intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Triết học: Kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:168

67
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án nhằm làm rõ tầm quan trọng và thực trạng của việc kế thừa giá trị truyền thống dân tộc (GTTTDT) trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào hiện nay, luận án đưa ra phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kế thừa các GTTT của dân tộc trong việc XDĐĐ người phụ nữ hiện nay ở Lào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Triết học: Kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH SÚT PẠ SỢT SU LI VÔNG KẾ THỪA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI PHỤ NỮ LÀO HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2018
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH SÚT PẠ SỢT SU LI VÔNG KẾ THỪA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI PHỤ NỮ LÀO HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN HÙNG HẬU HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN SÚT PẠ SỢT SU LI VÔNG
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6 1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề lý luận về kế thừa giá trị truyền thống dân tộc 6 1.2. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào 11 1.3. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến phương hướng và giải pháp kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào 14 1.4. Những giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 16 Chương 2: KẾ THỪA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI PHỤ NỮ LÀO HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 19 2.1. Kế thừa giá trị truyền thống dân tộc Lào 19 2.2. Tầm quan trọng, mục tiêu của việc kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay 60 2.3. Những nhân tố tác động đến việc kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay 72 Chương 3: KẾ THỪA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI PHỤ NỮ LÀO HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 85 3.1. Thực trạng kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay 85 3.2. Một số hạn chế, khó khăn của việc kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay 107 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KẾ THỪA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI PHỤ NỮ LÀO HIỆN NAY 119 4.1. Phương hướng cơ bản nhằm kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay 119 4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay 128 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 162
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương CEDAW : Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội GTTTDT : Giá trị truyền thống dân tộc HLHPN : Hội Liên hiệp Phụ nữ KHCN : Khoa học công nghệ KTTT : Kinh tế thị trường NDCM : Nhân dân cách mạng XDĐĐ : Xây dựng đạo đức XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phụ nữ Lào là một lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và trong sản xuất. Với tinh thần yêu nước sâu sắc, phụ nữ Lào dũng cảm tham gia vào các phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng chính mình. Ngày nay, trong không khí sôi động của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, phụ nữ Lào kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, truyền thống phụ nữ hăng hái tham gia vào các hoạt động xây dựng và phát triển đất nước. Đại hội lần thứ IX của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào (2011) chỉ rõ: “xây dựng kinh tế thị trường (KTTT) theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)” và “thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [6, tr.24, 38]. Muốn phát triển một xã hội lành mạnh, bền vững và ổn định thì phụ nữ phải được quan tâm để đảm bảo cho sự phát triển. Đến Đại hội lần thứ X của Đảng NDCM Lào nhấn mạnh: Để tạo ra sự giàu có cho gia đình và quốc gia, thực hiện bình đẳng giới, đảm bảo quyền bình đẳng về mặt pháp lý và công bằng, xã hội đoàn kết vững chắc… làm cho nền kinh tế quốc gia phản ứng nhanh hơn với sự phát triển bền vững nền kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc đến 2020, có thể giải quyết nghèo đói của người dân, đất nước Lào sẽ thoát nghèo lạc hậu [43, tr.38]. Điều đó cho thấy, cơ chế kinh tế mới đã làm cho mọi hoạt động của người dân Lào nói chung, phụ nữ nói riêng càng trở nên năng động, sáng tạo hơn, đồng thời ở họ từng bước hình thành những chuẩn mực, những quan hệ đạo đức mới trong xã hội. Thực tế chứng tỏ rằng, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, phụ nữ cũng là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động. Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển kinh tế và xây dựng một xã hội phồn vinh. Phụ nữ
  7. 2 vừa là người công dân, vừa là người mẹ làm chức năng cao quý và có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn nòi giống, giáo dục và bồi dưỡng các thế hệ mai sau. Tương lai đất nước tốt hay xấu một phần quan trọng cũng dựa vào việc nuôi dạy con cái của người phụ nữ. Ngoài ra phụ nữ còn tham gia tích cực vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Trong điều kiện lịch sử của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND) Lào, phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng. Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước, họ đã góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần, đã tích cực tham gia các cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, nhất là đấu tranh chống ngoại xâm, đã đảm đang nuôi dạy con cái, góp phần bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của cha ông. Truyền thống và phẩm giá của người phụ nữ Lào được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước, đức hy sinh, lòng nhân ái, trí thông minh, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, trên bước đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), hội nhập khu vực và quốc tế, sự phát triển của nền KTTT với những mặt trái của nó đã tác động tiêu cực đến các tầng lớp xã hội, trong đó có phụ nữ. Vấn đề việc làm, sự nghèo đói, các tệ nạn xã hội có xu thường gia tăng, nạn mại dâm, ma túy, hiện tượng bạo lực đối với phụ nữ đang là những vấn đề bức bách; những giá trị đạo đức truyền thống ít được chú trọng, có nơi, có lúc còn bị mai một. Trong xã hội xuất hiện những thái độ, hành vi đạo đức không lành mạnh trong các quan hệ xã hội, một bộ phận người dân nói chung, phụ nữ Lào nói riêng suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống, ra rời các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc kế thừa,
  8. 3 giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nói chung, truyền thống phụ nữ nói riêng trong việc xây dựng đạo đức (XDĐĐ) người phụ nữ. Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu vấn đề kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong việc cho người phụ nữ Lào hiện nay là vấn đề cần thiết và cấp bách. Điều đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, nhằm xây dựng người phụ nữ mới đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ở Lào hiện nay. Vì những lý do trên, tôi chọn vấn đề "Kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ triết học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ tầm quan trọng và thực trạng của việc kế thừa giá trị truyền thống dân tộc (GTTTDT) trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào hiện nay, luận án đưa ra phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kế thừa các GTTT của dân tộc trong việc XDĐĐ người phụ nữ hiện nay ở Lào. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên luận án phải thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: Một là: Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án và đưa ra một số vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm. Hai là: Làm rõ nội dung cơ bản một số giá trị truyền thống dân tộc Lào; tầm quan trọng, nội dung và những nhân tố tác động của việc kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào. Ba là: Kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào hiện nay - Thực trạng và những vấn đề đặt ra. Bốn là: Đưa ra phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào hiện nay.
  9. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án là kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào từ khi đổi mới đất nước 1986 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở hệ thống những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Cay-xỏn Phôm-vị-hản, và những quan điểm đường lối, chính sách của Đảng NDCM Lào về đạo đức, về phụ nữ, đạo đức phụ nữ và vấn đề kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào hiện nay. Ngoài ra luận án còn kế thừa các thành tựu của các công trình khoa học liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh và đối chiếu, lịch sử - lôgíc, điều tra xã hội học, thống kê và khảo sát thực tế. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa khoa học của luận án Luận án hệ thống và làm rõ những GTTTDT và tầm quan trọng của nó trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào hiện nay những giá trị truyền thống cũ dân tộc và của phụ nữ Lào cần được kế thừa. - Đề xuất những giải pháp có tính định hướng để kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người người phụ nữ Lào hiện nay.
  10. 5 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án - Với kết quả nghiên cứu đạt được, luận án góp phần nhận thức đúng của việc kế thừa GTTTDT làm rõ thực trạng trong việc XDĐĐngười phụ nữ Lào, thời gian qua. - Đề tài cũng có giá trị tham khảo trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát huy GTTTDT nói chung, đạo đức truyền thống ở người phụ nữ nói riêng trong XDĐĐ người phụ nữ Lào hiện nay. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,luận án được kết cấu làm 4 chương, 11 tiết
  11. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ THỪA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC - Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên, “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa” [35]. Tác giả đã đề cập đến vai trò của giá trị truyền thống trong sự phát triển văn hóa Việt Nam trong quá khứ, cũng như trong sự phát triển nền văn hóa mới của Việt Nam. Cuốn sách cũng đề cập đến thách thức của toàn cầu hóa đối với việc giữ gìn và phát huy các GTTTDT, nêu lên thực trạng các giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam. Cùng với những vấn đề này còn có nhiều công trình như “Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” của Mai Thị Quý [93]. “Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Phạm Minh Hạc [50]. - Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt, đồng chủ biên “Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay” [2]. Cuốn sách phân tích tầm quan trọng và nội dung phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng nhân cách sinh viên; đồng thời, khái quát thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc phát huy những giá trị văn hóa truyền thống xây dựng nhân cách sinh viên. Trên cơ sở đó, bước đầu đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm phát huy tốt những GTTTDT trong xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. - Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt, đồng chủ biên “Phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay” [3]. Cuốn sách phân tích tầm quan trọng và nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong điều kiện
  12. 7 KTTT và hội nhập quốc tế hiện nay, đồng thời khái quát thực trạng và những vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đó, cuốn sách bước đầu đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiểu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay. - “Tìm hiểu các dân tộc ở Lào” của Viện Khoa học xã hội [118]. Nội dung chính của cuốn sách tổng hợp về địa lý của nước Lào, lịch sử hình thành và phát triển của xã hội và các dân tộc: hệ thống tổ chức quản lý của các dân tộc. Từ đó cuốn sách đưa ra một số quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về vấn đề dân tộc ở Lào. Cuốn sách là một tài liệu có giá trị trong việc tiếp cận nghiên cứu những vấn đề dân tộc nhất là những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước Lào về vấn đề dân tộc. - Phỉu La Văn Luẩng Văn Na, Sổm Chăn Tha Nạ Vông, “Lịch sử truyền thống của Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào” [86]. Cuốn sách này đã tập trung vào 4 nội dung chính như : Các phong trào phụ nữ tham gia vào sự nghiệp cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến năm 1983; Đại hội phụ nữ toàn quốc, hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ và phụ nữ Lào từ năm 1984-2010; quan điểm, đường lối, sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ . Các tác giả đã nêu được quá trình hình thành và vận động của HLHPN Lào, những thành tựu nổi bật của phụ nữ Lào trong giai đoạn từ năm 1930 đến năm 2010, khẳng định dấu mốc truyền thống sự ra đời, sự vận động, những thành tựu của HLHPN và truyền thống tốt đẹp của phụ nữ các dân tộc Lào. Cuốn sách là hệ sau này được học hỏi và kế thừa truyền thống tốt đẹp của phụ nữ các dân tộc Lào cũng như của đất nước Lào. - Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức và Hồ Sỹ Quý, “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [34]. Tác giá đã đề cập đến vấn đề giá trị, giá trị truyền thống giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển bền vững và trong chiến lược phát triển con người.
  13. 8 - Hồ Sĩ Quý “Về giá trị và giá trị Châu Á” [91]. Công trình cũng đã đề cập đến vấn đề giá trị, truyền thống, giá trị truyền thống, giá trị Châu Á, văn hóa Việt Nam... cũng đã đến cập đến toàn cầu hóa cũng như sự biến động của một số giá trị ở Việt Nam theo tác giả “Văn hóa Việt Nam chắc chắn có những giá trị ưu trội nhất định và cho rằng “không có lý gì các giá trị ưu trội ấy lại không được phát huy trong bước phát triển tiếp theo của đất nước trên con đường hội nhập và công nghiệp hóa. - “Lịch sử Lào” của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á hợp tác với các nhà khoa học xã hội Lào [119], đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển, văn hóa của các dân tộc ở nước Lào từ thời tiền sử đến hiện nay. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu từ những vấn đề quan trọng như: 1)- di tích văn minh thời tiền sử và sơ sử đến sự hình thành các bang, tiểu bang cổ đại trên đất Lào. 2)- Vương quốc Lào Lạn Xạng thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. 3)- Nước Lào trong thời kỳ thuộc Pháp (1893-1954). 4)- cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống chủ nghĩa đế quốc mới của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. 5)- thắng lợi vĩ đại năm 1975 và sự lựa chọn con đường phát triển của Lào trong 20 năm sau cách mạng giải phóng dân tộc Lào (1976-1995). Do tập hợp được sự đóng góp trí tuệ của nhiều nhà khoa học mà cuốn sách có nội dung phong phú, chuẩn xác về thực tiễn lịch sử, là tài liệu quý giá không chỉ đối với những người dân các dân tộc Lào; công trình này là cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc làm rõ những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Lào. - "Tài liệu phổ biến tên gọi và chỉ số các dân tộc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" của Ủy ban Dân tộc của Quốc hội [114]. Tài liệu này được phát hành và phổ biến theo Quyết định số 213/QH ngày 14/9/2008 về việc thừa nhận tên gọi và chỉ số dân tộc ở CHDCND Lào. Với mục đích là: cho mọi người nhận thức đúng đắn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thừa nhận tên gọi 49 dân tộc ở Lào, cho phù hợp với những thực tiễn và khoa học; cùng với đó là kiềm chế, giải quyết và tiến tới xóa dần tên gọi dân
  14. 9 tộc không phù hợp dẫn đến sự chia rẽ (Ví dụ: dân tộc Lào Lúm, Lào Thầng và Lào Sủng...); tài liệu này tạo sự tăng cường khối đại đoàn kết, thống nhất của các dân tộc và bảo vệ, phát triển phong tục tập quán và văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo môi trường để các dân tộc cùng nhau đoàn kết thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tài liệu này cung cấp đầy đủ các tên gọi của các dân tộc ở CHDCND Lào theo tình hình thực tiễn cuộc sống và văn hóa của các dân tộc. - A Loun Boun Mi Xay, “Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay”[1]. Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về văn hóa, theo tác giả: “Văn hóa là toàn bộ những thành quả hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ và hiện tại, biểu hiện thành hệ thống các giá trị vật chất và tình thần của xã hội” [1, tr.34]. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tập trung nghiên cứu về tình hình chính trị qua các giai đoạn, các thời kỳ lịch sử khác nhau của các quốc gia, các dân tộc, mối quan hệ giữa truyền thống văn hóa và hoạt động chính trị, chủ yếu biểu hiện tập trung ở các phương diện cơ bản là những giá trị: độc lập và tự chủ, tự lực và tự cường, cụ thể làm sáng rõ những giá trị yêu nước và đoàn kết dân tộc, đề cao đạo lý, tôn trọng chính nghĩa và bảo vệ công lý; tác giả còn đề xuất ý nghĩa lý luận và thực tiễn những giá trị văn hóa truyền thống Lào với công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay. - Thăm Ma Vông Son Tha Nu, “Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” [103]. Luận án đã làm rõ vai trò của văn hóa trong thời đại ngày nay, văn hóa được thừa nhận vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển nói chung, của phát triển kinh tế nói riêng; hơn nữa văn hóa còn được xem là hệ thống điều tiết quá trình phát triển của xã hội. Thực tiễn đời sống hiện thực trong 30 năm đổi mới của CHDCND Lào cho thấy, vai trò của văn hóa đang được khẳng định như nhân tố bên trong trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đảng NDCM Lào đã nhận định: Phát triển tách khỏi cội nguồn văn hóa
  15. 10 dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa; đi vào kinh tế nhiều thành phần, hiện đại hóa đất nước mà ra rời những giá trị văn hóa truyền thống sẽ làm mất bản sắc dân tộc, gây bất bình trong nhân dân, tạo mảnh đất cho sự xâm nhập của văn hóa độc hại, ngoại lai. Trên cơ sở làm rõ vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế và thực trạng phát huy vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế nhiều thành phần ở CHDCND Lào, luận án đã làm rõ vai trò của văn hóa đối với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở CHDCND Lào từ năm 1986 đổi mới đến nay; đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của văn hóa đổi với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần ở CHDCND Lào. Luận án còn làm rõ vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế trong sự vận dụng cụ thể vào điều kiện của CHDCND Lào, từ đó góp phần khắc phục cả xu hướng tách rời văn hóa với kinh tế lẫn xu hướng xem văn hóa chỉ là sản phẩm thụ động của kinh tế; công trình có đóng góp về lý luận và thực tiễn cho các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế và văn hóa, cũng như công tác giảng dạy trong các trường đại học ở CHDCND Lào. - Ních Khăm, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp Phụ nữ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới” [84]. Luận án đi sâu nghiên cứu ba vấn đề: Xây dựng đội ngữ cán bộ lãnh đạo chủ chốt HLHPN ở CHDCND Lào - Những vấn đề cơ bản về lý luận và quan điểm; thực trạng cán bộ lãnh đạo các cấp của HLHPN Lào trong giai đoạn hiện nay; phương hướng và giải pháp cơ bản để xây dựng đội ngũ cán bộ HLHPN Lào. Nội dung của Luận án đó đề cập đến nhiều vấn đề mà tác giả luận án này cũng quan tâm nghiên cứu như: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh về cán bộ lãnh đạo, quản lý; HLHPN Lào... Đây là một công trình có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, là tài liệu tham khảo quan trọng để trọng để tác giả luận án kế thừa khi thực hiện đề tài. - Võ Văn Thắng, “Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay” [104]. Luận án đã
  16. 11 làm rõ vai trò và phân tích, đánh giá thực trạng của việc kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống ở nước ta thời gian vừa qua, luận án đề xuất một số phương hướng và giải pháp kế thừa, phát huy tốt hơn các giá trị văn hóa truyền thống để xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay, phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đắt ra và đề ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay. - Nguyễn Văn Huyên (1998), “Giá trị truyền thống - Nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc" [65]. Tác giả khẳng định giá trị là phạm trù Người - chỉ trong con người xã hội mới có cái gọi là giá trị. Trong quá trình “chiếm hữu” để trưởng thành và tự vượt lên, giữa con người với ngoại giới, giữa con người với con người, trong xã hội xuất hiện khái niệm giá trị. Ngoài ra tác giả khẳng định GTTTDT là sự kết tinh toàn bộ tinh hoa dân tộc, là ước mơ lý tưởng, trình độ năng lực... thể hiện mục đích cao cả của cả cộng đồng. Các công trình nghiên cứu trên - cả ở Việt Nam và Lào là nguồn tài liệu phong phú và quan trọng cho tác giả luận án khi tìm hiểu những vấn đề lý luận về truyền thống, giá trị truyền thống và kế thừa những giá trị truyền thống ở Việt Nam cũng như ở Lào hiện nay. 1.2. TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN KẾ THỪA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI PHỤ NỮ LÀO - Sỉ Súc Phị La Vông, Khăm Chăn Phôm Sẻng Sạ Vẳn “Tài liệu tập huấn đối với toàn bộ phụ nữ” [98]. Nhóm tác giả của cuốn sách đã tập trung phân tích rất rõ về vai trò của phụ nữ Lào trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân được nhóm tác giả đề cập rất cụ thể như: vai trò phụ nữ trong tổ chức Đảng: “Phụ nữ đã được tham gia vào Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) Đảng, tham gia vào đảng ủy của các bộ, cơ quan, đảng ủy của cấp
  17. 12 tỉnh, huyện và bản, đơn vị ngày càng tăng lên. Đồng thời, số lượng phụ nữ là đảng viên cũng tăng lên” [98, tr.6]. Vai trò phụ nữ trong cơ quan Chính phủ trong chế độ dân chủ nhân dân cũng đã được quan tâm, phụ nữ có quyền ngang bằng nam giới trong việc tham gia hoạt động về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, gia đình... Phụ nữ có quyền bầu cử, ứng cử và tham gia vào việc bản bạc và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Vai trò phụ nữ trong tổ chức quần chúng, phụ nữ chiếm hơn một nửa dân số cả nước là lực lượng to lớn của đất nước, chính vì vậy phụ nữ tham gia rất tích cực vào các tổ chức quần chúng và trở thành những người lãnh đạo trong các tổ chức chính trị - xã hội (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, HLHPN và Hội Cựu chiến bình). - Ụ Thạ Ki Chụ Lạ Mạ Ni, Kham phủi, “Vai trò nam-nữ trong sự phát triển” [113]. Tác giả đã làm rõ những nhận thức cơ bản về vai trò nam - nữ trong sự phát triển, qua khảo sát thực tiễn tác giả đã phân tích thực trạng thực hiện vai trò nam - nữ tại một số địa phương ở CHDCND Lào trong thời gian qua và đưa ra một số quan điểm về nâng cao vai trò nam-nữ trong sự phát triển. Công trình khoa học nêu trên đã mang lại những gợi ý cho tác giả luận án khi nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân của bất bình đẳng giới ở CHDCND Lào. - Băn Đít Pạ Thum Văn, “Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào trên trường quốc tế” [10]. Tác giả đã khái quát sự đóng góp của HLHPN Lào với tư cách là đại diện cho quyền và lợi ích của phụ nữ Lào, HLHPN Lào đã tích cực tham gia vào quá trình thực hiện bình đẳng giới của quốc tế như: cam kết với Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), tích cực thực hiện kế hoạch hành động 12 điều của Đại hội phụ nữ quốc tế lần thứ IV, gọi là “Tuyên bố Bắc Kinh”; cam kết với tổ chức phụ nữ của các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ngoài ra, HLHPN Lào đã tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, để xuất với Đảng và Chính phủ CHDCND Lào tạo mọi điều kiện cho HLHPN Lào thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Nhờ đó, HLHPN Lào đã giành được nhiều thành tựu trong những năm qua, thực hiện được nhiều
  18. 13 chương trình mà tổ chức quốc tế đã đề ra, mà mục tiêu chính là xây dựng sức mạnh cho phụ nữ nhằm giảm nghèo và phát triển bình đẳng giới. - Sỉ Sảy Lư Đệt Mun Sỏn, “Vai trò của phụ nữ Lào trong Ủy ban phụ nữ ASEAN” [96]. Trong bài viết này, tác giả làm rõ nhiệm vụ của Ủy ban phụ nữ ASEAN, Ủy ban phụ nữ ASENA có nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức thực hiện Công ước CEDAW, kế hoạch hành động Bắc kinh, Mục tiêu Thiên niên kỷ vì sự phát triển, nghiên cứu triển khai thành tựu của Hội nhị thượng đỉnh của ASEAN và một số việc liên quan đến sự phát triển, bảo vệ - lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em, khuyến khích bình đẳng giới, khuyến khích sự tiến bộ của phụ nữ trong khu vực ASEAN và thế giới. Cùng với đó, tác giả đã đánh giá một cách khách quan về vai trò, sự đóng góp, điểm mạnh và điểm yếu của phụ nữ Lào trong Ủy ban phụ nữ ASEAN. Ngoài ra, tác giả đã có một số kiến nghị nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ Lào trong khu vực ASEAN và quốc tế. - On Chăn Sụ Văn Nạ Sẻng, “Vai trò phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào” [85]. Bài viết đã làm rõ vị trí, vai trò của phụ nữ Lào trong thời kỳ đất nước bị xâm lược; phụ nữ đã có sự đóng góp rất to lớn trong gia đình và ngoài xã hội, nhưng quyền và lợi ích của phụ nữ chưa được đảm bảo, thậm chí còn bị coi thường. Sau đó, tác giả trình bày vị trí, vai trò của phụ nữ từ khi có Đảng NDCM Lào lãnh đạo, Đảng luôn quan tâm đến công tác phụ nữ, vấn đề bình đẳng giới, tạo điều kiện về mọi mặt để phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý đất nước, quản lý xã hội. Cùng với những thành tựu đã đạt được, phụ nữ Lào cũng có nhiều hạn chế trong việc đóng góp và xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong thời kỳ đổi mới. - Nguyễn Thị Thanh Hà, “Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh Toàn cầu hóa hiện nay” [49]. Luận án làm rõ khái niệm lối sống, lối sống mới, xây dựng lối sống mới cho sinh viên, làm rõ giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
  19. 14 và tầm quan trọng của nó. Phân tích đánh giá thực trạng. Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. 1.3. TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KẾ THỪA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI PHỤ NỮ LÀO - Nguyễn Thế Kiệt, “Mấy vấn đề về đạo đức học mácxít và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [71]. Nội dung cuốn sách phân tích những vấn đề về đạo đức học mácxít; thực trạng, phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục sự suy thoái đạo đức, lối sống hiện nay, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên. - Sụ Lị Khon Phôm Mạ Vông Sả “Tổng hợp một số Điều của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ Lào” [100]. Nhóm tác giả của cuốn sách đã tập hợp một số Điều của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ Lào, nhằm cung cấp thông tin và làm cơ sở cần thiết về mặt pháp lý trong mọi lĩnh vực công tác cho phụ nữ các dân tộc Lào, cũng như toàn xã hội. Cuốn sách bao gồm một số Điều trong Hiến pháp và pháp luật trong 3 lĩnh vực: lĩnh vực hành chính và công bằng, lĩnh vực văn hóa - xã hội, lĩnh vực lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả trong quá trình nghiên cứu về chính sách của Nhà nước CHDCND Lào về phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý. - Cao Thu Hằng, “Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người” [52]. Luận án đã làm rõ một số vấn đề về giá trị đạo đức truyền thống và nhân cách nêu ra khái niệm giá trị; giá trị đạo đức; giá trị đạo đức truyền thống. Cách tiếp cận của triết học mácxít như; quan điểm mác xít về nhân cách; vai trò và một số khái niệm liên quan đến nhân cách, làm rõ các giá trị đạo đức truyền thống và tính tất yếu của việc kế thừa các giá trị đó trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Qua đó góp phần xác định
  20. 15 thực trạng và giải pháp kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Giải pháp trên đổi mới nội dung; đẩy mạnh công tác giáo dục; tăng cường vai trò của pháp luật trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống. - Lăm Phun Đuôn Sụ Văn, “Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” [72]. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong hệ thống chính trị. Đồng thời, phân tích những thực trạng và những vấn đề đặt ra của phụ nữ lánh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở CHDCND Lào hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong hệ thống chính trị các cấp ở CHDCND Lào, góp phần phát huy quyền làm chủ, bình đẳng và phát triển trong lĩnh vực chính trị của phụ nữ cả nước nói chung. - Nguyễn Văn Lý,“Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [74]. Luận án đã hệ thống hóa và xác định rõ vai trò của kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền KTTT ở nước ta. Qua đó, góp phần xác định nội dung, phương hướng, giải pháp cơ bản bảo đảm kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng đời sống đạo đức tốt đẹp của con người và xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Phân tích tính quy luật của kế thừa và đổi mới trong sự phát triển đạo đức. Hệ thống hóa và xác định vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống trong lịch sử phát triển dân tộc. Phân tích tác động của các nhân tố trong nước và quốc tế, dân tộc và thời đại, nhất là sự tác động của KTTT đến đời sống đạo đức của xã hội nói chung và các giá trị đạo đức truyền thống nói riêng; từ đó khẳng định nội dung các giá trị cần được kế thừa và đổi mới trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh đó chỉ ra những thiếu hụt cần bổ sung trong các giá trị đạo đức truyền thống nhằm phát huy vai trò của đạo đức, nhất là đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang KTTT ở Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2