intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty xi măng Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:241

82
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; ứng dụng của tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty xi măng Việt Nam, quan điểm hệ thống để nghiên cứu tổ chức kiểm toán nội bộ trong tổng thể và quan điểm duy vật lịch sử để nghiên cứu tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty xi măng Việt Nam trong tiến trình phát triển của kiểm toán nội bộ tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty xi măng Việt Nam

  1. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học do chính tôi nghiên cứu và thực hiện.   Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận án hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ  ràng, không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố.                         Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2020                                                                                         Nghiên cứu sinh                                                                                TR ẦN TH Ị LAN H ƯƠNG
  2. 2 LỜI CẢM ƠN Tác giả  xin bày tỏ  sự  cám  ơn sâu sắc tới PGS.TS. Giang Thị  Xuyến – Cán bộ  hướng dẫn khoa học đã hướng dẫn nhiệt tình và đưa ra những ý kiến đóng góp quý báu  để Luận án hoàn thành một cách tốt nhất. Tác giả  xin trân trọng cám  ơn các Phó giáo sư, Tiến sĩ, các thầy cô trong bộ  môn   Kiểm toán, khoa Kế toán, Học viện Tài chính về các ý kiến đóng góp quý báu cho Luận  án. Tác giả  xin trân trọng cám  ơn sự  hỗ  trợ  nhiệt tình trong quá trình thu thập tài  liệu, kết quả khảo sát bảng hỏi, kết quả phỏng vấn sâu của các CTXM Việt nam. Xin   cám ơn sự nhiệt tình trong việc cung cấp thông tin của Hiệp hội xi măng Việt nam, Ban   biên tập website ximang.com của toàn ngành xi măng, các tình nguyện viên của Viện  kiểm toán nội bộ  toàn cầu IIA tại Việt nam và các cá nhân tổ  chức khác đã đóng góp   những thông tin tài liệu quý giá cho việc hoàn thành Luận án. Tác giả  xin trân trọng cám  ơn Khoa Sau Đại Học, Học viện Tài chính đã tạo  điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình làm Luận án cũng như bảo vệ Luận án các cấp. Cuối cùng, tác giả  xin trân thành cảm  ơn gia đình, đồng nghiệp đã tạo điều kiện  và động viên giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu. Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2020 Tác giả luận án TRẦN THỊ LAN HƯƠNG
  3. 3 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa BCKT Bằng chứng kiểm toán BCTC Báo cáo tài chính BM Bộ máy BMKTNB Bộ máy kiểm toán nội bộ CTXM Công ty xi măng CTXMVN Công ty xi măng Việt nam DN Doanh nghiệp ERM Enterprise risk management HĐCĐ Hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị HĐTV Hội đồng thành viên IIA Institute of Internal Auditors KSNB Kiểm soát nội bộ KTBCTC Kiểm toán báo cáo tài chính KTĐL Kiểm toán độc lập KTHĐ Kiểm toán hoạt động KTMT Kiểm toán môi trường KTNB Kiểm toán nội bộ KTNN Kiểm toán Nhà nước KTTT Kiểm toán tuân thủ KTV Kiểm toán viên KTVNB Kiểm toán viên nội bộ QL Quản lý QLDN Quản lý doanh nghiệp QTKT Quy trình kiểm toán QTRR Quản trị rủi ro RBIA Risk Based Internal Audit UBKT Ủy ban kiểm toán DANH MỤC BẢNG BIỂU
  4. 4
  5. 5 DANH MỤC BIỂU ĐỒ
  6. 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nói chung và các CTXM (CTXM)  Việt  Nam nói riêng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát  triển đất nước. Để đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước phục vụ cho phát triển  kinh tế ­ xã hội, các CTXM Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả về qui mô và  số  lượng. Song song với sự phát triển nhanh chóng của các CTXM, nhà quản lý  DN phải giải quyết những vấn đề như: hiệu quả sản xuất kinh doanh; hiệu quả  sử  dụng các nguồn lực; độ  tin cậy của thông tin tài chính; khả  năng cạnh tranh  bằng giá cả, chất lượng; hiệu quả, hiệu năng trong lựa chọn và thực hiện chiến  lược, hay đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế trong quá trình   hoạt động của DN. Trước những  thách  thức  mới,  nhà quản lý đang tìm kiếm  những phương sách quản lý nhằm quản trị  hiệu  quả  các  hoạt  động  trong  DN.  Kiểm toán nội bộ (KTNB) xuất hiện mang tính khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu  quản trị  của nhà quản  lý  trong  môi  trường  kinh  doanh  có  nhiều  biến động.  Nhà  quản  lý  sử  dụng  KTNB  như  là  một  phương  sách  quản  lý  nhằm thực hiện các  mục tiêu kiểm tra, đánh giá từ  đó đưa ra nhiệm vụ  đảm bảo và tư  vấn các mặt  hoạt động, tuân thủ, báo cáo giúp hỗ trợ và đóng góp giá trị cho DN.    Về mặt lý luận, trong một đơn vị, một tổ chức hay một DN, KTNB là một  chức  năng đánh giá  độc lập đối với  những hoạt động khác nhau của  DN  như  là  một sự trợ  giúp đối với tổ chức. Sự trợ giúp của KTNB được thể hiện thông qua   việc thực hiện chức năng đảm bảo và tư vấn với mọi hoạt động trong DN. Cụ thể,   với chức năng đảm bảo, KTNB tiến hành kiểm tra, xác nhận từ đó đưa ra sự đảm   bảo về tính đầy đủ phù hợp và hiệu quả của các quy trình, bộ phận trong DN, trong  đó bao gồm kiểm soát nội bộ  (KSNB), quản trị  rủi ro (QTRR) và quản trị  doanh   nghiệp (QTDN) và các chức năng quan trọng khác. Từ  đó, giúp nhà quản trị  nhận   biết được việc tổ  chức vận hành các chức năng, nhiệm vụ, bộ phận trong DN đã  mang lại hiệu quả hay chưa. Ngược lại, khi hiệu quả tổ chức vận hành chưa cao,   KTNB sẽ tiếp tục phát huy chức năng tư  vấn. Thông qua tư  vấn, đào tạo, truyền   đạt KTNB sẽ cung cấp những ý kiến quý giá cho việc xây dựng và hoàn thiện các   quy trình, hoạt động trong DN. Với việc phát huy vai trò trợ giúp đó, KTNB trên thế  giới  đã có  những bước phát triển mạnh mẽ  và trở  thành hoạt động mang tính  chuyên nghiệp. Tại các quốc gia phát triển, KTNB được tổ chức trong hầu hết các 
