intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Thực vật học: Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Lê Thị Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:266

68
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án: Xây dựng bảng danh lục thành phần loài nấm thuộc các ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam. Đánh giá tính đa dạng, phân tích giá trị tài nguyên của nấm thuộc các ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Thực vật học: Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRẦN THỊ PHÚ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI NẤM LỚN THUỘC NGÀNH MYXOMYCOTA, ASCOMYCOTA, BASIDIOMYCOTA Ở NÚI NGỌC LINH, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỰC VẬT HỌC Hà Nội - năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRẦN THỊ PHÚ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI NẤM LỚN THUỘC NGÀNH MYXOMYCOTA, ASCOMYCOTA, BASIDIOMYCOTA Ở NÚI NGỌC LINH, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9.42.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỰC VẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TSKH TRỊNH TAM KIỆT 2. PGS.TS NGUYỄN KHẮC KHÔI Hà Nội - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn ban giám đốc Học viện Khoa học và Công nghệ, ban lãnh đạo Khoa Sinh thái, tài nguyên và môi trường, ban lãnh đạo Trường Đại học Quảng Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Quý thầy giáo GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt, PGS.TS Nguyễn Khắc Khôi đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập và thực hiện luận án, cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Anh chị em đồng nghiệp trong khoa Lý Hóa Sinh trường Đại học Quảng Nam các bạn luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này, tôi xin gởi lòng biết ơn chân thành. Tôi xin gởi đến lòng biết ơn anh chị em trong hội Nấm học Việt Nam đã cung cấp nhiều tài liệu quý giúp tôi xác định các loài nấm lớn, cảm ơn bạn đồng nghiệp, cảm ơn các chuyên gia Nấm học trong và ngoài nước đã trao đổi nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc xác định loài. Ban lãnh đạo huyện Nam Trà My, lãnh đạo và người dân các xã Trà Nam, Trà Linh, Trà Cang, Trà Tập, Trà Don, Trà Dơn, Trà Leng và tập thể giáo viên, học sinh trường THCS Trà Linh, quý vị đã giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm, thu thập mẫu nấm, cho phép tôi gởi lời biết ơn chân thành đến quý vị. Gia đình là nguồn động viên vô hạn, tôi xin gởi lòng tri ân đến gia đình, cha mẹ, anh chị em, con cháu, những người đã ở bên cạnh tôi, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ, động viên tinh thần cho tôi hoàn thành luận án này.
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án ........................................................................................... 1 2. Mục đích của luận án .................................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ................................................................. 2 4. Những điểm mới của luận án ...................................................................................... 2 Chương 1. Tổng quan tài liệu 1.1. Một số hệ thống nấm chính ................................................................................... 3 1.1.1. Hệ thống nấm theo Gaümann ............................................................................... 3 1.1.2. Một số hệ thống nấm chính ................................................................................... 3 1.1.3. Hệ thống nấm theo Ainsworth, Bisby ................................................................... 3 1.1.4. Hệ thống nấm “Dictionary of the fungi” của P.M. Kirk (2008) ........................... 3 1.1.5. Hệ thống nấm “Danh lục các loài nấm lớn ở Việt Nam” của Trịnh Tam Kiệt 2014 ....................................................................................................... 4 1.2. Tình hình nghiên cứu nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota trên thế giới .......................................................................................... 6 1.3. Tình hình nghiên cứu nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở Việt Nam ......................................................................................... 12 Chương 2. Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu và điều kiện tự nhiên, xã hội vùng núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................... 19 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 19 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 19 2.1.3. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 19 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 19 2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, cấu trúc hiển vi một số nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam ......... 19 2.2.2. Xây dựng danh lục thành phần loài nấm lớn ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam....................................................... 19
  6. 2.2.3. Nghiên cứu đa dạng nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam....................................................... 20 2.2.4. Phân tích giá trị tài nguyên của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam....................................................... 20 2.2.5. Xây dựng các khoá định loại đến ngành, lớp, bộ, họ chi và loài ........................ 20 2.2.6. Mô tả một số loài mới, loài có giá trị kinh tế và quan trọng ............................... 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 20 2.3.1. Phương pháp thu thập mẫu nấm lớn ................................................................... 20 2.3.2. Cách bảo quản nấm từ địa điểm thu thập về phòng thí nghiệm .......................... 22 2.3.3. Phương pháp sử lý mẫu vật ................................................................................. 22 2.3.4. Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái của mẫu nấm................................... 23 2.3.5. Phương pháp phân tích cấu trúc hiển vi của mẫu nấm ....................................... 24 2.3.6. Phương pháp xử lý mẫu nấm trên kính hiển vi điện tử (SEM) .......................... 25 2.3.7. Phương pháp định loại nấm ................................................................................ 25 2.3.8. Phương pháp phân tích tính đa dạng của nấm .................................................... 26 2.4. Điều kiện tự nhiên vùng núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam .............................. 26 2.4.1. Điều kiện tự nhiên núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam .......................................... 26 2.4.2. Điều kiện xã hội ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam .......................................... 30 Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Đặc điểm hình thái và cấu trúc hiển vi của nấm ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ....................................................................................... 32 3.1.1. Đặc điểm hình thái của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ............................................................................................................... 32 3.1.2. Một số đặc điểm cấu trúc hiển vi của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ......................................................................................... 45 3.2. Danh lục thành phần loài nấm lớn ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam .......... 51 3.2.1. Danh lục thành phần loài nấm lớn ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam ............. 51 3.2.2. Đặc điểm chung của khu hệ nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam....................................................... 67 3.2.3. Các taxon ghi nhận mới cho khu hệ nấm Việt Nam ........................................... 70
  7. 3.3. Đa dạng nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam................................................................................ 71 3.3.1. Đa dạng thành phần loài ...................................................................................... 71 3.3.2. Đa dạng phương thức sống của nấm lớn ở núi Ngọc Linh, Quảng Nam............ 78 3.3.3. Đa dạng yếu tố địa lý cấu thành khu hệ nấm lớn ở núi Ngọc Linh, Q.Nam ....... 81 3.4. Giá trị tài nguyên của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam .................................................. 87 3.4.1. Nấm ăn ................................................................................................................ 88 3.4.2. Nấm dược liệu ..................................................................................................... 89 3.4.3. Nấm độc .............................................................................................................. 90 3.4.4. Nấm làm đồ trang trí ........................................................................................... 91 3.4.5. Nấm có giá trị nghiên cứu sinh lý, hóa sinh ........................................................ 91 3.4.6. Nấm quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam ................................................... 91 3.4.7. Các loài nấm có khả năng ứng dụng trong bảo vệ môi trường. .......................... 91 3.5. Xây dựng khóa định loại một số chi và loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam ... 92 3.5.1. Khóa định loại 3 ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ................. 92 3.5.2. Khóa định loại các bậc thuộc ngành Myxomycota ............................................. 92 3.5.3. Khóa phân loại các bậc thuộc ngành Ascomycota .............................................. 93 3.5.4. Khóa phân loại các bậc thuộc ngành Basidiomycota .......................................... 94 3.6. Mô tả đặc điểm một số chi và loài nấm lớn ở núi Ngọc Linh, Quảng Nam ..112 3.6.1. Mô tả đặc điểm các chi nấm mới ghi nhận .......................................................112 3.6.2. Mô tả đặc điểm các loài nấm mới ghi nhận ......................................................113 3.6.3. Mô tả đặc điểm một số loài nấm có giá trị kinh tế và quan trọng .....................119 3.6.4. Mô tả đặc điểm một số loài nấm độc ................................................................131 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận .......................................................................................................................139 Kiến nghị .....................................................................................................................140 Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án .......................141 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................142
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Chú thích ký hiệu Các ký hiệu chung 1 QN Quảng Nam 2 SL Số lượng 3 TL Tỷ lệ 4 VN Việt Nam Ký hiệu về phương thức sống của nấm 5 WRSF Nấm hoại sinh gây mục trắng ở gỗ (white rot Saprophytic Fungi) 6 RRSF Nấm hoại sinh gây mục ở rễ (rot roots Saprophytic Fungi) 7 BRSF Nấm hoại sinh gây mục nâu (brown rot Saprophytic Fungi) 8 SSF Nấm hoại sinh ở đất (soil Saprophytic Fungi) 9 PF Nấm ký sinh (Parasitic Fungi) 10 BRPF Nấm ký sinh sau đó hoại sinh gây mục nâu ở gỗ (brown rot Parasitic Fungi) 11 MPF Nấm ký sinh nhẹ (mild Parasitic Fungi) 12 SBF Nấm cộng sinh (Symbiotic Fungi) Ký hiệu các yếu tố địa lý 13 PLTR Cổ nhiệt đới (Paleotropical) 14 PTR Liên nhiệt đới (Pantropical) 15 ATR Nhiệt đới châu Á (Asia Tropical) 16 AATR Nhiệt đới Á Phi (Asia and Africa Tropical) 17 SASCTR Nhiệt đới đông nam á và Nam Trung Quốc (Southeast Asia and South China Tropical) 18 TRSTR Nhiệt đới và cận nhiệt đới (Tropical and subtropical) 19 EA Đông Á (East Asia) 20 STR Cận nhiệt đới (Subtropical) 21 ET Ôn đới Châu Âu (Europe Temperate) 22 AT Ôn đới châu Á (Asia temperate)
  9. 23 NAT Ôn đới Bắc Mỹ (North America temperate) 24 NH Bắc bán cầu (North hemisphere) 25 ENAT Ôn đới châu Âu và Bắc Mỹ (Europe and North America temperate) 26 EAT Ôn đới châu Âu và châu Á (Europe and Asian temperate) 27 CP Yếu tố toàn cầu (Cosmopolite) 28 GMNF chưa tìm thấy tài liệu yếu tố địa lý (Geo-material not found) Ký hiệu giá trị tài nguyên của nấm 29 REM Nấm ăn quý (Rare Edible Mushrooms) 30 YEM Nấm ăn được khi còn non (young Edible Mushrooms ) 31 CEM Nấm ăn được khi có điều kiện (conditional Edible Mushrooms) 32 MF Nấm sử dụng làm dược liệu (Medicinal Fungi) 33 FMF Nấm làm thực phẩm và dược liệu (Food and Medicine Fungi) 34 PSF Nấm độc (Poisonous Fungi) 35 DF Nấm làm trang trí (Decorative Fungi) 36 PBF Nấm có giá trị nghiên cứu sinh lý, sinh hóa (Physiological and Biochemical Fungi) 37 VNRB Nấm quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam (The Vietnam Red Data Book) 38 MVE Nấm có giá trị cho môi trường (Mushroom valuable environment)
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG TT Bảng Tên bảng Trang 1 2.1. Dân số, lao động của 7 xã thuộc núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng 30 Nam 2 2.2. Dân số phân theo dân tộc (người) 30 3 3.3.1. Phân bố taxon trong các ngành 71 4 3.3.2. Phân bố taxon của 3 ngành ở Việt Nam, Huế và Quảng 72 Nam 5 3.3.3. Phân bố taxon bậc lớp 73 6 3.3.4. Phân bố taxon bậc bộ 73 7 3.3.5. Chỉ số trung bình số họ/bộ, số chi/bộ, loài/bộ 74 8 3.3.6. Chỉ số trung bình số chi/họ, loài/họ, loài/chi 75 9 3.3.7. Các họ có số chi đa dạng 76 10 3.3.8. Các họ có số loài đa dạng 77 11 3.3.9. Các chi có số loài đa dạng 77 12 3.3.10. Đa dạng về phương thức sống của nấm 78 13 3.3.11. Đa dạng về yếu tố địa lý cấu thành khu hệ nấm của núi 81 Ngọc Linh, Quảng Nam 14 3.4.1. Giá trị tài nguyên của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, 87 Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TT Hình Tên hình Trang 1 2.1. Vị trí địa lý của huyện Nam Trà My 27 2 2.2. Các địa điểm thu mẫu nấm ở Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam 27 3 3.1.1. Các dạng quả thể của nấm ngành Myxomycota 32 4 3.1.2. Các dạng quả thể của nấm ngành Ascomycota 33 5 3.1.3. Các dạng quả thể nhiều năm của nấm ngành 34 Basidiomycota. 6 3.1.4. Các dạng quả thể một năm của nấm ngành Basidiomycota. 35 7 3.1.5. Quả thể dạng tán của nấm ngành Basidiomycota 35 8 3.1.6. Quả thể sống ở đất của nấm ngành Basidiomycota. 36 9 3.1.7. Màu sắc quả thể của nấm ngành Myxomycota 36 10 3.1.8. Màu sắc quả thể của nấm ngành Ascomycota 37 11 3.1.9. Quả thể bóng của nấm ngành Basidiomycota. 37 12 3.1.10. Quả thể không bóng của nấm ngành Basidiomycota. 38 13 3.1.11. Cấu trúc bề mặt của nấm ngành Basidiomycota. 39 14 3.1.12. Bào thể dạng lỗ của nấm ngành Basidiomycota. 40 15 3.1.13. Bào thể dạng phiến của nấm ngành Basidiomycota. 41 16 3.1.14. Vị trí đính cuống của nấm ngành Basidiomycota. 42 17 3.1.15. Một số đặc trưng bề mặt cuống của nấm ngành 43 Basidiomycota. 18 3.1.16. Một số bụi bào tử của nấm 45 19 3.1.17. Bào tử của nấm ngành Myxomycota 46 20 3.1.18. Túi và bào tử túi của nấm ngành Ascomycota. 47 21 3.1.19. Đảm và bào tử của nấm ngành Basidiomycota. 48 22 3.1.20. Các loại bào tử hiển vi điện tử quét (SEM) của nấm ngành 49 Basidiomycota. 23 3.1.21. Các yếu tố bất thụ ở lớp sinh sản của nấm ngành 51
  12. Basidiomycota. 24 3.6.1. Quả thể và bào tử của loài Daldinia fissa 113 25 3.6.2. Quả thể và bào tử của loài Sowerbyella rhenana 113 26 3.6.3. Quả thể và bào tử của loài Pithya cupressina 114 27 3.6.4. Quả thể, sợi và bào tử của loài Cymatoderma caperatum 114 28 3.6.5. Quả thể, sợi và bào tử của loài Hymenopellis megalospora 115 29 3.6.6. Quả thể, Đảm và bào tử của loài Chlorophyllum hortense 116 30 3.6.7. Quả thể và bào tử của loài Bovista pila 116 31 3.6.8. Quả thể của loài Stropharia albivelata 117 32 3.6.9. Quả thể của loài Heterobasidion insulare 117 33 3.6.10. Quả thể và bào tử của loài Russula cystidiosa 118 34 3.6.11. Quả thể, ống và bào tử của loài Serpula lacrymans 118 35 3.6.12. Quả thể và bào tử của loài Geastrum floriforme 119 36 3.6.13. Quả thể, lông cứng và bào tử của loài Phellinus gilvus 119 37 3.6.14. Quả thể của loài Phellinus igniarius 120 38 3.6.15. Quả thể của loài Amauroderma subresinosum 120 39 3.6.16. Quả thể, sợi cứng và bào tử của loài Ganoderma australe 122 40 3.6.17. Quả thể và bào tử của loài Ganoderma brownii 122 41 3.6.18. Quả thể của loài Ganoderma lucidum 123 42 3.6.19. Quả thể của loài Ganoderma phillippii 123 43 3.6.20. Quả thể của loài Tremella fuciformis 125 44 3.6.21. Quả thể, và bào tử của loài Auricularia delicata 125 45 3.6.22. Quả thể, và bào tử của loài Macrocybe gigantean 127 46 3.6.23. Quả thể của loài Volvariella volvacea 128 47 3.6.24. Quả thể và bào tử của loài Psathyrella spadiceogriseu 129 48 3.6.25. Quả thể của loài Lentinus sajor-caju 129 49 3.6.26. Quả thể và bào tử của loài Cookeina tricholoma 130 50 3.6.27. Quả thể và bào tử của loài Lepiota brunneoincarnata 131 51 3.6.28. Quả thể và bào tử của loài Lepiota cristata 131
  13. 52 3.6.29. Quả thể và bào tử của loài Leucocoprinus birnbaumii 132 53 3.6.30. Quả thể và bào tử của loài Leucoagaricus americanus 132 54 3.6.31. Quả thể và bào tử của loài Leucoagaricus leucothites 133 55 3.6.32. Quả thể và bào tử của loài Chlorophyllum molybdites 133 56 3.6.33. Quả thể và bào tử của loài Conocybe tenera 134 57 3.6.34. Quả thể và bào tử của loài Parasola plicatilis 134 58 3.6.35. Quả thể và bào tử của loài Cortinarius orellanus 134 59 3.6.36. Quả thể và bào tử của loài Gymnopilus aeruginosus 135 60 3.6.37. Quả thể và bào tử của loài Russula emetica 135 61 3.6.38. Quả thể loài của Scleroderma citrinum 136 62 3.6.39. Quả thể và bào tử của loài Scleroderma polyrhizum 136 63 3.6.40. Quả thể và bào tử của loài Scleroderma verrucosum 136 64 3.6.41. Quả thể và bào tử của loài Amanita aff. xanthogala 137 65 3.6.42. Quả thể và bào tử của loài Chlorophyllum brunneum 138
  14. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục Nội dung Số trang 1 Phiếu điều tra mẫu nấm 2 2 Tài liệu dẫn thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, 36 Ascomycota, Basidiomycota, ở Núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam. 3 Đa dạng và giá trị tài nguyên của nấm lớn thuộc ngành 12 Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota, ở Núi Ngọc Linh, Quảng Nam. 4 Mô tả thành phần loài nấm lớn 17 5 Hình thái một số loài nấm thuộc ngành Myxomycota, 21 Ascomycota, Basidiomycota, ở Núi Ngọc Linh, Quảng Nam. 6 Cấu trúc hiển vi một số loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, 8 Ascomycota, Basidiomycota, ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
  15. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TT Tên công trình Nơi đăng Số/năm Trang 1 Một số loài nấm mới thu Tạp chí di truyền học và 8-2012 124-129 thập ở núi Ngọc Linh, tỉnh ứng dụng, chuyên san Quảng Nam Công nghệ sinh học 2 Một số loài nấm độc ở xã Hội nghị Khoa học toàn lần thứ 773-778 Trà Linh trên vùng núi quốc về sinh thái và tài 6, năm Ngọc Linh, Tỉnh Quảng nguyên Sinh vật 2015 Nam 3 Nghiên cứu thành phần Tạp chí di truyền học và 10- 58-65 nấm thuộc bộ Geastrales ở ứng dụng, chuyên san 2015 Việt Nam Công nghệ sinh học 4 Các loài “nấm trứng” ở Núi Hội nghị Khoa học toàn lần thứ 1376- Ngọc Linh, tỉnh Quảng quốc về sinh thái và tài 7, năm 1382 Nam nguyên Sinh vật 2017 5 Một số loài nấm thuộc họ Hội nghị Khoa học toàn lần thứ 1383- Ganodermataceae mới thu quốc về sinh thái và tài 7, năm 1891 thập ở núi Ngọc Linh, tỉnh nguyên Sinh vật 2017 Quảng Nam 6 Đa dạng thành phần nấm Tạp chí khoa học trường Số 11, 49-60 ăn ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Đại học Quảng Nam 1/2018. Quảng Nam. 7 Đa dạng thành phần loài Hội nghị khoa học toàn tháng 83-90 nấm dược liệu ở huyện quốc lần thứ ba về 5/2018 Nam Trà My, Tỉnh Quảng nghiên cứu và giảng dạy Nam. Sinh học toàn quốc ở Việt Nam.
  16. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Giới Nấm (Fungi) gồm cơ thể dị dưỡng (không quang hợp được), đa dạng về thành phần loài, khoảng trên 100.000 loài đã mô tả (P.M. Kirk, 2008), tuy nhiên theo dự tính của Hawksworth (2001) số loài nấm có thể lên đến 1.500.000 loài [1] được phân bố khắp nơi trên đất, nước, cơ thể sinh vật, vật dụng… Nấm có ý nghĩa rất lớn về mặt lí luận cũng như thực tiễn. Trong thực tiễn, nhiều loài được sử dụng làm thức ăn: nấm rơm, mộc nhĩ, nấm bào ngư, nhiều loài làm dược liệu: nấm linh chi, vân chi, đông trùng hạ thảo…được ứng dụng trong công nghệ dược phẩm. Trong khoa học nhiều loài (Lentinus tigrinus, Schizophyllum commune) là đối tượng để nghiên cứu sinh lí, sinh hóa và di truyền học. Bên cạnh đó có nhiều loài nấm gây hại cho cây trồng, vật nuôi; một số loài nấm độc gây hôn mê, tử vong cho con người. Núi Ngọc Linh nằm trong huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, nơi đây khí hậu quanh năm ẩm ướt, mưa nhiều, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Nấm ở núi Ngọc Linh, phần lớn mọc trên cây gỗ mục, gỗ tươi, một số mọc ở rễ trong đất. Những nghiên cứu về nấm lớn ở Trung bộ và Tây Nguyên đã được một số tác giả đề cập đến như: Patouillard, N. (1923, 1928), Joly P. (1968), Ngô Anh (2003), Dörfelt, H., Trịnh Tam Kiệt, Berg, A. (2004), ...Tuy nhiên so với các khu vực khác, nghiên cứu nấm ở khu vực miền Trung vẫn còn ít, mặc dù khu hệ nấm ở đây được dự đoán là rất phong phú. Việc thu thập và định loại các loài nấm ở miền Trung, Tây Nguyên có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất đáng kể. Ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam đã có rất nhiều dự án nghiên cứu phát triển vùng sâm ngọc linh, nhưng không ai để ý rằng sâm phát triển tốt trên lớp mùn dày đặc ở rừng nguyên sinh đó lại là nhờ nấm phân hủy lá rừng làm thành thảm mục. Bên cạnh đó, hiện nay, chưa một ai nghiên cứu khu hệ nấm Quảng Nam, vì vậy, việc “Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam” là yêu cầu cần thiết nhằm phân tích đặc điểm hình thái và cấu trúc hiển vi, xây dựng bảng danh lục thành phần loài, đánh giá tính đa dạng sinh học, giá trị tài nguyên, xây dựng khóa định loại, mô tả bổ sung một số loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm lớn Việt Nam.
  17. 2 2. Mục đích của luận án Xây dựng bảng danh lục thành phần loài nấm thuộc các ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam. Đánh giá tính đa dạng, phân tích giá trị tài nguyên của nấm thuộc các ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Lần đầu tiên xây dựng bảng danh lục thành phần loài, đánh giá tính đa dạng, phân tích giá trị tài nguyên, xây dựng khóa định loại, mô tả đặc điểm sinh học các loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam và một số loài có giá trị thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam. 4. Những điểm mới của luận án Xây dựng bảng danh lục thành phần loài gồm 300 loài, 121 chi, 48 họ, 21 bộ, 7 lớp, 3 ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam. Đánh giá tính đa dạng sinh học và phân tích giá trị tài nguyên của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam. Xây dựng khóa định loại của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam. Mô tả một số đặc điểm sinh học 3 chi mới và 12 loài nấm mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam và một số loài có giá trị thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
  18. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Một số hệ thống nấm chính. 1.1.1. Hệ thống nấm theo Gaümann (1964) [2] Nấm được chia thành 5 lớp sau: Archimycetes - khối nhày, dạng amip. Phycomycetes - dạng siphon. Ascomycetes - sinh sản bằng Ascus. Basidiomycetes - sinh sản bằng Basidia. Fungi irupercti (Deuteromycetes). Hệ thống này được nhiều nhà khoa học ủng hộ như Kursauov, Descary...sự phân loại dựa vào cấu trúc tế bào. 1.1.2. Hệ thống nấm theo Kreisel (1969) [3] Nấm Nhầy không thuộc nấm, còn Eumycota gồm các lớp: Zygomycetes, Eudomycetes, Ascomycetes, Basidiomycetes, Endomycetes imperfecti, Ascomycetes imperfecti, Basidromycetes imperfecti, loại lớp Chytridromycetes khỏi nấm và xếp Oomycetes vào một lớp của ngành tảo vàng ánh (Chrysophyta). Theo ông nấm gồm những cơ thể không có màng kitin. 1.1.3. Hệ thống nấm theo Ainsworth, Bisby (1971) [4] Ngành Myxomycota gồm các lớp: Acrasiomycetes, Hydromycetes, Myxomycetes và Plasmodiophoromycetes. Ngành Eumycota được chia làm 5 phân ngành với các lớp: Phân ngành Masitigomycotina: gồm 3 lớp: Chytridiomycetes, Hyphochytridiomycetes, Oomycetes. Phân ngành: Zygomycotina: gồm 2 lớp: Zygomycetes, Trichomycetes. Phân ngành: Ascomycotina với 6 lớp: Hemiascomycetes, Plectomycetes, Pyremomycetes, Discomycetes, Laboulbeniomycetes, Loculoascomycetes. Phân ngành: Bsassidiomycotina gồm 3 lớp: Teliomycetes, Hymenomycetes, Gasteromycetes. Phân ngành: Deuteromycotina gồm 3 lớp: Blastomycetes, Hyphomycetes, Coelomycetes 1.1.4. Hệ thống nấm “Dictionary of the fungi” của P.M. Kirk (2008) [5]. Theo Paul. M. Kirk (2008) ông đã tổng hợp tinh hoa, những tiến bộ của các hệ thống trước đó, bao gồm 97861 loài nấm chính thức, 8283 chi (và gần 5101 synonyn), 560 họ, 140 bộ, 36 lớp đã được mô tả. Ngoài ra còn 1083 loài nấm nguyên sinh động vật, 103 chi, 26 họ, 9 bộ, 5 lớp và 1033 loài nấm tảo, 124 chi, 29 họ, 16 bộ, 3 lớp, tuy nhiên Paul. M. Kirk không chấp nhận ngành Myxomycota và ngành Oomycota đứng trong vị trí các ngành của nấm
  19. 4 1.1.5. Hệ thống nấm “Danh lục các loài nấm lớn ở Việt Nam” của Trịnh Tam Kiệt 2014 [6] Danh lục nấm lớn ở Việt Nam theo Trịnh Tam Kiệt, được chia thành các 4 ngành, 49 bộ, 140 họ, 458 chi, và khoảng 1821 loài. Ngành nấm nhầy (MYXOMYCOTA) Lớp nấm nhầy (MYXOMYCETES), hệ thống: 5 bộ, 14 họ, 62 chi, 888 loài. Bộ Liceales: họ Cribrariaceae, Dictydiaethaliaceae, Liceaceae, Tubiferaceae; Bộ Echinosteliales: họ Clastodermataceae, Echinosteliaceae; Bộ Physales: 2 họ, 12 chi, 142 loài, chi Physarum đại diện; Bộ Stemonitales: 1 họ Stemonitaceae, 15 chi, 16 syn, 201 loài; Bộ Trichiales: họ Arcyriaceae, Dianemataceae, Trichiaceae Lớp CERATIOMYXOCETES, hệ thống: 1 bộ, 4 họ, 16 chi, 38 loài. Bộ Ceratiomyxales: họ Ceratiomyxaceae Ngành GLOMEROMYCOTA Lớp Glomeromycetes, hệ thống: 1 bộ, 1 họ, 1 chi, 3 loài. Bộ Glomerales: họ Glomeraceae, chi Glomus Ngành nấm túi (ASCOMYCOTA) Lớp LEOTIOMYCETES: Bộ Meliolales: họ Meliolaceae; Bộ Helotiales: họ Hyaloscyphaceae. Lớp DOTHIDEOMYCETES: Họ Asterinaceae, Parodiopsidaceae, Tubeufiaceae Lớp phụ PLEOSPOROMYCETIDAE: Bộ Pleosporales: họ Morosphaeriaceae, Aigialaceae, Melanomaceae Lớp phụ HYPOCREOMYCETIDAE: Bộ Microascales: họ Halospaeriaceae, Parodiellaceae. Lớp phụ DOTHIDEOMYTIDAE: Bộ Dothideales: họ Asterinaceae; Bộ Myriangiales: họ Myriangiaceae, họ Elsinoaceae; Bộ Diatrypales: họ Diatrypaceae; Bộ Helotiales: họ Scleorotiniaceae; Bộ Hysteriales: họ Hysteriaceae. Lớp LEUCANOROMYCETES Lớp phụ LEUCANOROMYCETIDAE: Bộ Leucanorales: họ Dactylosporaceae. Lớp SORDARIOMYCETES: Bộ Phyllachorales: họ Phyllachoraceae
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2