Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thực vật học: Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam
lượt xem 4
download
Mục đích của luận án: Xây dựng bảng danh lục thành phần loài nấm lớn. Đánh giá tính đa dạng thành phần loài, giá trị tài nguyên của nấm lớn. Xây dựng khóa định loại ở mức độ ngành, lớp, bộ, họ, chi loài nấm. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thực vật học: Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRẦN THỊ PHÚ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI NẤM LỚN THUỘC NGÀNH MYXOMYCOTA, ASCOMYCOTA, BASIDIOMYCOTA Ở NÚI NGỌC LINH, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9.42.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỰC VẬT HỌC Hà Nội - 2018
- Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1: GS. TSKH TRỊNH TAM KIỆT Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS NGUYỄN KHẮC KHÔI Phản biện 1: … Phản biện 2: … Phản biện 3: …. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 201…. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Giới Nấm gồm các cơ thể dị dưỡng, có khoảng trên 100.000 loài đã mô tả (P.M. Kirk, 2008), tuy nhiên theo dự tính của Hawksworth (2001) số loài nấm có thể lên đến 1.500.000 loài. Nấm có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn, nhiều loài làm thức ăn như nấm rơm, mộc nhĩ, nấm bào ngư; làm dược liệu: nấm linh chi, vân chi, đông trùng hạ thảo…được ứng dụng trong công nghệ dược phẩm. Trong khoa học nhiều loài (Lentinus tigrinus, Schizophyllum commune) là đối tượng để nghiên cứu sinh lí, sinh hóa và di truyền học. Bên cạnh đó có nhiều loài nấm gây hại cho cây trồng, vật nuôi; một số loài nấm độc gây hôn mê, tử vong cho con người. Những nghiên cứu về nấm lớn ở Trung bộ đã được đề cập đến như: Patouillard, N. (1923, 1928), Joly P. (1968), Ngô Anh (2003), Dörfelt, H., Trịnh Tam Kiệt, Berg, A. (2004), ...Tuy nhiên, nghiên cứu nấm ở đây vẫn còn ít, do vậy thu thập và định loại các loài nấm ở miền Trung, Tây Nguyên có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đáng kể. Ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam chưa một ai nghiên cứu khu hệ nấm, vì vậy việc “Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam” là yêu cầu cần thiết nhằm phát hiện và góp phần bảo vệ sự đa dạng về thành phần loài, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, bảo vệ nguồn gen quý hiếm cho khu hệ nấm Việt Nam. 2. Mục đích của luận án Xây dựng bảng danh lục thành phần loài nấm lớn. Đánh giá tính đa dạng thành phần loài, giá trị tài nguyên của nấm lớn. Xây dựng khóa định loại ở mức độ ngành, lớp, bộ, họ, chi loài nấm. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Lần đầu tiên xây dựng bảng danh lục thành phần loài, đánh giá tính đa dạng, phân tích giá trị tài nguyên, xây dựng khóa định loại, mô tả đặc điểm sinh học các chi và loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam và một số loài có giá trị thuộc các ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
- 2 4. Bố cục của luận án Luận án gồm 150 trang, 65 hình ảnh, 12 bảng Mở đầu (2 trang), chương 1: Tổng quan tài liệu (16 trang), chương 2: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu và điều kiện tự nhiên, xã hội vùng núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam (13 trang), chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (106 trang), Kết luận và kiến nghị (3 trang), 130 tài liệu tham khảo (9 trang), Danh mục các công trình công bố của tác giả (7 công trình). Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số hệ thống nấm chính Hệ thống nấm Gaümann (1964); Kreisel (1969); Ainsworth, Bisby (1971); P.M. Kirk “Dictionary of the fungi” (2008); Trịnh Tam Kiệt (2014) “Danh lục nấm lớn ở Việt Nam”. 1.2. Tình hình nghiên cứu nấm lớn ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota trên thế giới Trước thế kỷ XIX trên thế giới Théophraste và Aristote nghiên cứu Tuberaceae và Agaricaceae. Linnaeus với “Species plantarum” đã đề cập đến một số loài nấm. De Bary A., năm 1887 tại London “Comparative morphology and biology of the fungi, Mycetozoa and Bacteria”, so sánh đặc điểm của nấm, động vật và vi khuẩn. Thế kỷ XX, Tại New Zealand, Cunningham G.H., năm 1965 công bố 550 loài nấm lỗ. Corner E.J.H., nghiên cứu “Ad Polyporaceas II, III, IV” mô tả hình thái, khóa định loại của loài thuộc Polypocraeae. Donk M.A., năm 1967 mô tả, định loại các loài nấm lỗ ở Châu Âu. Năm 1970, Teng S.C., mô tả 2400 loài, 601 chi, 5 lớp. Rolf Singer, năm 1986 với “The Agaricales in modern taxonomy” mô tả hình thái, cấu trúc và bào tử 230 chi, 17 họ, bộ Agaricales. Zhao Ji-Ding, năm 1989, trong “The Ganodermataceae in China” mô tả hệ sợi, bào tử và định loại Ganoderma 64 loài, Amauroderma 20 loài, Haddowia và Humphreya 2 loài. Đề tài “Pilze der Schweiz” trong 25 năm của Breitenbach. J. và F.Kraenzlin tổng quát về ngành nấm Túi và nấm Đảm của Thụy Sĩ. Thế kỉ XXI: năm 2000 Mao Xiaolan xuất bản “The Macro fungi in China”, mô tả hình thái, cấu tạo sợi nấm, bào tử. Năm 2005, K.Heikki mô tả và định loại 139
- 3 loài nấm lỗ tại Nga. Năm 2012, Ivan V.Zmitrovich, xây dựng khóa định loại 63 loài, chi Trametes. Dörfelt, Heinrich, năm 2014 “Morphologie der Großpilze” mô tả về hình thái học nấm lớn: mũ, bào tầng, lông cứng, sợi nấm, bào tử, lỗ, sự phân tầng của ống….Tại Brazil năm 2015, Allyne C.Gomes-Silva, phân tích hình thái và phân tử của 20 loài, chi Amauroderma, 6 loài mới cho khoa học. Năm 2017 Ginns J. với “Polypores of British Columbia” mô tả chi tiết đặc điểm hình thái của 200 loài nấm lỗ: mặt trên, hệ sợi, bào tầng, bào tử... và xây dựng khóa định loại. 1.3. Tình hình nghiên cứu nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở Việt Nam. Nghiên cứu nấm lớn ở Việt Nam tiêu biểu: Patouillard, N.M. 3 tập ấn phẩm về nấm 1876-1924, mô tả 235 loài được thừa nhận 44 loài cho Việt Nam. Năm 1968, Joly P., tại Lang-Bian, mô tả 20 loài, chi Xylaria. Năm 1986, Parmasto E., tổng kết 310 loài trong “Danh mục bước đầu về các loài nấm Aphyllophorales và Polyporaeae s.str. Việt Nam”. Nghiên cứu nấm vùng miền Bắc có các công trình tiêu biểu: Năm 1981, Trịnh Tam Kiệt công bố “Nấm lớn ở Việt Nam tập 1”, mô tả 116 loài nấm. Năm 1991, Phan Huy Dục, công bố 56 loài, bộ Agaricales. Danh lục 837 loài nấm lớn ở Việt Nam được Trịnh Tam Kiệt công bố “Preliminary checklist of macrofungi of Vietnam” vào năm 1996. Năm 2008, Trịnh Tam Kiệt, Trịnh Tam Bảo đưa ra danh lục 210 loài nấm dược liệu. Miền Trung, năm 2003, Ngô Anh xác định ở Huế có 4 lớp, 28 bộ, 55 họ, 134 chi, 346 loài, ghi nhận mới: 1 họ Gomphidiaceae, 7 chi, 39 loài. Năm 2013, Ngô Anh, Nguyễn Thị Kim Cúc, xác định 162 loài, 63 chi, 30 họ, 18 bộ, 2 ngành Ascomycota, Basidiomycota, 21 loài ghi nhận mới. Năm 2017, Ngô Anh, Phan Thị Ái Linh xác định 305 loài, 92 chi, 43 họ, 23 bộ, 3 lớp, 3 ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota, 42 loài mới ghi nhận. Tây nguyên: năm 2001, Lê Bá Dũng “Khu hệ nấm lớn Tây Nguyên” giới thiệu kiến thức cơ bản, phương pháp và mô tả 300 loài nấm. Năm 2013, Nguyễn Phương Đại Nguyên ghi nhận mới 3 loài, họ Ganodermataceae. Phạm Thị Hà Giang ghi nhận 51 loài, 23 họ, 9 bộ, ở vườn quốc gia Chư Yang Sin. Năm 2016,
- 4 Lê Bá Dũng nghiên cứu chi Coprinus trên Lâm Viên gồm 6 loài. Năm 2017, Nguyễn Phương Đại Nguyên mô tả 6 loài, chi Boletus, ghi nhận mới 2 loài. Ở miền Nam, Lê Xuân Thám, với đề tài “Phát triển sản xuất nấm trên cơ sở điều tra xây dựng bảo tàng nấm ở Vườn Quốc gia Cát Tiên” từ năm 2004-2009 định danh khoảng 370 loài, 128 chi, 45 họ, 22 bộ. Năm 2010, Lê Xuân Thám xuất bản “Nấm trong công nghệ và chuyển hóa môi trường” mô tả về hình thái, cấu trúc hiển vi …của các loài thuộc họ Ganodermataceae...Xây dựng bộ tư liệu Atlas- Nấm Cát Tiên năm 2013. Năm 2017, Trần Thị Mỹ Hạnh với “Nấm nhầy Việt Nam”, tập sách đưa ra khóa định loại và mô tả 56 loài nấm nhầy cho Việt Nam. Đặc biệt, trong 3 tập “Nấm lớn ở Việt Nam”, Trịnh Tam Kiệt đã hệ thống nấm lớn, phân tích đặc điểm, phương pháp thu thập, lưu trữ, định loại, đa dạng sinh học, phân tích sinh thái, phương thức sống…, mô tả các loài nấm 4 ngành Myxomycota, Glomeromycota, Ascomycota và Basidiomycota với khoảng 1821 loài, trên 1000 hình ảnh minh họa. Hiện nay, ở núi Ngọc Linh Tỉnh Quảng Nam, chưa một ai nghiên cứu khu hệ nấm, vì vậy việc nghiên cứu khu hệ nấm lớn ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết. Chương 2. Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu và điều kiện tự nhiên xã hội vùng núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam 2.1. Đối tương, địa điểm nghiên cứu: Nấm lớn của 3 ngành Myxomycota, Ascomycota, Bosidiomycota ở núi Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam; 7 xã thuộc huyện Nam Trà My. 2.2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu trúc hiển vi; Xây dựng danh lục thành phần loài; Nghiên cứu đa dạng; Phân tích giá trị tài nguyên; Xây dựng các khoá định loại; Mô tả một số loài mới, loài có giá trị quan trọng. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích, định loại theo phương pháp của tác giả Hanns Kreisel (1975), Rolf Singer (1986), J.D.Zhao (1989), R.L.Gilbertson & L.Ryvarden (1993), Trịnh Tam Kiệt (2011- 2013).
- 5 Danh lục nấm sắp xếp theo Paul. M. Kirk, và cộng sự (2008), Trịnh Tam Kiệt (2014). Đa dạng phương thức sống, yếu tố địa lý, giá trị tài nguyên: kế thừa dẫn liệu đã có, điều tra dân gian, kinh nghiệm cổ truyền. 2.4. Điều kiện tự nhiên vùng núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam Vị trí địa lý: 7 xã Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam Đặc điểm địa hình: độ dốc 25°, cao 1.600-1.800m, núi liền dải. Đặc điểm đất đai: Tầng đất mỏng, tầng thảm mục, mùn 30-50 cm. Đặc điểm sông ngòi, thủy văn: thượng nguồn sông Tranh. Dòng chảy sông, suối biến đổi theo mùa, dòng chảy mùa lũ gấp đôi mùa cạn. Đặc điểm khí hậu: gió mùa Đông Bắc-Tây Nam, khí hậu nhiệt đới, Á nhiệt đới: lượng mưa và độ ẩm cao, lượng bốc hơi và nhiệt độ thấp. Đặc điểm rừng tự nhiên: phức tạp, phân cách mạnh, núi cao hiểm trở, thung lũng hẹp quần thể thực vật phong phú. Vùng thấp kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới, rậm rạp, nhiều tầng, lá rộng. Càng lên cao kiểu rừng á nhiệt đới rừng kín lá rộng thường xanh, tre nứa. Rừng còn có nhiều lâm đặc sản. Động vật nhiều (heo rừng, dúi, mang, sóc,...). Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm hình thái và cấu trúc hiển vi của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota. 3.1.1. Đặc điểm hình thái của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota. Hình dạng quả thể: Myxomycota: khối tròn (Fuligo septic), dĩa lõm, (Physarum pezizoideum), trụ dài (Stemonitis longa)… Ascomycota: chia 2 đến 3 thùy (Hypocrea peltata), áp sát giá thể (Annulohypoxylon annulatum), khối cầu (Daldinia concentrica), trụ tròn (Xylaria longipes)….Basidiomycota: da (Stereum rugosum), gỗ phân tầng (Perenniporia martia), guốc (Phellinus chrysoloma), gối (Ganoderma phillipii), cục (Phellinus pomaceus), móng cao (Phellinus robiniae), quạt (Microporus affinis), sò hến (Amauroderma scopulosum), phễu nông (Panus conchatus), củ (Scleroderma verrucosum), sao (Geastrum fimbriatum), trứng
- 6 (Bovista pila), tán (Amanita aff. xanthogala), dù (Leucocoprinus birnbaumii), tán tròn (Russula emetica), chuông (Marasmius siccus), lưới (Phallus multicolor)… Màu sắc quả thể: Myxomycota: vàng đỏ (Fuligo septic), xanh lam (Physarum pezizoideum), vàng xanh (Physarum viride)…Ascomycota: hồng phấn (Hypocrea peltata), xanh đen (Annulohypoxylon annulatum), đỏ (Cookenia tricholoma)… Basidiomycota: đen (Nigrofomes melanoporus) nâu nhạt (Ganoderma lobatum), nâu đỏ (Fomitopsis pinicola), da cam (Pycnoporus sanguineus), vàng (Inocybe asterospora), trắng (Coprinellus disseminates), tím (Scleroderma citrinum), nhiều màu (Trametes versicolor)… Kích thước: Myxomycota: nhỏ 2-4mm Arcyria incarnata, lớn 5-20mm Stemonitis longa,. Ascomycota: nhỏ 2-4mm Annulohypoxylon annulatum, trung bình 4-10mm Pithya cupressina, trên 1cm Xylaria longipes. Basidiomycota: nhỏ 1-3cm (Amauroderma), trung bình 3-20cm (Fomitopsis, Trametes), lớn trên 20cm (Ganoderma australe, Nigrofomes melanoporus) Bề mặt của quả thể: nhẵn (G.sessile), nhẵn bóng (G.fuvellum), nhẵn có vân (Microporus xanthopus), có đai đồng tâm (G.australe), đường nứt chân chim (G.tornatum), lông thô (Trichaptum biforme), lông mịn (Auricularia auricula- judae ), lông gai (Hexagonia tenuis), lông vảy (Pholiota aurivella), vảy sừng (Auricularia cornea), vảy da báo (Lentinus tigrinus)... Bào thể: có các dạng nếp gấp, ống hoặc răng, phiến. Dạng nếp gấp (Cymatoderma), gân, gờ nổi (Auricularia mesenterica). Dạng ống: bào thể hình thành tầng gồm 1 tầng sợi nấm (Ganoderma luteomarginatum), 2 tầng sợi nấm (G.australe), nhiều tầng sợi nấm (Perenniporia martia), ống nấm mọc chồng tiếp lên nhau (Nigrofomes melanoporus), giữa các tầng có lớp mô mỏng (G.applanatum). Cấu tạo ống: cấu tạo từ gỗ cứng (Phellinus, Nigrofomes), chất lie dai ở chi Trametes, chất keo khi khô thành chất sừng (Fomitopsis). Một số loài trong chi Aureoboletus, Boletus ống nấm mọc đều đặn vào mô, chỉ nằm trên mặt phẳng nên dễ tách rời. Bào thể dạng phiến gồm: phiến nguyên (Volvariella), phiến lõm xuống (Inocybe asterospora), phiến xẻ đôi (Schizophyllum commune), phiến tiêu giảm
