intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Sử học: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX

Chia sẻ: Cẩm Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:262

150
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày quá trình di cư của người Hoa từ cuối thế kỷ XVII và sự định cư của người Hoa ở vùng đất Nam Bộ. Phục dựng quá trình hình thành của các bang, hội quán người Hoa ở Nam Bộ. Làm rõ các hoạt động của hội quán người Hoa ở Nam Bộ, từ cơ cấu tổ chức, quản lý đến kinh tế, văn hóa, xã hội. Khẳng định vai trò của hội quán đối với cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Sử học: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỤY HỒNG YẾN HỘI QUÁN NGƢỜI HOA Ở NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX Ngành: Lịch Sử Việt Nam Mã số: 9229013 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. NGÔ MINH OANH 2. TS. PHẠM THỊ THU NGA HÀ NỘI – 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ một công trình nào./. Tác giả luận án LÊ THỤY HỒNG YẾN
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................. 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................. 8 1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............................ 23 1.3. Thuật ngữ liên quan đến đề tài ............................................................................... 25 CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƢỜI NAM BỘ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA HỘI QUÁN NGƢỜI HOA Ở NAM BỘ .................................................................................................................. 32 2.1. Khái quát về vùng đất, con ngƣời Nam Bộ ............................................................ 32 2.2. Quá trình di cƣ của ngƣời Hoa đến Nam Bộ.......................................................... 35 2.3. Sự hình thành và phát triển của hội quán ngƣời Hoa ở Nam Bộ ........................... 51 CHƢƠNG 3: HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI QUÁN NGƢỜI HOA Ở NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX .................................................... 72 3.1. Hoạt động của hội quán ngƣời Hoa ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XVIII đến năm 1945 . 72 3.2. Hoạt động của hội quán ngƣời Hoa ở Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 1963.................. 97 CHƢƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, VAI TRÕ CỦA HỘI QUÁN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƢỜI HOA Ở NAM BỘ ..................................................... 115 4.1. Đặc điểm, tính chất của hội quán ngƣời Hoa ở Nam Bộ ..................................... 115 4.2. Vai trò của hội quán đối với cộng đồng ngƣời Hoa ở Nam Bộ ........................... 118 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 130 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................................... 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 136 PHỤ LỤC .........................................................................................................................
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với sự trỗi dậy và hoạt động di dân của Trung Quốc hiện nay thì việc nghiên cứu về ngƣời Hoa cần phải đƣợc quan tâm nghiêm túc và có tính hệ thống. Việc ứng xử với cộng đồng ngƣời Hoa ra sao, có những chính sách nào phù hợp đều cần phải dựa trên cơ sở hiểu rõ về cộng đồng này. Ở Việt Nam, Nam Bộ là nơi có đông ngƣời Hoa sinh sống nhất, đặc biệt là vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn chiếm 50% ngƣời Hoa cả nƣớc và 60% ngƣời Hoa của vùng đất phƣơng Nam, điều này đang tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức đối với vấn đề an ninh, phát triển và hội nhập. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về ngƣời Hoa nói chung có ý nghĩa cấp thiết cao. Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, do có những đặc thù về mặt địa lý, đồng thời chịu những ảnh hƣởng về điều kiện chính trị, xã hội của khu vực và quốc tế, cho nên Việt Nam là nơi diễn ra sự đan xen, giao thoa giữa các nền văn hóa, tộc ngƣời; trong đó nhân tố ngƣời Hoa nổi lên thƣờng xuyên và có ảnh hƣởng lớn. Từ rất sớm, ngƣời Hoa đã có mặt ở Việt Nam với số lƣợng khá đông đảo. Từ cuối thế kỷ XVII, những nhóm lƣu dân ngƣời Hoa đã đến Đàng Trong và dần dần trở thành một bộ phận của cƣ dân Việt Nam. Trƣớc những khó khăn, thách thức phải đối mặt ở vùng đất mới, cộng đồng ngƣời Hoa đã thành lập các hội quán để hỗ trợ, giúp đỡ nhau, đồng thời qua đó tăng thêm sự cố kết lẫn nhau trong cộng đồng. Hội quán của ngƣời Hoa đƣợc thành lập với chức năng là nơi dành cho các hiệp hội theo ngôn ngữ hay theo xuất xứ. Hội quán là hình thức cổ truyền quan trọng nhất của cộng đồng ngƣời Hoa trong quá trình thích nghi tại Đông Nam Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Do vậy, có thể khẳng định hội quán ngƣời Hoa là một đối tƣợng nghiên cứu về đề tài ngƣời Hoa nói chung. Từ trƣớc đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài ngƣời Hoa xoay quanh vấn đề định cƣ, tôn giáo, tín ngƣỡng, chùa chiền, các lĩnh vực sinh hoạt kinh tế, thƣơng mại, chính sách của các chính quyền…, nhƣng chƣa có một công trình riêng biệt, chuyên sâu nào nghiên cứu về hội quán 1
  5. ngƣời Hoa ở Nam Bộ. Vì vậy, việc chúng tôi nghiên cứu hội quán ngƣời Hoa ở Nam Bộ với một cách nhìn toàn diện, hệ thống, qua đó làm rõ quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động và vai trò của hội quán đối với cộng đồng ngƣời Hoa ở Nam Bộ là việc làm có ý nghĩa thiết thực, đóng góp vào cơ sở khoa học và thực tiễn. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX” để nghiên cứu và làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là nhằm hiểu rõ hơn cộng đồng ngƣời Hoa ở vùng đất Nam Bộ đó là sự hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, hoạt động, đặc điểm, tính chất, vai trò của hội quán; từ đó, cung cấp cơ sở khoa học để góp phần giúp chính quyền có những chủ trƣơng, chính sách phù hợp đối với cộng đồng ngƣời Hoa. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau: - Trình bày quá trình di cƣ của ngƣời Hoa từ cuối thế kỷ XVII và sự định cƣ của ngƣời Hoa ở vùng đất Nam Bộ. - Phục dựng quá trình hình thành của các bang, hội quán ngƣời Hoa ở Nam Bộ. - Làm rõ các hoạt động của hội quán ngƣời Hoa ở Nam Bộ, từ cơ cấu tổ chức, quản lý đến kinh tế, văn hóa, xã hội. - Khẳng định vai trò của hội quán đối với cộng đồng ngƣời Hoa ở Nam Bộ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án xác định đối tƣợng nghiên cứu của mình là các hội quán ngƣời Hoa ở vùng đất Nam Bộ. 2
  6. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian: luận án tập trung tìm hiểu các hội quán ngƣời Hoa ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX. Mốc thời gian mở đầu là vào năm 1787, Chúa Nguyễn Phúc Ánh cho lập bốn bang ngƣời Hoa, bao gồm: Quảng Châu, Phúc Kiến, Triều Châu và Hải Nam nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, dễ dàng trong việc kiểm soát và thu thuế mau lẹ [102, tr.36-37]. Tiếp đó, vào năm 1790, Chúa Nguyễn Ánh lập ra “phủ” với các chức Cai phủ, Ký phủ để tổ chức, quản lý ngƣời Hoa di trú ở Gia Định [111, tr.34]. Mốc thời gian kết thúc là vào ngày 10/6/1960, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra “Sắc lệnh số 133-NV (gồm 8 điều) quyết định giải tán các Lý sự Hội quán Trung Hoa và các Bang Á kiều khác”. Sau đó, Thủ tƣớng chính phủ lâm thời Sài Gòn là Nguyễn Ngọc Thơ tiếp tục ban hành “Sắc lệnh số 39-TTP ngày 23/12/1963 sửa đổi sắc lệnh số 133-NV ngày 10/6/1960 về việc giải tán các Lý sự Hội quán Trung Hoa và các Bang Á kiều khác”. Phạm vi về không gian: luận án nghiên cứu trên một phạm vi không gian khu vực Nam Bộ. Vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn là một trong những địa phƣơng có ngƣời Hoa cƣ trú lâu đời và chiếm số lƣợng đông đảo nhất; nơi đây vẫn còn bảo lƣu nhiều hội quán với các đặc điểm cơ cấu tổ chức, các hoạt động văn hóa, xã hội, kiến trúc, nghệ thuật… cũng nhƣ các yếu tố đặc trƣng văn hóa của tộc ngƣời Hoa. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chọn Sài Gòn – Chợ Lớn làm địa bàn nghiên cứu chính, đồng thời tiến hành khảo sát ở các địa phƣơng còn lại của vùng đất Nam Bộ để có cái nhìn tổng quan về hội quán của ngƣời Hoa. Phạm vi nội dung nghiên cứu: chúng tôi xác định đây là vấn đề vừa rộng vừa khó, do vậy khuôn khổ luận án chỉ tập trung giải quyết một số vấn đề chính là: quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, các hoạt động và vai trò của hội quán đối với cộng đồng ngƣời Hoa ở vùng đất Nam Bộ. 3
  7. 4. Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi dựa trên phƣơng pháp luận chủ yếu là phƣơng pháp luận Sử học. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng hai phƣơng pháp chính là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Phƣơng pháp lịch sử: giúp chúng tôi phân tích vấn đề theo lịch đại và phân kỳ (khi trình bày bối cảnh quá trình di dân và định cƣ của ngƣời Hoa ở vùng đất Nam Bộ, sự hình thành các hội quán ở vùng đất này theo trình tự thời gian và có tính liên tục. Phƣơng pháp này cho thấy đƣợc sự chuyển biến của hội quán từ khi ở Trung Quốc ra hải ngoại; ở Việt Nam thì từ khi giai đoạn Hội An đến Sài Gòn – Chợ Lớn biến đổi ra sao), theo đồng đại (tìm ra sự tƣơng tác của hội quán đối với ngƣời Hoa ở Nam Bộ cũng nhƣ giữa các Hội quán với nhau). Phƣơng pháp logic: đảm bảo cho các sự kiện đƣợc kết nối với nhau trong mối tƣơng quan vốn có và cùng hƣớng tới mục đích chúng tôi đặt ra từ đầu là nhằm hiểu rõ hơn cộng đồng ngƣời Hoa ở Nam Bộ thông qua việc nghiên cứu về hội quán. Trong từng chƣơng, mục nhất định mà nổi lên phƣơng pháp lịch sử hay phƣơng pháp logic, hoặc có sự kết hợp cả hai phƣơng pháp trong từng nội dung nghiên cứu. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: Phƣơng pháp phân tích – phê khảo sử liệu: giúp chúng tôi hệ thống hóa các loại tài liệu và đánh giá tính khả thi cũng nhƣ vai trò của từng loại tài liệu khi thực hiện đề tài. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: làm sáng rõ hơn hội quán ngƣời Hoa ở Nam Bộ so với hội quán ngƣời Hoa ở những nơi khác. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp cụ thể: giúp chúng tôi chọn ra những địa phƣơng mang tính đặc trƣng nhất khi nghiên cứu hội quán ngƣời 4
  8. Hoa ở Nam Bộ (nơi mà ngƣời Hoa sinh sống với mật độ dân cƣ lớn, tập trung) nhƣ: Đồng Nai, Mỹ Tho và đặc biệt là Sài Gòn – Chợ Lớn. Phƣơng pháp điền dã: việc sử dụng tƣ liệu gốc văn bia, tƣ liệu địa phƣơng là một trong những phƣơng pháp không thể thiếu. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát điền dã để tìm, dịch và phân tích tƣ liệu liên quan đến đề tài luận án. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu dân tộc học, phƣơng pháp xã hội học, phƣơng pháp nghiên cứu văn hóa (nhất là văn hóa tộc ngƣời)… để giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ luận án đặt ra. 4.3. Nguồn tư liệu Để thực hiện đề tài, chúng tôi dựa trên 3 nguồn tƣ liệu: Thứ nhất là tƣ liệu gốc: chúng tôi khai thác các thông tin về ngƣời Hoa ở vùng đất Nam Bộ từ các bộ chính sử nhƣ Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Gia Định thành thông chí. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xúc tiến khai thác những văn bản gốc liên quan đến các chính sách, quyết định bổ nhiệm của chính quyền, báo cáo về một số hoạt động của ngƣời Hoa, hội quán ngƣời Hoa dƣới thời Pháp thuộc và dƣới thời chính quyền Sài Gòn (chủ yếu thời Ngô Đình Diệm) đƣợc lƣu trữ trong Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II, Thƣ viện Khoa học Tổng hợp (thuộc tƣ liệu hạn chế). Thứ hai là những công trình nghiên cứu, các tài liệu viết chuyên đề về ngƣời Hoa xuất bản trong và ngoài nƣớc cùng nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành nhƣ Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu lịch sử, Xƣa và Nay, Khoa học xã hội, Việt Nam khảo cổ tập san, Dân tộc học…, các bộ địa chí, lịch sử địa phƣơng… đều đƣợc chúng tôi xem xét, khai thác một cách thích hợp để phục vụ cho công trình nghiên cứu của mình. Thứ ba là chúng tôi tiến hành công tác điền dã, khảo sát hội quán ngƣời Hoa ở các tỉnh Nam Bộ. Chúng tôi tiến hành dịch thuật một số văn bia, lƣ hƣơng, chuông đồng đƣợc lƣu giữ trong các hội quán ngƣời Hoa để xác định đƣợc năm thành lập, trùng tu hội quán… Ngoài ra, chúng tôi còn 5
  9. gặp gỡ, trao đổi với một số ban ngành ở địa phƣơng, những ngƣời trong Ban quản trị hội quán. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả đi trƣớc liên quan đến đề tài luận án, chúng tôi kế thừa có chọn lọc và phát triển, hoàn thiện nội dung khoa học, từ đó đƣa ra những luận điểm của mình về vấn đề nghiên cứu. Luận án có những đóng góp mới nhƣ sau: Thứ nhất, luận án hệ thống hóa tƣ liệu về ngƣời Hoa nói chung và hội quán ngƣời Hoa ở Nam Bộ nói riêng. Thứ hai, luận án góp phần bổ sung vào những khoảng trống về các hoạt động của hội quán ngƣời Hoa ở khu vực Nam Bộ, từ cơ cấu tổ chức đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, từ đó giúp tái hiện bức tranh tổng thể, toàn diện về hội quán ngƣời Hoa. Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu, luận án làm rõ đặc điểm, tính chất và vai trò của hội quán đối với cộng đồng ngƣời Hoa ở Nam Bộ. Thứ ba, luận án góp thêm luận cứ khoa học làm cơ sở để chính quyền có những chủ trƣơng, chính sách phù hợp với cộng đồng ngƣời Hoa trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc, góp phần vào sự đoàn kết dân tộc. Thứ tư, luận án sẽ có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của sinh viên ngành lịch sử, ngành văn hóa học, các ngành thuộc khoa học xã hội và nhân văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan, ban ngành chức năng trong việc đề ra chủ trƣơng, chính sách phù hợp đối với ngƣời Hoa nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống tộc ngƣời, tăng cƣờng đoàn kết gắn bó với cộng đồng, phát huy các tiềm năng và thế mạnh của ngƣời Hoa vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 6
  10. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua công trình nghiên cứu, luận án đóng góp thêm tƣ liệu về vùng đất và con ngƣời Nam Bộ. Luận án cũng góp phần làm rõ các hoạt động và vai trò của hội quán ngƣời Hoa ở Nam Bộ, từ đó gợi mở một số hƣớng nghiên cứu mới cho những công trình tiếp theo. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài luận án gồm 4 chƣơng nhƣ sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và thuật ngữ liên quan đến đề tài Chương 2. Khái quát về vùng đất, con người Nam Bộ và sự hình thành, phát triển của hội quán người Hoa ở Nam Bộ. Chương 3. Hoạt động của hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX. Chương 4. Đặc điểm, tính chất, vai trò của hội quán đối với cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ 7
  11. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ngƣời Hoa tuy không phải là bộ phận cƣ dân chiếm số lƣợng đông đảo nhất tại Việt Nam, nhƣng họ lại là bộ phận cƣ dân rất đặc thù. Do vậy, trong chiều dài lịch sử dân tộc, họ luôn đƣợc chính quyền “ƣu tiên quan tâm”. Trong những năm gần đây, đề tài ngƣời Hoa đƣợc nhiều học giả trong và ngoài nƣớc tiến hành nghiên cứu. Tính đến nay, có khá nhiều công trình đã đƣợc công bố. Chúng tôi có thể chia theo hai nhóm công trình nhƣ sau: 1.1.1. Những công trình có liên quan đến đề tài 1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu nước ngoài Trƣớc hết là những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của các tác giả nƣớc ngoài. Tài liệu viết tay bằng tiếng Pháp Étude sur la Cochinchine française (Nghiên cứu và điều tra Nam kỳ của thực dân Pháp) (1871) đƣợc lƣu giữ tại Thƣ viện Khoa học Tổng hợp, trình bày khá nhiều lĩnh vực: từ tổ chức hành chính, luật pháp của ngƣời Việt, quyền sở hữu đất đai tại Nam Kỳ, các loại thuế…, cho đến đời sống xã hội và tập quán ở Nam Kỳ. Chúng tôi có sự tiếp thu và trích dẫn những nội dung về “mối quan hệ giống nòi giữa ngƣời An Nam và ngƣời Hoa” (theo cách dùng từ của tác giả), khái quát về sự định cƣ của ngƣời Hoa ở xứ Đàng Trong vào cuối thế kỷ XVII, về tổ chức bang cũng nhƣ những quy định đối với ngƣời Minh Hƣơng từ công trình này. Tác phẩm Les institutions annamites en Basse-Cochinchine avant la conquête francaise (Thể chế của Việt Nam ở vùng Hạ Nam Kỳ trƣớc cuộc chinh phục của ngƣời Pháp) của tác giả Alfred Schreiner (1901) trình bày về làng xã và chức năng làng xã, về giáo dục, tín ngƣỡng, hiếu hỷ, tang ma, sở hữu ruộng đất… ở Việt Nam. Tác giả có dành những trang viết về hiệp hội 8
  12. nghề, ngƣời Hoa và làng Minh Hƣơng, nội dung này đƣợc chúng tôi tham khảo khi thực hiện luận án. Tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, các công trình nghiên cứu về ngƣời Hoa ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của tác giả Trần Kinh Hòa (Chen Chingho) về cộng đồng Minh Hƣơng ở Hội An nhƣ: “Chú thích Mạc thị gia phả Hà Tiên trấn Hiệp trấn” (Học báo Văn Sử Triết, Đài Loan, số 7 – 1956), “Mấy điều nhận xét về Minh Hương xã và các cổ tích tại Hội An” (1960, 1962), “Phố người Đường và thương nghiệp ở Hội An thế kỷ XVII – XVIII” (Học báo Tân Á, Hƣơng Cảng, số 1, quyển 3, 1969)… Tác giả đã nghiên cứu về lịch sử di cƣ của ngƣời Hoa cũng nhƣ quá trình hình thành các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành khảo sát các điểm tụ cƣ của ngƣời Hoa từ thời Đàng Trong nhƣ làng Minh Hƣơng, phố Thanh Hà ở Thuận Hóa (Huế), làng Minh Hƣơng ở Hội An, đất Hà Tiên và họ Mạc… Đây là các tác phẩm có nguồn gốc từ việc khảo cứu địa phƣơng có giá trị khoa học. Tác giả Furiwara Riichio đã có bài viết Chính sách đối với dân Trung Hoa di cư của các triều đại Việt Nam (1974) trên tập san Việt Nam khảo cổ. Tác giả đã trình bày vắn tắt và đƣa ra những nhận định của mình về một số khía cạnh trong nội dung chính sách của các vƣơng triều Việt Nam đối với di dân Trung Hoa. Đề tài thì rộng mà chỉ đƣợc trình bày trong một bài viết ngắn, cho nên tác giả không tránh khỏi việc thiếu tƣ liệu chứng minh, sơ lƣợc về nội dung, mặc dù nhận định của tác giả tỏ ra khá xác đáng, phần nào cung cấp cho chúng tôi những thông tin về các chính sách của các triều đại Việt Nam đối với ngƣời Hoa. Năm 1992, Hội Sử học Việt Nam cho xuất bản cuốn L'Empire Vietnamien face à la France et à la Chine 1847-1885 (Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885) của Giáo sƣ Tiến sĩ Yoshiharu Tsuboi (Nguyễn Đình Đầu dịch). Tác phẩm vốn là luận án tiến sĩ của tác giả Yoshiharu Tsuboi tại Đại học Khoa học xã hội ở Paris. Trên nền tảng làm chủ 9
  13. một thƣ mục đồ sộ và hữu ích, tác giả tập trung nghiên cứu nƣớc Đại Nam ở thời kỳ “mấu chốt” - thời vua Tự Đức. Trƣớc những bão táp Âu – Mĩ, nhờ tiến hành cuộc duy tân Minh Trị (1868) mà Nhật Bản vẫn giữ vững độc lập và nhanh chóng trở thành cƣờng quốc ở châu Á; trong khi đó Đại Nam từng bƣớc trở thành nƣớc nửa thuộc địa nửa phong kiến. Tuy đôi chỗ cách lý giải của tác giả còn tỏ ra khiêng cƣỡng, nhƣng nhìn chung đây là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, giúp chúng tôi hểu rõ hơn bối cảnh lịch sử Việt Nam nói chung vào đầu thế kỷ XIX. Năm 1995, tác giả Cheng Lim Keak có công trình nghiên cứu Chinese clan associations in Singapore: Social change and continuity (Các bang hội ngƣời Hoa ở Singapore: tính kế tục và sự biến đổi xã hội). Cũng trong năm này, tác giả Wang Gungwu viết The Southeast Asian Chinese and development of China (Ngƣời Hoa ở các nƣớc Đông Nam Á và sự phát triển của Trung Quốc). Hai tác phẩm này đã cung cấp những thông tin về tổ chức bang, hội của ngƣời Hoa trong khu vực, ít nhiều giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát hơn khi thực hiện đề tài. Nhóm tác giả Vƣơng Triệu Tƣờng – Lƣu Văn Trí xuất bản cuốn “Thương nhân Trung Hoa, họ là ai ?” (1999, Cao Tự Thanh dịch) đã khái quát về sự phát triển, đặc điểm các tổ chức xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của giới thƣơng nhân Trung Hoa. Nguồn tài liệu này ít nhiều cung cấp cho chúng tôi những kiến thức cơ bản về nguồn gốc ra đời, chức năng của hội quán, công sở của thƣơng nhân ngƣời Hoa. Tác giả Choi Byung Wook có công trình nghiên cứu Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng (2011). Bằng phƣơng pháp nghiên cứu thực chứng và phân tích định lƣợng, tác giả đã phục dựng toàn cảnh vùng đất Nam Bộ dƣới triều vua Minh Mạng, một mảnh đất đầy tiềm năng, xung lực nhƣng cũng hàm chứa nhiều mâu thuẫn nội tại. Mặc dù đây chƣa phải là công trình nghiên cứu có nội dung liên quan trực tiếp đến đề tài, nhƣng ít nhiều chúng tôi cũng đã tiếp thu những thông tin về ngƣời Hoa, ngƣời Minh Hƣơng qua góc nhìn của tác giả. 10
  14. Paul Doumer viết Xứ Đông Dương (L‟Indo – Chine francaise), đƣợc xuất bản tại Việt Nam vào năm 2016. Đây là những hồi ức sống động của một ngƣời từng cai quản cả Đông Dƣơng với những tƣ liệu giá trị về xứ sở này trong những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Trong chƣơng viết về Nam Kỳ, tác giả có nêu những thông tin về ngƣời Hoa ở Mỹ Tho, Vĩnh Long và đặc biệt là vùng Sài Gòn – Chợ Lớn. 1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước Vấn đề về ngƣời Hoa ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX đã đƣợc những bộ chính sử và những tác giả đƣơng thời đề cập với những mức độ khác nhau. Có thể kể đến Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức)… Những công trình này đã ghi lại những sự kiện, hiện tƣợng xảy ra dƣới thời Nguyễn, trong đó có một số thông tin liên quan đến ngƣời Hoa. Một trong những nghiên cứu mang tính tiên phong về đề tài ngƣời Hoa là công trình nghiên cứu Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ của tác giả Đào Trinh Nhất, xuất bản năm 1924 bằng tiếng Việt. Trong tác phẩm của mình, tác giả Đào Trinh Nhất đã đề cập đến hai vấn đề chính: thời gian ngƣời Hoa sang Nam Kỳ, dân số, tình hình buôn bán, y tế, giáo dục của ngƣời Hoa ở Nam Kỳ; đồng thời tác giả cũng lý giải những nguyên nhân, các giải pháp di dân vào Nam Kỳ. Từ những gì mắt thấy tai nghe cùng những tƣ liệu hết sức phong phú về hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa ở Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX, tác giả bƣớc đầu phác họa đƣợc bức tranh về thế lực của ngƣời Hoa ở Việt Nam. Tác giả đã cho thấy sự trù phú của vùng đất Nam Kỳ và chỉ ra mối nguy hại của việc ngƣời Hoa thao túng toàn bộ thị trƣờng Nam Kỳ, nhất là vấn đề độc quyền về lĩnh vực buôn thóc gạo. Tác giả đồng thời cũng đề ra giải pháp nhằm “kháng cái thực lực của Hoa kiều”. Một công trình nghiên cứu hết sức công phu và đƣợc xem nhƣ nghiên cứu nền tảng về đề tài ngƣời Hoa là Luận án Tiến sĩ Đại học Sorbon Người 11
  15. Hoa ở miền Nam Việt Nam của tác giả Tsai Maw Kuey (Thái Mậu Khuê) (1968). Có thể nói đây là một công trình mang tính chất chuyên luận về ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam với sự trình bày, phân tích khá sâu sắc. Luận án đề cập đến lịch sử di cƣ, sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội của ngƣời Hoa ở miền Nam. Đặc biệt, tác giả đi sâu vào các hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam trƣớc năm 1955. Thông qua những thống kê từ Phòng thƣơng mại Hoa kiều Chợ Lớn và các ngân hàng của ngƣời Hoa, tác giả khẳng định vị trí về kinh tế của ngƣời Hoa trong xã hội. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến vấn đề tổ chức xã hội ngƣời Hoa ở miền Nam khi trình bày sự ra đời và hoạt động của 5 nhóm cộng đồng ngôn ngữ: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ (Hakka), Hải Nam. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, trên các tạp chí Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn, Văn hóa nguyệt san, Đại Việt… cũng đã đăng tải nhiều bài viết về Hoa. Đáng chú ý là tác giả Khuông Việt và Tân Việt Điểu. Tác giả Khuông Việt có loạt bài Lược khảo về lịch sử người Tàu ở Nam Kỳ đăng trên Đại việt tạp chí (1942), tác giả Tân Việt Điểu với loạt bài Lịch sử Hoa kiều tại Việt Nam (1962) đã trình bày về quá trình hình thành của cộng đồng ngƣời Hoa và tổ chức xã hội của ngƣời Hoa ở Nam Kỳ và Việt Nam. Các tác giả tập trung vào vấn đề bang và bang trƣởng. Những bài viết này đã góp phần nhất định vào nguồn tƣ liệu cho các nhà nghiên cứu về sau. Cuốn Sài Gòn năm xưa của tác giả Vƣơng Hồng Sển xuất bản năm 1968 bao gồm 8 phần và phần phụ lục. Bên cạnh việc “nhắc lại cuộc Nam tiến vĩ đại của dân Việt”, tìm hiểu về địa danh, vị trí “Sài Gòn”, tác giả viết về nhiều khía cạnh trong cuộc sống của ngƣời Hoa nhƣ: quá trình di dân, phong tục tập quán, chùa chiền, đƣờng phố, các nhân vật ngƣời Hoa tiêu biểu… Tuy nhiên, tác giả chỉ mới dừng lại ở mức độ miêu tả và điểm qua một vài nét về ngƣời Hoa mà thôi. Một số luận văn của học viên trƣờng Quốc gia Hành chánh ở Sài Gòn trƣớc 1975 tuy không đề cập trực tiếp đến tổ chức bang, hội quán của ngƣời 12
  16. Hoa, nhƣng phần nào cung cấp cho chúng tôi những hiểu biết về đời sống sinh hoạt văn hóa – xã hội, kinh tế của ngƣời Hoa ở miền Nam trƣớc năm 1975. Điểm chung của các luận văn này là nghiên cứu về ngƣời Hoa ở thời điểm “nhạy cảm” khi chính quyền Sài Gòn thi hành các biện pháp quản lý ngƣời Hoa chặt chẽ và cứng rắn. Có thể kể đến các tác giả sau: Lƣu Trƣờng Khƣơng, Trần Thanh Long, Trƣơng Hoàng Tấn, Nguyễn Văn Sang… Từ sau khi đất nƣớc thống nhất, điều kiện nghiên cứu cũng đƣợc thuận lợi hơn trƣớc. Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về ngƣời Hoa ở Việt Nam trên các phƣơng diện kinh tế, chính trị, xã hội…, những công trình nghiên cứu về ngƣời Hoa một cách hệ thống và chuyên sâu đã xuất hiện. Tuy nhiên, cũng có khi do những biến động chính trị, xã hội hoặc có một số sự kiện ở Việt Nam liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cộng đồng ngƣời Hoa mà ít nhiều tác động đến quan điểm của ngƣời nghiên cứu. Tác giả Huỳnh Lứa đã tập hợp những bài viết trƣớc đây của mình trong cuốn sách Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII (2000) và viết cuốn sách Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ (2017) trên cơ sở kế thừa những tƣ liệu của các sử gia phong kiến cùng những công trình khảo cứu tập thể, cá nhân đi trƣớc. Mặc dù chỉ mới dừng lại ở cái nhìn tổng quan, nhƣng có thể nói đây là một công trình đƣợc viết công phu và đã trở thành công cụ không thể thiếu cho những ai quan tâm nghiên cứu về lịch sử vùng đất Nam Bộ. Khi Việt Nam bƣớc vào thời kỳ đổi mới, vấn đề ngƣời Hoa càng đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Có nhiều cuộc hội thảo quốc gia và những công trình cấp Nhà nƣớc đã đƣợc tiến hành, đặt nền tảng cho việc nghiên cứu về ngƣời Hoa một cách hệ thống và toàn diện. Phan An là một chuyên gia nghiên cứu ngƣời Hoa ở Nam Bộ, do vậy tác giả đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này. Vào năm 1990, tác giả Phan An chủ biên cuốn sách Chùa Hoa thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm trình bày về các ngôi chùa của ngƣời Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh 13
  17. bao gồm các mặt: quá trình hình thành, những đặc điểm kiến trúc, điêu khắc, thờ tự, sinh hoạt tôn giáo tín ngƣỡng. Tác phẩm này đã hệ thống hóa các cơ sở tôn giáo tín ngƣỡng của ngƣời Hoa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một tài liệu có liên quan đến đề tài luận án, nhất là về vấn đề kiến trúc, tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời Hoa. Ngoài ra, tác giả Phan An còn có nhiều công trình nghiên cứu khác, nhƣ: Người Hoa ở Nam Bộ (2005), Góp phần tìm hiểu văn hóa người Hoa ở Nam Bộ (2006), Quá trình hội nhập và phong trào đấu tranh cách mạng của người Hoa Sài Gòn – Chợ Lớn và các tình Nam Bộ từ năm 1930 đến năm 1975 (2013), Văn hóa người Hoa Nam Bộ (2016). Nhìn chung, tác giả đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề về cộng đồng ngƣời Hoa ở Nam Bộ từ lịch sử hình thành cộng đồng ngƣời Hoa ở Nam Bộ, hoạt động kinh tế, đời sống xã hội, cho đến quá trình hội nhập và phong trào đấu tranh cách mạng của ngƣời Hoa. Tuy nhiên, vì khuôn khổ của từng cuốn sách mà đôi chỗ vấn đề chỉ mới dừng lại ở việc phác thảo những nét cơ bản. Dẫu vậy, từ những nội dung đƣợc tác giả trình bày sẽ tạo tiền đề cho những công trình nghiên cứu về ngƣời Hoa tiếp theo trong tƣơng lai. Tác giả Nguyễn Văn Huy và công trình nghiên cứu Người Hoa tại Việt Nam (1993) đã nêu lên nhiều vấn đề cơ bản nhƣ: nhập cƣ, quốc tịch, dân số, chính sách đối với ngƣời Hoa từ thời quân chủ cho đến trƣớc năm 1975 và vị trí của ngƣời Hoa trong nền kinh tế Việt Nam… Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu những nét chính, thế mạnh trong hoạt động kinh tế của các bang và hội của ngƣời Hoa. Đây là công trình cung cấp nhiều tƣ liệu về ngƣời Hoa ở Việt Nam, do vậy, chúng tôi có sự kế thừa nhất định từ những nội dung này. Tác giả Nghị Đoàn – Chủ tịch Hội văn hóa các dân tộc thành phố Hồ Chí Minh – đã biên soạn cuốn sách Người Hoa ở Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh (1999). Đây là chuyên khảo về ngƣời Hoa, đƣợc chính tác giả tập hợp lại sau những năm tháng tham gia công tác tổ chức ngƣời Hoa. Tác phẩm đã cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin về các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc hiện nay đối với ngƣời Hoa ở Việt Nam nói chung và ngƣời Hoa ở Nam 14
  18. Bộ nói riêng. Ngoài việc đúc kết những bài học kinh nghiệm trong công tác Hoa vận, tác giả còn rút ra nhận định: quá trình hòa nhập của ngƣời Hoa vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã bị cản trở dƣới thời Pháp thuộc và thời chính quyền Sài Gòn. Tác giả Nguyễn Cẩm Thúy với Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến năm 1945 (2000) đã trình bày về những làn sóng di cƣ của ngƣời Hoa vào Việt Nam và vùng đất Nam Bộ, các hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội – chính trị, văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời Hoa. Tác phẩm cũng nhấn mạnh tinh thần tƣơng trợ của ngƣời Hoa đƣợc duy trì bền chặt là nhờ vào sự điều hành khéo léo của tổ chức bang, hội và vai trò của bang trƣởng. Tác giả cũng cho thấy những đặc điểm cơ bản của ngƣời Hoa trong các mối liên kết xã hội. Viết về vùng đất Hội An cho đến nay có nhiều nhà nghiên cứu thực hiện. Luận án chúng tôi tiếp thu những nội dung nghiên cứu từ tác giả Nguyễn Phƣớc Tƣơng với “Hội An di sản thế giới” (2001) và nhóm tác giả Trần Văn An – Nguyễn Chí Trung – Trần Ánh viết cuốn “Xã Minh Hương với thương cảng Hội An thế kỷ XVII – XIX” (2005). Những thông tin về ngƣời Minh Hƣơng ở Hội An từ lịch sử hình thành, đặc điểm kết cấu cộng đồng cho đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, tôn giáo – tín ngƣỡng…, góp phần bổ trợ cho chúng tôi trong việc đối sánh tổ chức của ngƣời Hoa Hội An với những vùng đất khác ở Nam Bộ. Năm 2005, tác giả Ngô Văn Lệ và Nguyễn Duy Bính cùng viết cuốn Người Hoa ở Nam Bộ. Trong tác phẩm này, các tác giả đã trình bày về lịch sử hình thành, hoạt động kinh tế, chế độ hôn nhân, các loại hình thức, chức năng của gia đình ngƣời Hoa (chủ yếu là ngƣời Hoa Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Hẹ). Qua đó, các tác giả rút ra đƣợc tính kế thừa và sự thích nghi của ngƣời Hoa trong điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đất Nam Bộ. 15
  19. Tác giả Trần Hồng Liên trên cơ sở khảo cứu về giáo dục, tín ngƣỡng tôn giáo, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, y tế và chăm sóc sức khỏe của ngƣời Hoa ở Nam Bộ nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã biên soạn cuốn sách Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ: tín ngưỡng và tôn giáo (2005) và Góp phần tìm hiểu văn hóa người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh (2007). Trên cơ sở những tƣ liệu thu thập đƣợc, tác phẩm cung cấp những cứ liệu vào việc đề ra chính sách phù hợp cho cộng đồng ngƣời Hoa, nhằm nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho ngƣời Hoa trong quá trình đất nƣớc đi lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nhóm tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc, Trƣơng Ngọc Tƣờng, Lý Lƣợc Tam, Lê Hải Đăng, Phạm Hoàng Quân cùng viết cuốn sách Văn hóa và nghệ thuật người Hoa thành phố Hồ Chí Minh (2006), Người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh (2007). Đến năm 2012, nhóm tác giả trên có những kế thừa từ công trình nghiên cứu cũ, đồng thời có bổ sung thêm để xuất bản cuốn sách Đặc khảo văn hóa người Hoa ở Nam Bộ. Nhóm tác giả mong muốn phục dựng nên bức tranh toàn cảnh về văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh cũng nhƣ vùng đất Nam Bộ trên cơ sở trình bày khái lƣợc về các cộng đồng ngƣời Hoa, các hoạt động tôn giáo, tín ngƣỡng, các loại hình văn hóa cụ thể, các thể loại nghệ thuật, phong tục tập quán, các di tích kiến trúc nghệ thuật của ngƣời Hoa. Đây là những khảo cứu về ngƣời Hoa với nguồn tƣ liệu phong phú, do đó, chúng tôi có sự tiếp thu và kế thừa khi thực hiện luận án. Cuốn sách 100 câu hỏi đáp về người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh (2013) của tác giả Phan Thị Yến Tuyết – Cao Tự Thanh đã giới thiệu tóm tắt những vấn đề, sự kiện, nhân vật nổi bật trong lịch sử phát triển của cộng đồng ngƣời Hoa ở vùng đất Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm này đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin ngắn gọn, súc tích về những đặc điểm của cộng đồng ngƣời Hoa, nhất là thời Pháp thuộc. 16
  20. Nam Bộ đất và người do tác giả Võ Văn Sen chủ biên (2011) là bộ sách tập hợp bài viết của nhiều tác giả khác nhau về phƣơng pháp luận, lịch sử, nhân vật, vấn đề khảo cổ và di sản văn hóa. Trong bộ sách này có một số bài viết về Hà Tiên, Mỹ Tho, cổ vật lƣ hƣơng trong các ngôi miếu của ngƣời Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh…, đƣợc chúng tôi lựa chọn tham khảo. Sài Gòn xưa và nay (2013) là cuốn sách tập hợp bài viết của nhiều tác giả, tập trung trên các lĩnh vực lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… về vùng đất Sài Gòn. Đáng chú ý trong cuốn sách này là những bài viết về văn bia, đình Minh Hƣơng Gia Thạnh, làng Minh Hƣơng, ngƣời Hoa, chùa Bà Chợ Lớn vì liên quan đến đề tài chúng tôi đang thực hiện. Tác giả Châu Thị Hải thực hiện các công trình nghiên cứu: Tìm hiểu sự hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trong bối cảnh lịch sử Đông Nam Á (1989, luận án Phó Tiến sĩ). Điểm đặc biệt trong luận án là tác giả nghiên cứu của các tổ chức Bang, Hội của ngƣời Hoa với những đặc điểm, tính chất của nó và đƣợc đặt trong tƣơng quan so sánh với các nƣớc ở khu vực Đông Nam Á. Tác giả còn có các công trình nghiên cứu khác nhƣ: Bước đầu tìm hiểu sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt – Hoa trong lịch sử (1998) và Người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay (2006). Tác giả nhấn mạnh vị thế kinh tế của ngƣời Hoa và bƣớc đầu giới thiệu về sự giao lƣu văn hóa Việt – Hoa cũng nhƣ dấu ấn Trung Hoa trong văn hóa nghệ thuật Đông Nam Á. Ngoài ra, tác giả Châu Thị Hải có rất nhiều bài viết về đề tài ngƣời Hoa đƣợc đăng trên các tạp chí chuyên ngành khác. Tác giả Trần Khánh bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ tại Liên Xô năm 1987 với đề tài Những xu hướng cơ bản phát triển kinh tế - xã hội và chính trị tộc người cộng đồng người Hoa ở Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến 1955 ở miền Bắc và đến 1975 ở miền Nam. Sau đó, tác giả còn cho công bố các cuốn sách: Vai trò của người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á (1992), The ethnic Chinese and economic development in Vietnam (1993, Singapore), Người Hoa trong xã hội Việt Nam (thời Pháp thuộc và dưới chế độ Sài Gòn) 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1