Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
lượt xem 10
download
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự; thực trạng thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự, (trong đó tập trung là đánh giá những ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân), luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp đảm bảo hiệu quả đảm bảo thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam trước những yêu cầu mới của công tác thi hành án dân sự ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI ĐỨC TIẾN THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ C¦ìNG CHÕ THI HµNH ¸N D¢N Sù ë VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật HÀ NỘI - 2018
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI ĐỨC TIẾN THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ C¦ìNG CHÕ THI HµNH ¸N D¢N Sù ë VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 62 38 01 01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. HOÀNG THẾ LIÊN HÀ NỘI - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án bảo đảm độ tin cậy, chính xác, trung thực và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Bùi Đức Tiến
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 10 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu 25 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 30 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự 30 2.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật và hình thức thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự 46 2.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự 55 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM 64 3.1. Thực trạng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự 64 3.2. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự 86 Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM 110 4.1. Quan điểm đảm bảo thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam 110 4.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam 115 KẾT LUẬN 130 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 134 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 135
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Cơ cấu ngạch, bậc cán bộ, công chức các cơ quan thi hành án dân sự 88 Bảng 3.2: Kết quả về hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự 91 Bảng 3.3: Kết quả thi hành án dân sự về tiền 92 Bảng 3.4: Thống kê các việc thi hành án dân sự phải tổ chức cưỡng chế 93
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thi hành án là hoạt động đưa các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra thi hành; đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân và xã hội; góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Đối với công tác thi hành án nói chung, công tác thi hành án dân sự nói riêng, từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, Đảng ta đã đưa ra nhiều chủ trương, định hướng quan trọng tạo cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật; đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự; tăng cường pháp chế trong hoạt động thi hành án dân sự, trong đó dấu mốc lập pháp quan trọng là Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2009) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2015). Trên cơ sở Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, hệ thống thi hành án dân sự đã không ngừng được hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn công tác thi hành án dân sự thời gian qua cho thấy rằng bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác thi hành án dân sự cũng còn những tồn tại, hạn chế nhất định, trong đó vấn đề bức xúc hiện nay là tình trạng án tồn đọng, chưa tổ chức thi hành được. Tính đến ngày 30/9/2017, tổng số việc các cơ quan thi hành án dân sự trong toàn quốc phải thi hành là 869.430 việc, đã thi hành xong là 549.415 việc, còn 320.015 việc (chiếm 20,75% tổng số việc phải thi hành) chưa thi hành được) [72]. Đáng chú ý là để đảm bảo hiệu quả thi hành án, có nhiều vụ việc, cơ quan thi hành án dân sự phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế do đương sự
- 2 không tự nguyện thi hành, cản trở, chống đối việc thi hành án (chỉ riêng trong năm 2017, các cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định cưỡng chế có huy động lực lượng là 5.549 trường hợp) [72] . Như vậy, về nguyên tắc, quá trình thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự để thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự chỉ đặt ra khi đương sự không tự nguyện thi hành án. Tuy nhiên, từ thực tiễn công tác thi hành án dân sự cho thấy rằng thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự cũng còn những vướng mắc, bất cập cả về lý luận và thực tiễn cần phải có sự nghiên cứu có hệ thống và toàn diện hơn. Ví dụ như: về mặt lý luận, chưa làm rõ mối quan hệ giữa tự nguyện và cưỡng chế trong thi hành án dân sự khi mà về nguyên tắc thì cưỡng chế chỉ đặt ra khi đương sự không tự nguyện thi hành án nhưng sự tự nguyện của đương sự vẫn được khuyến khích sau khi cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp cưỡng chế; hoặc như mối quan hệ giữa việc áp dụng các biện pháp bảo đảm và các biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự. Về mặt thực tiễn, trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự còn chồng chéo, kéo dài; trong nhiều việc thi hành án, các chủ thể chưa thực hiện đúng quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (người phải thi hành án cản trở, chống đối việc cưỡng chế thi hành án; chấp hành viên chưa tuân thủ đúng các trình tự, thủ tục cưỡng chế; cá nhân, tổ chức liên quan can thiệp trái pháp luật vào quá trình cưỡng chế…); các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự (kinh phí, phương tiện làm việc, công cụ hỗ trợ…) chưa phù hợp với đặc thù của hoạt động thi hành án dân sự và yêu cầu đảm bảo hiệu lực, hiệu quả cưỡng chế thi hành án dân sự…Thực trạng nêu trên đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự và luận giải một số phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự, từ đó, tác giả chọn đề tài: "Thực
- 3 hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam" có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn trước yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành án dân sự hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự; thực trạng thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự, (trong đó tập trung là đánh giá những ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân), luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp đảm bảo hiệu quả đảm bảo thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam trước những yêu cầu mới của công tác thi hành án dân sự ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích đặt ra trên đây, luận án thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Nghiên cứu, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự. - Phân tích khái niệm, bản chất, đặc điểm của cưỡng chế thi hành án dân sự và thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự; nội dung, vai trò của thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này. - Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam từ khi Luật Thi hành án dân sự năm 2008 có hiệu lực đến nay. - Đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam trước những yêu cầu mới của công tác thi hành án dân sự.
- 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự và chính sách, pháp luật liên quan đến thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự dưới góc độ lý luận chung về nhà nước và pháp luật; nghiên cứu hoạt động thi hành án dân sự, cưỡng chế thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên và mối quan hệ với cơ quan, tổ chức có liên quan trên phạm vi toàn quốc (không bao gồm thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự của Thừa phát lại). Thời gian nghiên cứu được giới hạn từ năm 2008 đến nay (thời điểm Quốc hội ban hành Luật Thi hành án dân sự năm 2008). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục đích nghiên cứu ở trên, luận án dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn sau đây: - Về phương pháp luận, luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nhất là nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật; các quan điểm, đường lối của Đảng thể hiện trong các Nghị quyết, đặc biệt là các Nghị quyết Đại hội VII, VIII, IX, X, XI, XII và Nghị quyết có đề cập đến vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền của các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương các khóa và các nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp. Về cơ sở thực tiễn: Luận án bám sát thực tiễn cải cách bộ máy nhà nước và cải cách tư pháp, nhất là qua hơn ba mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới ở nước ta thời gian qua.
- 5 Trên cơ sở phương pháp luận nói trên, luận án sẽ sử dụng các phương pháp cụ thể tại các chương như sau: - Phương pháp lịch sử, phân tích, quy nạp được sử dụng chủ yếu tại chương 2, nêu lên các cơ sở lý thuyết của vấn đề đặt ra, từ đó khái quát hóa thành những luận điểm, quan điểm làm nền tảng lý thuyết xuyên suốt nội dung của luận án (ví dụ như: để nghiên cứu, làm rõ những đặc trưng của thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự so với thực hiện pháp luật nói chung cũng như thực hiện pháp luật về cưỡng chế hình sự, cưỡng chế hành chính; nghiên cứu quá trình hoàn thiện pháp luật là cơ sở cho thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự...). - Phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê được áp dụng nhằm làm rõ những nội dung của chương 3. Đây là chương đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự với những ví dụ, số liệu cụ thể qua đó rút ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp ở chương 4. Ngoài ra, phương pháp phân tích cũng được áp dụng nhằm làm sáng tỏ những nhận định, quan điểm đã được đưa ra về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận án. - Phương pháp phân tích, chứng minh được sử dụng chủ yếu tại chương 4 để làm rõ những quan điểm, giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. 5. Dự kiến những đóng góp mới của luận án So với các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến thi hành án dân sự và cưỡng chế thi hành án dân sự đã được công bố, Luận án này có dự kiến có những đóng góp mới như sau: Thứ nhất, luận án phân tích, làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, vai trò của cưỡng chế thi hành án dân sự và thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự.
- 6 Thứ hai, bằng việc phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự, đặc biệt là áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự từ khi có Luật Thi hành án dân sự năm 2008, luận án làm sáng tỏ tính quyết định của áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự đối với các yêu cầu thi hành nghiêm chỉnh các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Thứ ba, bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, luận án kiến nghị, đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật thi hành án dân sự nói chung, pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng và luận giải các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận, kết quả của luận án góp phần vào hoàn thiện lý luận về thực hiện pháp luật nói chung, thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng; chỉ rõ thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Về thực tiễn, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các cơ sở đào tạo luật và các cơ sở đào tạo chức danh tư pháp. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Thực thi các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để đảm bảo công lý, công bằng trong xã hội luôn là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, những nhà lập pháp và thực thi pháp luật. Vì vậy, trong luận án, khi nghiên cứu thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự, tác giả sẽ nghiên cứu vấn đề này đã được đề cập, nghiên cứu như thế nào ở các bình diện quốc tế và trong nước, những vấn đề gì cần tiếp tục đặt ra giải quyết trong điều kiện thực tế của Việt Nam. Đây chính là cơ sở cho việc đưa ra những kết quả nghiên cứu mới về vấn đề này. 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI Nghiên cứu pháp luật thi hành án của nhiều nước cho thấy mô hình tổ chức hệ thống cơ quan thi hành án có chức năng tổ chức thi hành án nói chung, cưỡng chế thi hành án nói riêng có sự khác biệt và tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm truyền thống pháp lý của mỗi nước. Có nước tổ chức theo mô hình thi hành án công, có nước theo mô hình tổ chức thi hành án bán công (cơ quan thi hành án có thể thuộc Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước) và cũng có nước theo mô hình thi hành án tư nhân (ví dụ như Thừa phát lại). Vì vậy, việc tổ chức thi hành án nói chung, cưỡng chế thi hành án nói riêng cũng tuân thủ trình tự, thủ tục pháp luật khác nhau. Có thể đề cập một số công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở một số nước trên thế giới như sau: - Kỷ yếu hội thảo: "Các mô hình tổ chức thi hành án trên thế giới" của Nhà pháp luật Việt - Pháp [42]. Đây là tài liệu tập hợp các tham luận của một số giáo sư, nhà khoa học, chuyên gia của một số nước nghiên cứu về những
- 8 vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án dân sự của một số nước trên thế giới. Cụ thể như trong kỷ yếu, các tác giả cho rằng thi hành án không phải là một lĩnh vực độc lập nên không thể được tổ chức theo một mô hình thống nhất; việc tổ chức mô hình thi hành án phụ thuộc vào các quy định của luật tố tụng liên quan của mỗi nước (Giáo sư Claude Brenner, Đại học Panthéon-Assas Cộng hoà Pháp). Việc thi hành án dân sự ở Pháp được giao cho Thừa phát lại; Thừa phát lại được bảo đảm tính độc lập trong khi hành nghề, nếu có vi phạm thì người phải thi hành có quyền khởi kiện trước Thẩm phán đặc trách về thi hành án đối với những biện pháp mà người phải thi hành án bị áp dụng. Trong quá trình thi hành án, Thừa phát lại có quyền áp dụng các biện pháp có tính cưỡng chế như kê biên khoản tiền do người thứ ba nắm giữ, kê biên tiền lương, kê biên động sản, kê biên tài sản vô hình ở Pháp (Nicolas Monacho Duchene, Phó Chánh án Tòa án phúc thẩm Rennes Pháp). Ở Trung Quốc, nếu người phạm tội bị áp dụng biện pháp phạt tiền thì việc thi hành án do các Tòa án thực hiện; việc nộp phạt có thể thực hiện một lần đối với toàn bộ số tiền phạt hoặc nộp thành nhiều lần theo thời hạn được quy định trong bản án; nếu hết thời gian quy định mà người bị phạt tiền vẫn chưa nộp hết khoản tiền phạt thì bị cưỡng chế nộp tiền; người phải thi hành án có thể bị tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản của cá nhân, trừ các đồ dùng cần thiết cho cuộc sống của người phải thi hành án và các thành viên gia đình sống phụ thuộc vào người đó. - "Enforcing U.S. Judgments in Canada: A Practical Guide" (Thi hành các phán quyết của Hoa Kỳ ở Canađa: Hướng dẫn thực tế) của M.D. Parrish [1]. Bài viết khái quát việc thi hành phán quyết của tòa án nước ngoài ở Canađa, theo đó trước năm 1990 các phán quyết của tòa án nước ngoài không được thi hành ở Canađa nếu bị đơn người Canađa không hiện diện tại Tòa án nước ngoài tại thời điểm sự kiện pháp lý xảy ra hoặc không có mặt tại phiên
- 9 tòa. Tuy nhiên, sau năm 1990, pháp luật quy định phán quyết của Tòa án nước ngoài có thể được thi hành ở Canađa, theo đó nếu người được thi hành án ở nước ngoài muốn thi hành phán quyết ở Canađa thì họ phải tìm hiểu, xác định người phải thi hành án có hiện diện và có tài sản ở Canada hay không?; người có thẩm quyền phán quyết về tài sản và tài sản của người đó ở đâu? Nếu không trả lời được các vấn đề trên thì bản án của tòa án nước ngoài khó có thể được thi hành ở Canađa. Bởi vậy, việc cưỡng chế tài sản để thi hành án cũng phải phụ thuộc vào việc người phải thi hành án có tài sản ở Canađa hay không. - "Cưỡng chế phạt tiền và cưỡng chế trả nhà" của tác giả N.M.Duchene [44]. Tác giả tham luận thông tin cho biết: ở Pháp, để có cơ sở thi hành án và cưỡng chế thì người được thi hành án, Thừa phát lại phải tìm hiểu thông tin về người phải thi hành án; nếu không có được thông tin cần thiết về người phải thi hành án thì Thừa phát lại có thể yêu cầu cơ quan công tố cung cấp thông tin. Để đảm bảo thi hành án, Thừa phát lại có thể thực hiện các biện pháp kê biên động sản, kê biên khoản tiền do người thứ ba nắm giữ, kê biên tiền lương, kê biên tài sản vô hình ở Pháp. Đối với cưỡng chế trả nhà thì phải có phán quyết của Thẩm phán; đồng thời trước khi có phán quyết của Tòa án thì người được thi hành án phải đến gặp đại diện chính quyền địa phương thông báo để chính quyền bố trí chỗ ở cho người phải di dời. Từ việc tham khảo một số công trình nghiên cứu về thi hành án dân sự và cưỡng chế thi hành án dân sự của một số nước trên thế giới, Luận án đưa ra một số nhận xét sau đây: Một là, mặc dù có sự khác biệt về pháp luật và mô hình tổ chức thi hành án dân sự (công, bán công, tư nhân), nhưng pháp luật các nước đều có quy định những vấn đề chung về cưỡng chế thi hành án dân sự như: việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được nhân danh quyền lực nhà
- 10 nước khi người phải thi hành án không tự nguyện; cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thi hành án dân sự có thể là Tòa án đã xét xử; Thừa phát lại, Cơ quan thi hành pháp luật, Cảnh sát trưởng. Biện pháp cưỡng chế thường áp dụng là cưỡng chế trả tiền, cưỡng chế giao tài sản, cưỡng chế trục xuất ra khỏi nhà, cưỡng chế bán đấu giá tài sản, cưỡng chế quản lý, khai thác tài sản, cưỡng chế thu tiền công, tiền lương... Hai là, các công trình nghiên cứu đã đề cập và phân tích cơ sở lý luận của việc thi hành án là xuất phát từ việc bảo đảm thực thi các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án có thẩm quyền, trong đó cơ sở quan trọng là đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quá trình thi hành án. Hoạt động thi hành án dân sự có đặc thù là mang tính cưỡng chế và được đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước, do đó hoạt động thi hành án dân sự luôn làm phát sinh, hạn chế hoặc chấm dứt một số quyền cơ bản của công dân (quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản). Ba là, mặc dù các nước có hệ thống pháp luật và quy định về cưỡng chế thi hành án dân sự khác nhau nhưng tổng quan các tài liệu này cho phép tác giả có cơ sở khái quát về cưỡng chế thi hành án dân sự một cách đa chiều, có tính so sánh và đối chiếu, từ đó giúp tác giả có cơ sở để nghiên cứu so sánh với thực trạng thực hiện pháp luật cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam và luận giải đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam trong thời gian tới. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM Dưới góc độ thực thi công lý, thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở nước ta được xem xét và đề cập ở nhiều góc độ như: các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự; các điều kiện thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự; trách nhiệm của các chủ thể thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự… Trong quá trình nghiên cứu tài liệu phục
- 11 vụ cho đề tài này, tác giả tập hợp, phân loại và đánh giá các tài liệu thành các nhóm cơ bản sau đây: Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự, gồm có: - "Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới" của Nguyễn Đình Lộc [38]. Kết quả nghiên cứu đề tài đã khái quát thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động thi hành án; kiến nghị đổi mới công tác thi hành án, trong đó có hoàn thiện pháp luật về mô hình tổ chức thi hành án tạo cơ sở cho việc tổ chức thi hành án nói chung và cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng. - "Kỹ năng thi hành án dân sự" của Học viện Tư pháp [30]. Cuốn sách tập trung phân tích, tổng hợp những quy định cơ bản và kỹ năng, nghiệp vụ trong thi hành án dân sự rút ra từ thực tiễn thi hành án dân sự như: kỹ năng kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự; kỹ năng tiếp công dân; kỹ năng xác minh điều kiện thi hành án... Tuy nhiên, cuốn sách với ý nghĩa như cuốn cẩm nang cho chấp hành viên và công chức thi hành án dân sự nên chỉ đề cập mang tính khái quát về các biện pháp cưỡng chế dưới góc độ thể chế, các quy định về các biện pháp được chấp hành viên áp dụng trong quá trình tổ chức thi hành án mà chưa đề cập đầy đủ các hình thức thực hiện pháp luật cưỡng chế thi hành án dân sự được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau (như: tuân thủ pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự, sử dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự...). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của cuốn sách cũng có giá trị tham khảo quan trọng cho việc tiếp cận cưỡng chế thi hành án dân sự cả ở góc độ thể chế và thực tiễn. - "Sổ tay chấp hành viên" của tác giả Lê Thu Hà [24]. Cuốn sách khái quát quy định pháp luật về thi hành án dân sự trên cơ sở Luật Thi hành án dân sự 2008, theo đó phân tích các quy định pháp luật về thi hành án dân sự và
- 12 các kỹ năng cần thiết cho chấp hành viên trong quá trình thực hiện các trình tự, thủ tục thi hành án dân sự. Cụ thể như: việc nhận bản án, quyết định; thụ lý yêu cầu thi hành án; kỹ năng xác minh điều kiện thi hành án; đôn đốc, hướng dẫn đương sự tự nguyện hay thỏa thuận thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự...Mặc dù việc cưỡng chế thi hành án dân sự được đề cập trong cuốn sách nhưng chỉ dừng ở phạm vi là những lưu ý khi lựa chọn, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự cụ thể mà chưa đề cập đến cưỡng chế thi hành án dân sự như là một chế định, một biện pháp cơ bản trong thi hành án dân sự nhưng cũng có giá trị tham khảo cho việc đánh giá thực trạng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự của các cơ quan thi hành án dân sự hiện nay. - "Xử lý tình huống trong thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự" của tác giả Nguyễn Thanh Thuỷ, Lê Thị Kim Dung [64]. Cuốn sách phân tích, tổng hợp các tình huống phát sinh trong thực tiễn thi hành án dân sự đòi hỏi có sự nhận thức thống nhất trong cách hiểu và áp dụng các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự, trong đó chủ yếu là quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự. Cụ thể như vấn đề ra quyết định thi hành án, thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự... qua đó giúp cho chấp hành viên nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Kết quả nghiên cứu của các tác giả có liên quan chặt chẽ và là nguồn tham khảo quan trọng để nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự của các cơ quan thi hành án dân sự hiện nay. - "Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam" của tác giả Lê Thu Hà [25]. Nội dung cơ bản của cuốn sách là phân tích, hệ thống hóa khái quát quá trình hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự
- 13 ở nước ta từ năm 1945 đến năm 2011, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng những vướng mắc, bất cập của pháp luật thi hành án dân sự theo Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các tác giả phân tích, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về một số vấn đề cụ thể, trong đó có cưỡng chế thi hành án dân sự. Vì vậy, cuốn sách là tài liệu tham khảo cho việc tiếp tục nghiên cứu các cơ chế, biện pháp thực hiện pháp luật thi hành án dân sự nói chung, pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng. - "Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thanh Thủy [65]. Luận án đã phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự như khái niệm, bản chất, đặc điểm thi hành án dân sự; nội dung, tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự. Đặc biệt là trên cơ sở khái quát quá trình hoàn thiện và thực trạng pháp luật thi hành án dân sự ở nước ta, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự, trong đó có pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự. Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự có giá trị tham khảo quan trọng để tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở nước ta hiện nay. - "Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Quang Thái [60]. Luận án đã phân tích yêu cầu, phương hướng, giải pháp đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động thi hành án dân sự, đó là: nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự; xây dựng mô hình tổ chức cơ quan thi hành án dân sự theo ngành dọc, giảm đầu mối; từng bước thực hiện xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự Mặc dù phạm vi nghiên cứu của luận án mới chỉ đề cập tới tăng cường pháp chế trong hoạt động thi hành án dân sự nói chung song những kiến nghị
- 14 của tác giả về hoàn thiện pháp luật, mô hình tổ chức các cơ quan thi hành án dân sự đã tạo tiền đề cho việc hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự. - "Hiệu quả áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam" của tác giả Đặng Đình Quyền [56]. Luận án đã phân tích cơ sở lý luận về hiệu quả áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam, trong đó nêu bật các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật trong công tác thi hành án dân sự. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật thi hành án dân sự, tác giả luận án đã phân tích một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thi hành án dân sự, trong đó có những kiến nghị về hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự có nghĩa quan trọng cho việc hoàn thiện cơ sở pháp lý để đảm bảo cưỡng chế thi hành án dân sự. - "Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp" của tác giả Trần Phương Hồng [31]. Tác giả luận văn đã phân tích một số vấn đề lý luận về hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự như: khái niệm, vai trò, đặc điểm pháp luật thi hành án dân sự để từ đó đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự, theo đó những đề xuất hoàn thiện pháp luật không chỉ dừng ở việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự, mà còn bao hàm cả việc bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và các cơ chế phối hợp trong công tác thi hành án dân sự. Kết quả luận văn có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự. - "Đánh giá các quy định pháp luật về thi hành án dân sự hiện hành trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật" của tác giả Lê Thị Hoàng Thanh
- 15 [59]. Bài viết của tác giả đã phân tích những vướng mắc, bất cập của mô hình tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam, qua đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như: hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; hoàn thiện Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Bộ luật Dân sự năm 2005, đặc biệt là các quy định nhằm nâng cao tính minh bạch trong việc quản lý tài sản, thu nhập của cá nhân nhằm đảm bảo hiệu quả thi hành án dân sự, nhất là đối với việc áp dụng các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự. - "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự hiện nay" của tác giả Lê Hùng Cường [13]. Bài viết tập trung phân tích những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn trong quá trình thi hành Luật Thi hành án dân sự năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như: vướng mắc, bất cập về xác minh điều kiện thi hành án; thực hiện thông báo thi hành án; miễn, giảm trong thi hành án dân sự… Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, đó là: cần phải quy định rõ về người được thi hành án tự xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; cần sửa đổi quy định người phải thi hành án "đã thi hành được ít nhất bằng 1/20 khoản phải thi hành, nhưng giá trị không được thấp hơn mức án phí không có giá ngạch" là điều kiện bắt buộc để xét miễn, giảm; hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự theo hướng đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi để các chấp hành viên tổ chức thi hành án đạt hiệu quả cao và cụ thể hóa các quy định của Luật Thi hành án dân sự về sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương trong công tác thi hành án dân sự. Những phân tích và kiến nghị của tác giả có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thực
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
228 p | 531 | 101
-
Luận án Tiến sĩ: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân trong giai đoạn hiện nay
0 p | 176 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
193 p | 53 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
221 p | 14 | 11
-
Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đô thị loại I ở Việt Nam hiện nay
199 p | 72 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán môi trường và tác động của thực hiện kế toán môi trường đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam
302 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay
239 p | 13 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên hiện nay
219 p | 58 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
230 p | 60 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Xây dựng hình ảnh văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
220 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Giải pháp hỗ trợ tiếp cận trợ giúp xã hội cơ bản cho lao động nữ di cư (Nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội)
214 p | 18 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
295 p | 18 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng lý thuyết tập mờ trong lập tiến độ thực hiện dự án xây dựng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long
206 p | 17 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài kháng chiến
250 p | 20 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
490 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
167 p | 43 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Hóa hữu cơ: Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư của loài Bùm bụp Mallotus apelta (Lour.) Müll.–Arg., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae)
192 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn