Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của kích dục tố đến khả năng sinh sản của cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus Pallas, 1777) trong điều kiện nuôi nhốt
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài là xác định được các đặc điểm sinh học và một số chỉ tiêu sinh lí-sinh hóa máu, nước tiểu của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt; đánh giá sự thay đổi hormone sinh dục của cầy vòi hương cái và tác động của kích dục tố lên khả năng sinh sản của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt nhằm bảo tồn loài theo hướng phát triển số lượng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của kích dục tố đến khả năng sinh sản của cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus Pallas, 1777) trong điều kiện nuôi nhốt
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Thị Thu Hiền NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH DỤC TỐ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CẦY VÒI HƯƠNG (Paradoxurus hermaphroditus Pallas, 1777) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Thị Thu Hiền NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH DỤC TỐ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CẦY VÒI HƯƠNG (Paradoxurus hermaphroditus Pallas, 1777) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Mã số: 9 42 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình 2. PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình và PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Thảo. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Những trích dẫn và tài liệu tham khảo trong luận án có nguồn gốc xác thực. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 09 năm 2019 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hiền
- ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành tại Viện Sinh học Nhiệt đới, Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của Thầy Cô, các nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng nhất tới PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình và PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Thảo - những người Thầy đã tận tâm hướng dẫn khoa học, luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Ban lãnh đạo Viện Sinh học Nhiệt đới, tập thể cán bộ của Học viện và Viện đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Tỉnh Đồng Nai, Trang trại động vật hoang dã Thanh Long, Trung tâm Công nghệ chăn nuôi-Phân viện chăn nuôi Nam Bộ về sự ủng hộ cơ sở, vật chất trong việc thực hiện luận án; BS thú y Đỗ Đức Thiện đã giúp đỡ thu thập mẫu trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Trường Đại học Thủ Dầu Một, Khoa Khoa học Tự nhiên và các đồng nghiệp đã ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn Quỹ phát triển khoa học trường Đại học Thủ Dầu Một đã tài trợ kinh phí cho hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở để thực hiện luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn quan tâm, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... x MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của luận án .................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ......................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu của luận án ......................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án .............................................. 2 5. Tính mới của luận án ........................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ....................................................................................... 4 1.1. Sơ lược về cầy vòi hương ............................................................................. 4 1.1.1. Phân loại ................................................................................................ 4 1.1.2. Đặc điểm ngoại hình .............................................................................. 4 1.1.3. Tập tính và sinh sản ............................................................................... 5 1.1.4. Phân bố .................................................................................................. 5 1.1.5. Tình hình nuôi cầy vòi hương ................................................................ 5 1.2. Tình hình nghiên cứu về cầy vòi hương ............................................................ 6 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................... 6 1.2.1.1. Nghiên cứu về tập tính, phân bố và hiện trạng loài trong tự nhiên.... 6 1.2.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm giải phẫu, sinh lý-sinh hóa máu ................. 9 1.2.1.3. Nghiên cứu về tính đa dạng di truyền và phát sinh loài .................. 11 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................... 13 1.3. Tổng quan về PMSG và HCG......................................................................... 15 1.3.1. Cấu trúc, chức năng của PMSG ........................................................... 15
- iv 1.3.1.1. Nguồn gốc và cấu trúc của PMSG (eCG) ....................................... 15 1.3.1.2. Vai trò của eCG trong ngựa cái...................................................... 16 1.3.1.3. Hoạt động sinh học của eCG.......................................................... 17 1.3.1.4. Ứng dụng của PMSG ..................................................................... 17 1.3.2. Cấu trúc, chức năng của HCG .............................................................. 19 1.3.2.1. Nguồn gốc và cấu trúc của HCG.................................................... 19 1.3.2.2. Chức năng của HCG ...................................................................... 19 1.3.3. Tình hình sử dụng kích dục tố PMSG và HCG trong hỗ trợ sinh sản .... 20 1.4. Tổng quan về estrogen và progesterone .......................................................... 25 1.4.1. Cấu trúc và chức năng của estrogen .......................................................... 25 1.4.2. Cấu trúc và chức năng của progesterone .................................................... 25 1.4.3. Xác định con đường chuyển hoá và bài tiết hormone estrogen và progesterone ...................................................................................................... 26 1.4.4. Phương pháp ly trích steroid ................................................................ 27 1.4.5. Xác định động thái sinh sản dựa vào đánh giá steroid trong phân ......... 28 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 33 2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ....................................................................... 33 2.2. Chuồng trại, thức ăn, nước uống ..................................................................... 33 2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 34 2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt............................................................................................................ 34 2.3.1.1. Vật liệu .......................................................................................... 34 2.3.1.2. Chỉ tiêu khảo sát ............................................................................ 34 2.3.1.3. Phương pháp xác định khối lượng và kích thước các chiều đo ....... 35 2.3.1.4. Phương pháp nghiên cứu tốc độ sinh trưởng .................................. 35 2.3.1.5. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh sản ................................... 35 2.3.2. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí – sinh hóa máu, nước tiểu của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt ........................................................................ 36 2.3.2.1. Vật liệu .......................................................................................... 36 2.3.2.2. Chỉ tiêu khảo sát ............................................................................ 36
- v 2.3.2.3. Phương pháp thu mẫu và phân tích máu ........................................ 37 2.3.3. Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng hormone sinh dục của cầy vòi hương cái trong điều kiện nuôi nhốt .............................................................................. 38 2.3.3.1. Vật liệu .......................................................................................... 38 2.3.3.2. Chỉ tiêu khảo sát ............................................................................ 38 2.3.3.3. Phương pháp thu mẫu và chiết xuất phân……………………… 39 2.3.3.4. Phương pháp xét nghiệm hormone................................................ 40 2.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thích tố sinh dục (PMSG, hCG) đến khả năng sinh sản của cầy vòi hương cái .................................................................. 41 2.3.4.1. Vật liệu .......................................................................................... 41 2.3.4.2. Chỉ tiêu khảo sát ............................................................................ 41 2.3.4.3. Loại hormone sinh sản sử dụng ………………………………….. 42 2.3.4.4. Các công thức tiêm hormone sinh sản ............................................ 42 2.3.4.5. Bố trí thí nghiệm............................................................................ 42 2.3.4.6. Quy trình tiêm ............................................................................... 42 2.3.4.7. Phương pháp xác định sự thay đổi hormone................................... 42 2.4. Xử lí số liệu. ........................................................................................... 43 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 44 3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học ............................................................ 44 3.1.1. Đặc điểm hình thái, dinh dưỡng và một số tập tính của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt .................................................................................. 44 3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt… 46 3.1.2.1. Tăng trưởng khối lượng ................................................................. 46 3.1.2.2. Tăng trưởng chiều dài thân đầu...................................................... 47 3.1.2.3. Tăng trưởng chiều dài đuôi……………………………………… 48 3.1.2.4. Tăng trưởng vòng ngực ................................................................. 49 3.1.3. Đặc điểm sinh sản của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt……… 50 3.1.3.1. Tuổi thành thục sinh dục và biểu hiện động dục............................. 51 3.1.2.2. Hoạt động giao phối, tỉ lệ mang thai và thời gian mang thai........... 53
- vi 3.1.3.3. Số cầy sinh ra trên lứa, tỉ lệ sống sót, đặc điểm con sơ sinh và tuổi cai sữa ..................................................................................................................... 55 3.2. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí – sinh hóa máu, nước tiểu của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt ............................................................................ 58 3.2.1. Một số chỉ tiêu sinh lí máu của cầy vòi hương theo giới tính ................ 58 3.2.2. Một số chỉ tiêu sinh lí máu của cầy vòi hương theo tuổi ....................... 60 3.2.3. Các chỉ số sinh hóa máu của cầy vòi hương ......................................... 62 3.2.4. Một số chỉ tiêu sinh hóa nước tiểu của cầy vòi hương theo giới tính .... 65 3.2.5. Một số chỉ tiêu sinh hóa nước tiểu của cầy vòi hương theo tuổi............ 68 3.3. Kết quả nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng hormone sinh dục của cầy vòi hương cái trong điều kiện nuôi nhốt ................................................................................. 70 3.3.1. Sự thay đổi hàm lượng estradiol và progesterone trong phân cầy vòi hương không mang thai ................................................................................................ 70 3.3.2. Sự thay đổi hàm lượng estradiol và progesterone trong phân cầy vòi hương mang thai ........................................................................................................... 74 3.3.3. Sự thay đổi hàm lượng estradiol và progesterone trong phân cầy vòi hương mang thai giả ..................................................................................................... 77 3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kích thích tố sinh dục (PMSG, HCG) đến khả năng sinh sản của cầy vòi hương cái ...................................................................... 79 3.4.1. Sự thay đổi hàm lượng estradiol và progesterone sau khi tiêm kích dục tố .......................................................................................................................... 79 3.4.2. Thời gian xuất hiện các biểu hiện và kéo dài động dục......................... 85 3.4.3. Kết quả sử dụng các công thức hormone lên một số chỉ tiêu sinh sản ... 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 91 1. Kết luận ............................................................................................................. 91 2. Kiến nghị........................................................................................................... 92 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .......................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 94
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải tiếng Anh Diễn giải tiếng Việt ASC Ascorbic acid Axit Ascorbic ALT Alanin amino transferase Enzyme chuyển hoá Alanin ALP Alkaline phosphatase Enzym Alkaline phosphatase AST Aspartate transaminase Enzyme chuyển hoá Aspartate BUN Blood urea nitrogen Nitơ u rê trong máu CP Corpus leteum Hoàng thể CTAB Cetyltrimethyl ammonium bromide Cetyltrimethyl ammonium bromide ECG Equine chorionic Gonadotropin Gonadotropin màng đệm ở ngựa EDTA Ethylene diamine tetra acetic acid Ethylene diamine tetra acetic acid EIA Enzyme Immune Assay Xét nghiệm miễn dịch enzyme ELISA Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay Xét nghiệm miễn dịch liên kết với enzyme E2 Estradiol Estradiol FSH Follicle Stimulating Hormone Hormone kích thích nang trứng GnRH Gonadotropin-Releasing Hormone Hormone giải phóng Gonadotropin HCT Hematocrit Dung tích hồng cầu HCG Human Chorionic Gonadotropin Gonadotropin màng đệm ở người
- viii HGB Hemoglobin Hemoglobin HPLC High Performance Liquid Sắc ký lỏng hiệu năng cao Chromatography IU International Unit Đơn vị quốc tế LH Luteinizing Hormone Hormone Luteinizing MCV Mean corpuscular volume Thể tích trung bình hồng cầu MCH Mean corpuscular hemoglobin Lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu MCHC Mean corpuscular hemoglobin Nồng độ hồng cầu trung concentration bình MPV Mean platelet volume Thể tích trung bình tiểu cầu PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng chuỗi polymerase PCT Plateletcrit Dung tích bạch cầu PMSG Pregnant Mare's Serum Gonadotropin Huyết thanh ngựa chửa P4 Progesterone Progesterone PDW Platelet distribution width Độ phân bố tiểu cầu PTL Platelet Tiểu cầu RIA Radio Immuno Assay Xét nghiệm miễn dịch phóng xạ RBC Red blood cells Hồng cầu RDW Red cell distribution width Độ phân bố hồng cầu SG Specific gravity Tỷ trọng nước tiểu WBC White blood cells Bạch cầu
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo dõi các chỉ số sinh trưởng ............................ 35 Bảng 2. 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo dõi các chỉ số sinh lí - sinh hoá máu, nước tiểu .………………………………………………………………………………………. 37 Bảng 2. 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo dõi các chỉ số nội tiết estradiol và progesterone ……………………………………………………………………………………….. 38 Bảng 2. 4. Dữ liệu của 12 cá thể cầy cái được thu mẫu trong nghiên cứu ................. 39 Bảng 2. 5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tiêm kích dục tố ................................................... 42 Bảng 3. 1. Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi ... 46 Bảng 3. 2. Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân đầu của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi........................................................................................................................... 48 Bảng 3. 3. Tốc độ tăng trưởng chiều dài đuôi của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi ................................................................................................................................. 49 Bảng 3. 4. Tốc độ tăng trưởng vòng ngực của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi.... 50 Bảng 3. 5. Tuổi thành thục sinh dục của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt..... 51 Bảng 3. 6. Tỉ lệ và thời gian mang thai ở cầy vòi hương............................................ 54 Bảng 3 .7. Số cầy vòi hương con sinh ra trên lứa và tỉ lệ sống sót ............................. 55 Bảng 3. 8. Một số chỉ số sinh lí máu của cầy vòi hương theo giới tính ...................... 59 Bảng 3. 9. Các chỉ số sinh lí máu của cầy vòi hương theo nhóm tuổi ........................ 61 Bảng 3. 10. Các chỉ số sinh hoá máu của cầy vòi hương theo giới tính ...................... 63 Bảng 3. 11. Các chỉ số sinh hoá máu của cầy vòi hương theo tuổi ............................. 64 Bảng 3. 12. Các chỉ số sinh hoá nước tiểu của cầy vòi hương theo giới tính .............. 66 Bảng 3. 13. Các chỉ số sinh hoá nước tiểu của cầy vòi hương theo nhóm tuổi ........... 68 Bảng 3. 14. Phạm vi, đỉnh và chu kỳ của P4 và E2 trong thời kỳ không mang thai ở cầy vòi hương.................................................................................................................. 70 Bảng 3. 15. Sự thay đổi hàm lượng P4 và E2 ở cầy vòi hương sau thụ tinh ............... 75 Bảng 3. 16. Kết quả theo dõi hiệu quả sinh sản sau khi tiêm kích dục tố của Nhóm 187 Bảng 3. 17. Kết quả theo dõi hiệu quả sinh sản sau khi tiêm kích dục tố của Nhóm 288 Bảng 3. 18. Kết quả theo dõi hiệu quả sinh sản sau khi tiêm kích dục tố của Nhóm 389 Bảng 3. 19. Tổng hợp kết quả theo dõi hiệu quả sinh sản sau khi tiêm kích dục tố .... 90
- x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. 1. Cấu trúc tuyến tính của các gonadotropin ở động vật có vú.. .................... 16 Hình 1. 2. Cấu trúc của HCG .................................................................................... 19 Hình 1. 3. Cấu trúc hoá học của Estron, Estradiol và Estriol ..................................... 25 Hình 1. 4. Cấu trúc hoá học của progesterone ........................................................... 26 Hình 3. 1. Cầy vòi hương (P. hermaphroditus) trong điều kiện nuôi ......................... 44 Hình 3. 2. Cầy vòi hương ăn hạt cà phê ..................................................................... 45 Hình 3. 3. Cầy vòi hương ăn dưa hấu ........................................................................ 45 Hình 3. 4. Cơ quan sinh dục của cầy vòi hương đực trưởng thành ............................. 52 Hình 3. 5. Cơ quan sinh dục của cầy vòi hương cái trưởng thành .............................. 52 Hình 3. 6. Cầy vòi hương nuôi theo từng ô chuồng, xen kẽ ....................................... 53 Hình 3. 7. Cầy vòi hương được ghép đôi theo cặp đực và cái trong mùa sinh sản ...... 53 Hình 3. 8. Cầy vòi hương mẹ và cầy con 10 ngày tuổi .............................................. 57 Hình 3. 9. Cầy vòi hương sau khi cai sữa (3 tháng) ................................................... 57 Hình 3. 10. Sự thay đổi hàm lượng P4 và E2 ở cầy vòi hương không mang thai (F1) 72 Hình 3. 11. Sự thay đổi hàm lượng P4 và E2 ở cầy vòi hương không mang thai (F3) 72 Hình 3. 12. Sự thay đổi hàm lượng P4 và E2 ở cầy vòi hương không mang thai (F5) 73 Hình 3. 13. Sự thay đổi hàm lượng P4 và E2 ở cầy vòi hương không mang thai (F6) 73 Hình 3. 14. Sự thay đổi hàm lượng P4 và E2 ở cầy vòi hương không mang thai (F8) 74 Hình 3. 15. Sự thay đổi hàm lượng P4 và E2 ở cầy vòi hương không mang thai (F11) ................................................................................................................................. 74 Hình 3. 16. Sự thay đổi hàm lượng P4 và E2 ở cầy vòi hương mang thai (F2, mang thai vào 6/2017) ............................................................................................................... 76 Hình 3. 17. Sự thay đổi hàm lượng P4 và E2 ở cầy vòi hương mang thai (F4, mang thai vào 4/2017) ............................................................................................................... 76 Hình 3. 18. Sự thay đổi hàm lượng P4 và E2 ở cầy vòi hương mang thai (F7, mang thai 2 lần vào 4/2017 và 1/2018) ...................................................................................... 77 Hình 3. 19. Sự thay đổi hàm lượng P4 và E2 ở cầy vòi hương mang thai (F9, mang thai vào 2/2017) ............................................................................................................... 77
- xi Hình 3. 20. Sự thay đổi hàm lượng P4 và E2 ở cầy vòi hương mang thai giả (presumed pseudopregnancy – F10) ........................................................................................... 78 Hình 3. 21. Sự thay đổi hàm lượng P4 và E2 ở cầy vòi hương mang thai giả (presumed pseudopregnancy – F12) ........................................................................................... 79 Hình 3. 22. Sự thay đổi hàm lượng Estradiol ở cầy vòi hương Nhóm 1 sau khi tiêm kích dục tố ........................................................................................................................ 82 Hình 3. 23. Sự thay đổi hàm lượng Progesterone ở cầy vòi hương Nhóm 1 sau khi tiêm kích dục tố ................................................................................................................ 83 Hình 3. 24. Sự thay đổi hàm lượng Estradiol ở cầy vòi hương Nhóm 2 sau khi tiêm kích dục tố ........................................................................................................................ 83 Hình 3. 25. Sự thay đổi hàm lượng Progesterone ở cầy vòi hương Nhóm 2 sau khi tiêm kích dục tố ................................................................................................................ 84 Hình 3. 26. Sự thay đổi hàm lượng Estradiol ở cầy vòi hương Nhóm 3 sau khi tiêm kích dục tố ........................................................................................................................ 84 Hình 3. 27. Sự thay đổi hàm lượng Progesterone ở cầy vòi hương Nhóm 3 sau khi tiêm kích dục tố ................................................................................................................ 85 Hình 3. 28. Thời gian xuất hiện và thời gian kéo dài động dục sau khi tiêm kích dục tố ................................................................................................................................. 86
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Cầy vòi hương -Paradoxurus hermaphroditus (Pallas, 1777) thuộc họ Cầy (Viverridae), bộ ăn thịt (Carnivora). Loài thú này phân bố ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia [1]; Nepal, Singapore [2], Sri Lanka, Việt Nam và phân bố rải rác ở một số nơi khác trên thế giới [3]. Đây là loài thú ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại quả, và có vai trò quan trọng trong phát tán hạt giống trong rừng [4, 5, 6]. Ở Việt Nam, cầy vòi hương phân bố rộng trên toàn quốc [7]. Cầy vòi hương là loài thú quý hiếm trong nhóm IIB, được ưu tiên bảo vệ và thực thi công ước về buôn bán quốc tế động, thực vật hoang dã nguy cấp. Việc săn bắt và sử dụng cầy vòi hương với nhiều mục đích khác nhau như lấy thịt, da, lông, hương liệu; sử dụng trong sản xuất “cà phê chồn”; mặt khác, sinh cảnh bị mất hoặc phân mảnh đang làm cạn kiệt loài này trong tự nhiên [2, 8]. Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen là một trong những giải pháp khẩn cấp, thường xuyên và lâu dài [9]. Để bảo tồn bền vững nguồn gen giống vật nuôi, việc khai thác và phát triển nguồn gen là giải pháp hữu hiệu [10]. Hiện nay, ở Việt Nam đã gây nuôi cầy vòi hương nhằm phát triển kinh tế và góp phần giữ gìn sự đa dạng sinh học [11]. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về các đặc điểm sinh học của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi, làm cơ sở khoa học cho quá trình thuần hoá, hoàn thiện quy trình kĩ thuật nhân nuôi hiệu quả, góp phần bảo tồn bền vững loài. Trong công tác quản lí con giống, việc tăng năng suất sinh sản của chúng rất cần được chú ý. Sự kết hợp PMSG và HCG với liều lượng hợp lí đã gây bài noãn, kích thích sinh sản hiệu quả trên nhiều đối tượng: chuột [12, 13], lợn [14], bò [15]. Ở Việt Nam, có các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của hormone sinh dục đến khả năng sinh sản của bò, lợn [16, 17, 18, 19]. Kết quả nghiên cứu bước đầu về tác động của PMSG và HCG trên thú hoang dã cho thấy tăng hiệu quả sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt [20, 21]. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của kích dục tố lên khả năng sinh sản của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt là có cơ sở và rất cần thiết; nhằm cải thiện thành
- 2 tích sinh sản, nâng cao hiệu quả chăn nuôi để vừa khai thác, vừa bảo tồn ngoại vi (ex- situ conservation) loài động vật hoang dã quý hiếm này. Từ những lí do cấp thiết trên, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của kích dục tố đến khả năng sinh sản của cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus Pallas, 1777) trong điều kiện nuôi nhốt” được thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án - Xác định được các đặc điểm sinh học và một số chỉ tiêu sinh lí-sinh hóa máu, nước tiểu của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt. - Đánh giá sự thay đổi hormone sinh dục của cầy vòi hương cái và tác động của kích dục tố lên khả năng sinh sản của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt nhằm bảo tồn loài theo hướng phát triển số lượng. 3. Nội dung nghiên cứu của luận án - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học (hình thái, dinh dưỡng, tập tính, sinh trưởng, sinh sản) của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt. - Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí – sinh hóa máu, nước tiểu của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt. - Nghiên cứu sự thay đổi hormone sinh dục của của cầy vòi hương cái trong điều kiện nuôi nhốt. - Nghiên cứu hiệu quả tác động của kích thích tố sinh dục (PMSG, HCG) đến sự sinh sản của cầy vòi hương cái. 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án 4.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi thú hoang dã, đặc biệt là cầy vòi hương. - Tạo tiền đề cho các nghiên cứu tương tự trên các loài động vật hoang dã khác trong điều kiện nuôi. - Cơ sở khoa học cho việc ứng dụng công nghệ sinh học trên thú hoang dã. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- 3 - Đề tài góp phần vào sự bảo tồn đa dạng sinh học (giá trị về kinh tế và giá trị tài nguyên môi trường), bảo tồn và phát triển nguồn gen cầy vòi hương tại Việt Nam. - Làm phong phú thêm một vật nuôi mới phục vụ phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần vào sự phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững ở nước ta. - Góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân nuôi, tăng thành tích sinh sản của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt. - Cung cấp dữ liệu tư vấn quan trọng giúp tăng hiệu quả bảo tồn, lưu giữ và khai khác bền vững cầy vòi hương- một nguồn tài nguyên quý giá. 5. Tính mới của luận án - Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm sinh học (ngoại hình, dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản, sinh lý- sinh hoá máu và nước tiểu) của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt ở Việt Nam. - Là công trình nghiên cứu đầu tiên đánh giá về sự thay đổi các chỉ số nội tiết sinh dục của cầy vòi hương bằng phương pháp không xâm lấn nhằm xác định thời kì động dục và ảnh hưởng của kích dục tố lên khả năng sinh sản của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt.
- 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Sơ lược về cầy vòi hương 1.1.1. Phân loại Vị trí phân loại của Cầy vòi hương trong hệ thống phân loại động vật [3, 7]: Ngành: Động vật có dây sống (Chordata) Lớp: Thú (Mammalia) Bộ: Ăn thịt (Carnivora) Họ: Cầy (Viverridae) Giống: Paradoxurus Loài: Paradoxurus hermaphroditus Pallas, 1777 Tên đồng nghĩa (Symnonyms): Paradoxurus lignicolor Miller, 1903; Paradoxurus musangus Raffles, 1821; Paradoxurus philippinensis Jourdan, 1837; Viverra hermaphrodita Pallas, 1777 [3], Paradoxurus cochinesis Schwarz, 1911 [7]. Tên thường gọi (Common names): Common Palm Civet, Mentawai Palm Civet. Tên tiếng Việt: cầy vòi hương, cầy vòi đốm [7]. 1.1.2. Đặc điểm ngoại hình Cầy vòi hương trưởng thành nặng khoảng từ 2 đến 5 kg. Chiều dài thân khoảng từ 480 đến 700 mm, đuôi dài từ 400 đến 660 mm. Khuôn mặt dài nhọn đặc trưng của họ cầy. Các gờ mấu ở xương sọ khá phát triển. Mấu sau mắt dài. Xương trán tương đối bằng. Eo sau mắt thắt nhỏ (nhỏ hơn gian mắt). Mấu bên xương chẩm dính với mặt sau bầu nhĩ tạo thành đế khá lớn. Răng nhỏ thấp, gờ nhai tù. Răng trước hàm số 1 rất nhỏ, có thể mất. Đế bàn chân lớn, đế bàn chân sau có thùy kéo dài để bám lúc leo trèo. Khác với cầy hương, tuyến xạ của con đực nằm ngay trước tinh hoàn, lộ ra ngoài; tuyến xạ của cầy vòi hương nằm sâu phía trong mông, phân bố hai bên hậu môn mà không lộ ra ngoài [7, 11]. Cả cầy đực và cái của loài này đều có mùi hương đáy chậu dưới đuôi của chúng. Tuyến này nằm trong một túi dưới da bụng, được sử dụng để phun trong phòng vệ, đánh dấu lãnh thổ và giao tiếp với những cá thể khác của loài [3, 7].
- 5 1.1.3. Tập tính và sinh sản Cầy vòi hương chủ yếu sống ở rừng, thường đi đơn. Sinh hoạt kiếm ăn đêm, ngày ngủ. Vào mùa khan hiếm thức ăn, cầy vòi hương cũng có thể kiếm ăn vào ban ngày. Cầy vòi hương là loài ăn tạp, thức ăn tự nhiên bao gồm cả thực vật (thành phần thức ăn chủ yếu gồm các loại quả chín kỹ, nhằn vỏ, nuốt hạt) lẫn động vật (gồm côn trùng, cua, ốc) chiếm tỷ lệ ít, tuy nhiên loài này thường ăn thực vật nhiều hơn động vật [4, 7]. Cầy vòi hương sinh sản quanh năm và thường tập trung vào các thời điểm tháng 4, 5, 6 và tháng 10, 11, 12. Mỗi lứa 2 - 4 con [3, 7, 11, 22]. 1.1.4. Phân bố Cầy vòi hương phân bố ở các khu vực như Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Bhutan, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Brunei, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và các quần đảo Sumatra, Java, Kalimantan, Bawean và Siberut của Indonesia. Chúng được du nhập đến Irian Jaya, quần đảo Sunda, Maluku, Sulawesi và Nhật Bản. Riêng ở Việt Nam, loài này phân bố rộng trên toàn quốc, kể cả ở Côn Đảo, Phú Quốc [3, 7]. Cầy vòi hương thường sinh sống ở các khu rừng nguyên sinh, kể cả rừng thứ sinh nhưng với mật độ thấp. Loài thú này cũng được tìm thấy tại các khu vườn ở ngoại ô, nơi có nhiều trái cây chín. 1.1.5. Tình hình nuôi cầy vòi hương Cầy vòi hương được nuôi ở Ấn Độ, Sri Lanka, Mianmar, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Lào và Campuchia. Việc nuôi cầy vòi hương sản xuất cà phê chồn hiện nay được thực hiện nhiều tại Indonesia với thương hiệu nổi tiếng Kopi Luwak [23]. Ở Việt Nam, việc nuôi cầy vòi hương để sản xuất cà phê chồn được thực hiện ở một số tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn: Đắk Lắk, Lâm Đồng. Trong đó Đắk Lắk là tỉnh có nhiều cơ sở nuôi cầy vòi hương để sản xuất cà phê chồn có quy mô lớn nhất cả nước. Nhiều địa phương nuôi chủ yếu để cung cấp giống và thịt như Bắc Giang, Nam Định, Hà Nội, Thanh Hóa, Trà Vinh, Đắk Lắk, Long An, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh [11].
- 6 1.2. Tình hình nghiên cứu về cầy vòi hương 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.2.1.1. Nghiên cứu về tập tính, phân bố và hiện trạng loài trong tự nhiên Cầy vòi hương (P. hermaphroditus) đã được nghiên cứu ở Vườn Quốc gia Chitwan Royal- Nepal, nhằm xác định hoạt động hàng ngày và thay đổi tập tính dinh dưỡng theo mùa. Năm cá thể trưởng thành (hai cái và ba đực) được bắt và gắn với thiết bị để theo dõi. Mỗi con được theo dõi trong 12 tháng liên tiếp cả đêm lẫn ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy, loài thú này hoạt động ban đêm nhiều hơn ban ngày. Trong 193 dạ dày cầy vòi hương được thu thập, có 84,5% dạ dày tìm thấy có hạt của các loại trái cây. Vào tháng tư, khi không có quả chín, cầy thay đổi chế độ ăn từ trái cây sang ăn các loài động vật không xương sống và động vật có xương sống kích thước nhỏ. Cầy vòi hương cũng được cho là ăn mật hoa và nhựa từ thân của cây Vallaris solanacea. Tập tính ăn động vật và hoạt động chủ yếu về đêm cho thấy cầy vòi hương rất dễ bị ăn thịt bởi các loài động vật ăn thịt cỡ lớn [4]. Cầy vòi hương có khả năng ăn hạt cà phê tuy nhiên không thể tiêu hóa được hoàn toàn quả cà phê, nó chỉ tiêu hóa được phần thịt quả cà phê, rồi thải ra ngoài phần hạt cứng không tiêu hóa được. Những hạt này có hương rất khác biệt và hiếm có nên được chế biến thành một loại cà phê cao cấp và được gọi là “cà phê chồn” [1, 4]. Một báo cáo của viện nghiên cứu ở Triều Tiên vào năm 1997, về thói quen ăn uống của cầy vòi hương, đã liệt kê các loại thức ăn mà loài sử dụng bao gồm: nhóm động vật hữu nhũ nhỏ, các loài thuộc lớp chim, bò sát, lưỡng cư, cá, giáp xác, côn trùng, giun đất và hoa quả. Trong đó, 4 nhóm thức ăn chính của cầy vòi hương là côn trùng, giun đất, hoa quả, và loài hữu nhũ [24]. Cầy vòi hương có lối sống đơn lẻ, trừ một thời gian ngắn vào mùa giao phối. Chúng sống trên cạn và trên cây, hoạt động mạnh về đêm vào giữa buổi tối muộn đến sau nửa đêm [5]. Nakabayashi et al. (2012) đã tiến hành nghiên cứu các tương tác xã hội giữa cầy vòi hương đực, giữa cầy đực và cái. Các quan sát được hỗ trợ bởi ống nhòm và đèn pha có bộ lọc màu để đảm bảo ánh sáng không chiếu trực tiếp vào động vật theo dõi. Chiều cao của cây và các vị trí của động vật theo dõi được đo bằng máy đo khoảng cách laser. Giới tính được xác định bằng cách quan sát bộ phận sinh dục
- 7 ngoài. Thông tin từ kết quả quan sát cho thấy rằng hoạt động kiếm ăn chung ở cầy vòi hương ít phổ biến [25]. Cầy vòi hương đánh dấu mùi và phản ứng khứu giác qua các chất tiết khác nhau của tuyến đáy chậu, nước tiểu và phân. Sáu hình thức của hành vi đánh dấu mùi hương đã được mô tả. Các hoạt động và tỷ lệ hình thức của hành vi đánh dấu khác nhau ở con đực và con cái. Hành vi đánh dấu bằng cách kéo các tuyến đáy chậu và để lại chất tiết trên bề mặt là phổ biến nhất được quan sát ở cả hai giới. Các phản ứng khứu giác cũng thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào giới tính và loại chất bài tiết [26]. Spaan et al. (2014) đã đặt camera quan sát để nghiên cứu theo dõi về sự phân bố và tập tính của cầy vòi hương trong tự nhiên. Kết quả cho thấy, chúng thường xuyên di chuyển trên cây, di chuyển theo đường ống nước hay các cấu trúc nhân tạo khác nhau và đôi khi di chuyển trên mặt đất. Ngoài ra, cầy cũng sử dụng hệ thống ống thoát nước và mái nhà để ngủ. Cầy vòi hương có thể sử dụng đường ống và các con đường nhân tạo khác để di chuyển, màng giữa các ngón chân của chúng giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa mặt dưới của bàn chân với bề mặt chất nền. Hơn nữa, sự giảm thấp của trọng lực sẽ tăng cường sự an toàn của chúng khi đi bộ dọc theo các chất nền không ổn định hoặc mỏng [27]. Về tầm quan trọng của cầy vòi hương trong việc phát tán hạt, Nakashima và Sukor (2010) đã tiến hành nghiên cứu tại khu bảo tồn động vật hoang dã Tabin, trên đảo Borneo của Malaysia [6]. Các tác giả đã ước tính và dự đoán rằng khoảng cách phát tán hạt của cầy vòi hương xa hơn so với khỉ, và là một bộ phận tham gia phát tán tiềm năng các loại hạt giống có kích thước lớn trong rừng. Kết quả quan sát cho thấy, khi ăn cầy vòi hương thường nuốt hạt giống, thời gian lưu giữ hạt giống trung bình của cầy hương là 2,6 giờ. Thời gian này là lâu hơn: 75 giây so với khỉ đuôi dài và 156 giây so với khỉ đuôi lợn. Việc theo dõi các hoạt động của cầy vòi hương đã chứng minh rằng chúng đã đi vài trăm mét trong thời gian kiếm ăn. Các ước tính trung bình khoảng cách phát tán hạt là 216 m. Ở một nghiên cứu khác, Nakashima et al. (2010) cũng đã sử dụng kỹ thuật phân tử để vượt qua những khó khăn trong việc phân biệt giữa các loài qua mẫu phân của chúng [28]. Các mẫu phân thu thập đã được đưa vào túi nhựa và lưu trữ trong tủ đông ở -200C. Hạt có trong phân được sàng lọc qua lưới nylon 2 mm. Chiều dài và chiều rộng hạt được đo với thước kẹp có đơn vị đo micromet. Sau đó, hạt được
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu nuôi cấy tế bào cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) và khảo sát khả năng tích lũy một số hợp chất có hoạt tính sinh học của chúng
117 p | 302 | 83
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Tạo dòng chịu hạn và phân lập gen Cystain liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (Arachis hypogaea L.)
146 p | 202 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (Penaeus Monodon)
0 p | 222 | 38
-
Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số chỉ tiêu quang hợp và mối tương quan của chúng với năng suất cà phê vối tại Đăk Lăk
127 p | 166 | 30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu nuôi cấy tế bào cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) và khảo sát khả năng tích lũy một số hợp chất có hoạt tính sinh học của chúng
24 p | 189 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Khu hệ Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở cạn tỉnh Sơn La
222 p | 122 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến một số chỉ tiêu sinh lý, năng suất và phẩm chất của cây cải bó xôi (Spinacia oleracea L.) trồng thủy canh
164 p | 38 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng và sinh tổng hợp Cyclooligomer depsipeptide của nấm ký sinh côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Copia và Vườn quốc gia Xuân Sơn
218 p | 31 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng phân hủy hydrocarbon dầu mỏ của một số chủng vi khuẩn tía quang hợp tạo màng sinh học phân lập tại Việt Nam
134 p | 34 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng phân hủy một số thành phần hydrocarbon có trong nước thải nhiễm dầu của màng sinh học từ vi sinh vật được gắn trên vật liệu mang
129 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskål, 1775)
201 p | 33 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu xạ khuẩn sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh thực vật ở Việt Nam
174 p | 56 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La
219 p | 38 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phát triển bộ sinh phẩm multiplex realtime PCR phát hiện một số tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện và khảo sát tính kháng kháng sinh
193 p | 24 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Tạo dòng chịu hạn và phân lập gen Cystain liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (Arachis hypogaea L.)
0 p | 134 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu lên men và thu nhận polyhydroxyalkanoates từ vi khuẩn phân lập ở một số vùng đất của Việt Nam
159 p | 115 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng nấm sợi gây hại trên thấu kính ống nhòm tại Việt Nam
216 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La
27 p | 15 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn