intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:222

15
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng" là đánh giá ảnh hưởng của GEPU đến ổn định hệ thống ngân hàng tại các quốc gia trên thế giới; Đồng thời, luận án cũng xác định tác động tương tác của GEPU và các yếu tố vĩ mô, yếu tố đặc trưng ngành ngân hàng đến ổn định hệ thống ngân hàng của các quốc gia trên thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Tính bất định chính sách kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH CHÂU LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã ngành: 9.34.02.01 TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH CHÂU LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng MÃ SỐ: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. VÕ XUÂN VINH TS. ĐÀO LÊ KIỀU OANH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Đề tài này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực. Đề tài có một số nội dung được sử dụng trong các bài tham luận hội thảo quốc tế, cụ thể: (1) Phần nội dung của tổng quan nghiên cứu được sử dụng trong bài tham luận “Regional and Global uncertainty factors affect banking stability: Experimental study in Vietnam” tại hội thảo quốc tế International Conference on Blockchain and Advanced Financial Management 2021 (2) Một phần nội dung trong tham luận “The determinants of bank stability in Asia: The effect of global economic policy uncertainty” tại Hội thảo quốc tế “International Conference on Business and Finance” 2022 (3) Một phần luận giải được sử dụng trong bài báo “The impact of global economic policy uncertainty on bank stability” được chấp nhận đăng trên tạp chí Polish Journal of Management Studies, tập 27, năm 2023 Ngoài ra, các nội dung khác trong đề tài chưa từng được công bố trước đây. Các nội dung do người khác thực hiện đều được trích dẫn nguồn đầy đủ trong luận án. Tác giả
  4. ii LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học của tôi là GS. TS Võ Xuân Vinh. Thầy đã hướng dẫn rất tận tình, đóng góp nhiều ý kiến hữu ích giúp tôi định hướng được hướng nghiên cứu và hoàn thiện các nội dung trong luận án. Không chỉ vậy, Thầy còn thường xuyên đốc thúc và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận án theo tiến độ đã đề ra. Tôi cũng xin kính gửi lòng tri ân sâu sắc đến cô hướng dẫn khoa học TS. Đào Lê Kiều Oanh. Những góp ý của Cô đã giúp tôi nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ và hoàn thiện nghiên cứu của mình. Sự kiên nhẫn, tận tâm và những lời động viên của cô đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình hoàn thiện luận án. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô đã tham gia hội đồng đánh giá luận án các cấp trong quá trình hoàn thiện luận án. Những chỉ dẫn, góp ý chân thành, những chia sẻ của các thầy cô đã giúp tôi nhận ra thiếu sót, có được những góc nhìn mới, mở rộng hiểu biết để hoàn thiện luận án tốt hơn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô, đồng nghiệp đã có những góp ý chân thành cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện nghiên cứu. Lời cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên và chia sẻ của gia đình, đặc biệt là chồng tôi, trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Tác giả
  5. iii TÓM TẮT Tiêu đề: TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Tóm tắt: Bất định được xem như là yếu tố tạo ra rủi ro cho các chủ thể trong nền kinh tế. Một trong những yếu tố bất định được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến từ bất định CSKT của các chính phủ. Các cơ sở lý thuyết kinh tế của Keynes, Friedman, Minsky đã chỉ ra bất định CSKT tạo ra ảnh hưởng tiêu cực cho các chủ thể, bao gồm các NH và có thể dẫn đến bất ổn định hệ thống tài chính của QG. Ảnh hưởng của EPU không chỉ tác động đến QG sở tại mà còn lan truyền qua các nước khác thông qua nhiều kênh truyền dẫn khác nhau trong môi trường TCH. Nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của EPU đến các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là ổn định HTNH, được thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế khi: (1) vẫn chủ yếu tập trung ở bất định CSKT QG, (2) chưa đánh giá ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH các QG ; (3) chưa đánh giá tác động của các biến vĩ mô và đặc trưng ngành kết hợp với GEPU thông qua các biến tương tác. Do đó, đề tài được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của GEPU đến ổn định HTNH bổ sung thêm minh chứng thực nghiệm cho các lý thuyết về tác động của EPU và ổn định HTNH và góp phần đưa ra hàm ý quản trị đối với các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý của các QG . Đề tài sử dụng dữ liệu của 116 QG trong giai đoạn 2008 - 2020 và phương pháp hồi quy GMM hệ thống 2 bước. Biến phụ thuộc trong nghiên cứu là biến Z_score, NPL được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về ổn định HTNH. Bất định CSKT toàn cầu là logarit cơ số tự nhiên giá trị trung bình trong 12 tháng trong năm của GEPU. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các biến kiểm soát phản ánh đặc điểm hoạt động hệ thống ngân hàng thông qua tỷ lệ vốn chủ sở hữu, khả năng khai thác vốn huy động, quy mô hệ thống ngân hàng, tỷ lệ thu nhập lãi biên, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi và mức độ tập trung của hệ thống. Các yếu tố vĩ mô cấp độ QG cũng được đưa vào mô hình gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và toàn cầu hóa. Các chỉ tiêu trong mô hình được thu thập trong giai đoạn 2008 - 2020 từ