  7. 7 DN có qui mô lớn với nhiều mô hình đa dạng. Hoạt động hiệu quả  của bộ phận  này đã trợ  giúp đắc lực  cho nhà  quản  lý  không những  đảm bảo độ  tin cậy của  thông tin kinh tế tài chính mà còn đảm bảo tính tuân thủ pháp luật, quy định, nội   quy quy chế cũng như nâng cao tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu năng trong  các hoạt động chức năng khác nhau của doanh nghiệp. Về  mặt thực tiễn, trong khu vực DN tại Việt nam đã có một số  DN niêm  yết, DNNN quan tâm tổ chức bộ phận KTNB hướng theo thông lệ quốc tế. Tuy   nhiên phần lớn các DN Việt nam chưa tổ  chức KTNB. Theo báo cáo thẻ  điểm   quản trị ASEAN 2015 – 2016, trong 55 DN của Việt nam tham gia đánh giá chỉ có  40% DN có bộ phận KTNB độc lập (khoảng 22 công ty), 60% không có bộ phận   KTNB (33 công ty). Đối với 52 CTXM Việt nam khảo sát, chỉ  có 3,85% có bộ  phận KTNB (2 công ty). Tỷ lệ này cho thấy nhiều DN nói chung và CTXM Việt  Nam nói riêng còn chưa nhận thức đầy đủ  và đúng đắn về  vai trò, chức năng  cũng như lợi ích của KTNB trong việc đáp ứng các mục tiêu về báo cáo, tuân thủ  cũng như  hiệu quả  hoạt động của DN. Trong khi đó, KTNB đã có lịch sử  phát   triển lâu đời trên thế giới, ngày càng khẳng định vị thế quan trọng và hoạt động   chuyên nghiệp của mình. Tại các quốc gia phát triển, KTNB được tổ  chức trong  hầu hết các DN có qui mô lớn với nhiều mô hình đa dạng. Điều này cho thấy, tổ  chức KTNB trong các DN Việt nam nói chung và các CTXM Việt Nam nói riêng  sẽ là xu hướng phát triển tất yếu.  Thêm vào đó, tổ  chức KTNB trong một số  loại hình DN bao gồm các   CTXM Việt nam là một yêu cầu pháp lý bắt buộc. Trong những năm đầu thế kỷ  21, hàng loạt các văn bản pháp luật ra đời như: Luật kiểm toán độc lập năm  2011, Luật tổ  chức tín dụng 2010; thông tư  44/2011/TT­NHNN, Thông tư  số  210/2012/TT­BTC,   Nghị   định   số   73/2016/NĐ­CP,   thông   tư   50/2017/TT­BTC,  Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Kế  toán năm 2015 đã quy định về  việc tổ  chức và thực hiện KTNB trong một số  loại hình DN cụ  thể  bao gồm DNNN,  CTCP, tổ  chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm và các công ty chứng khoán.   Cho đến năm 2016, Chính phủ ban hành dự thảo Nghị định về KTNB lấy ý kiến  đóng góp của công chúng. Sau 3 năm lấy ý kiến, Nghị  định về  KTNB đã ra đời  vào năm 2019. Nghị  định số  05/2019/NĐ ­ CP ngày 22/01/2019 quy định về  đối  tượng và tổ chức KTNB trong DN. Theo số liệu th ống kê của Hiệp hội xi măng   Việt nam năm 2018, cả nước có 52 CTXM, trong đó có 43 CTXM là công ty cổ 
  8. 8 phần, chiếm gần 83%. Căn cứ  theo theo Nghị định số  05/2019/NĐ­CP đã có 18  CTXM niêm yết, 2 Tổng công ty, Tập đoàn xi măng là đối tượng bắt buộc phải   tổ chức KTNB, chiếm gần 45% các công ty cổ phần xi măng. Như vậy, tổ chức   KTNB tại các CTXM Việt nam là một quy định pháp lý bắt buộc. Những phân tích trên đây cho thấy tổ chức KTNB trong các công ty xi măng   Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, nhằm tuân thủ yêu   cầu pháp lý cũng như  đáp  ứng nhu cầu thực tiễn hoạt động của các công ty xi   măng Việt nam. Việc nghiên cứu đề  tài “Tổ  chức kiểm toán nội bộ  trong các   công ty xi măng Việt Nam” mang tính cấp thiết, không những có ý nghĩa về mặt   lý luận mà còn góp phần hoàn thiện tổ chức KTNB trong các DN nói chung và các   công ty xi măng Việt Nam nói riêng. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề  tài  luận án có ý nghĩa rất quan trọng. Trong phần này, tác giả đi sâu nghiên cứu tổng  quan những công trình nghiên cứu  về  KTNB và tổ  chức KTNB trong nước và  quốc tế để rút ra kết luận của các công trình nghiên cứu về tổ chức KTNB đồng   thời chỉ ra khoảng trống nghiên cứu cho đề tài luận án của mình. Cụ thể các công  trình nghiên cứu được tác giả phân loại theo các nội dung về KTNB nói chung, tổ  chức xây dựng quy chế và bộ  máy KTNB, tổ  chức xác định nội dung KTNB, tổ  chức vận dụng phương pháp tiếp cận, phương pháp kỹ  thuật KTNB và tổ  chức  quy trình KTNB, phân tích những kết quả  đạt được, từ  đó rút ra khoảng trống  nghiên cứu cho đề tài luận án. 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài  2.1.1. Nghiên cứu về kiểm toán nội bộ nói chung Cho đến nay, KTNB đã có những bước phát triển mạnh mẽ  và trở  thành  hoạt động mang tính chuyên nghiệp trên thế  giới. Hoạt động của KTNB đã trợ  giúp đắc lực cho lãnh đạo cấp cao, không những đảm bảo độ  tin cậy của thông  tin, đánh giá thực trạng tuân thủ mà còn đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả trong  các hoạt động khác nhau trong đơn vị. Có khá nhiều nghiên cứu của các tác giả trên những khía cạnh và lĩnh vực  khác nhau của KTNB. Victor Z. Brink – giám đốc phụ trách nghiên cứu đầu tiên   của Institution of Internal Auditors (IIA) và Lawrence B. Sawyer – chủ tịch Ủy ban  
  9. 9 nghiên cứu của Viện Kiểm toán nội bộ  (IIA) là 2 tác giả  tiên phong về  KTNB  trên thế  giới. Tác phẩm Modern Internal Auditing ra đời những năm 1940 của  Victor Brink được coi là việc đặt viên gạch đầu tiên đánh dấu sự ra đời của nghề  KTNB chuyên nghiệp, trong đó, khái niệm KTNB đã được hiểu: “là hoạt động   đánh giá độc lập trong một tổ chức về công tác kế toán, tài chính và các công tác   khác của tổ chức đó. Hoạt động KTNB  được xem như là các  dịch vụ mang tính  bảo vệ và xây dựng hỗ trợ cho ban giám đốc” [71, tr24]. Nếu như các quan điểm  trước đó cho rằng KTNB chủ yếu thực hiện kiểm tra kế toán và hỗ trợ cho kiểm  toán viên độc lập thì trong tác phẩm này, Victor Brink đã nhấn mạnh vai trò quan   trọng hơn rất nhiều của KTNB là hỗ  trợ  cho các nhà quản lý của đơn vị, tuy  nhiên mới chỉ tập trung vào mảng tài chính kế toán. Sách chuyên khảo Brink’s Modern Internal Auditing tái bản lần thứ 6 của   tác giả  Moeller được xuất bản năm 2005 trong giai đoạn KTNB đối mặt với   nhiều trọng trách mới, sau một số vụ scandal lớn mà tiêu biểu là sự phá sản của  Enron và Arthur Andersen, theo sau đó là sự ra đời của Đạo luật Sarbanes – Oxley  (SOA) tại Mỹ. Điểm mới trong tác phẩm này là Moeller [59] đã hướng dẫn cho   KTNB thực hiện đánh giá đối với kiểm soát nội bộ  theo yêu cầu của Điều 404  Đạo luật SOA. Lần tái bản này cũng nhấn mạnh ý nghĩa của việc hiểu và đánh   giá rủi ro đối với KTNB, mối quan hệ giữa KTNB và ủy ban kiểm  toán. Trong tác  phẩm này, tác giả  thay đổi quan điểm phổ  biến trước đó rằng KTNB chủ  yếu   thực hiện kiểm tra kế  toán và hỗ  trợ  cho kiểm toán viên độc lập. Thay vào đó,  ông cho rằng vai trò quan trọng rất lớn của KTNB là hỗ  trợ cho các nhà  quản lý  của đơn vị.  KTNB đã xuất hiện khá lâu trên thế  giới nhưng tại Việt Nam, khái niệm  KTNB còn khá mới mẻ, được nói đến trong khoảng 30 năm gần đây. Năm 1997   với   sự   ra   đời   của   quyết   định   832­TC/QĐ/CĐKT   về   Quy   chế   KTNB   cho   các   DNNN, cho đến nay đã có khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về KTNB, có thể  kể đến sách tài liệu chuyên khảo do các nhà nghiên cứu và các học giả nổi tiếng   tại các trường đại học cũng như các Viện nghiên cứu đã xuất bản như sau: Đối với các sách chuyên khảo: Nghiên cứu của tác giả  Nguyễn Quang   Quynh (2005) đã đề cập đến KTNB như một yếu tố cấu thành của KSNB trong   quản lý vi mô tại các DN. Trong tác phẩm tác giả đã chỉ ra KTNB thực hiện chức  năng giám sát trong KSNB tại các DN, tuy nhiên tác giả  chưa được đề  cập sâu  
  10. 10 đến các vấn đề  về nội dung, quy trình và phương pháp KTNB [29]. Nghiên cứu  của tác giả Ngô Trí Tuệ và cộng sự (2004) về việc xây dựng KSNB, trong đó có   đề  cập đến KTNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại các DN [30]. Tác  phẩm đã chỉ ra được vai trò của KTNB là một công cụ quản trị DN hỗ trợ cho nhà  quản lý, nhưng chưa tiếp cận sâu hơn về  các vai trò khác của KTNB trong DN.   Trong giai đoạn này, KTNB đã được các tác giả nhìn nhận như một phương sách  quản lý song hành cùng các công cụ khác hỗ trợ nhà quản trị, tuy nhiên do sự phát  triển của KTNB còn hạn chế nên các tác phẩm mới dừng lại ở việc nghiên cứu về  vai trò và mối quan hệ của KTNB trong hệ thống công cụ quản lý mà chưa nghiên   cứu độc lập. Năm 2015, tác giả Phan Trung Kiên đã nghiên cứu và xuất bản sách chuyên   khảo tiêu đề “Kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp”, đã chỉ ra cụ thể và chi tiết   về  quá trình hình thành và phát triển của KTNB trên thế  giới nói chung và Việt   nam nói riêng [19]. Thêm vào đó, quy trình thực hiện của KTNB còn được trình bày   rõ ràng và chi tiết trong các chương, mô tả đầy đủ các bước thực hiện của KTNB   từ việc lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, thu thập bằng chứng KTNB và lập báo   cáo kiểm toán. Tác phẩm đi sâu vào việc phân tích các bước thực hiện KTNB trong  DN, tuy không đi sâu vào phân tích cho từng loại hình DN nhưng tác giả đã đưa ra   được hướng dẫn chi tiết cho việc thực hiện KTNB. Sách chuyên khảo “Kiểm toán  nội bộ” của tác giả  Nguyễn Phú Giang và Nguyễn Trúc Lê lại có cách tiếp cận   khác về KTNB, tác phầm phân tích KTNB trên các giác độ mối quan hệ với kiểm  soát, hệ thống KSNB, hoạt động kế toán, chuẩn mực KTNB cũng như hoạt động   KTNB một số nội dung cơ bản trong DN.  Nhìn chung, KTNB tại Việt nam còn khá mới mẻ so với bề dầy của KTNB  thế giới. Trong những năm gần đây được sự  quan tâm của Chính phủ  trong việc  hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về KTNB, cũng như sự ra đời các tác phẩm của các   học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu tại các trường Đại học, các Viện nghiên cứu về  KTNB đã làm cho KTNB trở  nên quen thuộc hơn. Các tác phẩm về  KTNB được  xuất bản đã chỉ  ra được những vấn đề  cơ  bản về  KTNB cũng như  thực trạng  KTNB tại Việt nam, làm cho việc nhận thức về KTNB rõ ràng hơn trên các khía  cạnh về  vai trò, chức năng, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, quy trình KTNB cũng  như tầm quan trọng của việc tổ chức KTNB trong DN, góp phần lớn vào việc xây   dựng và phát triển KTNB tại Việt nam. Tuy nhiên, việc tiếp cận tổ  chức KTNB  
