intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:176

93
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu với mục đích làm rõ thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên, từ đó luận án đề xuất quan điểm định hướng và một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> PHẠM HUY THÀNH<br /> <br /> gi¸o dôc gi¸ trÞ ®¹o ®øc truyÒn thèng<br /> víi viÖc h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn nh©n c¸ch<br /> cho sinh viªn khu vùc t©y nguyªn trong bèi c¶nh<br /> toµn cÇu hãa hiÖn nay<br /> Chuyên ngành<br /> <br /> : CNDVBC&CNDVLS<br /> <br /> Mã số<br /> <br /> : 62 22 80 05<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS TRẦN SỸ PHÁN<br /> 2. PGS.TS LÊ THỊ THỦY<br /> <br /> HÀ NỘI - 2014<br /> <br /> LỜI CAM ĐOAN<br /> <br /> Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của<br /> riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực,<br /> có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận<br /> án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa<br /> học nào.<br /> Tác giả luận án<br /> <br /> Phạm Huy Thành<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Trang<br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN ĐẾN ĐỀ TÀI<br /> 1.1. Những nghiên cứu xung quanh vấn đề giá trị truyền thống, giáo dục giá<br /> trị đạo đức truyền thống, nhân cách, nhân cách sinh viên<br /> 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến toàn cầu hóa, tác động của<br /> toàn cầu hóa đối với nhân cách, lối sống, đạo đức của con người Việt<br /> Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng<br /> 1.3. Những công trình nghiên cứu tác động của toàn cầu hóa đến đời sống<br /> của đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung và thanh niên - sinh viên<br /> Tây Nguyên nói riêng<br /> <br /> Chương 2:<br /> <br /> NHÂN CÁCH, NHÂN CÁCH SINH VIÊN, TẦM QUAN TRỌNG VÀ<br /> NỘI DUNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG<br /> NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN<br /> VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY<br /> <br /> 2.1. Nhân cách, nhân cách sinh viên Việt Nam<br /> 2.2. Toàn cầu hóa và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền<br /> thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam<br /> trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay<br /> 2.3. Giá trị đạo đức truyền thống và một số giá trị đạo đức truyền thống dân<br /> tộc cần phải giáo dục cho sinh viên Việt Nam hiện nay<br /> <br /> Chương 3:<br /> <br /> GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH<br /> THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHO SINH VIÊN KHU<br /> VỰC TÂY NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN<br /> NAY: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA<br /> <br /> 3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống<br /> nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở khu vực Tây<br /> Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay<br /> 3.2. Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và<br /> phát triển nhân cách sinh viên ở khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh<br /> toàn cầu hóa hiện nay<br /> 3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống<br /> nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở khu vực Tây<br /> Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay<br /> <br /> Chương 4:<br /> <br /> QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN<br /> ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC<br /> TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN<br /> CÁCH CHO SINH VIÊN KHU VỰC TÂY NGUYÊN TRONG BỐI<br /> CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY<br /> <br /> 4.1. Quan điểm định hướng để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức<br /> truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực<br /> Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay<br /> 4.2. Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức<br /> truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực<br /> Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay<br /> KẾT LUẬN<br /> DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ<br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> PHỤ LỤC<br /> <br /> 7<br /> 7<br /> 15<br /> 22<br /> <br /> 29<br /> 29<br /> 44<br /> 56<br /> <br /> 78<br /> 78<br /> 89<br /> 116<br /> <br /> 122<br /> 122<br /> 127<br /> 148<br /> 150<br /> 152<br /> 164<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, nguồn lực quan trọng trong sự<br /> nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh<br /> từng nói: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời người khởi đầu từ tuổi<br /> trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Nếu không có thế hệ trẻ, sẽ không có sự<br /> phát triển nối tiếp lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc, cũng như không có sự<br /> phát triển của nhân loại.<br /> Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng<br /> ta, nhân dân ta đã và đang đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng,<br /> “có ý nghĩa lịch sử”, “đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào<br /> nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình” [35, tr.91]. Diện mạo của<br /> đất nước có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được nâng lên. Thế và lực của<br /> nước ta ngày càng vững mạnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được<br /> nâng lên, đã tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh quá trình công<br /> nghiệp hóa, hiện đại hóa.<br /> Bên cạnh những thành tựu to lớn và quan trọng đó, chúng ta cũng phải<br /> đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Kinh tế phát triển chưa bền<br /> vững; năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; công tác<br /> quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế,<br /> kém hiệu quả. Đặc biệt là trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội có một số mặt<br /> yếu kém chậm khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối<br /> sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp. Chúng ta đang chứng kiến sự<br /> xuống cấp đạo đức từ mối quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội. Trong<br /> gia đình hiện tượng con cái ngược đãi cha mẹ, anh chị em vì mâu thuẩn lợi<br /> ích đã không nhìn mặt nhau. Trong trường học, học sinh, sinh viên đánh nhau<br /> được tung lên mạng internet làm phản cảm xã hội, thầy cô giáo bị coi thường.<br /> Ngoài xã hội là hiện tượng xuống cấp về đạo đức như tham nhũng, lừa đảo,<br /> <br /> 2<br /> lợi ích nhóm đang làm cho dư luận xã hội bức xúc. “Môi trường văn hóa bị<br /> xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã<br /> hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy<br /> đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại” [35, tr.169].<br /> Sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng là một bộ phận thanh niên ưu<br /> tú, giàu tâm huyết, nhiệt tình và say mê với lý tưởng cách mạng. Họ là những<br /> người rất nhạy cảm với cái mới, thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của<br /> điều kiện và hoàn cảnh sống. Tuy nhiên, do tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm<br /> sống chưa nhiều, làm cho sinh viên rất dễ bị tác động bởi những yếu tố tiêu<br /> cực từ mặt trái của quá trình toàn cầu hoá. Sự tác động đó đang ảnh hưởng tới<br /> mọi mặt đời sống của sinh viên, đến sự hình thành và phát triển nhân cách<br /> sinh viên, đặt sinh viên trước những thách thức mới, trong đó có sinh viên ở<br /> khu vực Tây Nguyên. Trên thực tế, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên<br /> có lối sống thực dụng, xa hoa lãng phí, xa rời truyền thống đạo lý của dân tộc,<br /> thậm chí thoái hoá, biến chất, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và hoài<br /> nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.<br /> Thực trạng nhân cách của thanh niên - sinh viên khu vực Tây Nguyên<br /> nêu trên có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do chúng ta chưa chú trọng<br /> đúng mức việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho những trí thức tương<br /> lai của vùng đất Tây Nguyên. Tại Hội nghị lần thứ tám, Ban chấp hành Trung<br /> ương Đảng khóa XI, Đảng ta ra Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4 tháng 11<br /> năm 2013 Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết đã<br /> khẳng định: Lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành<br /> tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ<br /> quốc…Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với<br /> yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp…“chưa chú trọng<br /> đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc…” cho học<br /> sinh, sinh viên.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0