intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Triết học: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa của nó

Chia sẻ: Thi Thui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:161

55
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Về mục đích của luận án: Luận án tập trung làm rõ một cách hệ thống nội dung, đặc điểm của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa lịch sử của nó. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa của nó

VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> <br /> ĐINH THỊ KIM LAN<br /> <br /> ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG<br /> KHỔNG - MẠNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI - 2018<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> <br /> ĐINH THỊ KIM LAN<br /> <br /> ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG<br /> KHỔNG - MẠNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ<br /> <br /> Ngành: Triết học<br /> Mã số: 9.22.90.01<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. TRỊNH DOÃN CHÍNH<br /> 2. TS. CAO XUÂN LONG<br /> <br /> HÀ NỘI - 2018<br /> <br /> LỜI CAM ĐOAN<br /> Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu<br /> trong Luận án là trung thực, được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết<br /> quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân<br /> thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong Luận án. Những kết luận khoa học<br /> của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.<br /> <br /> Người thực hiện<br /> <br /> Đinh Thị Kim Lan<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1<br /> Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN<br /> ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................... 5<br /> 1.1. Những công trình nghiên cứu về điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và tiền<br /> đề hình thành đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh .......................................... 5<br /> 1.2. Những công trình nghiên cứu về Nho giáo nói chung và đạo trị nước trong<br /> Nho giáo Khổng - Mạnh nói riêng trong dòng chảy lịch sử triết học Trung Quốc .. 11<br /> 1.3. Những công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế và ý nghĩa của đạo trị nước<br /> trong Nho giáo Khổng - Mạnh .................................................................................. 16<br /> 1.4. Những vấn đề đặt ra mà luận án cần giải quyết ................................................. 29<br /> Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH<br /> ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH .............................. 30<br /> 2.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội hình thành đạo trị nước trong tư tưởng<br /> Khổng - Mạnh ........................................................................................................... 30<br /> 2.2. Tiền đề và nhân tố chủ quan cho sự hình thành đạo trị nước trong tư tưởng<br /> Khổng - Mạnh ........................................................................................................... 38<br /> Chƣơng 3: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ<br /> TƢỞNG KHỔNG - MẠNH ................................................................................... 61<br /> 3.1. Nội dung cơ bản của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh ..................... 61<br /> 3.2. Đặc điểm cơ bản của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh ................... 110<br /> Chƣơng 4: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA ĐẠO TRỊ<br /> NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH .............................................. 120<br /> 4.1. Giá trị và hạn chế của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh ................. 120<br /> 4.2. Ý nghĩa lịch sử của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh ..................... 133<br /> KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 146<br /> DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................ 149<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 150<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Trong lịch sử xã hội loài người, cùng với các vấn đề về phát triển đời sống,<br /> về kinh tế, xã hội, thì vấn đề trị nước, tổ chức và quản lý xã hội là một vấn đề có ý<br /> nghĩa rất quan trọng được quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Bởi vì, trị nước là<br /> hoạt động trung tâm của toàn bộ quá trình tổ chức và thực hiện những công việc của<br /> đất nước. Thực tế cho chúng ta thấy, nếu cách thức tổ chức và quản lý tốt thì sẽ làm<br /> cho xã hội ổn định, phát triển đi lên. Ngược lại, nếu cách thức tổ chức và quản lý<br /> kém sẽ làm cho xã hội trì trệ, thậm chí còn rối loạn thêm nữa. Trong điều kiện xã<br /> hội hiện nay, việc mội quốc gia cần phải xây dựng một đường lối trị nước phù hợp,<br /> đúng đắn góp phần phát triển đất nước là vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy, đòi hỏi<br /> chúng ta phải nhìn về quá khứ để không ngừng học hỏi, tiếp thu và phát huy những<br /> giá trị, khắc phục những hạn chế trong lịch sử của nhân loại kết hợp với thời đại<br /> trên phương diện này.<br /> Trong lịch sử Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn của việc trị nước, từ thời kỳ<br /> dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước,các thế hệ đi trước đã rất chú trọng vấn đề<br /> trị nước, tổ chức và quản lý xã hội. Trong đó, do điều kiện đất chúng ta, từ việc chống<br /> lại sự đồng hoá về văn hoá tư tưởng thời Bắc Thuộc đã tiến đến kế thừa, tiếp thu nhiều<br /> tư tưởng về đường lối trị nước của Trung Quốc mà đặc biệt là đạo trị nước trong tư<br /> tưởng Khổng - Mạnh để thiết lập trật tự xã hội. Từ thời, Lý, Hồ, Trần, Lê… và đặc biệt<br /> là dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh lâu dài,<br /> gian khổ cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn<br /> luôn chú trọng việc xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng chính quyền, đấu tranh giành<br /> chính quyền, tổ chức và quản lý xã hội để nhằm hướng tới xây dựng một xã hội văn<br /> minh, giàu đẹp. Với những cách thức, con đường, phương pháp vận hành một đất nước<br /> bằng các thể chế và hệ thống chính trị đúng đắn, phù hợp cùng với mục tiêu “Dân giàu,<br /> nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” [12, tr.85-86], chúng ta cũng đã đạt<br /> được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cho đến ngày<br /> nay, những tư tưởng đó còn được chúng ta tiếp tục tiếp thu và kế thừa để vận dụng<br /> trong việc xây dựng và phát triển đất nước.<br /> 1<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2