  11. 11 trong các tác phẩm còn chưa chú trọng đến tổ chức, hầu hết chưa đưa ra được các   nội dung liên quan đến việc tổ chức bộ máy, tổ  chức xác định nội dung, phương  pháp cũng như  tổ  chức quy trình thực hiện KTNB trong các DN Việt nam nói  chung. Trong khi sự phát triển KTNB đang ở giai đoạn đầu, chưa nhiều các DN tổ  chức KTNB thì tiếp cận nội dung tổ chức KTNB sẽ mang lại giá trị  hướng dẫn  cao trong lý luận và thực tiễn. 2.1.2. Nghiên cứu về tổ chức xây dựng quy chế và bộ máy kiểm toán nội bộ Tổ  chức xây dựng quy chế  và tổ  chức bộ  máy KTNB được xem là nội  dung quan trọng trong việc tổ  chức KTNB tại DN. Khi nghiên cứu về  tổ  chức   bộ  máy KTNB, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào việc xác định mô hình  bộ  máy KTNB phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như  phạm vi  DN, tổ  chức nhân sự KTNB nhằm đáp  ứng được yêu cầu công việc kiểm toán.  Hầu hết các quốc gia yêu cầu thực hiện KTNB bắt buộc tại một s ố lo ại hình   DN, tuy nhiên các DN có thể  tự  xây dựng bộ  máy KTNB nhằm thực hiện các   cuộc KTNB hoặc có thể  thuê các đơn vị  kiểm toán độc lập có đủ  năng lực và   điều kiện để cung cấp dịch vụ KTNB. Năm 2016, Mahmoud Al­Akra khi nghiên   cứu về KTNB tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi đã chỉ ra các mô hình tổ chức  bộ máy KTNB cơ bản của các DN thuộc khu vực này bao gồm: (1) mô hình tập  trung nội bộ, (2) Phân tán nội bộ, (3) Nội bộ  kết hợp thuê ngoài và (4) thuê  ngoài [57]. Các mô hình được lựa chọn để thực hiện tùy thuộc vào điều kiện cụ  thể về tài chính, cấu trúc tổ chức của DN, các rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động,   quy mô, phạm vi hoạt động cũng như các điều kiện khác.  Kết quả  nghiên cứu về các mô hình tổ  chức bộ  máy KTNB được các tác   giả  trong nước phản ánh khá rõ nét. Tác giả  Phan Trung Kiên (2008) với đề  tài  luận án “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng Việt   Nam” đã đưa ra mô hình tổ chức bộ máy KTNB trong các DN bao gồm: mô hình   theo lĩnh vực kiểm toán, mô hình tổ chức song song và mô hình tổ chức theo khu  vực địa lý [18].  Ở  một khía cạnh khác, tác giả  Vũ Thu Hà (2016) phân loại mô   hình tổ  chức bộ  máy KTNB dựa trên phạm vi hoạt động và mối quan hệ  giữa   công ty mẹ  và các công ty con, thì các công ty trực thuộc Vinacomin có thể  lựa  chọn mô hình tổ chức bộ máy KTNB theo hình thức tập trung, phân tán hoặc kết  hợp nửa tập trung và nửa phân tán [11]. Kết quả  khảo sát thực trạng cho thấy  
  12. 12 hầu hết các công ty Vinacomin tổ chức bộ máy KTNB theo mô hình tập trung tại  công ty mẹ và không tổ  chức bộ phận KTNB tại các đơn vị  thành viên. Bộ  máy   KTNB trực thuộc quản lý của Tổng giám đốc – thường là ủy viên HĐQT, và có   2/5 đơn vị tổ chức bộ phận KTNB riêng biệt, các đơn vị khác được xây dựng kết  hợp với các bộ phận khác trong tổng công ty như bộ phận thanh tra pháp chế. Đối với việc tổ chức bộ máy KTNB trong các ngân hàng, tác giả Nguyễn  Minh  Phương   với   đề   tài   “Hoàn   thiện   kiểm  toán   nội   bộ   tại   ngân   hàng  Nông  nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” (2016) đã chỉ  ra mô hình tổ  chức bộ  máy KTNB tại ngân hàng Agribank Việt nam giai đoạn sau năm 2015 [24]. Theo  đó, bộ  máy kiểm toán nội bộ  của Agribank được tổ  chức thành hệ  thống thống  nhất theo ngành dọc từ Trụ  sở chính đến các khu vực, trực thuộc và chịu sự  chỉ  đạo trực tiếp của Ban kiểm soát. Đứng đầu bộ  phận KTNB là Trưởng KTNB,  giúp việc Trưởng KTNB là các phó trưởng KTNB. Tác giả  chỉ ra sự tiến bộ rất   đáng kể trong xây dựng cơ cấu tổ chức tạo thế “kiềng ba chân”, đảm bảo sự độc   lập giữa HĐTV đại diện chủ sở hữu, Tổng giám đốc (ban quản lý điều hành) và   Ban kiểm soát mà KTNB bộ  trực thuộc, mang đến vị  thế  độc lập để  ban kiểm   soát và KTNB phát huy vai trò tham mưu, tư vấn khách quan của mình. Về tổ chức xây dựng quy chế KTNB, nhìn chung chưa có nhiều công trình   nghiên cứu đề  cập. Luận án tiến sỹ  của tác giả  Nguyễn Thị  Phương Thảo với   đề tài “Tổ chức kiểm toán nội bộ tại tập đoàn Bảo Việt” đã đưa ra nội dung về  tổ  chức xây dựng quy chế KTNB tại tập đoàn Bảo Việt [44]. Theo đó, bộ  phận   KTNB chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng nội dung Quy chế/Điều lệ  KTNB liên quan đến tổ  chức và hoạt động của bộ  phận KTNB trong Tập đoàn.   Nội dung sau khi được thảo luận và thống nhất sẽ  được công bố  rộng rãi đến   các bộ phận trong Tập đoàn nhằm thông báo đến các bộ phận hoạt động của bộ  phận KTNB cũng như trách nhiệm liên quan trong cuộc KTNB tại tập đoàn. Quy   chế  được bộ  phận KTNB chịu trách nhiệm rà soát chỉnh sửa bổ  sung hàng năm  dưới sự phê duyệt của giám đốc phụ trách khối KTNB và HĐQT. Về mặt lý luận, các nhà nghiên cứu đã đưa ra được các mô hình tổ chức bộ  máy KTNB theo các tiêu thức khác nhau, đồng thời đã phân tích được  ưu nhược   điểm của mỗi mô hình tổ chức bộ máy KTNB, từ đó chỉ ra mô hình phù hợp với   đặc điểm của mỗi loại hình DN. Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu còn chưa   chỉ  ra hoặc chỉ  ra một cách mờ  nhạt mối quan hệ  giữa tổ  chức bộ  máy KTNB 
  13. 13 trong mối quan hệ với bộ phận KSNB và QTRR trong DN. Mối quan hệ giữa 3 bộ  phận đóng vai trò như  các hàng rào phòng thủ  cho DN trước các rủi ro, hạn chế  phòng ngừa rủi ro giúp DN đạt được các mục tiêu kế hoạch ngắn hạn, trung hạn   và dài hạn. 2.1.3. Nghiên cứu về tổ chức xác định nội dung kiểm toán nội bộ Theo quan điểm của kiểm toán hiện đại thì KTNB bao gồm 03 loại: kiểm   toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ  và kiểm toán hoạt động, theo đó tổ  chức xác định nội dung KTNB thường được các nhà nghiên cứu thực hiện xoay  quanh  các   nội   dung  trên.   Tác   giả   Sawyer,   2003   trong   tác   phẩm   “Practice   of   Modern Internal Auditing, Revised and Enlarged” khi phân tích định nghĩa KTNB  do IIA đưa ra năm 1999, nhấn mạnh vai trò của KTNB trong quản trị  doanh   nghiệp và ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ thông tin tới các KTVNB [62].   Tác phẩm này cũng đề  cập đến sự  thay đổi trọng tâm của KTNB, từ  việc tập   trung vào kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ  sang kiểm toán hoạt động,   chú ý đến việc đánh giá tính hiệu lực tính kinh tế  và tính hiệu quả  trong hoạt   động của doanh nghiệp.  Đối với các nghiên cứu lý luận trong nước, tác giả  Thịnh Văn Vinh và Phạm Tiến Hưng [39] cũng đồng quan điểm với các học giả  thế  giới, cho rằng tổ  chức xác định KTNB trong DN có thể  thực hiện các nội   dung liên quan đến đánh giá mức độ  trung thực hợp lý của các thông tin trên   BCTC, đánh giá sự tuân thủ và đánh giá hiệu quả hoạt động. Về  mặt thực tiễn, các công trình nghiên cứu đã đồng thời chỉ  ra tổ  chức   xác định nội dung KTNB được thực hiện tại các loại hình DN cũng tập trung   đánh giá việc thực hiện các mục tiêu báo cáo, tuân thủ  và hoạt động. Tùy thuộc  đặc điểm SXKD cũng như chiến lược phát triển mà các DN tập trung thực hiện  các nội dung kiểm toán. Năm 2011, đề  tài cấp tỉnh của tác giả  Nguyễn Thị  Thu   Phương về  “Kiểm toán nội bộ  trong các doanh nghiệp FDI Thanh Hóa” [26] đã  chỉ ra KTNB tại các công ty FDI đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức xác định nội   dung để thực hiện kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực  và tính hiệu quả trong việc sử dụng và phân phối nguồn vốn FDI trong hoạt động   của các DN đầu tư tại nước sở tại. Tác giả Nguyễn Hồng Yến (2013) và cộng sự  với đề tài: “Giải pháp phát triển Kiểm toán hoạt động trong tổng công ty dầu khí   Pvoil Việt nam” cho rằng: hoạt động KTNB chủ  yếu tập trung vào thực hiện  
  14. 14 chức năng kiểm toán BCTCvà kiểm toán tuân thủ, nhen nhóm đã có chức năng   kiểm toán hoạt động nhưng không rõ ràng [43]. Tổ chức xác định nội dung kiểm   toán hoạt động tại các công ty xây dựng cũng như các tổng công ty trực thuộc tập   đoàn Vinacomin theo tác giả Vũ Thu Hà cũng chưa được chú trọng thực hiện. Khi  phân tích thực trạng về tổ chức xác định nội dung KTNB tại các công ty Vinacomin  năm 2016 mới chỉ tập trung vào việc xác định các nội dung liên quan đến việc đánh   giá mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin kinh tế tài chính cũng như mức độ  tuân thủ các nội quy, quy chế, chính sách của Nhà nước, các cơ quan chức năng cũng  như của tổng công ty mà chưa chú trọng đến việc tổ chức xác định các nội dung liên   quan nhằm đánh giá tính hiệu quả, tính kinh tế cũng như hiệu lực của các hoạt động  sản xuất kinh doanh.  Nhìn chung các nghiên cứu về  tổ  chức xác định nội dung KTNB tại Việt   nam chủ yếu tổ chức xác định theo các loại hình kiểm toán, trong tập trung vào tổ  chức các nội dung về  kiểm toán tính trung thực hợp lý của thông tin kinh tế  tài   chính và tính tuân thủ  mà chưa chú trọng tổ  chức xác định nội dung kiểm toán  hoạt động. Tuy nhiên, các nội dung kiểm toán được xác định rời rạc, chưa thực   sự gắn liền với rủi ro và quản trị rủi ro trong DN. Một số nhà nghiên cứu đã chỉ  ra dược mối quan hệ giữa rủi ro và tổ  chức xác định nội dung kiểm toán, nhưng  còn chưa vận dụng thực tiễn dẫn đến tổ  chức xác định nội dung KTNB chưa   thực  sự  mang lại hiệu quả.  Thêm  vào đó,  tổ   chức   xác  định nội  dung  KTNB  thường tập trung thực hiện chức năng đảm bảo mà chưa chú trọng xác định nội   dung tư  vấn. Trong các DN thuộc ngành công nghiệp sản xuất  ảnh hưởng đến  môi trường, các nghiên cứu còn chưa xác định cụ thể các nội dung kiểm toán liên   quan môi trường. 2.1.4.  Nghiên cứu về  tổ  chức vận dụng  phương pháp  tiếp cận  và phương   pháp kỹ thuật kiểm toán nội bộ Phương pháp tiếp cận kiểm toán được mô tả là đường đi, định hướng cho   các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán [14], phương pháp tiếp cận phù hợp sẽ  giúp KTV đi đúng hướng, xác định đúng trọng tâm cần kiểm toán. Mỗi loại hình  kiểm toán khác nhau thì lựa chọn phương pháp tiếp cận khác nhau. Khi thực hiện   kiểm toán BCTC, các KTV có thể lựa chọn các phương pháp: Tiếp cận dựa trên  các thủ  tục cơ  bản, tiếp cận tuân thủ, tiếp cận dựa trên rủi ro và tiếp cận dựa 
  15. 15 trên hệ  thống [1], [12]. Trong các cách tiếp cận kiểm toán nêu trên, các tác giả  nhấn mạnh vào ưu điểm của việc áp dụng phương pháp kiểm toán dựa trên rủi  ro, nếu áp dụng đúng và phù hợp sẽ giúp cho KTV tiết kiệm được thời gian cũng  như  tối  ưu hóa các nguồn lực kiểm toán. Tuy nhiên, thực trạng chỉ  ra việc áp   dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro tại các DN Việt nam còn  chưa phổ biến. Các giải pháp về việc áp dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán   dựa trên rủi ro đều được các tác giả đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả KTNB trong  DN [1], [11], [36], [44]. Trong khi đó trên thế giới, phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro đã được  nghiên cứu từ khá lâu. Năm 2006, tác giả Griffiths đã phân tích vai trò của KTNB   trong quy trình QTRR tại DN thông qua việc vận dụng phương pháp tiếp cận   dựa trên rủi ro [53]. KTNB có thể đóng vai trò hỗ trợ trong việc nhận diện rủi ro,  thông qua tổ chức các buổi hội thảo, hoặc gửi các bảng câu hỏi; đo lường rủi ro   và đánh giá tính hiệu quả và hiệu lực của các quy trình QTRR tại đơn vị. Không   có sự  riêng biệt về  rủi ro của DN và rủi ro của KTNB xác định, mà KTNB sẽ  dựa trên khung QTRR của DN để  thực hiện các nhiệm vụ  kiểm toán. Theo đó,   KTNB dựa trên rủi ro phụ thuộc vào các mục tiêu và rủi ro của tổ chức, tuy nhiên   sự phụ thuộc này không làm mất đi tính độc lập của KTNB, bởi nhiệm vụ đầu   tiên của KTNB là đảm bảo rằng các mục tiêu và rủi ro liên quan đến đơn vị  đã  được xác định chính xác và đầy đủ. Đối với tổ chức vận dụng các phương pháp kỹ thuật KTNB, các công trình  nghiên cứu đã chỉ ra một số các phương pháp kỹ thuật mà KTNB có thể áp dụng.   Tác   giả   Giang   Thị   Xuyến   trong   sách   chuyên   khảo   về   kiểm   toán   đưa   ra   các   phương pháp kỹ  thuật như  kiểm tra, phân tích, xác nhận, quan sát, phỏng vấn,  tính toán lại, thực hiện lại [2]. Các phương pháp kỹ thuật kiểm toán là các công  cụ giúp các kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán theo các tiêu chí, mục   đích kiểm toán. Luận án tiến sĩ về tổ chức KTNB tại tập đoàn Bảo Việt cũng đã   đưa ra các phương pháp kỹ thuật được KTNB trong tập đoàn Bảo Việt, thực tiễn   khảo sát cho thấy, tùy theo đối tượng, nội dung kiểm toán cũng như  mục đích  kiểm toán mà các KTVNB tổ  chức vận dụng các phương pháp kỹ  thuật kiểm   toán thích hợp nhằm đạt được hiệu quả của cuộc kiểm toán. Nhìn chung, đối với các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về  tổ chức vận dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán đều khẳng định ưu điểm của 
  16. 16 việc áp dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro khi thực hiện các  cuộc KTNB. Tuy nhiên, tại Việt nam các nghiên cứu chưa chỉ rõ về  mặt lý luận   việc tổ chức vận dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro với chức  năng QTRR trong DN. Xác định mức độ  QTRR là một trong những căn cứ  để  KTNB cung cấp các chức năng đảm bảo và tư  vấn thông qua việc vận dụng   phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro. Về tổ chức vận dụng các phương pháp kỹ  thuật kiểm toán, các công trình nghiên cứu đã chỉ  ra được các phương pháp kỹ  thuật chủ yếu được các KTV áp dụng trong thực hiện kiểm toán BCTC, KTTT và   KTTT nhưng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán được áp dụng khi thực hiện các   cuộc kiểm toán đặc biệt như  kiểm toán môi trường trong các DN sản xuất công   nghiệp như  các công ty xi măng gần như  chưa được đề  cập trong các công trình  nghiên cứu. 2.1.5. Nghiên cứu về tổ chức quy trình kiểm toán nội bộ Tổ chức quy trình KTNB là việc tổ chức, sắp xếp các bước công việc theo  trình tự cụ thể [44]. Như vậy quy trình kiểm toán chính là trình tự các bước công  việc thực hiện kiểm toán. Nghiên cứu về  tổ  chức quy trình KTNB không có  nhiều sự khác biệt giữa các tác giả trong và ngoài nước.  Nghiên cứu về tổ  chức quy trình KTNB của Tác giả  Moller (2009) đã chỉ  ra  các  bước  tổ  chức   bao gồm: (1)  tổ   chức   các   công  việc  trước   kiểm  toán ­   Internal Audit Preparatory Activities, (2) bắt đầu kiểm toán ­ Starting the Internal  Audit,   (3)   phát   triển   và   chuẩn   bị   chương   trình   kiểm   toán   ­  Developing   and  Preparing Audit Programs, (4) thực hiện kiểm toán ­ Performing the Internal Audit  và (5) kết thúc kiểm toán ­ Wrapping Up the Field Engagement Internal Audit. Các  bước công việc trong quy trình đã được tác giả  minh họa cụ thể, tuy nhiên theo  quan điểm này gia đoạn theo dõi thực hiện các kiến nghị  kiểm toán chưa được  chú trọng. Đến năm 2016, tác giả  Mahmoud trong một nghiên cứu khác đã chỉ ra  tổ chức quy trình KTNB bao gồm 06 bước: (1) Know what and when to audit – Tổ  chức xác định khi nào và kiểm toán như thế nào, (2) Create an audit schedule – Tổ  chức xây dựng lịch trình kiểm toán, (3) Pre­planning the scheduled audit – Tổ  chức lập kế  hoạch kiểm toán, (4) Conducting the Audit – Tổ  chức thực hiện  kiểm toán, (5) Record the findings – Tổ chức ghi nhận kết quả kiểm toán và (6)  Report the findings – Tổ chức báo cáo kết quả kiểm toán [57]. Tác giả đồng thời  
  17. 17 cho rằng: trước khi tiến hành KTNB, KTV nên xác định chu trình nào sẽ  được   kiểm toán và kiểm toán khi nào. Hiểu phạm vi và mục tiêu của quy trình kiểm   toán sẽ  giúp KTV tạo lịch trình kiểm toán. KTNB nên được thực hiện dựa trên   rủi ro của các quy trình. Rủi ro trong một lĩnh vực cụ thể của DN càng cao, KTV  càng cần kiểm toán khu vực kinh doanh đó thường xuyên hơn. quy trình KTNB  trong các DN với các bước: tổ chức quy trình KTNB bao gồm 04 bước: Tổ chức   lập kế hoạch kiểm toán; Tổ chức thực hiện kiểm toán; Tổ chức tổng kết và lập  báo cáo kiểm toán và tổ  chức theo dõi các kiến nghị KTNB. Trong đó, giai đoạn   tổ chức theo dõi các kiến nghị KTNB được đánh giá là sự khác biệt trong tổ chức  quy trình KTNB so với KTĐL. Về cơ bản, việc theo dõi việc thực hiện kiến nghị  kiểm toán được KTV thực hiện tùy thuộc vào mức độ  quan trọng của nội dung   được kiểm toán theo ý kiến đánh giá của ban quản lý đơn vị. Đối với các tác giả  trong nước,  luận án tiến sĩ của tác giả  Nguyễn Thị  Hồng Thúy với đề  tài “Tổ  chức kiểm toán nội bộ  tại các Tập đoàn kinh tế  của   Việt Nam” đã đưa ra các giai đoạn trong tổ chức quy trình KTNB trong tập đoàn  kinh tế dựa trên quy trình chung của kiểm toán bao gồm các bước công việc [36]:   Bước 1­ Tổ  chức chuẩn bị  kiểm toán bao gồm tất cả  các công việc khác nhau   nhằm tạo được cơ sở pháp lý, lập kế  hoạch kiểm toán cụ  thể  và các điều kiện  vật chất cho công tác kiểm toán. Bước 2 – Tổ  chức thực hiện kế  hoạch kiểm   toán và việc thực các công việc trong kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm  toán nhằm thực hiện các chức năng của kiểm toán. Bước 3 – Tổ  chức lập báo  cáo hay biên bản kiểm toán nhằm đưa ra kết luận của KTNB về đối tượng được  kiểm toán. Bước 4 ­ Là một bước công việc mang đặc trưng riêng của KTNB đó  là tổ  chức theo dõi sau kiểm toán và giám sát việc thực hiện các kết luận của  KTNB. Đồng quan điểm đó, tác giả  Vũ Thu Hà (2016) với đề  tài luận án “Tổ  chức KTNB trong các tổng công ty thuộc tập đoàn VINACOMIN” [11] và tác giả  Nguyễn Minh Phương với đề  tài luận án “Hoàn thiện tổ  chức KTNB tại ngân  hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam” [25] cũng chỉ  ra việc tổ  chức quy trình KTNB trong các DN cũng như ngân hàng bao gồm 04 bước như tác   giả Nguyễn Thị Hồng Thúy. Bên cạnh đó, tổ  chức quy trình KTNB cũng được đưa ra trong các giáo 
  18. 18 trình và sách chuyên khảo của các học giả  trong nước. Năm 2014, nhóm tác giả  Nguyễn Phú Giang và Nguyễn Trúc Lê trong sách chuyên khảo cùng tên “Kiểm  toán nội bộ” đã xác định các bước công việc được thực hiện trong quy trình  KTNB trong các doanh nghiệp, bao gồm việc (1) lập kế  hoạch kiểm toán, (2)   thực hiện kiểm toán, kết thúc và (3) lập báo cáo kiểm toán và (4) theo dõi việc   thực hiện kiến nghị  kiểm toán. Đồng quan điểm đó, sách chuyên khảo “Kiểm  toán nội bộ trong doanh nghiệp” chủ biên tác giả Phan Trung Kiên đã đưa ra quy   trình KTNB gồm có 04 bước: (1) Lập kế hoạch kiểm toán; (2) Thực hiện kiểm  toán; (3) Lập báo cáo kiểm toán và (4) kiểm tra việc thực hiện kiến nghị KTNB.  Việc tổ  chức quy trình KTNB có thể  được chia nhỏ  hoặc tổng hợp tùy   theo quan điểm của các tác giả  nhưng nhìn chung tổ  chức quy trình KTNB được   tổ chức thành 04 giai đoạn: Tổ chức lập kế hoạch kiểm toán, tổ  chức thực hiện   thực hiện kiểm toán, tổ  chức kết thúc và lập báo cáo và tổ  chức theo dõi việc  thực hiện các kiến nghị  của KTNB. Việc tổ  chức quy trình KTNB có thể  khác  nhau tùy thuộc vào đặc điểm từng DN, từng đối tượng kiểm toán, tuy nhiên đều  dựa trên các bước cơ bản của quy trình KTNB chung. 2.2. Các kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài  luận   án 2.2.1. Các kết quả đã nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Nhìn chung, các nghiên cứu của các tác giả  trong và ngoài nước về  kiểm   toán nội bộ và tổ  chức kiểm toán nội bộ  đã đạt được những thành tựu đáng kể,   trong đó có thể kể đến: Về KTNB nói chung: Các nghiên cứu chỉ ra được bản chất của KTNB, vai   trò vị  trí của KTNB trong DN. KTNB được tổ  chức tại các DN đều hướng đến   mục đích cung cấp chức năng đảm bảo, tư vấn độc lập và khách quan nhằm tăng   thêm giá trị  cũng như  cải thiện các họat động của tổ  chức. Phương thức hỗ  trợ  của KTNB là thông qua việc đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống và kỷ luật đối   với quy trình quản trị  rủi ro, kiểm soát nội bộ  cũng như  quản lý doanh nghiệp.   Các nghiên cứu đã chỉ  ra được đối với các quy trình QTRR, KSNB cũng như  QLDN, KTNB không chỉ cung cấp chức năng kiểm tra đánh giá mà còn cung cấp  chức năng đảm bảo tư  vấn, đưa ra các kiến nghị  nhằm nâng cao hiệu quả  hoạt  động của các quy trình nói riêng và hoạt động toàn DN nói chung.
  19. 19 Về tổ chức xây dựng quy chế và bộ máy KTNB: Việc lựa chọn mô hình tổ  chức bộ  máy KTNB đã được các nhà nghiên cứu chỉ  ra, đồng thời phân tích  ưu  nhược điểm của từng mô hình làm cơ sở cho việc lựa chọn mô hình phù hợp với   mỗi loại hình DN. Mô hình tổ  chức bộ máy KTNB phụ thuộc vào nhiều yếu tố  khách quan và chủ quan, nhưng dù là mô hình tổ chức bộ máy KTNB nào thì đều  phải hướng đến sự độc lập, khách quan của bộ phận KTNB, tránh phụ thuộc vào   ý chí chủ  quan của nhà quản lý làm ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán, cũng  như  làm giảm hiệu quả  tư vấn tham mưu khách quan của KTNB. Tính độc lập  và khách quan đã trở  thành một trong những yêu cầu về  đạo đức nghề  nghiệp  quy định trong chuẩn mực KTNB quốc tế mà các KTVNB phải đáp ứng khi thực   hiện kiểm toán, do đó đáp ứng tính độc lập khách quan là yếu tố then chốt mà tổ  chức bộ máy KTNB phải hướng tới. Về  tổ  chức xác định nội dung KTNB:  Các nghiên cứu đã chỉ  ra được tổ  chức xác định nội dung của KTNB thường  được thực hiện dựa  trên các đối   tượng của KTNB, bao gồm kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ  và kiểm toán  hoạt động. Bên cạnh đó, các kết luận cũng chỉ  ra tổ  chức xác định nội dung   KTNB hiện đại đang có sự  chuyển hóa, các hoạt động kiểm toán công nghệ  thông tin và an ninh mạng, quản trị rủi ro hay các hoạt động tăng doanh thu và cắt   giảm chi phí đã trở thành những họat động kiểm toán phổ  biến trên thế giới. Tổ  chức xác định nội dung KTNB được cụ  thể  hóa theo yêu cầu của nhà quản trị  DN nhằm đáo ứng các mục tiêu chiến lược hoạt động cũng như phù hợp với sự  phát triển của kinh tế xã hội, chính trị pháp lý có tác động đến DN.  Về tổ chức vận dụng phương pháp tiếp cận và phương pháp kỹ thuật của   KTNB:  Từ  những  phân  tích  trên  có  thể  thấy, ngoài các phương pháp tiếp cận  truyền thống như tiếp cận theo hệ thống, tiếp cận cơ bản, hay ti ếp c ận qua báo   cáo tài chính thì phương pháp tiếp cận KTNB dựa trên rủi ro là một phương pháp  ưu  việt, giúp tăng tính chủ  động của  KTV, tăng hiệu quả  KTNB  cũng như  đẩy  mạnh mối tương tác  giữa KTNB và các nhà quản lý. Khi tổ  chức vận dụng   phương pháp tiếp cận này, KTVNB sẽ  có sự  gắn kết chặt chẽ và có mối quan   hệ hữu cơ với chức năng QTRR trong DN. KTNB cũng cấp chức năng tư vấn và   đảm bảo cho QTRR, trong khi nếu DN thực hiện tốt chức năng QTRR sẽ  là cơ  cở cho việc tổ chức vận dụng phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro một cách tốt   nhất. Đối với việc tổ  chức vận dụng các phương pháp kỹ  thuật kiểm toán đã  
  20. 20 được các nhà nghiên cứu chỉ ra tương đối đầy đủ, tùy thuộc vào từng cuộc kiểm   toán, mục đích kiểm toán mà KTVNB tổ chức vận dụng phù hợp. Về  tổ  chức quy trình KTNB: Các nghiên cứu về  tổ  chức quy trình KTNB  cho thấy, quy trình KTNB thông thường được tổ  chức với 4 bước: Tổ chức lập   kế  hoạch kiểm toán, tổ  chức thực hiện kiểm toán, tổ  chức tổng hợp và lập báo  cáo kiểm toán và tổ  chức theo dõi việc thực hiện các kiến nghị  KTNB, trong đó  nhấn mạnh về vai trò đặc biệt của KTNB ở bước thứ 4 – Tổ chức theo dõi việc  thực hiện các kiến nghị của KTNB. Với ý nghĩa tạo ra giá trị  tăng thêm cho DN,   KTNB thực hiện theo dõi việc thực hiện kiến nghị sau kiểm toán góp phần hoàn  thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động cho đơn vị. 2.2.2. Khoảng trống nghiên cứu Nhìn chung, các nghiên cứu đã làm rõ được những lý luận cơ  bản của  KTNB cũng như  giải quyết được bài toán tổ  chức KTNB trong một số  ngành   nghề, lĩnh vực hoặc DN cụ  thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn một số  khoảng trống tồn tại chưa được giải quyết như sau: Thứ  nhất, về tổ  chức xây dựng quy chế KNTB và bộ  máy KTNB.  Các mô  hình tổ chức KTNB đã được phân loại sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau. Các  tác giả  riêng lẻ  đã chỉ  ra  ưu nhược điểm của từng mô hình và loại hình DN áp   dụng, nhiệm vụ quyền hạn chức năng của bộ máy KTNB. Tuy nhiên, lý luận về  mối quan hệ giữa bộ máy KTNB trong mối quan hệ với bộ phận KSNB, QTRR   với vai trò như  3 tuyến phòng vệ  trước rủi ro cho DN còn chưa được phân tích   cụ thể. Theo đó, vận dụng mối quan hệ này để tổ chức bộ máy KTNB song song  cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hàng rào phòng thủ  thứ  nhất ­ KSNB và   hàng rào phòng thủ thứ hai ­ QTRR nhằm phát huy hiệu quả kết hợp tối đa trong  các CTXM Việt nam còn chưa chú trọng phân tích. Đây là khoảng trống về mặt   lý luận và thực tiễn mà Luận án cần bổ sung nhằm mục đích hướng dẫn tổ chức  bộ máy KTNB trong các CTXM Việt nam một cách khoa học và phù hợp nhất.  Thứ  hai, về  tổ  chức xác định nội dung KTNB. Các nghiên cứu về tổ  chức  xác định nội dung của KTNB đã chỉ  ra được việc tổ  chức xác định các nội dung   kiểm toán kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động trong DN,   chỉ ra được rủi ro và QTRR có  ảnh hưởng đến tổ  chức xác định nội dung KTNB.  Tuy nhiên, sự   ảnh hưởng này chưa được luận giải một cách rõ ràng, chưa chỉ  ra 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0