intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhân sinh quan người Việt qua Folklore Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:191

138
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tập trung làm rõ nhân sinh quan người Việt thể hiện qua Folklore Việt Nam, cụ thể là qua lễ hội và tín ngưỡng dân gian. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực, khắc phục những hạn chế trong nhân sinh quan đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhân sinh quan người Việt qua Folklore Việt Nam

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PH NG THỊ AN NA NH¢N SINH QUAN NG¦êI VIÖT QUA FOLKLORE VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2015
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PH NG THỊ AN NA NH¢N SINH QUAN NG¦êI VIÖT QUA FOLKLORE VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGA 2. PGS.TS. ĐỖ LAN HIỀN HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trọng luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Phùng Thị An Na
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 6 ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu về nhân sinh quan và folklore 6 1.2. Các công trình nghiên cứu về nhân sinh quan người Việt qua lễ 15 hội dân gian và tín ngưỡng dân gian 1.3. Các công trình đề cập đến vấn đề kế thừa và giải pháp phát huy 27 những giá trị tốt đẹp, hạn chế những tiêu cực từ nhân sinh quan truyền thống người Việt 1.4. Một số vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục giải quyết 30 Chương 2: NHÂN SINH QUAN NGƯỜI VIỆT VÀ FOLKLORE VIỆT 32 NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1. Nhân sinh quan và nhân sinh quan người Việt 32 2.2. Folklore Việt Nam - Khái niệm, đặc trưng, các loại hình 43 2.3. Folklore - Một hình thức thể hiện độc đáo của nhân sinh quan 56 người Việt Chương 3: NHÂN SINH QUAN NGƯỜI VIỆT QUA MỘT SỐ LỄ HỘI 65 VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN - GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ 3.1. Nhân sinh quan người Việt qua một số lễ hội dân gian 65 3.2. Nhân sinh quan người Việt qua một số tín ngưỡng dân gian 81 3.3. Những giá trị tích cực, những hạn chế từ nhân sinh quan truyền 100 thống người Việt qua một số lễ hội và tín ngưỡng dân gian Chương 4: XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA LỄ HỘI VÀ TÍN 115 NGƯỠNG DÂN GIAN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC YẾU TỐ TIÊU CỰC, PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÍCH CỰC TRONG NHÂN SINH QUAN TRUYỀN THỐNG NGƯỜI VIỆT QUA CÁC LOẠI HÌNH ĐÓ 4.1. Dự báo một số xu hướng hoạt động của lễ hội và tín ngưỡng 115 dân gian ở Việt Nam hiện nay 4.2. Một số nhóm giải pháp nhằm phát huy giá trị tích cực, hạn chế 127 yếu tố tiêu cực trong nhân sinh quan truyền thống người Việt qua lễ hội và tín ngưỡng dân gian KẾT LUẬN 145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN 148 ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149 PHỤ LỤC 159