  6. iv bộ dữ liệu của WB công bố trên website (cập nhật vào 01/03/2023) nhằm đảm bảo tính khách quan, tin cậy của dữ liệu ở cấp HTNH của mỗi QG. Sau khi thực hiện các kiểm định mô hình nhằm đảm bảo kết quả hồi quy đáng tin cậy, kết quả nghiên cứu ủng hộ cho quan điểm GEPU tăng lên bào mòn sự ổn định của HTNH ở các QG trong mẫu nghiên cứu. Nói cách khác, CSKT toàn cầu thiếu chắc chắn là yếu tố vĩ mô bất lợi, có tác động tiêu cực đến ổn định HTNH ở các QG. Điều này thể hiện qua hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê và ý nghĩa kinh tế trong mô hình gốc của GEPU ở năm hiện hành đến: (1) làm giảm điểm số Z và (2) làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Kết quả này ủng hộ cho các lý thuyết kinh tế liên quan cũng như phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa EPU và ổn định HTNH và hoạt động ngân hàng như trong nghiên cứu của Phan và cộng sự (2020), Shabir và cộng sự (2021), Nguyen (2020)…Mặc dù việc can thiệp vào điều hành CSKT của các nước lớn là điều không thể nhưng các QG có những “vũ khí” để giảm thiểu tác động tiêu cực của GEPU đến từ đặc điểm vĩ mô và đặc trưng hoạt động HTNH. Các công cụ mà chính phủ và cơ quan quản lý mỗi QG có thể sử dụng được rút ra từ kết quả hồi quy mô hình mở rộng với các biến tương tác giữa GEPU và các biến kiểm soát trong mô hình, bao gồm gia tăng vốn chủ sở hữu, quy mô hệ thống ngân hàng, thu nhập lãi biên, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi và mức độ tập trung của hệ thống. Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến ổn định HTNH trong môi trường GEPU gồm lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và TCH. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số hàm ý quản trị cho chính phủ, các cơ quan quản lý và các nhà quản trị NH. Từ khóa: bất định, chính sách kinh tế, sự ổn định, hệ thống ngân hàng
  7. v SUMMARY Title: Economic policy uncertainty and banking system stability Abstract: Uncertainty is considered a risk factor for actors in the economy. One of the factors of uncertainty that many researchers are interested in comes from the economic policy uncertainty of governments. The economic theories based on Keynes, Friedman, and Minsky have shown that economic policy uncertainty creates adverse effects for actors, including banks, and can lead to instability of the country's financial system. The influence of EPU not only affects the host country but also spreads to other countries through many different transmission channels in the globalized environment. Many studies on the effects of EPU on economic actors, especially the banking system's stability, have been carried out but still need to be expanded when: (1) mainly focus on national economic policy uncertainty, (2) have not yet assessed the influence of GEPU on the stability of banking systems in global countries; (3) has not assessed the impact of macro variables and industry characteristics associated with GEPU through interactive variables. Therefore, the study is carried out to assess the GEPU's influence on the banking system's stability, adding empirical evidence to the theories on the impact of EPU and the financial system's stability and contributing to the implications of governance for policymakers and regulators of international countries. The study uses data from 116 countries from 2008 - 2020 and a two-step systematic GMM regression method. The dependent variable in the study is Z_score, NPL, commonly utilized in studies on the system's stability. The global economic uncertainty is the logarithm of the natural base of the 12 months of the year of the GEPU. In addition, the study also uses control variables to reflect the performance characteristics of the banking system through equity ratio, ability to exploit mobilized capital, size of the banking system, income ratio, profit margin, non- interest income ratio, and system concentration. National macro factors are also contained in the model, including economic growth, inflation, unemployment rate, and globalization. The indicators in the model are collected in the period 2008 -
