intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Triết học: Giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội)

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

128
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên thời gian qua, luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tốt giá trị đạo đức truyền thống để hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội). Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội)

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> PHÙNG THU HIỀN<br /> <br /> Gi¸ trÞ ®¹o ®øc truyÒn thèng<br /> víi viÖc h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn nh©n c¸ch<br /> sinh viªn ViÖt Nam hiÖn nay<br /> (qua thùc tÕ c¸c tr­êng §¹i häc, Cao ®¼ng ë Hµ Néi)<br /> Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS<br /> Mã số<br /> <br /> : 62 22 80 05<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. NGUYỄN THẾ KIỆT<br /> 2. PGS, TS. NGUYỄN MINH HOÀN<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> LỜI CAM ĐOAN<br /> Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập.<br /> Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung thực, có<br /> nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan chức năng đã<br /> công bố. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa<br /> có tác giả công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.<br /> Tác giả luận án<br /> <br /> Phùng Thu Hiền<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Trang<br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN<br /> ĐỀ TÀI<br /> <br /> 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức, đạo đức truyền<br /> thống, nhân cách và tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống<br /> trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên<br /> 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng phát huy<br /> giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và phát triển<br /> nhân cách sinh viên<br /> 1.3. Những nghiên cứu liên quan đến phương hướng và giải pháp<br /> nhằm phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình<br /> thành và phát triển nhân cách sinh viên<br /> Chương 2: NHÂN CÁCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO<br /> ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ<br /> PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN Ở VIỆT NAM<br /> HIỆN NAY<br /> <br /> 2.1. Nhân cách và những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát<br /> triển nhân cách sinh viên<br /> 2.2. Giá trị đạo đức truyền thống và tầm quan trọng của nó trong việc<br /> hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay<br /> Chương 3: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC HÌNH<br /> THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT<br /> NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ<br /> ĐẶT RA (QUA THỰC TẾ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO<br /> ĐẲNG Ở HÀ NỘI)<br /> <br /> 3.1. Thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình<br /> thành và phát triển nhân cách sinh viên ở các trường đại học,<br /> cao đẳng ở Hà Nội hiện nay<br /> 3.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát huy giá trị đạo đức<br /> truyền thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh<br /> viên Việt Nam hiện nay<br /> Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU<br /> <br /> NHẰM PHÁT HUY TỐT CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC<br /> TRUYỀN THỐNG TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT<br /> TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY<br /> <br /> 4.1. Phương hướng phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc<br /> hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay<br /> 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền<br /> thống trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên<br /> Việt Nam hiện nay<br /> KẾT LUẬN<br /> DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ<br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 6<br /> 6<br /> 18<br /> 21<br /> <br /> 26<br /> 26<br /> 46<br /> <br /> 70<br /> 70<br /> 93<br /> <br /> 114<br /> 114<br /> 128<br /> 148<br /> 151<br /> 152<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Mỗi con người phải biết quá khứ của mình, mỗi dân tộc phải biết lịch sử<br /> của mình. Một dân tộc mà đánh mất quá khứ thì cũng là đánh mất chính bản<br /> thân mình. Các giá trị văn hóa truyền thống là tài sản vô giá của dân tộc. Nó<br /> là dòng chảy liên tục nảy sinh, tồn tại, phát triển trong suốt tiến trình dựng<br /> nước, giữ nước và phát triển đất nước của cha ông. Đây là cơ chế tích lũy, lưu<br /> truyền, chắt lọc, chuyển giao tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời<br /> này sang đời khác, hình thái kinh tế - xã hội này qua hình thái kinh tế - xã hội<br /> khác. Việc khai thác, phát huy vai trò của các giá trị văn hóa nói chung, giá trị<br /> đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách của con người,<br /> trong đó có sinh viên là đòi hỏi mang tính chiến lược của thời đại theo xu<br /> hướng nhân văn hóa, là một yếu tố cơ bản để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc<br /> trong tiến trình hội nhập và phát triển ở nước ta hiện nay.<br /> Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn động viên tuổi<br /> trẻ phải ra sức rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập để vươn<br /> lên xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước. Trong Di chúc để lại cho<br /> chúng ta, Người đã dành cho thế hệ trẻ Việt Nam tình yêu thương, sự quan<br /> tâm và niềm tin sâu sắc. Người nhận xét: “Đoàn viên và thanh niên ta nói<br /> chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí<br /> tiến thủ. Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ<br /> thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa<br /> “chuyên” [152, tr.25]. Đồng thời, Người đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách<br /> mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết” [152, tr.25].<br /> Ngày nay, cùng với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định<br /> hướng XHCN, mở rộng quan hệ quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá, lối sống của<br /> sinh viên Việt Nam đang có nhiều biến đổi. Hàng loạt các giá trị mới được hình<br /> thành, góp phần làm đa dạng, phong phú thêm lối sống của các tầng lớp nhân<br /> dân. Sự tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh công<br /> nghiệp hoá, hiện đại hoá đã làm cho các cá nhân, các nhóm xã hội năng động,<br /> <br /> 2<br /> cởi mở và giàu khả năng thích nghi với những biến đổi của môi trường trong<br /> nước và quốc tế. Giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng đã và đang tạo điều kiện<br /> cho sinh viên tiếp thu các giá trị tốt đẹp từ lối sống của các quốc gia, dân tộc<br /> khác để bổ sung và không ngừng hoàn thiện nhân cách, lối sống của mình.<br /> Trong quá trình xây dựng CNXH, chúng ta đã tạo ra một thế hệ sinh<br /> viên với những phẩm chất tốt đẹp như: bản lĩnh, tự tin, chủ động, sáng tạo,<br /> nhanh nhạy... Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu<br /> hóa đã có ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống, nhân cách của một bộ phận không<br /> nhỏ thanh niên, sinh viên, làm thay đổi quan niệm của họ về các giá trị truyền<br /> thống của dân tộc. Hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận<br /> cán bộ, đảng viên và sinh viên đã và đang diễn ra hết sức phức tạp. Tiêu cực<br /> xã hội có chiều hướng gia tăng, đời sống văn hoá tinh thần, nhất là sự xuống<br /> cấp về tư tưởng, đạo đức, lối sống, khuynh hướng muốn hiện đại hoá, lối sống<br /> thực dụng, chạy theo đồng tiền, coi thường thuần phong mỹ tục, lãng quên<br /> truyền thống cha ông để lại... đã xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ trong<br /> thanh niên, sinh viên. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, xã hội, trong đó có<br /> đạo đức, đang nảy sinh ngày càng nhiều vấn đề, nhiều tình huống phức tạp.<br /> Những mất mát, lệch lạc về giá trị, lối sống, nhân cách, những hiện tượng tiêu<br /> cực trong đời sống đạo đức xã hội, tội phạm ngày càng gia tăng, đặc biệt ở lứa<br /> tuổi thanh thiếu niên, sinh viên đang là mối quan tâm của toàn xã hội... Hơn<br /> nữa, do đặc điểm tâm sinh lý đặc thù và còn thiếu kinh nghiệm sống, bản lĩnh<br /> chưa thật sự vững vàng, sinh viên là tầng lớp rất nhạy cảm, dễ bị cuốn hút bởi<br /> cái lạ, cái mới, do đó, cũng dễ rơi vào cạm bẫy của cái xấu, cái phản giá trị từ<br /> những tác động bên ngoài. Vì vậy, trong cuộc sống hiện nay, họ thường gặp<br /> khó khăn trong việc định hướng, phân biệt giữa cái tốt và cái xấu. Để giúp<br /> sinh viên có bản lĩnh vững vàng, giúp họ có “sức đề kháng” trước những tác<br /> động tiêu cực của nền kinh tế thị trường và xu thế mở cửa, hội nhập, việc phát<br /> huy giá trị đạo đức truyền thống trong hình thành và phát triển nhân cách sinh<br /> viên hiện nay, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của công cuộc đổi mới là việc<br /> làm quan trọng và cần thiết. Sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội<br /> cũng không nằm ngoài cái chung đó.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2