intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

56
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày cơ sở lý luận về trạng thái thanh khoản, hiệu quả hoạt động ngân hàng, mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng; đánh giá các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng; mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------- NGUYỄN PHÚC QUÝ THẠNH TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------- NGUYỄN PHÚC QUÝ THẠNH TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 9.34.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. LÊ ĐÌNH HẠC : TS. LÊ THẨM DƢƠNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận án có lời cam đoan về công trình khoa học này của mình, cụ thể: Tôi tên là: Nguyễn Phúc Quý Thạnh Sinh ngày 20 tháng 03 năm 1987 – Tại Bình Phƣớc Quê quán : Quảng Nam Hiện đang công tác tại: Trƣờng đại học Ngân hàng TPHCM Là nghiên cứu sinh khóa XIX của Trƣờng đại học Ngân hàng TPHCM. Cam đoan đề tài: “TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM” Mã số: 9.34.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Đình Hạc và TS. Lê Thẩm Dƣơng Luận án đƣợc thực hiện tại Trƣờng đại học Ngân hàng TPHCM Luận án chƣa từng trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại một trƣờng đại học bất kỳ. Luận án là công trình nghiên cứu riêng của tôi, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ những trích dẫn đƣợc dẫn nguồn trong luận án. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. Ngoài ra để hoàn thiện luận án tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn giúp đỡ quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin cảm ơn tập thể giảng viên trƣờng ĐH Ngân hàng TP.HCM đã giảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Lê Đình Hạc và TS. Lê Thẩm Dƣơng đã hết sức nhiệt tình, sâu sát trong quá trình tôi thực hiện luận án này. TPHCM, ngày tháng năm 2020 Nguyễn Phúc Quý Thạnh
  4. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng nƣớc ngoài Nghĩa Tiếng Việt ROE Return On Equity Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROA Return On Assets Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROS Return On Sale Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần C/I Costs Ratio Hệ số chi phí SFA Stochastic Frontier Approach Phƣơng pháp biên ngẫu nhiên TFA Thick Frontier Approach Phƣơng pháp phân tích TFA DFA Distribution Free Approach Phƣơng pháp phân tích DFA DEA Data Envelopment Analysis Phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu FDH Free Disposal Hull Phƣơng pháp xử lý yếu tố tự do FDH TE Technically Efficiency Hiệu quả kỹ thuật AE Allocative Efficiency Hiệu quả phân bổ CE Cost Efficiency Hiệu quả chi phí SE Scale Efficiency Hiệu quả quy mô PPF Production Possibility Frontier Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất DMUs Decision Making Units Các đơn vị ra quyết định CCR Charnes, Cooper and Rhodes Mô hình CCR BCC Banker, Charnes and Cooper Mô hình BCC SBM Slack – based measures model Mô hình SBM CRS Constant returns to scale Hiệu quả không đổi theo
  5. iii quy mô VRS Variable Returns to Scale Hiệu quả thay đổi tùy thuộc vào quy mô PTE Pure Technical Efficiency hiệu quả kỹ thuật thuần RE Revenue efficiency Hiệu quả doanh thu SPE Standard profit efficiency Hiệu quả lợi nhuận tiêu chuẩn APE Alternative profit efficiency Hiệu quả lợi nhuận tùy chọn NPLs Non – Performing Loans Nợ xấu GMM General Method of Moments Phƣơng pháp hồi quy mô – men tổng quát Tobit Phƣơng pháp hồi quy kiểm duyệt OLS Ordinary Least Square Phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất 2SLS 2 Stage Least Square Phƣơng pháp hồi quy hai giai đoạn PVAR Panel Vector Autoregression Mô hình tự hồi quy véc tơ dữ liệu bảng NLP Net Liquidity Position Trạng thái thanh khoản ròng NHTM Ngân hàng thƣơng mại TT Thông tƣ TTTK Trạng thái thanh khoản HQHĐ Hiệu quả hoạt động ALCO Asset – Liability Committee Hội đồng quản lý tài sản nợ -có NH Ngân hàng
  6. iv DANH MỤC BẢNG STT Thứ tự bảng Tên Trang bảng 1 Bảng 1.1 Ƣớc lƣợng trạng thái thanh khoản ròng của ngân 16 hàng 2 Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu về đo lƣờng hiệu quả 39 ngân hàng 3 Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố tác 42 động đến HQHĐ NH 4 Bảng 3.1 Mô tả chi tiết các biến trong mô hình hồi quy 58 Tobit 5 Bảng 3.2 Các ngân hàng thƣơng mại (DMUs) trong mẫu 63 nghiên cứu 6 Bảng 3.3 Số lƣợng các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu 64 giai đoạn 2007-2017 7 Bảng 4.1 Bốn nhóm Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 69 8 Bảng 4.2 Thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam năm 70 2017 9 Bảng 4.3 Tổng hợp chỉ số thanh khoản nhanh của hệ 80 thống các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017 10 Bảng 4.4 Thống kê mô tả các biến trong mô hình phân 83 tích nhân tố tác động 11 Bảng 4.5 Xem xét tính tƣơng quan giữa các biến độc lập 84 12 Bảng 4.6 Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc là 84 DEA_TE 13 Bảng 4.7 Thống kê mô tả các biến trong ƣớc lƣợng D- 86 GMM 14 Bảng 4.8 Kết quả ƣớc lƣợng bằng D-GMM lDEA_TE 87 15 Bảng 4.9 Kết quả ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp D – 88 GMM lLATA
  7. v DANH MỤC HÌNH STT Thứ tự hình Tên biểu đồ Trang 1 Hình 1.1 Mô hình quản trị thanh khoản 13 2 Hình 1.2 Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ 20 3 Hình 1.3 Lợi thế quy mô và đƣờng cong chi phí 22 4 Hình 1.4 Hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô 22 5 Hình 3.1 Mô hình theo ba cách tiếp cận 53 6 Hình 3.2 Hiệu quả kỹ thuật theo định hƣớng đầu vào 54 7 Hình 3.3 Hiệu quả kỹ thuật theo định hƣớng đầu ra 55 8 Hình 4.1 Top 10 NHTM có VCSH lớn nhất 72 9 Hình 4.2 Top 10 NHTM có tổng tài sản lớn nhất 73 10 Hình 5.1 Vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam đến 94 31/12/2017
  8. vi MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt i Danh mục các bảng biểu, hình vẽ biểu đồ iii MỤC LỤC ................................................................................................................... VI PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................3 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................4 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................5 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .........................................................5 6. KHUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ..............................................................7 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN .........................................................................................8 II. NỘI DUNG ................................................................................................................9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRẠNG THÁI THANH KHOẢN, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG, MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ..........................9 1.1. TỔNG QUAN VỀ TRẠNG THÁI THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM........9 1.1.1. Thanh khoản ngân hàng .....................................................................................9 1.1.2 Trạng thái thanh khoản .....................................................................................10
  9. vii 1.1.3 Các phƣơng pháp đo lƣờng trạng thái thanh khoản .....................................11 1.1.3.1. Phƣơng pháp cung cầu thanh khoản .............................................................11 1.1.3.2 Phƣơng pháp chỉ số thanh khoản ...................................................................14 1.1.3.3 Phƣơng pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn .........................................16 1.1.4 Các nguyên tắc của Basel về quản lý thanh khoản trong ngân hàng ............17 1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG...19 1.2.1 Hiệu quả hoạt động ............................................................................................19 1.2.1.1 Khái niệm .......................................................................................................19 1.2.1.2 Phân loại hiệu quả hoạt động .........................................................................20 1.2.2 Hiệu quả hoạt động ngân hàng..........................................................................23 1.2.2.1 Cách tiếp cận phi cấu trúc (the nonstructural approach) ...............................24 1.2.2.2 Cách tiếp cận cấu trúc (the structural approach) ...........................................25 - Cách tiếp cận tham số (Parametric Frontier Approach) ......................................27 - Cách tiếp cận phi tham số (Non – Parametric Approach) ...................................28 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................29 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ..............................................................................................................30 2.1 LÝ THUYẾT NỀN TẢNG ....................................................................................30 2.1.1 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholders Theory) ......................................30 2.1.2 Lý thuyết ƣa thích tiền mặt (Liquidity Preference theory - LPT) .................31 2.1.3 Lý thuyết khả năng chuyển đổi thanh khoản (The Shiftability Theory of Liquidity) ......................................................................................................................31 2.1.4 Lý thuyết thanh khoản động lực .......................................................................32
  10. viii 2.