Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
lượt xem 11
download
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu "Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam" là phân tích SOA cấu trúc vốn hướng về cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những hàm ý chính sách cho những nhà quản lý tài chính của các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam có những chính sách tác động đến SOA để nhanh chóng đạt được cấu trúc vốn mục tiêu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN ĐIỆP TỐC ĐỘ ĐIỀU CHỈNH CẤU TRÚC VỐN MỤC TIÊU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN ĐIỆP TỐC ĐỘ ĐIỀU CHỈNH CẤU TRÚC VỐN MỤC TIÊU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH. NGUYỄN NGỌC THẠCH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi, Nguyễn Văn Điệp, xin cam đoan nội dung luận án này là kết quả nghiên cứu của tôi tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Luận án là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, và kết quả nghiên cứu là trung thực. Một phần nội dung của luận án được tác giả công bố trong hai công trình cụ thể sau đây: (1) Bài báo “Ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến sự điều chỉnh cấu trúc vốn: Một phân tích Bayes cho các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam” được công bố trên Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng Châu Á, Số 207, năm 2023. (2) Bài báo “Đại dịch Covid-19 và tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp tại Việt Nam” được công bố trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 15 (184), năm 2023. Ngoài ra, các nội dung khác từ luận án chưa từng được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện đều được tác giả trích dẫn đầy đủ. TP.HCM, ngày …. tháng …. năm 2023 Người cam đoan Nguyễn Văn Điệp
- ii LỜI CẢM ƠN Luận án này thể hiện sự nỗ lực của tôi với sự giúp đỡ và khuyến khích từ nhiều người và các tổ chức trong những năm qua. Nếu không có họ, luận án này sẽ không thể hoàn thành được. Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành nhất đến người hướng dẫn khoa học của tôi, PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Thạch, vì sự hỗ trợ liên tục của Thầy bằng những lời khuyên và nhận xét quý giá. Thầy đã truyền cảm hứng cho tôi thực hiện các công bố trên các tạp chí và tôi hy vọng sẽ tiếp tục thực hiện công việc này trong tương lai. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể quý Thầy, Cô trong Khoa Sau đại học của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, đặc biệt là Thầy Lê Đình Hạc, Cô Bùi Đan Thanh và Cô Vũ Thị Thu Hà vì đã nhiệt tình hỗ trợ cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả những người mà tôi không thể nêu tên nhưng đã trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp vào sự thành công của luận án này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành nhất đến bố mẹ tôi, hai người luôn động viên và hỗ trợ tôi vô điều kiện để tôi có thể theo đuổi đam mê của mình.
- iii TÓM TẮT Tiêu đề: Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu này điều tra tính động của cấu trúc vốn của 654 doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 đến 2021. Cụ thể, mục tiêu chính của nghiên cứu là phân tích tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn hướng về mức mục tiêu của các công ty phi tài chính niêm yết trên HoSE và HNX. Trong đó, các mục tiêu cụ thể bao gồm (i) xác định tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn tổng quát của các doanh nghiệp và phân tích ảnh hưởng của (ii) đại dịch Covid-19, (iii) tài chính chuỗi cung ứng và (iv) tín dụng thương mại đến tốc độ điều chỉnh theo cơ cấu vốn mục tiêu của các công ty phi tài chính niêm yết trên HoSE và HNX. Các yếu tố cụ thể của công ty và ngành được sử dụng để điều tra các yếu tố quyết định cơ cấu vốn mục tiêu. Phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến Bayes (BML) được sử dụng làm kỹ thuật ước tính. Đầu tiên, nghiên cứu xác nhận sự tồn tại của cấu trúc vốn tối ưu cho các công ty niêm yết phi tài chính của Việt Nam và kết luận rằng các công ty thực hiện điều chỉnh hoàn toàn theo cấu trúc vốn tối ưu khá chậm, mất thời gian điều chỉnh từ 5,2 năm đến 7,2 năm, tùy thuộc vào đại diện của tỷ lệ nợ mục tiêu được sử dụng là đòn bẩy sổ sách hay đòn bẩy thị trường. Thứ hai nghiên cứu cho thấy đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng đến tốc độ điều chỉnh hướng tới mục tiêu, cụ thể trong giai đoạn bùng phát đại dịch Covid-19 thì tốc độ điều chỉnh hướng tới mục tiêu nhanh hơn trong thời điểm trước khi xuất hiện đại dịch và kết quả này là giống nhau trong cả hai thước đo đòn bẩy. Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy tài chính chuỗi cung ứng có ảnh hưởng đến tốc độ điều chỉnh hướng tới mục tiêu, cụ thể các công ty có cam kết cao với tài chính chuỗi cung ứng thì sẽ có tốc độ điều chỉnh hướng tới mục tiêu nhanh hơn so với các công ty có cam kết thấp trong cả hai thước đo đòn bẩy. Đồng thời, có sự bất cân xứng trong điều chỉnh cấu trúc vốn khi so sánh giữa các công ty có đòn bẩy trên và dưới mục tiêu dưới tác động của tài chính chuỗi cung ứng. Thứ tư, tín dụng thương mại có ảnh hưởng đến tốc độ điều chỉnh hướng tới mục tiêu, cụ thể các công ty có tỷ lệ các khoản phải trả trên tổng tài sản càng cao (TCH) sẽ có tốc độ điều chỉnh
- iv hướng tới mục tiêu nhanh hơn so với các công ty có tỷ lệ các khoản phải trả người bán thấp trong cả hai thước đo đòn bẩy. Đồng thời, có sự bất cân xứng trong điều chỉnh cấu trúc vốn khi so sánh giữa các công ty có đòn bẩy trên và dưới mục tiêu dưới ảnh hưởng của tín dụng thương mại. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy khả năng sinh lời của các công ty và tài sản hữu hình có tác động tiêu cực đến cấu trúc vốn trong cả hai cách thức đo lường; ngược lại, yếu tố thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, mức độ rủi ro và đòn bẩy trung bình ngành có tác động cùng chiều đến cả đòn bẩy sổ sách và đòn bẩy thị trường. Trong khi đó, quy mô doanh nghiệp, tấm chắn thuế phi nợ vay và cơ hội tăng trưởng có tác động tích cực hay tiêu cực đến đòn bẩy phụ thuộc vào cách thức đo lường đòn bẩy. Nghiên cứu này đóng góp vào các tài liệu hiện có về cấu trúc vốn bằng cách cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của cấu trúc vốn mục tiêu ở Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu này là nỗ lực đầu tiên ước tính tốc độ điều chỉnh theo cấu trúc vốn mục tiêu bằng kỹ thuật hồi quy Bayes và đánh giá ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tài chính chính chuỗi cung ứng và tín dụng thương mại đến tốc độ điều chỉnh theo cấu trúc vốn mục tiêu cho Việt Nam bằng cách sử dụng hai đại diện đòn bẩy khác nhau. Từ khóa: Covid-19, cấu trúc vốn mục tiêu, doanh nghiệp niêm yết, hồi quy Bayes, tài chính chuỗi cung ứng, tốc độ điều chỉnh, tín dụng thương mại, Việt Nam
- v ABSTRACT Title: Speed of adjustment towards target capital structure: Evidence from Vietnamese listed firms Abstract: This study investigates the dynamics of the capital structure of 654 listed firms in Vietnam from 2010 to 2021. Specifically, the main objective of the study is to explore the speed of capital structure adjustment towards the level of target capital structure of non-financial companies listed on the HoSE and HNX. In particular, specific objectives include (i) determining the overall capital structure adjustment speed of enterprises and exploring the impact of (ii) the COVID-19 pandemic, (iii) supply chain finance, and (iv) commercial credit on the target capital structure adjustment speed of non-financial companies listed on HoSE and HNX. Company- and industry-specific factors were used to investigate the determinants of the target capital structure. Bayesian multivariate linear regression (BML) was used as the estimation technique. First, the study confirms the existence of an optimal capital structure for Vietnamese non- financial listed companies and concludes that firms make a rather slow adjustment to the optimal capital structure, which takes an adjustment period from 5.2 years to 7.2 years, depending on whether the target debt ratio representation used is book leverage or market leverage. Secondly, the study shows that the COVID-19 pandemic affects the speed of adjustment towards the target; specifically, during the outbreak of the COVID- 19 pandemic, the speed of adjustment towards the target is faster than in the time of the pre-pandemic, and this result is the same in both measures of leverage. Third, the research results show that supply chain finance (SCF) affects the speed of adjusting to the target. Specifically, companies with a high commitment to SCF will adjust faster to the target on both measures of leverage than companies with a low commitment to SCF. Also, there is an asymmetry in capital structure adjustment when comparing companies with above- and below-target leverage under the influence of SCF. Fourth, trade credit has an effect on the speed of adjustment towards the target; specifically, companies with a higher ratio of payables to total assets (TCH) will have an adjustment speed towards