- 7 thành dạng gân, gờ (Anthracophyllum archeri), phiến đường ngoằn ngoèo (Macrocybe giganteus), phiến đính lõm dạng gân, nếp nhăn, phiến tự do chi Agaricus, Pluteus, phiến dày, sít nhau, men xuống cuống chi Lentinus. Mô nấm: mô 2 lớp cùng màu với bào thể Phellinus, mô 2 lớp khác màu Ganoderma. Mô nấm 3 loại sợi cứng (Phellinus, Ganoderma, Fomitopsis), chất lie dai, bền (Trametes), chất keo Auricularia, Tremella, khi khô chất sừng, chất bì dai Lentinus, chi Panus, 1 loại sợi mô mềm, chất nhầy, co rút, thay đổi khi khô, chất thịt mềm dễ vỡ chi Russula. Mùi thịt nấm: cá khô Ischnoderma sp, mực khô Lentinula, thơm dịu Pleurotus, Macrolepiota albuminosa, hắc khó ngửi Chlorophyllum, trứng thối Boletus, Aureoboletus. Vị thịt nấm: ngọt Macrolepiota albuminosa, đắng hậu ngọt Ganoderma lucidum, mặn G.subresinosum. Bụi bào tử: gặp màu: trắng, đen, hồng, vàng, cam, nâu, đỏ, xanh, tím. Cuống nấm: cuống đính giữa (Amauroderma guangxiense), đính lệch hay đính lưng (A.preussii), cuống đính bên (A.exile). Màu sắc cuống: giống màu sắc của quả thể, một số màu sắc cuống khác với quả thể, như loài Microporus affinis mũ màu vàng cuống màu đen. Bề mặt cuống: cuống trơn (Amauroderma), có vòng, không bao (Chlorophyllum hortense), có bao gốc, không vòng (Volvariella volvacea), phủ lông (Lepiota cristata), có vảy (Leucocoprinus birnbaumii), chất gỗ cứng, chắc (Amauroderma), chất thịt (Agaricus, Lepiota), xốp, rỗng (Coprinus, Russula). Hình dạng cuống: hình trụ (Amauroderma), phình bụng (Amanita aff. xanthogala), dạng rễ (Hymenopellis megalospora). Kích thước cuống: dài (Amauroderma preussii), ngắn (Ganoderma pfeifferi), to (G.tropicum, G.gibbosum), nhỏ (Microporus xanthopus). 3.1.2. Một số đặc điểm cấu trúc hiển vi của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota. Hệ thống sợi: Sợi nguyên thủy: có vách ngăn ngang (Cymatoderma), có khóa (Polyporus arcularius). Sợi cứng (Phellinus), chất gỗ (Ganoderma), chất da (Stereum). Sợi bện: có màng dày phân nhánh nhiều, ngắn, ngoằn ngoèo, không có khóa, không có nội chất, kích thước 1-6µm.
- 8 Lớp sinh sản: Nấm thuộc ngành Myxomycota không có lớp sinh sản, chỉ có cơ quan mang thể bào tử. Nang hay túi: Lớp sinh sản thường nằm ở đáy nang quả hình chai, hay trên mặt nang quả dạng bản, dạng đĩa, dạng chén. Chúng thường xếp thành dạng bờ rào, được tạo thành từ nang, sợi ngang và sợi bện. Bào tử túi: Bào tử được trang trí bởi các nếp gấp theo chiều dài (Cookeina sulcipes), đường gạch dọc (C.tricoloma), có giọt dầu lớn (Pithya)… Đảm: Đảm đơn bào (Hymenomyces, Gasteromycetes), hình trứng (Ganoderma lucidum), hình chùy (Pleurotus pulmonarius, Lentinula edodes), hình oval cụt đầu (Ganoderma capense), trên mỗi đảm có 4 tiểu bính, hay chỉ có 2. Đảm đa bào có 3 màng dọc hình thành nên 4 tế bào hay hình thành 3 vách ngăn ngang, tạo nên 4 tế bào nối tiếp nhau. Kích thước: lớn 43-53 x 4-5µm (Auricularia mesenterica), trung bình 15-30 x 5-10µm (Macrocybe giganteus), nhỏ 9-12 x 4-6µm (Lentinus squarrosulus). Bào tử đảm (spores): bào tử có 1 lớp màng mỏng hình trụ cong (Pleurotus), thận (Leucoagaricus aff. rubrotinctus), gai (Scleroderma), cầu gai (Russula), elip (Lentinus tigrinus)..., có màng dày (Perenniporia). Riêng Ganodermataceae có 2 lớp màng, hình trứng (Amauroderma), trứng cụt (Ganoderma). Màu sắc: vàng (Ganoderma), vàng mật ong (Serpula), tím than (Parasola), đen (Coprinus). 3.2. Danh lục thành phần loài nấm lớn ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam. 3.2.1. Danh lục thành phần loài nấm lớn ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam. 1. Ngành MYXOMYCOTA 1. Lớp Myxomycetes: 1. Physarales: Physaraceae: Fuligo septic; Physarum pezizoideum, P.viride. 2. Stemonitales: Stemonitaceae: Stemonitis longa. 3. Trichiales: Arcyriaceae: Arcyria denudate, A.incarnata. 2. Lớp Ceratiomyxomycetes 4. Ceratiomyxales: Ceratiomyxaceae: Ceratiomyxa fruticulosa 2. Ngành ASCOMYCOTA 3. Lớp Sordariomycetes
- 9 5. Hypocreales: Hypocreaceae: Hypocrea peltata, H.rufa; Nectriaceae: Nectria peziza. 6. Xylariales: Xylariaceae: Annulohypoxylon annulatum; Daldinia concentric, D.fissa; Xylaria longipes. 4. Lớp Pezizomycetes 7. Pezizales: Pyronemataceae: Sowerbyella rhenana; Sarcoscyphaceae: Pithya cupressina; Cookeina sulcipes, C.tricholoma. 3. Ngành BASIDIOMYCOTA 5. Lớp Tremellomycetes 8. Tremellales: Tremellaceae: Tremella fuciformis, T.mesenterica 6. Lớp Dacrymycetes 9. Dacrymycetales: Dacrymycetaceae: Dacrymyces chrysospermus, D.stillatus; Dacryopinax spathularia; Calocera cornea. 7. Lớp Agaricomycetes 10. Auriculariales: Auriculariaceae: Auricularia auricula-judae, A.cornea, A.delicata, A.fuscosuccinea, A.mesenterica, A. nigricans. 11. Thelephorales: Thelephoraceae: Thelephora atrocitrina. 12. Cantharellales: Cantharellaceae: Cantharellus sp, C.wellingtonensis. 13. Hymenochaetales: Hymenochaetaceae: Trichaptum biforme; Inonotus hispidus, Inonotus sp, I.tabacinus, I.rickii; Phellinus allardii, P.adamantinus, P.chrysoloma, P.gilvus, P.hartigii, P.igniarius, P.pomaceus, P.robiniae; Phellinopsis conchata; Fomitiporia hippophaëicola, F.punctata; Phellinidium ferrugineofuscum, P.lamaoense; Fuscoporia torulosa. 14. Polyporales: Meruliaceae: Cymatoderma caperatum, C.dendriticum, C.elegans; Rigidoporus microporus; Phlebia tremellosa; Flavodon flavus; Ganodermataceae: Ganoderma adspersum, G. ahmadii, G. amboinense, G. annulare, G. applanatum, G. australe, G. brownii, G. capense, G. cochlear, G. dahlii, G. fulvellum, G. gibbosum, G. hainanense, G. lobatum, G. lucidum, G. luteomarginatum, G. mirivelutinum, G. multipileum, G.orbiforme, G.oroflavum, G. philippii, G. resinaceum, G. rotundatum, G. sessile, G.simaoense, G.sinense,
- 10 G.steyaertianum, G.subtornatum, G.testaceum, G.tornatum, G.tropicum, G.triangulum, G.tsugae, G.ungulatum; Amauroderma auriscalpium, A.exile, A.guangxiense, A.infundibuliforme, A.nigrum, A.praetervisum, A.preussii, A.rude, A.rugosum, A.scopulosum, A.subresinosum, A.subrugosum, Amauroderma sp; Haddowia longipes, Haddowia sp; Humphreya coffeata; Fomitopsidaceae: Antrodia heteromorpha; Neoantrodia variiformis; Fomitopsis castanea, F.pinicola; Daedalea dochmia; Ischnoderma sp; Laetiporus gilbertsonii; Niveoporofomes spraguei; Rhodofomes cajanderi, R.roseus; Polyporaceae: Cerrena drummondii, C.unicolor, C.zonata; Coriolopsis gallica, C.suberosifusca; Funalia caperata, F.sanguinaria; Daedaleopsis confragosa, D.tricolor; Hexagonia apiaria, H.tenuis, H.variegata; Cellulariella acuta; Microporus affinis, M.xanthopus; Nigrofomes melanoporus; Perenniporia fraxinea, P.fraxinophila, P.martia, Perenniporia sp; Pycnoporus cinnabarinus, P.sanguineus; Earliella scabrosa; Trametes cingulata, T.cubensis, T.elegans, T.gibbosa, T.hirsuta, T.meyenii, T.modesta, T.ochracea, T.orientalis, T.palisotii, T.pubescens, T.robiniophila, T.suaveolens, T.strumosa, T.trogii, T.versicolor, T.vernicipes, T.villosa; Leiotrametes lactinea; Trametopsis cervina; Tyromyces chioneus; Aurantiporus fissilis; Polyporus arcularius, P.grammocephalus; Neofavolus alveolaris; Cerioporus leptocephalus, C.meridionalis, C.squamosus; Picipes melanopus; Nigroporus vinosus; Favolus tenuiculus; Lentinus levis, L.polychrous, L.sajor-caju, L.squarrosulus, L.tigrinus, L.velutinu,s Lentinus sp; Panus conchatus, P.neostrigosus, P.rudis, P.similis. 15. Gloeophyllales: Gloeophyllaceae: Gloeophyllum sepiarium. 16. Agaricales: Schizophyllaceae: Schizophyllum commune; Pleurotaceae: Pleurotus ostreatus, P.pulmonarius; Marasmiaceae: Anthracophyllum archeri, A.discolor; Trogia infundibuliformis, T.venenata; Marasmius siccus; Omphalotaceae: Marasmiellus candidus, M.ramealis; Lentinula edodes; Mycenaceae: Favolaschia cyatheae; Mycena arcangeliana, M.inclinata, M.olivaceomarginata,M.parsonsiae, M.polyadelpha, M.tenerrima; Porotheleaceae: Phloeomana alba; Physalacriaceae: Hymenopellis
- 11 megalospora; Hydnangiaceae: Laccaria laccata; Tricholomataceae: Macrocybe crassa, M.gigantea; Amanitaceae: Amanita cokeri, A.rubescens A.aff. xanthogala; Agaricaceae: Agaricus augustus, A.placomyces; Lepiota brunneoincarnata, L.cristata, L.erminea; Leucocoprinus birnbaumii, L.cepistipes, L.cretaceu; Leucoagaricus americanus, L.crystallifer, L.leucothites, L.aff. rubrotinctus; Chlorophyllum brunneum, C.hortense, C.molybdites; Macrolepiota albuminosa; Bovista pila, B.plumbea, Bovista sp; Calvatia lilacina, Calvatia sp; Lycoperdon molle, L.perlatum, L.pyriforme, Lycoperdon sp; Cyathus striatus; Disciseda sp; Coprinaceae: Coprinus comatus, C.fuscescens; Pluteaceae: Volvariella volvacea; Psathyrellaceae: Coprinellus angulatus, C.callinus, C.disseminatus; Coprinopsis atramentaria, C.bellula, C.lagopus, C.nivea, C.picacea; Parasola conopilus, P.plicatilis; Psathyrella candolleana, P.melanthina, Psathyrella sp, P.phegophila, P.spadiceogrisea; Strophariaceae: Agrocybe pediades, Pholiota aurivella, P.squarrosa; Stropharia albivelata; Bolbitiaceae: Conocybe tenera 17. Cortinariales: Cortinariaceae: Cortinarius flexipes, C.orellanus; Hymenogasteraceae: Gymnopilus aeruginosus, G.luteofolius; Hebeloma laterinum; Inocybaceae: Inocybe asterospora, I.rimosa; Crepidotus hygrophanus. 18. Russulales: Stereaceae: Stereum complicatum, S.hirsutum, S.lacunosum, S.lobatum, S.ostrea, S.rugosum; Aleurodiscus disciformis; Bondarzewiaceae: Heterobasidion insulare; Russulaceae: Russula cystidiosa, R.emetica, R.paludosa, R.rosea, R.sanguinaria, R.xerampelina. 19. Boletales: Serpulaceae: Serpula lacrymans; Boletaceae: Boletus sp: Scleroderma bovista, S.cepa, S.citrinum, S.polyrhizum, S.verrucosum; Tapinellaceae: Pseudomerulius aureus. 20. Geastrales: Geastraceae: Geastrum fimbriatum, G.floriforme, G.rufescens, G.saccatum. 21. Phallales: Phallaceae: Phallus indusiatus, P.multicolor 3.2.2. Đặc điểm chung của khu hệ nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
- 12 Đặc điểm thành phần loài: 300 loài, 121 chi, 48 họ, 21 bộ, 7 lớp thuộc 3 Myxomycota: 7 loài, 5 chi, 4 họ, 4 bộ, 2 lớp; Ascomycota: 11 loài, 8 chi, 5 họ, 3 bộ, 2 lớp; Basidiomycota: 282 loài, 108 chi, 39 họ, 14 bộ, 3 lớp. Xác định tên chi 7 loài, xác định đến tên loài 293 loài. 3.2.3. Các taxon ghi nhận mới cho khu hệ nấm Việt Nam Có 3 taxon bậc chi, 12 taxon bậc loài ghi nhận mới cho khu hệ nấm Việt Nam. 3.3. Đa dạng nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam 3.3.1. Đa dạng thành phần loài Đa dạng ở mức độ ngành: Bảng 3.3.1. Phân bố taxon trong các ngành T Tên Lớp Bộ Họ Chi Loài T ngành SL % SL % SL % SL % SL % 1 Myxo 2 28,57 4 19,04 4 8,33 5 4,13 7 2,33 mycota 2 Asco 2 28,57 3 14,29 5 10,42 8 6,61 11 3,67 mycota 3 Basidio 3 42,86 14 66,67 39 81,25 108 89,26 282 94 mycota Tổng 7 100 21 100 48 100 121 100 300 100 Myxomycota: 2 lớp (28,57%), 4 bộ (19.04%), 4 họ (8,33%), 5 chi (4,13%), 7 loài (2,33%). Ascomycota: 2 lớp (28,57%), 3 bộ (14,29%), 5 họ (10,42%), 8 chi (6,61%), 11 loài (3,67%). Basidiomycota, 3 lớp (42,86%), 14 bộ (66,67%), 39 họ (81,25%), 108 chi (89,26%), 282 loài (94%). Ngành Basidiomycota chiếm ưu thế nhất. Đa dạng ở mức độ lớp: đã xác định được 7 taxon bậc lớp: Bảng 3.3.3. Phân bố taxon bậc lớp T Tên lớp Bộ Họ Chi Loài T SL % SL % SL % SL %
- 13 1 Myxomycetes 3 14,29 3 6,25 4 3,31 6 2 2 Ceratiomyxomycetes 1 4,76 1 2,08 1 0,83 1 0,33 3 Sordariomycetes 2 9,52 3 6,25 5 4,13 7 2,33 4 Pezizomycetes 1 4,76 2 4,16 3 2,48 4 1,33 5 Tremellomycetes 1 4,76 1 2,08 1 0,83 2 0,66 6 Dacrymycetes 1 4,76 1 2,08 3 2,48 4 1,33 7 Agaricomycetes 12 57,14 37 77,0 104 85,9 276 92 8 5 Tổng 21 100 48 100 121 100 300 100 Lớp Agaricomycetes chiếm tuyệt đại đa số 12 bộ (57,14%), 37 họ (77,08%), 104 chi (85,95%), 276 loài (92%). Đa dạng ở mức độ bộ: xác định 21 taxon bậc bộ, thể hiện ở bảng Bảng 3.3.4. Phân bố taxon bậc bộ T Tên bộ Họ Chi Loài T SL % SL % SL % 1 Physarales 1 2,08 2 1,65 3 1 2 Stemonitales 1 2,08 1 0,83 1 0,33 3 Trichales 1 2,08 1 0,83 2 0,67 4 Ceratiomyxomyxales 1 2,08 1 0,83 1 0,33 5 Hypocreales 2 4,16 2 1,65 3 1 6 Xylariales 1 2,08 3 2,48 4 1,33 7 Pezizales 2 4,16 3 2,48 4 1,33 8 Tremellales 1 2,08 1 0,83 2 0,67 9 Dacrymycetales 1 2,08 3 2,48 4 1,33 10 Auriculariales 1 2,08 1 0,83 6 2 11 Theleforales 1 2,08 1 0,83 1 0,33 12 Cantharellales 1 2,08 1 0,83 2 0,67 13 Hymenochaetales 1 2,08 7 5,79 19 6,33 14 Polyporales 4 8,33 40 33,06 131 43,67
- 14 15 Gloeophyllales 1 2,08 1 0,83 1 0,33 16 Agaricales 16 33,33 35 28,93 77 25,67 17 Cortinariales 3 6,25 5 4,13 8 2,67 18 Russulales 3 6,25 4 3,31 14 4,67 19 Boletales 4 8,33 7 5,79 11 3,67 20 Geastrales 1 2,08 1 0,83 4 1,33 21 Phallales 1 2,08 1 0,83 2 0,67 Tổng 48 100 121 100 300 100 Chỉ số họ/bộ, chi/bộ, loài/bộ là 2,29, 5,76, 14,29 nghĩa là 1 bộ có 2,29 họ, 5,76 chi, 14,29 loài. Bộ Agaricales có số taxon bậc họ cao nhất (16 họ), bộ Polyporales có số taxon bậc chi (38 chi) và bậc loài (131 loài) cao nhất. Chỉ số chi/họ, loài/họ, loài/chi lần lượt là 2,52, 6,25, 2,47 nghĩa là mỗi họ có 2,52 chi, 6,25 loài, mỗi chi có 2,47 loài. Các họ có trên 2,52 chi, 6,25 loài, các chi có trên 2,47 loài là họ và chi đa dạng: Bảng 3.3.7. Các họ có số chi đa dạng T Tên họ Số chi TT Tên họ Số chi T SL % SL % 1 Polyporaceae 24 19,83 7 Psathyrellaceae 4 3,31 2 Agaricaceae 11 9,09 8 Dacrymycetaceae 3 2,48 3 Fomitopsidaceae 8 6,61 9 Marasmiaceae 3 2,48 4 Hymenochetaceae 7 5,79 10 Strophariaceae 3 2,48 5 Meruliaceae 4 3,31 11 Boletaceae 3 2,48 6 Ganodermataceae 4 3,31 12 Xylaryaceae 3 2,48 Tổng 77 63,63 12 họ đa dạng gồm 77 chi (63,63%), họ Polyporaceae đa dạng nhất 24 chi (19,83%), 1 họ thuộc Ascomycota, còn lại thuộc Basidiomycota. Bảng 3.3.8. Các họ có số loài đa dạng T Tên họ Số loài T Tên họ Số loài T SL % T SL %
- 15 1 Polyporaceae 65 21,67 5 Psathyllaceae 16 5,33 2 Ganodermataceae 50 16,67 6 Fomitopsidaceae 10 3,33 3 Agaricaceae 28 9,33 7 Stereaceae 7 2,33 4 Hymenochetaceae 19 6,33 Tổng 195 65 7 họ đa dạng có 191 loài (65%), Polyporaceae 65 loài (21,67%), Ganodermataceae 50 loài (16,67%). Các họ thuộc Basidiomycota. Có 29 chi đa dạng gồm 176 loài (58,67%): Ganoderma 34 loài (11,33%), Trametes 18 loài (6%), Amauroderma 13 loài (4,33%), Phellinus 8 loài (2,67%), các chi Auricularia, Russula Lentinus Coprinopsis Stereum Mycena đều 6 loài (2%), các Scleroderma, Psathyrella đều 5 loài (1,67%), Panus Lycoperdon Geastrum Perenniporia Inonotus Leucoagaricus đều có 4 loài (1,33%), Cymatoderma, Fomitopsis, Coprinellus, Amanita, Cerioporus, Bovista, Cerrena, Leucocoprinus, Lepiota, Hexagonia, Chlorophyllum đều có 3 loài (1%). 3.3.2. Đa dạng phương thức sống của nấm ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam Bảng 3.3.10. Đa dạng phương thức sống của nấm TT Nhóm nấm Myxo Asco Basidio Tổng mycota mycota mycota SL % SL % SL % SL % 1 Nấm WRSP 7 2,33 9 3 106 35,33 122 40,67 hoại SRSP 16 5,33 16 5,33 sinh BRSF 5 1,67 5 1,67 SSP 2 0,67 61 20,33 63 21 2 Nấm PF 6 2 6 2 ký BRPF 57 19 57 19 sinh MPF 6 2 6 2 3 Nấm SBF 27 9 27 9 Cộng sinh
- 16 Tổng 7 2,33 11 3,67 282 94 300 100 Nấm hoại sinh: 204 loài (68%); Nấm ký sinh: 69 loài (23%); Nấm cộng sinh: 27 loài (9%) 3.3.3. Đa dạng về yếu tố địa lý cấu thành khu hệ nấm của núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam. Bảng 3.3.11. Đa dạng về yếu tố địa lý cấu thành khu hệ nấm của núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam T Vùng địa lý Myxomy Ascomy Basidiomy Tổng T cota cota cota SL % SL % SL % SL % 1 Nhiệt đới PLTR 1 0,33 12 4 13 4,33 PTR 3 1 23 7,33 26 8,67 ATR 9 3 9 3 AATR 5 1,67 5 1,67 VN 19 6,33 19 6,33 SASCTR 1 0,33 28 9,33 29 9,67 Nhiệt đới và TRSTR 2 0,67 2 0,67 cận nhiệt đới 2 Cận nhiệt EA 1 10 3,33 11 3,67 đới STR 7 2,33 7 2,33 3 Ôn đới ET 1 0,33 2 0,67 34 11,33 37 12,3 3 AT 1 0,33 13 4,33 14 4,67 ENAT 1 0,33 13 4,33 14 4,67 EAT 11 3,67 11 3,67 4 Bắc Mỹ và NAT 1 0,33 17 5,67 18 6 Bắc bán cầu NH 8 2,67 8 2,67
- 17 5 Toàn cầu CP 5 1,67 1 0,33 21 7 27 9 6 Chưa rõ URR 43 12,33 43 12,3 3 Tổng 7 2,33 11 3,73 282 94 300 100 Yếu tố địa lý nhiệt đới: 101 loài (33,67%), cổ nhiệt đới 13 loài, liên nhiệt đới 26 loài, nhiệt đới châu Á 10 loài, nhiệt đới Á, Phi: 5 loài, Việt Nam 19 loài, nhiệt đới Đông Nam Á và Nam Trung Quốc 29 loài Yếu tố địa lý nhiệt đới và cận nhiệt đới: 2 loài (0,67%) Yếu tố địa lý cận nhiệt đới: 18 loài (6%) Yếu tố địa lý vùng ôn đới: 81 (27%), châu Âu 38 loài, châu Á 16 loài, vừa châu Âu vừa Bắc Mỹ: 14 loài, vừa Châu Âu vừa châu Á 11 loài. Bắc Mỹ và bắc bán cầu: 29 loài (9,67%) Yếu tố toàn cầu: 27 loài (9%), Chưa tìm thấy tài liệu về yếu tố địa lý: 36 loài (12,67%). 3.4. Giá trị tài nguyên của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam. Bảng 3.4.1. Giá trị tài nguyên của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam T Giá trị tài nguyên Myxomy Ascomy Basidiomy Tổng T cota cota cota SL % SL % SL % SL % 1 Nấm ăn REM 28 9,33 28 9,33 YEM 18 6 18 6 CEM 12 4 12 4 2 Nấm dược MF 39 13 39 13 liệu FMF 20 6,67 20 6,67 3 Nấm độc PSF 31 10,3 31 10,3 3 3 4 Nấm trang trí DF 3 1 3 1 5 Nấm nghiên PBF 3 1 3 1
- 18 cứu 6 Nấm hiếm VNR 1 0,33 1 0,33 2 0,67 B 7 Nấm có giá trị MVE 7 2,33 10 3,33 132 44 149 49,6 môi trường 7 Nấm ăn: 58 loài (19,33%): Macrolepiota albuminosa, Lentinus, Coprinellus Nấm dược liệu: 59 loài (19,67%): Ganoderma lucidum… Nấm độc: 31 loài (10,33%): Chlorophyllum molypdites, C.hortense… Nấm làm đồ vật trang trí: 3 loài (1%): Microporus affinis, Microporus Nấm nghiên cứu: 3 loài (1%): Lentinus tigrinus, Schizophyllum commune... Nấm quý hiếm (R): 2 loài (0,67%) Lentinus sajor-caju, Cookeina tricolomba. Nấm có khả năng ứng dụng trong bảo vệ môi trường 149 loài (49,67%). 3.5. Xây dựng khóa định loại một số nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam. 3.5.1. Khóa định loại 3 ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota 1. Cơ thể dinh dưỡng dạng thể nhầy chính thức ....................1. ngành Myxomycota 1. Cơ thể dinh dưỡng dạng sợi nấm phân nhánh .................................................... 2 2. Sinh sản bằng bào tử hình thành trong nang ....................... 2. ngành Ascomycota 2. Sinh sản bằng bào tử hình thành trên đảm ...................... 3. ngành Basidiomycota 3.5.2. Khóa định loại các bậc thuộc ngành Myxomycota 3.5.2.1. Khóa định loại tới lớp của ngành Myxomycota 1. Bào tử bên trong quả thể, có màu khi tạo khối...................... 1. lớp Myxomycetes 1. Bào tử bên ngoài quả thể, không màu ........................2. lớp Ceratiomyxomycetes 3.5.2.2. Khóa định loại tới bộ của lớp Myxomycetes 1. Bào tử có màu tối, vàng, hồng khi tạo thành đám .........................1. bộ Trichiales 1. Bào tử màu tím nâu cho đến màu đen ................................................................ 2 2. Lớp vỏ ngoài và sợi xoắn không chứa canxi ............................ 2. bộ Stemonitales 2. Lớp vỏ ngoài và sợi xoắn chứa canxi .......................................... 3. bộ Physarales Khóa định loại tới bộ: Physarales, Trichiarales 3.5.3. Khóa định loại các bậc thuộc ngành Ascomycota
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 287 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 264 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 193 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 117 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 169 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn