intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

133
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người và thực tiễn bảo đảm quyền con người của Nhà nước Việt Nam, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính hiệu quả của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> TRẦN THỊ HÒE<br /> <br /> NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO ĐẢM<br /> QUYỀN CON NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN<br /> HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY<br /> Chuyên ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứng<br /> và Chủ nghĩa duy vật lịch sử<br /> Mã số<br /> <br /> : 62 22 03 02<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. TRẦN THÀNH<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> LỜI CAM ĐOAN<br /> Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của<br /> riêng tôi; các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là<br /> trung thực, có xuất xứ rõ ràng; những phát hiện đưa ra<br /> trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án.<br /> Tác giả luận án<br /> <br /> Trần Thị Hòe<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Trang<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1<br /> <br /> Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Các công trình nghiên cứu về quyền con người và bảo đảm quyền<br /> <br /> 6<br /> <br /> con người<br /> 1.2. Các công trình nghiên cứu về nhà nước đối với việc bảo đảm quyền<br /> con người<br /> <br /> 6<br /> 15<br /> <br /> 1.3. Những giá trị của các công trình liên quan đến luận án và những vấn đề<br /> đặt ra mà luận án tiếp tục nghiên cứu<br /> <br /> 23<br /> <br /> Chương 2: BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI VÀ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI<br /> VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI<br /> <br /> 26<br /> <br /> 2.1. Quyền con người và bảo đảm quyền con người<br /> <br /> 26<br /> <br /> 2.2. Nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con người - Tầm quan trọng và<br /> biểu hiện<br /> <br /> 43<br /> <br /> Chương 3: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN<br /> CON NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ - THỰC TRẠNG<br /> VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA<br /> <br /> 63<br /> <br /> 3.1. Hội nhập quốc tế và tác động của nó đến nhà nước trong việc bảo đảm<br /> quyền con người ở Việt Nam<br /> <br /> 63<br /> <br /> 3.2. Thực trạng Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền con người<br /> trong điều kiện hội nhập quốc tế<br /> <br /> 76<br /> <br /> 3.3. Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện<br /> hội nhập quốc tế hiện nay - Những vấn đề đặt ra<br /> <br /> 104<br /> <br /> Chương 4: NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN<br /> CON NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP<br /> <br /> 112<br /> <br /> 4.1. Một số quan điểm cơ bản<br /> <br /> 112<br /> <br /> 4.2. Một số giải pháp chủ yếu<br /> <br /> 122<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> 152<br /> <br /> DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN<br /> ĐẾN LUẬN ÁN<br /> <br /> 154<br /> <br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 156<br /> <br /> PHỤ LỤC<br /> <br /> 166<br /> <br /> DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN<br /> HNQT<br /> <br /> :<br /> <br /> Hội nhập quốc tế<br /> <br /> HTQT<br /> <br /> :<br /> <br /> Hợp tác quốc tế<br /> <br /> KTTT<br /> <br /> :<br /> <br /> Kinh tế thị trường<br /> <br /> LHQ<br /> <br /> :<br /> <br /> Liên hợp quốc<br /> <br /> QCD<br /> <br /> :<br /> <br /> Quyền công dân<br /> <br /> QCN<br /> <br /> :<br /> <br /> Quyền con người<br /> <br /> TCH<br /> <br /> :<br /> <br /> Toàn cầu hóa<br /> <br /> XHCN<br /> <br /> :<br /> <br /> Xã hội chủ nghĩa<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br /> Quyền con người (Human Rights) (QCN) là giá trị cao quý, là thành quả đấu<br /> tranh chung của toàn nhân loại chống lại áp bức, bất công. Do đó, bảo đảm QCN trở<br /> thành khát vọng của loài người, là giá trị cơ bản mà các chế độ xã hội luôn hướng tới.<br /> Ngày nay, cùng với sự phát triển của lịch sử, vấn đề bảo đảm QCN cũng được nhận<br /> thức và thực hiện tốt hơn với những giá trị, chuẩn mực về QCN ngày càng được mở<br /> rộng. Tuy nhiên tùy theo mỗi thời kỳ lịch sử, chế độ kinh tế, chính trị, quan điểm giai<br /> cấp khác nhau... mà những chuẩn mực, nguyên tắc bảo đảm QCN khác nhau. Do vậy,<br /> bên cạnh những giá trị chung, phổ biến về QCN, khó có một quan niệm thống nhất về<br /> QCN và bảo đảm QCN, nhất là trong điều kiện trên thế giới đang tồn tại đa dạng các<br /> nhà nước với các giai cấp với những chế độ chính trị vì những mục tiêu, lợi ích khác<br /> nhau. Điều này thể hiện rất rõ trong quan điểm chính trị, cách tổ chức, thực thi quyền<br /> lực của các nhà nước cụ thể.<br /> Ngày nay, toàn cầu hóa (TCH) và hội nhập quốc tế (HNQT) là một xu thế tất yếu<br /> đối với các quốc gia. Việc tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình TCH và HNQT<br /> đã làm cho các quốc gia "xích" lại gần nhau hơn, tạo ra các điều kiện và cơ hội thuận<br /> lợi hơn cho sự phát triển vì sự tiến bộ chung của nhân loại, góp phần quan trọng vào<br /> việc bảo đảm ngày càng tốt hơn các QCN. Tuy nhiên, TCH và HNQT cũng nảy sinh<br /> nhiều vấn đề tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tình trạng<br /> mâu thuẫn giữa các dân tộc do sự chênh lệch, bất công về cơ hội, điều kiện trong việc<br /> chiếm lĩnh các nguồn lực để thực hiện và phân chia hệ thống lợi ích xã hội; trong việc<br /> giải quyết mối quan hệ giữa nhân quyền và chủ quyền quốc gia dân tộc trong hội nhập;<br /> những mâu thuẫn lợi ích giữa các giai cấp trong một nhà nước cụ thể đang cản trở cuộc<br /> đấu tranh vì những lợi ích chung cho xã hội, vì tiến bộ xã hội... dẫn tới phạm vi và mức<br /> độ bảo đảm, thực hiện QCN ở các quốc gia có khác nhau. Giải quyết vấn đề này mỗi nhà<br /> nước có quan điểm, nguyên tắc riêng về bảo đảm QCN vì sự phát triển chung của xã hội<br /> và sự phát triển bền vững của quốc gia.<br /> Trong bối cảnh đó, nhà nước Việt Nam đã nhận thức ngày càng sâu sắc và tham<br /> gia tích cực vào quá trình đấu tranh để bảo vệ QCN trên phạm vi quốc tế vì sự phát triển<br /> chung của nhân loại và bảo vệ lợi ích quốc gia. Sự tham gia ngày càng tích cực vào các<br /> tổ chức quốc tế bảo vệ và đấu tranh cho QCN, quyền tự quyết của các dân tộc, chống<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2