  8. vi 2020 from the data set of the World Bank published on the website (updated on March 1, 2023) to ensure the objectivity and reliability of the data. After performing model tests to ensure reliable regression results, the research results support the view that increased GEPU erodes the stability of banking systems in the countries in the sample. In other words, the uncertainty of global economic policy is an unfavorable macro factor that has a negative impact on the credit institution systems’ stability. This result is reflected in the regression coefficients of statistical significance and economic significance in the original model of GEPU in the current year to (1) Z-score in the negative direction and (2) NPL in the positive direction. This result supports relevant economic theories and is consistent with empirical studies on the relationship between EPU and bank stability and banking performance, as in the study of Phan et al. (2020). , Shabir et al. (2021), Nguyen (2020)…Although it is impossible to interfere in the governance of the economic policy of major countries, countries in the region have "weapons" to minimize negative impacts. The polarity of GEPU comes from the macro characteristics and the operation characteristics of the banking industry. The tools that governments and regulators can use in each country are derived from the results of the extended model regression with the interaction variables between the GEPU and the control variables in the model, including total equity, size of the banking system, interest margin, non-interest income ratio and concentration of the system. Macro factors affecting the stability of the credit system in the GEPU environment include inflation, unemployment rate, and GLOBalization. The author gives some governance implications for the government, regulatory agencies, and bank administrators. Keywords: uncertainty, economic policy, stability, the banking system
  9. i MỤC LỤC MỤC LỤC .....................................................................................................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. v DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ .......................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................... 1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................1 1.1.1 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn ........................................................... 1 1.1.2 Tính cấp thiết về mặt khoa học ...........................................................4 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 6 1.2.1 Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 6 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................7 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................7 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 8 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................ 8 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................... 8 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 10 1.5.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................ 10 15.2 Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................12 1.5.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 12 1.6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ........................................................... 14 1.6.1 Đóng góp mới về mặt khoa học ........................................................14 1.6.2 Đóng góp mới về mặt thực tiễn ........................................................ 15 1.7 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................... 16 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .....................................................................................18 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ....................................................... 19 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ .. 19 2.1.1 Khái niệm tính bất định của chính sách kinh tế ............................... 19 2.1.2 Lý thuyết về tính bất định của chính sách kinh tế ............................23 2.1.3 Đo lường tính bất định chính sách kinh tế ....................................... 32
  10. ii 2.1.4 Tác động của tính bất định chính sách kinh tế ................................. 37 2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ...........40 2.2.1 Khái niệm ổn định hệ thống ngân hàng ............................................40 2.2.2 Lý thuyết về ổn định hệ thống ngân hàng ........................................ 44 2.2.3 Đo lường ổn định hệ thống ngân hàng ............................................. 47 2.2.4 Vai trò của ổn định hệ thống ngân hàng ...........................................50 2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định hệ thống ngân hàng ................ 51 2.3 TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐẾN ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ...................................................................55 2.3.1 Tác động bất định chính sách kinh tế trong nước đến ổn định hệ thống ngân hàng của một quốc gia ............................................................ 55 2.3.2 Tác động bất định chính sách kinh tế của quốc gia này đến ổn định hệ thống ngân hàng của quốc gia khác ......................................................56 2.4 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐẾN ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ................................................................................................................ 59 2.4.1 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định hệ thống ngân hàng ................................................................................................... 59 2.4.2. Các nghiên cứu về tính bất định của chính sách kinh tế đến ổn định của hệ thống ngân hàng ............................................................................. 63 2.4.3 Khoảng trống nghiên cứu ................................................................. 69 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .....................................................................................72 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................73 3.1 KHUNG PHÂN TÍCH .................................................................................73 3.2 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................................... 74 3.2.1 Giả thuyết nghiên cứu thứ nhất ........................................................ 74 3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu thứ hai .......................................................... 75 3.2.3 Giả thuyết nghiên cứu thứ ba ........................................................... 76 3.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................... 76 3.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................. 76 3.3.2 Giải thích biến và giả thuyết nghiên cứu ..........................................78
  11. iii 3.3 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 90 3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 90 3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả ............................................................ 90 3.4.2 Phương pháp hồi quy tĩnh dành cho dữ liệu bảng ............................90 3.4.3 Phương pháp hồi quy động dành cho dữ liệu bảng ..........................91 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .....................................................................................94 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 95 4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................95 4.1.1 Thực trạng tính bất định chính sách kinh tế toàn cầu và ổn định hệ thống ngân hàng ......................................................................................... 95 4.1.2 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ..................................................98 4.2 KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 103 4.2.1 Kiểm định lựa chọn phương pháp nghiên cứu với biến Z_score ...103 4.2.2 Kiểm định lựa chọn phương pháp nghiên cứu với biến NPL ........ 105 4.3 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH GỐC .................................................... 107 4.4. KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH VỚI BIẾN TƯƠNG TÁC ................. 113 4.4.1 Kết quả hồi quy mô hình với biến tương tác đặc điểm ngành (mô hình 2) ...................................................................................................... 113 4.4.2 Kết quả hồi quy mô hình với biến tương tác đặc điểm nền kinh tế vĩ mô (mô hình 3) .........................................................................................121 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ...................................................................................135 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 137 5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................137 5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH .............................................................................143 5.2.1 Đề xuất cho Chính phủ ................................................................... 143 5.2.2 Đề xuất cho Ngân hàng trung ương ............................................... 145 5.2.3 Đề xuất cho các nhà quản trị ngân hàng .........................................148 5.3 HẠN CHẾ VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU .....................................151 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ...................................................................................152 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... i Phụ lục ...............................................................................................................xix