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ..............33 2.2.1 Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng ở các nƣớc trên thế giới 33 2.2.2 Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. ...................37 2.3 ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ............39 2.4. ĐÁNH GIÁ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG...................................................44 2.5 NHỮNG NHẬN ĐỊNH TỪ LƢỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƢỚC ..............................................................................................................46 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................47 CHƢƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG.....................................................................................48 3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐO LƢỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ...............................................48 3.1.1. Mô hình nền (model background) ...................................................................48 3.1.2. Mô hình đo lƣờng hiệu quả bao dữ liệu – DEA .............................................50 3.1.2.1. Nhóm mô hình DEA không phân bổ (Non – allocation DEA models) .......52 3.1.2.2 Nhóm mô hình phân bổ (allocation DEA models) ........................................56 3.1.3 Chỉ định mô hình và lựa chọn yếu tố đầu vào đầu ra .....................................56 3.2 PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. .....57
  11. ix 3.2.1. Chỉ định mô hình và phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng .....................................................................................................................57 3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHẰM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ...............................................................61 3.4 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................................................62 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................65 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................66 4.1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM, THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM. .66 4.1.1 Tổng quan hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam...................................66 4.1.1.1 Thực trạng vốn chủ sở hữu của hệ thống các NHTM Việt Nam ...................72 4.1.1.2 Thực trạng tổng tài sản của hệ thống các NHTM Việt Nam .........................73 4.1.1.3 Thực trạng chỉ số ROE và ROA của hệ thống các NHTM Việt Nam ...........74 4.1.2 Thực trạng trạng thái thanh khoản tại các NHTM Việt Nam .......................74 4.1.2.1 Khung pháp lý về quản lý thanh khoản tại các NHTM .................................74 4.1.2.2 Sơ lƣợc về tình hình thanh khoản của các NHTM giai đoạn 2007-2017 ......76 4.1.2.3 Chỉ số thanh khoản nhanh ..............................................................................78 4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG.....................................82 4.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NHMTM VIỆT NAM ......................................................83 4.4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM..............86 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ............................................................................................89
  12. x CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..........................................90 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................90 5.1.1 Kết luận về đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam ............90 5.1.2 Kết luận về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam .......................................................................................................................90 5.1.3 Kết luận về mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động .......................................................................................................................................91 5.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM.............................................................92 5.2.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua các yếu tố về tài chính ...................92 5.2.1.1 Cải thiện quy mô ngân hàng ..........................................................................92 5.2.1.2 Nâng cao năng lực tài chính ..........................................................................95 5.2.2 Đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn .............................96 5.2.2.1 Đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn .....................................................96 5.2.2.2 Đa dạng hoá các nghiệp vụ sử dụng vốn .......................................................98 5.2.3 Nâng cao năng lực quản trị thanh khoản ........................................................99 5.2.4 Nâng cao năng lực quản trị điều hành............................................................101 5.2.5 Các giải pháp khác ...........................................................................................103 5.3 KIẾN NGHỊ .........................................................................................................109 5.3.1 Kiến nghị với NHNN ........................................................................................109 5.3.2. Kiến nghị cơ quan hoạch định chính sách ....................................................110 5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...........111 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ..........................................................................................112
  13. xi KẾT LUẬN ................................................................................................................113 DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....................................................................................................................115 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................116 PHỤ LỤC 1: HIỆU QUẢ KỸ THUẬT THEO DEA CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRONG MẪU NGHIÊN CỨU .................................................................................121 PHỤ LỤC 2: DỮ LIỆU TRONG MÔ HÌNH ĐO LƢỜNG HIỆU QUẢ KỸ THUẬT THEO DEA .................................................................................................124 PHỤ LỤC 3: DỮ LIỆU TRONG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG .................................................................151
  14. 1 I/ PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Các ngân hàng là những định chế tài chính quan trọng ở hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Nếu nhƣ trƣớc đây, ngân hàng chỉ đóng vai trò là tổ chức tài chính trung gian giữa ngƣời thừa vốn và ngƣời thiếu vốn, thì hiện nay các ngân hàng hiện đại đã thực hiện thêm rất nhiều chức năng, vai trò nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế và đảm bảo tính cạnh tranh để phát triển. Chính vì những vai trò quan trọng nêu trên, việc duy trì sự ổn định trong hoạt động của các ngân hàng càng phải đƣợc nhấn mạnh. Các yếu tố chính duy trì sự ổn định cho bất kỳ doanh nghiệp thƣơng mại nào nói chung và ngân hàng nói riêng chính là trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, một số ngân hàng có tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn gần sát ngƣỡng quy định tại Thông tƣ 06/2016 là 50% NFSC (2017)) và còn áp lực hơn khi lần lƣợc thông tƣ số 19/2017/TT- NHNN và thông tƣ 16/2018/TT-NHNN (v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 36/2014/TT-NHNN, ) thì lộ trình từ 1/1/2018-31/12/2018, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng cho vay trung hạn và dài hạn của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài là 45%. Kể từ 1/1/2019 trở đi, tỷ lệ 40% sẽ đƣợc áp dụng cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Mới đây nhất, thông tƣ số 22/2019/TT- NHNN có hiệu lực từ 1/1/2020, nhƣng tháng 10/2020 mới bắt đầu điều chỉnh giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn từ mức 40% hiện nay xuống 37%. Điều này khiến trạng thái thanh khoản của các ngân hàng bị ảnh hƣởng và gây tác động đến hiệu quả hoạt động, bài toán về thanh khoản này nếu không sớm đƣợc khắc phục thì hệ thống ngân hàng sẽ khó ổn định đƣợc. Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam hiện nay đang đứng trƣớc nguy cơ tiềm ẩn rủi ro về trạng thái thanh khoản là rất lớn khi một số các nhà băng nhỏ liên tục áp dụng mức lãi suất cao hơn thị trƣờng mà nguyên nhân chính đền từ việc NHNN tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm góp phần kiểm soát lạm phát. Nguồn cung tiền từ
  15. 2 NHNN bị thắt chặt khiến cho những ngân hàng nhỏ rơi vào tình thế khó khăn và đối mặt nhiều với rủi ro thanh khoản. Xét về bản chất, ngân hàng là ngƣời đi kinh doanh niềm tin, do đó các nhà quản trị ngân hàng cần phải có khuôn khổ chính sách tập trung chủ yếu vào việc duy trì niềm tin của công chúng vào ngân hàng. Các ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ an toàn và xử lý các khoản tiền gửi của khách hàng. Trong khi mặt khác, phải phân bổ các quỹ để đáp ứng nhu cầu tín dụng và tiêu dùng. Do đó, ngân hàng cần điều tiết cung - cầu thanh khoản thận trọng, ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thanh khoản. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng nhƣ hiện nay (1/1/2016 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của AEC; 08/03/2018 Việt Nam trở thành thành viên của CPTPP) trong đó có sự dịch chuyển về dòng vốn tự do giữa các quốc gia dẫn đến các ngân hàng trong nƣớc có nguy cơ đối mặt với rủi ro thanh khoản nhƣ đã từng diễn ra ở Thái Lan vào năm 1997 (Khủng hoảng tiền tệ Châu Á). Ngoài ra, việc nắm giữ nhiều tài sản của ngân hàng ở dạng lỏng có thể dẫn đến khả năng sinh lợi thấp hơn nhƣng lại góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là đáp ứng các nghĩa vụ khi đến hạn. Chính vì vậy, quản trị thanh khoản tạo ra hai tình huống tiến thoái lƣỡng nan: Duy trì tính thanh khoản cao, dẫn đến rủi ro thấp và khả năng sinh lời thấp và duy trì tính thanh khoản thấp, dẫn đến rủi ro cao và có thể có mức sinh lợi cao. Trạng thái thanh khoản tác động đến hiệu quả hoạt động và cả lợi nhuận của ngân hàng. Việc điều tiết trạng thái thanh khoản của ngân không khéo sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản và tệ hơn chính là ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng hoặc thậm chí phá sản. Diamond và cộng sự là những ngƣời đầu tiên cung cấp bằng chứng về tầm quan trọng của vai trò của ngân hàng trong việc tạo ra thanh khoản. Ngoài ra, trạng thái thanh khoản có liên quan chặt chẽ tới hiệu quả hoạt động ngân hàng. Nếu thanh khoản không đƣợc tạo ra hợp lý, có thể dẫn đến mất khả năng chi trả (trong trƣờng hợp thanh khoản thấp) và khả năng sinh lợi thấp (trong trƣờng hợp thanh khoản cao) và có thể gây hại cho các ngân hàng khác và do tác động lan truyền (Diamond & Dybvig (1983)).
  16. 3 Các nghiên cứu riêng lẻ về trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngày càng đa dạng về quy mô, đối tƣợng và cả mô hình lẫn phƣơng pháp đo lƣờng. Trên nền tảng đó, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động dần đƣợc chú ý về phƣơng pháp và mô hình tiếp cận mới để đo lƣờng, xác định chính xác và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu về trạng thái thanh khoản, hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng nhƣ mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam chỉ mới dừng lại ở phân tích cục bộ từng yếu tố hoặc ngân hàng và chỉ dừng lại ở phân tích định tính chƣa đƣa ra đƣợc những bằng chứng định lƣợng đề xác định mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Chính vì thế, việc nghiên cứu về trạng thái thanh khoản, đo lƣờng hiệu quả hoạt động, xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động và xác định mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đó cũng là lý do nghiên cứu sinh chọn đề tài “TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Các mục tiêu nghiên cứu của luận án “TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM”: Mục tiêu tổng quát: Xác định sự tác động của trạng thái thanh khoản đến hiệu quả hoạt động và mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam từ đó đề xuất các hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam qua mô hình hiệu quả kỹ thuật bằng phƣơng pháp bao dữ liệu (DEA) - Đánh giá sự tác động của trạng thái thanh khoản đến hiệu quả hoạt động thông qua việc phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
  17. 4 - Xác định sự tác động qua lại giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động nhằm phân tích mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. - Đề xuất các giải giáp dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu về đo lƣờng hiệu quả hoạt động ngân hàng, các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng và mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng để nâng cao tính ổn định của trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu: Những câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ sau: - Hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam ra sao trong thời gian nghiên cứu? - Mô hình và phƣơng pháp nào để đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam? - Các nhân tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng? Mô hình và phƣơng pháp nào để phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động? - Mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản hiệu quả hoạt động ngân hàng nhƣ thế nào? Mô hình và phƣơng pháp nào để xác định mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản hiệu quả hoạt động ngân hàng? - Các giải pháp nào liên quan đến việc vận dụng kết quả về đo lƣờng hiệu quả hoạt động ngân hàng, các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng và mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng để nâng cao tính ổn định của trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Trạng thái thanh khoản, hiệu quả hoạt động ngân hàng, mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. - Dữ liệu nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu của luận án đƣợc lấy từ Thomson Reuter và từ nguồn báo cáo tài chính có kiểm toán (báo cáo tài chính riêng lẻ) của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
  18. 5 - Phạm vi không gian: Luận án tập trung vào các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam - Phạm vi thời gian: Dựa trên thực trạng giai đoạn 2007 -2017. Luận án chọn mốc thời gian nghiên cứu 10 năm từ lúc Việt Nam gia nhập WTO đến thời điểm kết thúc đánh giá đợt 1 lộ trình các ngân hàng thí điểm thực hiện theo chuẩn Basel II (Định hƣớng của NHNN trong lộ trình thực hiên Basel II qua ban hành Công văn 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/3/2014 về việc thực hiện Hiệp ƣớc vốn Basel II). Vì sau khi gia nhập WTO, ngành hội nhập đầu tiên là tài chính ngân hàng nên giai đoạn này phát triển rất nhanh và nóng, là thời điểm rất tốt để bắt đầu quan sát và nghiên cứu mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động, sau năm 2017 khi kết thúc đánh giá đợt 1 lộ trình các ngân hàng thí điểm thực hiện theo chuẩn Basel II NHHH sẽ thực hiện các điều chỉnh nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra nên dữ liệu nghiên cứu sẽ không còn phù hợp cho mục đích nghiên cứu của luận án. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu mà luận án đã nêu ra ở trên, nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp sau: - Thứ nhất, phƣơng pháp đo lƣờng phi tham số bao dữ liệu (DEA) cách tiếp cận trung gian tài chính (intermediate approach) và mô hình hiệu quả kỹ thuật (DEA Technically Efficiency) thông qua phần mềm DEA Solver để đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. - Thứ 2, phân tích hồi quy Tobit với sự hỗ trợ của phần mềm Stata đề phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động động của các NHTM Việt Nam. Thứ 3, phƣơng pháp ƣớc lƣợng D-GMM để xác định mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Một là, luận án đã đo lƣờng đƣợng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giao đoạn 2007 -2017 thông qua phƣơng pháp phi tham số bao dữ liệu (DEA). Với cách tiếp cận trung gian tài chính với 03 đầu vào (chi phí nhân viên (I1), tài sản cố định (I2), tiền gửi KH (I3)) và 02 đầu ra (thu nhập từ lãi (O1) và thu nhập ngoài lãi
  19. 6 (O2)) để phân tích hiệu quả kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017 chỉ đạt 86%;. - Hai là, luận án phân tích đƣợc các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam thông qua mô hình hồi quy Tobit với biến phụ thuộc là hiệu quả kỹ thuật đƣợc đo lƣờng theo DEA với dữ liệu thời gian cập nhật gần với hiện tại. Các nhân tố về quy mô ngân hàng, cơ cấu vốn, trạng thái thanh khoản, tỷ trọng tín dụng và quy mô tiền gửi có tác động đến hiệu quả ngân hàng. - Ba là, luận án đã xác định đƣợc mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động thông qua mô hình D-GMM với dữ liệu bảng động với kết quả có tồn tại mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2017. - Bốn là, Nghiên cứu cũng đã chỉ ra thực trạng về bức tranh trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM trong thời gian nghiên cứu đồng thời luận án cũng đề xuất các khuyến nghị với các nhà quản lý các NHTM nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trên cơ sở kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
  20. 7 6. KHUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam Vấn đề nghiên cứu - Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam thông qua mô hình DEA. - Nghiên cứu phân tích các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Mục tiêu nghiên cứu Đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam qua mô hình hiệu quả kỹ thuật bằng phƣơng pháp bao dữ liệu (DEA); Đánh giá sự tác động của trạng thái thanh khoản đến hiệu quả hoạt động thông qua việc phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam; Xác định sự tác động qua lại giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động nhằm phân tích mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng phƣơng pháp định lƣợng, bao gồm: phƣơng pháp bao dữ liệu DEA,phƣơng pháp hồi quy Tobit và phƣơng pháp ƣớc lƣợng D – GMM cho mô hình dữ liệu bảng động, Nội dung nghiên cứu  Phân tích thực trạng trạng thái thanh khoản, và hoạt động quản trị thanh khoản trong giai đoạn nghiên cứu  Phân tích hiệu quả hoạt động của từng ngân hàng theo mô hình đo lƣờng hiệu quả ngân hàng DEA  Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam bằng phƣơng pháp hồi quy tobit với sự hỗ trợ của phần mềm Stata.  Phân tích phân tích mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam Kết quả nghiên cứu; Kết luận và hàm ý chính sách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2