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Folklore Việt Nam, hay văn hóa dân gian Việt Nam là kho tư liệu ít được khai thác về mặt triết học, vì người ta thường coi nó là thứ văn hóa truyền miệng, không bác học, có nhiều hạn chế, lạc hậu. Nói là dân gian nhưng không có nghĩa đấy là sản phẩm của những người nông dân thất học, mà dân gian ở đây có thể là khuyết danh, “nó” cũng là sản phẩm của các bậc đại trí trong xã hội thời kỳ trước, chỉ có điều, họ chưa khái quát được thành hệ thống mà chỉ đúc kết ra từ những trải nghiệm cuộc sống, nhưng đó lại là cơ sở, nền tảng để sau này xây dựng thành các lý thuyết, hệ thống tư tưởng. Bởi, trong thứ văn hóa bình dân ấy đã ẩn chứa những khái niệm trừu tượng, ẩn chứa minh triết của cha ông chúng ta. Ở đó, chúng ta cũng có thể thấy được năng lực tư duy, những phán đoán, phân tích và sự nhận thức của người Việt, hay nói khác đi, văn hóa dân gian Việt Nam cho thấy giá trị bản nhiên của tư duy người Việt, không hòan toàn vay mượn tư tưởng của Nho, Phật, Lão. Nghiên cứu tư tưởng triết học trong các di sản tinh thần thuộc lĩnh vực văn hóa dân gian vốn được đặt ra từ lâu, song cho đến nay vẫn chưa được thực hiện. Đã có không ít các công trình và tác giả nghiên cứu Folklore Việt Nam dưới các góc nhìn văn hóa học, dân tộc học hay nhân học, giúp chúng ta biết được vô số điều thú vị, đặc sắc về cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất, văn hóa, tín ngưỡng của tổ tiên chúng ta trên mảnh đất Việt Nam. Những nghiên cứu phong phú đó là cần thiết nhưng chưa đủ, con cháu hôm nay cần biết cha ông ngày xưa đã nghĩ gì qua những hoạt động và những biểu tượng vẫn được gìn giữ và lưu truyền cho đến ngày nay. Do vậy, cần phải tiếp cận vấn đề này dưới góc độ triết học, liên ngành triết học - văn hóa, nhằm soi tỏ những nội dung chủ yếu trong tư tưởng của người xưa. Việc nghiên cứu này còn cần thiết vì nằm trong khuôn khổ một nhiệm vụ lớn hơn
  6. 2 là luận chứng cho sự tồn tại hệ thống các tư tưởng triết học của Việt Nam trong lịch sử. Folklore thực sự là nơi quy tụ và kết tinh những triết lý nhân sinh sâu sắc của các bậc tiền nhân về con người, về hành vi, ứng xử và lẽ sống ở đời của con người. Những năm gần đây, có khá nhiều triết gia đi vào nghiên cứu vấn đề nhân sinh quan, nhưng tìm hiểu về mối liên hệ giữa những tư tưởng, triết lý nhân sinh trong kho tàng Folklore thì lại ít được quan tâm. Cũng có một vài nhà khoa học từng đặt vấn đề nghiên cứu tư tưởng triết học của người Việt qua những văn hóa bất thành văn, chỉ có điều, những tác phẩm này chưa đi vào phân tích nhân sinh quan triết học qua Folklore một cách đầy đủ, mà chỉ nghiên cứu tư tưởng dân tộc qua phong tục tập quán hay di chỉ khảo cổ của văn hóa vật thể (như trống đồng, mộ táng…) mà thôi. Thực chất, chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách cụ thể nhân sinh quan của người Việt qua Folklore. Đây chính là nhiệm vụ của luận án, nhằm góp phần tìm hiểu sâu hơn về minh triết của người Việt qua một số loại hình Folklore, góp phần bổ sung thêm cho tư tưởng triết Việt, để lịch sử tư tưởng Việt Nam được toàn diện và hệ thống hơn. Thêm nữa, nghiên cứu nhân sinh quan người Việt qua Folklore Việt Nam, nghĩa là chúng ta một lần nữa tìm về bản sắc văn hóa dân tộc, đề cao “tính dân tộc” của mình, bởi Folklore chính là văn hóa truyền thống của người Việt. Văn hóa dân gian Việt Nam rất phong phú, đa dạng, do vậy, việc tìm hiểu những biểu hiện triết học trong văn hóa dân gian giúp chúng ta thấy được tính độc đáo, đặc sắc của nền văn hóa truyền thống Việt Nam. Khảo cứu nhân sinh quan người Việt qua Folklore không chỉ giúp củng cố giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc mà còn là việc làm phát huy tinh thần yêu nước - yêu những giá trị văn hóa của dân tộc. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nhân sinh quan người Việt qua Folklore Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học.
  7. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Luận án tập trung làm rõ nhân sinh quan người Việt thể hiện qua Folklore Việt Nam, cụ thể là qua lễ hội và tín ngưỡng dân gian, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực, khắc phục những hạn chế trong nhân sinh quan đó. 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ khái niệm nhân sinh quan và đặc thù nhân sinh quan của người Việt; khái niệm, đặc trưng của Folklore Việt Nam. - Phân tích nhân sinh quan người Việt qua một số lễ hội và tín ngưỡng dân gian điển hình; chỉ ra những giá trị tích cực và những hạn chế trong nhân sinh quan đó. - Dự báo xu hướng hoạt động của các lễ hội và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực, khắc phục những hạn chế trong nhân sinh quan truyền thống người Việt qua các loại hình đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nhân sinh quan người Việt qua một số lễ hội và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Khái niệm “người Việt” trong luận án này dùng để chỉ người Việt truyền thống. - Trong phạm vi của một luận án Tiến sĩ, chúng tôi chỉ có thể khảo cứu nhân sinh quan của người Việt qua 2 loại hình của Folklore là: lễ hội dân gian và tín ngưỡng dân gian. Đối với lễ hội, chúng tôi lựa chọn 3 lễ hội: lễ hội đền Gióng, lễ hội đền Tống Trân và lễ hội Chử Đồng Tử; với loại hình tín ngưỡng
  8. 4 dân gian, chúng tôi chọn 3 tín ngưỡng: tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng Phồn thực và tín ngưỡng Thờ nhiên thần làm khách thể khảo sát và nghiên cứu. Có thể nói, đây là những lễ hội và tín ngưỡng dân gian phản ánh một cách tương đối điển hình các triết lý nhân sinh truyền thống của người Việt trên ba mối quan hệ: gia đình, xã hội và môi trường tự nhiên mà đề tài có tham vọng phân tích. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, mối quan hệ giữa các hình thái ý thức xã hội; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, tín ngưỡng. Luận án cũng kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết có liên quan đã được công bố. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp cụ thể như: phương pháp thống nhất lịch sử - lôgic, phân tích - tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn… Luận án cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, quan sát thực địa, khảo cứu văn bản… 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Góp phần bổ sung lý luận cho công tác nghiên cứu triết học Việt Nam trên loại hình văn hóa dân gian/Folklore. Chứng minh cho những giá trị bản nhiên của tư duy người Việt từ khi chịu tiếp biến, ảnh hưởng của văn hóa - triết học ngoại lai. - Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề nhận thức luận triết học và các vấn đề liên quan đến Folklore Việt Nam, nhân sinh quan người Việt. - Nghiên cứu nhân sinh quan người Việt qua Folklore từ góc nhìn triết học, luận án đã góp phần chỉ ra những xu hướng biến đổi của các hoạt động lễ
  9. 5 hội, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc, góp phần phát triển tư duy lý luận cho người Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên chuyên ngành Triết học, Văn hóa học, Tôn giáo học. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về triết học Việt Nam, văn hóa Việt Nam, tôn giáo ở Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của luận án là sự thể nghiệm hoá chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc giữ gìn, phát huy các bản sắc và giá trị văn hóa, tinh thần truyền thống của dân tộc. - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ cán bộ của Học viện. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu làm 4 chương, 12 tiết.
  10. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN SINH QUAN VÀ FOLKLORE 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Có thể nói, không có nhiều công trình bàn trực tiếp vấn đề nhân sinh quan hay lý luận về nhân sinh quan. Trong hầu hết các công trình mà chúng tôi khảo cứu về vấn đề này, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những nhận định hoặc những khía cạnh khác nhau thuộc phạm trù nhân sinh quan. Vì đề tài nghiên cứu nhân sinh quan theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nên chúng tôi đã khảo cứu khá nhiều công trình về nhân sinh quan dưới góc nhìn triết học mácxít: Trong hai tác phẩm Quan niệm của C. Mác, Ph. Ăngghen về con người và sự nghiệp giải phóng con người của Bùi Bá Linh [73] và “Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương hướng, giải pháp phát triển con người cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay” của Hòang Đình Cúc [13], học thuyết Mác về con người được các tác giả luận giải trên cơ sở làm rõ quan niệm về “cơ sở hiện thực” cho sự tồn tại của con người với tư cách thực thể sinh học - xã hội, về lao động với tư cách là điều kiện quyết định của sự hình thành con người, về sự thống nhất biện chứng giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người, về mối liên hệ giữa cá nhân và xã hội, về sự giải phóng con người, giải phóng xã hội... Từ đó, các tác giả phân tích, làm rõ phương hướng chung về phát triển con người mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định trong công cuộc đổi mới đất nước và đề xuất một số giải pháp để thực hiện phương hướng đó. Hai tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm và Vũ Trọng Dung đã nhận định qua các bài viết “Những tư tưởng cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về
  11. 7 mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên” [111] và “Hiểu quan điểm của C.Mác về bản chất con người như thế nào?” [17] rằng: chỉ có trên cơ sở xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng về con người mới thấy được bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải là cái vốn có trong cơ thể riêng lẻ mà là tổng hòa các quan hệ xã hội; không chỉ là các quan hệ hiện tại trong đó con người đang sống mà còn là những quan hệ xã hội trước kia, những quan hệ cổ truyền của quá khứ còn in đậm trong con người hiện thời, những di sản của thế hệ đi trước mà con người kế thừa trong lịch sử của mình [17, tr. 61]. Nhóm tác phẩm “Về triết lý con người chinh phục tự nhiên” của Hồ Sỹ Quý [84] , và “Xây dựng đạo đức sinh thái - một trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên” của Phạm Thị Ngọc Trầm [112] chủ yếu bàn về mối quan hệ biện chứng giữa con người với giới tự nhiên. Các tác giả phân tích vai trò của tự nhiên đối với con người, xã hội cùng với sự tác động của con người lên tự nhiên thông qua hoạt động thực tiễn của mình. Trong quan hệ đạo đức sinh thái, con người bao giờ cũng là chủ thể, còn tự nhiên là khách thể; sự tác động giữa chúng chỉ đi theo một chiều là mang lại lợi ích cho con người và xã hội, bỏ quên lợi ích và giá trị nội tại của khách thể tự nhiên. Vì vậy, con người đã gây ra những hậu quả khôn lường cho môi trường sống. Cuối cùng, các tác giả kết luận, vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái phải được tiến hành ở mỗi thành phần cấu trúc của nó: ý thức đạo đức, quan hệ đạo đức, ở sự kết hợp hành vi đạo đức với trách nhiệm xã hội của con người trong ứng xử với tự nhiên, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tự nhiên và con người. Trong các công trình nêu trên, người đọc có thể hiểu được những vấn đề cơ bản về nhân sinh quan triết học mácxít như: bản chất con người là gì?, mối quan hệ của con người với con người trong xã hội, mối quan hệ của con người với giới tự nhiên, vấn đề giải phóng và phát triển toàn diện con người...
  12. 8 Một số công trình đi vào nghiên cứu vấn đề nhân sinh quan trong các học thuyết chính trị - xã hội và tôn giáo cũng là nguồn tư liệu quý cho chúng tôi khi triển khai thực hiện đề tài. Tác giả Hoàng Tăng Cường trong bài viết “Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quan niệm của Nho giáo” [15] cung cấp cho người đọc các lập trường khác nhau của Nho giáo khi bàn về vấn đề này. Tuy nhiên, chúng đều có chung một điểm là khẳng định con người có mối quan hệ mật thiết với “Trời”, con người phải hiểu được “Mệnh trời” và không thể làm trái với “Mệnh trời” [15, tr. 28]. Từ đó, tác giả khẳng định một lần nữa tư tưởng của Nho giáo khi xem xét mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, đó là sự phục tùng, phụ thuộc của con người vào giới tự nhiên. Có thể nói, quan điểm của Hòang Tăng Cường tỏ ra khá phiến diện, chỉ tiếp cận phương diện đạo đức siêu hình của Nho giáo mà không thấy được những đóng góp của Nho giáo trong việc nhìn nhận vai trò của giới tự nhiên với cuộc sống con người. Tiêu biểu như quan điểm của Mạnh Tử về không giết mổ vật nuôi vào mùa sinh sản, không dùng lưới mắt nhỏ để bắt cá thì mới đảm bảo được cuộc sống đầy đủ cho con người... Như vậy, quan điểm của Mạnh Tử có ý nghĩa vượt thời gian khi ông nhìn nhận sự khai thác tự nhiên phải theo và phù hợp với quy luật của nó. Tác giả Nguyễn Văn Bình với bài “Cách xem xét, đánh giá con người thông qua các mối quan hệ xã hội cơ bản của Nho giáo - một giá trị cần kế thừa và phát triển” [6] đã nhận định: ... ứng với mỗi quan hệ xã hội của con người, Nho giáo lại đưa ra những yêu cầu rất chi tiết, thiết thực, sao cho thái độ ứng xử của con người đạt tới “tận thiện, tận mỹ”, là khuôn vàng thước ngọc để mọi người noi theo và đánh giá lẫn nhau. Từ đó, Nho giáo đề cao những con người có giáo dục, biết tu dưỡng theo những người quân
  13. 9 tử suốt đời “chính tâm tu thân” để vươn lên làm chủ bản thân, ứng xử mẫu mực trong tất cả các mối quan hệ xã hội [6, tr. 23]. Từ nhận định trên, tác giả nhấn mạnh đến ý nghĩa và giá trị của đạo đức Nho giáo trong việc giáo dục con người để trở thành mẫu “người quân tử”. Bài viết “Vấn đề con người trong đạo Phật” của tác giả Hoàng Thơ [103] khẳng định đạo Phật là một triết lý về con người hướng nội. Tác giả đã nêu rõ điểm tích cực của triết lý nhân sinh Phật giáo là con người nội tâm, vô thần, bình đẳng về đạo đức. Đạo Phật tập trung phân tích con người nhận thức, tâm lý hướng nội nên đã đạt được một số nhận định độc đáo về trực giác, về làm chủ tâm thức. Tiếp cận hướng nội của đạo Phật là chỗ làm cho các triết học hướng ngoại tự thấy thiếu hòan chỉnh khi sự khát khao hiểu biết bản chất con người trở thành một nhu cầu có tính triết học [103, tr. 44]. Tác giả Đỗ Hương Giang trong bài “Vấn đề nhân sinh quan trong triết học Phật giáo thời Trần” [27] đã khái quát một số nội dung chính của các đại biểu tư tưởng triết học Phật giáo thời Trần. Về nguồn gốc và bản chất con người: trên quan điểm duyên sinh, các ông cho rằng con người do tứ đại, ngũ uẩn hợp thành nên bản chất con người là “Không”; vì nguồn gốc con người là không thực cho nên con người không thể thoát khỏi vòng sinh tử; quan niệm về cuộc sống: đời là khổ, ngắn ngủi, mong manh và luôn thay đổi; cuối cùng, các ông cho rằng tự do và giải thoát là tiêu chuẩn cho một cuộc sống lý tưởng [27, tr. 3]. Có thể nói, quan điểm của các đại biểu Phật giáo thời Trần thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam. Các ông đã đưa đạo Phật đi vào cuộc đời, hành động và áp dụng giáo lý Phật giáo vì con người và cho con người. Nhìn chung, vấn đề nhân sinh quan trong các học thuyết tôn giáo chủ yếu nghiên cứu con người từ góc độ bản ngã, cái tôi, chủ thể, từ phương diện tâm lý học, đạo đức học, luân lý học.
  14. 10 Một trong những nhiệm vụ của luận án là khảo cứu đặc điểm nhân sinh quan thần thoại, vì thế chúng tôi thử đi tìm các tác phẩm bàn về vấn đề này, song, rất tiếc đây dường như là mảng nghiên cứu còn bỏ trống. Tìm hiểu qua các công trình viết về nhân sinh quan nói chung, chúng tôi cũng ít nhiều thu nhận được những tài liệu cho quá trình triển khai luận án. Trong cuốn sách Mạn đàm nhân sinh của tác giả Nguyễn Thế Trắc [109], những vấn đề về nhân sinh quan như: mối quan hệ Thiên - Địa - Nhân với kiếp người; Quan niệm về hoạ, phúc với đời người; Quan niệm tu thân tích đức, hòan thiện nhân cách... đã được trình bày khá rõ nét. Tác giả Nguyễn Thế Trắc rất tâm huyết khi phân tích và bình luận một cách sâu sắc những triết lý sống cần thiết cho con người hiện nay, cũng như hướng con người tới những chân giá trị của cuộc đời. Cuốn Hành trình nhân sinh quan: Phản tỉnh trên đường trải nghiệm của tác giả Nguyễn Tất Thịnh [94] đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống nhằm chia sẻ những trải nghiệm sống, giúp người đọc tự tìm cho mình những bài học quý giá của nhân sinh, những kỹ năng sống, cách ứng xử chân - thiện - mỹ để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, luôn có cái nhìn lạc quan vào cuộc sống. Hai nhà nghiên cứu Trịnh Hiểu Giang, Nguyễn An trong cuốn Những hiểu biết về cuộc đời [28] đã cung cấp cho người đọc trí tuệ phong phú của các nhà hiền triết trong lịch sử nhân loại về bản chất sinh mệnh, nội dung của đời người, trạng thái sinh tồn, các kỹ xảo cần thiết để có cuộc sống hạnh phúc. Đặc biệt, các tác giả đã đi sâu phân tích cuộc đời của các nhà hiền triết Trung Quốc thời xưa, từ đó, liên hệ đến các trạng thái đời người hiện đại, đồng thời, giới thiệu cho chúng ta về một môn khoa học tương đối phát triển ở Trung Quốc - khoa học nhân sinh. Có thể thấy rằng, nhân sinh quan là một đề tài lớn, đã được nghiên cứu, tìm hiểu từ lâu bởi nhiều học giả. Trong các công trình đó, mặc dù chưa đưa
  15. 11 ra được một khái niệm hay một hệ thống lý luận về nhân sinh quan, song các vấn đề liên quan đến nhân sinh quan được đề cập khá đầy đủ, toàn diện. Đây chính là nguồn tài liệu hết sức phong phú giúp chúng tôi hiểu rõ nhân sinh quan là gì, và gồm những nội dung gì? 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về Folklore Việt Nam Nghiên cứu về Folklore/văn hóa dân gian của người Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua những công trình viết về lịch sử văn hóa của dân tộc. Là một trong những công trình quan trọng nhất của học giả Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương [1] đã bao quát tất cả các mảng sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt chính trị và sinh hoạt tri thức, do đó, đã tóm tắt, phác hoạ và minh định được ở chừng mực nào đó lược sử văn hóa của người Việt. Hơn thế nữa, Đào Duy Anh chỉ ra cả những biến đổi của văn hóa Việt Nam ở thời đại Âu hoá, với sự rạn vỡ hoặc biến đổi của những giá trị cũ, sự lên ngôi của những giá trị mới. Tác giả Nguyễn Duy Hinh trong cuốn Văn minh Đại Việt [43] đã trình bày cuộc đại hội nhập văn hóa Việt - Trung - Ấn để hình thành văn minh Đại Việt. Tác giả chọn xuất phát điểm là thời kỳ trước Hán (năm 111 Tr.CN làm mốc) để định ra vị trí của văn minh Đại Việt trên thang bậc văn minh nhân loại nói chung, trong quan hệ so sánh với văn minh Hán Đường đồng đại nói riêng. Tác giả cũng chú trọng nghiên cứu văn hóa Việt Nam trước khi tiếp xúc với văn hóa Hán qua chính quyền đô hộ và qua con đường giao lưu văn hóa, xác định vốn văn hóa trước Hán của dân tộc ta, coi đó là bản sắc, bản lĩnh, cơ sở, động lực tồn tại của dân tộc Việt Nam. Cuốn sách Việt Nam phong tục [5] của nhà nghiên cứu Phan Kế Bính là nguồn tài liệu phong phú cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức quý báu để tìm hiểu về văn hóa dân tộc, từ tục lệ trong gia đình tới thói quen ngoài xã hội, kể cả thuần phong mỹ tục lẫn hủ tục. Quan điểm của tác giả tỏ ra tiến bộ khi đề
  16. 12 cập tới tục lệ cũ và ý muốn dần dần canh tân hủ tục, đồng thời, duy trì những mỹ tục quốc tuý của nước nhà. Tác giả Vũ Ngọc Khánh, trong suốt cuộc đời nghiên cứu của mình, ông đã dành thời gian tìm hiểu về Folklore Việt Nam. Có thể kể đến các công trình: Cuốn sách Dẫn luận nghiên cứu Folklore Việt Nam [60] có thể coi là công trình đầu tiên giới thiệu diện mạo Folklore Việt Nam. Tinh thần nổi bật của tác phẩm là khẳng định sự tồn tại của Folklore Việt Nam. Folklore Việt Nam đã được phác hoạ rõ nét, từ môi trường xuất phát, nội hàm, quá trình vận động, quá trình nhận thức, nghiên cứu và giới thiệu..., góp phần tô đượm sức sống và nguồn sống của dân tộc [60, tr. 15]. Trong cuốn Tiếp cận kho tàng Folklore Việt Nam [61], Vũ Ngọc Khánh bước đầu giới thiệu sự tồn tại của Folklore và vị trí của nó trong nền văn hóa dân tộc. Sau khi chứng minh sự hiện hữu của Folklore ở Việt Nam, tác giả đi vào phân tích một số thành tố của Folklore như Folklore ngôn từ, Folklore tạo hình, Folklore biểu diễn... Đặc biệt, Vũ Ngọc Khánh đã xác định sự vận động Folklore qua những địa bàn không gian nhất định, tìm hiểu những sinh hoạt phong phú của nó, nhìn đúng diện mạo, sắc thái có khả năng phân biệt với những địa bàn khác, do những nguyên nhân nào đó tạo nên [61, tr. 251]. Điều này có tác dụng thiết thực, giúp cho việc nhận diện rõ sự phong phú đa dạng của toàn bộ Folklore Việt Nam, cũng như có cái nhìn về sắc thái địa phương để hiểu sâu hơn nữa tâm hồn dân tộc. Cuốn Hành trình vào thế giới Folklore Việt Nam của ông [63] góp phần làm rõ cái mà ta gọi là đậm đà bản sắc dân tộc. Dạo qua các “điểm” Folklore tiêu biểu (khu vực Hùng Vương, khu vực Thánh Tản, khu vực Hai Bà Trưng) [63, tr. 9-138] để thấy những dấu ấn cội nguồn dân tộc được biểu hiện tập trung, đặc sắc trên các hình thái văn hóa, Vũ Ngọc Khánh một lần nữa khẳng định sức sống mãnh liệt của Folklore Việt Nam. Từ đó, ông đi
  17. 13 vào nghiên cứu thế giới dân ca - diễn xướng, thế giới hội hè, thế giới tâm linh của người Việt như một cách bày tỏ niềm tự hào với những di sản văn hóa của dân tộc. Cuốn sách Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian Việt Nam của tác giả Đinh Gia Khánh [53] thường được coi là tài liệu gối đầu giường cho những ai nghiên cứu về Folklore Việt Nam. Trong cuốn sách này, tác giả đã đi hết một loạt các vấn đề thuộc phạm trù Folklore, đó là giải đáp Folklore là gì?, sự hình thành, phát triển của Folklore ở Việt Nam, các thành tố chủ yếu của Folklore, vai trò của Folklore Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới. Cuốn Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam của Đinh Gia Khánh [56] cung cấp một cách hệ thống những giá trị truyền thống và ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với sự phát triển của xã hội trong giai đoạn mới. Cuốn sách khẳng định văn hóa dân tộc và bản sắc dân tộc của văn hóa luôn trường tồn cùng lịch sử, giúp dân tộc ta trụ vững trước bao cuộc xâm lăng, bao biến thiên xã hội. Với những truyền thống tốt đẹp của mình, văn hóa dân gian đã đóng vai trò tích cực trong sự phát triển của xã hội Việt Nam, đồng thời, đang phát huy ảnh hưởng rộng lớn với toàn xã hội trên bước đường xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác giả Ngô Đức Thịnh trong cuốn Quan niệm về Folklore [95] đề cập đến các quan niệm, định nghĩa khác nhau về Folklore. Từ quan niệm về Folklore ở Anh, Mỹ, các nước Mỹ Latinh đến quan niệm về Folklore ở Pháp, Ý, Nga và một số nước Đông Âu; các quan niệm về Folklore của Mác, Ăngghen, Lênin, của các nhà lãnh tụ, các học giả và các nhà văn hóa Việt Nam... được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, súc tích. Qua đó, người đọc có được những kiến thức cơ bản về Folklore, như Folklore là gì, Folklore bao gồm những thành tố gì... [95, tr. 10] Công trình này góp phần giúp ích không nhỏ
  18. 14 cho giới nghiên cứu Folklore nói riêng, cho giới nghiên cứu khoa học xã hội nói chung. Cuốn sách Văn hóa dân gian - những lĩnh vực nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Xuân Kính, Lê Ngọc Canh và Ngô Đức Thịnh chủ biên [54] là cuốn sách tập hợp những bài viết về lịch sử Folklore, lý luận Folklore và phương pháp luận nghiên cứu Folklore. Điểm nổi bật của cuốn sách là xác định nét đặc thù cơ bản của Folklore là một nghệ thuật nguyên hợp, gồm nhiều thành tố gắn bó hữu cơ với nhau, từ đó xác định phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp tổng hợp [54, tr. 8]. Tác giả Lê Ngọc Canh với cuốn Văn hóa dân gian Việt Nam - những thành tố [7] đã giới thiệu công phu, đề cập khá tỉ mỉ về những thành tố Folklore Việt Nam. Công trình giới thiệu những vấn đề lý luận về thành tố văn hhoádân gian, khảo sát những đặc điểm môi trường của các thành tố này, cũng như khảo cứu cụ thể từng thành tố. Điểm đáng quý ở công trình này là qua việc khảo cứu các thành tố Folklore Việt Nam, tác giả đã cố gắng đưa ra những dẫn chứng, tư liệu quý của một số tộc người ở nước ta. Trong các công trình của các học giả nêu trên, người đọc có thể hiểu được những nét cơ bản về Folklore Việt Nam. Đó là những tri thức về khái niệm, đặc trưng, thể loại của Folklore, là những tri thức về nguồn gốc, bản chất của văn hóa dân gian Việt Nam. Qua đó, các tác giả cũng giúp chúng ta hiểu được văn hóa dân gian chính là cội nguồn, là bản sắc của văn hóa dân tộc. Văn hóa dân gian gắn với lịch sử lâu đời của dân tộc, là nguồn sản sinh và tiếp tục nuôi dưỡng văn hóa dân tộc. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về Folklore hay văn hóa dân gian cho chúng ta cái nhìn đa chiều về các thành tố hợp thành bản sắc văn hóa Việt. Tuy nhiên, các tác phẩm chủ yếu phân tích đặc trưng của loại hình văn hóa dân gian mà nó đề cập, hoặc là giá trị của văn hóa dân gian trong đời sống
  19. 15 xã hội đương đại, mà rất ít, thậm chí bỏ qua việc tìm hiểu nhân sinh quan người Việt thể hiện như thế nào qua văn hóa dân gian. Đó chính là nhiệm vụ của luận án này. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN SINH QUAN NGƯỜI VIỆT QUA LỄ HỘI DÂN GIAN VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN Trên thực tế, các công trình nghiên cứu về từng lĩnh vực, từng loại hình của Folklore vô cùng phong phú và đa dạng, bởi bản thân mỗi một loại hình văn hóa dân gian đã là một kho tri thức mà chúng ta chưa hiểu hết được. Do đó, để tổng thuật tất cả các công trình nghiên cứu về các loại hình văn hóa dân gian là một việc làm đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Trong giới hạn cho phép, chúng tôi chỉ đi vào những mảng vấn đề lớn, liên quan hoặc trực tiếp bàn đến nhân sinh quan người Việt qua một số loại hình của Folklore (trong khuôn khổ luận án, chúng tôi lựa chọn hai loại hình Folklore để khảo cứu là lễ hội dân gian và tín ngưỡng dân gian). 1.2.1. Nhóm công trình bàn về nhân sinh quan của người Việt qua lễ hội dân gian Tác giả Thuận Hải trong cuốn Bản sắc văn hóa lễ hội: văn hóa dân gian đặc sắc qua những lễ hội dân gian trong năm [31] đã khẳng định lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, tâm linh và đời thường…, là sinh hoạt có sức hút một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã hội. Không những thế, lễ hội là những sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng, mà thông qua đó, có thể hiểu được giá trị tinh thần và những triết lý sâu sắc của nền văn hóa của một quốc gia. Tiếp tục hành trình khai quật “lối cũ lề xưa” trong đời sống của người Việt Nam, trong cuốn Hội hè đình đám [4], học giả Toan Ánh nói về những niềm vui của một thời đơn sơ, những ý niệm tôn giáo lẫn những nỗi niềm khao khát gửi gắm, những nỗi sợ hãi và cả những sự ghi ơn,... Vừa mang tính
  20. 16 tâm linh trang nghiêm, vừa là chốn vui chơi trần tục, hội hè là sự phản chiếu thú vị và đa chiều nhất về văn hóa người Việt xưa. Cuốn Văn hóa lễ hội dân gian cộng đồng các dân tộc Việt Nam của tác giả Nguyễn Hải Yến [122] giúp người đọc nắm bắt một cách có hệ thống, toàn diện những nghi thức, nghi lễ và nội dung của các lễ hội, các hình thái tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Việt Nam. Qua đó, có thể thấy rõ vai trò quan trọng của lễ hội đối với đời sống tinh thần của cộng đồng, để từ đó biết trân trọng, kế thừa phát huy những cái hay, nét đẹp của chúng, góp phần xây dựng nền văn hóa các dân tộc Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Các nhà khoa học Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng trong cuốn Lễ hội dân gian trong đời sống xã hội hiện tại [58] nhấn mạnh đến những mặt tích cực và tiêu cực của sự phát triển trở lại của các lễ hội dân gian. Các tác giả nêu ra một số quan điểm đang phổ biến khi đánh giá về sự phát triển trở lại của lễ hội gồm: 1/Những ý kiến không tán thành với sự phát triển trở lại này vì cho rằng việc ấy gây nên lãng phí tiền của, thời gian; 2/Những ý kiến cho rằng sự phát triển của lễ hội gây ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội do nó liên quan đến các hiện tượng mê tín dị đoan; 3/Một số nhà nghiên cứu phê phán sự pha tạp giữa các yếu tố truyền thống và các yếu tố hiện đại, coi đây là những sự lai căng, cần phải loại bỏ [58, tr. 27-28]. Qua đó, các tác giả khẳng định phải gìn giữ, phát huy những giá trị tích cực của lễ hội dân gian cũng như phải gạn lọc, loại bỏ những phản giá trị nảy sinh từ hoạt động lễ hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tác giả Ngô Đức Thịnh trong bài viết “Những giá trị của lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội hiện nay” [97] khẳng định việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống văn hóa, chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, quê hương, tri ân và tôn vinh những người có công khai phá dựng thôn, xóm, bản, mường, các vị tổ nghề… Lễ hội chính là bảo tàng sống về sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân qua mỗi giai đoạn lịch sử. Thông qua việc tổ chức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2