intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp - Trường hợp nghiên cứu từ các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:265

19
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu "Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp - Trường hợp nghiên cứu từ các ngân hàng thương mại Việt Nam" là đánh giá tác động của TNXH đến HQTC của các NHTM, trên cơ sở đó, đề xuất một số hàm ý chính sách phù hợp để thúc đẩy việc thực hiện và công bố thông tin TNXH của các NHTM Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp - Trường hợp nghiên cứu từ các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ THU HẰNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP: TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TỪ CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08 NĂM 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ THU HẰNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP: TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TỪ CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng MÃ SỐ: 9 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THÍCH TS. LÊ HÀ DIỄM CHI TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08 NĂM 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Luận án này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ một cơ sở đào tạo nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận án. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình. Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2022 Tác giả
  4. ii LỜI CẢM ƠN Từ tận đáy lòng mình, tôi mong muốn đƣợc gửi những lời cảm ơn và sự ghi nhận chân thành nhất đến những ngƣời đã hỗ trợ và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận án. Trƣớc hết, lời cảm ơn xin đƣợc dành cho các Thầy, Cô hƣớng dẫn luận án là TS. Nguyễn Văn Thích, TS. Lê Hà Diễm Chi và TS. Lê Đình Hạc. Thầy, Cô đã luôn quan tâm giúp đỡ về nội dung chuyên môn và định hƣớng trong việc công bố các bài báo từ nội dung chính của luận án. Sự tử tế của Thầy, Cô cũng là một điều tôi không bao giờ quên. Lời cảm ơn tiếp theo Tôi xin đƣợc gửi đến Ban Giám Hiệu, Khoa sau đại học – Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM đã rất tận tình hƣớng dẫn, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện các thủ tục bảo vệ luận án. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô đã giảng dạy, tham dự các hội đồng bảo vệ đề cƣơng, hai chuyên đề, luận án cấp bộ môn đã rất tận tình dạy bảo, góp ý, hƣớng dẫn để giúp cho luận án của Tôi ngày càng hoàn thiện. Tiếp theo Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Khoa Kinh tế, Bộ môn Tài chính Ngân hàng – Trƣờng Đại học Tây Nguyên đã tạo điều kiện thời gian, kinh phí và hỗ trợ cho Tôi trong quá trình học tập và bảo vệ luận án. Tôi cũng xin cảm ơn sự hỗ trợ về mặt học thuật của các phản biện và các tổng biên tập của các tạp chí đã tiếp nhận bài báo từ luận án. Các bình luận và góp ý của họ là phần quan trọng để chất lƣợng luận án đƣợc cải thiện. Sau cùng, tôi xin đƣợc cảm ơn gia đình, bạn bè, ngƣời thân đã luôn luôn theo dõi, quan tâm và động viên ủng hộ Tôi từ những ngày tôi chỉ mới có kế hoạch về việc học cho đến khi hoàn thành luận án.
  5. iii TÓM TẮT LUẬN ÁN Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là tìm ra bằng chứng thực nghiệm có sức thuyết phục cho tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXH) đến hiệu quả tài chính (HQTC) của ngành ngân hàng. Do đó nghiên cứu này sẽ tập trung vào một số mục tiêu cụ thể sau: (1) Đánh giá thực trạng chi tiêu và công bố thông tin TNXH của các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) Việt Nam; (2) Đánh giá tác động của TNXH, các thành phần TNXH (môi trƣờng, ngƣời lao động và cộng đồng) đến HQTC của các NHTM; (3) Đánh giá tác động của TNXH đến HQTC của các NHTM khi tập trung vào vai trò điều tiết của cơ cấu sở hữu; (4) Đề xuất các hàm ý chính sách để các NHTM đẩy mạnh thực hiện và công bố thông tin TNXH. Để giải quyết đƣợc những mục tiêu này, nghiên cứu đã sử dụng các chỉ tiêu cũng nhƣ các cách tiếp cận bao gồm biên lãi ròng (NIM), tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đại diện cho HQTC. Thời gian nghiên cứu từ 2012 đến 2019. Mẫu nghiên cứu gồm 29 ngân hàng thƣơng mại, do đó có 232 quan sát. Trƣớc tiên, nghiên cứu tiến hành kiểm tra các khuyết tật của các biến cũng nhƣ của mô hình nghiên cứu. Tiếp đó, hồi quy bằng phƣơng pháp moment tổng quát (GMM) hệ thống hai bƣớc đƣợc lựa chọn sử dụng để khắc phục các khuyết tật. Đồng thời sử dụng kiểm định F, AR2, Sargan, Hansen để kiểm