  12. iv
  13. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên CAP tổng tài sản Mức độ tập trung hệ thống CON ngân hàng CSKT Chính sách kinh tế CSTT Chính sách tiền tệ Economic policy Tính bất định chính sách kinh EPU uncertainty tế FED Federal Reserve System Cục dự trữ liên bang Mỹ FEM GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GLOBal economic policy Tính bất định chính sách kinh GEPU uncertainty tế toàn cầu GLOBal Financial Dữ liệu phát triển tài chính GFDD Development Database toàn cầu Generalized Method of Phương pháp hồi quy tổng GMM Moments quát HTNH Hệ thống ngân hàng International Finance IFC Công ty tài chính quốc tế Corporation International Monetary IMF Quỹ tiền tệ thế giới Fund INF Lạm phát KOF Swiss Economic Institute Tổ chức Kinh tế Thụy Sĩ LDR Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi NIM Tỷ lệ thu nhập lãi thuần NII Tỷ lệ thu nhập phi lãi NPL Tỷ lệ nợ xấu
  14. vi NH Ngân hàng NHTW Ngân hàng trung ương OLS QG Quốc gia REM TCH Toàn cầu hóa UN Tỷ lệ thất nghiệp WB World Bank Ngân hàng Thế giới
  15. vii DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ STT TÊN HÌNH/BIỂU ĐỒ TRANG Hình 1.1: Tần suất các cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng 1 2 trên toàn thế giới Hình 1.2: Những QG gặp ảnh hưởng ngay lập tức từ khủng 2 3 hoảng kinh tế Mỹ năm 2008 3 Hình 3.1: Khung phân tích nội dung nghiên cứu 73 4 Hình 4.1: Chỉ số GEPU giai đoạn 2008 - 2020 96
  16. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU STT TÊN HÌNH/BIỂU ĐỒ TRANG Bảng 3.1: Biến và nguồn dữ liệu của biến trong mô hình 1 88 nghiên cứu 2 Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả biến nghiên cứu 99 99 3 Bảng 4.2: Kiểm định tương quan với biến điểm số Z 103 4 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến biến Zscore 104 5 Bảng 4.4: Kiểm định tương quan với biến NPL 105 6 Bảng 4.5: Kiểm định đa cộng tuyến 106 7 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình gốc (Mô hình 1) 107 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình 2 với biến phụ thuộc điểm 8 1133 số Z 9 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình 2 với biến phụ thuộc NPL 118 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình 3 với biến phụ thuộc điểm 10 122 số Z Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình đánh giá vai trò của các 11 126 thành phần của TCH đến chỉ số Zscore Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình 3 với biến phụ thuộc 12 130 NPL Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình đánh giá vai trò của các 13 132 thành phần của TCH đến chỉ số NPL 14 Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu 142
  17. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Chương 1 được thực hiện nhằm trình bày tổng quát về đề tài. Trong đó, chương 1 tập trung làm rõ sự cần thiết của nghiên cứu dưới góc độ thực tiễn và khoa học, làm cơ sở trình bày mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa đề tài cũng được trình bày trong chương 1, giúp người đọc nắm được những vấn đề cơ bản của luận án. Đồng thời, chương 1 cũng giới thiệu bố cục của luận án giúp người đọc hình dung tổng quát các nội dung chính trong các chương của đề tài. 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1.1 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn Ngân hàng (NH) là trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính, đẩy mạnh quá trình lưu thông vốn trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Rose & Hudgins, 2008). Các NH được ví như là “xương sống” của nền kinh tế vì thông qua cung cấp đa dạng dịch vụ, NH thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ chủ thể thừa để chuyển giao quyền sử dụng vốn cho các chủ thể thiếu vốn, đảm bảo nguồn vốn được khai thác hiệu quả. Khi HTNH hoạt động ổn định, thực hiện tốt chức năng huy động và phân phối vốn, không xảy ra hiện tượng khủng hoảng hoặc sụp đổ hàng loạt, sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặc dù vậy, vì tài sản của các NH phần lớn là các tài sản tài chính như giấy tờ có giá, các khoản tín dụng nên các NH phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, có thể dẫn đến thua lỗ, thậm chí phá sản (Hull, 2012). Hiện tượng đổ vỡ một NH có thể kéo theo sự bất ổn của cả HTNH do hiện tượng lây lan, dẫn đến mất thanh khoản cả hệ thống. Bất ổn HTNH xảy ra khi có dấu hiệu kiệt quệ tài chính trong hệ thống ngân hàng hoặc/và các cơ quan quản lý phải can thiệp chính sách để đối phó với những thiệt hại đáng kể trong HTNH. Tình trạng bất ổn HTNH tác động tiêu cực đến các chủ thể có liên quan cũng như sự phát triển kinh tế QG, do đó, các QG luôn chú trọng đảm bảo ổn định HTNH. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã phải đối mặt với hàng loạt các cuộc khủng hoảng ngân hàng cho thấy sự thiếu ổn định của các HTNH trên thế giới. Nghiên cứu của Laeve & Valencia (2018) cho thấy trong giai đoạn 1970 - 2017 hầu
  18. 2 hết các QG trên thế giới trải qua ít nhất một cuộc khủng hoảng HTNH, trong đó có nhiều QG trải qua nhiều đợt, được thể hiện qua cấp độ màu trong hình 1.1. Điều này cũng lý giải cho sự quan trọng của việc nghiên cứu về ổn định HTNH của các QG trên thế giới. Hình 1.1: Tần suất các cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới Nguồn: Laeve & Valencia (2018) Trong đó, khủng hoảng tài chính - ngân hàng ở Mỹ năm 2008 đã lan rộng sang nhiều QG trên thế giới dẫn đến tình trạng bất ổn của hàng loạt HTNH ở các QG khác, châm ngòi cho suy thoái toàn cầu giai đoạn 2008 - 2010. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do đến từ bất định điều hành chính sách vĩ mô của Mỹ và quá trình TCH, hội nhập kinh tế giữa các quốc gia ( Carmassi và cộng sự, 2009). Cụ thể, bắt nguồn từ việc nới lỏng CSTT, duy trì chính sách lãi suất thấp; chính sách "cho vay mua nhà dưới chuẩn" kéo theo sự sụp đổ của thị trường bất động sản; sự nới lỏng quá mức các khoản tín dụng thế chấp dẫn đến các khoản nợ dưới chuẩn và rủi ro tín dụng (Bosworth & Flaaen, 2009). Cùng với quá trình TCH và tự do kinh tế, bất ổn HTNH của Mỹ thông qua quá trình tự do kinh tế và TCH, dẫn đến bất ổn HTNH ở các QG khác. Dựa trên sự phát triển của thị trường tài
  19. 3 chính toàn cầu, các NH còn chứng khoán hóa các khoản vay để mua bán trên thị trường tài chính quốc tế. Do đó, khi bong bóng bất động sản của Mỹ gặp vấn đề, bất ổn HTNH không chỉ tại Mỹ mà còn xảy ra ở nhiều QG khác trên thế giới (Crotty, 2009). Theo Laeve & Valencia (2018), có đến 25 HTNH chịu ảnh hưởng ngay lập tức khi khủng hoảng tài chính nổ ra ở Mỹ trong năm 2008 với minh họa cụ thể ở hình 1.2. Hình 1.2: Những QG gặp ảnh hưởng ngay lập tức từ khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008 Nguồn: Laeve & Valencia (2018) Thực tế từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 cho thấy mặt trái của quá trình TCH đến quá trình điều hành CSKT của các nước. Cụ thể, TCH đã làm giảm sự độc lập của các QG trong việc ban hành CSKT do ảnh hưởng của chính sách vĩ mô của QG khác, đặc biệt là nhóm QG phát triển. Tính bất định trong quá trình điều hành CSKT từ QG này ảnh hưởng đến quá trình điều hành CSKT của QG khác, từ đó tác động đến hoạt động của các chủ thể, trong đó có NH của QG khác. Điều này đặt ra câu hỏi về tác động của môi trường toàn cầu, trong đó bao gồm việc điều hành chính sách vĩ mô của các nước trên thế giới đến ổn định HTNH của mỗi QG.
  20. 4 Vấn đề nghiên cứu về GEPU đến ổn định HTNH càng trở nên quan trọng hơn với sự xuất hiện của dịch bệnh COVID - 19 (Sharif và cộng sự, 2020; Liu, 2021). Tình hình đại dịch đã buộc các QG phải thường xuyên đưa ra các quyết định điều hành chính sách vĩ mô phù hợp với diễn biến của dịch bệnh tại QG đó. Lệnh giãn cách, hạn chế các hoạt động xã hội gây ảnh hưởng đáng kể đến các chủ thể trong nền kinh tế. Điều này buộc chính phủ của các QG phải cân nhắc điều chỉnh các mục tiêu trong điều hành chính sách tài khóa, CSTT nhằm hỗ trợ các chủ thể cũng như đảm bảo hạn chế thiệt hại. Từ các gói cứu trợ, xem xét miễn giảm hoãn thuế, hay nới lỏng CSTT thông qua kéo giảm lãi suất được áp dụng rộng rãi ở nhiều QG. Mục tiêu điều hành chính sách vĩ mô được thay đổi thường xuyên và liên tục trong những năm đại dịch xảy ra (Sharif, Aloui & Yarovaya, 2020; Liu, 2021). Hàng loạt các bài báo trên các trang tin tức uy tín như Wall Street Journal, BBC, CNN… đưa tin về việc NHTW các QG đang phát triển có động thái phản ứng với các quyết sách của FED hay ECB là minh chứng rõ ràng cho sự phụ thuộc của các QG đang phát triển với các nước phát triển. Do đó, nghiên cứu tác động của GEPU đến ổn định HTNH là cần thiết trong bối cảnh các QG đang đẩy mạnh TCH cũng như thường xuyên gặp những bất ổn HTNH khi gặp các cú sốc kinh tế vĩ mô. Kết quả của nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin khoa học về tác động của GEPU đến ổn định HTNH của các QG trên thế giới trong bối cảnh TCH, góp phần đề xuất hàm ý chính sách cho cơ quan quản lý, lãnh đạo ngân hàng nhằm ổn định NH nói riêng và HTNH nói chung. 1.1.2 Tính cấp thiết về mặt khoa học Nghiên cứu về ổn định HTNH là chủ đề mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ổn định của HTNH QG phụ thuộc vào yếu tố bên trong và bên ngoài HTNH như nghiên cứu của Morgan (2002), Anginer và cộng sự (2018), Delis (2012), Beck và cộng sự (2013), Schaeck & Cihák (2014) v.v. Nghiên cứu của Morgan, (2002), Valencia (2016), Anginer và cộng sự (2018), Albaity và cộng sự (2019), Beck và cộng sự (2013), Fang và cộng sự (2014), Bermpei và cộng sự (2018) cho thấy ổn định HTNH chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố phản ánh yếu tố đặc trưng ngành và các yếu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2