intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần, phân bố của các loài ve sầu (Hemiptera: Cicadidae) ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:166

49
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần, phân bố của các loài ve sầu (Hemiptera: Cicadidae) ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam trình bày đánh giá sự đa dạng của họ ve sầu ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam, cung cấp mẫu vật để xây dựng bộ mẫu đạt tiêu chuẩn quốc tế, và đưa ra những thông tin về phân bố của các loài góp phần vào công việc thống kê khu hệ học các loài ve sầu họ Cicadidae ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần, phân bố của các loài ve sầu (Hemiptera: Cicadidae) ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGUYỄN THỊ HUYÊN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI VE SẦU (HEMIPTERA: CICADIDAE) Ở VÙNG ĐÔNG BẮC VÀ MỘT SỐ ĐIỂM PHỤ CẬN, VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC Hà Nội – 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ……..….***………… NGUYỄN THỊ HUYÊN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI VE SẦU (HEMIPTERA: CICADIDAE) Ở VÙNG ĐÔNG BẮC VÀ MỘT SỐ ĐIỂM PHỤ CẬN, VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC Chuyên ngành: Côn trùng học Mã sỗ: 9 42 0106 Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS. Phạm Hồng Thái 2. GS.TS. Trương Xuân Lam Hà Nội – 2022
  3. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và những kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một luận án nào. Tôi cũng xin cảm đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án NCS Nguyễn Thị Huyên
  4. 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận án Nghiên cứu sinh đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của hai Thầy hướng dẫn khoa học là PGS. TS. Phạm Hồng Thái – Bảo tàng Thiên Nhiên Việt Nam; GS. TS. Trương Xuân Lam Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Nhân dịp này Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc về hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của hai Thầy. Nghiên cứu sinh cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Lãnh đạo Học viện, Phòng Đào tạo Học viện Khoa học và Công nghệ; Ban Lãnh đạo Bảo tàng, Phòng Đào tạo Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam; Lãnh đạo Viện, Phòng đào tạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Lãnh đạo Viện, toàn bộ CBCS sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Nghiên cứu sinh cũng xin cảm ơn một số cơ quan đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu và mẫu vật để nghiên cứu, đặc biệt là Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Cảm ơn Gia đình và người thân đã là nguồn động viên, cổ vũ lớn cho Nghiên cứu sinh hoàn thành tốt công việc và Đề tài luận án này. Một lần nữa Nghiên cứu sinh xin được cảm ơn tất cả về sự giúp đỡ quý báu đó. Hà Nội, ngày tháng năm 2022. Tác giả Nguyễn Thị Huyên
  5. 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐDSH: Đa dạng sinh học KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên MNHN: Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris, Cộng hoà Pháp NHM: Bảo tàng lịch sử tự nhiên Luân Đôn, Vương quốc Anh NHRS: Bảo tàng lịch sử tự nhiên Thuỵ Điển VNMN: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam VQG: Vườn Quốc gia
  6. 4 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................... 3 MỤC LỤC ........................................................................................................ 4 DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 6 DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... 7 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 13 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 13 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................... 14 3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 14 4. Những đóng góp mới của luận án ............................................................... 14 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................... 16 1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................. 16 1.1. Nghiên cứu họ Ve sầu Cicadidae trên thế giới ........................................ 16 1.1.1. Các nghiên cứu về hệ thống và phân loại (khóa định loại, danh lục) họ ve sầu ve sầu Cicadidae trên thế giới: ............................................................. 16 1.1.2. Các nghiên cứu về phân bố của ve sầu họ Cicadidae trên thế giới:...... 23 1.2. Tình hình nghiên cứu ve sầu ở Việt Nam ................................................ 25 1.2.1. Các nghiên cứu về thành phần loài và xây dựng khóa định loại ve sầu họ Cicadidae ở Việt Nam: ............................................................................... 25 1.2.2. Các nghiên cứu về phân bố của ve sầu họ Cicadidae ở Việt Nam: ...... 35 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 39 2.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................. 39 2.2. Địa điểm nghiên cứu: ............................................................................... 39 2.3. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 39 2.3.1. Các phương pháp trong nghiên cứu thành phần loài và tính đa dạng và xây dựng khoá định loại tới phân họ, giống và loài ve sầu họ Cicadidae ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận ........................................................ 39 2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu về phân bố của ve sầu họ Cicadidae ..... 44 2.4. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................... 45
  7. 5 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 46 3.1. Thành phần loài và tính đa dạng ve sầu họ Cicadidae ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận ................................................................................... 46 3.2. Khóa định loại các loài ve sầu họ Cicadidae ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam................................................................................ 114 3.3. Phân bố của các loài ve sầu họ Cicadidae ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam................................................................................ 124 3.3.1. Phân bố theo vùng địa lý ..................................................................... 124 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 138 Kết luận: ........................................................................................................ 138 Kiến nghị: ...................................................................................................... 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 139 PHỤ LỤC: BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI VE SẦU Ở VÙNG ĐÔNG BẮC VÀ PHỤ CẬN ....................................................................... 151
  8. 6 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Số loài Ve sầu ở Việt Nam và một số nước lận cận .......................... 24 Bảng 2: Danh sách các loài ve sầu họ Cicadidae đã xác định được ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam .............................................. 111 Bảng 3: So sánh số lượng các loài ve sầu tại vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận với cả nước ....................................................................................... 114 Bảng 5: Phân bố của các loài ve sầu ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam theo vùng địa lý động vật học ............................................... 130 Bảng 6: Danh sách các loài mới chỉ bắt gặp ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, mà không ghi nhận ở các vùng khác ở Việt Nam........................... 131 Bảng 7: Phân bố theo độ cao của các loài ve sầu ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận.................................................................................................. 133 Bảng 8: Tóm tắt phân bố theo độ cao của các loài ve sầu ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận ...................................................................................... 136
  9. 7 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sơ đồ tiến hóa họ Ve sầu Cicadidae Westwood, 1840 ......................... 19 Hình 2: Tóm tắt lịch sử các hệ thống phân loại ve sầu trên thế giới .............. 20 Hình 3: Các tiểu vùng địa lý tự nhiên của miền Bắc Việt Nam...................... 38 Hình 4: Đầu, ngực và bụng ve sầu .................................................................. 42 Hình 5: Cánh trước và cánh sau của ve sầu .................................................... 42 Hình 6: Cấu trúc bộ phận sinh dục con đự ...................................................... 43 Hình 7: Sáu vùng địa lý động vật .................................................................... 44 Hình 8: Loài Platypleura hilpa Walker, 1850, con đực nhìn từ mặt lưng...... 48 Hình 9: Loài Platypleura kaempferi (Fabricius, 1794): A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng ............................................ 49 Hình 10: Loài Chremistica sueuri Pham & Constant, 2013: A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng ................................... 51 Hình 11: Loài Salvazana mirabilis Distant, 1913: cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng .................................................................................................................. 52 Hình 12: Bộ phận sinh dục con đực loài Salvazana mirabilis Distant, 1913: 53 Hình 13: Loài Cryptotympana recta (Walker, 1850): cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng .................................................................................................................. 54 Hình 14: Loài Cryptotympana atrata (Fabricius, 1775): cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng ........................................................................................................... 55 Hình 15: Loài Cryptotympana mandarina Distant, 1891: A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng ................................... 56 Hình 16: Loài Cryptotympana holsti Distant, 1904: A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng................................................ 57 Hình 17: Loài Formotosena seebohmi (Distant, 1904): cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng ...................................................................................................... 58 Hình 18: Loài Gaeana maculata (Drury, 1773): A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng ....................................................... 60 Hình 19: Loài Balinta tenebricosa (Distant, 1888): cơ thể con cái nhìn từ mặt lưng .................................................................................................................. 61
  10. 8 Hình 20: Loài Becquartina electa (Jacobi, 1902): A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng................................................ 62 Hình 21: Loài Becquartina bleuzeni Boulard, 2005: A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng................................................ 63 Hình 22: Loài Paratalainga yunnanensis Chou & Lei, 1992: A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng ............................ 64 Hình 23: Loài Terpnosia posidonia Jacobi, 1902. Con cái nhìn từ mặt lưng. 66 Hình 24: Loài Terpnosia mawi Distant, 1909: A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng ....................................................... 67 Hình 25: Loài Pomponia linearis (Walker, 1850): A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng................................................ 68 Hình 26: Bộ phận sinh dục con đực loài Pomponia linearis (Walker, 1850): A, nhìn từ mặt bên; B, nhìn từ mặt bụng. ....................................................... 69 Hình 27: Loài Pomponia piceata Distant, 1905: cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng .................................................................................................................. 70 Hình 28: Bộ phận sinh dục con đực loài Pomponia piceata Distant, 1905: A, nhìn từ mặt bên; B, nhìn từ mặt bụng. ............................................................ 70 Hình 29: Loài Pomponia backanensis Pham & Yang, 2009: A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng ................................... 71 Hình 30: Bộ phận sinh dục con đực loài Pomponia backanensis Pham & Yang, 2009: A, nhìn từ mặt bên; B, nhìn từ mặt bụng. .................................. 71 Hình 31: Loài Purana pigmentata Distant, 1905: A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng................................................ 74 Hình 32: Loài Purana parvituberculata Kos & Gogala, 2000: A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng ............................ 75 Hình 33: Bộ phận sinh dục con đực loài Purana parvituberculata Kos & Gogala, 2000: A, nhìn từ mặt bên; B, nhìn từ mặt bụng................................. 75 Hình 34: Loài Meimuna subviridissima Distant, 1913. con đực nhìn từ mặt bụng ................................................................................................................. 77 Hình 35: Loài Cochleopsaltria duffelsi Pham & Constant, 2018: A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng ............................ 79
  11. 9 Hình 36: Bộ phận sinh dục con đực loài Cochleopsaltria duffelsi Pham & Constant, 2018: A, nhìn từ mặt bên; B, nhìn từ mặt bên nghiêng; C, nhìn từ mặt bụng. ......................................................................................................... 79 Hình 37: Loài Haphsa scitula (Distant, 1888): A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng ....................................................... 81 Hình 38: Loài Haphsa karenensis Ollenbach, 1929: A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng................................................ 83 Hình 39: Bộ phận sinh dục con đực loài Haphsa karenensis Ollenbach, 1929: A, nhìn từ mặt bên; B, nhìn từ mặt bụng. ....................................................... 83 Hình 40: Loài Platylomia bocki (Distant, 1882): A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng................................................ 85 Hình 41: Loài Platylomia operculata Distant, 1913: A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng................................................ 86 Hình 42: Loài Dundubia hainanensis (Distant, 1901): A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng ........................................... 88 Hình 43: Loài Tosena melanoptera (White, 1846): A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng................................................ 89 Hình 44: Loài Tosena splendida Distant, 1878, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng .................................................................................................................. 90 Hình 45: Loài Sinotympana caobangensis Pham et al., 2019. A) Con đực nhìn từ mặt lưng; B) Con đực nhìn từ mặt bụng ..................................................... 92 Hình 46: Bộ phận sinh dục con đực loài Sinotympana caobangensis Pham et. al., 2019: A, nhìn từ mặt bên; B, nhìn từ mặt bụng. ....................................... 93 Hình 47: Loài Hyalessa maculaticollis (Motschulsky, 1866): A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng ............................ 94 Hình 48: Loài Mogannia effecta Distant, 1892, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng .................................................................................................................. 95 Hình 49: Loài Mogannia cyanea Walker, 1858, cơ thể con cái nhìn từ mặt lưng .................................................................................................................. 96 Hình 50: Loài Mogannia hebes (Walker, 1858), cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng .................................................................................................................. 97
  12. 10 Hình 51: Loài Mogannia caesar Jacobi, 1902, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng .................................................................................................................. 98 Hình 52: Loài Mogannia conica (Germar, 1830), cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng .................................................................................................................. 99 Hình 53: Loài Mogannia saucia Noualhier, 1896, cơ thể con cái nhìn từ mặt lưng ................................................................................................................ 100 Hình 54: Loài Mogannia obliqua Walker, 1858, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng ................................................................................................................ 101 Hình 55: Loài Nipponosemia guangxiensis Chou & Wang, 1993, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng ..................................................................................... 102 Hình 56: Loài Abroma reducta (Jacobi, 1902) con đực nhìn từ mặt lưng.... 103 Hình 57: Loài Hea yunnanensis Chou & Yao, 1995, cơ thể con cái nhìn từ mặt lưng ................................................................................................................ 104 Hình 58: Loài Scolopita sp.: A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng.............................................................................. 105 Hình 59: Loài Huechys beata Distant, 1892: A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng ..................................................... 106 Hình 60: Loài Huechys sanguinea (De Geer, 1773): A, cơ thể con đực nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con đực nhìn từ mặt bụng.............................................. 108 Hình 61: Loài Scieroptera splendidula (Fabricius, 1775): A, cơ thể con cái nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con cái nhìn từ mặt bụng .................................. 109 Hình 62: Loài Scieroptera formosana Schmidt, 1918: A, cơ thể con cái nhìn từ mặt lưng; B, cơ thể con cái nhìn từ mặt bụng........................................... 110 Hình 63: Phân bố của các loài thuộc giống Platypleura ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam .................................................................... 151 Hình 64: Phân bố của các loài thuộc giống Chremistica ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam .................................................................... 151 Hình 65: Phân bố của các loài thuộc giống Salvazana ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam .................................................................... 152 Hình 66: Phân bố của các loài thuộc giống Cryptotympana ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam ............................................................... 152
  13. 11 Hình 67: Phân bố của các loài thuộc giống Formotosena ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam .................................................................... 153 Hình 68: Phân bố của các loài thuộc giống Gaeana ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam ........................................................................... 153 Hình 69: Phân bố của các loài thuộc giống Balinta ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam ........................................................................... 154 Hình 70: Phân bố của các loài thuộc giống Becquartina ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam .................................................................... 154 Hình 71: Phân bố của các loài thuộc giống Paratalainga ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam .................................................................... 155 Hình 72: Phân bố của các loài thuộc giống Terpnosia ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam……………………………………………155 Hình 73: Phân bố của các loài thuộc giống Pomponia ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam .................................................................... 156 Hình 74: Phân bố của các loài thuộc giống Purana ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam ........................................................................... 156 Hình 75: Phân bố của các loài thuộc giống Inthaxara ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam .................................................................... 157 Hình 76: Phân bố của các loài thuộc giống Meimuna ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam ........................................................................... 157 Hình 77: Phân bố của các loài thuộc giống Haphsa ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam ........................................................................... 158 Hình 78: Phân bố của các loài thuộc giống Platylomia ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam .................................................................... 158 Hình 79: Phân bố của các loài thuộc giống Dundubia ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam .................................................................... 159 Hình 80: Phân bố của các loài thuộc giống Tosena ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam ........................................................................... 159 Hình 81: Phân bố của các loài thuộc giống Sinoptympana ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam ............................................................... 160 Hình 82: Phân bố của các loài thuộc giống Hyalessa ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam ........................................................................... 160
  14. 12 Hình 83: Phân bố của các loài thuộc giống Mogannia ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam .................................................................... 161 Hình 84: Phân bố của các loài thuộc giống Nipponosemia ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam ............................................................... 161 Hình 85: Phân bố của các loài thuộc giống Abroma ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam ........................................................................... 162 Hình 86: Phân bố của các loài thuộc giống Hea ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam................................................................................ 162 Hình 87: Phân bố của các loài thuộc giống Scolopita ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam ........................................................................... 163 Hình 88: Phân bố của các loài thuộc giống Huechys ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam ........................................................................... 163 Hình 89: Phân bố của các loài thuộc giống Scieroptera ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam .................................................................... 164
  15. 13 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cho đến nay, trên thế giới đã ghi nhận khoảng 3000 loài ve sầu thuộc họ Cicadidae. Chúng phân bố ở hầu hết các vùng địa lý động vật trên thế giới (tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Đông Nam Á, Châu Phi, Châu Úc và Nam Mỹ). Ở Việt Nam ghi nhận sự có mặt của cả ba phân họ Cicadinae, Cicadettinae và Tettigadinae (Pham & Yang, 2009) [1]. Trong đó phân họ có số loài lớn nhất trong họ ve sầu Cicadidae là phân họ Cicadinae. Việc nghiên cứu về khu hệ học của các loài ve sầu họ Cicadidae ở miền Bắc Việt Nam và cả nước nói chung còn ít (Pham & Yang, 2009) [1]. Tuy nhiên, số lượng loài có thể gấp nhiều lần số lượng loài đã được biết đến. Khu hệ ve sầu họ Cicadidae của Việt Nam được nhận định là rất đa dạng và phong phú hơn bất kỳ khu vực có diện tích tương đương trên thế giới. Dựa vào nhưng nghiên cứu trước đây thì khu hệ ve sầu có tính đặc hữu cao. Ve sầu có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu sinh thái. Bởi vì phần lớn thời gian của vòng đời chúng sống dưới mặt đất và gắn chặt với khu hệ thực vật trong các khu rừng nhiệt đới và chúng cũng là nguồn thức ăn cho các loài chim và động vật có xương sống ăn côn trùng khác (Moulds, 1990) [2]. Bởi vì chu kỳ vòng đời của các loài ve sầu có thể kéo dài nhiều năm, sự phát triển thành trưởng thành phụ thuộc rất nhiều vào sự nguyên vẹn của sinh cảnh rừng. Do vậy, sự đa dạng sinh học của các loài ve sầu cũng đã được chứng minh rất có giá trị như các chỉ số của sự toàn vẹn sinh cảnh rừng (Moulds, 1990) [2]. Ngoài ra, vỏ lột xác ve sầu (thuyền thoái) cũng được dùng như là một vị thuốc chữa một số bệnh (Đỗ Tất Lợi, 1977) [3]. Mức độ đặc hữu cao của chúng vô cùng có giá trị trong các nghiên cứu về lịch sử địa sinh vật học của các cảnh quan địa chất phức tạp đặc trưng của khu vực Đông Nam Á. Ở phía Bắc, sông Hồng được coi là ranh giới phân tách vùng Đông Bắc với vùng Tây Bắc. Vùng Đông Bắc là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất. Phần phía tây, được giới hạn bởi thung lũng sông Hồng và thượng nguồn sông Chảy, cao hơn, được cấu tạo bởi đá granit, đá phiến và các cao nguyên đá vôi. Địa hình đá vôi nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam phức tạp hơn so với địa hình phía Tây Bắc và gồm có nhiều dạng hơn, như dạng tháp lởm chởm, núi
  16. 14 dạng khối tròn, dạng nón, dạng lõm có nền phẳng và hang. Ở đây, hai cấu trúc địa hình đá vôi lớn, Cao Bằng và Bắc Sơn, có chiều cao 1.000m trên mực nước biển và các đỉnh của chúng cao hơn từ 100-600m so với các vùng thung lũng nằm xen kẽ và các vùng lõm phẳng. Nghiên cứu về khu hệ động vật nói chung đã được tiến hành với các nhóm như thú lớn, chim, lưỡng cư - bò sát và một số họ côn trùng. Tuy nhiên, nghiên cứu cơ bản về phân loại học, địa sinh vật học và khu hệ học các loài ve sầu họ Cicadidae ở vùng Đông Bắc Việt Nam thì chưa được tiến hành đầy đủ. Để xây dựng cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu phát sinh loài và địa sinh vật học trong tương lai, và đưa ra những thông tin khoa học nhằm góp phần vào sự nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học là cần thiết ở nước ta. Bên cạnh đó, mẫu vật của các loài Ve sầu đã ghi nhận có mặt tại Việt Nam còn thiếu, mà nhiều loài trong số đó có phân bố tại vùng Đông Bắc Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ góp phần tìm hiểu sự đa dạng của các loài này trong vùng, cung cấp mẫu vật để xây dựng bộ mẫu đạt tiêu chuẩn quốc tế. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Nghiên cứu cơ bản về phân loại học, địa sinh vật học và khu hệ học các loài ve sầu họ Cicadidae ở vùng Đông Bắc Việt Nam không chỉ cung cấp một cơ sở khoa học quan trọng cho nghiên cứu phát sinh loài và địa sinh vật học trong tương lai, đồng thời sẽ đưa ra những thông tin khoa học nhằm góp phần vào sự nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học đang diễn ra và rất cần thiết tại ở nước ta. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài nhằm đánh giá sự đa dạng của họ ve sầu ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam, cung cấp mẫu vật để xây dựng bộ mẫu đạt tiêu chuẩn quốc tế, và đưa ra những thông tin về phân bố của các loài góp phần vào công việc thống kê khu hệ học các loài ve sầu họ Cicadidae ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam. Đưa ra khoá định tới cấp giống và loài của các loài ve sầu họ Cicadidae ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam. 4. Những đóng góp mới của luận án - Cung cấp danh lục các loài ve sầu ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ
  17. 15 cận, Việt Nam gồm 62 loài, với các thông tin về tên hợp pháp của loài, đồng vật (synonym), đặc điểm chẩn loại và phân bố. - Mô tả 1 loài mới cho khoa học, ghi nhận mới 3 giống, 2 loài mới cho khu hệ ve sầu Việt Nam, 2 loài mới cho vùng Đông Bắc. - Xây dựng được khóa định loại đến phân họ, tộc, giống và loài của các loài ve sầu ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận.
  18. 16 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.1. Nghiên cứu họ Ve sầu Cicadidae trên thế giới 1.1.1. Các nghiên cứu về hệ thống và phân loại (khóa định loại, danh lục) họ ve sầu ve sầu Cicadidae trên thế giới: Họ ve sầu (Cicadidae) thuộc liên họ Cicadoidea, phân bộ Auchenorrhyncha, bộ Cánh nửa (Hemiptera) [4]. Bộ cánh nửa có khoảng hơn 82.000 loài đã được biết đến trên thế giới (Forero, 2008) [4]. Có nhiều quan điểm khác nhau khi xác định taxon Bộ của nhóm côn trùng có phụ miệng chích hút. Cấu trúc phụ miệng chích hút như sau: Phụ miệng bao gồm hai cặp kim biến đổi từ hàm trên (mandibles) là cặp nằm ngoài và hàm dưới (maxillae) là cặp nằm trong. Rãnh hút và rãnh nước bọt nằm giữa hai kim dưới. Tất cá chúng nằm trong môi (labium) biến đổi thàng dạng vòi có phân đốt (1-5 đốt). Xúc biện hàm dưới và xúc biện môi vắng mặt. Theo Distant (1906a) thì đây là bộ Rhynchola với hai phân bộ Heteroptera và Homoptera. Sau này, một số lác giả đặt taxon bộ là Hemiptera với hai phân bộ Heteroptera và Homoptera. Đồng thời (tác giả tách Heteroptera và Homoptera thành hai bộ độc lập nằm trong tổng bộ Hemiptera [5]. Theo Borror et al. (1998) Heteroptera và Homoptera khác biệt nhau về hai mặt: cấu tạo cánh và vị trí của vòi. Cánh trước của Homoptera hoàn toàn đồng chất, còn ở Heteroptera phần gốc cánh hoá cứng. Vòi của Homoptera xuất hiện lừ phần sau của đầu còn vòi của Heteroptera xuất hiện từ phần trước của đầu. Vì thế đây là hai bộ độc lập. Trong trường hợp này Bộ Homoptera gồm hai Phân bộ: Auchenorrhyncha và Sternorrhyncha [6]. Từ mỗi phân bộ trên được chia thành các Liên họ khác nhau tuỳ theo từng tác giả. Theo Carver et al., 1991, phân bộ Auchenorrhyncha được chia
  19. 17 thành 4 Liên họ: Fulgoroidea, Cicadoidea, Cereopoidea và Cicadelloidea. Còn theo Borror et al. thì chỉ có hai Liên họ Fulgoroidca và Cicadoidea [7]. Forero (2008) đã công bố về hệ thống học của bộ Cánh nửa (Hemiptera), theo đó bộ này gồm 4 phân bộ là: Sternorrhyncha, Auchenorrhyncha, Coleorrhyncha và Heteroptera [4]. Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi sử dụng hệ thống của Forero (2008). Cho đến nay trên thế giới đã ghi nhận hơn 42.000 loài thuộc 22 họ, 4 liên họ (Ceropoidea, Cicadoidea, Membracoidea thuộc cận bộ Cicadomorpha và Fulgoroidea thuộc cận bộ Fulgoromorpha), phân bộ ve rầy Auchenorrhyncha. Ở Việt Nam cho đến nay mới chỉ ghi nhận được khoảng 500 loài, trong khi số lượng loài ước tính có mặt ở Việt Nam là hơn 2.000 loài. Tất các các loài thuộc phân bộ ve rầy đều chích hút nhựa cây, nhiều loài còn là vectơ truyền bệnh cho thực vật. Các loài thuộc nhóm ve rầy được chú ý nghiên cứu từ rất sớm. Ngay từ thế kỷ 18, nhiều loài đã được Linné (1758) [8] và Fabricius (1794) [9] đặt tên khoa học và những tên này còn được dùng cho tới nay. Sang thế kỷ 19, nhóm này được chú ý nhiều hơn. Thành phần loài của nhiều nước đã được các tác giả Curtis, Signoret, Van-Dusee công bố trên tạp trí khoa học tự nhiên của các nước Anh, Pháp, Mỹ. Từ những năm đầu của thế kỷ 20 đã bắt đầu có những tập sách chuyên khảo về một số họ thuộc phân bộ Auchenorrhyncha của các khu vực địa lý gồm nhiều nước trên thế giới. Năm 1902, Matsumura công bố cuốn sách “Monographia der Jassinen Japans” của Nhật Bản [10]. Năm 1908, khu hệ ve rầy Auchenorrhyncha của Ấn Độ được Distant giới thiệu trong 4 tập của bộ sách “The fauna of British India, including Ceylon and Burma – Rhynchota” [11]. Đến năm 1916 và 1918, Distant tiếp tục công bố tập 6 và 7, trong đó có phân bộ ve rầy Auchenorrhyncha. Theo
  20. 18 đó, các loài thuộc ve rầy ở khu vực Ấn Độ, Xây Lan và Mianma với mô tả và các tư liệu liên quan tới mỗi loài [12, 13]. Từ năm 1903 đến năm 1932, Melichar công bố rất nhiều bài báo liên quan đến các họ thuộc phân bộ ve rầy [14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21]. Riêng ở khu vực Đông Nam Á, ngoài các công trình chuyên khảo của Matsumura và Esaki, Distant, Melichar… như đã kể trên, khu hệ ve rầy còn được các tác giả khác công bố như: ở Philippin, Malaixia có các công trình của Baker (1914, 1915a,b, 1919, 1924, 1927) [22, 23, 24, 25, 26, 27]. Từ năm 1932-1963, Metcalf đã công bố liên tục các catalogues của các họ ve rầy. Các catalogues này đã tổng hợp đầy đủ các taxa đã được công bố từ trước đến thời điểm đó [28, 29, 30, 31, 32, 33]. Gần đây, việc nghiên cứu khu hệ của một số họ ve rầy thuộc bộ Cánh giống Homoptera cũng đã được tiến hành thêm ở nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan… Ding Jinhua, 2006 đã công bố một số cuốn dạng ấn phẩm Động vật chí của Trung Quốc về họ rầy nâu Delphacidae; của họ ve sầu sừng Membracidae [34]. Tóm lại, có thể nói cho đến nay hầu hết các khu vực trên thế giới, phân bộ ve rầy Auchenorrhyncha đều đã được nghiên cứu ở mức độ nhiều ít khác nhau. Tuy nhiên, cũng cho đến nay, nhiều loài mới, giống mới cho khoa học vẫn tiếp tục được công bố. Qua thời gian số lượng họ được xác định trong phân bộ Auchenorrhyncha cũng khác nhau. Từ đầu thế kỷ, Distant chỉ xác lập có 5 họ, tới nay Carrver et al., 1991 ghi nhận có 31 họ [7]. Năm 1758, Linnaeus lần đầu tiên đặt tên loài ve sầu Cicada orni Linnaeus, 1758 thuộc giống Cicada thuộc bộ Hemiptera, lớp Insecta [8]. Fabricius (1775) đặt giống Cicada thuộc lớp Ryngota [9]. Năm 1802, Latreille xếp các loài thuộc giống Cicada vào họ Cicadariae thuộc bộ Hemiptera, phân lớp Pterodicera, lớp Insecta [35]. Năm 1840, lần đầu tiên Westwood đã đặt danh pháp họ Cicadidae. Năm 1843, Amyot & Serville xếp các loài ve sầu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2