định tính phù hợp của phƣơng pháp GMM trên mô hình dữ liệu bảng. Nghiên cứu đã chỉ ra các kết quả quan trọng nhƣ sau: (i) Tỷ lệ công bố thông tin và số tiền chi cho các hoạt động TNXH của các NHTM ngày càng tăng. Các NHTM do Nhà nƣớc kiểm soát có mức chi tiêu và công bố thông tin TNXH cao hơn các NHTM tƣ nhân. So sánh thực trạng công bố thông tin TNXH của các NHTM trƣớc và sau khi có quy định bắt buộc của pháp luật về công bố thông tin phát triển bền vững (năm 2016) cho thấy, mức độ công bố thông tin trách nhiệm với ngƣời lao động và cộng đồng không có sự khác biệt đáng kể, còn trách nhiệm với môi trƣờng thì tăng lên rõ rệt. (ii) TNXH có xu hƣớng làm tăng hiệu quả tài chính của ngân hàng, đánh giá thông qua biên lãi ròng, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Kết luận này càng thêm chắc chắn khi thực hiện hồi quy với cả hai phƣơng pháp đo lƣờng TNXH (chi tiêu cho TNXH (CSRE) và công bố thông tin TNXH (CSRD)).
  6. iv (iii) Trách nhiệm với môi trƣờng và trách nhiệm với ngƣời lao động đƣợc tìm thấy là có xu hƣớng cải thiện HQTC. Tuy nhiên xu hƣớng tác động của trách nhiệm với cộng đồng đến HQTC là không thống nhất giữa hai phƣơng pháp đo lƣờng, chi tiêu cho các hoạt động cộng đồng (CHA) có tác động tích cực đến biên lãi ròng trong khi công bố thông tin trách nhiệm với cộng đồng (COMD) có xu hƣớng làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Những kết luận này đã đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm cho lý thuyết Các bên liên quan và lý thuyết Hợp pháp khi kết quả nghiên cứu đã chứng minh đƣợc tác động tích cực của TNXH tổng thể cũng nhƣ các thành phần TNXH đến HQTC của ngân hàng. (iv) Mối quan hệ tích cực giữa chi tiêu TNXH và HQTC mạnh hơn ở những NHTM sở hữu Nhà nƣớc. Ngƣợc lại, mối quan hệ tích cực giữa công bố thông tin TNXH và HQTC mạnh hơn ở những NHTM không có sở hữu Nhà nƣớc. Từ những phát hiện đáng tin cậy có đƣợc, nghiên cứu đã rút ra những hàm ý chính sách. Cuối cùng, luận án chỉ ra các hạn chế còn tồn tại cũng nhƣ đề xuất hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai.
  7. v ABSTRACT The overall objective of this study is to find convincing empirical evidence for the impact of corporate social responsibility on the financial performance of the banking industry. Therefore, this study will focus on the following specific objectives: (1) Assessing the current state of spending and disclosing CSR information of Vietnamese commercial banks; (2) Assessing the impact of social responsibility, components of social responsibility (environment, employees, and community) on the financial performance of commercial banks; (3) Assessing the impact of social responsibility on the financial performance of commercial banks when focusing on the regulatory role of the ownership structure; (4) Proposing policy implications for commercial banks to promote the implementation and disclosure of CSR information. To solve these goals, the study used indicators as well as approaches including Net interest margin (NIM), return on assets (ROA), and return on equity (ROE) to represent financial performance. The research period is from 2012 to 2019. The research sample includes 29 commercial banks, so there are 232 observations. First, the study examines the defects of the variables and the research model. Then, regression by general moment method (GMM) two-step system was selected to overcome the defects. At the same time, using F, AR2, Sargan, and Hansen tests to test the suitability of the GMM method on the panel data model. The study showed the following significant results: (i) The rate of information disclosure and the amount of money spent on CSR activities of commercial banks is increasing. State-controlled commercial banks have a higher level of expenditure and disclosure of CSR information than private commercial banks. Comparing the current state of CSR information disclosure of commercial banks before and after the mandatory regulation of the law on disclosure of information on sustainable development (2016) shows that the level of disclosure of information on the responsibility to employees and the community has not made a significant difference, while environmental responsibility has increased markedly. (ii) CSR tends to increase a bank's financial performance, measured by NIM, ROA, and ROE. This conclusion is further confirmed when the regression is performed with both CSR measures (Corporate Social Responsibility Expenditure (CSRE) and Corporate Social Responsibility Disclosure (CSRD)).
  8. vi (iii) Responsibility to the environment and employee responsibility tend to improve financial performance. However, the impact of community responsibility on financial performance is not consistent between the two measurement methods; spending on community activities positively impacts net profit margin while public information disclosure. Communal responsibility trust tends to reduce the return on equity. These conclusions have contributed more empirical evidence to the theory of Stakeholders and Legitimacy when the research results have demonstrated a positive impact of overall CSR and CSR components on bank finances' performance. (iv) The positive relationship between CSR expenditure and financial efficiency is more robust in state-owned commercial banks. In contrast, the positive relationship between CSR disclosure and financial performance is more substantial in commercial banks without state ownership. From the reliable findings, the study has drawn policy implications. Finally, the thesis points out the remaining limitations and proposes future research directions.
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii TÓM TẮT LUẬN ÁN .................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................... vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... xi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ xiii DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ........................................................................... xv CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 5 1.2.1. Mục tiêu tổng thể ........................................................................................5 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................6 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 5 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 7 1.6. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 9 1.7. Các đóng góp và điểm mới của luận án ........................................................ 11 1.8. Kết cấu luận án nghiên cứu ........................................................................... 14 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 15 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............... 16 2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................ 16 2.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ..................................................... 18 2.1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................18 2.1.1.2. Các lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp .............23 2.1.1.3. Đo lƣờng trách nhiệm xã hội ............................................................28 2.1.1.4. Các hƣớng dẫn để thực hiện và báo cáo trách nhiệm xã hội ............35 2.1.2. Hiệu quả tài chính của ngân hàng thƣơng mại ......................................... 42 2.1.2.1. Khái niệm .........................................................................................42 2.1.2.2. Đo lƣờng hiệu quả tài chính .............................................................43 2.1.3. Các lý thuyết về tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính 46
  10. viii 2.1.3.1. Lý thuyết Cổ đông ............................................................................46 2.1.3.2. Lý thuyết Các bên liên quan .............................................................47 2.1.3.3. Lý thuyết Hợp pháp ..........................................................................49 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 51 2.2.1. Ảnh hƣởng của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của ngân hàng52 2.2.1.1. Chi tiêu trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của ngân hàng ....52 2.2.1.2. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của ngân hàng ......................................................................................................54 2.2.2. Ảnh hƣởng của các thành phần trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính ............................................................................................................................ 56 2.2.2.1. Trách nhiệm với môi trƣờng .............................................................56 2.2.2.2. Trách nhiệm với ngƣời lao động ......................................................62 2.2.2.3. Trách nhiệm với cộng đồng ..............................................................66 2.2.3. Hiệu lực điều chỉnh của cơ cấu sở hữu .................................................... 68 2.2.4. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 70 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 73 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................. 