Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực - Trường hợp các nước đang phát triển khu vực ASEAN
lượt xem 8
download
Mục tiêu chung của luận án "Bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực - Trường hợp các nước đang phát triển khu vực ASEAN" là đánh giá mối quan hệ giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực đối với các nước đang phát triển khu vực ASEAN, từ đó luận án đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm hạn đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính trong khu vực ASEAN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực - Trường hợp các nước đang phát triển khu vực ASEAN
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ VÂN TRÀ BẤT ỔN TÀI CHÍNH VÀ KHU VỰC KINH TẾ THỰC: TRƯỜNG HỢP CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC ASEAN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ VÂN TRÀ BẤT ỔN TÀI CHÍNH VÀ KHU VỰC KINH TẾ THỰC: TRƯỜNG HỢP CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC ASEAN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng MÃ SỐ: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN TRẦN PHÚC TS. NGUYỄN CHÍ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trần Thị Vân Trà, nghiên cứu sinh khóa 22, niên khóa 2018-2021 tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Tôi cam đoan rằng luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án. TP.HCM, ngày … tháng ….năm …. Người cam đoan Trần Thị Vân Trà
- ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học của tôi là Tiến sĩ Nguyễn Trần Phúc. Nhờ có sự hướng dẫn tận tâm và những góp ý sâu sắc của Thầy đã giúp tôi định hình rõ ràng hướng đi và hoàn thành tốt nhất luận án nghiên cứu. Thầy cũng dành nhiều thời gian động viên và đôn đốc tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn người đồng hướng dẫn khoa học là Tiến sĩ Nguyễn Chí Đức đã có những gợi mở và đóng góp ý kiến giúp nội dung luận án nghiên cứu của tôi thêm chiều sâu. Thầy cũng đã tận tình hỗ trợ cho tôi trong quá trình hoàn thành luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô của Trường Đại học Ngân hàng đã trang bị những kiến thức cần thiết giúp tôi thực hiện nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn đến những đồng nghiệp của tôi đã tư vấn và giúp đỡ cho tôi trong suốt chặn đường dài. Cuối cùng, tôi gửi lời biết ơn đến chồng tôi và hai con tôi đã luôn ở bên cạnh tôi động viên, khích lệ tinh thần tôi và là động lực lớn nhất của tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. TP.HCM, ngày … tháng ….năm …. Nghiên cứu sinh
- iii TÓM TẮT Luận án được thực hiện nhằm thực hiện nhằm xác định giai đoạn bất ổn tài chính và mối quan hệ giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực đối với năm nước đang phát triển khu vực ASEAN. Đầu tiên, luận án đo lường bất ổn tài chính bằng chỉ số căng thẳng tài chính dựa theo nghiên cứu của Balakrishnan và cộng sự (2011) và Cevik, Dibooglu, & Kutan (2013) áp dụng đối với nhóm nước đang phát triển. Kết quả cho thấy, chỉ số FSI được xây dựng cho từng nước giai đoạn từ tháng 1.2005 đến tháng 6.2020 phản ánh được sự biến động của khu vực tài chính. Tiếp đến, luận án sử dụng mô hình Markov-switching tự hồi qui để xác định đặc điểm của giai đoạn bất ổn tài chính của từng nước nghiên cứu. Kết quả cho thấy, các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, và Thái Lan tồn tại hai giai đoạn bất ổn tài chính khác nhau bao gồm giai đoạn bất ổn cao và giai đoạn bất ổn thấp (hay giai đoạn bình thường), còn Việt Nam tồn tại ba giai đoạn gồm bất ổn cao, bất ổn vừa, và bất ổn thấp. Trong đó, giai đoạn bất ổn cao có xác suất duy trì khá thấp, với mức thấp nhất là gần 0 phần trăm đối với Thái Lan và cao nhất là 20 phần trăm đối với Việt Nam. Tuy nhiên, đối với các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, và Thái Lan, giai đoạn bất ổn cao nhanh chóng chuyển sang giai đoạn bình thường còn đối với Việt Nam vẫn duy trì giai đoạn bất ổn vừa trong thời gian dài. Cuối cùng là mối quan hệ tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực. Kết quả cho thấy tồn tại tác động có tính phụ thuộc trạng thái của bất ổn tài chính đến khu vực kinh tế thực, trong đó mức tác động ở trạng thái bất ổn cao mạnh hơn và kéo dài so với trạng thái bất ổn thấp. Bên cạnh đó, trước cú sốc giảm căng thẳng tài chính thì khu vực kinh tế thực có sự cải thiện và hệ thống tài chính phục hồi nhanh hơn ở trạng thái bất ổn cao so với trạng thái bất ổn thấp. Từ khóa: Bất ổn tài chính, khu vực kinh tế thực, Chỉ số căng thẳng tài chính, Mô hình VAR ngưỡng, Các nước đang phát triển khu vực ASEAN
- iv ABSTRACT The thesis is carried out with the aim of identifying the period of financial instability and evaluating the relationship between financial instability and the real economic sector for five developing countries in the ASEAN region. Firstly, the thesis measures financial instability by financial stress index based on the research of Balakrishnan et al. (2011) and Cevik, Dibooglu, & Kutan (2013) for developing countries. The results show that the financial stress index for each country in the period from January 2005 to June 2020 effectively reflects the state of instability in the financial sector. Secondly, the thesis employs the Markov-switching model to identify the episodes of financial instability for each country in the research sample. The result shows that there exist two different regimes of financial instability, a regime with high-stress levels and a regime with low-stress levels, for Indonesia, Malaysia, Philippines, and Thailand. Viet Nam experienced three different regimes, including a high-stress regime, an intermediate-stress regime, and a low-stress regime. In particular, the regime of high stress has a relatively low probability of staying for all the countries with the lowest level near 0 percent for Thailand and the highest at 20 percent for Vietnam. The periods of high financial stress quickly switched to a state of low stress for Indonesia, Malaysia, the Philippines, and Thailand. But for Viet Nam, it is followed by prolonged periods of intermediate stress. Finally, there is a relationship between financial instability and the real economy. The results show that there exists a regime-dependent effect of financial instability on the real sector. The real economic impacts of financial stress are different across the two regimes, in which the impacts in the high-stress regime are statistically significant and stronger than the ones in the low-stress regime. In addition, the real economy improves and the financial sector recovers in response to a stress-decreasing shock in the high-stress regime more than that in the low-stress regime. Keywords: Financial Instability, Real economic, Financial Stress Index, Threshold Vector Autoregressive Model, ASEAN Developing Countries
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ ii TÓM TẮT...................................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................................... x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ................................................................................. 1 1.1. Lý do nghiên cứu .............................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 6 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 7 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 7 1.5. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu............................................................ 8 1.6. Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................................. 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG GIỮA BẤT ỔN TÀI CHÍNH VÀ KHU VỰC KINH TẾ THỰC ........................................................................................12 2.1. Cơ sở lý thuyết về bất ổn tài chính ................................................................................12 2.1.1. Các khái niệm về bất ổn tài chính .................................................................................12 2.1.2. Các đặc điểm của bất ổn tài chính.................................................................................14 2.1.3. Các lý thuyết về bất ổn tài chính ...................................................................................16 2.2. Tổng quan nghiên cứu về bất ổn tài chính ...................................................................26 2.2.1. Các nghiên cứu về đo lường bất ổn tài chính ...............................................................26 2.2.2. Các nghiên cứu đo lường bất ổn tài chính bằng chỉ số căng thẳng tài chính ............33 2.2.3. Các nghiên cứu về xác định giai đoạn bất ổn tài chính ...............................................45 2.2.4. Thảo luận các khoảng trống nghiên cứu.......................................................................46 2.3. Cơ sở lý thuyết về khu vực kinh tế thực .......................................................................48 2.3.1. Các khái niệm về khu vực kinh tế thực.........................................................................48 2.3.2. Các phương pháp đo lường khu vực kinh tế thực .......................................................48 2.4. Cơ sở lý thuyết về tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực ...............49 2.4.1. Lý thuyết quyền chọn thực ............................................................................................49 2.4.2. Lý thuyết chu kỳ tín dụng ..............................................................................................50 2.4.3. Lý thuyết cơ chế gia tốc tài chính ..................................................................................53 2.5. Tổng quan nghiên cứu về tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực ..66 2.5.1. Các nghiên cứu về tác động tuyến tính .........................................................................66 2.5.2. Các nghiên cứu về tác động phi tuyến ..........................................................................68 2.5.3. Thảo luận các khoảng trống nghiên cứu.......................................................................74
- vi CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................77 3.1. Phương pháp xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính đối với nước đang phát triển khu vực ASEAN .......................................................................................................................77 3.1.1. Đo lường các chỉ số tài chính đơn lẻ ...............................................................................77 3.1.2. Tổng hợp các chỉ số tài chính đơn lẻ ...............................................................................80 3.1.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả của chỉ số căng thẳng tài chính ................................81 3.2. Phương pháp đo lường giai đoạn bất ổn tại các nước đang phát triển khu vực ASEAN .............................................................................................................................81 3.2.1. Mô hình nghiên cứu .........................................................................................................81 3.2.2. Trình tự thực hiện mô hình hồi qui Markov-switching ................................................82 3.3. Phương pháp đánh giá tác động bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực đối với các nước đang phát triển khu vực ASEAN .........................................................................84 3.3.1. Mô hình nghiên cứu .........................................................................................................84 3.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình ......................................................................86 3.3.3. Trình tự thực hiện hồi qui mô hình TVAR ....................................................................87 3.4. Dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................................................93 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................96 4.1. Xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính ...........................................................................96 4.1.1. Thống kê mô tả................................................................................................................96 4.1.2. Kết quả đánh giá hiệu quả chỉ số căng thẳng tài chính ...............................................97 4.1.2.1. Các sự kiện căng thẳng tài chính trong giai đoạn 2005-2020 ..................................98 4.1.2.2. Kết quả đánh giá hiệu quả chỉ số căng thẳng tài chính của Indonesia.................101 4.1.2.3. Kết quả đánh giá hiệu quả chỉ số căng thẳng tài chính của Malaysia ..................105 4.1.2.4. Kết quả đánh giá hiệu quả chỉ số căng thẳng tài chính Philippines .....................109 4.1.2.5. Kết quả đánh giá hiệu quả chỉ số căng thẳng tài chính Thái Lan ........................113 4.1.2.6. Kết quả đánh giá hiệu quả chỉ số căng thẳng tài chính của Việt Nam .................117 4.2. Kết quả đo lường giai đoạn bất ổn tài chính ..............................................................121 4.2.1. Các kiểm định trước hồi qui mô hình .........................................................................121 4.2.2. Kết quả hồi qui mô hình Makov-switching ................................................................123 4.2.3. Thảo luận kết quả .........................................................................................................128 4.3. Quan hệ tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực .............................133 4.3.1. Mô tả đặc điểm dữ liệu nghiên cứu .............................................................................133 4.3.2. Các kiểm định trước hồi qui ........................................................................................136 4.3.3. Kết quả hồi qui mô hình ...............................................................................................139 4.3.4. Kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy.........................................................................144 4.3.4.1. Tác động của cú sốc tài chính...................................................................................144 4.3.4.2. Tác động của các loại cú sốc tài chính .....................................................................147
- vii 4.3.5. Thảo luận kết quả .........................................................................................................151 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .........................................................155 5.1. Các kết luận chính của nghiên cứu .............................................................................155 5.1.1. Đo lường bất ổn tài chính bằng chỉ số căng thẳng tài chính .....................................155 5.1.2. Xác định giai đoạn bất ổn tài chính.............................................................................160 5.1.3. Mối quan hệ tác động giữa bất ổn tài chính đối và khu vực kinh tế thực ...............161 5.2. Hàm ý chính sách ..........................................................................................................162 5.2.1. Bối cảnh hội nhập tài chính của các nước trong khu vực kinh tế ASEAN ..............162 5.2.2. Các hàm ý chính sách đối với nước trong khu vực ASEAN .....................................164 5.2.2.1. Các chính sách nhằm duy trì ổn định tài chính......................................................164 5.2.2.2. Hàm ý chính sách trong giai đoạn bất ổn tài chính cao .........................................170 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo......................................................................171 5.3.1. Hạn chế của luận án .....................................................................................................171 5.3.2. Hướng nghiên cứu mở rộng .........................................................................................172 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................174 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................................184 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................................201 PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................................210
- viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải tiếng Anh Diễn giải tiếng Việt ASEAN Association of South East Asian Hiệp Hội các quốc gia Đông Nations Nam Á CDF Cumulative distribution function Phân phối tích lũy CFNAI Chicago Fed National Activity Index CISS Composite Indicator of Systemic Stress CLS Conditional least square CPA Component Principle Analysis Phương pháp phân tích thành phần chính DSGE Dynamic Stochastic General Mô hình cân bằng động tổng Equilibrium quát ngẫu nhiên EMPI Exchange Market Pressure Index Chỉ số căng thẳng thị trường ngoại hối EU European Union Liên minh Châu Âu EWS Early Warning System Hệ thống cảnh báo sớm FSI Financial Stress Index Chỉ số căng thẳng tài chính GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội GEM Global Economic Monitor IMF International Money Fund Quỹ tiền tệ quốc tế KCFSI Kansas City Financial Stress Index MPIs Macro-prudential indicators Chỉ số an toàn vĩ mô NHNN Ngân hàng Nhà nước OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Organization for Economic Kinh tế Cooperation and Development PCA Principle Component Analysis Phân tích thành phần chính RCM Regime Classification Measure Chỉ số phân loại trạng thái TVAR Threshold Vector Autoregression Mô hình hồi qui VAR ngưỡng UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước UBGSTCQG Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia VAR Vector Autoregression VIX Chicago Board Options Exchange Chỉ số Biến động CBOE của Volatility Index Sở giao dịch quyền chọn Chicago
- ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Các chỉ số tài chính riêng lẻ của Canada theo Illing & Liu (2006) Bảng 2. 2. Các chỉ số tài chính riêng lẻ của Hoa Kỳ theo Hakkio và cộng sự (2009) Bảng 2. 3. Các chỉ số tài chính riêng lẻ Bảng 2. 4. Các chỉ số tài chính riêng lẻ khu vực Euro theo Hollo và cộng sự (2012) Bảng 2. 5. Chỉ số bất tài chính riêng lẻ đối với cho nhóm nước đang phát triển Bảng 2. 6. Tóm tắt các nghiên cứu Bảng 2. 7. Tóm tắt các nghiên cứu về tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực đối với các nước đang phát triển Bảng 3. 1. Dữ liệu khu vực tài chính của các nước đang phát triển khu vực ASEAN Bảng 4. 1. Thống kê chuỗi FSI của các nước đang phát triển ASEAN Bảng 4. 2. Bảng ma trận tương quan giữa FSI và chỉ số bất ổn tài chính thành phần Bảng 4. 3. Kiểm định tính dừng đối với các chuỗi thời gian FSI Bảng 4. 4. Kiểm định BDS đối với tính phi tuyến của chuỗi dữ liệu FSI Bảng 4. 5. Kiểm định McLeod–Li test đối với chuỗi dữ liệu FSI Bảng 4. 6. Kết quả hồi qui Markov-switching Bảng 4. 7. So sánh các mô hình tự hồi qui Markov-switching Bảng 4. 8. Kết quả hồi qui mô hình Markov-switching Bảng 4. 9. Xác suất chuyển dịch và thời gian duy trì ở các trạng thái Bảng 4. 10. Thống kê mô tả chỉ số kinh tế thực Bảng 4. 11. Kiểm định nhân quả Granger giữa biến FSI và chỉ số kinh tế thực Bảng 4. 12. Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình TVAR Bảng 4. 13. Độ trễ tối ưu của mô hình VAR hai biến FSI và khu vực kinh tế thực Bảng 4. 14. Kiểm định tính phi tuyến mô hình VAR Bảng 4. 15. Kết quả ước tính mô hình TVAR với 2 trạng thái Bảng 4. 16. Kiểm định Box-Ljung test đối với phần dư mô hình Bảng 4. 17. Phản ứng tích lũy của khu vực kinh tế thực sau 25 tháng Bảng 4. 18. Phản ứng tích lũy của chỉ số FSI sau 25 tháng
- x DANH MỤC HÌNH Hình 2 1. Cơ chế gia tốc từ khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình của KM(1997) Hình 2 2. Cơ chế gia tốc từ khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình của BGG (1994) Hình 2 3. Vòng lặp của cơ chế gia tốc tài chính Hình 2 4. Biến động của tài sản và đòn cân nợ khi lãi suất thấp và ổn định Hình 2 5. Tác động phi tuyến của bất ổn tài chính với đòn bẩy tài chính Hình 4. 1. Biến động của chỉ số FSI của các nước đang phát triển khu vực ASEAN Hình 4. 2. Chỉ số FSI của Indonesia Hình 4. 3.. Cơ cấu các chỉ số bất ổn thành phần của Indonesia Hình 4. 4. Chỉ số FSI của Malaysia Hình 4. 5. Cơ cấu các chỉ số bất ổn thành phần của Malaysia Hình 4. 6. Chỉ số FSI của Philippines Hình 4. 7. Cơ cấu các chỉ số bất ổn thành phần của Philippines Hình 4. 8. Chỉ số FSI của Thái Lan Hình 4. 9. Cơ cấu các chỉ số bất ổn thành phần của Thái Lan Hình 4. 10. Chỉ số FSI của Việt Nam Hình 4. 11. Cơ cấu các chỉ số bất ổn thành phần của Việt Nam Hình 4. 12. Xác suất duy trì các trạng thái Hình 4. 13. Biến động chỉ số FSI và khu vực kinh tế thực các nước ASEAN Hình 4. 14. Tác động của cú sốc tài chính Hình 4. 15. Phản ứng tích lũy của FSI và kinh tế thực trước các loại cú sốc tài chính Hình 5. 1. Các thị trường vốn của các nước ASEAN
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Chương này trình bày các nội dung về lý do thực hiện nghiên cứu, các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, các đóng góp mới của luận án, và bố cục của luận án nhằm giới thiệu tổng quan về nghiên cứu của luận án. 1.1. Lý do nghiên cứu 1.1.1. Bối cảnh thực tiễn Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra khá ít chủ yếu ở Hoa Kỳ với tổng cộng 11 cuộc khủng hoảng nghiêm trọng giai đoạn trong thể kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Từ giữa thế kỷ 20 với xu hướng tự do hóa tài chính diễn ra ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới thì các cuộc khủng hoảng tài chính trở nên thường xuyên hơn, phạm vi rộng hơn, và mức độ thiệt hại cũng như các tác động tăng lên đáng kể. Hoa Kỳ trải qua sự sụp đổ các tổ chức tiết kiệm vào thập niên 80. Khủng hoảng ngân hàng cũng xảy ra ở các nước phát triển Châu Âu trong khoảng thời gian này và đến thập niên 90 xuất hiện đối với Nhật Bản. Đối với các nước đang phát triển, khủng hoảng cũng xảy ra ở nhiều nước ở các khu vực khác nhau. Sự sụp đổ hệ thống ngân hàng xảy ra đối với các nước Chile, Argentina, và Uruguay vào đầu thập niên 80, tiếp đến là Mexico năm 1994-1995, và khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998. Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Hoa Kỳ năm 2007 nhanh chóng mở rộng thành cuộc khủng hoảng tài chính phạm vi toàn cầu. Mức độ lan truyền tới nhiều khu vực trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển và thị trường mới nổi, hệ thống tài chính cũng chịu ảnh hưởng nặng thông qua các kênh như: tác động lan truyền, sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư quốc tế (Cevik, Dibooglu, & Kenc, 2016). Thiệt hại từ các cuộc khủng hoảng cũng tăng lên đáng kể từ giữa cuối thế kỷ 20. Nếu cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Hoa Kỳ dẫn đến cuộc Đại suy thoái những năm 30, tổn thất cũng chỉ khoảng 3% GDP (Calomiris & Hubbard, 1989), thì các cuộc khủng hoảng nữa cuối thế kỷ 20 trở lại đây mức thiệt hại tăng đáng kể. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 với chi phí chiếm trên 80% GDP 2007 của Hoa
- 2 kỳ (Luttrell, Atkinson, & Rosenblum, 2013), chưa tính đến những thiệt hại ở các quốc gia khác do bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, những hệ quả đến nền kinh tế từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng khá nặng nề. Hoạt động kinh tế bị suy giảm xảy ra hơn một nữa số các quốc gia trên thế giới. Mức suy giảm kinh tế cao hơn so với trước khủng hoảng. Trong đó, trong số những nước trải qua khủng hoảng năm 2008 thì 85 phần trăm có hoạt động kinh tế giảm thấp hơn so với thời kỳ trước khủng hoảng. Đối với những nước không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng con số nhỏ hơn với khoảng 65 phần trăm (Wenjie, Mrkaic & Nabar, 2018). Xuất phát từ bối cảnh thực tiễn trên, việc giám sát sự ổn định của hệ thống tài chính có vai trò quan trọng đối với cơ quan quản lý tiền tệ các nước trên thế giới trong việc ứng phó với khủng hoảng tài chính (Borio và Drehemann, 2010). Bên cạnh đó, để giảm tác động của bất ổn khu vực tài chính đến tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng trung ương bắt đầu hướng đến mục tiêu ổn định hệ thống tài chính trong quản lý giám sát và thực thi chính sách tiền tệ (Creel, Hubert & Labondance, 2015). Do đó, nhu cầu cần có công cụ giám sát hiệu quả tình trạng bất ổn của hệ thống tài chính trở nên quan trọng và cấp thiết. 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu Nếu trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, vai trò của khu vực tài chính, đặc biệt là những bất ổn, rất mờ nhạt trong các lý thuyết về mô hình tăng trưởng kinh tế thì sau sự kiện này, từ bối cảnh thực tiễn với những tác động của cuộc khủng hoảng, chủ đề này được rất nhiều các nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm quan tâm (Aboura & van Roye, 2017). Có ba vấn đề đặt ra trong lĩnh vực nghiên cứu cũng như về khía cạnh chính sách: Thứ nhất là về xây dựng công cụ đo lường bất ổn tài chính. Để giám sát hiệu quả tình trạng ổn định của hệ thống tài chính, các nghiên cứu đưa ra nhiều phương pháp đo lường khác nhau. Một số phương pháp như bộ chỉ số an toàn tài chính của IMF và ECB dựa vào dữ liệu kế toán. Các chỉ số này chỉ tập trung vào đánh giá trong quá khứ hoặc hiện tại và ít hướng về dự báo trong tương lai (Borio và Drehmann, 2009). Các chỉ số dựa vào dữ liệu thị trường nhưng chỉ đánh giá một phần của hệ thống tài chính như chỉ số đánh giá khả năng vỡ nợ (PD_Probability of Default).
- 3 Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, nhiều nghiên cứu tập trung vào đo lường bất ổn tài chính bằng chỉ số căng thẳng tài chính (FSI). Đây là chỉ số tổng hợp thông tin của các khu vực khác nhau của hệ thống tài chính nhằm đánh giá bất ổn của toàn hệ thống, đo lường mức căng thẳng tài chính một cách liên tục và đánh giá được nguồn gốc gây ra khủng hoảng (Cevik và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, để xây dựng được chỉ số căng thẳng tài chính phản ánh hiệu quả tình trạng bất ổn của hệ thống tài chính tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: phạm vi áp dụng của chỉ số (từng nước hay từng nhóm nước, nước phát triển hay nước đang phát triển), mức độ phát triển của hệ thống tài chính, sự sẵn có của số liệu (Elekdag, Cardarelli, & Lall, 2009). Điều này đòi hỏi có sự cân nhắc trong việc chọn ra những khu vực quan trọng của hệ thống tài chính, lựa chọn các chỉ số bất ổn tài chính riêng lẻ, sử dụng phương pháp tổng hợp phù hợp, cũng như phương pháp đánh giá chỉ số. Thứ hai là về xác định và đánh giá đặc điểm của giai đoạn bất ổn tài chính. Với thước đo về mức độ bất ổn của hệ thống tài chính, một vấn đề quan trọng hơn là đánh giá xem tình trạng bất ổn tài chính của một giai đoạn nào đó có phải một vấn đề quan tâm về mặt chính sách hay không, hay nói cách khác giai đoạn được xem là có bất ổn tài chính được xác định như thế nào. Theo Liang (2013), khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 với tính lan truyền tài chính rộng và tác động sâu sắc đến suy thoái kinh tế thế giới có thể được xem là giai đoạn bất ổn tài chính cao nhưng đối với những giai đoạn bất ổn khác thì rất khó để xác định. Để phân biệt giai đoạn bất ổn với giai đoạn bình thường, các nghiên cứu chủ yếu đưa ra phương pháp xác định giá trị ngưỡng bằng thống kê đơn giản, trong đó chỉ số đo lường bất ổn vượt quá giá trị ngưỡng nhất định. Phương pháp này được đánh giá là mang tính chủ quan (Duprey, Klaus và Peltonen, 2017). Một số nghiên cứu gần đây sử dụng mô hình định lượng phi tuyến để xác định các giai đoạn bất ổn tài chính (Duprey, Klaus và Peltonen, 2017; Duprey và Klaus, 2017). Phương pháp định lượng được xem là khách quan và phản ánh được đặc trưng biến động của giai đoạn bất ổn định tài chính. Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn khá ít và chỉ tập trung ở các nước phát triển. Đối với các nước đang phát triển, chưa có một nghiên cứu nào sử dụng phương pháp này trong đo lường giai đoạn bất ổn tài chính.
- 4 Thứ ba là về mối quan hệ giữa khu vực tài chính và sự tăng trưởng của khu vực kinh tế thực khi xảy ra bất ổn tài chính. Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, vai trò của thị trường tài chính trong nền kinh tế không được chú trọng cả về nghiên cứu và điều hành chính sách. Các ngân hàng trung ương chủ yếu tập trung vào mục tiêu ổn định giá nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các qui định quản lý khu vực ngân hàng cũng nới lỏng dần nhiều thập kỷ cho đến trước khủng hoảng. Trong hầu hết các mô hình kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính chỉ được đề cập ở vai trò phát triển của thị trường và hầu như không đề cập đến sự mất cân đối hay căng thẳng khu vực tài chính (Aboura & Roye, 2017). Sau khủng hoảng tài chính, liên kết tài chính và kinh tế vĩ mô được đánh giá lại cả về lý thuyết lẫn nghiên cứu thực nghiệm. Vai trò của bất ổn tài chính bắt đầu được chú ý đến. Một trong cách lý giải cho liên kết này là lý thuyết về gia tốc tài chính. Sự tồn tại các ma sát tài chính trên thị trường, các cú sốc ngược từ bên ngoài bị khuếch đại và truyền dẫn tạo ra sự tương tác giữa thị trường tài chính và khu vực kinh tế thực (Kiyotaki & Moore, 1997). Đặc điểm về sự tương tác giữa hai khu vực cũng có nhiều tranh luận. Một số nguyên cứu cho rằng, cơ chế gia tốc tài chính tạo ra tương tác giữa hai khu vực sẽ giảm dần và đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng (Bernanke và Gilchrist, 1999), một số ý kiến khác lại cho thấy một cơ chế nội sinh tạo ra vòng lặp tương tác và dẫn đến vòn xoáy giảm sâu (Brunnermeier và Sannikov, 2014). Về khía cạnh thực nghiệm, quan hệ tác động giữa bất ổn khu vực tài chính và khu vực kinh tế thực được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu đối với các quốc gia phát triển. Bên cạnh một số nghiên cứu cho thấy bất ổn tài chính có tác động đến khu vực kinh tế thực và ngược lại từ khu vực kinh tế thực đến bất ổn khu vực tài chính (Apostolakis & Papadopoulos, 2015; Polat & Ozkan, 2019). Các nghiên cứu khác đi sâu hơn tìm thấy tính chất phụ thuộc trạng thái của mối liên kết này. Trong giai đoạn bình thường, không tồn tại tác động hoặc mức tác động không đáng kể giữa khu vực tài chính và khu vực kinh tế thực. Nhưng khi nền kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn cao, tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực diễn ra mạnh hơn và kéo dài hơn (Hollo và cộng sự, 2012). Kết quả này cho thấy tồn tại cơ chế gia tốc tài chính dẫn đến vòng xoáy giảm sâu giữa khu vực tài chính và khu vực kinh tế thực.
- 5 Đối với các nước đang phát triển, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sự tương tác hướng đến trạng thái cân bằng hay tác động tuyến tính (Cevik, Dibooglu & Kenc, 2016). Hầu như không có các nghiên cứu tập trong vào tác động phi tuyến trong mối quan hệ này. 1.1.3. Sự cần thiết nghiên cứu đối với các nước đang phát triển khu vực ASEAN Trong những thập kỷ gần đây, hệ thống tài chính các nước ASEAN trải qua nhiều biến động. Đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Châu Á năm 1997 tác động nặng nhất đến các nước thị trường mới nổi như Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines. Đồng Baht của Thái Lan buộc phải thả nổi và sau đó lan sang các nước còn lại với sự sụp đổ của đồng nội tệ. Một số nước cần đến sự trợ giúp của IMF trong lúc Malaysia áp đặt kiểm soát vốn. Hệ quả là tỷ lệ tăng trưởng GDP các nước bị âm ở mức 8 đến 10% (Park, Ramayandi & Shin 2013). Mặc dù có kinh nghiệm trong xử lý khủng hoảng, các nước trong đó có Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng tiếp theo sau đó như khủng hoàng tài chính toàn cầu năm 2008, khủng hoảng nợ công Châu âu năm 2011 với sự sụt giảm mạnh trên các thị trường cổ phiếu, trái phiếu và thị trường ngoại hối do dòng vốn đầu tư gián tiếp sụt giảm (Brunschwig và cộng sự, 2011; Lee và cộng sự, 2013). Bất ổn của các thị trường tài chính các nước ASEAN vẫn tiếp tục tăng lên khi có các biến động trên thị trường tài chính toàn cầu như sự kiện Taper Tantrum năm 2013 và gần đây nhất là đại dịch Covid-19. Do vậy, việc giám sát mức độ bất ổn của khu vực tài chính đối với các nước ASEAN vẫn luôn cần thiết ở góc độ chính sách. Về tác động của bất ổn đến khu vực kinh tế thực, mặc dù không xuất phát từ khu vực các nước Đông Nam Á nhưng khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cũng đã tác động đến hệ thống tài chính của các nước qua nhiều kênh như tác động lan truyền với sự đảo chiều dòng vốn và kênh thương mại xuất nhập khẩu. Kết quả là hoạt động kinh tế bị thu hẹp. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình khu vực ASEAN giảm từ 6.4 phần trăm năm 2007 xuống còn 4.3 phần trăm năm 2008, và giảm tiếp dưới 1 phần trăm năm 2009 (ADB, 2009). Hệ thống tài chính các nước trong khu vực cũng chịu tác động bởi các cú sốc bên ngoài giai đoạn sau đó như khủng hoảng nợ Châu Âu 2011, sự kiện Taper Tantrum.
- 6 Như vậy, xuất phát từ những yếu tố khác biệt trong xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính đối với từng nước hay nhóm nước, hạn chế trong phương pháp xác định giai đoạn bất ổn tài chính đối với các nước đang phát triển, và những hạn chế bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ tác động giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực đối với các nước đang phát triển; và xuất phát từ thực tiễn hệ thống tài chính các nước đang phát triển khu vực ASEAN trải qua nhiều biến động kể từ sau khủng hoảng Châu Á năm 1998 và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của khu vực, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực: Trường hợp các nước đang phát triển khu vực ASEAN” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ nhằm đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm củng cố cơ sở lý thuyết và đưa ra các hàm ý chính sách đối với ổn định tài chính của các nước trong khu vực ASEAN. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận án là đánh giá mối quan hệ giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực đối với các nước đang phát triển khu vực ASEAN, từ đó luận án đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm hạn đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính của từng nước và trong khu vực ASEAN. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để hoàn thành mục tiêu chung, luận án cần hoàn thành các mục tiêu cụ thể như sau: ▪ Thứ nhất, đo lường bất ổn tài chính đối với từng nước đang phát triển khu vực ASEAN ▪ Thứ hai, xác định các giai đoạn bất ổn tài chính đối với từng nước đang phát triển khu vực ASEAN ▪ Thứ ba, đánh giá sự khác biệt trong mối quan hệ giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực giữa giai đoạn bất ổn tài chính cao và giai đoạn bất ổn tài chính thấp ▪ Thứ tư, đưa ra các gợi ý chính sách cho các cơ quan quản lý và thực thi chính sách đối với các nước trong khu vực ASEAN.
- 7 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Từ các mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra như sau: ▪ Bất ổn tài chính tại các nước đang phát triển khu vực ASEAN được thể hiện thế nào? ▪ Các nước đang phát triển khu vực ASEAN trải qua các giai đoạn bất ổn tài chính như thế nào? ▪ Sự tương tác giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực khác nhau như thế nào giữa giai đoạn bất ổn tài chính cao và giai đoạn bất ổn tài chính thấp đối với các nước đang phát triển khu vực ASEAN? ▪ Các gợi ý chính sách nào cho các cơ quan quản lý và thực thi chính sách trong việc giám sát và quản lý sự ổn định hệ thống tài chính đối với các nước trong khu vực ASEAN? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đo lường bất ổn tài chính bằng chỉ số căng thẳng tài chính, xác định giai đoạn bất ổn tài chính, và mối quan hệ giữa bất ổn tài chính và khu vực kinh tế thực Về không gian nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu các nước khu vực kinh tế ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam. Đây là những nước thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển và nằm trong khối ASEAN có những đặc điểm chung về mức độ hội nhập tài chính trong khu vực cũng như thị trường tài chính toàn cầu nên có những điểm giống nhau về biến động tài chính trước tác động của các cú sốc. Về thời gian nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn từ tháng 1.2005 đến tháng 6.2020. Riêng trường hợp của Việt Nam, do dữ liệu nghiên cứu không đầy đủ, giai đoạn nghiên cứu từ tháng 1.2007 đến tháng 5.2020. Lý do chọn giai đoạn này bởi vì các nước trong mẫu nghiên cứu trải qua các cuộc khủng hoảng tài chính lớn như khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khủng hoảng nợ công Châu Âu năm 2011. Do vậy, dữ liệu sử dụng trong giai đoạn này phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
- 8 1.5. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp định lượng kết hợp với phương pháp tính toán thống kê nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu. Đối với mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, luận án sử dụng các phương pháp tính toán tổng hợp khác nhau. Cấu trúc xây dựng chỉ số FSI với 4 khu vực tài chính được chọn bao gồm: khu vực ngân hàng, thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường ngoại hối dựa vào cách tiếp cận của Hollo và cộng sự (2011). Trong đó, các chỉ số tài chính đơn lẻ được xây dựng dựa vào phương pháp của Balakrishnan và cộng sự (2011) và Kibritçioglu, A. (2003). Các chỉ số đơn lẻ của thị trường cổ phiếu được xây dựng dựa vào phương pháp của Balakrishnan và cộng sự (2011), trong đó sử dụng mô hình GARCH(1,1) để xác định chỉ số biến động chỉ số giá thị trường. Các chỉ số đơn lẻ thị trường trái phiếu được xác định và xây dựng dựa vào phương pháp của Louzis & Vouldis (2013). Và cuối cùng, chỉ số trên thị trường ngoại hối dựa vào Girton & Roper (1977) với chỉ số EMPI. Phương pháp tổng hợp các chỉ số đơn lẻ thành chỉ số FSI dựa vào phương pháp của Balakrishnan và cộng sự (2011). Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu thứ hai, luận án dựa theo nghiên cứu của Hollo và cộng sự (2011) và Duprey, Klaus & Peltonen (2017) để xác định các giai đoạn bất ổn tài chính khác nhau và đặc điểm của từng giai đoạn bất ổn tài chính đối với từng nước trong mẫu nghiên cứu bằng mô hình tự hồi qui ngưỡng Markov- switching. Đối với mục tiêu nghiên cứu thứ ba, luận án sử dụng mô hình VAR đa trạng thái dưới hình thức Threshold VAR với hai biến nội sinh là chỉ số căng thẳng tài chính và biến đo lường hoạt động kinh tế thực. Mô hình được xác định với hai trạng thái bao gồm trạng thái bất ổn tài chính cao và trạng thái bất ổn thấp, trong đó giá trị ngưỡng được xác bằng chỉ số căng thẳng tài chính. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng hàm phản ứng đẩy phi tuyến theo phương pháp của Koop, Pesaran và Potter (1996) để mô phỏng phản ứng của các biến trong mô hình trước các cú sốc gia tăng căng thẳng tài chính và cú sốc giảm căng thẳng tài chính. Dữ liệu nghiên cứu về tài chính và khu vực kinh tế thực. Khu vực tài chính bao gồm dữ liệu về giá các loại tài sản tài chính như: chỉ số giá thị trường cổ phiếu,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
314 p | 83 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
267 p | 72 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
241 p | 23 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam
226 p | 17 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
206 p | 23 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam
165 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia bảo hiểm vi mô của người có thu nhập thấp tại Việt Nam
215 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
248 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cô phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
208 p | 34 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Việt Nam
184 p | 29 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - ngân hàng: Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
271 p | 11 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở thành phố Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị
27 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nghiên cứu rủi ro lan tỏa của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
190 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc nợ công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
190 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường thông tin và cơ chế quản trị công ty đến hoạt động sáp nhập và mua bán tại Việt Nam
196 p | 22 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
229 p | 15 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
27 p | 6 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng: Hạn chế tài chính và hành vi đầu tư của các công ty tại Châu Á – vai trò của phát triển tài chính
30 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn