tiếp cận thị trường bảo đảm cho TTCNC phát triển một cách mạnh mẽ và đạt hiệu quả. Bruce Buskirk, Allanc Reddy (1994), “Planning market development in high tech firms” (Lên kế hoạch phát triển thị trường trong các công ty CNC) [117]. Các tác giả xem xét chiến lược tăng trưởng thay thế cho vai trò của các công ty CNC. Sử dụng một ma trận chiến lược phát triển mở rộng, đồng thời đề xuất tỷ lệ thất bại cao giữa các công ty CNC và các sản phẩm là kết quả của sự thất bại của họ để nhận ra rằng họ không còn cạnh tranh trong TTCNC. Từ thất bại chiến lược CNC, các tác giả cho rằng TTCNC của các công ty này không phải là CNC và thất bại là kết quả tất yếu bởi chưa gắn phát triển TTCNC với nhu cầu CNC. Đây là công trình chỉ ra sự thất bại của
- 16 một số công ty CNC trong phát triển TTCNC và chỉ ra sự cần thiết trong việc nghiên cứu phát triển TTCNC theo đúng nghĩa, phù hợp với các loại sản phẩm, dịch vụ CNC được lưu thông trên TTCNC. Jonh. Sigurdon (2004), Kinh nghiệm các nước Châu Âu về phát triển thị trường khoa học - công nghệ [91]. Tác giả đã phân tích khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiến bộ của công nghệ, đồng thời đánh giá vai trò của công nghệ có ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển thị trường KHCN, trong đó có TTCNC. Bàn về vấn đề này, tác giả cho rằng thị trường vốn, lao động, công nghệ kém phát triển, sự vận hành nhịp nhàng của các thể chế pháp luật, ngành, đào tạo và công nghệ,… sẽ là những nhân tố quan trọng cần thiết cho tiến bộ công nghệ. Khi đề cập kinh nghiệm của 6 nước Châu Âu trong phát triển thị trường KHCN, tác giả tập trung làm rõ những nội dung cơ bản mà các nước trên đều phải nghiên cứu trải nghiệm và thực hiện trong thực tế đó là phát triển tốt kết cấu hạ tầng nghiên cứu; Nhà nước đẩy mạnh xây dựng các tổ chức CGCN; nghiêm túc thực hiện các chương trình hỗ trợ CGCN. JakkiJ Mohr, Sanjit Sengupta, Staley Slater (2010), “Marketing of high - technology product and innovation” (Tiếp thị sản phẩm CNC và đổi mới) [120]. Nội dung công trình đề cập đến doanh nghiệp CNC trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển TTCNC, đồng thời làm rõ những yêu cầu đặt ra trong quá trình định hướng phát triển TTCNC như: quan hệ đối tác và quan hệ khách hàng; công cụ truyền thông tiếp thị; giá cân nhắc trong TTCNC,... Đặc biệt, công trình đã làm rõ các bước xây dựng kế hoạch phát triển TTCNC. Geoffrey Moore (2011), “High tech Market development moded” (Phát triển TTCNC hiện đại) [118]. Tác giả nghiên cứu một số nội dung về phát triển TTCNC hiện đại, trong đó chủ yếu đề cập đến thuận lợi, khó khăn trong phát triển TTCNC của Hoa Kỳ. Trên cơ sở phân tích thuận lợi, khó này, tác giả làm rõ vai trò của Nhà nước trong việc khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức khác tham gia phát triển TTCNC; đồng thời kiến nghị một số chính sách thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp và các tổ chức vào phát triển TTCNC.