75 3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 75 3.1.1. Kiểm định tác động của trách nhiệm xã hội và các thành phần trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của ngân hàng ......................................... 75 3.1.2. Kiểm định vai trò điều tiết của cơ cấu sở hữu đối với tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của ngân hàng .......................................... 78 3.2. Các biến nghiên cứu ....................................................................................... 75 3.2.1. Biến phụ thuộc - Hiệu quả tài chính ........................................................ 78 3.2.2. Biến độc lập - Trách nhiệm xã hội của ngân hàng ................................... 79 3.2.2. Biến điều tiết - Cơ cấu sở hữu .................................................................. 87 3.2.4. Biến kiểm soát .......................................................................................... 88 3.3. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng ................................................................................. 92 3.4. Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 88 3.4.1. Thu thập và xử lý dữ liệu ......................................................................... 88 3.4.2. Thống kê mô tả và kiểm định các khuyết tật của dữ liệu, mô hình nghiên cứu .................................................................................................................... 100
  11. ix KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 111 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 112 4.1. Thực trạng trách nhiệm xã hội của các ngân hàng thƣơng mại .............. 112 4.1.1. Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội .................................. 112 4.1.1.1. Trách nhiệm đối với ngƣời lao động .............................................. 113 4.1.1.2. Trách nhiệm cộng đồng .................................................................. 115 4.1.1.3. Trách nhiệm đối với môi trƣờng ..................................................... 116 4.1.1.4. Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội theo cơ cấu sở hữu.118 4.1.2. Thực trạng số tiền chi tiêu cho các hoạt động trách nhiệm xã hội ......... 120 4.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................. 122 4.2.1. Tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thƣơng mại ............................................................................................... 122 4.2.2. Tác động của các thành phần trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thƣơng mại ......................................................................... 128 4.2.2.1. Tác động của trách nhiệm với môi trƣờng đến hiệu quả tài chính của ngân hàng thƣơng mại .................................................................................. 130 4.2.2.3. Tác động của trách nhiệm với ngƣời lao động đến hiệu quả tài chính của ngân hàng thƣơng mại ........................................................................... 132 4.2.2.3. Tác động của trách nhiệm với cộng đồng đến hiệu quả tài chính của ngân hàng thƣơng mại .................................................................................. 133 4.2.3. Hiệu lực điều chỉnh của cơ cấu sở hữu đến tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của ngân hàng thƣơng mại ..................................... 134 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .......................................................................................... 139 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 140 5.1. Kết luận.......................................................................................................... 140 5.2. Hàm ý chính sách .......................................................................................... 141 5.2.1. Hàm ý chính sách đối với các ngân hàng thƣơng mại ........................... 142 5.2.1.1. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội ................................... 142 5.2.1.2. Đẩy mạnh thực hiện và công bố thông tin liên quan đến các hoạt động có trách nhiệm với môi trƣờng .......................................................... 143 5.2.1.3. Đẩy mạnh thực hiện và công bố thông tin liên quan đến các hoạt động có trách nhiệm với ngƣời lao động .................................................... 144
  12. x 5.2.1.4. Xây dựng chiến lƣợc trách nhiệm xã hội trong dài hạn ................ 145 5.2.1.5. Phát huy vai trò định hƣớng trong việc thực hiện và công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các ngân hàng thƣơng mại sở hữu Nhà nƣớc... 146 5.2.1.6. Đẩy mạnh việc thực hiện và công bố thông tin trách nhiệm xã hội trong các ngân hàng thƣơng mại ................................................................ 146 5.2.2. Khuyến nghị đối với Chính phủ ............................................................. 147 5.2.3. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ........................................... 149 5.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..................................................... 150 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 .......................................................................................... 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... i PHỤ LỤC ................................................................................................................... xvii DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ ........ xcvii
  13. xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Việt Nguyên nghĩa Tiếng Anh BCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cáo thƣờng niên CSI Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững Công bố thông tin trách nghiệm xã hội Corporate Social CSRD doanh nghiệp Responsibility Disclosure Chi tiêu trách nghiệm xã hội doanh Corporate Social CSRE nghiệp Responsibility Expenditure ĐL Định lƣợng DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐT Định tính EC Ủy ban Châu Âu European Commission Generalized Method of GMM Phƣơng pháp moment tổng quát Moments GRI Tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu Global Reporting Initiative HQTC Hiệu quả tài chính Financial Performance Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí Intergovernmental Panel on IPCC hậu Climate Change International Organization for ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế Standardization NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại Organization for Economic OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Cooperation and Development PTBV Phát triển bền vững SHNN Sở hữu Nhà nƣớc TN Trách nhiệm TNMT Trách nhiệm môi trƣờng
  14. xii Từ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Việt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Corporate Social TNXH Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Responsibility United Nations Framework Công ƣớc khung của Liên Hiệp Quốc về UNFCCC Convention on Climate Biến đổi Khí hậu Change United Nations Global UNGC Hiệp ƣớc Toàn cầu của Liên Compact Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới về Phát World Business Council for WBCSD triển Bền vững Sustainable Development
  15. xiii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu chỉ số xếp hạng ....................................... 29 Bảng 2.2: Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích nội dung ............................. 31 Bảng 2.3: Các thông tin DN cần báo cáo theo thông tƣ số 155/2015/TT-BTC ............... 39 Bảng 2.4: Tóm tắt bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững 2020 .............................................. 41 Bảng 2.5: Các chỉ tiêu đại diện hiệu quả tài chính trong các công trình nghiên cứu về TNXH và hiệu quả tài chính của ngân hàng .................................................................... 45 Bảng 2.6: Tổng hợp những nghiên cứu về tác động của chi tiêu TNXH đến HQTC ...... 53 Bảng 2.7: Tổng hợp những nghiên cứu về tác động của công bố thông tin TNXH đến HQTC ............................................................................................................................... 55 Bảng 2.8: Tổng hợp những nghiên cứu về tác động của TNMT đến HQTC................... 60 Bảng 2.9: Tổng hợp những nghiên cứu về tác động của trách nhiệm với ngƣời lao động đến HQTC ............................................................................................................... 65 Bảng 2.10: Tổng hợp những nghiên cứu về tác động của trách nhiệm với cộng đồng đến HQTC ........................................................................................................................ 67 Bảng 3.1: Mô tả các biến, ký hiệu trong công thức ......................................................... 91 Bảng 3.2: Các tiêu chí đo lƣờng công bố thông tin TNXH của ngân hàng thƣơng mại .. 97 Bảng 3.3: Thống kê các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu ................................. 100 Bảng 3.4: Ma trận tƣơng quan các biến và hệ số VIF .................................................... 106 Bảng 3.5: Kết quả kiểm định tự tƣơng quan .................................................................. 108 Bảng 3.6: Kết quả kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi ............................................... 109 Bảng 4.1: Mức độ công bố thông tin trách nhiệm với ngƣời lao động theo tiêu chí .... 114 Bảng 4.2: Mức độ công bố thông tin trách nhiệm với cộng đồng theo tiêu chí ............ 116 Bảng 4.3: Mức độ công bố thông tin trách nhiệm với môi trƣờng theo tiêu chí............ 117 Bảng 4.4: Mức độ công bố thông tin TNXH chi tiết theo cơ cấu sở hữu ...................... 119 Bảng 4.5: Số tiền chi cho các hoạt động cộng đồng của các NHTM sở hữu Nhà nƣớc 120 Bảng 4.6: Tổng số tiền chi tiêu cho các hoạt động TNXH của các NHTM .................. 121 Bảng 4.7: Chi tiết về số tiền chi cho nhân viên, thuế, chi cho cộng đồng và thu nhập bình quân nhân viên theo cơ cấu sở hữu ........................................................................ 122 Bảng 4.8: Kết quả ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của TNXH đến HQTC .................................. 123
  16. xiv Bảng 4.9: Kết quả ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của các TNXH thành phần đến HQTC ......... 129 Bảng 4.10: Kết quả ƣớc lƣợng tác động của cơ cấu sở hữu đến mối liên kết giữa TNXH và HQTC của NHTM ..................................................................................................... 128 Bảng 5.1: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách ................................... 141
  17. xv DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 11 Hình 2.1: Lợi ích của TNXH đối với doanh nghiệp ........................................................ 26 Hình 2.2: Lợi ích của TNXH đối với xã hội .................................................................... 28 Hình 3.1: Khung đo lƣờng TNXH của ngân hàng thƣơng mại ........................................ 81 Biểu đồ 3.1: Đồ thị phân phối chuẩn các biến trong mô hình nghiên cứu ..................... 103 Biểu đồ 4.1: Thực trạng công bố thông tin TNXH của các NHTM Việt Nam .............. 112
  18. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (TNXH) nổi lên nhƣ một trong những mối quan tâm quan trọng nhất đối với các cấp quản lý và trở thành chủ đề thu hút của các cuộc tranh luận học thuật (Ehsan và ctg, 2018). Một xu thế khác là sự phát triển vƣợt trội của khoa học công nghệ, Internet đã trở thành một trong những công cụ cho phép các công ty công bố nhiều thông tin với chi phí ít tốn kém hơn và nhanh hơn bao giờ hết. Kết quả là, các doanh nghiệp (DN) ngày càng quan tâm đến việc công bố thông tin có đạo đức, có trách nhiệm với các bên liên quan thông qua phƣơng tiện truyền thông (Wanderley và ctg, 2008). TNXH là một thuật ngữ không mới, nguồn gốc của TNXH đã xuất hiện từ những năm 1930 (Agudelo và ctg, 2019). Định nghĩa đầu tiên về TNXH đƣợc đề cập trong nghiên cứu của Bowen (1953), ông cho rằng TNXH là nghĩa vụ của ngƣời làm kinh doanh trong việc đề xuất và thực thi các chính sách không làm tổn hại đến quyền và lợi ích của ngƣời khác. Đây đƣợc coi là định nghĩa học thuật đầu tiên về TNXH (Agudelo và ctg, 2019). Cho đến nay, đã có rất nhiều khái niệm cũng nhƣ hƣớng dẫn thực hiện TNXH. Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã ban hành hƣớng dẫn về trách nhiệm xã hội (đƣợc gọi là ISO 26000), theo đó TNXH đƣợc định nghĩa là trách nhiệm của một tổ chức đối với các tác động của các quyết định và hoạt động của mình đối với xã hội và môi trƣờng, thông qua hành vi minh bạch và đạo đức để đóng góp vào sự phát triển bền vững, sức khỏe và phúc lợi của xã hội, có tính đến kỳ vọng của các bên liên quan, tuân thủ pháp luật hiện hành và phù hợp với các chuẩn mực hành vi quốc tế, đƣợc tích hợp trong toàn bộ hoạt động của tổ chức và đƣợc thực hành trong các mối quan hệ của doanh nghiệp (ISO, 2010). Chính vì lẽ đó, TNXH là một vấn đề đƣơng đại đặt ra cho các công ty lớn, nhỏ ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, đặc biệt trong tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới, khi những lo lắng về biến đổi khí hậu, hủy hoại môi trƣờng ngày một trở nên rõ ràng, khi các hoạt động của DN ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc cộng đồng quan tâm tìm hiểu.
  19. 2 NHTM với chức năng trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế, là cầu nối DN với thị trƣờng thì vấn đề TNXH của ngân hàng càng đƣợc quan tâm nhiều hơn bởi sự thiếu TNXH của ngân hàng có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, dài lâu cho nền kinh tế và xã hội cũng nhƣ sự phát triển bền vững của quốc gia (Scholtens, 2009). Tại Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, hệ thống các NHTM Việt Nam cũng đã và đang phải chuyển mình mạnh mẽ để theo kịp tiến trình hội nhập. Một trong những yêu cầu của tiến trình đổi mới, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là tăng cƣờng tính minh bạch, tính trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng đầu tƣ, hƣớng theo chuẩn của các thông lệ quốc tế. Trong đó, TNXH của các ngân hàng là một trong những vấn đề mới, đang thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà lãnh đạo ngân hàng, nhà hoạch định chính sách mà còn cả các nhà nghiên cứu. Theo Trần Thị Hoàng Yến (2016, trang 12) ―nghiên cứu về TNXH không mới trên thế giới và cũng đã có một số nghiên cứu chuyên sâu về TNXH của ngân hàng, song đây vẫn là vấn đề mới ở Việt Nam đặc biệt là nghiên cứu về TNXH của ngân hàng hầu nhƣ chƣa có ở Việt Nam‖. Nhƣng chỉ một số năm sau đó, các công bố liên quan đến TNXH của ngân hàng đã đƣợc tìm thấy nhiều hơn, những chủ đề nghiên cứu có thể kể đến là: (i) Ảnh hƣởng của hoạt động TNXH lên danh tiếng, niềm tin, lòng trung thành, sự hài lòng của khách hàng hay sự gắn kết với tổ chức của nhân viên trong ngành ngân hàng (Hoàng Thị Phƣơng Thảo và Huỳnh Long Hồ, 2015; Vũ Quốc Khách, 2017; Nguyễn Thị Phƣơng Thảo và ctg, 2019; Hoàng Hải Yến và Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2020); (ii) Tác động TNXH đến hiệu quả tài chính (Nguyễn Bích Ngọc, 2018; Lê Phƣớc Hƣơng và Lƣu Tiến Thuận 2019a, 2019b; Trần Quốc Thịnh và ctg, 2021); (iii) Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện TNXH của ngân hàng (Phan Thị Hằng Nga, 2017; Nguyễn Vĩnh Khƣơng và ctg, 2019).v.v. Những nghiên cứu này bổ sung khoảng trống nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu thực nghiệm về TNXH trong lĩnh vực ngân hàng, tuy nhiên, chƣa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam làm rõ thực trạng chi tiêu và công bố thông tin TNXH cho các bên liên quan vì đây là xu hƣớng tất yếu về nhu cầu thông tin trong bối cảnh các quốc gia đều hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững nhƣ hiện nay. Do đó, nghiên cứu về thực trạng chi tiêu và công bố thông tin TNXH của các NHTM Việt Nam là điều cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh kể từ ngày 01/01/2016, thông tƣ 155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên yêu cầu các DN niêm yết
  20. 3 trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam công bố thông tin về phát triển bền vững. Công ty niêm yết có thể lập riêng báo cáo phát triển bền vững hoặc trình bày tích hợp trong báo cáo thƣờng niên (Bộ Tài Chính, 2015). Mặt khác, một công ty thƣờng đƣợc khuyến khích áp dụng TNXH vì những lợi ích nhận đƣợc đối với cả xã hội và bản thân doanh nghiệp. Lợi ích của TNXH đối với xã hội là nâng cao chất lƣợng cuộc sống, đƣợc tiêu dùng sản phẩm có chất lƣợng với giá cả thấp, cải thiện y tế, giáo dục cho cộng đồng, bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, phát triển công nghệ, cải tiến cơ sở hạ tầng, tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao vị thế, hình ảnh của quốc gia (Księżak, 2016; Thanh Phụng, 2019). Lợi ích của TNXH đối với công ty bao gồm thu hút nhân tài mới và giữ chân ngƣời lao động giỏi, tăng cơ hội tiếp cận thị trƣờng mới, gia tăng sự trung thành và giải quyết rủi ro, hấp dẫn nhà đầu tƣ và khách hàng mới, nâng cao năng suất lao động, phòng tránh sai phạm về pháp luật, cải tiến chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, gia tăng lợi thế cạnh tranh, nâng cao giá trị thƣơng hiệu và uy tín doanh nghiệp (Chong và Tan, 2010; Księżak, 2016; Hồ Thị Vân Anh, 2018; Nguyễn Thị Phƣơng Thảo và ctg, 2019; Vƣơng Thanh Trì, 2019) và nâng cao HQTC (Bidhari và ctg, 2013; Trần Thị Hoàng Yến, 2016; Wu và ctg, 2017; Buallay, 2019; Gangi và ctg, 2019; Lê Phƣớc Hƣơng, 2020). Trong các lợi ích đã đƣợc liệt kê, tất cả đều là vô hình ngoại trừ HQTC. Do đó, đi tìm bằng chứng thực nghiệm cho tác động của TNXH đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. TNXH có cải thiện HQTC của các NHTM hay không là vấn đề quan tâm tìm hiểu không chỉ của các nhà quản lý ngân hàng, các cổ đông, ngƣời lao động, cộng đồng, Chính phủ... mà còn của cả các nhà nghiên cứu vì dù có theo đuổi chiến lƣợc kinh doanh nào thì mục tiêu cốt lõi trong hoạt động của ngân hàng nói riêng hay các DN nói chung vẫn là tối đa hóa lợi nhuận. Trên thế giới, có một số lƣợng lớn các nghiên cứu đã tiến hành điều tra tác động của TNXH ngân hàng đến HQTC. Các nghiên cứu này đã sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau để đo lƣờng TNXH của ngân hàng 1. Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả tài chính của ngân hàng cũng đa dạng và phong phú, từ lợi nhuận kế toán đến lợi nhuận thị trƣờng hay kết hợp của cả hai2. Phạm vi nghiên cứu của các công trình vô cùng đa dạng từ các nƣớc (nhóm nƣớc) phát triển đến các nƣớc (nhóm nƣớc) đang phát 1 Chi tiết tại mục 2.1.1.3 và các bảng 2.1 và 2.2. 2 Chi tiết tại bảng 2.5.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2