- vi the target faster than companies with low TCH on both leverage measures. Also, there is an asymmetry in capital structure adjustment when comparing above- and below- target leveraged firms under the influence of trade credit. Besides, the study also shows that corporate profitability and tangible assets have a negative impact on capital structure in both measures. In contrast, corporate income tax payable, risk level, and industry average leverage have a positive impact on both book leverage and market leverage. Meanwhile, firm size, non-debt tax shields, and growth opportunities have a positive or negative effect on leverage, depending on how leverage is measured. This study contributes to the existing literature on capital structure by providing empirical evidence for the existence of a target capital structure in Vietnam. In addition, this study is the first attempt to use Bayesian regression techniques to try to estimate the rate of adjustment to the target capital structure and to see how the COVID-19 pandemic, supply chain finance, and trade credit affect the speed of adjustment for firms in Vietnam. Keywords: Covid-19, target capital structure, Bayesian regression, listed companies, supply chain finance, speed of adjustment, trade credit, Vietnam
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii TÓM TẮT ................................................................................................................... iii ABSTRACT .................................................................................................................. v MỤC LỤC .................................................................................................................. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... xii DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................xiv DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH, HÌNH VẼ .......................................xvi CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................ 1 1.1. Lý do và bối cảnh của nghiên cứu ........................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 8 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 8 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 9 1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 10 1.5.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 10 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 11 1.6. Đóng góp của nghiên cứu .................................................................................... 13 1.6.1. Đóng góp về mặt lý thuyết ............................................................................... 13 1.6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ............................................................................... 17 1.7. Cấu trúc của nghiên cứu ..................................................................................... 18 Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................ 20 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 21
- viii 2.1. Tổng quan về cấu trúc vốn ................................................................................. 21 2.1.1. Cấu trúc vốn ...................................................................................................... 21 2.1.2. Các thành phần của cấu trúc vốn ................................................................... 22 2.1.3. Cấu trúc vốn mục tiêu ...................................................................................... 23 2.1.4. Tốc độ điều chỉnh.............................................................................................. 27 2.2. Các lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn .......................................................... 29 2.2.1. Lý thuyết của Modorliani-Miller .................................................................... 29 2.2.2. Lý thuyết Trật tự phân hạng ........................................................................... 31 2.2.3. Lý thuyết Đánh đổi ........................................................................................... 33 2.2.4. Lý thuyết Định thời điểm thị trường .............................................................. 38 2.2.5. Nhận xét các lý thuyết cấu trúc vốn ................................................................ 39 2.3. Đại dịch Covid-19 và cấu trúc vốn ..................................................................... 41 2.3.1. Khái niệm .......................................................................................................... 41 2.3.2. Tác động kinh tế của Covid-19 ........................................................................ 41 2.3.3. Các nghiên cứu về Covid-19 và cấu trúc vốn ................................................. 43 2.4. Tài chính chuỗi cung ứng và cấu trúc vốn ........................................................ 46 2.4.1. Khái niệm .......................................................................................................... 46 2.4.2. Phân loại ............................................................................................................ 49 2.4.3. Những lợi ích ..................................................................................................... 52 2.4.4. Các nghiên cứu về tài chính chuỗi cung ứng và cấu trúc vốn ...................... 53 2.5. Tín dụng thương mại và cấu trúc vốn ............................................................... 57 2.5.1. Khái niệm .......................................................................................................... 57 2.5.2. Phân loại ............................................................................................................ 57
- ix 2.5.3. Đặc điểm ............................................................................................................ 55 2.5.4. Những lợi ích ..................................................................................................... 60 2.5.4. Các nghiên cứu về tín dụng thương mại và cấu trúc vốn ............................. 59 2.6. Nhận xét các nghiên cứu liên quan .................................................................... 65 2.7. Đề xuất giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 68 2.7.1. Giả thuyết 1: Các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam có tồn tại cấu trúc vốn mục tiêu ....................................................................................................................... 68 2.7.2. Giả thuyết 2: Tác động của đại dịch Covid-19 đến tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu ................................................................................................................ 69 2.7.3. Giả thuyết 3: Tác động của tài chính chuỗi cung ứng đến tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu ................................................................................................. 71 2.7.4. Giả thuyết 4: Tác động của tài chính chuỗi cung ứng đến tốc độ điều chỉnh đòn bẩy của công ty có đòn bẩy quá mức và dưới mức .......................................... 74 2.7.5. Giả thuyết 5: Tác động của tín dụng thương mại đến tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu ........................................................................................................ 75 2.7.6. Giả thuyết 6: Tác động của tín dụng thương mại đến tốc độ điều chỉnh đòn bẩy của công ty có đòn bẩy quá mức và dưới mức.................................................. 77 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................ 79 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 80 3.1. Khung phân tích .................................................................................................. 80 3.2. Mô hình nghiên cứu............................................................................................. 85 3.2.1. Mô hình nghiên cứu xem xét tác động của đại dịch Covid-19 đến tốc độ điều chỉnh ............................................................................................................................. 85 3.2.2. Mô hình nghiên cứu xem xét tác động của tài chính chuỗi cung ứng đến tốc độ điều chỉnh ............................................................................................................... 88
- x 3.2.3. Mô hình nghiên cứu xem xét tác động của tín dụng thương mại đến tốc độ điều chỉnh .................................................................................................................... 88 3.3. Dữ liệu ................................................................................................................... 84 3.3.1. Nguồn dữ liệu .................................................................................................... 84 3.3.2. Kích cỡ mẫu của nghiên cứu ........................................................................... 85 3.4. Đo lường biến trong mô hình ............................................................................. 89 3.4.1. Đo lường cấu trúc vốn ...................................................................................... 89 3.4.2. Đo lường tài chính chuỗi cung ứng ................................................................. 94 3.4.3. Đo lường tín dụng thương mại ........................................................................ 97 3.4.4. Đo lường đòn bẩy mục tiêu và các biến độc lập ............................................ 98 3.5. Phương pháp ước lượng....................................................................................110 3.5.1. Thống kê Bayes ...............................................................................................110 3.5.2. Hồi quy tuyến tính Bayes ...............................................................................111 Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................115 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................116 4.1. Thống kê mô tả ..................................................................................................116 4.2. Phân tích tương quan ........................................................................................125 4.3. Kết quả hồi quy ..................................................................................................128 4.3.1. Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu .....................................................128 4.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn .......................................................132 4.3.3. Đại dịch Covid-19 và tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu ..................140 4.3.4. Tài chính chuỗi cung ứng và tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu .....147 4.3.5. Tín dụng thương mại và tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu ............157
- xi Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................168 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..............................171 5.1. Kết luận ..............................................................................................................171 5.2. Các hàm ý chính sách ........................................................................................174 5.2.1. Các hàm ý chính sách liên quan đến đại dịch Covid-19 .............................174 5.2.2. Các hàm ý chính sách liên quan đến tài chính chuỗi cung ứng .................176 5.2.3. Các hàm ý chính sách liên quan đến tín dụng thương mại ........................178 5.3. Một số kiến nghị.................................................................................................180 5.3.1. Kiến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách .......................................180 5.3.2. Kiến nghị đối với nhà đầu tư và người cho vay ...........................................182 5.3.3. Kiến nghị đối với các nhà học thuật .............................................................183 5.4. Hạn chế và đề xuất các hướng nghiên cứu tương lai .....................................183 Tóm tắt chương 5 ......................................................................................................186 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết TT Tiếng Anh Tiếng Việt tắt Bình phương nhỏ nhất 2 giai 1 2SLS 2 Stage Ordinary Least Squares đoạn 2 BML Bayesian Multiple Linear Tuyến tính đa biến Bayes 3 CCC Cash Conversion Cycle Chu kỳ luân chuyển tiền Covid- 4 Coronavirus disease 2019 Bệnh virus corona 2019 19 Earnings Before Interest and 5 EBIT Thu nhập trước lãi vay và thuế Taxes 6 ESS Effective Sample Size Cỡ mẫu hiệu quả Mô hình những ảnh hưởng cố 7 FEM Fixed Effects Model định 8 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước 9 GFC Global Financial Crisis Khủng hoảng tài chính toàn cầu Bình phương nhỏ nhất khái quát 10 GLS Generalized Least Squares hoá Phương pháp Moments tổng 11 GMM Generalized Method of Moments quát Sở giao dịch chứng khoán Hà 12 HNX Hanoi Stock Exchange Nội Ho Chi Minh City Stock Sở giao dịch chứng khoán TP. 13 HoSE Exchange HCM Least Square Dummy Variable Ước lượng biến giả bình 14 LSDVC Corrected phương tối thiểu 15 M&M Modigliani and Miller Modigliani và Miller Mô phỏng Monte Carlo cho các 16 MCMC Markov Chain Monte Carlo chuỗi Markov Lý thuyết Định thời điểm thị 17 MTT Market Timing Theory trường North American Industry Hệ thống Phân loại Công 18 NAICS Classification System nghiệp Bắc Mỹ
- xiii Null Hypothesis Significance Kiểm định ý nghĩa của giả 19 NHST Testing thuyết không Bình phương nhỏ nhất thông 20 OLS Ordinary Least Squares thường 21 POT Pecking Order Theory Lý thuyết Trật tự phân hạng 22 R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển Mô hình những ảnh hưởng ngẫu 23 REM Random Effects Model nhiên 24 SCF Supply Chain Finance Tài chính chuỗi cung ứng 25 SMEs Small and Medium Enterprise Các doanh nghiệp vừa và nhỏ 26 SOA Speed of Adjustment Tốc độ điều chỉnh 27 TOT Trade-Off Theory Lý thuyết Đánh đổi 28 WB World Bank Ngân hàng Thế giới 29 WHO World Health Organisation Tổ chức Y tế Thế
- xiv DANH MỤC BẢNG BIỂU TT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1. Đóng góp chính của các lý thuyết cấu trúc vốn 40 2 Bảng 3.1. Số lượng doanh nghiệp phân theo nhóm ngành 91 3 Bảng 3.2. Định nghĩa và đo lường các biến trong nghiên cứu 109 4 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến 116 Bảng 4.2. Thống kê mô tả cấu trúc vốn giai đoạn trước và trong 5 118 Covid-19 Bảng 4.3. Thống kê mô tả cấu trúc vốn cho các công ty theo tài 6 120 chính chuỗi cung ứng Bảng 4.4. Thống kê mô tả cấu trúc vốn cho các công ty theo tín 7 121 dụng thương mại 8 Bảng 4.5. Thống kê mô tả cấu trúc vốn theo lĩnh vực 122 9 Bảng 4.6. Ước lượng cấu trúc vốn mục tiêu của các công ty 123 Bảng 4.7. Ma trận tương quan Bayes giữa đòn bẩy sổ sách và các 10 126 biến độc lập Bảng 4.8. Ma trận tương quan Bayes giữa đòn bẩy thị trường và các 11 127 biến độc lập Bảng 4.9. Hồi quy tuyến tính Bayes với biến phụ thuộc là đòn bẩy 12 129 sổ sách Bảng 4.10. Hồi quy tuyến tính Bayes với biến phụ thuộc là đòn bẩy 13 131 thị trường Bảng 4.11. Tốc độ điều chỉnh của đòn bẩy sổ sách trước và trong 14 141 giai đoạn Covid-19 Bảng 4.12. Tốc độ điều chỉnh của đòn bẩy thị trường trước và trong 15 143 giai đoạn Covid-19 Bảng 4.13. Tóm tắt mối quan hệ giữa Covid-19 và tốc độ điều chỉnh 16 146 đòn bẩy Bảng 4.14. Tài chính chuỗi cung ứng và tốc độ điều chỉnh của các 17 148 công ty Bảng 4.15. Tài chính chuỗi cung ứng và tốc độ điều chỉnh đòn bẩy 18 152 đối với công ty có đòn bẩy quá mức Bảng 4.16. Tài chính chuỗi cung ứng và tốc độ điều chỉnh đòn bẩy 19 154 đối với công ty có đòn bẩy dưới mức
- xv Bảng 4.17. Tóm tắt mối quan hệ giữa tài chính chuỗi cung ứng và 20 155 tốc độ điều chỉnh đòn bẩy 21 Bảng 4.18. Tín dụng thương mại và tốc độ điều chỉnh đòn bẩy 158 Bảng 4.19. Tín dụng thương mại và tốc độ điều chỉnh đòn bẩy đối 22 163 với công ty có đòn bẩy quá mức Bảng 4.20. Tín dụng thương mại và tốc độ điều chỉnh đòn bẩy đối 23 165 với công ty có đòn bẩy dưới mức Bảng 4.21. Tóm tắt mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tốc độ 24 166 điều chỉnh đòn bẩy 25 Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu 173
- xvi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH, HÌNH VẼ TT Tên hình Trang 1 Hình 2.1. Cấu trúc vốn mục tiêu 25 2 Hình 2.2. Cơ chế của tài chính chuỗi cung ứng 48 3 Hình 2.3. Mô hình cung và cầu tín dụng thương mại 59 4 Hình 3.1. Khung phân tích 84 Hình 4.1. Đòn bẩy trung bình trong khoảng thời gian từ 2010 5 117 đến 2021
- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Chương 1 của luận án đi vào trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu. Cụ thể, chương 1 tập trung làm nổi bật lý do và bối cảnh nghiên cứu để làm cơ sở thiết lập mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Tiếp theo sau chương 1 sẽ trình bày đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của nghiên cứu này. Cuối cùng, chương 1 cũng giới thiệu cấu trúc của luận án để người đọc có cái nhìn tổng quát những nội dung chính của luận án. 1.1. Lý do và bối cảnh của nghiên cứu Các nhà kinh tế học tài chính đã dành sự quan tâm đáng kể trong việc giải thích cấu trúc vốn của các công ty. Tuy nhiên, các lý thuyết cấu trúc vốn cụ thể lại có quan điểm khác nhau trong việc giải thích hành vi quyết định cấu trúc vốn của các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp. Đặc biệt, cấu trúc vốn vấp phải nhiều lập luận đối kháng từ các nhà lý thuyết và thực hành. Những người phản đối chính là các nhà lý thuyết Đánh đổi (Trade-Off Theory, TOT) của cấu trúc vốn, các nhà lý thuyết Trật tự phân hạng (Pecking Order Theory, POT) và những người ủng hộ lý thuyết Định thời điểm thị trường (Market Timing Theory, MTT). Tất cả ba trường phái tư tưởng lớn đều có những bất đồng với nhau về cách thức mà các công ty xử lý hỗn hợp vốn. Các giả định về các lý thuyết và mô hình cấu trúc vốn hiện tại chỉ phù hợp với các nền kinh tế phát triển nơi thị trường vốn hoàn chỉnh và hiệu quả. Rất khó để giải thích hành vi của các nhà quản lý tài chính của doanh nghiệp đã ra quyết định về tài chính như thế nào ở các quốc gia đang phát triển, nơi doanh nghiệp có ít sự lựa chọn tài trợ hơn. Do đó, điều quan trọng là phải nghiên cứu thực nghiệm các giả định của các lý thuyết đó trước khi khái quát hóa ở các nước đang phát triển. Các nhà quản lý tài chính của công ty cố gắng điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty để đạt được một mức mục tiêu đòn bẩy tối ưu, nhưng họ khó hoặc không thể đạt được điều này vì những vấn đề như lựa chọn bất lợi, sự hiện diện của chi phí tương đối phát hành nợ và vốn chủ sở hữu thay đổi theo thời gian hoặc sự đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của việc huy động vốn chủ sở hữu (M. Baker & Wurgler, 2002;
- 2 Myers, 1984; Myers & Majluf, 1984). Trên thực tế, quá trình điều chỉnh cấu trúc vốn có liên quan đến một số yếu tố và các nhà quản lý tài chính của doanh nghiệp sẽ cân nhắc cẩn thận tình hình tài chính của công ty khi thực hiện điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty. Trong một thị trường tài chính hoàn hảo, các công ty sẽ đạt được cấu trúc vốn mục tiêu rất nhanh. Tuy nhiên, có thể mất vài năm để các công ty điều chỉnh đạt được tỷ lệ đòn bẩy mong muốn của họ do sự tồn tại của chi phí điều chỉnh. Thật vậy, những bằng chứng thực nghiệm trước đây đã cho thấy rằng quá trình điều chỉnh mất nhiều giai đoạn. Cụ thể, một số nhà nghiên cứu cho thấy tốc độ điều chỉnh (Speeds of Adjustment, SOA) nằm trong khoảng 15,96%-22,44% mỗi năm (Vo, Mazur, & Thai, 2022), một số nghiên cứu khác ước tính tốc độ này rất cao, khoảng trên 90% mỗi năm (C. T. Nguyen, Bui, & Pham, 2019). Một số công trình nghiên cứu khác (Ataünal & Aybars, 2017; Etudaiye-Muhtar & Ahmad, 2015; Haron, Ibrahim, Nor, & Ibrahim, 2013; Serrasqueiro & Caetano, 2015; Wendy & Salim, 2019) lại báo cáo rằng các công ty sẽ điều chỉnh đến mục tiêu khoảng 50%-60% mỗi năm. Những kết quả này hàm ý rằng SOA cấu trúc vốn nằm giữa hai thái cực này và đồng thời, xác nhận TOT động của cơ cấu vốn. So với các nước phát triển, thị trường vốn ở các nước đang phát triển như Việt Nam là chưa hoàn chỉnh và chưa hiệu quả (Dong Loc, Lanjouw, & Lensink, 2010; Trần Thị Tuấn Anh, 2018). Thị trường vốn ở Việt Nam không có khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp; do đó, các công ty phải dựa vào các ngân hàng để tạo nguồn vốn nhằm tài trợ cho các cơ hội kinh doanh và hoạt động tăng trưởng (Trần Quang Tuyến, 2009). Ở các nền kinh tế đang phát triển, những doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức kinh tế khác nhau do đó các quyết định tài chính không thể so sánh trực tiếp với khu vực doanh nghiệp của các nền kinh tế phát triển (Trần Quang Tuyến, 2009). Các lý thuyết nổi tiếng thường chỉ áp dụng cho môi trường tài chính của các nền kinh tế phát triển. Những lý thuyết đó không thể được khái quát hóa cho các nước có nền kinh tế đang phát triển nếu thiếu đi phân tích chuyên sâu vì các công ty ở các nước đang phát triển phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến cấu trúc vốn hơn do các lựa chọn tài chính hạn chế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
314 p | 94 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
267 p | 83 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
241 p | 25 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam
226 p | 24 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
206 p | 29 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam
165 p | 29 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - ngân hàng: Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
271 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia bảo hiểm vi mô của người có thu nhập thấp tại Việt Nam
215 p | 18 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
248 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cô phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
208 p | 35 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Việt Nam
184 p | 32 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
229 p | 20 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở thành phố Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị
27 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nghiên cứu rủi ro lan tỏa của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
190 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc nợ công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
190 p | 26 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA)
30 p | 16 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng: Hạn chế tài chính và hành vi đầu tư của các công ty tại Châu Á – vai trò của phát triển tài chính
30 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn