intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tổ chức và quản lý vận tải: Nghiên cứu xây dựng chiến lược marekting dịch vụ vận tải hành khách đường sắt đô thị Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu xây dựng chiến lược marekting dịch vụ vận tải hành khách đường sắt đô thị Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng chiến lược marketing dịch vụ vận tải hành khách ĐSĐT; Nghiên cứu khung chiến lược marketing dịch vụ vận tải hành khách ĐSĐT 7P+S. Hệ thống thông tin, nghiên cứu môi trường marketing, nghiên cứu hành vi lựa chọn phương tiện vận chuyển hành khách ĐSĐT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tổ chức và quản lý vận tải: Nghiên cứu xây dựng chiến lược marekting dịch vụ vận tải hành khách đường sắt đô thị Việt Nam

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HOÀNG ANH TUẤN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ VIỆT NAM NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI MÃ SỐ: 984.01.03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2023
  2. 2 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Hạnh 2. GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Giao thông Vận tải. Vào hồi…….. giờ,……, ngày…….tháng……. năm 2023 Có thể tìm thấy luận án tại: Trung tâm thông tin thư viện Trường Đại học Giao thông vận tải, thư viện Quốc gia.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với ưu điểm lượng vận chuyển lớn, tốc độ nhanh, tỷ lệ đúng giờ cao, tiêu hao năng lượng và chiếm dụng đất ít, an toàn, thân thiện với môi trường. Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được coi là giải pháp hiệu quả trong việc chống ùn tắc và tai nạn giao thông. Hiện nay, một số tuyến ĐSĐT ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh đang được xây dựng. Đặc biệt tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã được khai thác thương mại. Tuy vậy, trong quá trình xây dựng các tuyến ĐSĐT có nhiều hệ lụy như thời gian xây dựng kéo dài, đội vốn, gây chết người, các nghi ngờ về nhập công nghệ lạc hậu, ga đường sắt không gần nhà, kết nối tới các địa điểm không nhiều, bất tiện khi phải bắt nhiều phương tiện trung chuyển để đến nơi cần đến, phải leo cầu thang cao để lên tới ga, cầu vượt cao tạo cảm giác nguy hiểm, chất lượng thi công kém, không tiện lợi cho người khuyết tật. Điều này làm ảnh hưởng tâm lý hành khách sử dụng phương tiện vận tải ĐSĐT. Vì vậy, để cho người dân quan tâm, tạo đồng thuận cũng như lựa chọn hình thức ĐSĐT là phương tiện di chuyển hàng ngày của mình, thì đề tài “Nghiên cứu xây dựng chiến lược marekting dịch vụ vận tải hành khách đường sắt đô thị Việt Nam” là cấp thiết, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, xây dựng chiến lược marketing dịch vụ VTHK đường sắt đô thị (VTHK ĐSĐT) và ứng dụng cho Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là dịch vụ VTHK ĐSĐT và các vấn đề liên quan đến công tác xây dựng chiến lược marketing dịch vụ VTHK ĐSĐT ở Việt Nam và trên thế giới. Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghiên cứu công tác xây dựng chiến lược marketing dịch vụ VTHK ĐSĐT Việt Nam. Ứng dụng xây dựng chiến lược marketing dịch vụ VTHK cho Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án *) Về mặt khoa học: - Hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng chiến lược marketing dịch vụ VTHK ĐSĐT.
  4. 2 - Nghiên cứu khung chiến lược marketing dịch vụ VTKH ĐSĐT 7P+S. Hệ thống thông tin, nghiên cứu môi trường marketing, nghiên cứu hành vi lựa chọn phương tiện vận chuyển hành khách ĐSĐT. - Nghiên cứu phương pháp xây dựng các định mức kỹ thuật, quy phạm khai thác phục vụ công tác tổ chức chạy tàu, phương pháp tính giá thành vận chuyển hành khách đường sắt đô thị phù hợp với điều kiện tổ chức khai thác vận hành của Việt Nam. *) Về thực tiễn - Nghiên cứu kinh nghiệm, phân tích đánh giá công tác xây dựng chiến lược marketing, đánh giá công tác quản lý khai thác tuyến ĐSĐT. - Lựa chọn các chiến lược hội nhập phía trước, hội nhập phía sau, hôi nhập quốc tế, liên doanh liên kết. Xác định các phương hướng tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược marketing cho Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội. - Lựa chọn phương pháp định mức kỹ thuật chạy tàu và phương pháp tính giá thành vận tải đường sắt đô thị cho Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội. 5. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo thì luận án được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu công bố liên quan đến chủ đề luận án. Chương 2: Nghiên cứu cơ sở lý luận xây dựng chiến lược marketing dịch vụ vận tải hành khách đường sắt đô thị. Chương 3: Nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng chiến lược marketing dịch vụ vận tải hành khách đường sắt đô thị tại Việt Nam. Chương 4: Xây dựng chiến lược marketing dịch vụ vận tải hành khách đường sắt đô thị - Ứng dụng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đường sắt Hà Nội. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu công tác xây dựng chiến lược marketing dịch vụ VTHK đường sắt đô thị ở nước ngoài