- 17 1.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 1.2.1. Một số công trình khoa học về thị trường khoa học công nghệ và thị trường công nghệ Nguyễn Nghĩa, Phạm Hồng Trường (2002), “Kinh nghiệm xây dựng TTCN của Trung Quốc” [80]. Bài viết khái quát sự hình thành, phát triển TTCN của Trung Quốc, đồng thời chỉ ra một số bài học kinh nghiệm mà Trung quốc đã vận dụng thành công trong phát triển thị trường này. Trong đó làm rõ vai trò của Nhà nước trong việc định hướng cho TTCN phát triển, hình thành các cơ quan có chức năng hỗ trợ cho Nhà nước định hướng, điều hành TTCN phát triển bao gồm: Ủy ban Kế hoạch; Ủy ban Khoa học; Ủy ban Kinh tế và Thương mại… Bên cạnh đó, Trung Quốc rất chú trọng trong phát triển doanh nghiệp KHCN, coi doanh nghiệp KHCN là chủ thể chính để phát triển thị trường KHCN theo hướng ưu tiên nhập khẩu công nghệ và thu hút vốn FDI vào TTCN. Đặc biệt, Trung Quốc đã thiết lập đồng bộ nền tảng cho phát triển TTCN như hệ thống cơ sở nghiên cứu KHCN, pháp luật KHCN, các tổ chức trung gian của thị trường KHCN. Hàn Ngọc Lương (2002), “Quản lý TTCN của Trung Quốc”[72]. Đây là bài viết đánh giá về phương pháp quản lý TTCN của Trung Quốc. Theo tác giả công tác quản lý TTCN là nội dung rất quan trọng giúp cho thị trường này phát triển. Do vậy, Bộ KHCN là cơ quan quản lý trực tiếp đối với TTCN và đồng thời cần tổ chức ra các cơ quan quản lý trực tiếp mà cụ thể là: (1) Trục trung tâm; (2) Trục hiệp hội TTCN Trung quốc; (3) trục hiệp hội trung tâm xúc tiến năng suất Trung Quốc. Trong đó đối với mỗi trung tâm đều có vị trí vai trò quan trọng trong việc điều hành, quản lý và phối hợp với các cơ quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương để thực hiện tốt công tác quản lý và thúc đẩy cho TTCN phát triển. Nguyễn Thị Hường (2006), “Thị trường KHCN Việt Nam: thực trạng và giải pháp” [58]. Tác giả đánh giá toàn diện sự phát triển thị trường KHCN ở Việt Nam giai đoạn 1990-2005. Trong đó phân tích cơ sở lý luận của quá
- 18 trình hình thành thị trường KHCN Việt Nam, đồng thời thông qua kinh nghiệm của Trung quốc, Hàn quốc và một số nước Châu Âu và thực trạng phát triển thị trường KHCN Việt Nam, tác giả khẳng định phát triển thị trường KHCN là tất yếu khách quan và thực sự cần thiết không chỉ đối với nền kinh tế Việt Nam mà còn cần thiết với nhiều nền kinh tế khác. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất 3 quan điểm và 5 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường KHCN, góp phần nâng cao năng lực KHCN quốc gia thời gian tới. Hoàng Xuân Long (2007), “Tăng cường quản lý TTCN ở địa phương” [69]. Theo tác giả, TTCN tồn tại ở các quy mô, tốc độ khác nhau, trong đó có quy mô cấp địa phương. Do trình độ phát triển KHCN và trình độ phát triển của các địa phương khác nhau nên TTCN phát triển không đồng đều. Vì vậy, ngoài việc chấp hành các quy định của Bộ KHCN, mỗi địa phương cần có văn bản quy phạm pháp luật quản lý TTCN riêng. Theo tác giả, hầu hết các địa phương ở Trung Quốc đều có điều lệ quản lý TTCN trên cơ sở cụ thể hóa chính sách của trung ương, đặc biệt một số địa phương đã đưa ra các chính sách thử nghiệm phát triển TTCN nhằm tạo ra sự đột phá hiệu quả hơn. Như vậy, trong công trình này tác giả đã bàn về kinh nghiệm quản lý TTCN của các địa phương ở Trung quốc. Đây là những bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam, khi đang đẩy mạnh phát triển TTCN. Nguyễn Vân Anh, Lê Vũ Toàn, Đàm Quang (2012), “Bàn về thuật ngữ thị trường khoa học, TTCN và thị trường thị KHCN” [2]. Đây là công trình các tác giả nghiên cứu nhằm thống nhất lại cách hiểu rõ ràng nhất về các khái niệm các thị trường này. Vì theo tác giả thống nhất về cách hiểu các loại thị trường này là một nội dung rất quan trọng trong việc đề ra chiến lược phát triển các loại hàng hóa có liên quan. Trên cơ sở phân tích các nội dung liên quan như làm rõ quan niệm thị trường; làm rõ quan niệm hàng hóa và các thuộc tính của hàng hóa và các quan niệm liên quan đến thị trường khoa học công nghệ, TTCN và thị trường khoa học, các tác giả khẳng định sự tồn tại của các loại thị trường này tùy thuộc vào từng hoàn cảnh sử dụng cho phù hợp.
- 19 Trần Quốc Khánh (2014), “Thị trường KHCN Việt Nam trước yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế” [61]. Theo tác giả, thị trường KHCN là một bộ phận cấu thành của thể chế KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa có vai trò then chốt trong việc tạo môi trường thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ. Trên cơ sở phân tích thực trạng thị trường KHCN Việt Nam, nhất là những tồn tại của thị trường này trong thời gian qua, tác giả đề ra 4 giải pháp phát triển thị trường KHCN thời kỳ hội nhập quốc tế. Đây là những giải pháp quan trọng cần thực hiện đồng bộ góp phần nâng cao năng lực KHCN quốc gia, phục vụ phát triển KT- XH của đất nước. Hồ Ngọc Luật (2015), “Thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ trường đại học vào các doanh nghiệp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp” [70]. Tác giả cho rằng, CGCN và thương mại hóa kết quả nghiên cứu đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý trong nước và quốc tế quan tâm. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu góp phần thúc đẩy phát triển thị trường KHCN và đẩy nhanh ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Từ đặc điểm của thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tác giả phân tích thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó chỉ ra khó khăn trong quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Đồng thời tác giả cho rằng, chính sách cần đổi mới hướng tới doanh nghiệp nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Theo tác giả, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học từ các trường đại học là nền tảng phát triển thị trường KHCN ở Trung Quốc. Vũ Trường Sơn, Lê Vũ Toàn (2015), “Định giá công nghệ và vai trò của Nhà nước trên TTCN” [92]. Các tác giả cho rằng phát triển TTCN là một trong những định hướng của hoạt động KHCN. Trong đó việc định giá công nghệ là yếu tố quan trọng để khai thác, thương mại hóa và CGCN. Việc định giá công nghệ là căn cứ quan trọng cho cả bên CGCN và bên nhận CGCN trong việc thực hiện giao dịch công nghệ thành công. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện các giao dịch này còn gặp nhiều rào cản cần tháo gỡ, nhất là
- 20 các quy định, quy chế, văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ,… còn nhiều bất cập để định giá công nghệ. Trên cơ sở đánh giá và phân tích thực trạng định giá công nghệ, tác giả cho rằng, cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động này, đồng thời đưa ra khuyến nghị để Nhà nước thực hiện tốt vai trò của mình, đó là: Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động định giá công nghệ; Xây dựng các tổ chức và đào tạo chuyên gia độc lập cho hoạt động định giá công nghệ; Xây dựng mạng lưới thông tin quốc gia về định giá công nghệ. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng góp phần đẩy mạnh phát triển TTCNC ở Việt Nam hiện nay. 1.2.2. Một số công trình khoa học về phát triển thị trường khoa học công nghệ, thị trường công nghệ và thị trường công nghệ cao ở Việt Nam Đinh Văn Ân, Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2004), Phát triển thị trường KHCN ở Việt Nam [4]. Công trình này đánh giá tổng quan về thị trường KHCN Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra nhận dạng về thị trường KHCN, kiến nghị những chính sách ưu tiên phát triển thị trường này. Ngoài ra công trình còn đề cập đến một số vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận như: Tác động của sự hình thành, phát triển thị trường KHCN; vai trò của Nhà nước trong quá trình hình thành, phát triển thị trường KHCN; vai trò của doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ với phát triển thị trường KHCN; vấn đề sở hữu trí tuệ, đầu tư mạo hiểm đối với phát triển thị trường KHCN. Nguyễn Văn Tri (2005), “Môi trường pháp lý cho việc hình thành và phát triển TTCN” [104]. Tác giả bài viết đã khái quát thuận lợi, khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển TTCN Việt Nam. Đặc biệt đã khái quát cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển thị trường này. Đây là căn cứ pháp lý cho doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển KHCN nói chung, phát triển TTCN nói riêng ở Việt Nam. Với công trình này, tác giả chủ yếu làm rõ quyền và nghĩa vụ CGCN của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp FDI, quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các tổ chức và cá nhân trong hoạt động nghiên cứu KHCN.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tiến sĩ: Phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020
161 p | 326 | 92
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay
239 p | 172 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên
219 p | 60 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 159 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
0 p | 109 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
206 p | 34 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của nông hộ miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế
165 p | 58 | 11
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
212 p | 95 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
206 p | 33 | 9
-
Bản thông tin tóm tắt về những kết luận mới của luận án tiến sĩ: Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
1 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Phát triển chiến lược Marketing của các chuỗi siêu thị bán lẻ Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội
26 p | 75 | 7
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ trình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập
227 p | 92 | 6
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay
232 p | 12 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
35 p | 27 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định
27 p | 78 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay
24 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn