intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của quần thể loài chim yến tổ trắng Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) trong điều kiện tự nhiên tại quần đảo Cù Lao Chàm, Hội An, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:156

43
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xác định vị trí phân loại và thu thập dẫn liệu về các đặc điểm hình thái ngoài của quần thể loài Chim yến tổ trắng tại quần đảo CLC. Thu thập các dẫn liệu về đặc điểm sinh sản, tập tính kiếm ăn của quần thể loài Chim yến tổ trắng tại quần đảo CLC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của quần thể loài chim yến tổ trắng Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) trong điều kiện tự nhiên tại quần đảo Cù Lao Chàm, Hội An, tỉnh Quảng Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ----------------------------- VÕ TẤN PHONG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA QUẦN THỂ LOÀI CHIM YẾN TỔ TRẮNG Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TẠI QUẦN ĐẢO CÙ LAO CHÀM, HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI – 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ----------------------------- VÕ TẤN PHONG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA QUẦN THỂ LOÀI CHIM YẾN TỔ TRẮNG Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TẠI QUẦN ĐẢO CÙ LAO CHÀM, HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 62 42 01 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Lê Đình Thủy 2. PGS.TS. Đinh Thị Phương Anh HÀ NỘI – 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các tài liệu trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn. Hà Nội, năm 2017 Tác giả luận án Võ Tấn Phong
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài luận án “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của quần thể loài chim yến tổ trắng Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) trong điều kiện tự nhiên tại quần đảo Cù Lao Chàm, Hội An, tỉnh Quảng Nam”, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, các Thầy giáo Cô giáo, cán bộ Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, trường THPT Trần Quý Cáp, địa phương nơi thực hiện đề tài, gia đình và bạn bè. Để hoàn thành luận án này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Đình Thủy, PGS.TS. Đinh Thị Phương Anh đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Đề tài cấp Viện Hàn Lâm KHCNVN (VAST 04.07/15-16), cán bộ Phòng Đào tạo Sau đại học, Phòng Bảo tàng Động vật, Phòng Hệ thống học phân tử và Di truyền bảo tồn, Phòng Côn trùng học thực nghiệm đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô giáo của trường THPT Trần Quý Cáp, Đội quản lý và khai thác yến Hội An, UBND và nhân dân xã đảo Tân Hiệp, UBND TP Hội An đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như cơ sở vật chất cho tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình đã động viên, tận tình giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần trong suốt thời gian thực hiện luận án. Hà Nội, năm 2017 Tác giả luận án Võ Tấn Phong
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................................3 3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................................4 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án .............................................................4 5. Những đóng góp mới của đề tài luận án ...........................................................................5 6. Cấu trúc của luận án ..........................................................................................................5 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................6 1.1. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Chim yến tổ trắng.................................6 1.1.1. Vị trí phân loại .....................................................................................................6 1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo ................................................................................6 1.1.3. Vùng sống và nơi làm tổ......................................................................................6 1.2. Tình hình nghiên cứu về loài Chim yến tổ trắng trên thế giới và Việt Nam ...............7 1.2.1. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái .......................................................................7 1.2.2. Nghiên cứu về phân loại, phân bố ....................................................................12 1.2.3. Nghiên cứu về thành phần hóa học tổ yến .......................................................19 1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu .................................23 1.3.1. Vị trí địa lý và địa hình ......................................................................................23 1.3.2. Tài nguyên..........................................................................................................24 1.3.3. Đặc điểm khí hậu ...............................................................................................25 1.3.4. Khu hệ thực vật, động vật..................................................................................27 1.3.5. Đặc điểm kinh tế, xã hội ....................................................................................29 Chƣơng 2: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................32 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...............................................................................32 2.2. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu .....................................................................................35 2.3. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu ...............................................................................36 2.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................37
  6. 2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm về hình thái ngoài .........................................................37 2.4.2. Phân tích DNA ..................................................................................................38 2.4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản .........................................................................41 2.4.4. Nghiên cứu tập tính kiếm ăn ............................................................................43 2.4.5. Nghiên cứu hiện trạng và tác động của các nhân tố sinh thái đến quần thể chim yến................................................................................................................................44 2.4.6. Xây dựng các giải pháp phát triển bền vững quần thể chim yến ...................45 2.4.7. Tổng hợp, xử lý số liệu .....................................................................................45 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................................46 3.1. Vị trí phân loại của quần thể loài Chim yến tổ trắng đảo CLC ..................................46 3.2. Đặc điểm hình thái ngoài của loài Chim yến tổ trắng đảo CLC ................................50 3.2.1. Chim yến non ....................................................................................................50 3.2.2. Chim yến trưởng thành.....................................................................................52 3.2.3. Đặc điểm sai khác giới tính..............................................................................52 3.2.4. Sai khác về kích thước, khối lượng chim yến một số khu vực ........................54 3.3. Đặc điểm sinh sản của quần thể loài Chim yến tổ trắng đảo CLC.............................55 3.3.1. Tập tính ghép đôi, giao hoan và giao phối......................................................55 3.3.2. Hoạt động xây tổ...............................................................................................55 3.3.3. Hoạt động đẻ trứng, ấp trứng và chăm sóc chim non ....................................64 3.3.4. Sức sinh sản của quần thể ................................................................................73 3.3.5. Tính bảo thủ nơi xây tổ.....................................................................................75 3.4. Tập tính kiếm ăn của quần thể loài Chim yến tổ trắng đảo CLC ...............................76 3.4.1. Hướng rời hang, về hang .................................................................................76 3.4.2. Thời gian rời hang, về hang .............................................................................77 3.4.3. Độ cao bắt mồi..................................................................................................78 3.4.4. Khoảng cách bay đi kiếm ăn so với hang làm tổ ............................................80 3.4.5. Số lần rời hang, về hang trong ngày ...............................................................81 3.4.6. Thành phần thức ăn..........................................................................................81 3.5. Hiện trạng bảo vệ và phát triển hang, khai thác và sử dụng tổ của loài Chim yến tổ trắng đảo CLC..................................................................................................................84
  7. 3.5.1. Bảo vệ và phát triển hang yến..........................................................................84 3.5.2. Số lần (vụ) khai thác tổ trong 1 năm ...............................................................85 3.5.3. Thời điểm khai thác tổ trong mỗi vụ ................................................................86 3.5.4. Cách thức khai thác tổ......................................................................................87 3.5.5. Sản lượng tổ ......................................................................................................87 3.5.6. Sử dụng nguồn lợi tổ yến đảo CLC .................................................................89 3.6. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến quần thể loài Chim yến tổ trắng đảo CLC ......................................................................................................................................89 3.6.1. Ảnh hưởng của cấu trúc hang..........................................................................89 3.6.2. Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh.................................................................91 3.6.3. Ảnh hưởng của các nhân tố hữu sinh ..............................................................94 3.6.4. Ảnh hưởng của con người ................................................................................97 3.7. Các giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững quần thể loài Chim yến tổ trắng đảo CLC ................................................................................................................................... 100 3.7.1. Bảo vệ nguồn lợi ............................................................................................ 101 3.7.2. Khai thác hợp lí ............................................................................................. 102 3.7.3. Phát triển nguồn lợi....................................................................................... 104 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 107 1. Kết luận ......................................................................................................................... 107 2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 108 CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LA ...... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 111 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần thức ăn của Chim yến tổ trắng Việt Nam .....................................11 Bảng 1.2. Tổng hợp thời tiết năm 2015 tại khu vực CLC .................................................26 Bảng 1.3. Nghề nghiệp cá nhân của cộng đồng dân cư xã Tân Hiệp, CLC ....................29 Bảng 2.1. Thời gian các đợt khảo sát, thu thập số liệu của đề tài ......................................32 Bảng 2.2. Thành phần PCR .................................................................................................39 Bảng 2.3. Chu trình PCR .....................................................................................................39 Bảng 2.4. Thành phần phản ứng giải trình tự .....................................................................39 Bảng 2.5. Chu trình phản ứng giải trình tự .........................................................................40 Bảng 3.1. Sự thay đổi khối lượng của chim yến non theo ngày tuổi ................................51 Bảng 3.2. Kích thước và khối lượng chim yến trưởng thành đảo CLC ............................52 Bảng 3.3. Tỉ lệ giới tính chim yến đảo CLC ......................................................................53 Bảng 3.4. Kích thước và khối lượng Chim yến tổ trắng một số khu vực .........................54 Bảng 3.5. Thời gian bắt đầu xây tổ của chim yến tại đảo CLC .........................................56 Bảng 3.6. Thời điểm xây tổ trong ngày của chim yến đảo CLC ......................................57 Bảng 3.7. Quỹ thời gian xây tổ của chim yến đảo CLC ....................................................58 Bảng 3.8. Thứ tự xây các chiều của tổ của chim yến đảo CLC ........................................59 Bảng 3.9. Mật độ tổ xây theo độ cao vách hang ................................................................60 Bảng 3.10. Mật độ tổ xây theo độ nghiêng vách hang.......................................................61 Bảng 3.11. Kích thước, khối lượng trung bình tổ chim yến đảo CLC ..............................63 Bảng 3.12. Kích thước và khối lượng trung bình tổ yến đảo một số khu vực (tổ kỳ 1)...63 Bảng 3.13. Thời gian đẻ trứng trong vụ 1 của chim yến đảo CLC ...................................64 Bảng 3.14. Thời gian đẻ trứng của chim yến ở các vùng đảo Việt Nam ..........................64 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của gió Lào và mùa mưa bão ở một số địa phương ....................65 Bảng 3.16. Thời điểm đẻ trứng trong ngày của chim yến đảo CLC .................................66 Bảng 3.17. Số trứng 1 lứa đẻ của chim yến đảo CLC........................................................66 Bảng 3.18. Thời gian ấp trứng của chim yến đảo CLC .....................................................67 Bảng 3.19. Sự sai khác về ngày nở giữa 2 quả trứng trong cùng 1 tổ...............................68 Bảng 3.20. Nhiệt độ ấp trứng của chim yến đảo CLC .......................................................70
  9. Bảng 3.21. Kích thước và khối lượng trung bình trứng chim yến đảo CLC ....................71 Bảng 3.22. Số lần mớm mồi trong ngày cho chim non của chim yến đảo CLC ..............72 Bảng 3.23. Sức sinh sản của quần thể chim yến đảo CLC (không khai thác tổ) ..............73 Bảng 3.24. Sức sinh sản của quần thể chim yến đảo CLC (có khai thác tổ) ....................74 Bảng 3.25. Trọng lượng trung bình của chim yến trưởng thành đảo CLC .......................75 Bảng 3.26. Kết quả đánh dấu và bắt lại chim yến tại hang Khô ......................................76 Bảng 3.27. Thời gian rời hang và về hang của chim yến đảo CLC ..................................78 Bảng 3.28. Tương quan giữa nhiệt độ, độ ẩm và độ cao bắt mồi của chim yến...............79 Bảng 3.29. Khoảng cách kiếm ăn của chim yến đảo CLC ................................................80 Bảng 3.30. Thành phần thức ăn của chim yến trưởng thành đảo CLC .............................82 Bảng 3.31. Sản lượng khai thác tổ chim yến một số năm tại đảo CLC ............................88 Bảng 3.32. Đặc điểm cấu trúc hang yến tại đảo CLC ........................................................90 Bảng 3.33. Nhiệt độ, độ ẩm và số tổ bị rơi, số chim yến non bị rơi khỏi tổ .....................91 Bảng 3.34. Mối tương quan giữa số lượng tổ và chim yến non bị rơi với tốc độ gió, cường độ ánh sáng và cấu trúc hang tại các hang nghiên cứu ...........................................93 Bảng 3.35. Số chim yến trưởng thành chết do bị dính nước bọt .......................................95 Bảng 3.36. Số trứng và chim non bị bỏ đi khi khai thác tổ năm 2014 tại đảo CLC.........99
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Chu kỳ sống của Chim yến tổ trắng .....................................................................8 Hình 1.2. Sơ đồ môi trường vĩ mô và hoạt động trong ngày của Chim yến tổ trắng .........9 Hình 1.3. Bản đồ phân bố của Chim yến tổ trắng (khu vực tô đen) và giới hạn các phân loài của chúng .............................................................................................................13 Hình 1.4. Xung động âm thanh của Chim yến hàng và 1 số loài khác .............................15 Hình 1.5. Bản đồ phân vùng khu bảo tồn biển CLC ..........................................................23 Hình 2.1. Bản đồ phân bố các hang yến tại quần đảo CLC ...............................................35 Hình 2.2. Sơ đồ đo kích thước cơ thể chim yến .................................................................37 Hình 2.3. Sơ đồ đo kích thước trứng chim yến ..................................................................41 Hình 2.4. Sơ đồ đo kích thước tổ chim yến ........................................................................42 Hình 2.5. Sơ đồ vị trí các trạm quan sát hoạt động kiếm ăn của chim yến tại CLC.........42 Hình 3.1. Kết quả điện di sản phẩm PCR ...........................................................................46 Hình 3.2. Một phần của kết quả đối chiếu ..........................................................................49 Hình 3.3. Cây phát sinh chủng loại ML..............................................................................50 Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện khối lượng và tăng trưởng khối lượng chim yến non............51 Hình 3.5. Tư thế xây tổ của Chim yến tổ trắng ..................................................................60 Hình 3.6. Biểu đồ về tỉ lệ số trứng 1 lứa đẻ của chim yến đảo CLC.................................67 Hình 3.7. Biểu đồ về thời gian ấp trứng của chim yến đảo CLC ......................................68 Hình 3.8. Biểu đồ về sự lệch ngày nở giữa 2 trứng trong cùng 1 tổ .................................69 Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ ấp trứng của chim yến đảo CLC ...........70 Hình 3.10. Chim yến đang ấp trứng tại hang Khô, CLC ...................................................71 Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi số lần mớm mồi trong ngày cho chim yến non ........................................................................................................................................72 Hình 3.12. Sơ đồ hướng rời hang và về hang của chim yến đảo CLC .............................77 Hình 3.13. Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa điều kiện nhiệt độ, độ ẩm với độ cao bắt mồi của chim yến ...........................................................................................................79 Hình 3.14. Biểu đồ thể hiện số lần rời và về hang của chim yến đảo CLC .....................81 Hình 3.15. Hang Mũi Dứa, đảo CLC..................................................................................85
  11. Hình 3.16. Biểu đồ thể hiện sản lượng tổ yến một số năm tại đảo CLC...........................88 Hình 3.17. Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa nhiệt độ, độ ẩm với số tổ bị rơi và chim non bị rơi khỏi tổ ........................................................................................................92 Hình 3.18. Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa cường độ ánh sáng, tốc độ gió với số tổ bị rơi và số chim non bị rơi khỏi tổ.................................................................................93
  12. CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Kí hiệu Diễn giải CLC Cù Lao Chàm ctv. Cộng tác viên et al. Và những người khác nnk Những người khác Nxb Nhà xuất bản PTN Phòng thí nghiệm STT Số thứ tự TB Trung bình TP Thành phố Ttb Nhiệt độ trung bình UBND Ủy ban nhân dân Wtb Độ ẩm trung bình PL Phụ lục
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Loài chim yến cho tổ ăn được hay còn gọi là Chim yến tổ trắng có giá trị kinh tế rất cao vì tổ của chúng được làm bằng nước bọt, được con người sử dụng như một thực phẩm bổ sung có giá trị dinh dưỡng cao. Tổ chim yến, trong dân gian được gọi là “yến sào”, là loại thực phẩm cao cấp đã được sử dụng từ triều đại nhà Đường ở Trung Quốc (năm 618), ở Indonesia từ thế kỷ 14, ở Thái Lan từ thế kỷ 17, Malaisia từ thế kỷ 19 và từ những năm 1301 ở Việt Nam [2,38]. Một số nước ven biển khu vực Nam và Đông Nam Á có sự phân bố của chim yến và nghề thu hoạch yến sào, tuy nhiên do giá trị cao của yến sào đã dẫn đến tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi từ các quần thể chim yến. Điều này đã phá hủy ngành công nghiệp khai thác yến sào ở một số nước như Ấn Độ và Srilanca. Một số nước khác thì ngành công nghiệp khai thác yến sào và quần thể chim yến bị suy thoái mạnh như Malaysia, Myanmar và Thái Lan [2,36,81]. Năm 2010, doanh thu từ thị trường tổ yến thế giới vào khoảng 6 tỉ USD, trong đó khu vực tiêu thụ tổ yến lớn nhất là Hồng Kông và các cộng đồng người Hoa ở khắp nơi trên thế giới (chiếm > 80%) [25,36]. Tại Việt Nam, Chim yến tổ trắng tập trung nhiều nhất tại các hang đảo vùng biển các tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Quảng Nam (Cù Lao Chàm - CLC) , tỉnh Bình Định, tỉnh Phú Yên và một số khu vực ven biển phía Nam. Tổng sản lượng tổ yến thô năm 2014 là hơn 10 tấn, cho doanh thu khoảng 50 triệu USD, trong đó tổ yến thu được tại các hang đảo tự nhiên khoảng 5 tấn, còn lại là tổ yến trong nhà [35,36]. So với các nước trong khu vực thì sản lượng tổ yến Việt Nam còn rất thấp trong khi tiềm năng phát triển nguồn lợi yến sào còn rất lớn. Ngoài ra, tổ yến khi được chế biến thành các thực phẩm dinh dưỡng bổ sung khác như nước giải khát, bánh kẹo…vv, thì doanh thu đem lại từ tổ yến còn lớn hơn nhiều. Chính vì vậy, vấn đề phát triển nguồn lợi yến sào ở Việt Nam một cách nhanh và bền vững đang là mối quan tâm rất lớn của các địa phương có chim yến hiện nay. Để làm được điều đó thì công tác nghiên cứu khoa học về các quần thể chim yến
  14. 2 nhằm bảo tồn và phát triển bền vững quần thể là vấn đề quan trọng hàng đầu mà những nhà quản lí nguồn lợi yến sào cần quan tâm. Chim yến tổ trắng tại Việt Nam có số lượng khoảng hơn 1 triệu cá thể, sống và làm tổ trong 237 hang đảo và hàng nghìn nhà nuôi yến trên cả nước [7,8]. Địa phương dẫn đầu về nguồn lợi tổ yến đảo Việt Nam là tỉnh Khánh Hòa, do Công ty Yến sào Khánh Hòa quản lý và khai thác tổ. Nhờ sớm triển khai các nghiên cứu khoa học về chim yến, áp dụng các cải tiến kỹ thuật như làm mái che, đập chắn sóng, di đàn đến những hang mới…vv, mà từ 40 hang yến đảo năm 1995 cho sản lượng khoảng 1 tấn tổ yến/năm, đến năm 2014 tỉnh Khánh Hòa đã có đến 169 hang yến đảo với sản lượng khoảng 3,5 tấn tổ yến/năm [6,7,8]. Tại các địa phương có chim yến đảo khác của Việt Nam, công tác bảo tồn và phát triển quần thể chưa được chú trọng nên sản lượng tổ yến thu được không ổn định như tại CLC (tỉnh Quảng Nam) hay Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Ở một số địa phương sản lượng tổ yến đã giảm mạnh như tỉnh Bình Định, tỉnh Phú Yên, thậm chí có địa phương Chim yến tổ trắng đã bỏ đi khỏi các hang đảo như ở tỉnh Quảng Bình [25,36,81]. Mặc dù giá trị dinh dưỡng của tổ yến được biết đến từ rất sớm, nhưng các nghiên cứu khoa học về chim yến và yến sào trên thế giới chưa nhiều. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về các đặc điểm sinh học, sinh thái của các quần thể chim yến tổ trắng còn rất ít, chỉ có một số nghiên cứu của Nguyễn Quang Phách tập trung trên quần thể chim yến ở một số đảo tỉnh Khánh Hòa [15,16,17,18,19,20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27]. Tại quần đảo CLC, tỉnh Quảng Nam có sự phân bố của quần thể Chim yến tổ trắng từ rất lâu đời với số lượng hàng trăm nghìn cá thể, cho sản lượng khoảng 1 tấn tổ yến/năm, đứng thứ 2 toàn quốc về sản lượng tổ yến sau tỉnh Khánh Hòa [8, 36]. Chim yến tổ trắng tại CLC sống và làm tổ tập trung trong 9 hang thuộc 3 đảo. Tại đảo hòn Khô có: hang Khô, hang Mỏ Đùng. Đảo hòn Lao có: hang Tò Vò, hang Trăn, hang Cả. Đảo hòn Tai có: hang Cạn, hang Bắt Cầu, hang Xanh Rêu, hang Kỳ Trâu. Từ sau năm 1975, nguồn lợi tổ yến tại CLC được Đội quản lý và khai thác yến Hội An trực thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Hội An (nay là
  15. 3 thành phố Hội An) quản lý và khai thác tổ. Doanh thu từ tổ yến trong những năm gần đây tại CLC luôn đạt trên 80 tỉ đồng, đây quả thật là nguồn lợi lớn và đáng được quan tâm của địa phương [36,38]. Nguồn lợi tổ yến tại CLC từ xưa đến nay được khai thác chủ yếu bằng kinh nghiệm của người dân địa phương và được truyền lại từ nhiều đời, chưa có nhiều cải tiến kỹ thuật trong việc quản lý, bảo vệ đàn chim và khai thác tổ. Công tác nghiên cứu khoa học về chim yến nhằm bảo tồn và phát triển quần thể chưa được chú trọng đầu tư nên sản lượng tổ yến trong những năm qua tăng rất chậm và không ổn định. Đặc biệt từ năm 2012 trở lại đây, sản lượng và chất lượng tổ yến tại CLC liên tục bị suy giảm, kích thước và khối lượng tổ yến ngày càng giảm, hiện tượng rơi tổ và rơi chim non khỏi tổ trong mùa sinh sản ngày càng nhiều. Đây chính là vấn đề thực tiễn đáng lo ngại, một yêu cầu bức xúc hiện nay đang được đặt ra đối với các cấp quản lý tài nguyên thiên nhiên đối với quần thể chim yến tổ trắng tại quần đảo CLC. Nhằm cung cấp các dẫn liệu khoa học, phục vụ công tác quản lý nguồn lợi yến sào mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương. Đó là vừa khai thác tổ, vừa bảo tồn và phát triển bền vững quần thể, nâng cao sản lượng và chất lượng tổ yến tại CLC trước những tác động của tự nhiên và sự khai thác của con người. Đáp ứng nhu cầu thực tiễn cấp thiết như vừa nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của quần thể loài Chim yến tổ trắng Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812) trong điều kiện tự nhiên tại quần đảo Cù Lao Chàm, Hội An, tỉnh Quảng Nam.” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định vị trí phân loại và thu thập dẫn liệu về các đặc điểm hình thái ngoài của quần thể loài Chim yến tổ trắng tại quần đảo CLC. - Thu thập các dẫn liệu về đặc điểm sinh sản, tập tính kiếm ăn của quần thể loài Chim yến tổ trắng tại quần đảo CLC. - Đánh giá về hiện trạng và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tác động đến quần thể loài Chim yến tổ trắng tại quần đảo CLC.
  16. 4 - Xây dựng các giải pháp khoa học nhằm khai thác hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi quần thể loài Chim yến tổ trắng tại quần đảo CLC. 3. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái ngoài của quần thể loài Chim yến tổ trắng ở CLC. - Đặc điểm sinh sản: ghép đôi, giao hoan, mùa vụ sinh sản, làm tổ, đẻ trứng, ấp trứng, sức sinh sản của quần thể…vv. - Tập tính kiếm ăn: thời gian, hướng bay khỏi hang trong và ngoài mùa sinh sản, vùng kiếm ăn, độ cao bắt mồi, thành phần thức ăn,…vv. - Các nhân tố sinh thái tác động đến quần thể, hiện trạng bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn lợi tổ chim yến tổ trắng ở CLC. - Các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững quần thể. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là những dẫn liệu khoa học cơ bản về một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của quần thể Chim yến tổ trắng tại quần đảo CLC, xây dựng các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển bền vững quần thể Chim yến tổ trắng tại địa phương. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm hình thái, vị trí phân loại, sinh sản, tập tính kiếm ăn, hiện trạng và các nhân tố sinh thái tác động đến quần thể Chim yến tổ trắng tại quần đảo CLC là nguồn tư liệu đáng tin cậy cung cấp cho các nhà quản lí nguồn lợi yến sào có thêm những kiến thức, hiểu biết sâu hơn về quần thể chim yến tại CLC. Trên cơ sở đó, có sự lựa chọn các giải pháp để bảo vệ đàn chim, khai thác tổ hợp lí nhằm phát triển và sử dụng bền vững quần thể chim yến ở CLC. Các kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có thể phục vụ cho nhiều địa phương khác, các tổ chức hay cá nhân có quần thể loài Chim yến tổ trắng phân
  17. 5 bố sử dụng để làm cơ sở xây dựng các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi yến sào của địa phương . 5. Những đóng góp mới của đề tài luận án - Đã mô tả một số đặc điểm hình thái ngoài của loài Chim yến tổ trắng, xác định rõ quần thể Chim yến tổ trắng ở quần đảo CLC thuộc loài Aerodramus fuciphagus (Thunberg, 1812). - Cung cấp các dẫn liệu khoa học mới về một số đặc điểm sinh học và sinh thái của quần thể Chim yến tổ trắng ở vùng nghiên cứu gồm: tập tính sinh sản, tập tính kiếm ăn và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến hoạt động sống của quần thể loài Chim yến tổ trắng tại CLC. - Xác định được các bất cập trong quản lý, khai thác nguồn lợi tổ yến, đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi quần thể Chim yến tổ trắng tại CLC trong tương lai. 6. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 118 trang đánh máy khổ A4, gồm: 44 bảng, 28 hình, được chia thành các chương mục sau: - Phần mở đầu: 5 trang (trang 1 đến trang 5). - Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: 26 trang (trang 6 đến trang 31). - Chương 2: Thời gian, địa điểm, vật liệu và phương pháp nghiên cứu: 14 trang (trang 32 đến trang 45). - Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 61 trang (trang 46 đến trang 106). - Kết luận và kiến nghị: 2 trang (trang 107 đến trang 108). - Danh mục các bài báo đã công bố có liên quan đến luận án: 2 trang (trang 109 đến trang 110). - Tài liệu tham khảo: 90 tài liệu với 38 tài liệu tiếng Việt và 52 tài liệu tiếng nước ngoài (trang 111 đến trang 118). - Phụ lục số liệu và phụ lục ảnh đi kèm.
  18. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Chim yến tổ trắng 1.1.1. Vị trí phân loại Theo Tim Penulis [86], họ yến có 4 giống (genus) gồm: giống Hyrundapus (có 3 loài), giống Apus (có 3 loài), giống Collocalia (có 14 loài) và giống Aerodramus có 3 loài: Yến tổ trắng A. fuciphagus, Yến tổ đen (Yến xiêm) A. maximus và Yến Ấn Độ A. unicolor. Theo tác giả thì Chim yến tổ trắng thuộc: Lớp Chim Aves Bộ Yến Apodiformes Họ Yến điển hình Apodidae Giống Yến nhỏ phát ra âm dội Aerodramus Loài Chim yến tổ trắng Aerodramus fuciphagus 1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo Chiều dài trung bình cơ thể Chim yến tổ trắng khoảng 12cm (10-16cm). Lông chim phân bố trên lưng màu nâu phớt đen, ở dưới bụng màu xám hoặc nâu, hông có vệt xám. Lông đuôi chỉ hơi lõm, không chẻ đuôi sâu. Màu mắt nâu tối, mỏ đen, chân đen. Tiếng hót ríu rít và cao. Có khả năng phát ra âm thanh dò đường trong hang tối (âm dội). Chim có đôi cánh khỏe, dài hẹp và uốn cong, có thể bay liên tục 40 giờ không nghỉ, tốc độ bay đạt tới 80-100 km/giờ. Chân yếu không đậu được, chỉ đu bám bằng các móng chân sắc nhọn. Trứng màu trắng dễ vỡ, thường đẻ 2 quả, kích thước trung bình (13x22)mm. Tổ làm từ nước bọt [75, 76]. Nhìn chung, rất khó phân biệt loài Yến tổ trắng với Yến tổ đen và Yến Himalaya khi chúng bay trong không trung. 1.1.3. Vùng sống và nơi làm tổ Loài Chim yến tổ trắng hay sống thành quần đàn, thích làm tổ từng cặp riêng rẽ, thích sống chỗ gần nước (sông, hồ, biển) có đồng ruộng, rừng cây thấp và ít đến các khu rừng rậm. Chim yến tổ trắng là loài chim có thể bay lượn xa và
  19. 7 cao, nhưng ít khi chúng bay xa đến các vùng có độ cao trên 1500m để kiếm mồi. Theo những điều tra ở Việt Nam thì yến tổ trắng tại Khánh Hòa có thể lên đến Lâm Đồng, Phan Rang để kiếm ăn. Bình thường chim kiếm ăn ở khoảng cách xa hang động hoặc nhà của chúng đến 50 km. Khi tìm kiếm thức ăn ở những nơi khan hiếm, chim thường bay vòng quanh tại một vị trí và là xuống rất thấp. Chim cũng kiếm mồi ở những nơi có nhiều cây cao và trong khoảng không có các côn trùng nhỏ nhưng thường bay ở độ cao dưới 30m, do khi lên cao mật độ côn trùng bay trong không khí giảm dần. Thỉnh thoảng chim bay là vào trong nước, đó là để tắm và uống nước, chúng uống nước và bắt mồi trong khi bay [26,75]. Môi trường sống thích hợp để Chim yến tổ trắng kiếm mồi là vùng có đủ thức ăn cho chim yến trong suốt cả năm, vùng mà chim có thể bắt các loại côn trùng bay suốt từ sáng sớm đến chiều tối. Đặc điểm của một vùng kiếm ăn lý tưởng là có 50% diện tích cây thấp dưới 1m như ruộng lúa, đồng cỏ...vv; 30% diện tích cây cao trên 5m như keo dậu, xà cừ, tràm, cọ, dừa...vv; và 20% mặt nước thoáng. Chim rời tổ từ lúc 5h sáng và về tổ từ lúc 16h30’ đến 19h30’ (tùy mùa) [36,76]. Nơi chim làm tổ cũng là nơi chim yến trở về để ngủ nghỉ, đu bám, xây tổ, đẻ trứng và nuôi con. Là một nơi chim có thể bay vào bay ra dễ dàng, làm tổ dễ dàng, yên tĩnh, che khuất để chim cảm thấy an toàn và ít sự đe dọa của động vật gây hại (các hang đá cheo leo ngoài đảo). Nơi đó có điều kiện nhiệt độ từ 24- 310C, ẩm độ trong phạm vi 75-95%, ánh sáng từ tối đến mờ tối (0-2lux), có đối lưu không khí, thoáng mát. Các điều kiện này là cần và đủ bảo đảm cho chim sinh sản [35,76]. 1.2. Tình hình nghiên cứu về loài Chim yến tổ trắng trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái * Trên thế giới Trong lĩnh vực này thì có rất ít các nghiên cứu và thiếu hệ thống, một số nghiên cứu về sinh học, sinh thái của chim yến như:
  20. 8 Nghiên cứu về sinh học sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của chim yến ở hang Niah, Sarawak [42]. Một số nghiên cứu đi sâu về cấu trúc tổ và đẻ trứng của các loài yến cho tổ ăn được trong giống Aerodramus và ứng dụng trong khai thác tổ yến được được sử dụng rộng rãi hiện nay là của Nugroho [75,76,77] trên các quần thể chim yến tại Indonesia. Thomassen, 2005 [88] đã đi sâu phân tích đặc điểm tiếng kêu và phân tích sự tiến hóa của hệ thống âm định vị của các loài yến trong giống Collocallini. Theo Tim Penulis, 1979 [87] thì chu kỳ sống của Chim yến tổ trắng được tóm tắt theo sơ đồ hình 1.1. Hình 1.1. Chu kỳ sống của Chim yến tổ trắng (Nguồn Tim Penulis, 1979 [87])
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2