  5. 3 Trên thế giới marketing và chiến lược marketing được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội như: Các nghiên cứu của các tác giả Lee, I-Chen (2007). Chiến lược tiếp thị của dịch vụ hành khách trong vận tải đường sắt tốc độ cao trường hợp của Tổng công ty Đường sắt cao tốc Đài Loan. Anna Ibraeva, João Figueira de Sousa (2014): Marketing thông tin VTHK công cộng và cung cấp thông tin VTHKCC. Nataliya Dril, Andriy Galkin, Natalya Bibik (2016): Áp dụng maketing đô thị như một công cụ hỗ trợ phát triển bền vững ở các đô thị nhỏ. 1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu công tác xây dựng chiến lược marketing dịch vụ VTHK đường sắt đô thị ở trong nước Ở trong nước, Nghiên cứu về marketing cũng như chiến lược marketing trong lĩnh vực vận tải được thể hiện trong các giáo trình, bài báo, các đề tài, luận án. Cụ thể Tác giả GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà, Th.S Lê Tiến Dũng (2014), Xác định khung lý thuyết để xây dựng chính sách marketing VTHK đường sắt. Lê Tiến Dũng (2014): Nghiên cứu các giải pháp marketing áp dụng vào công tác vận chuyển hành khách trên đường sắt. Đinh Quang Toàn (2015),Chính sách marketing dịch vụ VTHK cho Vietnam Airlines (VNA) trong bối cảnh liên minh hàng không quốc tế. Hoàng Thị Hà (2016): Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong ngành vận tải đường sắt. Vũ Thị Hải Anh (2017): Nghiên cứu marketing dịch vụ vận tải đường sắt. Đặng Thế Hiến (2019) Nghiên cứu xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng quy mô lớn ở Việt Nam. Các báo cáo cuối kỳ của Ngân hàng Châu Á (ADB). Các kết quả nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài là những kinh nghiệm để tác giả áp dụng xây dựng chiến lược marketing dịch vụ VTHK ĐSĐT Việt Nam. 1.3. Khoảng trống khoa học và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Khoảng trống khoa học Các nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu chiến lược marketing cho hệ thống vận tải ĐSĐT đang khai thác nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, thu hút hành khách sử dụng phương tiện vận tải ĐSĐT nói riêng và hệ thống vận tải công cộng nói chung. Các công trình trong nước chủ yếu nghiên cứu marketing và chiến lược marketing cho doanh nghiệp vận tải đường sắt quốc gia. Còn công trình nghiên cứu cho ĐSĐT của ADB mới chỉ dừng lại ở chiến lược quảng cáo, kinh doanh thương mại và hệ thống chăm sóc khách hàng. Còn nghiên cứu về
  6. 4 cơ sở lý luận cũng như xây dựng chiến lược marketing cho ĐSĐT Việt Nam thì chưa đề cập đến, đây là khoảng trống mà đề tài định hướng nghiên cứu. 1.3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Phải xây dựng được cơ sở lý luận về chiến lược marketing dịch vụ VTHK ĐSĐT. - Phải xây dựng phân tích được môi trường marketing dịch vụ VTHK ĐSĐT tại Việt Nam. - Phải xây dựng được chiến lược marketing dịch vụ VTHK ĐSĐT tại Việt Nam. Ứng dụng xây dựng chiến lược marketing cho Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội. 1.4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập, xử lý thông tin; phân tích so sánh; các phương pháp quy nạp, diễn dịch nhóm phương pháp hệ thống hoá, tổng hợp hoá. Nhằm tổng hợp các kinh nghiệm, đánh giá thực trạng công tác xây dựng chiến lược marketing dịch vụ trong VTHK ĐSĐT Việt Nam. CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ 2.1. Khái niệm, vai trò, quan điểm của chiến lược marketing dịch vụ VTHK đường sắt đô thị 2.1.1. Khái niệm về marketing và chiến lược marketing dịch vụ VTHK đường sắt đô thị Chiến lược marketing dịch vụ VTHK ĐSĐT là tập hợp các nguyên tắc và định hướng dẫn dắt hoạt động marketing của doanh nghiệp vận tải ĐSĐT trên thị trường VTHK đô thị trong 1 khoảng thời gian nhất định. 2.1.2. Vai trò của chiến lược marketing dịch vụ VTHK đường sắt đô thị Chiến lược marekting đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bao gồm: Giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu, định hướng và cả hành động để đạt được mục tiêu, định hướng đó; Giúp doanh nghiệp khai thác, sử dụng, phân bổ các nguồn lực; Giúp doanh nghiệp nắm bắt, tận dụng cơ hội, chủ động trước những thay đổi của môi trường nhằm đưa ra những quyết định điều chỉnh phù hợp cho doanh nghiệp, tránh các rủi ro; Giúp doanh nghiệp tăng sự liên kết nội bộ, sự gắn bó các thành viên trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó, tạo sức mạnh nội bộ của doanh nghiệp.
  7. 5 2.1.3. Quan điểm chiến lược marketing dịch vụ VTHK đường sắt đô thị - Quan điểm chiến lược marketing đẩy sản phẩm. - Quan điểm coi trọng công nghệ hay chất lượng dịch vụ vận tải. - Quan điểm coi trọng bán sản phẩm dịch vụ. - Quan điểm marketing định hướng theo hành khách. - Quan điểm coi trọng lợi ích xã hội. 2.2. Nội dung của chiến lược marketing dịch vụ VTHK đường sắt đô thị - Xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thông tin marketing. Nghiên cứu thị trường và các nghiên cứu phục vụ quyết định marketing. - Xây dựng các chiến lược marketing. Tổ chức thực hiện, điều chỉnh, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược maketing đã xây dựng. 2.3. Quy trình xây dựng chiến lược marketing dịch vụ VTHK đường sắt đô thị Quy trình xây dựng chiến lược marketing dịch vụ VTHK ĐSĐT bao gồm các bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu marketing. Bước 2: Nghiên cứu, phân tích thị trường. Bước 3: Xác định phân khúc thị trường. Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu. Bước 5: Xây dựng các chiến lược marketing. Bước 6: Xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện. Bước 7: Kế hoạch theo dõi, thực hiện từng giai đoạn. 2.4. Nguyên tắc xác định mục tiêu chiến lược marketing dịch vụ VTHK ĐSĐT Nguyên tắc phù hợp với thị trường; Nguyên tắc phù hợp với khả năng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ; Nguyên tắc lợi ích. 2.5. Lựa chọn các định hướng chiến lược marketing dịch vụ VTHK ĐSĐT Lựa chọn các định hướng chiến lược marketing bao gồm: Xác định chiến lược cốt lõi, lựa chọn chiến lược marketing theo vị thế doanh nghiệp, theo chu kỳ sống, theo quan hệ với các đối tác chiến lược trên thị trường, đáp ứng thị trường mục tiêu, lựa chọn giữa các chiến lược khác biệt về chi phí hay khác biệt về giá trị cung ứng cho hành khách ĐSĐT, lựa chọn các chiến lược tăng trưởng và cạnh tranh trên thị trường.
  8. 6 2.6. Xác định nội dung marketing – mix và kế hoạch hành động - Phát triển hỗn hợp marketing (marketing - mix) là tập hợp các biện pháp hay công cụ marketing mà một doanh nghiệp VTHK ĐSĐT có thể sử dụng và quản lý phối hợp với nhau nhằm tác động tới thị trường mục tiêu qua đó đạt được mục tiêu của chiến lược marketing đã lựa chọn. Marketing – mix trong dịch vụ VTHK ĐSĐT bao gồm 7P+S (hình 2.1). - Xây dựng kế hoạch hành động: Các biện pháp marketing phải được sắp xếp thành một kế hoạch hành động qua các giai đoạn. Chiến lược về xây Chiến lược đào tạo quy trình phục vụ Chiến lược về nguồn nhân lực hoàn thiện cơ sở thiết bị Chiến lược về truyền Marketing dịch vụ vận tải thông marketing hành khách ĐSĐT (7P+S) Safety (An toàn) Chiến lược về Chiến lược về sản Chiến lược về giá phân phối vé phẩm dịch vụ vé Hình 2.1 : Khung chiến lược marketing dịch vụ VTHK ĐSĐT 7P+S 2.7. Hệ thống thông tin maketing dịch vụ VTHK đường sắt đô thị 2.7.1. Trung tâm thông tin marketing hay cơ sở dữ liệu marketing Trung tâm thông tin marketing trong vận tải ĐSĐT rất quan trọng nó là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các quyết định phù hợp cho việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách cũng như phát triển mạng lưới trong tương lai. 2.7.2. Hệ thống phân tích dữ liệu và hỗ trợ ra quyết định marketing Hệ thống phân dữ liệu sẽ hỗ trợ nhà quản lý có thể đưa ra quyết định thay đổi lịch chạy tàu, thay đổi gián cách chạy tàu, để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách trong đô thị. 2.8. Nghiên cứu môi trường marketing Môi trường marketing bao gồm: Môi trường marketing vĩ mô, môi trường marketing ngành hay cạnh tranh, môi trường marketing nội bộ. 2.9. Nghiên cứu nhu cầu đi lại của hành khách đường sắt đô thị 2.9.1. Quy trình đi lại của hành khách đường sắt đô thị
  9. 7 - Quy trình đi lại đối với hành khách mua vé trực tiếp tại ga: Hành khách di chuyển từ ga đến ga Nơi làm Nhà, địa Ga ĐSĐT Ga ĐSĐT việc, địa điểm bất điểm bất kỳ kỳ (điểm đến) (điểm xuất Hành khách xuống tàu, Hành khách đi Hành khách đi Hành khách tìm hiểu phát) ra khỏi ga. phương tiện cá nhân, phương tiện cá nhân, thông tin, mua vé, PTVT CC, hoặc đi qua cửa kiểm soát PTVT CC, hoặc đi Hình 2.3: Quy trình đi lại của hành khách mua vé trực tiếp tại ga - Quy trình đi lại của hành khách mua vé ngoài ga: Hành khách di chuyển từ ga đến ga Nơi làm Nhà, địa Ga ĐSĐT Ga ĐSĐT việc, địa điểm bất kỳ điểm bất (điểm xuất kỳ phát) Hành khách xuống tàu, Hành khách đi phương tiện cá Hành khách đi phương tiện cá Qua cửa kiểm soát ra khỏi ga. nhân, PTVT CC, hoặc đi bộ. nhân, PTVT CC, hoặc đi bộ. đợt tàu, lên tàu. Hình 2.4: Quy trình đi lại của hành khách mua ngoài ga Trên cơ sở quy trình đi lại của hành khách ĐSĐT, nhà ga bố trí hệ thống của bán vé, máy bán vé tự động, cửa kiểm soát, bảng biểu chỉ dẫn,... phù hợp để tạo thuận lợi nhất cho hành khách. 2.9.2. Những đặc điểm của công tác vận chuyển hành khách đường sắt đô thị - Mất cân đối trong vận chuyển hành khách ĐSĐT. - Kết cấu và tâm lý tiêu dùng của hành khách ĐSĐT. - Trang thiết bị và tổ chức phục vụ hành khách ĐSĐT. - Công tác tổ chức vận chuyển hành khách ĐSĐT. 2.9.3. Các yêu cầu của hành khách trong vận chuyển đường sắt đô thị Công tác vận chuyển hành khách ĐSĐT phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Giá vé, thuận tiện, an toàn, nhanh chóng. 2.10. Nghiên cứu hành vi lựa chọn phương tiện vận chuyển của hành khách ĐSĐT 2.10.1. Hành vi của hành khách Hành vi của hành khách bao gồm cả suy nghĩ, nhận thức, cảm nhận mà hành khách có được và những dự định, hành động mà hành khách thực hiện trong quá trình sử dụng dịch vụ.
  10. 8 Những yếu tố môi trường bên ngoài như gia đình, xã hội, ý kiến từ những hành khách khác, quảng cáo, thông tin về giá cả,… đều có thể tác động đến nhận thức, suy nghĩ, thái độ và hành vi của hành khách. 2.10.2. Hành vi lựa chọn phương tiện vận chuyển của hành khách đường sắt đô thị Hành vi: để đáp ứng nhu cầu bản thân và gia đình trong cuộc sống và công việc, trong giao lưu với xã hội bên ngoài thì mỗi cá nhân đều phải thực hiện những quyết định nhằm thoả mãn các nhu cầu. Lựa chọn của cá nhân được tối ưu hoá những ham muốn của cá nhân hoặc tín ngưỡng, niềm tin, mong muốn của họ và những mong muốn và niềm tin này phải được hợp lý. Phương thức vận tải là cách thức vận tải được sử dụng để di chuyển hàng hóa và hành khách. Hành khách ĐSĐT là những hành khách có nhu cầu đi lại trong đô thị bằng phương tiện vận tải ĐSĐT. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của hành khách ĐSĐT: Các yếu tố bên trong (Văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý, đặc điểm chuyến đi cá nhân.), các yếu tố bên ngoài (Điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu đi lại, chất lượng dịch vụ). CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM 3.1. Giới thiệu mạng lưới đường sắt đô thị tại Việt Nam Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Quyết định 519/QĐ – TTg ngày 31 tháng 03 năm 2016 về Phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính Phủ Thành Phố Hà Nội sẽ xây dựng 9 tuyến. Cũng theo Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Thủ Tướng Chính Phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 Thành phố sẽ xây 8 tuyến ĐSĐT và 3 tuyến xe điện. 3.2. Phân tích, đánh giá công tác xây dựng chiến lược marketing dịch vụ VTHK đường sắt đô thị tại Việt Nam Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội đang vận hành khai thác tuyến ĐSĐT 2A. Công ty đã xây dựng được các chiến lược marketing, phân khúc thị trường,
  11. 9 lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm dịch vụ vận tải ĐSĐT, xây dựng các chiến lược về giá, kênh phân phối vé để xâm nhập thị trường, xây dựng các chiến lược tăng cường nhận thức. Xây dựng các hoạt động cụ thể để thực hiện các chiến lược marketing. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Công ty đang tập trung ở nhóm hành khách trên 18 tuổi, còn nhóm hành khách dưới 18 tuổi là học sinh thì chưa được nghiên cứu, nhóm này tiềm năng cũng sử dụng ĐSĐT rất lớn. Các chiến lược định vị thị trường cần nghiên cứu thêm các nhận thức bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đô thị. Các chính sách về giá vé, các kênh phân phối vé cần nghiên cứu về trợ giá, kênh phân phối qua các kênh du lịch, các đối tác thương mại,...Các hoạt động chiến lược marketing chủ yếu tập trung vào truyền thông quảng cáo. Còn về con người chủ yếu tập vào hành khách mà chưa quan tâm nghiên cứu đến nguồn nhân lực của Công ty tham gia vào công tác cung cấp dịch vụ vận tải ĐSĐT. Các quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế kỹ thuật, giá thành dịch vụ vận tải ĐSĐT,... chưa được hoàn thiện. 3.3. Phân tích môi trường marketing dịch vụ VTHK ĐSĐT tại Việt Nam 3.3.1. Phân tích môi trường marketing vĩ mô Hiện nay, môi trường chính trị Việt Nam nói chung và các chính quyền các đô thị nói riêng rất quan tâm đến vấn đề phát triển hệ thống ĐSĐT. Chính phủ cho phép chính quyền các đô thị xây dựng các cơ chế đặc thù riêng để huy động nguồn lực xã hội đầu tư vào ĐSĐT. Đây là điều kiện tốt để các doanh nghiệp ĐSĐT có thể tận dụng cơ hội đầu tư phát triển hệ thống ĐSĐT. Bên cạnh đó Chính phủ và chính quyền các đô thị cũng có những chính sách hỗ trợ để người dân thay đổi thói quen, hành vi sử dụng phương tiện vận tải cá nhân. 3.3.2. Phân tích môi trường marketing vi mô hay môi trường cạnh tranh trong ngành Với ưu việt của mình, Vận tải ĐSĐT là vận tải khối lượng lớn trong đô thị, các hình thức vận tải công cộng khách xe bus, taxi chỉ đóng vai trò thu hút, vận chuyển hành khách đến ga ĐSĐT. 3.3.3. Phân tích môi trường nội bộ Các doanh nghiệp vận tải ĐSĐT là các doanh nghiệp mới thành lập, nguồn vốn chủ yếu do Nhà nước đầu tư. Hệ thống mạng lưới ĐSĐT mới được xây dựng lần đầu tiên ở Việt Nam, công nghệ, kỹ thuật đều rất mới mẻ. Đây là những khó khăn rất lớn đối với doanh nghiệp vận tải ĐSĐT.
  12. 10 3.4. Phân tích môi trường marketing trong phân tích S.W.O.T Các yếu tố môi trường marketing tác động vào thị trường vận tải làm thay đổi điều kiện doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Để tìm ra lợi thế cạnh tranh khác biệt dài hạn và định hướng chiến lược marketing cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường VTHK. Đòi hỏi nhà quản trị marketing tập hợp tất cả các phân tích môi trường và hành khách trong phân tích SWOT cho doanh nghiệp trên thị trường dịch vụ vận tải. 3.5. Phân tích công tác quản lý khai thác đường sắt đô thị Sau nhiều lần trì hoãn thì tuyến đướng sắt Cát Linh – Hà Đông đã được đưa vào hoạt động. Cuối cùng thì các đoàn tàu đã bắt đầu chạy, hành khách đã được trải nghiệm một phương thức vận chuyển mới. Nhiệm vụ cấp bách hiện nay sẽ nâng cao hiệu quả quản lý khai thác tuyến đường. Bởi vì mục tiêu của dự án không chỉ là chạy được tàu và có khách mà phải là khai thác tuyến đường có hiệu quả kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn và tiện nghi cho hành khách,... một cách tốt nhất. Dưới đây là những công việc phải làm ngay để hoàn thiện công tác quản lý và khai thác tuyến đường là xây dựng, lựa chọn chiến lược sản xuất kinh doanh. Vấn đề tiếp theo là phải xây dựng các định mức kỹ thuật, quy phạm khai thác kỹ thuật... phục vụ công tác điều khiển chạy tàu. Tính giá thành, giá vé cho vận chuyển hành khách và các vấn đề về công tác nhân sự. 3.6. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược marketing dịch vụ VTHK ĐSĐT trên thế giới Trên thế giới chiến lược mareking được ứng dụng cho rất nhiều lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Gần đây đã có một số sáng kiến trong lĩnh vực này chứng minh rằng chiến lược marketing ứng dụng trong giao thông công cộng có thể thực sự là một cách để thúc đẩy việc sử dụng nó. Việc ứng dụng này trong cả quá trình xây dựng các nguyên tắc, xây dựng thương hiệu và cung cấp thông tin giao thông công cộng. CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ - ỨNG DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI 4.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội 4.1.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội Theo quyết định số 6266/QĐ – UBDN Thành phố Hà Nội ngày 27 tháng 11 năm 2014 về việc thành lập Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội - HANOI METRO. Trụ sở chính Khu Depot, phường Phú Lương, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội.
  13. 11 4.1.2. Mục tiêu của Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội Mục tiêu chính của Công ty là quản lý vận hành, khai thác các tuyến ĐSĐT, cung cấp dịch vụ VTHK công cộng. Đồng thời là nhiệm vụ chính trị - xã hội quan trọng giải quyết bài toán giao thông, phù hợp với Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải thành phố Hà Nội. 4.2. Xác lập các định hướng chiến lược marketing cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đường sắt Hà Nội 4.2.1. Xác lập các chiến lược cốt lõi của Công ty: Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội phải chủ động xác lập các chiến lược cũng như lựa chọn, xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến lược marketing nhằm thu hút hành khách sử dụng dịch vụ vận tải ĐSĐT. 4.2.2. Chiến lược marketing theo vị thế của Công ty trên thị trường VTHK ĐSĐT Công ty và căn cứ vào phân tích SWOT Công ty sẽ lựa chọn chiến lược marketing phù hợp với từng giai đoạn cụ thể: Giai đoạn đầu mới tiếp nhận vận hành khai thác tuyến ĐSĐT, cơ sở thiết bị kỹ thuật chưa hoàn thiện, người dân chưa có thói quen sử dụng. Giai đoạn tiếp theo khi mạng lưới ĐSĐT của thủ đô đã tương đối hoàn chỉnh, người dân hình thành thói quen sử dụng dịch vụ vận tải ĐSĐT, mô hình TOD phát triển mạnh mẽ, mạng lưới vận tải xe bus được điều chỉnh để gom hành khách đến các ga ĐSĐT. 4.2.3. Chiến lược marketing theo chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụ VTHK ĐSĐT Dựa trên xác định đúng giai đoạn chu kỳ sống của dịch vụ VTHK ĐSĐT, Công ty có thể hoạch định tốt hơn chiến lược marketing. Công ty cần phải điều chỉnh kịp thời chiến lược và biện pháp marketing theo từng giai đoạn của chu kỳ sống. Chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụ VTHK ĐSĐT bao gồm 4 giai đoạn giới thiệu, phát triển, trưởng thành và suy thoái. 4.2.4. Chiến lược marketing theo quan hệ với các đối tác chiến lược trên thị trường VTHK ĐSĐT: Được sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Cũng như sự hỗ trợ của Ngân hàng Châu Á (ADB). Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội kiện toàn bộ máy tổ chức, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác vận hành khai thác tuyến đường sắt cũng như phục vụ công tác marketing. 4.2.5. Chiến lược đáp ứng thị trường mục tiêu VTHK ĐSĐT:
  14. 12 Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội được thành lập với nhiệm vụ chính trị - xã hội quan trọng là giải quyết bài toán giao thông, cải thiện môi trường đô thị, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cửa cư dân Thủ Đô, góp phần phát triển bền vững đô thị. Đứng trước trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng dù lựa chọn chiến lược marketing nào cũng phải nhằm mục đích cho mọi người dân Thủ Đô tiếp cận được dịch vụ VTHK ĐSĐT. Nâng cao thị phần VTHK công cộng nói chung và dịch vụ VTHK ĐSĐT nói riêng. 4.2.6. Chiến lược khác biệt về chi phí hay về giá trị cung ứng cho hành khách ĐSĐT Chiến lược cốt lõi của Công ty đã khẳng định sản phẩm dịch vụ vận tải đô thị với đặc điểm tốc độ vận chuyển nhanh, giá vé vận chuyển rẻ hơn phương tiện vận tải cá nhân. Giai đoạn đầu khi bắt đầu vận hành khai thác Công ty lựa chọn chiến lược khác biệt hóa về sản phẩm dịch vụ vận tải ĐSĐT là vận chuyển hành khách nhanh và tập trung vào thị trường mục tiêu nhóm hành khách trẻ tuổi có thu nhập thấp, nhóm hành khách trưởng thành trẻ có thu nhập trung bình thấp để xâm nhập thị trường mở rộng thị phần. Giai đoạn sau khi các tuyến ĐSĐT tiếp tục được hoàn thành đưa vào khai thác, mô hình phát triển TOD được đẩy mạnh, các nguồn doanh thu từ kinh doanh ngoài vé như hoạt động thương mại, quảng cáo tại ga, trên tàu, thu từ các đối tác kinh doanh tăng bù đắp vào chi phí vận hành khai thác, Công ty có thể giảm giá vé để thu hút thêm hành khách, gia tăng thị phần VTHK trong đô thị. 4.2.7. Chiến lược tăng trưởng và cạnh tranh trên thị trường VTHK ĐSĐT - Chiến lược phát triển thị trường: Sau khi tập trung vào thị trường mục tiêu là khách hàng trẻ tuổi, trưởng thành để thu hút họ sử dụng dịch vụ vận tải ĐSĐT, tạo thói quan cho hành khách. Công ty phải tiếp tục xây dựng các chiến lược phát triển thị trường mở rộng đối tượng hành khách, mở rộng phạm vi phục vụ bằng việc tổ chức giao thông hợp lý tại các nhà ga, bến dừng đỗ xe buýt, tích hợp các phương tiện giao thông công cộng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kết nối. Tăng khả năng tiếp cận ĐSĐT. Công ty xây dựng các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng hành khách là học sinh, sinh viên, người già người khuyết tật. Đề xuất với UBND thành phố Hà Nội về các chính sách hỗ trợ, trợ giá để thu hút thêm hành khách sự dụng dịch vụ vận tải ĐSĐT. - Chiến lược phát triển sản phẩm: Chiến lược phát triển sản phẩm nhằm mục đích tăng trưởng bằng cách thay đổi hoặc cải tiến sản phẩm dịch vụ VTHK ĐSĐT. Nhằm gia tăng lượng người dân sử dụng dịch vụ vận tải ĐSĐT bằng cách phát triển các dịch vụ gia tăng. Các ga đường sắt
  15. 13 đô thi hiện nay đều được lựa chọn vị trí đảm bảo kết nối tốt với các tuyến ĐSĐT và hệ thống giao thông công cộng. Phải là những điểm hội luồng khách đi, khách đến như các trung tâm thương mại, trường học, trung tâm văn hóa thể thao, các khu đô thị các điểm dân cư,.. đặc biệt là phát triển theo mô hình TOD. 4.3. Lựa chọn chiến lược marketing cho Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội 4.3.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung cho Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội Bao gồm 3 chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển thị trường và chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ VTHK ĐSĐT. 4.3.2. Chiến lược hội nhập về phía trước cho Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội Chiến lược hội nhập phía trước là chiến lược thu hút hành khách đến ga bằng việc gia tăng khả năng phân phối vé đến hành khách. Với các kênh phân phối vé ĐSĐT ở trên thế giới 3 kênh phân phối là bán vé tại ga, qua website và qua các đối tác phân phối. Cụ thể khoảng 8 hình thức đó là mua vé tại quầy bán vé ở ga, qua điện thoại, qua máy bán vé tự động, qua website, các của hàng tiện ích, qua các công ty du lịch (khi khách du lịch đến một thành phố nào đó du lịch họ đã có thời gian, lộ trình chuyến đi và phương tiện di chuyển, khi đó công ty du lịch sẽ mua sẵn vé cho khách du lịch), mua vé thông qua các chương trình khuyến mại kinh doanh (khi sản phẩm khách hàng mua của một doanh nghiệp nào đó có liên kết với công ĐSĐT họ sẽ được tặng vé đi ĐSĐT miễn phí). Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội thiết lập các mục tiêu đa dạng hóa các kênh phân phối trong từng gia đoạn đảm bảo phù hợp với quá trình hoàn thiện về cơ sở hạ tầng mạng lưới ĐSĐT, hệ thống quản trị Công ty, hệ thống quản trị thẻ vé và sự gia tăng hành khách sử dụng dịch vụ vận tải ĐSĐT. 4.3.3. Chiến lược hội nhập về phía sau cho Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội Vận tải đường sắt là hình thức vận tải với khối lượng lớn, không triệt để. Các tuyến ĐSĐT ở thành phố Hà Nội đang dần dần từng bước được xây dựng nên mạng lưới chưa được hoàn thiện. hành khách muốn sử dụng dịch vụ vận tải ĐSĐT đi từ nhà ra đến ga và từ ga đến nơi làm việc có thể đi bộ, sử dụng xe bus, taxi, phương tiện vận tải cá nhân. Để tạo động lực cho hành khách sử dụng dịch vụ vận tải ĐSĐT, Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội phải liên kết với các doanh nghiệp vận tải xe bus ( Transeco, Bảo Yến bus, Taxi Mai Linh, Taixi Group, Taxi G7,…) thu
  16. 14 gom hành khách đến nhà ga. Liên kết với hệ thống đường sắt quốc gia để vận chuyển hành khách từ tàu đường sắt quốc gia sang hệ thống ĐSĐT hoặc ngược lại. 4.3.4. Chiến lược liên kết kinh doanh cho Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội: Doanh thu của Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nôi đến từ 2 nguồn là kinh doanh vé và kinh doanh ngoài vé. Muốn tăng doanh thu cho Công ty thì Công ty phải thu hút hành khách sử dụng dịch vụ vận tải ĐSĐT cũng như phát triển các dịch vụ gia tăng. Với năng lực cũng như kinh nghiệm hiện có, để thu gom hành khách đến ga cũng như mở rộng kênh phân phối nhằm thu hút hành khách gia tăng thị phần vận tải ĐSĐT. Thì Công ty phải liên kết kinh doanh với các công ty xe bus, các hãng taxi, các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, các Công ty du lịch,…Việc liên kết kinh doanh này trên cơ sở đem lại lợi ích cho cả Công ty, các đối tác, UBNDTP Hà Nội, Nhà nước và xã hội. 4.3.5. Chiến lược hợp tác quốc tế cho Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội: Chiến lược hợp tác quốc tế của Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội phải đặt lên hàng đầu để tranh thủ các kinh nghiệm cũng như công nghệ của các nước để phục vụ cho việc khai thác tuyến ĐSĐT. 4.4. Các phương hướng tổ chức thực hiện chiến lược marketing cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đường sắt Hà Nội Công ty sẽ tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Xây dựng các chiến lược thâm nhập trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, chiến lược hội nhập phía trước, hội nhập phía sau, liên doanh liên kết, hội nhập quốc tế. Xây dựng các định mức kỹ thuật, quy phạm khai thác kỹ thuật, quy trình vận hành khai thác bảo dưỡng hệ thống,…phục vụ công tác điều khiều khiển chạy tàu. Xây dựng các chiến lược truyền thông quảng cáo về dịch vụ VTHK ĐSĐT. Xây dựng các chiến lược đa dạng hóa kênh phân phối để hành khách có thể tiếp cận và mua vé một cách thuận lợi nhuận lợi nhất, là yếu tố tăng nhu cầu sử dụng, gia tăng thị phần. Hoàn thiện về tổ chức bộ máy thực hiện chiến lược marketing, Công ty từng bước hoàn thiện hoặc kiến nghị với Chính Phủ và UBDN thành phố Hà Nội hoàn thiện kết nối hệ thống mạng lưới ĐSĐT với các hình thức vận tải khác, với các trung tâm thương mại theo mô hình TOD. 4.5. Giải pháp thực hiện chiến lược marketing cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đường sắt Hà Nội
  17. 15 4.5.1. Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chiến lược marketing Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội phải xây dựng một cơ cấu tổ chức bộ phận chức năng thực hiện chiến lược marketing đủ sức đảm nhận toàn bộ công việc từ khi lập chiến lược cho đến tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh hoạt động marketing (Hình 4.3;4.4). Nhân viên/ bộ phận xây dựng chiến lược marketing Nhân viên/ bộ phận quảng cáo và khuyến mại Nhân viên/ bộ phận phân phối sản phẩm dịch vụ Trưởng phòng Kinh doanh và Nhân viên/ bộ phận nghiên cứu marketing PR Nhân viên/ bộ phận quản trị sản phẩm dịch vụ, thương hiệu Nhân viên/ bộ phận quan hệ công chúng (PR) Nhân viên/ bộ phận quản trị dịch vụ khách hàng hay chăm sóc khách hàng Hình 4.3 : Tổ chức bộ máy thực hiện chiến lược marketing theo chức năng Bộ phận xây dựng chiến lược marketing Bộ phận quản trị sản phẩm dịch vụ, thương hiệu Bộ phận phân phối sản Trưởng phẩm dịch vụ phòng Kinh Các chuyên viên quản lý doanh và nhóm dịch vụ/thương hiệu Bộ phận nghiên cứu PR/ Giám marketing đốc marketing Bộ phận quảng cáo và Các chuyên viên quản lý khuyến mại dịch vụ/thương hiệu Bộ phận quan hệ công chúng (PR) Bộ phận quản trị dịch vụ khách hàng hay chăm sóc khách hàng Hình 4.4 : Tổ chức bộ máy thực hiện chiến lược marketing theo sản phẩm dịch vụ và thương hiệu
  18. 16 4.5.2. Giải pháp tổ chức thực hiện các chiến lược marketing dịch vụ VTHK ĐSĐT 7P+S a) Giải pháp thực hiện chiến lược sản phẩm dịch vụ VTHK ĐSĐT Cùng với việc hoàn thiện sản phẩm dịch vụ và thương hiệu VTHK ĐSĐT Công ty từng bước xây dựng hình ảnh trong tâm trí của hành khách Thủ đô. Thông qua đó tăng nhận thức của người dân về ĐSĐT và thu hút hành khách sử dụng dịch vụ VTHK ĐSĐT. b) Giải pháp thực hiện chiến lược về tính giá thành, giá vé dịch vụ VTHK ĐSĐT Có nhiều phương pháp tính giá thành vận tải ĐSĐT (GTVTĐSĐT) ở đây sử dụng phương pháp tỷ suất chi theo 7 bước sau: Bước 1: Phân khai CP SXKD ĐSĐT làm hai phần: CP có liên quan và CP không liên quan đến khối lượng vận chuyển (KLVC) (còn gọi là CP cố định và CP biến đổi theo KLVC). Bước 2: Phần CP có liên quan đến KLVC sẽ quy nạp vào các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu dùng để tính giá thành vận tải. Bước 3:Trên cơ sở tổng các CP của mỗi chỉ tiêu, đem chia cho số lượng chỉ tiêu thực hiện trong kỳ kế hoạch ta sẽ được suất chi cho mỗi chỉ tiêu. Bước 4: Căn cứ vào tình hình SXVT ĐSĐT, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật vận dụng đầu máy, toa xe trong năm mà xác định lượng tiêu hao của các chỉ tiêu. Bước 5: Lấy suất chi của các chỉ tiêu trên đã tính toán được nhân với lượng tiêu hao của từng chỉ tiêu tương ứng ta được CP của từng chỉ tiêu giá thành. Cộng tất cả các CP của từng chỉ tiêu này lại ta được phần giá thành có liên quan đến khối lượng vận chuyển cho 1 HKKm. Bước 6: Lấy phần CP không liên quan đến KLVC chia cho sản lượng vận chuyển trong kỳ kế hoạch, ta được giá thành không liên quan của 1 HKKm. Bước 7: Cộng giá thành có liên quan và giá thành không liên quan lại ta được GTVT ĐSĐT Xác định các chỉ tiêu để tính giá thành vận tải ĐSĐT: 1.Xe km: chỉ tiêu phản ánh sự tiêu hao chi phí về bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ toa xe. 2.Giờ xe: chỉ tiêu phản ánh sự tiêu hao chi phí về khấu hao cơ bản và chi phí sửa chữa lớn toa xe. 3.Đầu máy km:chỉ tiêu phản ánh sự tiêu hao chi phí về chỉnh bị và sửa chữa các cấp của đầu máy. 4.Giờ đầu máy: chỉ tiêu phản ánh sự tiêu hao chi phí về khấu hao cơ bản của đầu máy. 5.Giờ tổ lái: chỉ tiêu phản ánh sự tiêu hao chi phí trong công tác lái máy. 6.Giờ tổ phục vụ: chỉ tiêu phản ánh sự tiêu hao chi phí trong công tác của NV trên đoàn tàu khách.
  19. 17 7.Năng lượng điện: chỉ tiêu chạy tàu phản ánh sự tiêu hao chi phí về năng lượng điện chạy tàu. 8.Giờ đầu máy dồn: chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến các đầu máy diezel tại Depot phục vụ cho công tác dồn và cứu viện (chi phí bảo dưỡng sửa chữa các cấp đối với đầu máy dồn đến chi phí khấu hao cơ bản đầu máy, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình dồn và chi phí trong công tác lái máy dồn). 9.Tấn km tổng trọng: chỉ tiêu phản ánh sự tiêu hao chi phí trong công tác duy tu, sửa chữa các cấp cầu, đường, hầm,… 10.Số hành khách đi tàu: chỉ tiêu phản ánh chi phí cho công tác HK ở ga thuộc tuyến ĐSĐT. Tính toán suất chi các chỉ tiêu (ei):Suất chi được xác định theo từng chỉ tiêu và tính bằng cách chia các chi phí liên quan đến chỉ tiêu cho số lượng chỉ tiêu thực hiện trong kỳ kế hoạch tương ứng của nó. Tính toán lượng tiêu hao của các chỉ tiêu:Lượng tiêu hao chính là số lượng các chỉ tiêu phải tiêu hao để làm ra 1 đơn vị sản phẩm vận tải (1 HKKm). Được tính toán dựa vào số liệu về các chỉ tiêu vận dụng đầu máy toa xe và điều kiện sản xuất trong kỳ kế hoạch. Công thức tính lượng tiêu hao các chỉ tiêu để hoàn thành 1HKkm cụ thể như sau: 1 Lượng tiêu hao xe km: ∑ NS= (4.5.4) pk pk : Số hành khách bình quân trên 1 toa xe khách. 24* ∑ NS Lượng tiêu hao giờ xe :∑ NH= (4.5.5) Sxe Sxe: Hành trình bình quân ngày xe. ∑ nS Lượng tiêu hao đầu máy km dọc đường: ∑ MS= ∑ ns= (4.5.6) m Trong đó: ∑ nS: là lượng tiêu hao đoàn tàu km cho 1 HKkm m : là số xe bình quân trong một đoàn tàu ĐSĐT. 24* ∑ MS 24* ∑ nS Lượng tiêu hao giờ đầu máy: ∑ MH = = (4.5.7) Sm Sm Sm: Hành trình bình quân ngày máy ∑ MS( ) Lượng tiêu hao giờ tổ lái : ∑ Mh = (4.5.8) 1 + : là tỷ số giữa tổng thời gian Vlữ của tổ lái cho một ban làm việc so với thời gian lái máy trên đường ( là hệ số xét đến thời gian
  20. 18 làm việc của tổ lái khi nhận và giao máy với thời gian lái máy trên đường cho một ban làm việc). Vlữ: Tốc độ lữ hành bình quân của đoàn tàu. ∑ nS*(1+φ) Lượng tiêu hao giờ tổ phục vụ : ∑ nh = (4.5.9) 1+φ:là tỷ số giữa tổng thời Vlữ gian công tác của tổ phục vụ cho một ban làm việc so với thời gian phục vụ trên tàu (  là hệ số xét đến thời gian làm việc của tổ phục vụ khi giao nhận ban làm việc). Lượng tiêu hao giờ đầu máy dồn: ∑ MHd =kd ∑ NS(4.5.10) Hệ số kd xác định trên cơ sở số giờ đầu máy dồn chia cho tổng số xe km trong kỳ. Lượng tiêu hao năng lượng điện công tác kéo tàu: ∑ B=ađ *Qtổng* ∑ nS*10-3 (4.5.11) Trong đó: ađ là định mức tiêu hao năng lượng điện cho 1.000 Tkm tổng trọng đoàn tàu. Lượng tiêu hao TKm tổng trọng (tính cả đầu máy và đoàn tàu): ∑ TKmTT =PM * ∑ MS+Q đt * ∑ nS (4.5.12) 1 Lượng tiêu hao số HK: ∑ Hk= (4.5.13) lk Giá thành vận chuyển HK ĐSĐT tính bằng phương pháp tỷ suất chi là tổng các tích giữa suất chi và lượng tiêu hao tương ứng theo từng chỉ tiêu và cộng thêm phần giá thành không liên quan: C1HKKm = eNS . NS + eNH . NH + eMS . MS + eMH . MH + + eMh . Mh + enh . nh + eMHd . MHd + eNLd . NLd + eTKmtt . TKmtt + Không liên quan + eHk . ∑ Hk + C1HKkm (4.5.14) c) Giải pháp thực hiện chiến lược đa dạng hóa kênh phân phối vé ĐSĐT Cấu trúc kênh phân phối vé của Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội theo chiều dài bao gồm 2 hình thức sau (hình 4.7, 4.8): Nhà ga: Quầy bán vé, máy bán vé tự động Công ty Hành khách Qua trung tâm điện Website: thoại của Công ty www.hanoimetro.net Hình 4.5 : Cấu trúc kênh phân phối vé trực tiếp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2