intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:195

53
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về thu hút và quản lý vốn FPI ở các nước đang phát triển, nghiên cứu thực trạng thu hút và quản lý vốn FPI vào Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2020, đề tài "Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam" đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và quản lý vốn FPI vào Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa có tác giả công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Thanh Thảo 1
  2. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ 1 MỤC LỤC ....................................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 6 DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................... 7 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 9 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 9 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu: ..................................... 10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 11 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 12 5. Đóng góp mới của luận án ....................................................................... 12 6. Kết cấu của luận án .................................................................................. 13 CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 14 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN...... 14 CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN ............................................................................ 14 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................. 14 1.1.1. Nghiên cứu về các vấn đề lý luận liên quan đến thu hút và quản lý vốn FPI .................................................................................................................. 14 1.1.2. Nghiên cứu về hoạch định chính sách thu hút và quản lý vốn FPI vào Việt Nam. ........................................................................................................ 18 1.1.3. Nghiên cứu về thực trạng thu hút vốn FPI vào Việt Nam. ................... 20 1.1.4. Nghiên cứu về thực trạng quản lý vốn FPI vào Việt Nam. ................... 23 1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu đã tổng quan ............................. 26 1.2.1. Những điểm đã thống nhất ................................................................... 26 1.2.2. Những khoảng trống nghiên cứu .......................................................... 28 1.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của luận án .................................... 29 1.4. Hướng nghiên cứu chủ yếu của luận án .............................................. 31 2
  3. CHƯƠNG 2 ................................................................................................... 32 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI ....................................................... 32 2.1. Cơ sở lý luận về thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ........................................................................................................................ 32 2.1.1. Các khái niệm, đăc điểm và vai trò của dòng vốn FPI ........................ 32 2.1.2. Thu hút dòng vốn FPI ........................................................................... 40 2.1.3. Quản lý dòng vốn FPI .......................................................................... 46 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút và quản lý FPI ............................ 51 2.2. Kinh nghiệm thu hút và quản lý FPI của một số nước và bài học cho Việt Nam ........................................................................................................ 54 2.2.1. Kinh nghiệm Trung Quốc ..................................................................... 54 2.2.2. Kinh nghiệm Malaysia .......................................................................... 62 2.2.3. Bài học cho Việt Nam ........................................................................... 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................. 73 CHƯƠNG 3 ................................................................................................... 74 THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN 2020 ....................... 74 3.1. Chính sách thu hút và quản lý FPI ở Việt Nam thời gian qua .......... 74 3.1.1. Chính sách thu hút FPI tại Việt Nam ................................................... 74 3.1.2. Chính sách quản lý FPI tại Việt Nam ................................................... 79 3.2. Thực trạng thu hút FPI tại Việt Nam .................................................. 88 3.2.1. Các giai đoạn của dòng vốn FPI vào Việt Nam từ 2007 đến 2020 ...... 88 3.2.2. Thu hút FPI trên thị trường chứng khoán ............................................ 96 3.2.3. Thu hút FPI thông qua góp vốn cổ phần vào doanh nghiệp .............. 116 3.3. Thực trạng hoạt động quản lý FPI tại Việt Nam .............................. 120 3.3.1. Phân cấp quản lý dòng vốn FPI ......................................................... 120 3.3.2. Thực trạng quản lý vốn FPI vào và ra khỏi Việt Nam ....................... 124 3
  4. 3.3.3. Kiểm tra, giám sát dòng vốn FPI trên thị trường chứng khoán:........ 126 3.4. Đánh giá chung về thu hút và quản lý FPI tại Việt Nam ................. 131 3.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................ 131 3.4.2. Những tồn tại và hạn chế.................................................................... 136 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................. 147 CHƯƠNG 4 ................................................................................................. 150 GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM .............................................................. 150 4.1. Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế ............................................. 150 4.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................. 150 4.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước ............................................................... 154 4.2. Chủ trương, quan điểm và định hướng thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam............................................................. 160 4.2.1. Chủ trương của Đảng về thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam ....................................................................................................... 160 4.2.2. Mục tiêu thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam...... 164 4.2.3. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán và thu hút, quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam thời gian tới.................................. 168 4.3. Giải pháp tăng cường thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam ...................................................................................... 171 4.3.1. Nhóm giải pháp về thu hút vốn FPI vào Việt Nam ............................. 171 4.3.2. Nhóm giải pháp về quản lý vốn FPI vào Việt Nam ............................ 179 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................. 183 KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................. 185 4
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BBGA Chỉ số Trái phiếu Tổng hợp Toàn cầu của Bloomberg- Barclays CBOP Cán cân thanh toán tiền mặt CEBR Trung tâm nghiên cứu kinh tế và thương mại CIBM Thị trường trái phiếu liên ngân hàng Trung Quốc CNTT Công nghệ thông tin CSRC Uỷ ban quản lý chứng khoán Trung Quốc DNNN Doanh nghiệp Nhà nước FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FPI Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội IIP Vị thế đầu tư quốc tế IMF Quỹ tiền tệ thế giới IPO Lần đầu tiên phát hành ra công chúng MSS Hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán NAV Giá trị tài sản ròng NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần QFII Chương trình nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ điều kiện ROMS Hệ thống giám sát hoạt động của đồng Ringit TNC Công ty xuyên quốc gia TNCN Thu nhập cá nhân UBCKNN Uỷ ban chứng khoán nhà nước UNCTAD Hội nghị liên hợp quốc về thương mại và phát triển WGBI Chỉ số Trái phiếu Chính phủ Thế giới 5
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ chế đầu tư giành cho nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường vốn Trung Quốc ..................................................................................................... 58 Bảng 3.1: Giá trị giao dịch cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007- 2016 .................................. 100 Bảng 3.2: Giá trị giao dịch cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giai đoạn 2017-2020 .................................. 102 Bảng 3.3: Tỷ trọng giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh năm 2017 (%) .............................. 107 Bảng 3.4: Một số công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư nước ngoài tiêu biểu tại Việt Nam....................................................................................................... 110 6
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Các dòng vốn đầu tư vào Trung Quốc và từ Trung Quốc ra nước ngoài (tỷ USD)................................................................................................ 59 Hình 2.2: Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Trung Quốc ................................ 61 giai đoạn 2014 -2020 ...................................................................................... 61 Hình 2.3: Mức độ vốn hoá (tỷ RM) và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (%) trên thị trường chứng khoán Kuala Lumpur ............................................ 65 Hình 2.4: Dòng vốn FPI vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu Malaysia tính theo quý, giai đoạn 2008-2020 ....................................................................... 67 Hình 3.1: Các quyết định nới room nước ngoài và ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................................................... 81 Hình 3.2: Dòng vốn FPI vào Việt Nam giai đoạn 2008-2018 (triệu USD) .... 94 Hình 3.3: Vốn FPI trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2021 ................................................................................................... 95 Hình 3.4: Giá trị giao dịch trái phiếu của nhà đầu tư nước ngoài .................. 97 giai đoạn 2016-2020 (tỷ đồng) ....................................................................... 97 Hình 3.5: Cơ cấu các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (2019- 2020) ............................................................................................................... 98 Hình 3.6: Số lượng tài khoản các nhà đầu tư nước ngoài,............................ 103 giai đoạn 2004-2019 ..................................................................................... 103 Hình 3.7: Quy mô giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài trên 2 sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP Hồ CHí Minh (tỷ đồng) ................................... 105 Hình 3.8: Tỷ suất sinh lời của một số quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2009-2019 (%) ..................................................................................... 115 Hình 3.9: Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam ......................................... 121 Hình 3.10: Mô hình tổ chức quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ......... 122 7
  8. Hình 3.11: Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo quý (2012-2017) (triệu USD) ................................................................................................... 126 Hình 3.12: Hai hình thức giao dịch trái phiếu doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam .............................................................................................................. 130 Hình 3.13: Những trở ngại khi đầu tư vào Việt Nam ................................... 138 Hình 3.14: Các yếu tố dẫn đến thất bại của giao dịch đầu tư ở Việt Nam ... 139 8
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thu hút đầu tư nước ngoài là một nhiệm vụ quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam để bổ sung sự thiếu hụt về nguồn vốn trong nước, thúc đẩy phát triển sản xuất, kích thích tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống của người dân. Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) càng được đánh giá là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. FPI có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng cường tính minh bạch của thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận nguồn vốn mới, cải thiện chất lượng quản trị và cải thiện các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài bắt đầu quan tâm đến thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam thành lập Uỷ ban chứng khoán nhà nước năm 1996, thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (2000) và ở Hà Nội (năm 2005). Sau khi Luật chứng khoán ban hành vào năm 2006, có hiệu lực vào năm 2007, FPI vào Việt Nam có những bước chuyển động tích cực hơn, giúp thị trường chứng khoán Việt Nam minh bạch an toàn hơn, có khả năng hội nhập tốt hơn với các thị trường vốn quốc tế và khu vực. Đặc biệt vào nửa cuối năm 2017, Việt Nam chính thức cho ra đời thị trường chứng khoán phái sinh (ngày 10/8/2017), đánh dấu một kênh đầu tư sinh lời mới cho các nhà đầu tư cá nhân. Sau hơn 10 năm thu hút FPI kể từ khi Luật chứng khoán có hiệu lực, tình hình thu hút FPI đã được cải thiện rõ rệt. Lợi ích dễ nhận thấy của dòng vốn FPI ở Việt Nam là nó giúp cho các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận với các nguồn vốn tiết kiệm ở nước ngoài, tận dụng các nguồn vốn này để đầu tư, giảm bớt các áp lực về vốn trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh. Đầu tư gián tiếp nước ngoài còn giảm chi phí vay vốn và khiến đầu tư tiếp tục tăng lên, doanh nghiệp ngày càng phát triển. Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng chứa đựng nhiều rủi ro do bản chất của dòng vốn này dễ biến động, đồng thời do việc quản lý dòng vốn này có những đặc trưng riêng có. Mặc dù được đánh giá là điểm đến hấp dẫn dòng vốn 9
  10. FPI, nhưng dòng vốn này vẫn còn ở mức khá khiêm tốn so với khả năng hấp thụ vốn đầu tư của thị trường Việt Nam. Triển vọng phát triển của thị trường chứng khoán trong thời gian tới là rất khả quan, nhưng để thu hút được lượng vốn lớn và có chất lượng tốt hơn từ các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài, Việt Nam có rất nhiều việc cần phải làm, đặc biệt trong việc hoàn thiện và cải thiện khung pháp lý liên quan đến FPI, tăng cường quản trị công ty, quản trị rủi ro, minh bạch hoá và công khai hoá thông tin, đồng thời phải nâng cao năng lực quản lý vốn FPI. Thu hút và quản lý dòng vốn FPI vào Việt Nam thời gian qua còn gặp nhiều hạn chế, tồn tại cả về cơ chế chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút dòng vốn FPI trên thị trường, cơ chế và giải pháp quản lý hiệu quả, tăng cường năng lực quản lý dòng vốn FPI vào Việt Nam để vừa đảm bảo tính bền vững của dòng vốn này, đảm bảo phát huy tác động tích cực của dòng vốn này vào quá trình nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, vừa đảm bảo quản trị rủi ro do dòng vốn này mang lại. Xuất phát từ vấn đề đã nêu, việc lựa chọn đề tài “Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam” mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về thu hút và quản lý vốn FPI ở các nước đang phát triển, nghiên cứu thực trạng thu hút và quản lý vốn FPI vào Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2020, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và quản lý vốn FPI vào Việt Nam trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Làm rõ những lý luận cơ bản về vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, đặc điểm và tác động của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầu tư. + Làm rõ các công cụ chính sách chủ yếu trong quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. + Từ cơ sở lý luận đã được nghiên cứu, đưa ra khung tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với các nước tiếp nhận. 10
  11. + Nghiên cứu khuôn khổ pháp lý và các công cụ trong quản lý vốn FPI ở Việt Nam + Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút vốn FPI vào Việt Nam trong giai đoạn 2007-2020 + Làm rõ và đánh giá thực trạng công tác hoạch định chính sách quản lý, công tác thanh tra, giám sát vốn FPI ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2020 + Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và quản lý vốn FPI trong thời gian tới 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: chính sách, thực trạng và giải pháp thu hút và quản lý vốn FPI tại Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: + Thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn 2007- 2020 và kiến nghị chính sách cho giai đoạn 2021-2030 Năm 2007 là năm đánh dấu Luật chứng khoán bắt đầu có hiệu lực thi hành và là năm đánh dấu thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu có những biến đổi về chất và là năm có dòng vốn ngoại đổ vào thị trường chứng khoán tăng rõ rệt. Năm 2021 là thời điểm khởi đầu cho Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp mới, vì vậy luận án xin phép dừng thời điểm nghiên cứu trong giai đoạn 2007-2020. + Không gian: tập trung nghiên cứu thực trạng thu hút và quản lý vốn FPI trên thị trường chứng khoán, bao gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp tại Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm quốc tế của Malaysia và Trung Quốc + Nội dung: Nghiên cứu chính sách thu hút và quản lý FPI ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2020; Đánh giá thực trạng thu hút FPI tại Việt Nam; Đề xuất các kiến nghị giải pháp. 11
  12. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận trong nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương pháp luận trong nghiên cứu. Những nguyên lý cơ bản của duy vật biện chứng, duy vật lịch sử có tác dụng hướng dẫn, gợi mở cách thức xem xét vấn đề, xem xét vấn đề khoa học theo quan điểm toàn diện, liên hệ phổ biến, quan hệ lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, kết hợp sử dụng các phương pháp tổng kết thực tiễn để tìm ra những đặc điểm cụ thể của vấn đề nghiên cứu và tính quy luật của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp thu thập thông tin: luận án chủ yếu sử dụng thông tin thứ cấp, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các lý thuyết về quản lý nhà nước, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Kế thừa các nghiên cứu trước đó (luận án, đề tài) để tìm ra các hướng nghiên cứu của mình. Các tài liệu thứ cấp chủ yếu được sử dụng là các tài liệu của IMF, OECD, WB, ADB và các tài liệu nghiên cứu trong nước trước đó liên quan đến đề tài. - Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin: đề tài sử dụng các công cụ thống kê, các phương pháp tổng hợp để xác định nội dung thu hút và quản lý đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với các nước tiếp nhận. - Phương pháp so sánh: luận án tiến hành so sánh thu hút FPI của Việt Nam với một số nước trong khu vực có điều kiện phát triển kinh tế - chính trị tương đồng với Việt Nam, từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực hiện phân tích so sánh. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án sẽ góp phần làm rõ khung lý thuyết về thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, những tác động và tiêu chí đánh giá dòng vốn và quản lý dòng vốn này. Từ đó làm cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng thu hút và quản lý FPI của Việt Nam trong thời gian qua. 12
  13. - Luận án sẽ tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng thu hút và quản lý vốn FPI vào Việt Nam trong giai đoạn 2007-2020, từ đó tìm hiểu những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, góp phần đề xuất các giải pháp thu hút và quản lý hiệu quả vốn FPI trong thời gian tới tại Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo. Dự kiến nội dung chia làm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút và quản lý vốn FPI Chương 3: Thực trạng thu hút và quản lý vốn FPI vào Việt nam trong giai đoạn 2007-2020 Chương 4: Một số giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian tới 13
  14. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu về các vấn đề lý luận liên quan đến thu hút và quản lý vốn FPI Nghiên cứu về khái niệm vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, các tổ chức quốc tế như UNCTAD (1999), IMF (1993), các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, Luật đầu tư của Việt Nam đã đưa ra các khái niệm có điểm giống và khác nhau về đầu tư gián tiếp nước ngoài. Nghiên cứu toàn diện về mối quan hệ liên quốc gia giữa FDI và FPI (Comprehensive Study of the Internationship between FDI & FPI), UNCTAD (1999) [19] đã thực hiện với các nhà quản lý về dòng vốn đầu tư trên thị trường mới nổi vào đầu năm 1997 với mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nước này. Nghiên cứu khẳng định kỳ vọng về khả năng tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến đầu tư. Quy mô thị trường có ảnh hưởng quan trọng, đồng thời giá trị vốn hoá và thanh khoản cao sẽ tạo điều kiện và cơ hội đầu tư tốt hơn; ngoài ra quyết định đầu tư còn phụ thuộc vào biến động của tỷ giá và ổn định chính trị cũng có tác động không nhỏ. Nghiên cứu đã chỉ ra các vấn đề liên quan đến vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại các thị trường mới nổi, nguyên nhân sự xuất hiện thường xuyên của các cuộc khủng hoảng tài chính; các giải pháp đưa ra tiếp cận dòng vốn dài hạn và hạn chế các dòng vốn đầu ngắn hạn là một trong các nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng; bài học rút ra cho việc ngăn ngừa khủng hoảng là phải nắm bắt được xu hướng vận động của các dòng vốn đầu tu gián tiếp nước ngoài; theo tuỳ giai đoạn mà các quốc gia đưa ra các chính sách và thể chế quản lý FPI phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu của Stulz (1999), Dòng vốn đầu tư gián tiếp quốc tế và các thị trường chứng khoán (International Portfolio Flows and Securities Markets). Kết quả chỉ ra: tự do hoá tại các thị trường mới nổi là một trong những nhân tố có ảnh hưởng 14
  15. quyết định đến đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào các thị trường nội địa và sự phát triển của các thị trường này. Tự do hoá thị trường chứng khoán của một quốc gia sẽ ảnh hưởng tới quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường chứng khoán nội địa, yếu tố làm gia tăng giá trị tài sản nội địa, giảm chi phí vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Parthapratim Pal (2006), Đầu tư gián tiếp nước ngoài, phát triển kinh tế và thị trường chứng khoán: nghiên cứu trường hợp Ấn Độ (Foreign Portfolio Investment, Stock Market and Economic Development: A case Study of India), khẳng định vốn FPI thực sự mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế, nó cung cấp thêm nguồn lực cho nền kinh tế mà không làm tăng thêm gắng nặng nợ cho đất nước; đồng thời làm tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực tài chính cho nước nhận đầu tư; mặt khác FPI còn tác động tích cực tới hoạt động của thị trường vốn trong nước, tạo thêm lực đẩy cho giá chứng khoán trên thị trường nội địa, ảnh hưởng đến hệ số P/E trên thị trường. Jose Antonio Ocampo và Joseph E. Stiglitz (2008), Phát triển và tự do hoá thị trường vốn (Capital Market Liberalization and Development, New York, Oxford University Press) [13] đưa ra quan điểm rằng, ở tầm vĩ mô, quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thì khái niệm quản lý thường được coi như hoạt động kiểm soát lợi ích và phát triển bền vững của các nước liên quan. Tác giả đưa ra kết luận: các biện pháp quản lý đổi với dòng vốn vào ra có thể có tác dụng, tuy nhiên các cơ quan quản lý phải có khả năng thực hiện ngăn ngừa được các kẽ hở của luật pháp, đặc biệt là phòng chống tham nhũng và rửa tiền; kiểm soát ngoại hối và hạn chế dòng vốn vào là giải pháp tốt nhất để chống lại sự nhạy cảm trong nước đối với dòng vốn quốc tế (điều này đã được minh chứng trong chống khủng hoảng của Trung Quốc và Ấn Độ những năm 90 của thế kỷ XX); Trong khi đó, các quy định về dự trữ bắt buộc không sinh lời và các biện pháp tương tự chỉ có sự ảnh hưởng nhất thời đến dòng vốn vào chính sách lãi suất; các biện pháp kiểm soát nên được coi là công cụ bổ trợ cho các chính sách vĩ mô khác, không nên coi nó là công cụ thay thế chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. 15
  16. Về đặc điểm tác động của FPI đối với nền kinh tế, UNCTAD (1999) [19] nghiên cứu mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, những yếu tố quyết định dòng vốn đầu tư trực tiếp và dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, những chính sách có tính chất khuyến khích dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở các nước đang phát triển. Feldstein (2000) cho rằng vốn quốc tế giúp các chủ sở hữu giảm rủi ro bằng cách đa dạng hoá hoạt động cho vay và đầu tư, giúp chủ thể tiếp cận với cách điều hành doanh nghiệp, chuẩn hoá quy tắc kinh doanh và hoàn thiện chính sách luật pháp. Prasend và cộng sự (2007) cho rằng FPI làm tăng tính thanh khoản của thị trường vốn trong nước và có thể gúp thị trường phát trển hiệu quả hơn, mở rộng hoạt động đầu tư. Min Zhu (2011) [14] cho rằng các nguyên tắc của việc kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài thuộc chia sẻ giữa các nền kinh tế mới nổi và các nước phát triển, các tổ chức quốc tế trong việc quản lý dòng vốn ở các nền kinh tế mới nổi. Ashoka Mody, Antu Panini Murshid (2011) [1] phân tích những lợi ích từ liên kết thị trường tài chính quốc tế, mối quan hệ giữa dòng vốn và tăng trưởng dài hạn, đánh giá lại một số lý thuyết kinh tế liên quan đến mối quan hệ giữa vốn đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Jean-Louis Combes, Tidiane Kinda and Patrick Plane (2011) [12] đánh giá tác động của dòng vốn và chế độ tỷ giá linh hoạt đối với tỷ giá của các nước đang phát triển, chú trọng đặc biệt đến tác động của các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với tỷ giá của các nước đang phát triển. Nghiên cứu về các yếu tố quyết định FPI, Đặng Minh Tiến (2013) [92] cho rằng, môi trường thuận lợi để thu hút FPI bao gồm cả các yếu tố trong nước và nước ngoài, cụ thể là: trình độ phát triển của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, ổn định kinh tế vĩ mô, mức độ dự trữ ngoại hối, sức khoẻ ngành ngân hàng, tính thanh khoản của thị trường, lãi suất, toàn cầu hoá và khu vực hoá, tự do hoá đầu tư, các biến động trên thị trường thế giới. Lê Thị Lan và cộng sự (2015) [64] cho rằng có một số biến số vĩ mô tác động đến FPI bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, cung tiền. 16
  17. Nghiên cứu về quản lý FPI ở các nước tiếp nhận, có nhiều quan điểm khác nhau. Sohnke M.Bartram and Gunter Dufey (2001) [17] cho rằng FPI mang lại nhiều rủi ro cho nước tiếp nhận, trước hết là rủi ro về tiền tệ, rủi ro về kiểm soát vốn trên thị trường chứng khoán và nhiều loại rủi ro khác. Chính vì vậy, cần phải có cơ chế kiểm soát dòng vốn này, trong đó bao gồm các biện pháp về thuế, kiểm soát ngoại hối, kiểm soát thị trường vốn, cũng như các biện pháp khác mang tính luật pháp như bảo vệ quyền của cổ đông, quy định các vấn đề về công bố thông tin, kiểm soát các giao dịch trên thị trường chứng khoán… Một số nghiên cứu trong nước cũng phân tích các chính sách quản lý dòng vốn FPI. Kim Văn Chính (2006) [32] cho rằng quản lý vốn FPI bao gồm việc xây dựng và thực hiện các chiến lược thu hút FPI, ban hành khung khổ pháp lý và thể chế về FPI, chính sách về FPI, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động FPI và giám sát hiệu quả FPI. Ciara (2010) [5] cho rằng cần thiết phải quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài để góp phần ổn định tài chính, đạt mục tiêu tăng trưởng quốc gia. Kiểm soát dòng vốn vào có thể thực hiện bằng các biện pháp hình thành tỷ giá ổn định, hạn chế nợ quá mức, giới hạn sở hữu nước ngoài trong một số ngành, áp thuế hạn chế vốn ngắn hạn, tăng cường tính chủ động của các chính sách tiền tệ. Đặng Minh Tiến (2013) [92] cho rằng, chính sách quản lý dòng vốn FPI bao gồm: thuế, kiểm soát ngoại hối, đánh thuế ngoại tệ, ký quỹ, điều tiết thị trường vốn, thực hiện cơ chế giám sát. Nguyễn Thanh Huyền (2015) [56] cho rằng quản lý FPI bao gồm một số nội dung chính như hoàn thiện khuôn khổ luật pháp, chính sách, hoạch định chính sách phát triển về FPI, thực hiện chức năng kiểm tra giám sát FPI. Hoàng Văn Quỳnh (2016) [78] cho rằng, các nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước đối với đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán bao gồm: xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đầu tư gián tiếp nước ngoài; xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chính sách thu hút FPI; xây dựng các biện pháp ngăn ngừa rủi do liên quan đến FPI, quản lý thống kê số liệu về thu hút vốn FPI, xây dựng các chính sách hỗ trợ hoạt động FPI như tỷ giá, quản lý ngoại hối…; giám sát xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán. Lê Thị Thuỳ Vân, Vương Duy Lâm (2017) [102] cho rằng để đảm bảo an ninh tài chính quyền gia, các nước mới nổi thường áp dụng 17
  18. các công cụ quản lý dòng FPI sau: các công cụ tiền tệ (lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc), các công cụ thuế (thuế suất ưu đãi, đánh thuế nhiều lần, áp đặt mức thuế khấu trừ thu nhập), các biện pháp hành chính (hạn chế các khoản đầu tư của các tổ chức đầu tư không cư trú, cấm các khoản đầu tư của người không cư trú, đầu tư của người cư trú cần được ngân hàng trung ương thông qua trước, áp đặt thời hạn nắm giữ trái phiếu…). Ngoài ra, cần nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan chủ quản trong kiểm soát FPI, chú ý cách thức điều hành chính sách tiền tệ tỷ giá, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm trước những rủi ro trong quá trình tự do hoá tài khoản vốn… Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước phần nào đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về thu hút và quản lý FPI. Tác giả luận án sẽ kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó, hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài và hình thành khung phân tích cho luận án. 1.1.2. Nghiên cứu về hoạch định chính sách thu hút và quản lý vốn FPI vào Việt Nam. Chính sách đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam có thể tìm thấy trong các tài liệu, văn bản pháp luật của Việt Nam, điển hình là Luật đầu tư năm 2005; Luật Chứng khoán năm 2006, Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam; Quyết định 260/2002/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư về việc ban hành danh mục các ngành nghề người nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước; Quyết định 55/2009/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam; Luật đầu tư 2014; Luật đầu tư 2020, Luật chứng khoán 2020, Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp lý khác. Những tài liệu, văn bản mang tính pháp lý này đề cập rất rõ những ưu đãi, quy định cụ thể cho các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh các Luật, quyết định, nghị định liên quan đến thu hút và quản lý FPI vào Việt Nam, có thể tìm thấy một số nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này qua các ấn phẩm đã xuất bản, luận án tiến sĩ và nhiều bài báo khoa học khác. Hoàng Thị 18
  19. Quỳnh Chi (2008) [31] đã phân tích thực trạng các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật đó đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý dòng vốn FPI trên thị trường chứng khoán. Luận án của Nguyễn Thị Thuận (2009) [90] đã đề cập đến thực trạng hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động tổ chức kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam, từ đó đưa ra những khuyến nghị hoàn thiện khuôn khổ chính sách cho tổ chức kinh doanh chứng khoán, trong đó có các tổ chức của các nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiếu (2011), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế. Luận án nghiên cứu một cách khá toàn diện về quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán trên cả ba khía cạnh: (1) quản lý theo chức năng, (2) quản lý theo yếu tố của thị trường chứng khoán và (3) quản lý theo hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: để xác định được liều lượng quản lý nhà nước phù hợp với từng giai đoạn cụ thể thì cần phải phân tích được một số nội dung cơ bản sau: xác định mục tiêu quản lý, tạo lập môi trường luật pháp, tổ chức bộ máy quản lý, chính sách và công cụ quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát và điều hành thị trường; Đồng thời đề xuất một số giải pháp cụ thể trong xác định mục tiêu quản lý nhà nước đối với các cơ quan: Chính phủ, Bộ Tài chính, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước; các quan điểm, nội dung về hoàn thiện Luật Chứng khoán, hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo “mô hình độc lập” nhưng có sự phân cấp về chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan; phòng ngừa rủi ro và tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát thị trường chứng khoán. Đặng Minh Tiến (2013) [92] đã phân tích những quy định chung về FPI tại Việt Nam, các chính sách thu hút FPI phân theo hình thức và lĩnh vực đầu tư, các quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài… thông qua các luật, quyết định, nghị định đã ban hành của chính phủ từ năm 1987 đến năm 2010. Mặc dù tác giả chưa đưa ra những đánh giá chính sách thu hút và quản lý FPI, nhưng đã đưa ra những nhận định về việc mở rộng các quy định mang tính chất ưu đãi hơn đối 19
  20. với các nhà đầu tư FPI trong các vấn đề sở hữu cổ phần, lĩnh vực đầu tư, tỷ lệ tham gia góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Nguyễn Thanh Huyền (2015), Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán, Luận án tiến sỹ kinh tế. Luận án đã nghiên cứu các vấn đề về các hoạt động quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài dưới dưới góc độ cơ chế, chính sách của nhà nước, ngoài ra còn đề cập đến thị trường và hiệp hội trong quản lý; tuy nhiên, còn chưa gắn kết giữa quản lý và thu hút vốn FPI. 1.1.3. Nghiên cứu về thực trạng thu hút vốn FPI vào Việt Nam. Thu hút vốn FPI được nhiều tác giả đề cập đến qua các tạp chí khoa học và bài báo. Đặng Minh Tiến (2013) cho rằng, chính sách thu hút FPI vào Việt Nam chủ yếu tập trung ở việc hình thành các khuôn khổ pháp lý, phân loại lĩnh vực và hình thức đầu tư, quy định tỷ lệ sở hữu vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Thu hút FPI vào Việt Nam phân theo từng giai đoạn: Giai đoạn 1 (1988-1997) là giai đoạn khởi đầu với những điều kiện đầu tư vô cùng rủi ro; Giai đoạn 2 (1998-2002) là giai đoạn Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng tài chính châu Á và các quỹ đầu tư gần như hoàn toàn rút khỏi Việt Nam; Giai đoạn 3 (2003-2007) là giai đoạn phục hồi vốn FPI vào Việt Nam nhờ các thể chế và chính sách liên quan đến thị trường chứng khoán được hình thành và dần hoàn thiện; Giai đoạn 4 (2007-2011) là giai đoạn dòng vốn FPI vào Việt Nam chững lại do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Việc quản lý vốn FPI ở Việt Nam được thực hiện dưới nhiều hình thức: thành lập các công ty quản lý quỹ đầu tư, quy định về quản lý ngoại hối đối với việc mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư, thực hiện các chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt, điều tiết các quy định về chuyển lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài về nước. Hoàng Văn Quỳnh (2016) [78] cho rằng FPI vào Việt Nam thời gian qua chủ yếu thông qua các quỹ đầu tư, và các hoạt động giao dịch chứng khoán. Từ năm 2007 đến 2009, thu hút FPI vào Việt Nam chịu những tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng từ năm 2010 đến nay có những dấu hiệu tăng trưởng mạnh do thị trường chứng khoán cải thiện và kinh tế thế giới phục hồi. Dòng vốn này luôn duy trì trạng thái vào ròng, đóng góp đáng kể vào nguồn vốn dài hạn cho nền 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2