intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam

Chia sẻ: Mai Thuy Dung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:216

65
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án khảo sát, đánh giá thực trạng tác động tích cực, tiêu cực của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế, chỉ ra nguyên nhân và những mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết từ thực trạng tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam. Đề xuất quan điểm và giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam

  1. LỜI CAM ĐOAN              Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên   cứu khoa học của riêng tác giả. Các số  liệu và   trích dẫn đã sử  dụng trong Luận án là hoàn toàn   trung thực, chính xác. Các kết quả nghiên cứu của   Luận án đã được tác giả công bố trên tạp chí khoa   học,   không   trùng   lặp   với   bất   kì   công   trình   nào   khác.                                           TÁC GIẢ LUẬN ÁN                                                                                                                                             NCS Nguyễn Văn Dũng
  2. 2
  3. 3 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU                                                                                                                      5  Chương 1 TỔNG   QUAN   TÌNH   HÌNH   NGHIÊN   CỨU   CÓ   LIÊN  QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài 10 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 16 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được   công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết 26 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC   NGOÀI  ĐẾN AN NINH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 32 2.1. Những vấn đề chung về đầu tư nước ngoài và an ninh kinh tế  32 2.2. Quan niệm, nội dung tác động của đầu tư nước ngoài đến an  ninh kinh tế ở Việt Nam 57 Chương 3 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI  ĐẾN AN NINH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 79 3.1. Khái quát về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thời gian qua 79 3.2. Thực trạng tác động tích cực, tiêu cực của đầu  tư  nước ngoài  đến an ninh kinh tế ở Việt Nam 83               3.3. Nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết  trong tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt   Nam 105 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG  TÍCH   CỰC,   HẠN   CHẾ   TÁC   ĐỘNG   TIÊU   CỰC   CỦA  ĐẦU   TƯ   NƯỚC   NGOÀI   ĐẾN   AN   NINH   KINH   TẾ   Ở  VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 122 4.1. Quan điểm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu  cực  của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam thời gian  tới 122 4.2. Giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực  của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam thời gian   tới 138
  4. 4 KẾT LUẬN 165 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ  ĐàĐƯỢC CÔNG  BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 167 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168 PHỤ LỤC 180
  5. 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 An ninh kinh tế ANKT 2 An ninh lương thực ANLT 3 An ninh năng lượng ANNL 4 An ninh tài chính ANTC 5 An ninh quốc gia ANQG 6 Bí mật nhà nước BMNN 7 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 8 Đầu tư nước ngoai ĐTNN 9 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 10 Đầu tư gián tiếp nước ngoài FII 11 Kinh tế ­ xã hội KT ­ XH 12 Ngân sách nhà nước NSNN 13 Quản lý nhà nước QLNN 14 Quốc phòng ­ an ninh QP ­ AN 15 Xã hội chủ nghĩa XHCN
  6. 6 MDANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ STT Tên hình, biểu đồ Trang Hình 3.1. FDI vào Việt Nam sau 30 năm, số  liệu Tổng  1 cục thống kê tháng 10 năm 2018 81 Hình 3.2 Tốc độ tăng sản phẩm trong nước (GDP) 2008 ­  2 84 2017, số liệu Tổng Cục thống kê năm 2017 Hình 3.3. Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam từ  2009­2017.  3 Đơn vị: tỷ USD, số liệu Tổng Cục thống kê năm 2017 85 Biểu đồ  3.1. Lượng vốn FDI vào lĩnh vực năng lượng  4 xanh của Việt Nam. Số  liệu Tổng Cục thống kê năm  99 2016                                                  
  7. 7
  8. 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận án Năm 1987, Quốc hội đã ban hành Luật Ðầu tư  nước ngoài tại Việt  Nam, có hiệu lực thi hành từ  ngày 1­1­1988. Hơn 30 năm qua, thu hút, sử  dung ĐTNN  ở  Việt Nam, một mặt,  ĐTNN đã có những đóng góp quan  trọng đối với phát triển kinh tế ­ xã hội, góp phần tích cực hoàn thiện thể  chế kinh tế thị trường, cải thiện môi trường đầu tư  kinh doanh, phát triển  quan hệ đối ngoại, hợp tác, hội nhập quốc tế, bảo đảm an ninh quốc gia và  nâng cao uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Thực tiễn 30 năm  qua cũng cho thấy ÐTNN luôn đóng vai trò là một trong những bộ phận cấu  thành quan trọng, động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công  nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với 184 tỷ USD trong trong tổng số 334 tỷ USD   đầu tư  được giải ngân trong 30 năm, ÐTNN đã bổ  sung nguồn vốn quan   trọng vào tổng vốn đầu tư  toàn xã hội góp phần hình thành một số  ngành  công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, như: dầu khí, viễn thông, điện, điện   tử...; ÐTNN góp phần phát triển nhiều ngành dịch vụ  chất lượng cao như  tài chính ­ ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư  vấn luật, vận tải biển,   logistics,   giáo   dục   ­   đào   tạo,   y   tế,   du   lịch...;   chuyển   dịch   cơ   cấu   nông  nghiệp, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu, mở rộng thị trường  xuất khẩu, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và từng bước  đưa Việt Nam tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị  toàn cầu. Mặt  khác, ĐTNN ở Việt Nam cũng đã gây nên những tác động bất lợi nhất định  về KT ­ XH nói chung và ANKT nói riêng. Trước hết, liên kết của khu vực  ÐTNN với khu vực trong nước  hiệu  ứng lan tỏa còn hạn chế,  năng suất  chưa cao có dấu hiệu chèn lấn. Chuyển giao công nghệ chưa đạt được kết  quả như kỳ vọng. Tỷ trọng đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs)  còn thấp; đầu tư  từ  Hoa Kỳ, EU vào Việt Nam còn chưa tương xứng với  
  9. 9 tiềm năng. Một số  dự  án ÐTNN chưa tuân thủ  nghiêm túc quy định của  pháp luật về  bảo vệ  môi trường. Vẫn có tình trạng doanh nghiệp có vốn  ÐTNN sử  dụng máy móc, thiết bị  thế  hệ  cũ, không phù hợp, gây ô nhiễm  môi trường. Ðặc biệt đã có một số  dự  án gây sự  cố  ô nhiễm môi trường   nghiêm trọng. Một số  doanh nghiệp ÐTNN vi phạm pháp luật kê khai lỗ  giả, lãi thật, tìm cách chuyển giá thường xuyên và rất tinh vi để  tìm cách  trốn thuế,  gây thất thu lớn cho ngân sách  nhà nước. Thực tế  đã có nhiều  doanh nghiệp Việt Nam phải rút khỏi liên doanh, doanh nghiệp trở  thành  100% vốn nước ngoài. Việc tranh chấp hợp đồng lao động, lợi ích dẫn đến  đình công trong các doanh nghiệp ĐTNN có xu hướng gia tăng gây bất  ổn   về  mặt xã hội... Trong một số  trường hợp, việc thu hút ÐTNN chưa tính  toán đầy đủ, toàn diện các yếu tố liên quan đến quốc phòng, an ninh.  Trong xu thế mở của hội nhập, thu hút ĐTNN sự  quan tâm đặc biệt  của các quốc gia đối với lợi ích kinh tế và ANKT quốc gia khiến cho vấn   đề  ANKT ngày càng trở  thành một nhân tố  quan trọng, có tác động  ảnh  hưởng lớn không chỉ đối với ANQG mà với cả an ninh khu vực và quốc tế.  Trong khi đó, nhận thức về các mối đe doạ ANKT quốc gia do tác động của  ĐTNN  ở  Việt Nam còn chưa đầy đủ  và chưa theo kịp những diễn biến  nhanh   chóng   của   tình   hình,   đặc   biệt   là   vấn   đề   ANTC,   ANLT,   ANNL.  Chúng ta vẫn còn có những lỗ  hổng  trong chiến lược thu hút và sử  dụng  ĐTNN về  quản lý nhà nước và bảo đảm an ninh quốc gia nói chung và an  ninh kinh tế nói riêng. Lý luận và thực tiễn tác động của ĐTNN đối với những nước nhận  đầu tư  trên  nhiều lĩnh vực, nhất là  ANKT đã thu hút sự  quan tâm nghiên  cứu của nhiều nhà khoa học dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau và đạt   được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình  nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về tác động của ĐTNN đến   ANKT  ở Việt Nam dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, yêu cầu đặt ra 
  10. 10 là cần tiếp tục làm sáng tỏ  về  lý luận và thực tiễn vấn đề  trên, từ  đó đề  xuất các quan điểm và các giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác   động tiêu cực của ĐTNN đến ANKT ở  Việt Nam. Với ý nghĩa đó, tác giả  chọn đề tài “Tác động của đầu tư  nước ngoài đến an ninh kinh tế  ở Việt   Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị của mình.  2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích:  Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của ĐTNN đến ANKT   ở Việt Nam, trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm và giải pháp  phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của ĐTNN đến ANKT  ở Việt Nam thời gian tới. * Nhiệm vụ: Tổng quan tinh hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận án. Xây dựng cơ sở lý luận về tác động của ĐTNN đến ANKT; đưa ra  quan niệm, nội dung tác động của ĐTNN đến ANKT ở Việt Nam. Khảo sát, đánh giá thực trạng tác động tích cực, tiêu cực của ĐTNN  đến ANKT, chỉ ra nguyên nhân và những mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết từ  thực trạng tác động của ĐTNN đến ANKT ở Việt Nam. Đề xuất quan điểm và giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế  tác động tiêu cực của ĐTNN đến ANKT ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Tác động của ĐTNN đến ANKT. * Phạm vi nghiên cứu: Về  nội dung:  Luận án tập trung nghiên cứu tác  động của ĐTNN  đến ANKT bao gồm: an ninh tài chính, an ninh lương thực và an ninh năng  lượng. 
  11. 11 Không gian nghiên cứu: Trên lãnh thổ Việt Nam Về  thời gian nghiên cứu: Các số  liệu khảo sát từ  năm 2011 đến  2018. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận:  Luận án dựa vào lý luận của chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh về  xuất khẩu tư  bản, về  phát triển kinh tế  đối ngoại và ANKT   trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.  * Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa trên cơ  sở  khảo sát, phân tích, đánh giá và tổng hợp  tình hình thực tiễn các tỉnh thành trong nước về xử lý tác động của ĐTNN  đến ANKT những năm qua; dựa vào những số  liệu, tư liệu trong các công  trình nghiên cứu, các cuộc hội thảo trong và ngoài nước được công bố trên  các tạp chí; các văn bản báo cáo của Chính phủ, văn bản hướng dẫn thực  hiện các chính sách của các Bộ  ngành và các báo cáo của UBND các tỉnh   thành trong cả nước về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. * Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử  của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, luận án sử dụng các phương pháp: Trừu tượng   hóa khoa học; lôgic ­ lịch sử; phân tích ­ tổng hợp; thống kê ­ so sánh,   phương pháp chuyên gia để xây dựng và hoàn thiện luận án. Chương 1, sử dụng phương pháp phân tích ­ tổng hợp, phương pháp  lôgic ­ lịch sử để tổng quan các công trình trong và ngoài nước có liên quan   đến đề tài luận án. Chương 2, sử  dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để  làm rõ  những vấn đề lý luận về ĐTNN và ANKT. Từ đó làm rõ những quy luật, bản  chất tác động của ĐTNN đến ANKT ở Việt Nam.  Chương 3, sử  dụng các phương pháp khảo sát thực tiễn, phương 
  12. 12 pháp kết hợp lôgic ­ lịch sử, phương pháp phân tích ­ tổng hợp, thống kê ­  so sánh số liệu để khảo sát, đánh giá thực trạng tác động tích cực, tiêu cực,   xác định nguyên nhân và những vấn đề  đặt ra của tác động ĐTNN đến  ANKT. Chương 4, sử dụng các phương pháp như: phương pháp trừu tượng  hóa khoa học, phương pháp tổng hợp ­ phân tích, phương pháp lôgic ­ lịch  sử, phương pháp thống kê ­ so sánh để  làm rõ các quan điểm và giải pháp   phát huy tác động tích cực, hạn chế  tác động tiêu cực của ĐTNN  đến  ANKT ở Việt Nam trong thời gian tới. 5. Những đóng góp mới của luận án Đưa ra quan niệm và luận giải làm rõ các ba nội dung, các tiêu chí tác  động của ĐTNN đến ANKT ở Việt Nam. Phân tích, đánh giá đúng thực trạng, xác định nguyên nhân và chỉ  ra  năm vấn đề  bức thiết đặt ra cần tập trung giải quyết trong tác động của  ĐTNN đến ANKT ở Việt Nam.  Từ cơ sở lý luận, thực tiễn, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra, luận  án đề  xuất bốn quan điểm và năm giải pháp nhằm phát huy tác động tích  cực, hạn chế  tác động tiêu cực của  ĐTNN  đến ANKT  ở  Việt Nam thời  gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc thêm lý luận và  thực tiễn tác động của ĐTNN đến ANKT trong nền kinh tế  thị  trường định  hướng XHCN. Xây dựng và cung cấp cơ  sở  lý luận về  tác động của đầu tư  nước   ngoài đến an ninh kinh tế  cho chiến lược thu hút đầu tư  nước ngoài với  bảo đảm an ninh kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới. Quan điểm, giải pháp được đề xuất và xây dựng trong luận án là kết 
  13. 13 quả  có giá trị  lý luận góp phần khẳng định sự  đúng đắn, khoa học của  đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong  mở rộng hội nhập và hợp tác quốc tế. * Ý nghĩa thực tiễn:  Luận án là gợi ý khoa học để các địa phương, cơ quan quản lý có thể  tham khảo để  xây dựng chủ  trương, chính sách trong thu hút đầu tư  nước  ngoài và bảo đảm an ninh kinh tế ở Việt Nam.  Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy   và nghiên cứu khoa học ở một số môn học, khối ngành kinh tế chính trị, lĩnh vực  đầu tư và những vấn đề có liên quan đến sự tác động của ĐTNN đến ANKT. 7. Kết cấu của luận án  Luận án bao gồm: Mở  đầu, 4 chương (9 tiết); danh mục các công   trình của tác giả đã công bố  có nội dung liên quan đến luận án; danh mục  tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU  CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài 1.1.1. Công trình nghiên cứu về an ninh và an ninh kinh tế  Katarzyna Zukrowska (1999), “The link between economics, stability and  security in a transporming economy” [107]/ (Sự liên kết giữa kinh tế, ổn định   và an ninh trong nền kinh tế  chuyển đổ). Tác giả  đề  cập đến mối liên kết  giữa kinh tế,  ổn định và an ninh đã được xác định khác nhau trước, trong và  sau thời kỳ chiến tranh lạnh khi điều chỉnh các giai đoạn khác nhau của quan  hệ quốc tế. Sự khác biệt này dẫn đến các nước có tình hình an ninh khác nhau  cũng như các mô hình kinh tế khác nhau sẽ phải dựa trên những mối liên hệ 
  14. 14 trong quá khứ, hiện tại và sự  phụ  thuộc, hợp tác trong thế  giới đa cực, toàn  cầu hóa. Report   of   a   workshop   organized   by   the   Institute   of   Defence   and  Strategic Studies (IDSS)  (2003),  “Globalization and Economic Security in   East Asia ­ Governance and Institutions [109]/ (Toàn cầu hóa kinh tế và an   ninh  ở  khu vực Đông Á ­ Quản trị  và thể  chế). Báo cáo đưa ra các vấn đề  chính về an ninh kinh tế ở các nước Đông Á trên phương diện đã trở thành   vấn đề chính trong các vấn đề của khu vực, qua đó đưa ra các giải pháp và   định hướng cho những nhà hoạch định chính sách tham gia vào toàn cầu hóa  và bảo đảm an ninh của các quốc gia. Miles Kahler (2004),  “Economic security in an era of globalization:  defintion and provision” [112]/ (An ninh kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa:   định nghĩa và luận chứng).  Công trình đưa ra định nghĩa về  an ninh kinh tế  trong quá trình toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa đã tạo ra một định nghĩa mới về an   ninh kinh tế trước sự phức tạp và rủi ro của việc giao thoa giữa các nền kinh  tế, các nền văn hóa, sự xung đột của thể chế chính trị và vũ trang, cách mạng  xuyên biên giới của các tổ chức phi chính phủ  và của các biến động kinh tế  trong môi trường toàn cầu mới. Mối quan hệ giữa toàn cầu hóa kinh tế và hiệu  quả kinh tế, chính trị cần được xác định một cách chính xác và cẩn thận, trong   đó các phán xét về an ninh kinh tế phải được cân nhắc trước những ảnh hưởng  biến động của toàn cầu hóa đối với các lợi ích trong việc cải thiện hiệu quả  kinh tế trong dài hạn. Valeriu Ioan ­ Franc (2010), “Some Opinions on the Relation between  Security Economy and Economic Security” [108]/ (Một số ý kiến về quan hệ  giữa kinh tế an ninh và an ninh Kinh tế). Đề cập hai khái niệm quan trọng:  an ninh nền kinh tế và an ninh kinh tế. Đây là một thuật ngữ tương đối mới  ngụ  ý con đường xây dựng một hệ  thống toàn bộ  bảo vệ  bằng các biện 
  15. 15 pháp và các hoạt động để  ngăn chặn những hành động có chủ  ý làm  ảnh  hưởng đến chất lượng cuộc sống và hàng hóa mà không phải là một thuật  ngữ chỉ đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng, khi các mối đe dọa đến an ninh  kinh tế của một quốc gia đã hiện hữu. Vì vậy, một nền kinh tế vĩ mô muốn  một trạng thái cân bằng  ở cấp độ  thế  giới phải được tương quan với nội  dung chính trị, trạng thái cân bằng kinh tế và xã hội để  đảm bảo  ổn định  lâu dài phát triển của nền kinh tế. Stephen M.Carmel (2013), “Globalization, security, and economic well­ being”  [111]/  (Toàn cầu hóa, an ninh, và sự  thịnh vượng của nền kinh tế) .  Công trình nghiên cứu chỉ ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế do  những tiến bộ  về  khoa học kỹ  thuật, giao thông, công nghệ  truyền thông,  thương mại... trong quá trình toàn cầu hóa. Sự xung đột giữa các quốc gia về  chính trị, vũ trang, kinh tế  hay thương mại không chỉ  gây thiệt hại cho một   phía, nghĩa là gây thiệt hại cho cả “kẻ đi xâm lược” và “bên bị xâm lược”. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về  thương mại quốc tế, đầu tư   nước ngoài và tác động của an ninh đến đầu tư nước ngoài Salvador Barrios, Holger Gorg, Eric Albert Strobl (2004), “Analyzing   the impact of Foreign direct investment on the development of domestic  firms” [120]/ (Phân tích các tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến   sự phát triển của doanh nghiệp trong nước).  Nghiên cứu đã tập trung phân  tích tác động của FDI: hiệu  ứng cạnh tranh hạn chế sự thâm nhập của các  doanh nghiệp trong nước; làm rõ các yếu tố  thị  trường tác động tích cực,   tiêu cực đến sự  tăng trưởng, phát triển kinh tế  và doanh nghiệp của nước  nhận đầu tư. Asiedu (2006), “Foreign direct investment in Africa: The role of natural   resources,   maket   size,   government   policy,   institions   and   politcal   íntability”  [121]/  (Đầu tư  trực tiếp nước ngoài tại Châu Phi: Vai trò của nguồn tài  
  16. 16 nguyên thiên nhiên, quy mô thị trường, chính sách, các tổ chức cùng sự bất ổn   chính trị). Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu đã khảo sát được từ các nhà đầu tư  nước ngoài chỉ ra rằng: sự bất ổn về chính trị, bất ổn của nền kinh tế, tham   nhũng, tiêu cực, chính sách thu hút đầu tư hạn chế... có tác động tiêu cực đến   thu hút đầu tư trực tiếp tại Châu Phi. Đánh gia dữ liệu 22 quốc gia trong giai   đoạn 1984 ­ 2000. Nghiên cứu kết luận một số vấn đề  như: Các nguồn tài  nguyên thiên nhiên bị   ảnh hưởng; quy mô thị  trường chuyển đổi lớn; chính  sách, các tổ chức, cái nhân của nước nhận đầu tư có tác động mạnh mẽ đến   ngồn vốn FDI. Carmen   Raluca   Stoian  &  Roger   Vickerman   (2005),   “The   Interplay   between Foreign Direct Investment, Security and European Integration: The   Case of the Central  and Eastern European Countries”  [115]/  (Tương tác   giữa Đầu tư  trực tiếp nước ngoài, An ninh và hội nhập Châu Âu: Trường   hợp các nước Trung và Đông Âu).  Nghiên cứu đưa ra  mối quan hệ  hai  chiều giữa FDI và cải cách kinh tế trong khu vực các nước Trung Âu cùng  với vai trò của Liên minh Châu âu (EU) trong việc phá vỡ  vòng luẩn quẩn  của khả  năng  mất an ninh, ít đầu tư, cải cách chậm, triển vọng thấp   trở  thành thành viên EU. Các công ty đa quốc gia với các cơ hội kinh doanh mới  ở Trung và Đông Âu nhờ chi phí lao động thấp và thị trường không bão hòa  làm cho các nước dân chủ mới hấp dẫn các địa điểm để FDI. Hơn nữa, từ  quan điểm của   các nước Trung và Đông Âu về  thu hút FDI đã đóng góp  cho thị trường hóa thành công và hội nhập EU.  Những hạn chế và lỗi thời  vốn trong nước so với nhu cầu của khu vực tư nhân, sự cần thiết cạnh tranh  trong thị  trường nước ngoài thông qua  việc cải tiến công nghệ, bí quyết,  nghiên cứu và phát triển (research & development ­ viết tắt là R & D) dẫn đến áp  lực cho các chính phủ ngày càng phải thúc đẩy thu hút FDI. Khi gia nhập EU là  
  17. 17 phụ thuộc nhiều vào cải cách kinh tế, bao gồm tư nhân hóa và hiện đại hóa nền  kinh tế, FDI dường như là một phương tiện rõ ràng của việc đạt được các mục  tiêu của thị trường hóa. Nghiên cứu này đã minh họa cho tiềm năng này đối với   việc cải cách, phát triển bằng cách thu hút FDI để có những cải cách kinh tế và  sau đó nhờ những tác động từ cải cách kinh tế để hội nhập EU. Cải cách kinh tế  đại diện cho một thành phần của vấn đề an ninh, trong đó an ninh và cải cách   kinh tế trở thành yếu tố quyết định đến kết quả của FDI.  Robert E.Lipsey and Fredrik Sjoholm (2006), “The  Impact of Inward   FDI on Host Countries: Why Such Different Answers” [117]/ (Tác động của   FDI lên nước chủ nhà: Tại sao có những tác động khác biệt ). Công trình đề  cập tới nhiều tác động của FDI tới nước chủ  nhà. Các doanh nghiệp có   vốn đầu tư nước ngoài có thể được tiếp cận với công nghệ cao hơn, từ đó  nâng cao được chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà có giá thành thấp hơn,  với năng suất cao hơn và kết quả  là phúc lợi tiêu dùng cao hơn. Ngoài ra,  nhà đầu tư  nước ngoài có thể  góp phần làm tăng vốn cổ  phần của nước   chủ nhà, đồng thời thúc đẩy mức sản lượng đầu ra.  Faramarz AKARAM (2008), “Foreign Direct Investment in Developing   Countries: Impact on Distribution and Employment” [118]/ (Đầu tư trực tiếp   nước ngoài tại các nước đang phát triển: Tác động vào phân phối và việc   làm). Luận án đã chứng minh rằng: lý thuyết tân cổ điển truyền thống không  cho phép hiểu được những tác động của đầu tư  nước ngoài tới nước chủ  nhà trong bối cảnh toàn cầu hiện đại đã và đang định hình kể  từ  khi hệ  thống XHCN sụp đổ. Nguyên nhân chính là thị trường, dù là thị trường cạnh   tranh, cũng không thể tự  điều chỉnh. Do đó, lý thuyết tân cổ  điển cho thấy   sự  thiếu sót để  giải quyết các vấn đề  kinh tế  xã hội cơ  bản. Kinh tế  học  hiện đại về cơ bản là lý luận về kinh tế thị trường có sự  điều tiết của nhà  
  18. 18 nước.  Mohammad Sharif Karimi and Zulkornain Yusop (March 2009), “FDI   and Economic Growth in Malaysia” [116]/ (Đầu tư trực tiếp nước ngoài và   tăng trưởng kinh tế ở Malaysia). Nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa  đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế có là một vấn đề  thời sự trong nhiều thập kỷ? Hoạch định chính sách trong một số lượng lớn  của các nước đang tham gia vào việc tạo ra tất cả các loại động cơ (ví dụ  khu chế  xuất và các  ưu đãi thuế) để  thu hút FDI, FDI được giả  định tích  cực  ảnh hưởng đến kinh tế  địa phương phát triển. Sự  bùng nổ  của tăng  trưởng FDI trong năm 1990, đặc biệt là  ở  các nước đang phát triển, tăng  trưởng đo bằng GDP ở nước tiếp nhận. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp   nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế  có thúc đẩy nền công nghiệp và  phát triển của đất nước? Mối quan hệ  giữa FDI và tăng trưởng đã được  nghiên cứu bằng cách giải thích bốn kênh chính: (i) yếu tố quyết định tăng  trưởng, (ii) yếu tố quyết định của FDI, (iii) vai trò của các công ty đa quốc  gia tại nước sở tại, và (iv) hướng quan hệ nhân ­ quả giữa các bên. Từ  đó  đưa ra các giải pháp để đảm bảo thu hút FDI và duy trì phát triển bền vững   cho quốc gia này. World Inve  stment Report  (2011),  “Non­equity Modes Of International   Production And Development” [119]/ (Các chế  độ  không công bằng của sản   phẩm quốc tế và trong phát triển). Báo cáo dự đoán việc hồi phục dòng chảy  FDI trước khủng hoảng trong hơn hai năm tới bất chấp cú sốc nào về kinh tế.  Thách thức này dành cho những nỗ lực để đạt được mục tiêu phát triển thiên  niên kỷ.  Dòng chảy FDI toàn cầu đã tăng lên tới 1,24 nghìn tỷ  USD trong   năm  2010, nhưng vẫn thấp hơn 15% so với mức trung bình trước khủng  hoảng. Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc đánh giá rằng  FDI toàn cầu sẽ phục hồi lại mức trước khủng hoảng trong năm 2011, tăng 
  19. 19 từ 1,4 lên 1,6 nghìn tỷ đô la Mỹ, và đạt tới mức trong năm 2007 vào 2013. Tín   hiệu tích cực  này ngăn chặn những cú sốc không kỳ vọng vào nền kinh tế toàn cầu,  có thể tăng lượng con số các nhân tố rủi ro đang tồn tại. Các chính sách FDI   tương tác liên tục với các chính sách ngành, quốc gia và xuyên quốc gia.   Thách thức đặt ra là quản lý tương tác này để  hai chính sách có thể  cùng  hoạt động cho sự phát triển chung. Xóa bỏ cân bằng giữa việc xây dựng khả  năng tăng năng suất lao động nội địa và việc tránh chủ nghĩa bảo vệ thương  mại và đầu tư, là chìa khóa cho tăng cường hợp tác quốc tế.  Avinash Dixit (2011), “International Trade, Foreign Direct Investment,   and Security” [110]/ (Thương mại quốc tế, đầu tư  trực tiếp nước ngoài và   an ninh). Đề  cập đến những  ảnh hưởng của anh ninh kinh tế nước sở tại   đến thương mại quốc tế và đầu tư  trực tiếp của quốc gia đó. Qua đó nêu   lên vai trò quyết định của chính phủ  trong việc duy trì an ninh kinh tế,   những chính sách phù hợp để thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế đạt hiệu  quả cho cả nước nhận đầu tư cũng như nhà đầu tư. Dickson Oriakhi Presley Osemwengie (2012),“The Impact of National  Security  on Foreign  Direct Investment  in Nigeria:  An Empirical  Analysis”   [113]/  (Các tác động của an ninh quốc gia  đến đầu tư  trực tiếp nước   ngoài  ở  Nigeria: Một phân tích thực nghiệm) . Tài liệu này đã phản ánh  thực trạng và những tác động của an ninh nội  địa  ở  Nigeria đến hoạt   động đầu tư  trực tiếp nước ngoài  ở  nướ c sở  tại. Sự  bất  ổn của nền   chính trị, an ninh quốc gia, an ninh kinh t ế... đã  ảnh hưở ng tiêu cực đến  việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến quốc gia này. Viviane Bath (March 2012),“Foreign Investment, the National Interest   and National Security ­ Foreign Direct Investment in Australia and China” 
  20. 20 [114]/ (Đầu tư nước ngoài, lợi ích quốc gia và an ninh quốc gia ­ Đầu tư   nước ngoài ở  Úc và Trung Quốc). Tác giả  đưa ra các phương pháp tiếp  cận của chính phủ Úc và Trung Quốc trong việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp  nước ngoài (FDI), cung cấp một số các so sánh về lợi ích trong các quyết định  tiếp nhận đầu tư ở hai quốc gia này. Cả hai quốc gia đều là những nước nhận  đầu tư lớn và cũng là các nhà đầu tư  lớn trên thế giới. Cả  hai quốc gia đều   đưa ra những quyết định trong việc nhận đầu tư  dựa trên lợi ích và an ninh  quốc gia. Úc đánh giá xem xét việc nhận đầu tư dựa theo lợi ích quốc gia theo  từng trường hợp, trong khi Trung quốc có quy định chi tiết, đánh giá cơ cấu  đầu tư và quy trình đánh giá đó dựa trên các khái niệm của  “An ninh quốc gia”  và “ an ninh kinh tế quốc gia”, gần đây đã bổ sung thêm quy định xem xét mua  lại các thị phần của nước ngoài theo như yêu cầu an ninh quốc gia. Chuyên đề  đã đưa ra các khái niệm về lợi ích quốc gia và an ninh quốc gia , cũng như xem  xét vai trò của chúng trong việc tiếp nhận FDI tại Úc và Trung Quốc. John   Dunning  (2014),  “Why   Do  Companies   Invest   Overseas?”  [122]/  (Vì sao các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài). Nghiên cứu đã luận giải lý do vì sao lại đầu tư  vào các thị  trường   ngoài nước. Tác giả  cho rằng cùng với việc mở  rộng các hoạt động của   mình ra nước ngoài, còn có các lý do chủ yêu để nhà đầu tư rót vốn ra nước   ngoài: tìm kiếm thị  trường; chi phí thấp; tìm kiếm sản phẩm chiến lược;   nâng cao hiệu quả tìm kiếm lợi nhuận. 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đầu tư nước ngoài  Đinh Văn Hồng (2002), “Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại   khu kinh tế  trọng điểm phía Nam ­ Những vấn đề  đặt ra cho công tác an   ninh” [33]. Trong đó, tác giả đã nghiên cứu và chỉ  ra những vấn đề  phức 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0